Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

ĐẤU TỐ THỜI @

Copy từ Lốc Liếc

Đấu tố thời @

Dẫn: Nhân chuyện triển lãm CCRĐ vừa mở cửa vài ngày đã đóng, nhớ đến vụ đấu tố quái lạ xảy ra vào tháng 11 năm ngoái ở xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội. 

Sai lầm của đấu tố xưa, là đã giao cho các ông bà bần cố nông thiếu học giữ cả vai công tố lẫn quan tòa, cho nên mục đích thì đúng đắn nhưng hậu quả thì lắm oan sai. Riêng trong vụ đấu tố Chàng Sơn ngày nay thì lực lượng công tố, quan tòa còn có thêm cả bọn lắm chữ, là đám Lá ngón tham gia.
---------
1. Tham gia tố tụng:
Nguyên đơn: Chi Hội phụ nữ sồn sồn và các mầm non 7 thôn thuộc xã Chàng Sơn
Nhân chứng: Như trên
Cơ quan điều tra: Vẫn như trên
Cơ quan đại diện quyền công tố: Vẫn vậy
Hội thẩm nhân dân: Cũng vẫn thế
Tòa án: Tái bản, có bổ sung tập đoàn Lá ngón Annam
Bị đơn: Không hộ khẩu, không CMND, chưa xác minh được nhân thân, tạm gọi là Ngài
Bào chữa cho bên bị: (Luật) Sư Thích Minh Phượng, thế danh Nguyễn Xuân Long
2. Diễn biến trước phiên tòa:

Đầu tiên, “cơ quan điều tra” trang điểm cho “đối tượng” bằng lọ ghẹ và chụp cho Ngài một cái mũ cối. Nhưng hình như cái mũ cối không đạt hiệu quả gây "căm thù" đối với “hội thẩm nhân dân”, thậm chí còn có vẻ phản tác dụng.

Do vậy, sau khi nhận được chỉ đạo "không chụp mũ", “điều tra viên” đổi phương án thành "chụp nón" (lá), nhưng vẫn phản tác dụng, vì dường như nét mặt “bị đơn” lại tươi hơn. Không ổn.

Có đề xuất mới là cho Ngài đeo kính mát, nhưng vẫn không thể tác động đến tinh thần của “bị đơn”. Đeo kính mát vào, trông vẻ mặt Ngài lại thêm cương nghị.
Đã đến giờ dẫn giải “bị cáo” ra tòa. Thôi, dẹp không cần "trang điểm" gì thêm nữa! 


Đấy thấy chưa, không “bôi gio trát trấu” thì mới thấy Ngài buồn, thậm chí, hình như Ngài đang khóc.
3. Diễn biến tại phiên tòa:
Bước 1: Đấu tố sơ bộ:
Bước 2: Đấu tố cao trào:
4. Tòa tuyên án: 
Mỗi câu: "A la xô"! (phiên âm tiếng Pháp, nghĩa đen là "Xông lên")
Xử ngay, lần 1: Sơ thẩm

Ảnh lấy từ trang của Xuân nhọ mõm, thành viên Lá ngón

Bản án với hình phạt này được cho là quá nhẹ, “bên giữ quyền công tố” đề nghị làm rõ, tòa trả hồ sơ để "điều tra bổ sung". 
Ảnh lấy từ trang của Xuân nhọ mõm
Ừ, bổ thỉ bổ, "điều tra viên" tức thì điều tra bổ sung.
Xử lần 2: Phúc thẩm
Ảnh vẫn lấy từ trang Xuân nhọ mõm (*)
Sau khi “cơ quan điều tra” bổ sung các “hồ sơ chứng cứ”, đã đủ cơ sở để kết luận với các “tình tiết tăng nặng hình phạt”, bản án có hiệu lực lập tức, thi hành án tại tòa.

Tất tần tật, tòa án, nguyên đơn, nhân chứng, cơ quan điều tra, kiểm sát viên, hội thẩm và "nhân dân" 7 thôn Chàng Sơn vui mừng phấn khởi. Đông đảo quần chúng nô nức biểu thị sự đồng tình với hình phạt nghiêm minh mà Tòa đã áp dụng với các bị cáo.
Sau đó, Hội phụ nữ sồn sồn và các mầm non kết hợp chặt chẽ với tập đoàn Lá Ngón Annam lại tiếp tục hăng say lao động, phấn đấu và cống hiến.

5. Ấy, mải tường thuật, quên tiệt là cần phải trình bày “bị cáo” phạm tội gì.
Tội gì, tội gì?
Thì tội to, to lắm, nghiêm trọng lắm! 
Đó là tội “GIỐNG HỆT (LUẬT) SƯ”:

Bị cáo và (luật) sư 

Tại phiên tòa, (luật) sư Thích Minh Phượng lắp bắp bào chữa: “Bức tượng này không phải là tôi đặt đúc, mà do một Phật tử trong làng tên Chu Thị Nụ cúng dường, theo mẫu tượng đức Điều Ngự...”. Ngay lúc đó, hệ thống âm thanh bị sự cố kỹ thuật. Toàn thể "phiên tòa", trên dưới một lòng, hô vang, "đả đảo (luật) sư"!
(Luật) sư tháo chạy, để lại hiện trường một chiếc xe Kia Morning màu trắng mang biển số XYZ và hình như cả một chiếc dép tổ ong đứt quai (theo truyền thống từ thời Đạt ma sư tổ).
"Tòa" tuyên tịch thu và sung tất vào "công quỹ".
6. Diễn biến ngoài phiên tòa
Trong khi theo dõi chặt chẽ diễn biến phiên tòa từ xa, Nghệ sỹ Công Lý hốt hoảng tuyên bố, "từ bé tôi đã đã kiên định ý chí chiến đấu, dứt khoát không đi tu, bằng chứng là hiện nay tôi đang chuẩn bị lấy vợ lần thứ ba".
Sau đó, anh hứa sẽ luôn chăm ngoan diễn hài và cam đoan không bao giờ tự đúc tượng cũng như nhận tượng do người khác cung tiến. Rồi, anh bỗng nức nở, thề trọn đời "đéo dại" bén mảng đến làng Chàng Sơn vàkhông bao giờ dám dây với, xin phép chép nguyên văn, là, "địt mẹ bọn Lá ngón Annam".
***
Trong khi đó, tại non thiêng Yên Tử, nơi ngàn năm mây trắng đi về, đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông hoàn toàn không bình luận gì về vụ án. Ngài vẫn an nhiên tự tại, thậm chí còn cười mỉm, như trong bức tranh này:

Rồi Ngài lại nhập định để trầm ngâm suy nghĩ về cuộc đời, vốn dằng dặc những oan khiên đấu tố:
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, tư thế ngồi thiền mở mắt, mặc áo hở vai, đặt tại tháp tổ Huệ quang, Yên Tử.
"Phải trái rụng theo hoa buổi sớmLợi danh lạnh với trận mưa đêm
Hoa tàn, mưa tạnh, non im ắng
Xuân cỗi còn dư một tiếng chim."
(Mạn hứng ở sơn phòng - Thơ Trần Nhân Tông, Đỗ Văn Hỷ dịch)
-----------------
Ghi chú:
(*) Kèm theo mớ lá ngón của Xuân Nhọ mõm: "Nếu đây là bức tượng mà ông sư này tự tạc mình thì ông ta đã tự coi mình là Thích Ca Mầu Ni. Một sự nhạo báng vô cùng hỗn xược! Vì vậy cần ngay lập tức đuổi ông này khỏi chùa, và không cho phép trú ngụ ở bất cứ cơ sở thờ tự nào. Giáo hội Phật giáo VN cũng nên tạo điều kiện để sư này hoàn tục".

Được đăng bởi Thiên lý vào lúc 10:10

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét