Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

SON ĐOONG - WORLD' S LARGEST CAVE

Khoai@


Những bức ảnh đầu tiên về nơi mà Thế giới biết rõ hơn cả người Việt nam. Trước khi được đi thăm quan bằng cáp treo, hãy xem trước những bức hình đẹp như trong phim ‪#‎Avatar‬ ở link bên dưới nè 


World's Largest Cave, Son Doong, Hosts First Public Tours (And The Photos Are Unreal)

The Son Doong Cave in Vietnam is the biggest cave in the world. It's over 5.5 miles long, has a jungle and river, and could fit a 40-story skyscraper within its walls.

But nobody knew any of that until five years ago.

The newly discovered cave has been touted as the largest in the world, although other caves vie for the title of longest (Mammoth Cave in Brownsville, Kentucky nabs that title with about 400 miles of passageways) and deepest (Krubera Cave in the nation of Georgia).

A local man discovered the cave entrance in 1991, but British cavers were the first to explore it in 2009. Tour company Oxalis has been running trial tours of the cave since last summer. According to their website, there is currently "no availability" left for 2014 tours, but the schedule for 2015 will be posted "later this year."

The lucky few who have entered Son Doong so far, like photographer John Spies, have emerged with some amazing photos.

The man who discovered Son Doong didn't go in because the entrance he found had too steep a drop. On tours, visitors rappel 80 meters to enter Son Doong.




On their first night inside the cave, visitors camp near Hand of Dog, a humongous stalagmite that looks like a dog's paw.


The roof of the cave collapsed centuries ago, allowing a lush jungle to take root. Monkeys and flying foxes live in what explorers named the Garden of Edam.



Fields of algae from ancient pools blanket parts of the cave's interior.


Son Doong is a jackpot of rare cave pearls. The pearls form over hundreds of years as water drips down, dries up and leaves layers of calcite crystals on grains of sand. 


Scientists have discovered never-before-seen plant species around Son Doong's waterfalls. Oh, and there's a whole river in there, too.




Can't shell out $3,000 for a tour? Take this virtual journey into Son Doong's forests!

This post has been updated with additional context on other superlative cave systems.

Photos by John Spies and Carsten Peters/Getty Images.

SonDoongCave.org - Amazing forest inside Son Doong Cave - BBC How To Grow A Planet: 

HỐI LỘ RẮM

Bình đẳng bác ái là cái thứ ứ thể thiếu trong công cuộc xây dựng, gìn giữ và phát triển gia đình. Tỉ dụ như vợ chồng trẻ mới lấy nhau thường hay có món phân công nội bộ: anh yêu rửa bát ngày chẵn, con ranh rửa bát ngày lẻ. Đôi khi vì lười vì mải chém phây xem sếch hoặc giời lạnh sun chim đâm ngại thò chim, à quên thò tay vào nước,…nên thực tế phát sinh tiết mục nịnh nọt mặc cả từng bữa.

Chuyện này mình từng chứng kiến.

Hôm í tới nhà thằng bẹn cứt chơi. Thằng nài mới bị vợ lấy nhưng trình sợ vợ của nó thì thuộc loại thượng thặng. Chưa kịp bấm chuông vào nhà thì thấy hai đứa chúng nó đang í éo đậm nhạt. Tưởng có pha chim chuột hay ho, mình hóng:

-Không. Cứ theo nịch mà nàm.

-Thôi mà, giúp anh một hôm thôi. Tại thằng bạn anh sắp tới, nhỡ đúng lúc anh đang ấy mà nó nhìn thấy thì mai nó rêu rao thối lắm.

-Đã bảo không là không.

- Anh xin đấy. Rồi anh rửa bù cho em hai buổi.

-Nằng nhà nằng nhằng tôi điên nên bây giờ.

-À, vậy anh, anh có cái này, em nhận tạm.

Nghe hấp dẫn quá, mình rướn lên nhìn. Thằng kia huých huých cái tay vào con vợ rồi bất ngờ kiễng đít lên “tủm” một cái. Xong nó phá lên cười như thằng dở.

Há há, thằng nài khá. Mình suýt đạp cửa xông vào bắt tay nó và tiện thể can thiệp vì kiểu gì con vợ nó chả cho một phát vào a-lô.

Không ngờ…

Con vợ nó nghiêm nghị sâu lắng, không thèm động thủ mà lại ra chiều đăm chiêu đầy nguy hiểm. Thằng kia trong nhà và mình ngoài cửa cùng nín thở.

-Đây không thèm nhận hối nộ. Trả nại cho anh. “Pítttt” (con vợ nó kiễng đít lên làm một phát tưởng như dài vô tận).

Được. Quá được. Mừng cho thằng bẹn cứt vớ được con vợ đạo đức sáng ngời.

Giờ đọc báo nghe đài thấy toàn chuyện bôi trơn ăn đút, tỉ như mới đây tòi thêm cái món “hối lộ tình dục”. Xin lỗi, hối lộ tình dục là chuyện nhỏ, hối lộ rắm mới hoành tráng tinh vi.

Tự dưng lại nhớ con vợ thằng bẹn cứt.

“Píttttttttttt”

Nguồn: Chàng Đa

NGƯỜI VỢ BỊ BỎ QUÊN

Kết thúc câu chuyện như những bộ phim Hàn Quốc. Ngoài đời liệu có bao nhiêu đôi vợ chồng có thể làm được điều này? Hay càng ngày càng lấn sâu vào sự lừa dối? Người vợ thay đổi không vì bản thân cô ta, mà huyễn hoặc để chồng giác ngộ, còn người chồng vẫn cố hữu tính ích kỷ, tham lam "chứng nào, tật nấy".

Người vợ bị bỏ quên

Cú điện thoại đến bất ngờ giữa lúc chị đang ngồi chờ chồng bên mâm cơm. Chị đã lưỡng lự không muốn đi bởi vì chị nghĩ làm thế chẳng khác nào bản thân mình thiếu lòng tin với chồng. Nhưng rồi chị lại thấy mình cần phải đi một lần cho rõ ràng, dù thế nào, sau lần này chị cũng không bao giờ phải hoài nghi thêm nữa. Vậy là chị vẫn đi nguyên đôi dép lê lao ra khỏi nhà… Chị đi tìm chồng. Người chồng mà theo bạn bè chị nói là “gái gú đầy bên ngoài”.

Chị đến địa chỉ như đã được thông báo, chị không mất nhiều thời gian để nhận ra xe của anh ở ngoài khách sạn đó. Chị run run, chị muốn cố gắng xóa đi cái suy nghĩ anh không phải là kẻ phản bội, có thể anh vào đó có việc gì và anh sẽ không giấu chị. Chị gọi cho anh, đầu dây bên kia bắt máy bằng giọng đầy khó chịu:

- “Có chuyện gì thế?”

- “Anh đang ở đâu đấy, bao giờ anh về ăn cơm?”

- “Đang ở công ty chứ ở đâu. Mà em ăn trước đi, anh ăn rồi. Thế nhé”.

Vậy là đã rõ tất cả. Anh đi ngoại tình, anh đi ngủ với gái và anh nói dối chị. Vậy mà bấy lâu nay chị tôn thờ anh như tôn thờ một vị thánh sống.

Chị không vào khách sạn. Chị quay về. Tối hôm đó chị không ăn cơm, chị để mâm cơm nguội ngắt rồi vào phòng nằm ngủ.

Sáng hôm sau chị dậy sớm ra khỏi nhà khi mà anh đang ngủ. Chị đi dạo phố, rồi chị ghé vào một hàng hoa, mua ít hoa hồng vàng về cắm. Khi chị đang đi đường, anh gọi qua điện thoại:

- “Sao sáng nay em không nấu đồ ăn sáng, cũng không gọi anh dậy. Em có biết là anh đi làm muộn rồi không?”

- “Em không nắm được lịch trình của anh. Sáng nay em phải đi mua hoa và làm tóc nữa. Em bận, anh tự ăn bên ngoài đi nhé”.

Rồi chị cúp máy. Lần đầu tiên sau gần 10 năm làm vợ anh, chị là người tắt điện thoại trước. Chị có thể cảm nhận được sự chưng hửng và hụt hẫng của anh đầu dây bên kia bởi vì đó là cảm giác mà chị vẫn thường trải qua khi anh đột ngột cắt điện thoại.

Chị đi sắm cho mình những chiếc váy, chị cắt tóc ngắn và nhuộm màu nâu đỏ. Chị đi làm móng, trông chị thật sành điệu. Mọi người bị sốc khi nhìn thấy ngoại hình của chị. Ngay cả anh cũng ngạc nhiên khi thấy vợ đột nhiên thay đổi. Nhưng anh cũng chẳng đoái hoài, anh không khen ngợi cũng chẳng chê bai. Vì anh có một mối quan tâm khác, mối quan tâm trẻ hơn bên ngoài.

9h tối anh không thấy vợ điện thoại. Ở trong vòng tay người tình anh bắt đầu thấy nóng ruột. Thường vào giờ này chị sẽ gọi cho anh bằng cái giọng rụt rè: “Anh ơi, sắp xong việc chưa? Bao giờ anh về, em vẫn đang đợi cơm anh”. Nhưng cả tháng trời nay, chị không bao giờ điện thoại cho anh. Thi thoảng, anh bật điện thoại lên và thấy hụt hẫng khi không có một dòng tin nhắn hay một cuộc gọi nhỡ của chị.

Anh gọi cho vợ, nhưng chị không bắt máy. Anh quyết định về nhà sớm hơn dù cô nhân tình tìm cách giữ lại. Về nhà, anh không thấy có mâm cơm trên bàn như bao lần. Căn nhà tối thui không có bóng người. Anh gọi điện cho chị, lần này chị nghe máy:

- “Đang ở đâu vậy?”

- “Em đang đi ăn tối với một người bạn. Có việc gì vậy?”

- “Mấy giờ rồi có biết không? Mà cơm nước sao không có?”

- “Hôm nay, anh lại ăn ở nhà à? Vậy anh nấu tạm đồ trong bếp nhé. Em bận rồi”

Chị lại cúp máy. Anh không thể biết chị ở đâu.

Chị đẹp lên từng ngày. Chị không còn giống là người vợ ngày ngày ở trong bếp nấu nướng và chờ anh. Chị thay đổi, chị lột xác nhưng chị quá xa xôi so với anh. Anh bắt đầu thấy nhớ… thấy thèm một sự hiền hòa và cam chịu của chị. Nhưng giờ chị dửng dưng với mọi điều. Anh say khướt về nhà chị không hề lo lắng. Anh đi tới tận khuya chị không hề điện thoại. Anh không về, điện thoại báo chị cũng nhẹ nhàng đồng ý… Sự tự do mà chị mang lại cho anh khiến anh sung sướng lúc ban đầu nhưng lại mang lại cảm giác khó chịu và tức tối về sau…

Chị đã từng là một người con gái đẹp nhưng vì yêu anh, vì muốn là hậu phương vững chắc cho anh nên sau khi cưới chị tình nguyện ở nhà chăm sóc chồng con. Chị nghĩ sự hi sinh của mình là cần thiết và chồng sẽ trân trọng. Chị đánh đổi sự nghiệp và nhưng cơ hội của mình để nhận được một lời chê bai: “Em nhạt và nhàm chán quá” của anh.

Anh ngủ dậy không thấy chị nằm bên. Anh hốt hoảng vì điều đó. Đã gần 1 tháng nữa qua đi, chị vẫn tự do và thoải mái cho anh như vậy. Nhưng anh thì đã không còn thiết đến chỗ người tình. Anh nôn nóng muốn biết xem chị đi đâu, làm gì, vì sao chị thay đổi… Những thứ đó còn khiến anh quan tâm hơn nhiều so với sự hờn dỗi của cô người tình.

Trên bàn chị để lại một mẩu giấy nhỏ: “Em đi du lịch một mình 3 ngày cho khuây khỏa. Anh tự lo cho cuộc sống của mình nhé. Con em gửi về bên ngoại”. Anh thấy tim mình đau khi chị bỏ lại anh thoải mái như vậy. Chị muốn trải nghiệm cảm giác không có anh, điều đó làm anh thấy buồn. Hình như chị đang chuẩn bị tâm lí cho việc không cần anh trong cuộc đời.

Anh muốn đợi vợ về để thú nhận với vợ rằng anh đã ngoại tình và xin chị tha thứ. Anh muốn chị đẹp như bây giờ nhưng xin chị hãy gần anh như xưa, đừng xa cách nữa. Anh nóng ruột điện thoại cho vợ nhưng chị tắt máy. Tới tận đêm, khi anh gọi điện chị mới nghe:

- “Em đang ở đâu”

Chị nói địa chỉ và rồi trong đêm ấy anh lao đến tìm chị, tìm người vợ mà bấy lâu nay anh bỏ quên. Còn chị, chị yên tâm chờ đợi vì chị tin chắc là anh sẽ đến…

Theo eva.vn

NHÂN ÁI CÁI LỒN

Khi nhìn hình ảnh cháu bé tầm tuổi con cái chị bị dính tay vào lan can và treo tấm biển “Tôi là người ăn trộm” tại một siêu thị nào đó khiến chị không kìm được nỗi xót xa. Chị xót xa bởi những hành vi như thế chẳng bao giờ giúp đứa trẻ trở nên tử tế hơn, chị thực sự giận những kẻ đã làm điều bất nhân đó. 

Nhưng chị cũng chưa bao giờ nghĩ phải lôi bằng được bản thân và tông ti họ hàng những người thực hiện hành vi ấy phải trả giá như cách các cô đang kêu gào. Cũng như cách các cô đã kêu gào phải giết những kẻ trộm chó… 

Xã hội mà luôn cổ xúy lấy cái ác này trừng trị cái ác kia, lấy cái sai này để trừng phạt cái sai khác, cổ vũ cho cái sai sau nặng hơn cái sai trước thì xã hội sẽ tiến đến đâu? Các cô có nhận thấy cái ác ngày càng được tăng theo cấp số nhân nhờ mạng xã hội, lá cải và nhân danh lòng nhân ái không? 

Ác thú cũng chẳng sánh bằng lòng nhân ái của các cô. Chị thật.

Nguồn: Mượt Khắm

CHỬI NHAU VỚI BỌN ĐẠO ĐỨC GIẢ

Một xã hội phát triển bình thường là một xã hội luôn có sự phân công lao động một cách hợp lí. 

Ở Việt Nam, sự phân công lao động không dựa trên chuyên môn, sự phù hợp mà dựa vào quan hệ, vào tư duy thấy "người ta ăn khoai mình cũng vác mai đi đào". Có thể thấy xã hội này nó lộn xộn đến mức nào. Các cô đừng kêu la, bởi chính các cô là nguyên nhân chứ không phải nạn nhân của đống bầy nhầy đấy. 

Một xã hội mà nông dân đứng trên bục giảng dạy cách làm tiền cho các giáo sư kinh tế, kẻ tham nhũng rao giảng đạo đức làm người, thợ hàn dạy cách viết văn, lưu manh làm hành pháp, kẻ biến thái dạy cách yêu thương, yêu quái đi làm bảo mẫu ... và lái xe, sinh viên gày tóp đít đi làm ông già Noel với lí do miếng ăn mà được coi là bình thường thì hẳn đó là một xã hội vận hành với những điều vô giá trị. 

Dĩ nhiên vì miếng cơm manh áo, các cô phải làm tất cả những điều có thể để kiếm thứ tọng vào mõm mà ít có sự lựa chọn. Tất cả các việc lương thiện để kiếm miếng ăn đều đáng trân trọng. Nhưng nhiều việc các cô không thể lấy mục đích để biện minh cho phương tiện. Các cô hãy nhìn và cảm nhận một thí sinh trong chương trình "Thần tượng" quỳ lạy ban giám khảo cho đi tiếp trước hàng triệu khán giả xem truyền hình trực tiếp thì mới hiểu cái xã hội này nó sản sinh ra những thứ quái thai thế nào. Hãy lựa chọn công việc phù hợp và biết từ chối những việc không hợp với mình, đó mới là chuẩn mực và tư cách. 

Quay trở lại chuyện ông già Noel trong status trước của chị, với một số cô, đó là những người lao động chỉ vì miếng cơm, là thân phận làm thuê mà phải làm những việc như thế, chẳng thể đòi hỏi hơn vì như thế cũng là cố gắng lắm rồi. Hãy thương họ hơn là chỉ trích họ. 

Địt mẹ, các cô thật là nhân ái. 

Vì miếng cơm của bản thân mà các cô chả coi giấc mơ, niềm vui của những đứa trẻ là cái đít gì, tất cả những điều được coi là tốt đẹp đều thua miếng ăn của các cô, kệ mẹ cái xã hội này nó dẫn đến đâu. Với tầm nhìn, văn hoá của các cô, ông già Noel tốt bụng huyền thoại chỉ là thằng xe ôm đưa quà không hơn không kém. 

Bi kịch hơn, đây lại là tầm nhìn của những kẻ được coi là có ăn học. Tầm nhìn đéo quá miệng bát cơm thì bảo sao cái xã hội này đầy rẫy lũ người hèn hạ, ích kỉ, tự ti, độc ác và bỉ ổi. 

Ấy thế nhưng khi động vào các cô xem, các cô chả giãy đành đạch như đỉa phải vôi, tự ái và nhân cách của các cô cao tót vời như thể các cô là vàng là ngọc. Nữ hoàng, quân vương cũng chẳng sánh bằng. 

Khiếp. Chị dí lồn vào nhân cách, lòng nhân ái của các cô. Địt mẹ lũ rởm rít, tưởng chuyện gì đứng về phía người nghèo cũng là hay phỏng.


Nguồn: Mượt Khắm

KHÔN THÌ SỐNG, MỐNG THÌ CHẾT

Tiền nhân đã dạy: "Khôn thì sống, mống thì chết"

Ngọc Quang

(GDVN) - Nếu chúng ta giao quyền, giao tài sản cho những người kém cỏi về năng lựcvà đạo đức, lại tham lam... thì làm sao tránh khỏi lệ thuộc, thậm chí là mất nước.

Sáng nay, Luật sư Trương Trọng Nghĩa - Đại biểu đoàn TP.HCM đã có một phát biểu làm nóng nghị trường khi đề cập thẳng tới quan hệ kinh tế với Trung Quốc và chuyện hàng nghìn lao động phổ thông Trung Quốc tràn vào Việt Nam.

Đại biểu Nghĩa dẫn ra phát biểu của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành "Kinh tế không thể bay cao vì đôi cánh của nó bị đeo quá nhiều gánh nặng": Xuất khẩu đứng trong top 10, top 5, thậm chí nhất nhìn thế giới, nhưng suốt hai thập kỷ qua vẫn gia công với lao động giá rẻ, xuất khẩu tài nguyên, nhập khẩu đến 70-80% linh kiện, nguyên phụ liệu, nhập khẩu hàng tiêu dùng rẻ tiền, năng suất lao động thấp... tham nhũng tràn lan, nợ công, nợ xấu trồng chất.

Một trong những nguy cơ mới từ 10 năm qua đó là sự lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Tôi dùng chữ lệ thuộc theo nghĩa là muốn dứt ra mà không dứt được. Biết không tốt, không hay, nhưng vẫn phải tiếp tục. Sự lệ thuộc này diễn ra trên nhiều lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, nguyên phụ liệu, đấu thầu thi công, năng lượng, viễn thông, khai thác khoáng sản, trang thiết bị công nghệ, nhân công, hàng tiêu dùng… Tại kỳ họp 7 tôi có chất vấn về sự lệ thuộc về tài chính thì được trả lời là không đáng kể, nhưng một số cử tri không đồng ý, cho rằng đã có sự lệ thuộc vào vốn và tài chính đang ẩn dấu.

Tôi không muốn nói đến âm mưu thủ đoạn của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam. Tôi đang nói đến Trung Quốc như một đối tác trong cộng đồng kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp Trung Quốc như là các đối tác Mỹ, Nga, Ấn Độ và các nước ASean.

Có được một nền kinh tế mạnh, núi liền núi, sông liền sông trước hết không phải chỉ là thách thức mà là cơ hội. Chỉ riêng tiết kiệm chi phí vận chuyển đã đem lại cho doanh nghiệp Việt Nam lợi thế cạnh tranh không nhỏ so với các nước khác. Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam không chỉ có yếu kém mà còn có những thế mạnh, vậy thì vì sao lại trở nên lệ thuộc?

Có những bài học từ nhân dân, tiền nhân là tiên trách kỷ hậu trách nhân. Khôn thì sống mống thì chết. Không thách thức khó khăn nào lớn hơn hai cuộc chiến tranh vừa qua, nhưng chúng ta đã biết biến những thách thức khó khăn thành thuận lợi, chuyển bại thành thắng nhờ biết trọng dụng và sử dụng những cán bộ hữu tài và hữu đức.

Nếu chúng ta giao quyền, giao tài sản cho những người kém cỏi về năng lực và đạo đức, lại tham lam, người ta chưa mua thì đã chủ động chào bán, thậm chí buộc người ta phải hối lộ như một điều kiện làm ăn với mình thì làm sao tránh khỏi lệ thuộc, thậm chí là mất nước.

Một nước có tiềm năng nông nghiệp lớn như Việt Nam mà lại phải nhập khẩu nông sản, nguyên liệu thực phẩm lớn từ Trung Quốc, kể cả rau quả và trứng gà. Chúng ta vẫn còn quyền tổ chức đấu thầu và chấm thầu thì tại sao lại để lọt những nhà thầu kém năng lực, có ngành chiếm đến 80-90% số lượng dự án? Tại sao thương nhân Trung Quốc có thể bằng visa du lịch đến tận miền Tây Nam Bộ thu mua nông sản, làm lũng đoạn thị trường? Tại sao buôn lậu, thực phẩm chất lượng kém vẫn ồ ạt tràn qua biên giới theo đường tiểu ngạch?

Tại sao nhà máy của SamSung xuất khẩu 130 triệu điện thoại di động trị giá 23,9 tỷ USD, sử dụng 45 nghìn lao động mà chỉ sử dụng có 70 người Hàn Quốc, trong khi chúng ta lại để 23 nghìn lao động Trung Quốc (chủ yếu là lao động phổ thông) vào làm việc khắp nơi, từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, Lâm Đồng, TP.Hồ Chí Minh, Trà Vinh.

Dự án Formosa có 4.268 lao động Trung Quốc trên tổng số 5.917 người. Tại sao Formosa không được cho xây miếu thờ mà vẫn cứ xây? Họ thờ ai và sau này có dẹp được không? Tại sao nạn buôn người sang Trung Quốc vẫn trầm trọng?

Không nên đổ thừa cho âm mưu thủ đoạn gì ở đây cả, mà trước hết là do sự yếu kém của chúng ta.

Ông Nghĩa nhận định, Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra dư địa để phát triển mạnh hơn, đồng thời bày tỏ: “Con người là yếu tố quyết định của mọi giải pháp, do đó Đại hội Đảng 12 phải làm một cuộc cách mạng về nhân sự, chú trọng những cán bộ lãnh đạo có đủ các tiêu chí sau đây: Một là có tài, hai là có đức, ba là yêu nước, bốn là có tư duy dân chủ và tư duy đổi mới hội nhập. Những người năng lực kém và đầu óc cũ kỹ quá thì không nên giao chức vụ cao”.

VÕ THỊ HẢO HAY VÕ THỊ BẤT HẢO?

Khoai@


Nhân chuyện Võ Thị Hảo viết bài "Ai bảo kê cho tra tấn" đăng trên RFA và được các loại mõ truyền thông đăng lại. Khoai@ cho đăng lại bài viết này, và sau đó sẽ có entry về bài viết trên.

Đọc bài "Ngày tang khốc cho dân tộc Việt Nam" của nhà văn Võ Thị Hảo được đăng trên BBC Tiếng Việt, và được trang Quê Choa của Bọ Lập đăng lại. Một bài khá dài với nội dung đề cập đến việc Quốc hội phê chuẩn Hiến pháp 2013. 

Lèo lái, trí trá ngược xuôi để rồi cuối cùng Võ Thị Hảo kết luận xanh rờn, việc Hiến pháp mới 2013 ra đời là một ngày tang khốc cho dân Việt Nam.

Vậy tại sao Võ Thị Hảo lại cuồng ngôn với BBC rằng: "Hiến pháp mới sửa đổi gạt ra ngoài những quyền lợi quan trọng của dân", và rằng, "đó lại là một ngày tang khốc cho tự do và nhân quyền của người dân Việt Nam"?28/11/2013, ngày mà Quốc hội khóa VI thông qua bản Hiến pháp sửa đổi (HP), với tỉ lệ tán thành gần tuyệt đối 99, 59% đã tiếp nối bữa tiệc mừng kéo dài của một nhóm quyền lợi gần như vô giới hạn".

Hẳn ai cũng biết, sau một thời gian khá dài lấy ý kiến góp ý vào bản Dự thảo Hiến pháp mới, cuối cùng, ngày 28/11/2013 Quốc hội khóa VI thông qua bản Hiến pháp sửa đổi, với tỉ lệ tán thành 9, 59%. Mình nghĩ, con số này đã nói lên nhiều điều, và ít nhất nó thể hiện được tâm nguyện của người dân Việt Nam trong thời khắc này.

Thực lòng, tôi không mấy bất ngờ khi có 2 đại biểu không nhấn nút, tức không biểu quyết. Mình cũng sẽ không ngạc nhiên khi có những ý kiến trái chiều được thể hiện ở việc nhấn nút phủ quyết. Điều đó thể hiện tính dân chủ, và phần nào bộc lộ xu hướng phản biện xã hội đối với các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. 

Nói như Blogger Hiệu Minh (bác Tổng Cua), thì đa số chưa chắc đã đúng, thiểu số chưa chắc đã sai, vì thế 2 đại biểu không nhấn nút chúng ta cũng nên trân trọng. Nếu đem so sánh Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013, rõ ràng sự tiến bộ là rất đáng kể. Các chuyên gia pháp luật nổi tiếng đã thống kê có ít nhất 12 điểm mới so với Hiến pháp 1992. 

Một trong số các điểm mới đó không thể không nói đến quyền con người được đề cập trong Hiến pháp. Những quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được chuyển từ Chương 5 trong Hiến pháp cũ lên Chương 2 của Hiến pháp mới. Như vậy, riêng bố cục cũng đã thể hiện tầm quan trọng của chương về quyền con người. Chúng ta cũng thấy, tên chương cũng đã có sự thay đổi, trước đây là "quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân", tức là chúng ta đã đánh đồng khái niệm "quyền con người" và"quyền công dân" (nhưng thực tế thì quyền con người rộng lớn hơn quyền công dân), thì nay tên chương là "quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân". Điều này thể hiện Nhà nước đã có những nhận thức mới về quyền con người, đặc biệt coi trọng và cam kết bảo đảm quyền con người, quyền công dân đúng như những công ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên. Trường hợp nào cần hạn chế đến quyền con người, quyền công dân thì phải do Hiến pháp, luật định trong những trường hợp thật cần thiết vì những lý do rất cụ thể đã được quy định rõ trong hệ thống pháp luật.

Tất nhiên, với bản Hiến pháp này, Việt Nam sẽ còn nhiều việc phải làm để những quyền con người đã được hiến định đi vào cuộc sống. Nói về quyền biểu tình, lập hội, ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc Hội đã nói:"Quyền về tự do dân chủ, lập hội, biểu tình không chỉ quy định trong Hiến pháp lần này mà cả các bản Hiến pháp trước đây. Để triển khai thực hiện thì rõ ràng tới đây phải ban hành luật để quy định rõ điều kiện, thủ tục trình tự..."

Rõ ràng, bản Hiến pháp mới đã có rất nhiều tiến bộ, và hơn hết nó phù hợp với nguyện vọng của người dân Việt Nam. Chính các đại biểu của người dân, tức các đại biểu Quốc Hội đã bấm nút bày tỏ thái độ không chỉ của họ mà còn là thái độ của người dân đối với bản Hiến pháp 2013. Việc Võ Thị Hảo cuồng ngôn như vậy thể hiên sự tha hóa lệch lạc về tầm nhìn, hoặc vì động cơ phủ định sạch trơn những cố gắng của các đại biểu Quốc hội trong thực thi nhiệm vụ đại biểu cho người dân. Sâu xa hơn, đó là sự kích động, gây chia rẽ đoàn kết giữa đảng và dân.

Để minh chứng cho lời nói của mình, rằng "Hiến pháp này là hiến pháp của đảng", Võ Thị Hảo trơ trẽn dùng tiểu xảo trích dẫn để dẫn lời ông Uông Chu Lưu trên báo Tuổi Trẻ Online để lừa bịp người đọc, và đánh lận con đen. 

Hãy xem Võ Thị Hảo trích dẫn những gì:
Trong lời nói đầu của HP ghi rằng "nhân dân Việt Nam (VN) xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này". Điều đó có đáng tin? Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch QH đã trả lời PV báo Tuổi trẻ (ngày 29/11/2013): “… quá trình tham gia, quá trình chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp thì có thể nói rằng đây là một quá trình thể chế hóa cương lĩnh, cụ thể hóa những điểm lớn, những mục tiêu lớn mà Đảng đã đề ra”.
Vậy khi đọc Tuổi Trẻ Online bằng cách vào google, tra cụm từ mà Võ Thị Hảo trích trong bài, bạn thấy gì?

Trong bài "Đảng gắn bó mật thiết với quá trình xây dựng bản Hiến pháp" trên Tuổi trẻ (xem ở đây) có đoạn ông Uông Chu Lưu trả lời phóng viên Tuổi Trẻ, xin trích nguyên văn:
Bản sửa đổi Hiến pháp lần này đã thể chế hóa được cương lĩnh của Đảng, trên cơ sở phát huy dân chủ, phát huy đại đoàn kết dân tộc, đề cao quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, và có thể nói là đã phân định được rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. 
(xem ảnh dưới, được chụp từ màn hình)

Tinh ý một chút, nếu đem so sánh câu trích dẫn của Võ Thị Hảo với câu của ông Uông Chu Lưu đã được Tuổi trẻ online trích dẫn ta sẽ thấy câu trích dẫn đã bị thêm đoạn đầu và bớt đi đoạn cuối. Lối trích dẫn này làm cho người đọc hiểu sai hoàn toàn phát biểu của ông Uông Chu Lưu và hiểu sai về bản chất của quá trình xây dựng Hiến pháp.

Như vậy có thể thấy, Võ Thị Hảo đã không trung thực khi viết bài, đã cắt xén câu chữ của ông Uông Chu Lưu để đánh lừa người đọc, nhằm chứng minh cho những nhận xét ác ý của mình về bản Hiến Pháp 2013. Là một cây bút sừng sỏ trong làng Văn Việt Nam, hơn ai hết Võ Thị Hảo hiểu được giá trị của những câu trích dẫn. 

Các bạn cũng có thể tìm thấy sự việc tương tự của Võ Thị Hảo qua việc viện dẫn lời ông Phan Trung Lý trong bài viết và cũng dễ dàng thấy rằng, một cách ma mãnh đến khốn nạn, Võ Thị Hảo đã cắt xén những lời phát biểu của ông này.

Vì Thế, tôi không tin là Võ Thị Hảo có tâm sáng trong việc viết bài này.

Ở một đoạn khác, Võ Thị Hảo viết rằng:
Trong các chương quy định về quyền tự do và quyền con người, nghe có vẻ kêu, nhưng lại chốt đuôi một "thòng lọng" khiến tiếp nối tình trạng lạm dụng và vô hiệu hóa các quyền đó như đã xảy ra lâu nay: "công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Không hiểu thứ tự do ngôn luận như Võ Thị Hảo đang diễn liệu có đúng quy định của pháp luật hay không? Có phải Võ Thị Hảo muốn nói đến thứ tự do ngôn luận vô chính phủ hay không? Chúng ta muốn tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, tiếp cận thông tin...nhưng không thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội, của nhà nước, và đặc biệt là của công dân. Bà Võ Thị Hảo có thể tự do nói như thế, và tôi có thể nói về bà như đang viết, và đó là tự do. Tuy nhiên, cả tôi và bà không được đi quá xa, hay lạm dụng cái quyền của mình để làm mọi cách thay đổi thể chế chính trị này, như thế là phạm pháp. Tự do, nhưng bà không được tiếm danh nhân dân, thay mặt nhân dân, và càng không nên lấy lý do "tranh đấu vì dân" để phát biểu, thề thốt bằng cách xuyên tạc, bóp méo sự thật (như bà xuyên tạc lời nói của ông Uông Chu Lưu và ông Phan Trung Lý). 

Bà cũng không thể nói câu: "Theo quy định của pháp luật" nghĩa là, sẽ tiếp tục thảm trạng muôn thuở tạo điều kiện cho nhà cầm quyền ban hành vô số luật và văn bản dưới luật trái HP để hạn chế quyền của người dân, tạo lợi ích cục bộ và kẽ hở cho tham nhũng, tiếp tục ưu tiên những tập đoàn, doanh nghiệp độc quyền thụt két nhà nước hàng tỷ USD, đẩy VN tới bên bờ vực của sự vỡ nợ khốn đốn...". 

Trước hết, ai cũng biết Hiến pháp chỉ là "Luật Mẹ", và vì thế không thể quy định trăm thứ cu ti tỉ muội vào đó được. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội người ta cần đến các văn bản Luật và dưới luật. Vì thế, không riêng Việt Nam, nước nào cũng phải ban hành các văn bản dưới luật, đó là sự thật. Tuy nhiên, về nguyên tắc, một điều mà ai cũng hiểu là các văn bản quy phạm pháp luật phải thống nhất với Hiến pháp, không được mâu thuẫn. Võ Thị Hảo căn cứ vào đâu mà dám khẳng định rằng: "sẽ tiếp tục thảm trạng muôn thuở tạo điều kiện cho nhà cầm quyền ban hành vô số luật và văn bản dưới luật trái HP để hạn chế quyền của người dân, tạo lợi ích cục bộ và kẽ hở cho tham nhũng, tiếp tục ưu tiên những tập đoàn, doanh nghiệp độc quyền thụt két nhà nước hàng tỷ USD, đẩy VN tới bên bờ vực của sự vỡ nợ khốn đốn"? Liệu đó có phải là sự hàm hồ có tính toán nhằm xuyên tạc bản Hiến Pháp này?

Trong một đoạn viết về "Dung dưỡng tham nhũng", Võ Thị Hảo lại trơ tráo phát biểu, "Hiến pháp tiếp tục mở đường cho tham nhũng nhà nước lộng hành"

Vẫn lối viết đó, với những minh chứng "vô tiền khoáng hậu", không dẫn nguồn cũng chẳng cần mốc thời gian, từ "Báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao", "Theo một khảo sát quốc tế năm 2011", rồi "Theo tiến sĩ Vũ Quang Việt", cho đến "Báo cáo của nhóm chuyên gia trong Ủy ban kinh tế của QH" để kết luận: "Thế nhưng những con nợ kếch xù ấy vẫn được QH ưu đãi tiếp trong HP: DN nhà nước giữ vai trò chủ đạo". Võ Thị Hảo đã lại một lần nữa dùng tiểu sảo trích dẫn để lừa bịp, dùng những gì thuộc quá khứ để "kết luận" một cách võ đoán cho tương lai. Quả thật, nếu tài "gia cát dự" như thế này, thì lời khuyên chân tình cho Võ Thị Hảo là hãy chuyển sang nghề "Tìm mộ liệt sĩ" thay vì viết bài gửi cho BBC may ra có ích cho đời.

Đến đây, chắc không ai ngạc nhiên về sự Bất Hảo trong con người mang tên Võ Thị Hảo.

TOÀN VĂN KẾT LUẬN ĐIỀU TRA VỤ BA SÀM NGUYỄN HỮU VINH BỊ TRUY TỐ THEO ĐIỀU 258 BLHS

Khoai@


Kết luận điều tra: Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh bị truy tố theo điều 258 BLHS










LÁ THƯ CỦA TÊN PHẢN QUỐC NGÔ ĐÌNH THỤC, GIÁM QUẢN TÔNG TÒA GIÁO PHẬN VĨNH LONG

Khoai@


Đây là lá thư của tên phản quốc Ngô Đình Thục. Một kẻ là người Việt, nhưng lại cam tâm hiến thân làm trâu ngựa cho Pháp và Vatican xâm lược Việt Nam.

Entry này được trích từ bài "Hai bức thư đi vào lịch sử" đăng trênSachhiem.net. Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc:

Thư Của Giám Mục Pierre Martin Ngô Đình Thục, Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Vĩnh Long, Gửi Đô Đốc Pháp Jean Decoux, Toàn Quyền Đông Dương (bấm vào mỗi trang dưới đây để phóng lớn)


Tài liệu do Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu phát hiện còn lưu giữ tại
Trung tâm các Văn khố Hải ngoại (CAOM, Aix-en-Provence) của nước Pháp.

BẢN DỊCH:

Tòa Truyền Giáo Vĩnh Long ngày 21/8/1944

Thưa Đô Đốc,

Một linh mục từ bổn Tòa được phái đi Sài Gòn để lo việc cho chủng viện vừa cho tôi biết rằng hai người em của tôi đang bị truy tố tại Huế. Vì đã lâu không nhận được tin tức gì từ Huế, tôi không biết là điều tôi vừa được báo cáo có đúng sự thực hay không.

Tuy nhiên, nghĩ đến nỗi đau đớn và sự bất nhẫn rất đúng mà chắc là Đô Đốc đã cảm thấy – nếu sự truy tố các em tôi là có thật, tôi vội viết thư này để bày tỏ với Đô Đốc nỗi đau đớn lớn lao của tôi về việc này.

Nếu hoạt động của hai em tôi được chứng tỏ là có hại cho quyền lợi nước Pháp thì – với tư cách của một Giám mục, của một người An-nam, và với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tịnh – tôi, tự đáy lòng, không chấp nhận [hoạt động của các em tôi].

Thưa Đô Đốc, tôi tuyên bố như vậy không phải với mục đích bảo toàn địa vị cá nhân của tôi: bởi vì nếu xét rằng cá nhân hèn mọn của tôi có thể phương hại đến quyền lợi của đạo [Thiên Chúa], tôi sẽ vui vẻ rời khỏi Tông Tòa Giáo phận nầy ngay.

Lời tuyên bố của tôi chỉ có mục đích là tỏ cho Đô Đốc thấy rằng lòng tin tưởng trìu mến của Đô Đốc [đối với tôi] đã không bị đặt vào một kẻ bất xứng hay vô ơn.

Thưa Đô Đốc, tôi chưa bao giờ tiếc là đã xa Huế như thế nầy. Giá có mặt ở đấy thì tôi đã có thể khuyên răn các em tôi tốt hơn, và khi chuyện xẩy đến tôi đã có thể chống lại các chủ đích của các em tôi, nếu quả thật các em tôi có nghĩ đến những dự định có thể gây hại cho quyền lợi nước Pháp.

Có thể tôi lầm, tuy nhiên, thưa Đô Đốc, cho đến khi được chứng minh ngược lại, tôi xin thú thực là không tin rằng các em tôi đã phản lại truyền thống của gia đình chúng tôi đến như thế, một gia đình đã tự mình gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan lại bây giờ hầu hết đều chống lại Pháp và chỉ quyết định thiên về Pháp khi thấy có lợi.

Ngay chính các em tôi đã từng liên tục đưa mạng sống ra vì nước Pháp, trong cuộc nổi loạn của Cộng Sản. Diệm, người em kế tôi, suýt đã phải ngã gục dưới những phát súng của một Hoa kiều Chợ Lớn được phái đến Phan-rang với mục đích hại Diệm, Phan-rang là nơi mà Diệm đã mãnh liệt chống giữ lối xâm nhập vào An-nam của các cán bộ Cộng Sản từ Nam Kỳ phái đến.

Lẽ tất nhiên, sự tận tụy của các em tôi trong quá khứ không phải là điều nêu ra để làm cớ mà biện hộ cho hoạt động bất cẩn của họ ngày hôm nay, nếu sự bất cẩn nầy được chứng tỏ là điều đã gây nên tội. Tuy nhiên, tôi không nghĩ là tôi đã làm chuyện vô ích khi kêu gọi đến sự khoan hồng đầy xót thương của Đô Đốc hầu xét với hảo ý trường hợp các em tôi. Đô Đốc không phải là người chỉ xét đến hiện tại mà lại bỏ quên đi quá khứ. Tôi nêu ra điều nầy khi xét thấy rằng thân phụ tôi là Ngô Đình Khả đã từng được vinh dự phục vụ nước Pháp dù sinh mạng bị hiểm nguy, và khi xét đến quá trình lâu dài của các em tôi, một quá trình được hình thành bằng lòng tận tụy vô bờ của các em tôi đối với nước Pháp, mà không sợ phải hy sinh mạng sống của mình cho nước Pháp.

Thưa Đô Đốc, một lần nữa bày tỏ với Đô Đốc tất cả niềm đau đớn của tôi trong vụ nầy, tôi xin Đô Đốc vui lòng nhận nơi đây lời kính chào trân trọng nhất của tôi.

NGÔ ĐÌNH THỤC

 
Hình: Ông Ngô Đình Khả, 5 người con trai Thục-Diệm-Nhu-Luyện-Cẩn và con dâu Trần Lệ Xuân.

Lời thú nhận của Giám mục Ngô Đình Thục về truyền thống làm tay sai cho giặc ngoại xâm:

“… thân phụ tôi là Ngô Đình Khả đã từng được vinh dự phục vụ nước Pháp …” và “… một gia đình đã tự mình gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu …”

NGUYÊN VĂN:

Vicariat Apostolique de Vinh Long
(Cochinchine)
Vinh Long, le 21 Aout 1944

Amiral,
Je viens d’apprendre par un prêtre de ma Mission, envoyé à Saigon pour les affaires du séminaire, que deux de mes frères ont été l’objet de poursuites judiciaires à Hué. N’ayant recu de Hué depuis longtemps aucune nouvelle, je ne sais si ce qu’on m’a rapporté corespondait à la vérité.

Mais, en pensant a la peine immense et à la juste indignation que vous avez du éprouvées, si ce qu’on leur imposait était fondé, je m’empresse de vous écrire, pour vous exprimer, Amiral, ma grande douleur en l’occurence.

S’il était prouvé que leur activité a pu nuire aux intérêts de la France, je la désapprouve du fond du coeur, comme évêque, comme annamite, et comme membre d’une famille dont le père a servi la France dès sa première venue en Annam et a exposé maintes fois sa vie pour elle dans les expéditions memées, comme lieutenant de Nguyễn Thân, contre les rebelles commandés par Phan Đình Phùng à Nghệ An et Hà Tịnh.

Cette déclaration n’a pas pour but, Amiral, de sauvegarder ma situation personnelle: car ce sera avec joie que je quitterai mon évêché si tôt qu’il sera constaté que mon humble personne pourrait porter préjudice aux intérêts de la Religion.

Elle n’a pour objet que de vous montrer que vous n’avez pas accordé votre bienveillante confiance à un indigne ou à un ingrat. Amiral, je n’ai jamais tant regretté mon éloignement de Hué. Là j’aurais pu mieux conseiller mes frères et, à, l’occasion, m’opposer à leur desseins, si vraiment ils en ont concu de nuisibles aux intérêts de la France .

Je puis hélas me tromper, mais je vous confesse, Amiral, que je ne puis croire, jusqu’à preuve du contraire, qu’ils se sont montrés si rebelles aux traditions de notre famille, qui s’était attachée à la France dès le début, tandis que les aieux et les pères des mandarins actuels, presque tous, combattaient contre elle, et ne s’étaient décidés pour elle que lorsqu’il n’avait plus que profit à le faire.

Mes frères eux-mêmes ont exposé leur vie continuellement pour la France lors de la révolte communiste. Mon cadet Diệm a failli tomber sous les coups de révolver d’un chinois de Cholon envoyé à cet effet à Phan Rang où Diệm défendait énergiquement l’entrée de l’Annam aux émissaires communistes envoyés de la Cochinchine.

Certes, leur dévouement dans le passé n’est pas l’excuse de leur imprudences actuelles; s’il est prouvé qu’elle est coupable. Mais je crois ne pas faire en vain appel à votre miséricordieuse clémence en leur faveur, qui juge du présent sans pourtant oublier le passé. Celà en considération des services que mon père Ngô Đình Khả a eu l’honneur de rendre à la France au péril de sa vie, et de la longue conduite de mes frères faite d’un dévouement sans bornes à la France , sans peur de sacrifier leur vie pour elle.

En vous exprimant de nouveau, Amiral, toute la douleur que je ressens dans cette affaire, je vous prie d’agréer mes hommages les plus respectueux.

NGO DINH THUC

Nguồn: http://hoangnamgiao.blogspot.com/2013/04/hai-bucthu-i-vao-lich-su-cua-ke-phan.html

HÀ CỚ GÌ MÀ TỨC GIẬN?

Hà cớ gì mà tức giận?


(LĐ) - Số 255 Lê Thanh phong

“Tôi muốn chỉ ra rằng tranh chấp nên được giải quyết thông qua đối thoại và tham vấn giữa các nước trực tiếp có liên quan” - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phát biểu như vậy sau chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Một nội dung quan trọng được xác lập trong chuyến thăm chính thức này là Việt Nam và Ấn Độ nhất trí ủng hộ tự do hàng hải và hàng không trên biển.

Không riêng gì với Ấn Độ, trong các cuộc gặp với một số lãnh đạo các nước Châu Âu vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi ủng hộ giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế. Lãnh đạo các nước đều bày tỏ quan điểm phải đảm bảo an toàn, an ninh và tự do hàng hải trên Biển Đông. Việt Nam tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ của Ấn Độ và Ấn Độ đồng thuận với quan điểm hòa bình của Việt Nam và cộng đồng quốc tế là quyền của Ấn Độ. Vậy thì hà cớ gì mà Trung Quốc tức giận?

Trung Quốc cũng phản ứng về nội dung hợp tác thăm dò dầu khí giữa Việt Nam và Ấn Độ và cho biết sẽ “phản đối mạnh mẽ” nếu các hoạt động khai thác gây ảnh hưởng đến chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc.

Việt Nam không bao giờ xâm phạm chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc, đồng thời Việt Nam cũng không để bất cứ ai xâm phạm chủ quyền và lợi ích của mình. Vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam thì Việt Nam có quyền mời gọi hợp tác khai thác dầu khí. Một quốc gia độc lập, có chủ quyền, muốn mời ai đến làm ăn, muốn làm bạn với ai là quyền của quốc gia đó.

Xin nhắc lại, trong chuyến thăm Ấn Độ, trả lời câu hỏi của báo chí quốc tế về việc đảm bảo lợi ích của các công ty dầu khí nước ngoài hoạt động trên Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Việt Nam hoan nghênh và cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác kinh tế bình thường giữa các công ty dầu khí Việt Nam với các đối tác nước ngoài, kể cả các công ty Ấn Độ, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, phù hợp với luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển Liên Hợp Quốc 1982”.

Cần lưu ý câu nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đó là “phù hợp với pháp luật Việt Nam”, không phải pháp luật của bất cứ nước nào.

Trung Quốc không thể áp đặt quan điểm ngoại giao hay “pháp luật” của Trung Quốc lên các quốc gia khác. Trung Quốc cũng không thể “đe dọa” các hoạt động khai thác dầu khí của các nước trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Cho dù Trung Quốc có tức giận thì cũng không ngăn được xu thế hợp tác, hòa bình và tìm kiếm lợi ích chung cho tất cả các nước mà cộng đồng quốc tế đang nỗ lực xây dựng. lê thanh phong

Động đậy 24h: CẦN XỬ LÝ NGHIÊM BÁO GIÁO DỤC VIỆT NAM

Động đậy 24h: Cần xử lý nghiêm báo Giáo dục Việt Nam.


Sau khi dư luận lên tiếng phản đối bài viết về bài viết với tiêu đề đã được sửa thành: ""Tờ rơi" – Vũ khí mới chống tội phạm của công an thành phố Hồ Chí Minh" ngày 27/10/2014 mang nội dung xuyên tạc và bôi nhọ lực lượng CAND thành phố mang tên Bác của báo Giáo dục Việt Nam (GDVN) – Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội các trường Đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam. Đến ngày 29/10/2014. Trên trang điện tử của tờ báo này đã xoá bài viết nói trên.

Trước đó, ngày 10/7/2014, trên Báo GDVN có đăng bài với tiêu đề “Cùng là con người sao phải đối xử với nhau như thế?” của phóng viên Viết Cường. Bài viết được phóng viên mô tả khá kỹ những hành động dẹp lề đường, xử lý hành vi lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè làm nơi buôn bán vặt của công an phường Mễ Trì (Hà Nội). Với cách đặt tiêu đề và nội dung bài viết, rõ ràng phóng viên đã cố ý hướng dư luận chỉ trích vào đội ngũ chức năng làm nhiệm vụ.

Không phải chỉ ở Hà Nội mà hầu hết các thành phố, tỉnh khác, lực lượng quản lý ở các địa phương luôn đâu đầu về vấn đề lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè làm nơi buôn bán vặt. Tình trạng này tạo ra những hình ảnh nhếch nhác về cảnh quan đô thị, đồng thời, gây nguy hiểm cho người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông khi vỉa hè bị lấn chiếm, người đi bộ phải đi xuống lòng lề đường. Không ít báo chí đã lên án hành vi này, các cơ quan chức năng đã liên tục tuyên truyền vận động, ra quân xử lý nhưng cũng như “bắt cóc bỏ dĩa”. Với mức phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng cho hành vi này (Nghị định số 71/2012/NĐ-CP) chưa đủ sức răn đe người vi phạm, thậm chí, người vi phạm còn không chấp hành xử phạt, không đến lấy lại tài sản do giá trị thấp.

Trên thực tế, qua quá trình thực hiện công tác quản lý trật tự đô thị tại các địa phương, không một lực lượng chức năng nào muốn thực hiện việc thu giữ tài sản đưa về cơ quan để đống, phải bảo vệ, trông coi. Tuy nhiên, dưới áp lực của dư luận và cấp trên, các lực lượng này tiếp tục phải xử lý hành vi như vậy. Và với muôn vàn kiểu chống đối của người buôn bán rong: bỏ chạy, tẩu tán tang vật, tài sản; bắt buộc các lực lượng làm nhiệm vụ phải có những biện pháp cứng rắn để thu giữ tài sản của những người vi phạm nhằm răn đe, lấy cơ sở để xử lý sau này.

Đồng ý rằng, còn một bộ phận người dân có hoàn cảnh sống khó khăn bắt buộc phải lấn chiếm lòng lề đường vỉa hè làm nơi mưu sinh. Bên cạnh đó, tâm lý ngại chật chội, chậm trễ, mua hàng vỉa hè cho rẻ đã khiến cho cảnh quan đô thị ngày càng nhếch nhác; lợi ích, an toàn giao thông của cộng đồng bị một số cá nhân đặt bên dưới lợi ích, nhu cầu của họ. Vấn đề này đã được không ít báo chí phản ánh; ngay tại Báo GDVN đã từng có những phóng sự, phỏng vấn lãnh đạo công an các cấp, đưa ra ý kiến xử lý lãnh đạo Công an phường nếu không kiên quyết dẹp được tình trạng buôn bán lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vậy không hiểu sao đội ngũ phóng viên và biên tập viên của Báo GDVN lại có những bài viết trái chiều như vậy?

Trước đó, ngày 8/7/2014 cũng trên Báo GDVN có đăng bài viết “Cảnh sát giao thông Thanh Hóa hành hung người dân giữa đường” của tác giả Quốc Toản dựa trên môt clip do một “bạn đọc” cung cấp. Dựa theo clip, phóng viên đã không tìm hiểu rõ ràng sự việc qua các nhân chứng khác mà lại viết“Không rõ cảnh sát đã giải thích gì hay chưa, nhưng sau đó là màn khống chế, đánh đập của 4 cảnh sát dành cho người dân” nhằm bôi đen lực lượng CSGT huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá, tạo dư luận tiêu cực trong nhân dân.


Sau khi báo GDVN đăng tải bài viết trên, Công an Thanh Hoá đã vào cuộc, yêu cầu Công an huyện Tĩnh Gia báo cáo và yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ kiểm tra, xác minh, làm rõ thông tin mà báo chí đã nêu trên. Qua kiểm tra đã xác định một số thông tin trên bài báo nêu là không khách quan và không đúng sự thật diễn ra. Theo báo cáo,có 2 thanh niên điều khiển mô tô không đội mũ bảo hiểm. Tổ công tác ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra, nhưng 2 thanh niên này đã không những không chấp hành mà còn có lời nói, cử chỉ trêu chọc, chửi lại CSGT. Khi bị tổ công tác đuổi một đoạn thì 2 thanh niên dừng xe, người ngồi sau xe đã bỏ trốn khỏi hiện trường. Tổ công tác yêu cầu kiểm tra giấy tờ thì người thanh niên điều khiển xe không những không chấp hành mà còn chửi bới, lăng mạ tổ CSGT. Tổ công tác đã dùng biện pháp cưỡng chế bằng cách đưa xe của người thanh niên nói trên lên xe ôtô và yêu cầu người thanh niên về trụ sở Ban công an xã Hải Ninh (Tĩnh Gia) để giải quyết. Nhưng người vi phạm đã chống đối quyết liệt bằng cách cởi áo, nhảy lên thùng xe vừa chửi bới vừa giằng co, ngăn cản không cho lực lượng Cảnh sát giao thông mang xe về trụ sở xã Hải Ninh. Tại đây thanh niên thừa nhận mình có uống rượu nên không làm chủ được bản thân. Hình ảnh trong clip là có thật, tuy nhiên là việc lực lượng chức năng khống chế đối tượng vi phạm. Qua xác minh sự việc, Công an tỉnh Thanh Hoá đã yêu cầu báo GDVN kiểm tra, đính chính, tránh gây ảnh hưởng đến uy tín của Công an Thanh Hoá.

Có thể nhận thấy rằng, việc cố tình chĩa mũi nhọn vào lực lượng CAND của báo GDVN đã không chỉ có một lần mà mang tính chất thường xuyên, các bài viết mang nặng tính xuyên tạc, bôi đen lực lượng, gây dư luận xấu trong xã hội và tạo cái nhìn lệch lạc về lực lượng CAND. Không thể phủ nhận, có không ít cán bộ, chiến sĩ CAND có những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu; nhưng không phải vì thế mà phủ nhận những công lao của bao nhiêu thế hệ CAND đã, đang và sẽ giữ gìn an ninh của Tổ quốc.

Trong quá trình tác nghiệp, đội ngũ phóng viên, nhà báo gặp không ít cản trở từ các lực lượng công quyền, thậm chí ghi nhận không ít hình ảnh tiêu cực của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Nhưng không thể vì vậy mà đổ lỗi đánh đồng cho những người khác, không thể vì những bức xúc cá nhân, cảm tính cá nhân mà bẻ cong ngòi bút, xuyên tạc, hướng mũi dùi của dư luận vào bộ máy quản lý nhà nước. Nghề báo đáng quý là tính chiến đấu, phản ảnh trung thực sự việc. Muốn vậy, đội ngũ phóng viên, nhà báo phải đặt mình vào vị trí trung tâm, khách quan, trung thực, không thiên lệch; tuyệt đối không đặt cảm tính, suy nghĩ cá nhân của mình lên trên sự thật. Không làm được điều đó, nhà báo, phóng viên sẽ tự đánh mất giá trị của mình; sẽ bị độc giả và chính đồng nghiệp coi thường.

Thiết nghĩ, Báo GDVN cần chỉnh đốn đội ngũ Phóng viên, biên tập viên trong quá trình viết bài, tác nghiệp của mình. Việc đưa tin sai lệch vấn đề là không thể chấp nhận. Những sự việc nhỏ dưới ngòi bút không trung thực của đội ngũ phóng viên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của lực lượng CAND trong đôi mắt của nhân dân. Đã đến lúc, các cơ quan quản lý báo chí cần có những chế tài xử lý nghiêm khắc trường hợp của báo GDVNđể làm gương; hạn chế tình trạng tình trạng xuyên tạc, bẻ cong ngòi bút, bôi đen sự thật. Đồng thời, cần có những biện pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức báo chí trong đội ngũ phóng viên, nhà báo nhằm khôi phục lại uy tín, hình ảnh và sự tôn trọng của độc giả vào đội ngũ báo chí, truyền thông