Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

ĐÁNG NỂ THẬT: SỰ TÔN NGHIÊM THIÊNG LIÊNG

(GDVN) - Bài văn mang tên "Sự tôn nghiêm thiêng liêng" của thí sinh tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã đạt điểm tối đa và được coi là một bài văn mẫu để tham khảo.


Đề bài:

Đọc đoạn văn sau đây, làm bài theo yêu cầu.

Có một người xây dựng cơ nghiệp bằng hai bàn tay trắng, rồi trở nên giàu có. Ông đối xử hào hiệp với mọi người, nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện.

Một hôm, ông tìm hiểu ba gia đình nghèo, cuộc sống rất khó qua ngày. Ông cảm thông cho hoàn cảnh của mấy gia đình này, quyết định quyên góp cho họ.

Một gia đình hết sức cảm kích, vui vẻ đón lấy sự giúp đỡ của ông.

Một gia đình thì vừa do dự vừa tiếp nhận, nhưng hứa là nhất định sẽ hoàn trả lại.

Một gia đình cảm ơn lòng hảo tâm của ông, nhưng lại cho rằng đây chỉ là một hình thức bố thí, nên đã từ chối.

Yêu cầu bài làm:

(1) Tự chọn góc độ, tự xác định lập ý, tự đặt tiêu đề, không giới hạn về thể loại văn.

(2) Bài làm phải trên 800 chữ.

(3) Không được rập khuôn, không được sao chép

Bài làm:

Sự tôn nghiêm thiêng liêng

Nhà báo nổi tiếng Ai cập Heikal nói: Tôn nghiêm của con người còn có giá trị hơn cả tiền bạc, địa vị, quyền lực, thậm chí hơn cả sinh mệnh. Trên Bến xe Trung tâm New York Mỹ, khi mọi người bỏ tiền cho người lang thang hoặc nghệ sĩ lang thang, nhất định phải đối sử bình đẳng với họ. 

Khi họ biểu diễn, bên cạnh có đặt chiếc đĩa màu vàng hoặc chiếc mũ để nhận tiền của mọi người cho, nếu như bạn không thưởng thức biểu diễn của họ mà bỏ tiền vào đó thì sẽ họ từ chối, nếu bạn sau khi đã thưởng thức rồi mà không vỗ tay hoặc không có sự đánh giá gì, thì họ cũng không nhận tiền bạn cho. Bởi vì họ cho rằng: "Sự bố thí của bạn, sự tôn nghiêm của tôi, chúng ta đều bình đẳng cả". 

Cho nên con người sống trên đời này, cần phải đội trời đạp đất, phải ngẩng đầu ưỡn ngực, phải có tôn nghiêm.

Tôn nghiêm, là bộ mặt của con người, là thứ để được người khác chấp nhận. Đây không phải là sĩ diện, không phải là thứ lấy ra để khoe khoang.

Tôn nghiêm, là đạo đức và khí tiết, là một loại giá trị quan, là loại tinh thần tự lập tự cường; là thứ cảm nhận tốt đẹp được người khác tôn trọng và tin yêu đến từ lòng tự trọng tự yêu thương của chính bản thân mình. 

Tôn nghiêm là thiêng liêng bất khả xâm phạm, không thể bôi nhọ, chúng ta cần phải bảo vệ tôn nghiêm. Một con người nếu như mà ngay cả tôn nghiêm cũng không còn nữa, thì sự sống của họ tất sẽ rất ảm đạm, thậm chí không giá trị gì, con người đều phải mang theo lòng tôn nghiêm để mà sống. 

Có tôn nghiêm rồi, bạn mới có thể coi trọng bản thân mình, từ đó mà có yêu cầu nghiêm khắc và tiêu chuẩn cao cho bản thân mình, không vượt qua phạm trù quy định; có tôn nghiêm rồi, người khác mới kính trọng bạn, những việc bạn làm mới có ý nghĩa. 

Một con người, một dân tộc, làm thế nào mới có được tôn nghiêm, không thể chỉ dựa dẫm vào người khác, mà chỉ có thể dựa vào bản thân. Phải dựa vào tu dưỡng bản thân mình, dựa vào tinh thần "giàu sang mà không phóng đãng, nghèo hèn mà không rời đổi, uy lực không khuất phục được" toát ra từ trong xương cốt. 
Tự kính trọng mình thì được người khác kính trọng, tự hạ thấp mình thì sẽ bị người khác khinh miệt, đây là lý lẽ cơ bản nhất. Sống một cách có tôn nghiêm thì mới có ý nghĩa, quyết không buông bỏ tôn nghiêm làm người; sự sống bé nhỏ trở nên cao quý là vì chúng có tôn nghiêm.

Trước cái đúng và cái sai, biết bao các chí sĩ và dân thường yêu nước coi tôn nghiêm là tính mạng, họ thà làm ngọc vỡ không làm ngói lành, trong dòng lịch sử dài đằng đẵng, đã để lại biết bao tấm gương sáng ngời. 

Đào Uyên Minh, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng cuối đời Đông Tấn đầu đời Nam Tống quyết không chịu cúi đầu trước năm đấu gạo, ông Tô Vũ, vị đại thần đời Tây Hán thà bị đày đi chăn cừu ngoài cửa ải xa xôi chứ không chịu đầu hàng, ông Văn Thiên Tường, đại thần, nhà chính trị, nhà văn anh hùng yêu nước đời Nam Tống từng nói câu:

"Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh"
(Con người xưa nay ai mà không chết. Chỉ làm sao lưu lại lòng son với sử xanh).

Nhà văn nổi tiếng Chu Tự Thanh thà chết đói cũng không chịu nhận lương thực cứu tế của Mỹ lúc bấy giờ. Họ có đức tính ngay thẳng chính trực, họ sống một cách tôn nghiêm, thà đứng thẳng mà chết chứ quyết không quỳ mà sống. Cho dù buộc phải mất đi tính mạng, cũng phải bảo vệ tôn nghiêm.

Thế nhưng, cũng có nhiều người, vì sinh tồn, vì đuổi danh trục lợi, vì leo lên địa vị cao, ... mà đã bán rẻ tôn nghiêm. Trong đời sống hiện thực, có người thà quỳ xuống để yên thấm sự việc, có người đã chạm tới đáy vực của đạo đức vì tiền của, thậm chí có người đã bán rẻ nhân cách của mình,... tôn nghiêm, xem chừng đã xa dần với chúng ta. 

Khúm núm quỵ lụy, a dua nịnh hót, vứt bỏ tôn nghiêm, mất cả nhân cách, cho dù có vinh hoa phú quý hưởng thụ không xuể đi nữa, thì cũng không thể nào có được niềm vui thật sự, và chỉ có thể không đáng để mọi người nhắc đến. 

Những quan chức tham nhũng như Văn Cường, Hứa Mai Vĩnh, Tăng Cẩm Xuân chỉ vì lợi ích của bản thân mà bán rẻ nhân cách, bán rẻ tôn nghiêm, họ đã hoàn toàn quên mất chuẩn tắc cơ bản của làm người. 

Những loại người như Lý Hạo, chỉ vì dục vọng ích kỷ của mình, đã giam hãm, cướp đoạt tự do và tính mạng của người khác không tiếc tay, hoàn toàn mất đi tính tối thiểu nhất của con người, hắn xấu xa bỉ ổi đến tột độ.

Tôn nghiêm, không phải ai cũng có thể giữ gìn cho được, muôn vật trên đời này đều có tôn nghiêm. Tôn nghiêm không có khoảng cách giàu nghèo, không có cao thấp sang hèn, tôn nghiêm là sự bình đẳng. Trên có vĩ nhân, dưới có thường dân, ai nấy cũng đều có tôn nghiêm.

Tôn nghiêm, thiêng liêng bất khả xâm phạm.

Lời bình: 

Tầng thứ luận chứng của bài văn rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Mở đầu đã dùng một câu danh ngôn và lấy ví dụ của một sự việc dẫn vào chủ đề về tôn nghiêm, rồi trình bày và phân tích "tôn nghiêm là gì";

Tiếp theo đã trọng tâm luận chứng "con người vì sao phải có tôn nghiêm" từ hai mặt chính diện và phản diện, vừa có nhân vật điển hình của các chí sĩ chính trực cổ đại, lại có kẻ điển hình phản diện trong xã hội ngày nay, bài văn đã sử dụng câu và đoạn của "tài liệu phần hai" một cách khéo léo, đã làm tăng thêm sức mạnh luận chứng. 

Sử dụng các dẫn chứng vừa điển hình vừa mới mẻ, tài liệu rất phong phú, luận chứng rất đầy đủ.

ĐỪNG BAO GIỜ COI TRỌNG CON CHÓ HƠN CON NGƯỜI

Bảo vệ động vật là tốt, nhưng đừng bao giờ coi trọng con chó hơncon người. Một chia sẻ đáng để suy nghĩ của facebooker Hà Cao.


Vài năm trở lại đây, như có một cơn gió nào đó từ Mỹ và phương Tây thổi lại, đã có sự xuất hiện của một vài nhóm bảo vệ chó tại Việt Nam. Từ đó đã có những cuộc xung đột giữa những người bảo vệ và ăn thịt chó, người ta cãi nhau vì chó.

Một bên tin rằng chó là bạn, một bên cho rằng chó cũng chỉ là chó – tức động vật mà ta có thể ăn thịt.

Một bên cho rằng nếu một người cư xử tốt với chó, họ sẽ có tâm hồn và tình người cũng từ đó mà thắm thiết hơn. Rằng chó là bạn của con người mà ăn thịt nó thì chắc chắn đó là loại máu lạnh. Bên còn lại cho rằng ăn thịt chó chả liên quan gì đến quan hệ giữa người với người vì người là người, chó là chó. Và bênh chó tức là khinh người nghèo.

Bên nào cũng có lý do của mình cả.

Song, thực tế cho thấy tôi nghiêng về nhóm thứ 2 và rất hoài nghi về lý thuyết của những người bênh chó.

Trong những cơn gió của phương Tây, tôi thích những phong trào đấu tranh cho quyền con người như quyền hôn nhân đồng giới hay những vấn đề liên quan đến phân biệt chủng tộc, giới tính, trẻ em. Tôi không quan tâm đến quyền của chó dù tôi rất yêu chó. Tôi quan tâm và nghĩ đến quyền con người nhiều hơn. Tôi thấy đúng là chó là loài vật rất đáng yêu nhưng có lẽ hơi hài hước khi ta bảo vệ nó trong một xã hội mà quyền con người còn quá nhiều hạn chế, tồn tại.

Và với những gì tôi nhìn thấy, tôi không chắc chắn rằng những người ăn thịt chó thì tốt nhưng cũng rất ngờ vực cho những ai bảo vệ chó thì sẽ có tâm hồn và đối xử với con người tử tế hơn. Tôi không nghĩ vậy và cũng chả thấy điều đó trong đời sống.

Tôi chỉ thấy không ít người xem chó hơn con người, họ có thể cho con chó ăn thịt bò còn với con người thì không, họ tiếc. Tôi cũng thấy những kẻ sẵn sàng giết và đốt người chỉ để bảo vệ chó.

Tôi cũng thấy những kẻ xấu tính, hay ngờ vực con người, họ chuyển sang tin và sống cùng với chó vì họ tin rằng chơi với chó tốt hơn. Điều này cũng tệ hại như một ả đàn bà nào đó bị thất tình thì quay sang rủa xả loài người dù loài người chả có lỗi gì với họ và sự thất tình của họ không phải vì người ta thờ ơ mà chẳng qua những đòi hỏi của ả quá sức chịu đựng của ai đó. Kiểu như ả nào đó vì quá yêu bản thân mà không được người ta cung phụng như ý muốn (rất trời ơi), họ quay sang cay nghiệt với cuộc đời và cho rằng cuộc đời xấu tính. Đúng hơn họ mới chính là những kẻ xấu tính.

Tôi cũng thấy những người bảo vệ chó tấn công suồng sã, can thiệp thô bạo, vô cớ vào sở thích vô hại của người khác. Nó gần giống với việc xâm hại quyền tự do cá nhân vơi chiêu bài nhân đạo (cho loài chó). Bạn xem chó là bạn thì cứ việc chơi với chó còn ai ăn thịt chó là việc của họ, bạn can thiệp làm gì và lấy quyền gì để can thiệp? Cũng như với những người Ấn Độ giáo họ không ăn thịt bò vì với họ đó là vật thiêng trong khi chúng ta vẫn cứ ăn và họ cũng có nói gì đâu? Tôi thấy chính những bạn bảo vệ chó mới man di và rừng rú khi áp đặt niềm tin và văn hóa của mình lên người khác.

Không phải cứ cái gì của Mỹ hay phương Tây cũng đúng các bạn ạ và con người ấy mà, hơn nhau chăng ở chỗ tư duy ấy. Ấy là ta biết sử dụng tri thức ra sao chứ không phải dùng bừa. Tôi thấy có dấu hiệu các bạn đang dùng tri thức một cách bừa bãi đấy.

Và tôi cũng thấy không ít người ăn thịt chó có tâm hồn. Cơ bản tâm hồn ấy còn lớn hơn tâm hồn các cô đang bảo vệ chó. Ở chỗ họ rung động đúng nơi đúng việc, họ không rung động vặt, họ không ngồi khóc như cha chết khi xem phim Hàn Quốc để dành nước mắt cho những điều lớn lao hơn.

Ngữ xúc động vặt chỉ là thứ của nợ của đời, các cô yếu đuối mỏng manh như lá lúa, động tý nước đầy quần, thân các cô mà các cô lo chưa xong thì lo được cho ai? Hay chả lo được cho ai các cô lo cho chó (quá dễ) để được cái tiếng mình dồi dào cảm xúc?

Quan điểm của anh, anh chỉ tập trung lo cho quyền con người và dù rất yêu chó, anh cũng chưa có thời gian quan tâm đến quyền của nó.

Là chưa kể, có mấy đôi dở hơi trong làng báo vì bảo vệ chó mà tấn công người, lôi ông bà người ta ra mà chửi để bảo vệ chó làm anh ngứa mắt *** chịu nổi. Man di bỏ mẹ lên được cứ ngỡ mình văn minh. Động đến anh, anh bẻ răng cho chúng mày bú nhau bằng lợi chứ ở đó mà to mồm. Ngữ thần kinh!

Nguồn: 

BÁC NGUYÊN NGỌC NHƯ TÔI ĐÃ BIẾT

Khoai@


Nuối tiếc cho Nguyên Ngọc của một thời!

Anh hùng Núp ra đi, không còn ai để núp bóng, vậy nên háo danh, kiệt sức, hết tuyết, đổ đốn là những gì mà người ta thấy Nguyên Ngọc hôm nay.

Tre làng giới thiệu bài của Le Anpô:


Bác Nguyên Ngọc như tôi đã biết

Tôi lớn lên ở khu tập thể số 12 Lý Nam Đế, cái con phố nhà văn Chu Lai gọi là “phố nhà binh”. Bây giờ ngoài mấy cái vọng gác để biết đấy là cơ quan quân đội, còn thì con phố này toàn là cửa hàng bán máy móc vật tư tin học, mấy thằng chúng tôi từng lớn lên ở đó bảo nhau phải gọi là “phố Hàng Tin”. Khu tập thể nơi gia đình tôi sống gồm có mấy dãy nhà cấp bốn rất dài. Mỗi dãy nhiều gian, mỗi gia đình ở trong một gian rộng. Phía trước dãy nhà là cái lối đi nhỏ, bên kia lối đi là dãy bếp, mỗi nhà được một gian bếp be bé. Bếp gần nhau nhà gần nhau nhà ai nấu nướng món gì là hàng xóm biết ngay. Bố mẹ đi làm cả ngày, ngoài giờ học trẻ con chúng tôi tụ tập đánh bi đánh đáo, chơi tú lơ khơ, chơi trốn tìm, đứa nào không chơi thì tụ tập kể chuyện, chủ yếu chuyện ma. Một hôm tôi đang chổng mông bắn bi thì mấy đứa đang chơi cùng lại chạy đâu mất. Mãi sau chúng nó mới lò dò chui ra, mắt lấm lét nhìn theo một người đàn ông thấp bé sắp đi khuất vào dãy nhà phía sau, một thằng thì thào: “Ông Nguyên Ngọc đấy, ông ấy ghê lắm”. Hồi đó tôi đã học bài về “Đất nước đứng lên” ở trường, nên kính nể nhìn theo. Từ đấy tôi bắt đầu chú ý đến bác, kiểu như là hâm mộ người nổi tiếng. 

Nhưng người tôi hâm mộ lại rất khác người, ra đường cắm cúi đi, có ai chào mới trả lời, còn thì chẳng chào hỏi ai. Nhà bác đóng cửa im ỉm suốt ngày, con gái bác ngoài giờ đi học là bị cấm cung trong nhà, không ra ngoài chơi. Chỉ có vợ bác ra đường là niềm nở chào hỏi. Mẹ tôi bảo hồi trẻ bác gái ở miền nam bị quân giặc bắt tra tấn dã man, giờ vẫn hay đau yếu. Một lần cả nhà đang ăn cơm chiều, nghe tôi hỏi tại sao bác Nguyên Ngọc ít giao du với người trong khu tập thể, mẹ tôi bảo: “Úi giời, ông ấy khinh người chứ còn sao nữa. Ông ấy không cho con gái chơi với đám trẻ vì sợ bị hư hỏng”. Bố tôi gạt đi: “Kệ người ta, mỗi người mỗi cách sống, bàn tán linh tinh đến tai người ta lại mất lòng”. Mẹ tôi có vẻ phật ý vì sau đó bà nói lại: “Cả khu này người ta nói thế”. Lần khác lại thấy xôn xao không biết củi lửa thế nào mà bếp nhà bác Nguyên Ngọc bị cháy. Mấy nhà liền kề chỉ lo giữ nhà người ta, chẳng ai giúp chữa lửa. Cả khu tập thể chỉ có nhà văn Nam Hà với nhà văn Chu Lai chạy sang. Nhà văn Chu Lai trẻ hơn chạy đi chạy lại xách nước, hai tay hai xô. Nhà văn Nam Hà tuổi già hơn thì đứng hắt nước. Mẹ tôi bảo nhà văn Nam Hà với nhà văn Chu Lai cùng ở tạp chí Văn nghệ quân đội với bác Nguyên Ngọc, không giúp là người ta cười cho, chứ chắc gì các chú ấy nhiệt tình. Nghe mẹ tôi nói, bố tôi bảo anh em tôi: “Khu này toàn gia đình bộ đội, anh em đồng chí sống với nhau bao nhiêu năm, phải sống thế nào mọi người mới lờ đi như thế. Sau này các con ở đây hay ở đâu cũng phải có hàng xóm láng giềng, đừng để lúc gặp khó khăn mà không ai muốn giúp”. 

Sau sự kiện cái bếp nhà bác Nguyên Ngọc bị cháy, tôi không coi bác là thần tượng nữa. Hồi bác ấy về làm ở báo Văn nghệ, nghe bác T hàng xóm bảo bố tôi: “Tay ấy mà làm lãnh đạo thì khối thằng chết, đúng là nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ”, tôi không hiểu tại sao. Bác giải thích: “Các cụ tổng kết những người mắt lé, lùn, răng hô, mặt rỗ là rất ghê gớm”. Bác T làm tôi nghĩ ngay đến dáng loắt choắt của bác Nguyên Ngọc. Lần bác Nguyên Ngọc tổ chức ý kiến trên báo Văn nghệ đánh ông Đặng Bửu, bố tôi bảo: “Bác T nói đúng thật”. Học xong đại học tôi đi làm, lấy vợ rồi ở riêng. Bố mẹ mất, căn hộ trong khu tập thể để chú em tôi. Hàng tuần về thăm bố mẹ, hoặc sau này ghé thăm vợ chồng chú em, đôi lần tôi thấy bác Nguyên Ngọc, vẫn cắm cúi đi, không thèm nhìn ai. Tôi chán thần tượng còn vì lâu quá chỉ thấy bác nói trên báo trên TV trong nước và nước ngoài, không thấy bác viết văn. Hồi mới lớn đọc tập 1 tiểu thuyết Đất Quảng của bác, tôi chờ tập 2, chờ mãi ba mươi năm chẳng thấy bác in tiếp. Đem chuyện này hỏi thằng bạn làm trong nghề văn, nó bảo ông Nguyên Ngọc hết tuyết rồi, còn gì mà viết. Ông ấy chỉ còn cái danh nhà văn ăn theo “Đất nước đứng lên”, “Đường chúng ta đi” thôi. Xong nó kể cho tôi nhiều chuyện về bác Nguyên Ngọc. Tôi nhớ nhất là chuyện trước khi bác Nguyên Ngọc về làm Tổng biên tập báo Văn nghệ, bác Đào Vũ Tổng biên tập vào miền nam mấy tháng liền. Để cho báo tiếp tục ra, các bác ở tòa soạn lập một nhóm gồm Võ Văn Trực Phó tổng biên tập, Hữu Nhuận Thư ký tòa soạn, Ngô Ngọc Bội Trưởng ban văn xuôi, cùng ký vào bản thảo để cùng chịu trách nhiệm. Truyện Tướng về hưu của anh Nguyễn Huy Thiệp in vào thời kỳ này. Thế mà về sau bác Nguyên Ngọc lại bảo khi bác ấy về làm báo Văn nghệ, thấy bản thảo truyện Tướng về hưu bị vứt vào sọt rác, bác ấy lấy ra cho đăng. Hôm mới rồi, thấy bác Nguyên Ngọc công bố cái Văn đoàn độc lập, tôi gọi điện hỏi thằng bạn, nó lại bảo: “Vào đấy chỉ đi kê ghế cho Nguyên Ngọc chứ văn chương gì”. Nó nói thế làm tôi lại nhớ đến câu nói lúc sinh thời bác T hàng xóm nhà tôi ngày trước: “Tay ấy mà làm lãnh đạo thì khối thằng chết”!

Lê Anpô

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

THIÊN TÀI GỐC VIỆT

Vào một ngày đẹp trời như mọi ngày, Chủ nhật, ngày 30/03/2014, thế giới đang yên lành bỗng chênh vênh bên bờ vực thẳm hủy diệt của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 3. 
Gần 100.000 quân Nga với 170 máy bay và 400 xe bọc thép đã tập trung trên biên giới với Ukraine. Tại Crimea, Nga đã triển khai đến 25.000 quân, hạn mức tối đa cho Hạm đội Biển Đen kèm theo 24 pháo tự hành Msta-S và hệ thống rocket Smerch, 132 xe thiết giáp và 22 máy bay Su-24.

Theo dự đoán, chỉ trong vòng 3 ngày, quân đội Nga có thể kiểm soát các thành phố Donest, Kharkov, Kherson…

Đáp lại, Kiev lập tức ban hành ban hành lệnh tổng động viên thêm 600 ngàn quân, cộng với lực lượng hiện hữu với quân số lên tới 1.700.000 người. Các quân khu Prikarpat, Odessa và Kiev lập tức biến thành Bộ chỉ huy miền tây, Bộ chỉ huy miền đông và Bộ tư lệnh Hải quân. Các lữ đoàn (2 lữ tăng, 8 lữ cơ giới hóa, 1 lữ đổ bộ đường không, 2 lữ không vận, 1 lữ tên lửa và 3 lữ pháo binh) và hơn 20 trung đoàn, trong đó có 3 trung đoàn đặc nhiệm được trang bị gần 2.300 xe tăng, hơn 3.700 xe chiến đấu thiết giáp, gần 3.000 hệ thống pháo, gần 500 máy bay chiến đấu và hơn 100 trực thăng tiến công. Ngoài ra còn có 30 tàu chiến, đứng đầu là kỳ hạm Hải quân Ukraina là Hetman Sahaidachny trang bị 4 máy bay chống ngầm và 8 trực thăng. Tất cả được đưa vào tình trạng báo động ở mức cao nhất.

Ngay lập tức, tướng Philip Breedlove, Tư lệnh Tối cao Lực lượng Đồng minh châu Âu, ban hành tình trạng sẵn sàng chiến đấu của quân đội liên quân bao gồm 28 nước thành viên NATO tại Đông Âu, hình thành một vòng vây quanh Nga. Cùng với lượng lớn căn cứ quân sự ở Đức, Mỹ cũng đặt các cơ sở quân sự ở Quatar và Diego Garcia ở phía nam Nga và Nhật Bản, Hàn Quốc ở phía đông vào tình trạng báo động đỏ.

Cùng lúc đó, Hoa Kỳ khẩn cấp điều động Khu trục hạm Truxtun trang bị hỏa tiễn điều khiển và hệ thống Aegis chống hỏa tiễn, vượt qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ để vào Hắc Hải. 

Sáng cùng ngày, 600 chiếc F-15 và 1 KC-130 của Mỹ cùng với 6000 quân nhân không quân Hoàng Gia Anh đã đến Lithuania, để bảo vệ vùng Baltic. Rồi 120 chiếc F-16 cùng 3000 quân nhân Mỹ đã tập kết sẵn sang chiến đấu tại Ba lan.

Toàn bộ hệ thống tên lửa đạn đạo của Mỹ bao gồm 7.700 đầu đạn hạt nhân, trong đó 1.950 đầu đạn có thể được lắp cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tàu ngầm và máy bay xuyên lục địa đã được hướng về nước Nga.

Trong khi đó khoảng 8.500 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga cũng đang nhắm về đất Mỹ.

Lần đầu tiên trong lịch sử, nước Mỹ cùng lúc khởi động 598 cơ sở quân sự ở 40 quốc gia cùng với 4.461 căn cứ trên chính lãnh thổ Mỹ.

Nhân loại đang ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc, chiến tranh hạt nhân sẽ xảy ra, chỉ trong vài giờ nữa!

Vladimir Vladimirovich Putin và Barack Obama, mặt đối mặt, gườm gườm nhìn nhau, vẻ mặt tuyệt vọng và tâm trạng hoang mang khôn tả, thận trọng đặt tay lên nút đỏ của hai chiếc va-li kích nổ hệ thống vũ khí hạt nhân.

Họ đang chuẩn bị cho điều khủng khiếp nhất sắp xảy ra.

Cũng lúc đó, 7 tỷ người trên hành tinh, khắc khoải dán mắt vào mọi màn hình ti vi, dõi theo chương trình được cầu truyền hình quốc tế truyền đi những hình ảnh trực tiếp từ quảng trường Maidan.

Mọi ống kính của toàn bộ hệ thống truyền thông thế giới đều tập trung vào cận cảnh, một người đàn ông vóc dáng bé nhỏ, da vàng, mũi tẹt, răng hô.

Anh, chuyên gia phân loại học quốc tế (?), là một người gốc Việt?

Phớt lờ mọi thắc mắc và mọi ống kính chĩa vào mình, anh thong thả cúi xuống, thản nhiên véo một miếng, đưa vào mồm, nhai chậm rãi.

Một thoáng ngẫm nghĩ, rồi một thoáng cau mày, rồi lại một thoáng ngẫm nghĩ, lại một thoáng cau mày...

Mặc cho nhân loại nín thở, chờ đợi ...

Rồi bỗng anh giãn lông mày, rồi anh khạc, anh nhổ ra một bãi nước bọt to tướng. Rồi anh bĩu môi.

Và anh phẩy tay, nói, bằng tiếng Anh, giọng Mỹ, hể hả, dõng dạc, và hùng hồn:

“Xin trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể nhân loại, rằng:

Với toàn bộ kinh nghiệm gia truyền tích lũy được từ ba đời nay, tôi khẳng định trăm phần trăm cứt này không phải là cứt Mỹ, nó hoàn toàn không đạt chuẩn American Standards cả về độ béo cũng như mùi thơm. 

Hết tuyên bố!”.

Dường như chưa đủ, anh chua thêm, bằng tiếng Việt, đầy sự khinh bỉ: "ĐM, cứt nhão mà đòi so với bò bít-tết".

Barack Obama đứng phắt dậy nguýt yêu Vladimir Vladimirovich Putin, dài đến rách cả đuôi mắt. David Cameron nghẹn ngào rủ Angela Meckel ngày mai hai đứa mình cạo đầu xuất gia em nhé. Còn Tập Cận Bình, trong một động thái bất thình lình bỗng ôm chầm lấy Kim Jong Un, vừa hun vừa khóc. 

Tại Vatican, đức Giáo hoàng Francis nức nở "Thật tự hào khi được cầm cuốn hộ chiếu Việt Nam" và ngửa cổ súc miệng nốt chai Vodka Hà Nội thứ 6 trước khi ngất xỉu. Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Mun được đưa khẩn cấp vào bệnh viện Nhi Đồng I Tp. HCM, chuyên khoa Tai Mũi Họng, để phẫu thuật chuyển dị vật hô hấp về lại hạ bộ.

Phần còn lại của nhân loại, trong đó có tôi, thở hắt ra... một hơi dài nhẹ nhõm!

May thế chứ lỵ! Tiên sư anh Tôm, thiên tài gốc Việt, giỏi thật, giỏi đến thế là cùng!

--------------
Thằng em, lại ị bậy ra quảng trường Maidan, hả hả hả???

Đâu có! Đ. má thằng nào ị bậy, không phải em, em thề. Anh cứ chờ kết quả giám định đã nào...

Ừ, Tôm nó bảo không phải chú mày... Thôi mà cưng, biết rồi, cho anh xin lỗi nhe!

Còn có ngày mai ...

Nguồn: Lốc Liếc

THAM NHŨNG, ĂN CẮP VÀ NGHÈO ĐÓI

Café sáng thứ 7 (#26): Tham nhũng, ăn cắp và nghèo đói


1. Vụ hối lộ các quan chức ngành giao thông 80 triệu Yên của công ty JTC (Nhật Bản) để nhận các gói thầu liên quan đến đường sắt từ vốn ODA của Nhật Bản đang làm nóng dư luận. 14 quan chức và cựu quan chức ngành giao thông phải thực hiện giải trình liên quan đến các hoạt động quản lý đầu tư của các dự án mà JTC khai đã hối lộ.

Bộ trưởng Thăng triệu tập cuộc họp bất thường để chỉ đạo giải quyết vấn đề và báo cáo khẩn tới Chính phủ. Thứ trưởng Đông cấp tốc lên đường sang Nhật để xác minh danh tính các cán bộ nhận hối lộ. Có lẽ anh Thăng đã khá ổn trong việc xử lý tình huống đối với truyền thông trong nước. Nhưng trên phương diện quốc tế thì chả khác nào vạch áo cho người xem lưng.

Phát biểu trên báo chí, ông Nguyễn Mại - Cựu thứ trưởng Bộ KH&ĐT nói số tiền như vậy là chưa ăn thua, và còn nhiều “đồng chí chưa bị lộ”. Nói như ông này thì trẻ con cũng nói được. Đây là kiểu nói lấy được thường thấy ở các quan chức đã nghỉ hưu xứ An-nam. Nói cho ra vẻ quan trọng và sướng mồm thôi, chứ bảo ông ấy lấy cơ sở nào để nói và chỉ ra cách tìm các “đồng chí chưa bị lộ” thì chắc là tịt ngay.

Tham nhũng từ ngân sách và vốn vay phát triển kinh tế - xã hội của An-nam đã và đang là vấn đề “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Nó đã được những lãnh đạo cao cấp nhất xác định đây là quốc nạn.

Dĩ nhiên, với cơ chế tiền lương như hiện nay, quan chức không tham nhũng thì chỉ có cách cạp đất mà ăn chứ đừng nói gì đến việc sở hữu những khối tài sản khổng lồ như những “đồng chí” đã bị dư luận phanh phui lâu nay.
Có điều, những “đồng chí bị lộ” không thể “ăn” một mình được.

2. Cũng liên quan đến hối lộ, xuất hiện tài liệu nghi vấn “2,8 triệu USD đã gửi các cơ quan ở Hà Nội” “bôi trơn” trong dự án đô thị Sing Việt tại Tp.HCM. Từ Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Trưởng ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh cam kết sẽ vào cuộc để làm rõ thông tin hối lộ nêu trên.

Việc dùng tiền để bôi trơn trong các dự án đầu tư không còn là điều mới mẻ. Không chỉ có ở An-nam mà các nước phát triển, có sự kiểm soát chặt chẽ về tài chính cũng không ngoại lệ. Có điều ở An-nam, mối quan hệ trong việc nhận hối lội cực kỳ phức tạp. Và nó hình thành một “đường dây có tổ chức” như lời nói của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ngón nghề “trạng chết chúa cũng băng hà” luôn được áp dụng triệt để trong đường dây tham nhũng có tổ chức. Những kẻ có nguy cơ lộ mặt luôn giữ những chứng cớ cần thiết để sẵn sàng tố cáo cấp trên nếu vụ việc bị lộ và họ không được cấp trên trong đường dây bảo vệ.

Ngoài ra, những nhằng nhịt trong mối quan hệ chính trị cũng làm khó cho việc phanh phui và xử lý tham nhũng. Sự việc tai nạn cầu treo Chu Va tại Lai Châu gần đây vẫn chưa được khởi tố là một ví dụ.

Thế nên, sự quyết tâm của các lãnh đạo cao cấp trong phòng chống tham nhũng e rằng khó có hiệu quả khi va phải bức tường kiên cố của “đường dây tham nhũng có tổ chức“.

Và câu chuyện đau đẻ chờ sáng trăng có lẽ vẫn tiếp diễn.

3. Cảnh sát Nhật vừa bắt giữ một tiếp viên của Việt Nam Airlines để điều tra về việc tiêu thụ đồ ăn cắp. Ngoài cô tiếp viên này, 1 cơ phó và 4 tiếp viên khác cũng bị điều tra. Cách đây không lâu, báo chí dẫn nguồn từ Nhật cho rằng, 40% tội phạm bên Nhật là người Việt Nam. Và tội phạm chủ yếu là ăn cắp.

Việc ăn cắp của người Việt không chỉ xảy ra ở Nhật, mà ở Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc,… đều có những cảnh báo bằng tiếng Việt về việc đề phòng sự ăn cắp của người Việt. Có thể nói, đây là một nỗi nhục của quốc thể.

Ăn cắp vặt là một bản tính của người Việt, và được nâng lên một tầm cao mới trong nửa thế kỷ qua. Tính xấu, đáng ra phải được bài trừ. Nhưng đối với người Việt, những hành động ấy lại đang được cổ vũ, khuyến khích và cho rằng đó là sự năng động, khôn ngoan.

Thế nhưng, dư luận vẫn lên án gay gắt hành động của cô tiếp viên, và cho rằng cô này đã làm nhục quốc thể. Nhưng hãy nhìn lại, có ai trong xã hội An-nam này không ăn cắp? Và nếu bạn ở cương vị đó, bạn có thoát khỏi cám dỗ của vật chất khi những chi phí cho việc đảm bảo vị trí làm việc đó không hề nhỏ.

Lòng tham của cần-lao An-nam không có giới hạn, tính vô cảm với xã hội cũng phát sinh từ lòng tham đó. Đừng có nâng cao quan điểm về đạo đức, về sĩ diện, về tự trọng dân tộc khi đẳng cấp trong xã hội được đánh giá bằng vật chất.

Và lòng tham, không trừ một ai, từ thượng tầng tinh-hoa đến hạ tầng cần-lao của xứ An-nam này. Cô tiếp viên này bán hàng ăn cắp được 10 đồng, thì chắc phải bôi trơn cho “hệ thống” - nơi đảm bảo cho cô có cơ hội được xách hàng ăn cắp về tiêu thụ phải tới 7 đồng. Và chả riêng gì cô ta, ai trong hệ thống cũng phải và cũng đều làm vậy. Chỉ xui xẻo, vì cô ta là kẻ “bị lộ” trong một đường dây của những kẻ “chưa bị lộ”.

Và tất yếu, nơi đến của những đồng tiền “bôi trơn” là các quan chức.

4. Một thầy giáo đã nhẫn tâm tạt axit vào 4 đồng nghiệp gây tổn thương nghiêm trọng. Tại cơ quan điều tra, thủ phạm khai nhận tạt axit để trả thù những mâu thuẫn cá nhân liên quan đến việc điều chuyển công tác của mình và vợ.

Một giáo viên 35 tuổi, là đảng viên, có thâm niên công tác, thì sẽ có nhận thức rất rõ về hậu quả của hành động trả thù này. Khi anh ta đã đánh đổi nghề nghiệp, tương lai để nhận những tháng ngày sau song sắt và sự kỳ thị của dư luận với gia đình và bản thân, thì có nghĩa anh ta đã không còn lựa chọn nào khác.

Có nghĩa, những nạn nhân chính của vụ việc đã khiến anh ta phẫn uất đến mức chấp nhận đánh đổi tất cả. Khi một người có nhận thức và trách nhiệm cao trong xã hội đã hành động đến bước đường cùng như thế thì không thể không nhìn nhận những nguyên nhân sâu xa hơn lời khai ban đầu của anh ta. Và có lẽ không ngoài những mối quan hệ tiền, tình hoặc một sự xúc phạm không thể tha thứ nếu anh ta không có vấn đề về thần kinh.

Thế mới nói, không có lửa thì làm sao có khói.

5. Vụ việc đau lòng nhất trong tuần có lẽ là cái chết của ba mẹ con cô giáo mầm non tại xã Tam Lãnh (huyện Phú Ninh, Quảng Nam). Nguyên nhân ban đầu được cho là do điều kiện gia đình cô giáo quá khó khăn nên đã quẫn trí mà đã tự trói cùng 2 người con và nhảy xuống hồ Phú Ninh tự tử.

Theo người dân địa phương, cha ruột và cha chồng của cô giáo này vừa mất không lâu, chồng nghiện ngập phải vào trại cai nghiện, đồng lương cô giáo mầm non không thể đủ để nuôi con, thăm nuôi chồng và trang trải cuộc sống. Ngay việc mai táng cho 3 mẹ con xấu số này cũng do tiền quyên góp của người dân địa phương và hỗ trợ từ phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh.

Khi một con người đã chọn cái chết cho mình và những đứa con đứt ruột đẻ ra (cho dù bị xã hội lên án về sự nhẫn tâm của một người mẹ), thì rõ ràng họ đã đi đến bước đường cùng, không còn một sự lựa chọn nào khác. Họ muốn giải thoát cho họ, cho những đứa con của họ với suy nghĩ nông cạn và tiêu cực rằng, khó có thể sống được một cách bình an và tử tế ở trên đời này.

Cần-lao An-nam xưa nay vẫn được nhìn nhận là có khả năng chịu đựng rất cao. Cho dù trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào, họ chấp nhận làm tất cả để tồn tại mà không có cơ hội đòi hỏi. Vì thế, khi họ đã tìm đến cái chết, nghĩa là không còn đủ khả năng chấp nhận cuộc sống nữa.

Và có lẽ, những bi kịch của xã hội sẽ không dừng lại ở vụ việc trên.

6. Định luật của tiền nhân, cải biên rằng: “Tiền không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi. Nó chỉ chuyển từ túi của người này sang túi của người khác”.

Vì thế, khi trong xã hội càng có nhiều siêu biệt thự, siêu xe, siêu nhẫn, siêu váy,… mà tiền mua các “siêu tài sản” này lại không được kiếm bằng đúng công sức, trí tuệ của người sở hữu chúng thì những anh Pha, chị Dậu thời @ ngày một nhiều là điều tất yếu.

Có điều, bước đường cùng của thời @ thường được chọn là cái chết, chứ không chỉ đơn thuần là bán con và bán chó.

(@ by Baron, 2014) 
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Nguồn: Trang Tản mạn và Cảm nhân của Bau Trinh Xuan


Từ khóa SEO: THAMNHŨNG,ĂNCẮP,NGHÈOĐÓI,