Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Cựu Tư lệnh Quân khu 2 bị Ban Bí thư kỷ luật khiển trách

Trung tướng Dương Đức Hòa nghỉ hưu và bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2 từ tháng 5-2016. Ảnh: VOV

(PLO)- Ban Bí thư cũng thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng với ông Nguyễn Hữu Tín, Đào Anh Kiệt và Nguyễn Văn Điều theo đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Ngày 28-7, Ban Bí thư họp, xem xét thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trong số này có Trung tướng Dương Đức Hòa, cựu Tư lệnh Quân khu 2.

Cuộc họp do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì, xem xét các báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, được đưa ra sau kỳ họp thứ 46 (từ 15 đến 17-7).

Tin phát từ Văn phòng Trung ương Đảng cho biết, Ban Bí thư đánh giá Trung tướng Dương Đức Hoà, trong thời gian giữ cương vị Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Quân khu 2 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc của Đảng uỷ Quân khu 2 và vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất quốc phòng.

Vi phạm của ông Hoà là được đánh giá là nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, của quân đội và cá nhân người liên quan.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và Quy định số 102 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật ông Dương Đức Hoà bằng hình thức khiển trách.

Liên quan đến vụ việc này, tin từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết các vi phạm, khuyết điểm của Trung tướng Dương Đức Hòa là do Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương phát hiện, tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm và ra kết luận theo thẩm quyền.

Ông Hòa là đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý, theo thẩm quyền thì Quân ủy Trung ương báo cáo, và trên cơ sở đó Ủy ban Kiểm tra Trung ương đánh giá, đề nghị Ban Bí thư ra thi hành kỷ luật.

***

Khai trừ Đảng ông Nguyễn Hữu Tín

Cũng trong cuộc họp sáng nay, Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng với các ông Nguyễn Hữu Tín (cựu Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó chủ tịch UBND TP.HCM), ông Đào Anh Kiệt (cựu Thành ủy viên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM), ông Nguyễn Văn Điều (Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình).

Ba người này có hành vi vi phạm pháp luật về các tội liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, hoặc giao thông đường bộ, đang trong vòng tố tụng, thậm chí đang thi hành án.

Theo Điều lệ Đảng cũng như quy định về kỷ luật Đảng, họ phải chịu kỷ luật khai trừ Đảng. 

NGHĨA NHÂN

JICA tài trợ hơn 36,6 tỷ yên trang bị sáu tàu tuần tra trên biển

Ngày 28-7, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký với Chính phủ Việt Nam Hiệp định vốn vay ODA, trị giá 36,626 tỷ yên cho dự án trang bị sáu tàu tuần tra, tăng cường năng lực bảo đảm an ninh, an toàn trên biển Việt Nam.

Trong khuôn khổ dự án, Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được hỗ trợ tài chính để trang bị sáu tàu tuần tra, nhằm tăng cường năng lực chấp pháp và cứu hộ hàng hải nhanh chóng, phù hợp, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải và tự do hàng hải tại Việt Nam.

Đây là khoản vay có lãi suất ưu đãi trong thời gian 40 năm (vay ân hạn 10 năm). Dự kiến, trong tháng 8 tới, các bên sẽ phát hành thư mời thầu dịch vụ tư vấn (tư vấn hỗ trợ đấu thầu, giám sát thi công…), phấn đấu hoàn thành vào tháng 10-2025 (khi tàu tuần tra thứ 6 được bàn giao).

Theo JICA, dự án đóng góp vào mục tiêu 14 và 16 của Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), đồng thời góp phần thực hiện Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Dự án áp dụng điều khoản đặc biệt dành cho Đối tác kinh tế (STEP), sử dụng các công nghệ đóng tàu tiên tiến của Nhật Bản.

Điều khoản này áp dụng cho các dự án cần tận dụng đáng kể công nghệ và bí quyết kỹ thuật của Nhật Bản, dựa trên yêu cầu của nước đang phát triển về việc sử dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản. Điều kiện cơ bản của khoản vay STEP là nhà thầu chính sẽ là công ty Nhật Bản, hoặc chi nhánh của công ty Nhật Bản tại nước ngoài, hoặc liên doanh giữa công ty Nhật Bản và công ty Việt Nam (Công ty Nhật Bản đứng đầu liên doanh).

Theo đó, công ty Việt Nam có thể tham gia với tư cách là thành viên của liên doanh Nhật Bản - Việt Nam hoặc là nhà thầu phụ. Trong một số điều kiện nhất định, liên doanh giữa công ty Nhật Bản và công ty có vốn chủ sở hữu Nhật Bản (công ty Nhật Bản đứng đầu liên doanh) có thể là nhà thầu chính.

Biển Đông được xem là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng do thiên tai bão, lũ, nên nguy cơ xảy ra tai nạn hàng hải cao. Hơn nữa, người, phương tiện hoạt động trên biển và lưu lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ngày càng tăng, dẫn đến nguy cơ tội phạm đe dọa an ninh hàng hải tăng theo trong những năm gần đây, nạn buôn lậu, đánh bắt trái phép, nguy cơ khủng bố gia tăng, do vậy, tăng cường các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu tại Việt Nam.

MINH TRANG

Vợ tổng lãnh sự Mỹ tại Thành Đô viết tâm thư

Bà Tzu-I Chuang, phu nhân người Đài Loan của Tổng lãnh sự Mỹ tại Thành Đô Jim Mullinax, chia sẻ về việc đóng cửa cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ trên đất Trung Quốc.

Bài đăng trên Facebook của bà Tzu-I Chuang thể hiện nỗi buồn sâu sắc về sự kiện Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô đóng cửa, theo South China Morning Post.

Bà Chuang cho biết hơn 100 nhân viên địa phương và 23 nhà ngoại giao Mỹ đã phải nói lời tạm biệt với cơ quan đại diện ngoại giao tồn tại suốt 35 năm này.

Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô đóng cửa trong ngày 27/7. Ảnh: Reuters.

Cũng theo bà Chuang, các nhân viên đã làm việc không ngừng nghỉ trong suốt 3 ngày qua để đóng cửa lãnh sự quán theo đúng thời hạn. Nhiều người đã rơi lệ khi lá cờ Mỹ được hạ xuống vào sáng 27/7.

“Mọi người muốn treo tấm biểu ngữ ghi chữ: ‘Cảm ơn Thành Đô 1985-2020’ nhưng không được. Điều này thật đáng tiếc”, bài viết của bà Chuang chia sẻ. “35 năm quan hệ ngoại giao đã đi vào lịch sử. Giờ đây, chúng ta bất lực và không thể cứu vãn được những điều đáng trân trọng”.

Bà Tzu-I Chuang là một nhà nhân chủng học kiêm tác giả viết sách nấu ăn. Bà đang sở hữu tài khoản Weibo với hơn 605.000 người theo dõi. Trong thời gian gần đây, phu nhân tổng lãnh sự Mỹ tại Thành Đô nhận về nhiều lời chỉ trích từ người dùng mạng xã hội Trung Quốc.

“Tâm thư” mới nhất của bà Chuang trên Facebook đã đáp trả làn sóng chỉ trích này: “Có lẽ tình hình căng thẳng giữa hai nước khiến nguời chuyển hướng tức giận vào phu nhân tổng lãnh sự Mỹ. Nhưng chúng tôi cũng chỉ là một trong hàng trăm gia đình bị ảnh hưởng, không phải sao?”.

Bà Chuang giải thích: “Một vài bài đăng cũ của tôi đã bị đem ra bàn tán và xuyên tạc. Tôi thấy hối hận vì cách sử dụng từ ngữ quá thẳng thắn đến mức thô ráp của mình. Song tôi tin rằng sự cởi mở và trung thực của tôi không nên bị chỉnh sửa”.

Tổng lãnh sự Mỹ tại Thành Đô Jim Mullinax, phu nhân Tzu-I Chuang và hai con trai. Ảnh: Twitter.

Tổng lãnh sự Mỹ Jim Mullinax mới kết thúc nhiệm kỳ 3 năm làm việc tại Thành Đô trong khi phu nhân Chuang và hai con trai đã quay về Mỹ từ tháng 2 để chống dịch. Gia đình tổng lãnh sự sẽ sớm được đoàn tụ vào tháng 8, bà Chuang cho biết.

Đang trốn truy nã, cựu cán bộ ngân hàng vẫn lừa 54 tỷ đồng

(CATP) Ngày 28-7, TAND TP Hà Nội xét xử bị cáo Đoàn Mai Thanh (SN 1982, ở Quảng Ninh, cựu cán bộ ngân hàng chi nhánh TP Hạ Long, Quảng Ninh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, tháng 3/2014, Thanh bị Công an tỉnh Quảng Ninh truy nã về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tháng 6/2014, Thanh trốn lên Hà Nội, thuê trọ ở quận Đống Đa.

Thời gian này, Thanh lập tài khoản Facebook tên “Vicky Doan” để kinh doanh nước ép giảm cân. Đến tháng 8/2016, cựu cán bộ ngân hàng trốn truy nã nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tiền của người nhẹ dạ.

Với tài khoản “Vicky Doan”, Thanh đăng thông tin có đầu mối nhập khẩu điện thoại di động iPhone các loại, chính hãng, giá rẻ, chỉ từ 3-9 triệu đồng/chiếc nếu mua số lượng lớn, với điều kiện phải đặt cọc 100% giá trị đơn hàng.

Bị cáo Thanh tại tòa

Để tạo lòng tin khiến “con mồi” sập bẫy, Thanh trả trước số lượng nhỏ điện thoại cho khách hàng để họ tiếp tục đặt hàng. Khi phải giao hàng, Thanh nói lý do hàng hóa đang bị hải quan tạm giữ và không trả lại tiền cho khách.

Kết quả điều tra xác định, bằng thủ đoạn trên, từ tháng 8 đến tháng 12/2017, bị cáo đã chiếm đoạt hơn 54 tỷ đồng của 13 bị hại. Trong số các bị hại của Thanh phải kể đến chị Nguyễn Thanh H. (SN 1992, ở Hà Nội), một người kinh doanh trên mạng.

Thấy Thanh đăng tải nội dung bán điện thoại Iphone với giá rẻ hơn thị trường, chị H. đã đặt mua 318 chiếc các loại. Chỉ trong vòng 1 tháng (tháng 11-12/2017), chị H. đã nhiều lần chuyển khoản và giao cho Thanh hơn 3,7 tỷ đồng để mua 318 điện thoại. Nhận tiền của chị H., Thanh không giao hàng như cam kết mà chiếm đoạt hết.

Hay như anh Nguyễn Viết H. (SN 1995, ở Hà Nội). Khoảng 6/2016, anh H. thấy tài khoản “Vicky Doan” đăng tải thông tin bán điện thoại giá rẻ hơn so với thị trường nên đã đặt mua điện thoại. Lần đầu anh H. được giao hàng đúng hạn. Tin tưởng Thanh, tháng 11/2017, anh H. tiếp tục đặt mua 160 chiếc điện thoại Iphone các loại, với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng. Anh H. trực tiếp giao tiền cho bị cáo, nhưng đến hẹn, Thanh không giao hàng như cam kết.

Người bị lừa nhiều tiền nhất phải kể đến chị Nguyễn Thúy D. (ở Hà Nội), bị “nữ quái” lừa 22,1 tỷ đồng tiền đặt mua 1.908 chiếc điện thoại.

Theo lời khai của Thanh, bị cáo dùng tiền chiếm đoạt được của các bị hại để trả nợ và mua xe ô tô.

Đến 12/2017, Đoàn Mai Thanh bị Công an tỉnh Quảng Ninh bắt theo lệnh truy nã trong vụ án khác. Năm 2018, bị cáo lĩnh án 14 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Sáng 28-7, do vắng bị hại nên HĐXX đã quyết định tạm hoãn phiên tòa.

Thanh Mai

Khai trừ Đảng cựu Phó Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Hữu Tín

Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng ông Nguyễn Hữu Tín, cựu Phó Chủ tịch TP.HCM.

Ngày 28/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng để xem xét, thi hành kỷ luật một số cán bộ, đảng viên vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Sau khi xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy:

Ông Nguyễn Hữu Tín, nguyên Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM và ông Đào Anh Kiệt, nguyên Thành uỷ viên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã bị TAND TP.HCM xử phạt tù và đang chấp hành án tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Bị cáo Nguyễn Hữu Tín ra tòa. (Ảnh: Tiến Đạt)

Ban bí thư quyết định khai trừ Đảng các ông Nguyễn Hữu Tín, Đào Anh Kiệt sau khi xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Ban Bí thư cho rằng, sai phạm của ông Nguyễn Hữu Tín, nguyên Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM và ông Đào Anh Kiệt, nguyên Thành uỷ viên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM là "rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, của địa phương và cá nhân".

Hơn nữa, ông Tín và ông Kiệt đã bị TAND TP.HCM phạt tù; đang chấp hành án tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Trước đó, ngày 31/12/2019, ông Nguyễn Hữu Tín đã bị phạt 7 năm tù, ông Đào Anh Kiệt bị phạt 6 năm 6 tháng tù do chịu trách nhiệm chính về sai phạm giao đất công sản cho Vũ "Nhôm".

HĐXX xác định, nhà đất rộng 5.000m2 tại số 15 Thi Sách, Quận 1, là tài sản Nhà nước nên việc sắp xếp lại phải tuân theo Ban chỉ đạo 09 (đứng đầu là Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân).

Từ năm 2014 đến 2016, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Việt Tân ký các công văn đề nghị UBND TP.HCM, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch "tạo điều kiện" cho Công ty Bắc Nam 79 do Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "Nhôm") làm Chủ tịch HĐQT (công ty bình phong) được thuê nhà đất 15 Thi Sách phục vụ mục đích an ninh quốc phòng.

Ông Tín không báo cho Trưởng ban chỉ đạo 09 và Sở Tài chính tham mưu và bút phê cho Lê Văn Thanh (phó Chánh Văn phòng UBND TP.HCM) giao Sở Tài nguyên Môi trường hướng dẫn thủ tục. Nguyễn Thanh Chương (Trưởng Phòng đô thị UBND TP.HCM) được giao soạn công văn để Thanh gửi cho Sở này.

Sau khi duyệt văn bản tham mưu, Trương Văn Út (Phó Phòng quản lý đất đai) ký nháy văn bản trình Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Đào Anh Kiệt ký ban hành công văn gửi UBND TP.HCM. Trên nội dung tham mưu của Sở Tài nguyên Môi trường, ông Tín đã cho Công ty Bắc Nam 79 được thuê khu nhà đất, không thông qua đấu giá theo quy định.

Lại một con kền kền báo chí vào rọ

Cuteo@

Nghe tin các anh em công an Bà Rịa vửa tóm được một con kền kền báo chí mà thấy hoan hỉ quá. Bụng bảo dạ, cho chết cụ chúng nó đi. 

Điều 170 Hình luật An Nam ghi rõ tội cưỡng đoạt tài sản sẽ đi một khóa nhẹ là 1 năm và nặng là 5 năm. Nếu có tổ chức hoặc có tính chuyên nghiệp sẽ có thể cao hơn nhiều. 

Con Kền kền đực là Lê Văn Lý, sinh năm 1974, trú tại huyện Xuyên Mộc. 

Nó bị bắt quả tang khi đang nhận tiền của một doanh nghiệp tại trước siêu thị Co.op Mart, phường Phước Trung, TP. Bà Rịa.

Công an Bà Rịa cho hay:

"Lê Văn Lý có giấy giới thiệu số 03/GGT/VPDD ĐNB ngày 9/7/2020 (có giá trị đến ngày 26/7/2020) ghi rõ là phóng viên của Tạp chí Nhân đạo và Đời Sống Văn phòng Đại diện Đông Nam Bộ do Trưởng Văn phòng Đại diện Đông Nam Bộ Trần Văn Hưởng ký gửi các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp để liên hệ tác nghiệp báo chí. 

Tuy nhiên, trong giấy giới thiệu không ghi địa phương để Lê Văn Lý tác nghiệp báo chí. Lợi dụng việc này, Lý đã đến liên hệ một số doanh nghiệp buôn bán vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh để “làm tiền”.

Chiều ngày 28/7, khi Lý đang nhận số tiền 40 triệu của một chủ buôn bán vật liệu xây dựng ở trụ sở tại phường 11, TP.Vũng Tàu thì bị lực lượng PC03 công an tỉnh bắt quả tang cùng tang vật". 

Trong một diễn biến khác liên quan đến việc hai nữ phóng viên bị bắt trong vụ án Phó trưởng Ban Xã hội - Bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống Trần Trọng Lâm cưỡng đoạt 210 triệu đồng của một phòng khám trên địa bàn TP Bắc Giang, trang  mới có bài "Đính chính về vụ hai nữ phóng viên bị bắt". 

Theo đó, Môi Trường & Đô Thị co biết, đối tượng Trần Tuyết Nhung, sinh 29/10/1980, thường trú tại số 4/19/495 Bạch Đằng, Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội, được Tạp chí ký Hợp đồng lao động thử việc số 29/HĐLĐTV ngày 1/8/2019 đến 1/11/2019 tại Ban điện tử. Sau 3 tháng thử việc, do không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của toà soạn, Tạp chí đã chấm dứt và không tiếp tục ký Hợp đồng lao động thử việc với bà Trần Tuyết Nhung. Do đó, một số tờ báo đăng tải rằng Trần Tuyết Nhung hiện đang thử việc tại Tạp chí Môi Trường & Đô Thị Việt Nam là không chính xác.

Mẹ khóa trái cửa, tẩm xăng đốt ba người con để tự sát ở Hà Tĩnh

Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị đang điều tra nguyên nhân 4 mẹ con bị bỏng trong căn nhà nồng nặc mùi xăng, một người đã chết.

Khoảng 13h30 chiều nay (28/7), người dân phát hiện ngọn lửa phát ra từ nhà chị Lê Thị Hiên (SN 1993, trú thôn 1, xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh) cùng mùi xăng nồng nặc. Thời điểm này, 4 mẹ con chị Hiên đều đang ở trong nhà.

Người dân đã nhanh chóng dập lửa, cứu mấy mẹ con. Tuy nhiên, cháu bé 6 tuổi đã tử vong còn chị Hiên và 2 đứa con còn lại (1 cháu 3 tuổi, 1 cháu 5 tuổi) bị bỏng nặng được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Ngôi nhà nơi xảy ra sự việc

Một cán bộ địa phương cho biết, người mẹ tẩm xăng đốt mình cùng ba người con nhằm mục đích tự sát.

“Lúc chúng tôi đến, nhà này khóa trái cửa, công an phải cạy cửa, chở đi cấp cứu. Người mẹ này mua xăng rồi đốt để tự sát. Một người con đã chết, 3 người còn lại bị bỏng nặng, nguy kịch”, vị này nói.

Cũng theo vị lãnh đạo này, do mâu thuẫn gia đình nên người mẹ đã tẩm xăng tự thiêu mình và ba con. 

Trước khi xảy ra sự việc, chị Hiên lên Facebook cá nhân đăng ảnh 4 mẹ con, rồi viết nội dung: “Bốn mẹ con tôi có thể là màu hồng, nhưng cũng có thể là màu đen tối”, sau đó thay hình đại diện màu đen.

Được biết, chồng chị Hiên hiện đang làm việc ở nước ngoài.

Thiện Lương