Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

Đó là nơi giam giữ chứ không phải khách sạn 5 sao, thưa LS Ngô Ngọc Trai

Cuteo@

Anh LS Ngô Ngọc Trai vừa bài viết gửi BBC Tiếng Việt với tiêu đề "Việt Nam - Phòng giam giữ hay lò lửa đày đọa con người?". Bài viết kể về chuyến làm việc với Trương Duy Nhất tại trại giam T16 ở huyện Thanh Oai, ngoại thành Hà Nội trong một vụ án kinh tế liên quan đến thâu tóm đất công sản ở Đà Nẵng.

Bài viết dài nhưng cơ bản là LS Trai thấy hai cánh tay của Nhất nổi các mẩn đỏ do thời tiết nắng nóng. Từ đây LS Trai cho rằng các phòng giam của các trại giam chưa được lắp điều hòa hoặc quạt điện cho các bị can. Lấy Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định một nguyên tắc mới quan trọng tại Điều 8 về tôn trọng bảo vệ quyền con người, tức nhân quyền để so sánh, LS Trai có y cho rằng không lắp quạt là không tôn trọng quyền con người. Rồi anh kết luận như đúng rồi rằng "Thực tế hiện nay tại các phòng giam giữ trên cả nước đối với các bị can, bị cáo, người bị tạm giữ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đều không được lắp đặt quạt điện. Trong khi mùa hè nóng bức kéo dài nhiều tháng có lúc lên tới 40 độ C thì đó thực sự là môi trường giam giữ đày đọa con người".

Giọng của LS Ngô Ngọc Trai làm tôi nhớ đến chuyện Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh chém gió trên BBC về chuyện trong và ngoài trại giam. Về cơ bản nó không khác Hải Điều Cày, Cù Huy Hà Vũ hay Trần Huỳnh Duy Thức,.. những gì Ngô Ngọc Trai viết vẫn là chuyện chế độ giam giữ, giám sát và bảo vệ người bị giam.

Thực ra chuyện Trương Duy Nhất câu kết với Vũ Nhôm tôn tính nhà công sản, lấy tiền chia nhau đã là câu chuyện không mới. Người ta hiểu rõ đó là một vụ án kinh tế và Trương Duy Nhất cũng như Vũ Nhôm là những tên tội phạm kinh tế, kiếm tiền bằng cách móc túi của nhà nước, mà thực chất là móc túi của người dân, nên không ai có thể bênh được. Ngay cả các nước vốn ít thiện cảm với chế độ chính trị ở Việt Nam cũng không thể bênh cho nổi. Trong khi đó, LS Ngô Ngọc Trai biết rõ với những chứng cứ thu được thì Nhất không thể thoát tội. Vì thế để gây sự chú ý, lôi kéo các tổ chức "quốc tế" hoặc các nước khác can thiệp nhằm gây sức ép với Tòa án ở trong nước là con bài cuối cùng, LS Trai không còn cách nào khác là lôi chuyện giam giữ ra để câu khách. 

Chuyện ông lôi chế độ giam giữ câu khách thì không đáng trách bởi bổn phận của ông phải làm mọi thứ để cứu thân chủ, nhưng ông mang chuyện đó ra để nhục mạ đất nước, hạ bệ ngành công an, và tiện thể đá đểu nền tư pháp nước nhà thì ông sai rồi.

Nhưng nếu chỉ lôi chuyện nhà tù thì chỉ có cách cạp đất mà ăn, vì thế phải lồng câu chuyện ở tù với những vấn đề luật pháp và nhân quyền may ra mới có kẻ đoái hoài. Do đó Ls Trai cố tình phê phán chế độ nhà tù ở Việt Nam, hướng mũi dùi vào chính quyền là điều không lạ.

Nói thẳng ra, ai ở trong trại giam cũng đều có chế độ như nhau. Và như tôi biết, một số nhân vật cộm cán dính án chống chính quyền có cả phòng riêng như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày). Với phòng ốc như thế không thể sánh như khách sạn 5 sao được, nhưng nó là nỗ lực của nhà nước trong chăm sóc những bị bắt giữ. 

Phòng giam có tủ riêng, có giường nằm, có quạt điện, có camera giám sát để bảo vệ, có sân chơi, có ti vi, có báo để đọc, được cách ly với tội phạm hình sự để bảo toàn tính mạng...Dâu so với khách sạn 5 sao thì không bằng, nhưng so với những nhà tù ở Mỹ thì sướng gấp vạn lần. Nhân quyền, nhân đạo là đó chứ đâu cao xa?

Khách quan mà nói chế độ giam giữ ở T16 còn tốt chán so với bên Mỹ. Ngay tại nước Mỹ cũng vẫn còn những nhà tù mà chế độ giam giữ hà khắc tới mức man rợ. 

Nhà báo Mỹ Will Potter đã viết về nhà tù liên bang USP (United States Prison) Marion: "Nhà tù mà tôi nêu ra trong bài báo này là một trong những cơ sở hoạt động theo tiêu chuẩn riêng, khác hẳn so với các nhà tù truyền thống. Chúng phản ánh một hệ thống pháp luật khác, áp dụng với các tù nhân chính trị, tồn tại song song với hệ thống pháp luật hiện hành. Những người này bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài, bị tước quyền được xét xử theo chuẩn mực tố tụng và bị đưa đi khuất mắt người dân" và: "Quy định cấm giao tiếp đã khiến nhiều tù nhân phát điên. Khi tôi được phép vào thăm Rafael Cancel Miranda, tôi chỉ được nói chuyện với ông ấy bằng điện thoại qua một vách ngăn bằng kính dày, và chỉ được nói bằng tiếng Anh". Lẽ dĩ nhiên, cuộc nói chuyện ấy sẽ được ghi âm lại để các chuyên gia phân tích xem nó có chứa đựng những ẩn ý nào không".

Ted Landphair - tác giả bài viết "Alcatraz vẫn là nhà tù khó trốn nhất của Mỹ" đăng trên VOA (xem ở đây) đã mô tả: "Tù nhân vào đây hầu như chẳng được hưởng quyền lợi nào. Xà lim bé tí teo, sống một mình, không đài, không kẹo bánh, không nước ngọt, không báo chí. Không được liên lạc với thế giới bên ngoài, ngoại trừ lâu lâu mới được thân nhân thăm nuôi. Tù nhân sừng sỏ nhất chỉ được đi dạo trong sân nhà tù một giờ đồng hồ một tuần. Ba mươi sáu người đã định trốn khỏi Alcatraz trong 14 âm mưu khác nhau. Hầu hết đều bị bắn chết hoặc bắt lại". 

Link kiểm chứng:

Bằng kiến thức của mình, Ls Ngô Ngọc Trai biết rõ Hoa kỳ là quốc gia nổi tiếng với hệ thống nhà tù kiên cố với số lượng lớn các khu biệt giam và phòng biệt giam. Có thể kể đến nhà tù Guantanamo, là nhà tù của Mỹ trên phần đất bị chiếm đóng của Cuba, là nơi giam giữ các tù nhân tình nghi là khủng bố. Tiếp đến phải nhắc đến nhà tù Abu Ghraib, là nhà tù của Iraq do Mỹ quản lý sau cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ 2, là nơi đã xảy ra bê bối hành hạ và làm nhục tù nhân của lính Mỹ. 

Thật ngạc nhiên khi ở Việt Nam, những nhà tù nổi tiếng về tra tấn tù nhân, vi phạm nhân quyền lại là nhà tù của chế độ thực dân Pháp và của chế độ Việt Nam Cộng hòa với cờ vàng ba sọc đỏ. Rất may cho người Việt Nam, những nhà tù ấy, phần lớn trở thành di tích lịch sử, như: Nhà tù Côn Đảo, hay còn gọi là "Địa ngục trần gian", là nơi chế độ cai trị của Pháp, Sài Gòn giam giữ hầu hết các nhà cách mạng Việt Nam. Nhà tù Hỏa Lò; Nhà lao Cây Dừa ở Phú Quốc; Nhà tù Sơn La; Nhà tù Lao Bảo; Khám lớn Cần Thơ...

Đưa ra các ví dụ trên để thấy, ở Việt Nam, các nhà tù còn quá nhân đạo với các tù nhân và Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Hữu Vinh là nhữn ví dụ điển hình. Ở tù mà người nhà, bạn bè, thậm chí cả khách quốc tế vẫn được vào thăm thì còn đòi hỏi gì hơn hả anh Ngô Ngọc Trai?

Ls Ngô Ngọc Trai nên nhớ, đây là phòng giam giữ chứ không phải khách sạn 5 sao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét