Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

CÙ HUY HÀ VŨ KIỆN THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG VÀ UBND TP.HÀ NỘI

LâmTrực@

Sáng nay Ba Sàm đăng tin: Ông Cù Huy Hà Vũ khởi kiện TT Nguyễn Tấn Dũng và UBND TP Hà Nội. Nội dung là kiện TT Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và UBND TP Hà Nội để đòi sở hữu căn nhà 24 Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, TP Hà Nội.

Vậy Cù Huy Hà Vũ có thể chiến thắng trong vụ kiện này không hay chỉ là chiêu đánh bóng tên tuổi của gã tâm thần hoang tưởng?

Những tư liệu trình bày sau đây sẽ là chứng minh rằng, Cù Huy Hà Vũ không có căn cứ để khởi kiện.

https://doithoaionline.wordpress.com/2015/12/02/ong-cu-huy-ha-vu-khoi-kien-tt-nguyen-tan-dung-va-ubnd-tp-ha-noi/

1. 
Nói đến căn nhà 24 Điện Biên Phủ không thể không nhắc đến Công văn số 327V20.

"Công văn số 327V20" do Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Khánh ký, ngày 27/3/1987 gửi Ủy ban Trung ương Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam. 


Nội dung công văn 327V20 ghi rõ: Xét đề nghị của UB Trung ương Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ Thuật Việt Nam (Công văn số 15 DCT-Ngày 15/12/1986) và căn cứ vào công văn số 13-CV/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định cho lập Phòng Lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu tại ngôi nhà 24 phố Điện Biên Phủ, Hà Nội. Ủy ban Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật bàn với gia đình nhà thơ Xuân Diệu để thực hiện chủ trương này.

Đây là văn bản trả lời đề nghị của Ủy ban Trung ương Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam về việc lập phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu từ năm 1986 khi Cù Huy Hà Vũ mới 30 tuổi, chưa có hoạt động chống phá nhà nước. 

Như vậy, bản thân nó đã chứng tỏ không hề có chuyện chính quyền trả thù Cù Huy Hà Vũ như đám giả danh dân chủ cùng đám BBC, RFA rêu rao.

2. 
Mọi tài liệu hiện có về nguồn gốc, quá trình quản lý sử dụng và việc triển khai thực hiện các quyết định của TT chính phủ về nhà đất tại 24 Điện Biên Phủ cho thấy ngôi nhà này hiện thuộc sở hữu nhà nước, và bản thân Cù Huy Hà Vũ hoàn toàn không phải là chủ sở hữu. 

Nhà 24 ĐBP là biệt thự 2 tầng, có bằng khoán điền thổ số 150 và khuôn viên đất là 468 m2 do nhà nước tiếp quản sau giải phóng Thủ đô 1954. Hòa bình lập lại, ngôi nhà này do Bộ Văn Hóa (nay là Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch) quản lý và bố trí cho 3 hộ gia đình sử dụng, gồm: Ông Cù Huy Cận (mất 2005), ông Vũ Quang Triệu và ông Ngô Xuân Diệu (nhà thơ Xuân Diệu, mất 1985). 

Ngày 27/3/1987, Hội đồng Bộ trưởng có công văn 327V20 gửi UBTU Liên hiệp Văn Học - Nghệ Thuật VN, thông báo cho lập Nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu tại địa chỉ trên.

Ngày 10/6/1996, VP Chính phủ có CV số 2754/KGVX gửi bộ Văn Hóa - Thông tin, thông báo ý kiến của Phó TT Nguyễn Khánh, trong đó có nội dung giao cho Bộ này có trách nhiệm quản lý nhà Lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu và có đoạn: "Bộ có thể ủy nhiệm cho ông Cù Huy Cận trực tiếp trong nom Nhà lưu niệm này, nhưng phải kiểm kê đầy đủ các hiện vật là di sản của nhà thơ Xuân Diệu còn để lại; đồng thời có các quy định cụ thể của Bộ về việc bảo quản các hiện vật sau này".

Nội dung văn bản ghi rõ, Bộ có thể ủy nhiệm cho ông Cù Huy Cận (Bố đẻ Cù Huy Hà Vũ) trực tiếp trông nom Nhà lưu niệm này" mà thôi. Dưới góc độ pháp luật, việc "ủy nhiệm" khác hẳn với việc giao "sở hữu".

Như vậy, ngôi nhà 24 Điện Biên Phủ không phải của ông Cù Huy Cận. Điều này có nghĩa Cù Huy Hà Vũ không phải là người kế thừa hợp pháp.

3.
Trong đơn khởi kiện TT Nguyễn Tấn Dũng và UBND TP Hà Nội, Cù Huy Hà Vũ có đính kèm một số văn bản nhằm chứng minh quyền sở hữu đối với căn nhà trên. Có 2 tài liệu đáng chú ý.


Văn bản thứ nhất có tên: "Giấy chứng nhận về nhà ở của đồng chí Cù Huy Cận, số nhà 24 - Điện Biên Phủ - Hà Nội", ngày 27/7/1992. Đây hoàn toàn không phải là giấy chứng nhận nhà đất hay chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với căn nhà 24 ĐBP. Bởi vì văn bản này được xác nhận bởi cá nhân ông Lê Thành Công (Nguyên Chánh văn phòng - Vụ trưởng Bộ Văn hóa giai đoạn 1958-1965), hoàn toàn không phải là văn bản quy phạm pháp luật, và vì thế nó không có giá trị pháp lý. Đặc biệt, nó không được cơ quan quản lý nhà đất của Hà Nội hoặc cơ quan Bộ đang quản lý căn nhà đó ban hành. 

Văn bản thứ hai là "Giấy chứng nhận" (Viết tay) của nhà báo Xích Điểu, tức ông Trần Minh Tước, nguyên Giám đốc Sở Báo chí Trung ương, chứng nhận rằng, căn nhà 24 Điện Biên Phủ đã được Phủ Thủ tướng giao lại cho ông Cù Huy Cận và ông Xuân Diệu ở và quản lý. Đây cũng là văn bản không có giá trị pháp lý, mà nó chỉ có tính chất tham khảo bởi đây là các cá nhân xác nhận với nhau. Mặt khác, việc Phủ Thủ tướng giao cho 2 ông ở và quản lý không đồng nghĩa với căn nhà đó thuộc sở hữu của 2 ông.

Ngoài 2 văn bản trên, còn 1 văn bản khác đính kèm là sơ đồ các hộ dân sinh sống tại 24 Điện Biên Phủ, nhưng do các hộ này tự vẽ và chứng nhận với nhau mà không có dấu của sở nhà đất. Vậy giá trị pháp lý ở chỗ nào hỡi ông Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ?

4.
Theo suy đoán cá nhân, Cù Huy Hà Vũ biết rõ việc khởi kiện là không thể thắng, nhưng anh ta vẫn kiện với mục đích hâm nóng lại sự quan tâm của dư luận vào cái tên tuổi đã nguội lạnh của anh ta kể từ khi sang Mỹ.

Chuyện kiện cáo của Cù Huy Hà Vũ cho dù là kiện Thủ tướng và kiện UBND TP Hà Nội cũng sẽ không phải chuyện lạ. 

Cách đây hơn chục năm, người dân Hà Nội từng xôn xao vì cuộc chiến pháp lý tranh chấp quanh ngôi nhà của cố thi sĩ Xuân Diệu. Người gây ra cuộc “nồi da xáo thịt này” không ai khác là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cùng vợ là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà. Đối tượng bị kiện, thật bất ngờ lại là bố đẻ của Cù Huy Hà Vũ, tức nhà thơ Cù Huy Cận, với mục đích giành quyền sở hữu căn nhà 24 Điện Biên Phủ. 

Đến bố đẻ của mình mà Cù Huy Hà Vũ còn kiện, vậy nên việc anh ta kiện Thủ tướng và UBND TP Hà Nội cũng là chuyện bình thường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét