Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

ÔNG PHẠM XUÂN NGUYÊN NÓI BỪA, KHÔNG HIỂU GÌ VỀ NỘI DUNG NGHỆ THUẬT

Khoai@


Lại là Nguyên Đầu bạc!

Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe, sao lại phán như đúng rồ vậy?

Đây là Stt của Artist Đỗ Minh Tuấn, xem chép về cho anh em đọc để hiểu thêm về Nguyên Đầu Bạc.

-----------------

Xem bài phỏng vấn của BBC về việc phim đặt hàng về Điện Biên Phủ không ăn khách theo link dưới đây, lúc đầu nhà văn Phạm Xuân Nguyên nói có vẻ khách quan và có hiểu biết như một nhà phê bình nghiên cứu: “Nhiều người chưa xem nhưng họ cứ đi theo trào lưu. Cả khán giả và báo chí, đưa tin và bình luận như thế nhưng có khi họ chưa xem mà vẫn nói như thật, họ còn chửi rủa, chửi mắng, chê trách. Và cũng phải nói thêm về thị hiếu của chúng ta. Thị hiếu văn hóa nói chung như đọc sách, nghe nhạc, xem tranh cho đến xem phim đang có vấn đề. Tức là khán giả, độc giả cũng có trách nhiệm."

Nhưng đến cuối, khi đề cập đến các phim cụ thể ông lại phát ngôn hoàn toàn sai thực tế, phạm vào những lỗi mà ông chê trách người khác ở trên. Cụ thể, “Trả lời câu hỏi của BBC, nếu phim được vào cửa miễn phí, liệu có thu hút được người xem không, nhà phê bình văn học nói ‘rất khó’. “Những phim này, dù là phim của anh Đỗ Minh Tuấn 10 năm trước đây, phim của anh Thanh Vân bây giờ và trước đó nữa, thời 30 năm là phim của đạo diễn Bạch Diệp là Hoa Ban đỏ cũng phải dùng những cảnh đào chiến hào, vẫn những cảnh chiến đấu, súng bắn, rồi vẫn cảnh phất cờ, thì theo tôi nghĩ rất khó thu hút.”

Điều này chứng tỏ ông Phạm Xuân Nguyên chưa xem phim “Ký ức Điện Biên” của tôi, hoặc nếu có xem cũng không hiểu logic nghệ thuật của phim. Vì cho dù cả ba phim đều có phất cờ trên hầm Đờ cát, nhưng cách cách nhân vật đi đến khoảnh khắc phất cờ đó hoàn toàn khác nhau. Trong phim của tôi, để đi tới căn hầm ấy, các nhân vật đã phải vượt qua ba tình huống nghệ thuật liên quan đến ba cuộc chiến đấu: CUỘC CHIẾN ĐẤU GIỮ ĐẤT, CUỘC CHIẾN ĐẤU GIỮ NGƯỜI và CUỘC CHIẾN ĐẤU GIỮ GÌN Ý NGHĨA. Các phim kia hoàn toàn không có hành trình nghệ thuật ấy. Việc đánh đồng các phim có cách tiếp cận khác nhau với chiến thắng Điện Biên Phủ chứng tỏ ông chẳng hiểu gì về nội dung nghệ thuật, logic nghệ thuật và hành trình nghệ thuật. 

Ông nói rằng phim của tôi và các phim khác cũng làm phất cờ chiến thắng thì chiếu miễn phí “cũng khó thu hút”. Điều này chứng tỏ ông không biết gì về hiệu quả xã hội mà phim “Ký ức Điện Biên” đã đạt được hoặc có biết những cố tình nói khác. 

Trên thực tế, riêng số lượng người xem phim nhựa “Ký ức Điện Biên” ở Việt Nam năm 2004 (dưới các hình thức mua vé, chiếu giá rẻ, chiếu miễn phí..). đã gần 2 triệu theo thống kê của phát hành phim đăng trên báo Sài gòn Giải phóng. Đó là chưa kể lượng khách xem truyền hình sau hàng chục lần chiếu trên các kênh VTV1, VTV3, VTV4, VTV6, HTV, VOV...và nhiều kênh khác trong cả nước, cũng chưa kể số lượng khán giả ở các Liên hoan phim quốc tế và ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản,, Indonesia, Malaisia và Bruney...- những nước đã mua bản quyền phim “Ký ức Điện Biên” từ 4 đến 15 năm để chiếu rạp chiếu TV, in DVD và chiếu nơi công cộng. 

Nên nhớ rằng, phim ăn khách nhất hiện nay là “Tèo em” thu 80 tỷ quy ra mỗi vé 100.000 thì chỉ có 800.000 khán giả, chưa bằng nửa số lượng khán giả của phim “Ký ức Điện Biên”. Vậy mà ông bảo phim tôi chiếu miễn phí “cũng khó thu hút” là sao? 

Nếu lúc đầu ông Nguyên đã phát ngôn từ vị thế một nhà khoa học thì lúc sau ông không nên nhảy tót sang phát ngôn kiểu nhà chính trị ma mãnh, hay tệ hơn, kiểu phe cánh à uôm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét