Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

HOÀNG SA ĐẤT NƯỚC TA ƠI!

Khoai@: Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài thơ của Bùi Khắc Phúc. Tác giả gửi đến Hộp thư của Tre Làng từ lâu, nhưng do bận công việc nên hôm nay mới vào đọc và giới thiệu với các bạn.

---------------------------------

Thuở xa lắc mẹ sinh con ra
Trong nhọc nhằn đớn đau khổ ải
Cửu Long xanh, sông Hồng đỏ ối -
Sữa trong lành nuôi dưỡng đời con.

Con lớn khôn con thành tráng sĩ;
Con ra canh biển lớn quê nhà;
Không xa ngái lòng con luôn có mẹ;
Tuy rất gần lòng mẹ dõi theo con.

Bốn ngàn năm đằng đẵng cuộc vuông tròn
Trăm bão táp, ngàn đạn bom máu lửa
Có mẹ có con và còn có nữa
Triệu cha ông đau đáu Lạc Hồng.

Tiếng Bác Hồ vang vọng khắp non sông
Ngọn cờ Đảng tung hoành ngang dọc
Quét sạch hết lầm than khó nhọc
Con lại về bên mẹ yêu thương.

Hoàng Sa đó - nước Việt Nam ta đó,
Có bao giờ Con rời Mẹ đâu em.

Viết trong một đêm (07/5/2014) không ngủ được vì căm phẫn trước việc Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp Quốc tế và luật nhân phẩm con người (vào lúc 16 giờ ngày 02/5/2014, tầu Trung Quốc có máy bay yểm trợ đã ngang ngược hạ đặt giàn khoan dầu khổng lồ Hai Yang Shi You 981 - Việt Nam gọi là HD 981 - trong hải phận nước ta tại tọa độ 15 độ 29’58’’ vĩ Bắc -111 độ 12’ 06’’ kinh Đông, thuộc khu vực phía Nam quần đảo Hoàng Sa của nước ta. Man rợ hơn khi chúng nổ súng bắn liên hồi, dùng vòi rồng công suất lớn phun nước, lao thẳng tầu vào tầu cảnh sát biển, tầu kiểm ngư và tầu đánh cá của ta; làm tầu ta hư hỏng nặng; làm cán bộ, chiến sĩ và ngư dân ta bị thương).

Bùi Khắc Phúc

Thôn Thanh Minh - xã Tân Dân - huyện Tĩnh Gia - tỉnh Thanh Hóa.
GV Trường PTDT Bán trú THCS Nguyễn Bá Ngọc - Phú Thiện - Gia Lai.

ĐT : 01632 038 647

23 nhận xét:

  1. Phải công nhận là bài thơ Hoàng sa đất nước ta ơi của nhà thơ Bùi Khắc Phúc rất hay, mình đã nghe người ta khen bài thơ này rất nhiều trong thời gian qua, nay mình vào mạng thấy bài này được đăng ở nhiều báo quá, cả báo in bằng giấy nữa. Mình đọc nhiều thơ về Hoàng Sa nhưng bài này có gì đó vượt trội nhiều bài khác về mọi mặt, mình thấy có nhiều người còn đề nghị bộ giáo dục đưa bài thơ này vào sách giáo khoa để học sinh học nữa. mình cũng đồng ý với ý kiến số đông

    Trả lờiXóa
  2. Một bài thơ ngắn gọn, súc tích, giàu nhạc tính nhạc điệu, có ý tứ chặt chẽ thâm thúy, câu từ gọn gẽ, lời thơ chân thành có sức lay động lòng người, có giá trị khẳng định chủ quyền biển đảo một cách mãnh liệt, cái nhìn về mối quan hệ giữa Hoàng Sa và Đất mẹ khác lạ mà gần gũi... Bài thơ xứng đáng được mọi người ủng hộ và đề nghị các cấp các ngành mà chủ chốt là bộ giáo dục xem xét đưa vào sách giáo khoa để dạy học. Bài này không được vào SGK thì phí quá

    Trả lờiXóa
  3. Phải công nhận là bài thơ Hoàng sa đất nước ta ơi của nhà thơ Bùi Khắc Phúc rất hay, mình đã nghe người ta khen bài thơ này rất nhiều trong thời gian qua, nay mình vào mạng thấy bài này được đăng ở nhiều báo quá, cả báo in bằng giấy nữa. Mình đọc nhiều thơ về Hoàng Sa nhưng bài này có gì đó vượt trội nhiều bài khác về mọi mặt, mình thấy có nhiều người còn đề nghị bộ giáo dục đưa bài thơ này vào sách giáo khoa để học sinh học nữa. mình cũng đồng ý với ý kiến số đông

    Trả lờiXóa
  4. Tôi đọc thơ của anh Phúc từ khi anh còn là sinh viên ĐHSP, còn tôi hồi đó mới chỉ là một cô bé cấp 3. Hồi đó tôi (có thể có nhiều người nữa) mê thơ anh lắm (thú thật đôi lúc tôi cũng trộm nhớ nhà thơ!). Thơ anh không phải là thơ tình (có lẽ anh đôi lúc cũng viết thơ tình) yêu đôi lứa mà là thứ tình yêu quê hương đất nước chân thành nhưng không kém phần lãng mạn. Tôi học báo chí nên hay đọc báo. Phải một thời gian mấy năm tôi không thấy anh đăng thơ trên các báo, thế là không được tiếp tục đọc thơ anh. Một lần vào mạng thử gõ Bùi Khắc Phúc thì tha hồ đọc. Anh còn viết cả truyện ngắn và nghiên cứu nữa (tôi đã đọc bài viết của anh trong sách do NXB Giáo dục in). Truyện của anh gai góc lắm với lời lẽ sắc nhọn, nhưng anh viết thế cũng có phần không sai, bởi đã là “xã hội” thì phải thế. Kệ, tôi không quan tâm. Tôi có dịp đọc bài thơ Hoàng Sa đất nước ta ơi của anh trên Tuần báo Văn nghệ TPHCM, lại vào mạng gõ thì cũng thấy đăng ở trên mạng. Quả thật bài thơ gây cho tôi bất ngờ lớn. Không phải vì những lời khen ngợi mà mọi người ưu ái dành cho Phúc và bài thơ, mà là tôi thấy ở thơ anh vẫn vẹn nguyên sự trong sáng thánh thiện đối với quê hương đất nước (nếu ai đó đã từng đọc thơ anh hơn 10 năm về trước sẽ thấy điều này). Chúc anh mạnh khỏe và công tác tốt, tiếp tục sáng tác. Nếu là người có quyền quyết định, tôi sẽ đặt bút phê duyệt bài thơ trên của anh vào SGK không chút do dự vì mặc dù anh không phải là nhà thơ lớn nhưng bài thơ trên của anh là “một viên ngọc” không hề nhỏ.
    Bạn đọc đã lâu.

    Trả lờiXóa
  5. địt con mẹ bọn chung quốc bố náo đánh bỏ mẹ chúng ló đi. cho ló mấy chái bom nguyên tử cho ló ăn cám. anh phúc ơi anh cho chúng ló mấy bài thơ như tát vào mặt chúng ló dạy chúng ló vài bài học về đạo ní

    Trả lờiXóa
  6. Mình là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn ở bậc THCS, trong chương trình Ngữ văn bậc này có một số tiết dành cho Ngữ văn địa phương. Mỗi địa phương tùy tình hình văn học của mình mà đưa vào Tài liệu giáo dục địa phương một số tác giả tác phẩm của tỉnh mình. Bên cạnh những tác giả xứng đáng và những tác phẩm có giá trị thì người ta còn đưa vào những tác giả không xứng đáng, những tác phẩm không giá trị hoặc quá tầm thường, nhưng những tác giả “nửa mùa” này lại giữ những chức vụ quan trọng trong tỉnh, buộc người ta phải “vẽ rắn thêm chân” tác phẩm để nựng nọt tác giả. Bài thơ này của anh Phúc mới sáng tác nên chưa thể đưa vào SGK hay Tài liệu giáo dục địa phương được nhưng sắp tới nếu thay SGK mà bài này không được đưa vào thì tỉnh Gia Lai (nơi thầy Phúc dạy hoc) và Thanh Hóa (quê hương anh Phúc) nên cân nhắc và đưa bài này vào. Nếu hai địa phương nói trên không đưa bài thơ này vào Tài liệu GD địa phương của tỉnh mình thì thật không công bằng, sẽ là sai lầm khi vô tình bỏ sót một bài thơ hay có giá trị lớn về nhiều mặt…

    Trả lờiXóa
  7. Bài này có chỗ còn hơi non (khổ thơ thứ tư còn mang tính tuyên truyền). Nhưng không sao, có tài đến mấy cũng không thể viết khác đi được, vì phải viết như thế trong một hoàn cảnh như thế. Thơ về tổ quôc quê hương đât nước và vân mệnh dân tộc mà có tính chất tuyên truyền là tốt chứ! Nếu so bài này với một số bài trong SGK hiện nay về đề tài tình yêu quê hương đất nước và tự tôn dân tộc thì đúng là “kẻ năm lạng người nửa cân”

    Trả lờiXóa
  8. Một bài văn đưa vào SGK phải hội tụ đủ một số tiêu chuẩn nhất định, mình thấy bài thơ này xưng đáng được đưa vô vì nó dễ hiểu, gần gũi, có giá trị khẳng định chủ quyền biển đảo mạnh mẽ và giáo dục lòng yêu quê hương đat nước cho nhiều thế hệ, nhiều đối tượng khác nhau. Ý thơ tứ thơ độc đáo, lời thơ giản dị mà không giản đơn, tình thơ chân thành tha thiết, lý và tình hòa hợp, lời thơ và ý thơ tứ thơ sâu sắc, độc đáo. Mình giơ hai tay hai chân ủng hộ

    Trả lờiXóa
  9. Đọc đã lâu nay đọc lại càng thấy hay. Nếu chọn một “bản tuyên ngôn” để khẳng định đảo Hoang Sa là của việt nam ta thì tớ chọn bài thơ “hoàng Sa đất nước ta ơi” của nhà thơ Bùi Khăc Phúc vì khó có bản nào tốt hơn bài thơ này

    Trả lờiXóa
  10. giới cầm quyên trung quốc họ đưa lãnh thô việt nam và biển đông vào sách giáo khoa của họ để bịp bợm nhân dân trung quốc, từng bước làm cho nhân dân trung quốc tưởng rằng lãnh thổ việt nam là một quận huyện của họ và biên dông là bien của họ tại sao một bài thơ rất hay như vầy lại khong đưa vao sách giáo khoa của mình để giáo dục cháu con về chủ quyền. Ai cũng nói ủng hộ đưa bài thơ này vào sách sao khong viiet thư gửi bộ trưởng giáo dục đưa bài thơ này vào sách để dạy học nếu không ai viết tôi viết gửi bộ trưởng

    Trả lờiXóa
  11. Người viết trẻ ngày nay ngoài một số gây được sự chú ý của người đọc bằng tài năng thực thụ hoặc cách nào đó thì phần lớn họ sáng tác theo lối “ăn xổi”. Nghĩa là cố tình làm xiếc ngôn từ để truyền tải vài thứ tình cảm và tư tưởng cá nhân vụn vặt, thiếu những tư tưởng và tình cảm mang tính “đại chúng”, rồi là viết nhiều chau chuốt câu từ cho đăng họac in ấn tràn lan nhằm gây tiếng vang. Loại tác phẩm này thiếu chiều sâu cảm xúc và tầm vóc tư tưởng, có thể sáng tác bất cứ lúc nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đọc loại này có khi phải đau óc mà suy nghĩ có khi chẳng thấy gì ngoài chữ là chữ, nó nhạt thếch vô bổ. Thơ kiểu này thấy ai ai cũng gióng nhau. Đưa một bài thơ không ghi tên tác giả cho một người đoc xong hỏi là của ai, người ta nói của cô A cũng đúng, nói cua anh B cũng chẳng sai. Thơ Phúc không vậy, đọc thơ và văn của anh ta thấy chất “đại chúng” ngồn ngộn. có lần gửi imail hỏi anh có thường xuyên làm thơ, anh nói chỉ khi nào anh thấy trăn trở về điều gì đó và xúc cảm đạt độ đằm nhất định anh mới làm thơ viết van. Anh tâm sự, viết ra một tác phẩm thì tác phẩm đó phải được người đọc có nhu cầu “lưu trữ”. Anh viết không nhiều nhưng bài nào đọc cũng được, mỗi bài là một món khác nhau trên bàn tiệc văn chương, tác phẩm của anh khó lẫn với người khác. Như bài này có thể để đời. Tuyệt vời

    Trả lờiXóa
  12. HOÀNG SA ĐẤT NƯỚC TA ƠI! - MỘT BÀI THƠ HAY,
    GIẢN DỊ, SÂU SẮC VÀ ĐỘC ĐÁO
    (Nhân đọc bài thơ Hoàng Sa đất nước ta ơi! của nhà thơ, nhà giáo Bùi Khắc Phúc)

    Tôi là một giáo viên dạy Ngữ văn và yêu thích văn chương nên thường xuyên đọc các báo, tạp chí văn nghệ. Nếu mua được báo in là rất tuyệt còn không thì phải đọc trên các trang mạng. Trong ngàn vạn các nhà thơ nhà văn và tác giả có tác phẩm đăng tải trên các ấn phẩm văn nghệ, tôi có cảm tình đặc biệt với một nhà thơ có tên (hoặc bút danh) là Bùi Khắc Phúc. Tôi chú ý đến vị này một phần bởi anh là một nhà giáo như tôi, hiện anh công tác tại Gia Lai, phần lớn là bởi những tác phẩm của anh có một cái gì đó rất đặc biệt khiến tôi lưu tâm. Điều đặc biệt đầu tiên tôi muốn nói đến là tác phẩm của anh thỉnh thoảng mới xuất hiện, chứ không “ồ ạt” như nhiều nhà thơ nhà văn khác; cái đặc biệt thứ hai là bài nào của anh xuất hiện tôi đều cảm thấy “thích đọc” và “có nhu cầu lưu trữ” (ghi chép, đọc thuộc). Thơ anh nhiều bài có “tứ” rất đặc biệt, nó vừa lạ vừa quen, có những bài thì “tứ thơ” có thể là “lạ 100%”, ví như bài thơ Em ơi còn đất không em chẳng hạn. Thơ anh ngắn gọn, súc tích, tình cảm chân thành thắm thiết, câu từ giản dị gần gũi nhưng không hề giản đơn, ý tứ mới lạ, đặc sắc…

    Trả lờiXóa
  13. Truyện của anh bám sát cuộc sống, lời lẽ sắc bén, đôi khi thái độ lạnh lùng khách quan nhưng ẩn chứa bên trong là một tâm trạng chứa chan tình đời, tình người. Cũng giống như thơ, truyện của anh ngắn gọn, súc tích, đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau của cuộc sống. Có những truyện chỉ vỏn vẹn một trang giấy nhưng đề cập đến hàng loạt vấn đề nhức nhối của xã hội kim tiền rồi kết thúc bất ngờ đầy tính nhân văn sâu sắc… Anh viết cả phê bình, nghiên cứu, lý luận văn học nữa. Đã có lần tôi được đọc bài của anh in trong sách của Nhà Xuất bản Giáo dục. Phê bình của anh đôi khi hài hước nhưng luôn mang tính hàn lâm rõ nét với giọng điệu sắc sảo, kiến thức uyên bác và cái nhìn khác lạ; nó lại được pha chút “thơ” thành thử phê bình của anh mang màu sắc “hàn lâm lãng mạn”. Để tổng kết và trao giải Cuộc thi Viết về Văn học Cách mạng Việt Nam, trong bài viết Thắp sáng tâm hồn, thắp sáng tài năng đăng trên Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ số 01 (115) năm 2006, PGS.TS Lã Nhâm Thìn (Trưởng Khoa Ngữ văn ĐHSP Hà Nội I - Trưởng Ban Tổ chức - Trưởng Ban chấm chung khảo) đã nhận xét về phê bình nghiên cứu văn học của Bùi Khắc Phúc thế này : “Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu) thêm lấp lánh màu ngũ sắc khi khúc xạ qua lăng kính lãng mạn của người nghiên cứu…” và “Đã có thêm một cảm nhận về Mảnh trăng cuối rừng với cái nhìn khác lạ…”

    Trả lờiXóa
  14. Mới đây tôi có dịp đọc bài thơ Hoàng Sa đất nước ta ơi! của anh. Lại thêm một đứa con tinh thần nữa của anh mà tôi được đọc. Bài thơ đăng trên các báo, tạp chí, Website văn học nghệ thuật ở trong - ngoài nước và được nhiều người yêu thích. Tôi thấy có nhiều người còn ủng hộ việc đề nghị Bộ Giáo dục đưa bài thơ này vào Sách Giáo khoa. Theo quan điểm của tôi thì một bài thơ để đưa vào SGK phải có giá trị lâu bền về nhiều mặt, có giá trị giáo dục cao, đặc biệt là khả năng giáo dục về tình yêu quê hương đất nước và con người, có giá trị nhân đạo sâu sắc, phải ngắn gọn súc tích mà trọn vẹn, phải gần gũi giản dị dễ hiểu, ý tứ độc đáo, tình cảm thiết tha chân thành và đằm thắm. Bài thơ này xứng đáng được đưa vào SGK bởi những nhẽ trên. Mặt khác, người Trung Quốc bấy nay họ theo đuổi dã tâm “gieo rắc vào tư tưởng của tương lai những ảo tưởng tanh tưởi, phi nghĩa” khi họ đưa lãnh thổ Việt Nam và Hoàng Sa của Việt Nam vào sách vở của họ, thì việc ta đưa Hoàng Sa đất nước ta ơi! của Bùi Khắc Phúc nói riêng, thơ ca nhạc họa về Hoàng Sa của văn nghệ sĩ ta nói chung vào SGK là việc làm cấp thiết. Làm được vậy thì không những dân ta mà năm châu bốn biển đều thấy rằng : Hoàng Sa - đứa con yêu của mẹ Việt đang bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép là một hành động trái ngược với lương tri của loài người và tâm nguyện của Thiên - Địa (trời, đất)!

    Trả lờiXóa
  15. Tôi viết bài phê bình này vì yêu mến một con người có tấm lòng và tài năng, một phần không nhỏ là vì một bài thơ hay có giá trị lớn về văn học và chính trị và, tất cả vì Hoàng Sa thân yêu.
    Thơ viết về Hoàng Sa dĩ nhiên là không thể ít. Nhưng không phải tất cả đều có được cái “tứ thơ” và cái nhìn như tác giả Hoàng Sa đất nước ta ơi!. Ấn tượng về bài thơ đầu tiên đối với tôi là ở cái tên. Đó là một tiếng gọi thiết tha, chân thành và trìu mến. Đó như là một khởi đầu của lời tâm sự, giãi bày. Đọc cái tựa đề bài thơ, tôi chợt nhớ đến những tiếng trẻ thơ nũng nịu gọi mẹ “Mẹ ơi!”. Và, sau tiếng gọi là những giãi bày lòng mình : “Mẹ ơi! Con…”, “Mẹ ơi…Mẹ à…”…
    Chỉ mới đọc tiêu đề bài thơ thôi ta đã thấy chất chứa tâm tình. Tình thơ đã nở hoa ngay từ cái tên. Tài thật! Cánh cửa đã hé mở để người đọc bước vào thế giới của xúc cảm thiêng liêng lung linh huyền ảo. Mới cái tên thôi mà đã “neo” được vào lòng người. Đó là chân lý trường cửu của sáng tạo thi ca.

    Trả lờiXóa
  16. Ta hãy nghe nhà thơ giãi bày tâm sự sau tiếng gọi thiết tha “Hoàng Sa đất nước ta ơi!” :
    Thuở xa lắc mẹ sinh con ra
    Trong nhọc nhằn đớn đau khổ ải
    Cửu Long xanh, sông Hồng đỏ ối
    Sữa trong lành nuôi dưỡng đời con.
    Lại một bất ngờ thứ hai : tôi chưa được đọc hết những bài thơ về Hoàng Sa, cả những bài hát nữa. Nhưng cũng không phải là ít. Bấy lâu nay ta quan niệm Hoàng Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Và vì thế, khoa học thì không nói làm gì, nhưng nghệ thuật có thể cũng chỉ có cái nhìn Hoàng Sa như là một bộ phận cấu thành cái chỉnh thể Việt Nam. Đó là điều hiển nhiên đã ghi trong “sách trời”. Điều đặc biệt thứ hai của bài thơ, tôi muốn nói ở đây chính là cái nhìn của tác giả. Không phải Phúc không biết những nhẽ trên, nhưng anh lại nhìn thấy cái mà không phải ai cũng dễ dàng thấy được, anh nghĩ cái không phải ai cũng nghĩ được. Tôi khẳng định rằng, anh nói một cách ẩn dụ đất liền Việt Nam là “Mẹ” và quần đảo Hoàng Sa là “Con” là một điều thú lắm, vì rất mới lạ, táo bạo và sáng tạo. Cái mà tôi và có lẽ là nhiều người chưa bao giờ thấy?
    Mở đầu bài thơ anh hạ ngay một sự thật và chân lý sáng ngời : “Thuở xa lắc mẹ sinh con ra”. Rõ là, thời gian ở đây là thời gian có tính chất phím chỉ. Xa lắc xa lư rồi. Lâu lắm rồi. Có thể là lâu hơn rất nhiều như thời gian trong các tài liệu khoa học nói về lịch sử của Hoàng Sa (ở đây chỉ là tương đối - tôi không có ý so sánh).

    Trả lờiXóa
  17. Lại một điều bất ngờ thứ ba ùa đến. Đứa con rứt ruột sinh ra trong nhọc nhằn đớn đau khổ ải lại được nuôi nấng và giáo dưỡng bằng dòng sữa Cửu Long xanh mát cùng dòng sông Hồng đỏ ối! Táo bạo thật. Sáng tạo thật. Một sự sáng tạo táo bạo nhưng rất phù hợp (xin các nhà địa lý học, địa chất học đừng hiểu nhầm).
    Khi ta đọc đến:
    Con lớn khôn con thành tráng sĩ;
    Con ra canh biển lớn quê nhà;
    Không xa ngái lòng con luôn có mẹ;
    Tuy rất gần lòng mẹ mãi bên con.
    thì sự bất ngờ càng ngày càng lớn dần. Cái câu “Con ra canh biển lớn quê nhà” quả thật “tầm cỡ” quá đi mất! Tôi quả quyết rằng, thơ ca nhạc họa cổ kim đông tây về Hoàng Sa chưa thấy ai quan niệm như thế. Hoàng Sa sừng sững hiên ngang giữa trùng khơi kia qua con mắt nhà thơ như một người con vừa rời ngực ấm của mẹ Việt ra canh giữ biển trời quê hương. Ấy thế mà, hai trái tim, hai tấm lòng vẫn mãi bên nhau, không một sức mạnh nào cản nổi : “Không xa ngái lòng con luôn có mẹ; / Tuy rất gần lòng mẹ mãi bên con.”.

    Trả lờiXóa
  18. Bất ngờ lại nối tiếp bất ngờ, khi :
    Bốn ngàn năm đằng đẵng cuộc vuông tròn
    Trăm bão táp, ngàn đạn bom máu lửa
    Có mẹ có con và còn có nữa
    Triệu cha ông đau đáu Lạc Hồng.
    Trong mối quan hệ với đất liền, nhà thơ không nhìn Hoàng Sa một cách hàn lâm như biết bao tài liệu khoa học khác khi khẳng định chủ quyền khai thác Hoàng Sa của ta là không ai phủ nhận được (các vua Lê, chúa Nguyễn cho người ra khai thác và bảo vệ Hoàng Sa…). Không phải nhà thơ không biết điều này nhưng anh có một chiều sâu tư tưởng. Dưới con mắt và trái tim tác giả, Hoàng Sa đã gắn bó cùng Đất Mẹ tự thuở khai thiên lập địa mà tác giả gọi là “thuở xa lắc” kia. Bốn ngàn năm đau thương và hào hùng của người mẹ Việt luôn có đứa con yêu Hoàng Sa sát cánh cùng “triệu cha ông” một nỗi lòng mãnh liệt và dai dẳng (“đau đáu”) hướng về nguồn cội “Lạc Hồng”. Thật xúc động biết bao! Ngọn nguồn của thi ca đích thực chính là ở đó.

    Trả lờiXóa
  19. Mỗi khổ thơ là một câu chuyện lý thú. Nếu khổ đầu nói về quá trình sinh thành giáo dưỡng của mẹ Việt dành cho “đứa con yêu” Hoàng Sa; khổ thứ hai nói về quá trình trưởng thành của “đứa con yêu”, trách nhiệm của Con đối với quê hương và mẹ Việt; khổ ba nói về sự gắn bó cảm động giữa Mẹ - Con - Cha ông trong trường lưu lịch sử thì khổ thứ tư là sự tổng kết hiện tại với hơi thở có dáng dấp của hào khí Đông A ngút trời:
    Tiếng Bác Hồ vang vọng khắp non sông
    Ngọn cờ Đảng tung hoành ngang dọc
    Quét sạch hết lầm than khó nhọc
    Con lại về bên mẹ yêu thương.
    Tôi đọc trên mạng thấy có người chê hai câu “Tiếng Bác Hồ vang vọng khắp non sông / Ngọn cờ Đảng tung hoành ngang dọc” nghe quen quen!?! Thì là vậy nhưng nhằm nhò gì. Giá trị một bài thơ đâu chỉ nằm ở một hai câu hay một vài từ ngữ (cũng có trường hợp vì thế mà giảm giá trị tác phẩm. Bài thơ này không vậy). Cái “lung linh” của bài thơ toát lên từ tất cả. Tự nó “sáng” đấy! Căn ke mà nói, Phúc chứ tài bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng vậy mà thôi, bởi vì : tiếng Bác Hồ không vang vọng khắp non sông thì vang vọng ở đâu? Không phải tiếng Bác Hồ vang vọng khắp non sông thì tiếng của ai có thể vang vọng khắp non sông? Ngọn cờ Đảng không tung hoành ngang dọc sao được? Cái gì có thể thay ngọn cờ Đảng tung hoành ngang dọc?... Vả lại, để có thể có được sức mạnh vô song để “quét sạch hết…” thì phải có những hành động phi thường (“tung hoành ngang dọc”). Không là Đảng thì liệu có làm nổi không!? Vậy những câu trả lời cho những câu hỏi trên liệu có thể không cảm thấy “quen quen” được không!? Đó là chưa kể “tung hoành ngang dọc” là một thành ngữ. Thành ngữ thì ắt phải “lạ” sao?? Hơn nữa, trong thời buổi “nhà thơ như nấm sau mưa, thơ văn như lá mùa xuân” thì việc có câu nghe hơi quen quen thì có gì mà phải vặn vẹo vụn vặt (dĩ nhiên không chấp nhận việc sao chép. Một người làm thơ không vì “danh” như Phúc lẽ nào đang tâm làm thế (tôi đoán thế vì thấy anh kỹ lưỡng trong việc công bố tác phẩm)! Đó là sự phỉ nhổ kinh tởm đối với người làm nghệ thuật. Đó là tự sỉ vả lăng nhục bản thân. Anh dại gì làm thế và chưa bao giờ làm thế. Tôi đọc nhiều thơ anh, tôi biết.).

    Trả lờiXóa
  20. Nếu là người mới bắt đầu tọc mạch viết lách và non tay thì bài thơ như thế đã kết. Như vậy cũng là được lắm rồi. Nhưng với kinh nghiệm và tố chất của người cầm bút đã tạm gọi là “chắc tay” nên Phúc “chốt” :
    Hoàng Sa đó - nước Việt Nam ta đó,
    Có bao giờ Con rời Mẹ được đâu!.
    Lại một bất ngờ lớn nữa khi ta nghe vị chủ tọa “đập búa” kết luận một cách sáng suốt và đanh thép : “Hoàng Sa đó - nước Việt Nam ta đó”. Anh nhắc lại “sách trời” thật hào sảng.
    Tiếp lời khẳng định trong “sách trời”, thi sĩ “bồi” thêm một chân lý vĩnh cửu “bất khả dịch” (không thể chuyển) : “Có bao giờ Con rời Mẹ được đâu!”. Vậy thì người Trung Quốc cũng đến “muối mặt” khi trơ trẽn giành giật Hoàng Sa từ tay nước Việt ta!
    Bài thơ khép mà lại mở. Phần thắng luôn thuộc về chính nghĩa và tình người. Nghĩa là thuộc về Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Vậy mà tôi vẫn chưa hết bất ngờ. Bài thơ chồng chất bất ngờ trong tôi. Hãy đọc những dòng sau ở phần hoàn cảnh sáng tác bài thơ : “Viết trong một đêm (07/5/2014) không ngủ được vì căm phẫn trước việc Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp Quốc tế và luật nhân phẩm con người (vào lúc 16 giờ ngày 02/5/2014, tầu Trung Quốc có máy bay yểm trợ đã ngang ngược hạ đặt giàn khoan dầu khổng lồ Hai Yang Shi You 981 - Việt Nam gọi là HD 981 - trong hải phận nước ta tại tọa độ 15 độ 29’58’’ vĩ Bắc -111 độ 12’ 06’’ kinh Đông, thuộc khu vực phía Nam quần đảo Hoàng Sa của nước ta. Man rợ hơn khi chúng nổ súng bắn liên hồi, dùng vòi rồng công suất lớn phun nước, lao thẳng tầu vào tầu cảnh sát biển, tầu kiểm ngư và tầu đánh cá của ta; làm tầu ta hư hỏng nặng; làm cán bộ, chiến sĩ và ngư dân ta bị thương).”

    Trả lờiXóa
  21. Không ngủ được vì căm phẫn ác quỷ mà làm thơ. Hẳn nhà thơ phải quằn quại lắm trước nỗi đau thời đại. Chắc trong sự kiện giặc Tàu hạ giàn khoan trái phép, Phúc là một trong những người “đau nhất Việt Nam” (anh viết liền một chùm ba bài mà bài nào cũng hay, xúc cảm dâng tràn, lời thơ giản dị sâu sắc và ý tứ độc đáo. Ngoài Hoàng Sa đất nước ta ơi! còn có Kính gửi ngài Tập Cận Bình và Nếu chúng ta không bắt tay nhau). Có thể anh đã thức trắng đêm vì hai tiếng “Tổ quốc” thân thương. Bất ngờ ở chỗ, bài thơ sáng tác trong tâm trạng đớn đau căm phẫn mà lời thơ lại nhẹ nhàng trầm ấm, trong sáng đến lạ lùng. Nếu căm phẫn thì rất dễ “nổi đóa”, nhưng không, vì anh đang làm cái việc của một vị chủ tọa trong một phiên tòa lương tâm và công lý. Anh phải rất tỉnh táo và sáng suốt trong tâm trạng đớn đau để phán quyết một cách công bằng. Và anh đã phán xét rất công bằng.
    Tất thảy những thứ cần thiết và tinh túy của đất và người Việt Nam được hé mở và gói ghém khéo léo trong một tuyệt phẩm (tác phẩm tuyệt vời) : quá trình hình thành và phát triển của Hoàng Sa, mối quan hệ máu thịt giữa Hoàng Sa và Đất Mẹ, sự đằng đẵng của lịch sử dân tộc, quá khứ đau thương mà hào hùng của nhân dân, ánh hào quang của Lãnh tụ, sức mạnh vô song của Đảng, sự thảm bại của kẻ thù bỉ ổi, sự tất thắng của chân lý vĩnh cửu và lương tri con người (Hoàng Sa đó - nước Việt Nam ta đó, / Có bao giờ Con rời Mẹ được đâu!.)…
    Bài thơ thực sự đã tổng kết cho lịch sử Hoàng Sa, đồng thời nó cũng góp phần cùng thơ ca dân tộc tổng kết lịch sử đất nước.

    Trả lờiXóa
  22. Thơ viết về Hoàng Sa không phải là ít, nhưng ngoài cái mà tất cả những bài thơ viết về Hoàng Sa đều có đó là xúc cảm mãnh liệt chân thành, tình thơ dạt dào thì Hoàng Sa đất nước ta ơi có thể còn trội hơn những bài khác ở chỗ : rất ngắn gọn súc tích nhưng rất đầy đủ; nó là sự “trọn vẹn cho Hoàng Sa” và góp phần làm “trọn vẹn dân tộc”; cái nhìn khác lạ, tưởng chừng rất quen mà “chưa gặp bao giờ”; lời thơ gần gũi, giản dị mà sâu sắc; tứ thơ, ý thơ độc đáo… Theo tôi, đây là bài thơ hay nhất viết về Hoàng Sa cho đến thời điểm này, còn trong tương lai thì chưa biết thế nào, nhưng không phải dễ dàng để có được bài thơ hay hơn bài này khi viết về Hoàng Sa, bởi bài thơ như một viên ngọc để lại cho đời sau vậy. Suốt đời cặm cụi làm thơ có khi không thành “một đời thơ” nhưng chỉ với một bài thế này thôi cũng đủ để làm nên “một đời thơ”. Đó là sự chông gai nhưng đầy vinh quang của sáng tạo nghệ thuật. Nếu không có tài năng thì liệu có được như vậy hay không?! Với tư cách cá nhân, tôi chúc mừng tác giả với “nghề giáo” mà “nghiệp văn”.
    Tôi yêu thơ Phúc nên đọc thơ anh tương đối hòm hòm. Nói về giọng điệu thơ Phúc, tôi xin nói chỉ một câu thôi : rất thực tế nhưng rất lãng mạn. Đó là một phong cách.

    Trả lờiXóa
  23. Giá trị của văn chương đích thực là vô bờ bến. Chúng ta có tìm kiếm bao nhiêu vẫn không thể cạn. Tất cả những điều trong bài viết này mới chỉ là một phần trong kho giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, phần còn lại xin dành để các bạn yêu thơ văn khám phá. Nhưng xin tâm sự là thú vị lắm đấy! Còn giờ, xin mượn lời của hai trong số hàng trăm nhận xét về bài thơ Hoàng Sa đất nước ta ơi trên mạng để kết thúc bài viết này : “Không cần dài dòng rắc rối, ngắn gọn súc tích mà đầy đủ, có tính khái quát cao, không cần chửi này bới nọ, cũng không làm xiếc ngôn từ, chỉ có trái tim chân thành và lý trí sáng suốt, trong một đêm khuya, anh Phúc đã viết nên một “bản tuyên ngôn chủ quyền” cho Hoàng Sa.” (Minh Lương Văn) và “Nhẹ nhàng mà thấm thía, bài thơ như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc và dừng lại ở những cảm xúc trào dâng về Hoàng Sa thân yêu. Ý thơ, tình thơ đều đủ nặng để chinh phục trái tim người đọc. Chúc mừng tác giả trẻ Bùi Khắc Phúc. Mong được đọc nhiều sáng tác mới nữa của anh” (Duong Van Muu Duong)./.



    Đặng Văn Thơi
    Giáo viên trường THCS Yên Hòa - Yên Mĩ - Hưng Yên
    Hòm thư điện tử : dangthoi84@gmail.com

    Trả lờiXóa