Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

NGUYỄN THÔNG VÀ SỰ KHỐN NẠN

Dư luận viên Lều Báo

Lục thập – Nhi nhĩ thuận, đến tuổi 60 thì không còn chướng tai gai mắt, do lý giải đúng căn nguyên của mọi việc diễn ra xung quanh và thấu hiểu nhân tình thế thái, nên dễ thông cảm và có thái độ khoan dung hơn - nhìn sự việc không còn thấy chướng tai gai mắt (thuận nhĩ). Nghe để bình tĩnh suy gẫm, gạn đục khơi trong, để phát hiện ra nghĩa lý hay đẹp chứ không như người thường hể nghe lời trái tai là đã vội nổi sùng.

Nguyễn Thông (NT), phóng viên Báo Thanh Niên cũng đã bước vào tuổi 60 của cuộc đời (sinh 1955), là một người có học (Ngữ văn khoá 17, Đại học Tổng hợp Hà Nội). Với quá trình lăn lộn trong nghề báo, tiếp xúc với đủ tầng lớp trong xã hội. Lẽ ra, với tầm tuổi mình, NT có cái nhìn, cái nhận xét tỉnh táo hơn về sự việc và thời cuộc.

NT chơi blog từ năm 2009, tỏ vẻ khôn ngoan (hoặc láu cá), NT dựng lên khẩu hiệu: “Không bàn chuyện chính trị. Chỉ quan tâm các vấn đề xã hội. Đá để xây chứ không để ném.”. Mặc dù vậy, trong các bài viết của mình, NT lồng ghép thái độ bất mãn, chửi bới. Các trang viết mà NT theo dõi hầu hết là các trang chống đối chế độ như của BS Hồ Hải, Bọ Lập, Phạm Viết Đào, Huỳnh Ngọc Chênh, Đoan Trang… Cũng như những trang mạng đó, NT đặt chế độ duyệt bình luận (comment) của người đọc, hầu hết NT chỉ giữ lại những bình luận mang tính chất xuyên tạc, chửi bới chính quyền. Là người làm báo, NT thừa hiểu rằng những lời bình luận đó, mặc dù “mang quan điểm của người viết” như NT và đám Lập, Xuân Diện, Bô xít vẫn rêu rao nhằm né tránh trách nhiệm của mình; nhưng vẫn có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến những người đọc khác. Nói cách khác, NT cũng như những kẻ trên, muốn chửi bới chế độ, nhưng vẫn cố giữ cái miếng cơm manh áo của mình nên lợi dụng kẻ khác để thể hiện thái độ. Hành động đó là hành động hèn hạ với mục đích bẩn thỉu. Trang blog của mỗi cá nhân, dù là để “chơi” nhưng cũng giống như một tờ giấy mang tâm hồn của chủ nhân. Sạch hay không là phải biết cách dọn, NT ạ. Để cho phóng uế vào đó thì chả khác gì cái chuồng lợn đâu.


Đến tuổi nghỉ hưu, trên facebook của mình, thái độ bất mãn, chửi bới chế độ của NT được tăng thêm một bậc. Khi những kẻ mang danh “dân chủ” hô hào kỷ niệm ngày 17/2 với mục đích chống đối, gây bất ổn chính trị, phá hoại sự đoàn kết của dân tộc. NT viết rằng: “Tại sao lại cứ phải vườn hoa Lý Thái Tổ? Hà Nội thiếu gì chỗ. Cho ngày 17.2. Giặc nó phá thì ta di chuyển”. Ai là giặc hả NT? Chính quyền? Hay nhân dân? Là một nhà báo mà sự mất dạy lên đến đỉnh điểm như vậy thì NT có còn xứng đáng với vai trò nhà báo của mình hay không? Phải chăng lúc còn có thể kiếm cơm trong vai trò nhà báo của mình thì NT phải luồn cúi. Còn khi không thể rồi thì sẵn sàng quăng hết vào sọt rác để kiếm những đồng dollars bố thí của những kẻ đang tâm phá hoại sự bình yên của đất nước này.

Ngay cả đối với báo chí, là mảnh đất mà NT đã dành cả cuộc đời của mình để kiếm ăn trên đó, NT cũng không buông tha. Chính bản thân NT cũng chẳng có chút tốt đẹp gì mà còn chửi cả báo ANTG, thậm chí, lợi dụng cả việc tờ Sài Gòn Tiếp Thị bị đóng cửa, NT cũng lôi vào để xỏ xiên chế độ. Ở đây, xin trích gửi NT một trong rất nhiều lý do để nêu ra tại sao mà SGTT phải đóng cửa, một lý do rất đơn giản và rất chính xác là “LÀM ĂN THUA LỖ THÌ ĐÓNG CỬA” http://thanglong1969.blogspot.com/2013/12/vi-au-sai-gon-tiep-thi-thua-lo.html , Không cần cao siêu, khỏi cần chính trị như NT và đám chống đối chế độ xuyên tạc nhé. Thử hỏi rằng, cái tâm ấy, có còn sáng để NT dốc đươc tâm huyết với nghề? Phải chăng, với lương tâm đen tối, sự kém cỏi, ghen tị, sự hằn học với đồng nghiệp mà NT giở trò “đâm bị thóc, chọc bị gạo”? Khuyên NT một câu như ông bà thường nói: “Làm chi thì làm nhớ đừng ác quá, nói vừa vừa thôi, để đức cho con cho cái” nhé NT.


NT đẩy sự NGU của mình lên đến tột cùng khi phong đám “Nhân xĩ, chí thức” lên với mong muốn dẫn dắt nhân dân theo con đường phá hoại đất nước. Những kẻ đó, khi đương quyền đương chức thì cắm cúi lặng im, khi bị sa thải lại quay sang đả kích chế độ. Có lẽ, cùng với cách làm cách hành động giống mình nên NT coi đó là tấm gương để NT học tập.

NT là vậy. Một kẻ bán rẻ lương tâm nghề nghiệp, lấy cái lương tâm đen tối của mình mà dạy dỗ người đời. Một kẻ lươn lẹo, hèn nhát, khốn nạn mà vẫn được sử dụng để làm báo. Đủ thấy, chế độ và người dân này vẫn còn quá bao dung. Một kẻ không dám sống với chính bản chất của mình, dám chửi bới cả một « dân tộc đói nghèo, hèn nhát ». Kẻ đó, không xứng đáng với chính dân tộc của mình.

DOANH NHÂN CHẾ TẠO TÀU NGẦM VÀ ƯỚC MƠ TRỰC THĂNG GIÁ 200 TRIỆU


Báo chí đang rất hào hứng, thú vị khi phải tốn khá nhiều giấy mực cho một giấc mơ khổng lồ của người kỹ sư cơ khí “chân đất” ở quê lúa Thái Bình. Anh Nguyễn Quốc Hòa (Giám đốc Công ty cơ khí Quốc Hòa, TP Thái Bình) là cá nhân đầu tiên, đã “tay không” xông lên chế tạo chiếc tàu ngầm mini bằng sắt đầu tiên của Việt Nam.

Tàu dài gần 9m, đã vận hành thử nghiệm “ngon lành” trong bể chứa nước ở giữa sân xí nghiệp của mình. Cũng lặn, cũng nổi, cũng lắc, cũng giật với chân vịt quay rào rào, ra đa màn hình xanh đỏ nhấp nháy như ai.

Tàu ngầm Trường Sa 1 của anh Hòa, dự kiến, có thể lặn sâu 50m, hoạt động độc lập trên biển 15 ngày, lúc lặn có thể đạt tốc độ 20-25 hải lý/giờ! Mọi thứ đã bật quy lát, tàu ngầm “made in Quê Lúa” đã sẵn sàng bơi ra biển lớn bất cứ lúc nào. Từ chỗ cười chế nhạo, nghi ngờ “giấc mơ xuống đáy biển” đó, giờ thì nhiều người đã thảng thốt thán phục giám đốc Hòa. Trung ương, địa phương, các GS đầu ngành tới tấp về nghiên cứu. Và, anh Hòa chỉ nhõn việc chạy trốn giới truyền thông đã mệt rã người.

Gọi là tàu ngầm hay máy lặn, thùng lặn đều được!

Anh bảo, tôi biết trước là thử nghiệm sẽ ngon ơ, tôi biết là ra biển sẽ lặn ủng oẳng được, vì mọi chuyện rất đơn giản. Nói rằng gắn ngư lôi, đại bác vào tàu Trường Sa 1 của tôi để làm nhiệm vụ chiến đấu chống kẻ thù thì hơi hoang tưởng, nhưng nói tôi không làm được cái tàu đơn giản này thì lại càng hoang tưởng hơn.

Chỉ một đêm, tôi mang máy cẩu, mang xe công-ten-nơ đến “cõng”, là tàu ngầm của tôi vù ra cửa biển chạy thử được thôi. Từ trước khi chế tạo, tôi đã tính, tàu này nặng bao nhiêu tấn, và đến giờ thì nó đã bị gắn thêm vài cái ốc vít “vỡ kế hoạch” nữa, thành ra nặng hơn so với dự định 50kg! Cũng như tôi từng đúc cánh máy bay trực thăng để thực hiện “giấc mơ lên trời”.

Ảnh: Ông Hòa với ước mơ cháy bỏng chế tạo chiếc tàu ngầm Made in Vietnam. 

Nếu nhà nước cho sản xuất để bay đi câu cá, đi du ngoạn, tôi chỉ bỏ 200 triệu đồng ra là có trực thăng bay lên giời cực kỳ an toàn, rồi sản xuất bán hàng loạt. Cũng như tôi từng sản xuất những cỗ máy in mà dân chuyên gia ở Hà Nội, ở Sài Gòn mua cả mớ, mua về dùng tốt quá, tháo ra nghiên cứu để “bắt chước” nhưng chả tài nào sản xuất được. Tôi rất hay có các hợp đồng sản xuất máy móc cho các doanh nhân Nhật Bản đặt hàng…

Toàn những chuyện khó tin. Tôi gặp anh Nguyễn Quốc Hòa khi mà đã có cả trăm bài báo viết về anh. Thế nên việc nhờ người mai mối thu xếp để có cuộc gặp đó, cũng khá nhiêu khê. Gặp chỉ để lý giải: Tại sao anh Hòa dám mơ về việc chế tạo máy bay và tàu ngầm ngay trong cái xưởng cũ kỹ như khu gia cố công nông, như khu làm nhôm kính gia dụng kia? Bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ, bao nhiêu chuyên gia được đào tạo trong và ngoài nước, sao họ không dám mơ làm một cái tàu ngầm bằng sắt rồi ẩy thử nó xuống biển xem nổi hay chìm? Anh Hòa cười hiền khô.

Ai nấy lại càng nghĩ đến cảnh cách đây chưa lâu, hai chàng Hai Lúa ở Nam Bộ tự dưng ngẫu hứng chế tạo máy bay và bay thử hẳn hoi. Chưa có cái tàu bay Hai Lúa nào vi vu lên bầu trời được cả, nhưng nếu không lãng mạn, không dám nghĩ lớn, thì làm sao hai anh em nhà Wright (người Mỹ) - “ông tổ” phát minh ra cái máy bay đầu tiên cho nhân loại - có thể làm được việc vô cùng vĩ đại là “cống” cho chúng ta thứ phương tiện mà đến bây giờ không ai có thể hình dung cuộc sống của mình và cộng đồng sẽ bất tiện, khổ sở đến mức nào nếu thiếu lũ “chim sắt” biết bay vượt biển, bay vòng quanh quả đất kia?

Thế rồi, một chiếc máy bay chế tạo dang dở của Hai Lúa Việt Nam đã được bảo tàng nọ ở Úc trân trọng mua về trưng bày. Họ lạ lùng, họ kính trọng, họ thú vị và hết lòng động viên những ý tưởng dám nghĩ dám làm của nhị vị Hai Lúa. Liệu có người Tây nào đến mua tàu ngầm chở đầy khát vọng của anh Hòa về trưng bày kiểu… rất cảm thông kia không nhỉ?

Anh Hòa thở dài: xin mọi người đừng nghĩ là tôi làm cái gì to tát cả. Đừng nghĩ là tôi thử nghiệm thành công trong bể chứa thì nó sẽ ra biển chạy, lặn, nổi băng băng. Từ bể mấy chục mét khối nước ra đại dương còn dài lắm. Tuy nhiên, con tàu của tôi dĩ nhiên là sẽ hoạt động ngon lành, bởi tôi tính toán không thể nào sai được.

Bởi tôi đã thử nghiệm, chui vào lái thử, nếu hệ thống cấp dưỡng khí mà sai sót thì chỉ 5 phút sau là tôi chết trong bể chứa hoặc dưới đại dương mà chiếc tàu ngầm chính là cỗ quan tài nặng 9 tấn. Tôi có dại dột đâu mà đùa cợt với tính mạng mình?

Song, nói tàu ngầm của tôi sẽ hiện đại như tàu Kilo Việt Nam vừa mua của Nga về thì không bao giờ có đâu. Bởi tàu của tôi thô sơ lắm. Tàu của tôi gọi là tàu ngầm cũng được, hoặc gọi nó là cái máy lặn, cái thùng lặn cũng đúng. Nó là cái thùng sắt, có động cơ, có thể lặn và nổi, để phục vụ chiến đấu, để thăm dò đáy biển, để đánh cá hay bảo vệ ngư dân, để phục vụ du lịch. Được tuốt!

Tàu đang thử nghiệm của anh Hòa được đặt tên là Trường Sa 1, là bởi tình yêu nước, yêu biển đảo của anh. Nhưng còn nữa, là bởi anh tin rằng anh còn phải thử nghiệm tiếp, với Trường Sa 2, rồi Trường Sa 3 đến Trường Sa N để làm sao ngày càng hoàn thiện: “Nếu bây giờ ai đó bỏ ra 5 tỉ đồng, tôi sẽ sản xuất cái tàu dài 20m, hình dáng gần giống tàu Kilo”.

Máy nổ, rồi la bàn, định vị, ra đa thì anh Hòa không sản xuất được, phải mua của nước ngoài về rồi lắp. “Thế tại sao không mua luôn tàu ngầm mini của nước ngoài cho nhanh”?

Anh Hòa bảo: “Giá nó đắt hơn nhiều, tàu ngầm nhỏ 70 triệu đôla, có công ty mua công nghệ về lắp cũng còn rất đắt. Nếu tôi làm được thì ngư dân có thể mua về đi đánh cá bằng tàu ngầm, lúc bão tố đảo Lý Sơn bị cô lập, có thể dùi dũi bơi tàu ngầm ra cứu trợ. Bà con ngư dân bị bão mấy chục người rơi xuống biển sắp chết, tàu tôi đi cứu được. Chả cần gắn thủy lôi, đại bác, tàu sắt to đùng của tôi cứ nổi lập lờ mặt nước, tàu nước ngoài không dám đụng đến đâu!”.

Nếu biết anh Hòa thuê đến chế tạo tàu ngầm, chúng tôi đã không dám nhận lời

Tóc muối tiêu, râu đốm bạc (có vẻ dày và cứng như chổi xể), anh Hòa thuộc típ người sống mã thượng, phóng khoáng, có thừa tự tin để thực hiện những giấc mơ bị người đời coi là viển vông của mình.

Đi học tập, nghiên cứu ở CHDC Đức từ năm 1976, sang đó kinh doanh vỡ nợ đến 3 lần; về Việt Nam, râu chổi xể và tính phóng khoáng lại khiến anh Hòa vỡ nợ “tay trắng lại hoàn tay trắng” thêm một lần nữa. Năm 2000, vẫn còn mất hết các nhà máy, bán cả nhà riêng, đem máy hàn với búa ra vỉa hè khởi nghiệp với nghề cơ khí.

Cuối cùng thì bây giờ anh “gây dựng sự nghiệp” lại với một cái xưởng cơ khí và đội ngũ kỹ sư rất “thiện chiến”. Những chiếc máy “made in Thai Binh” của xưởng trở nên nổi tiếng khắp cả nước.

Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ năm 2005 treo trong phòng, năm 2006, anh Hòa còn được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì các sáng tạo máy phục vụ công việc in ấn với các ứng dụng quý báu cho cuộc sống. Và trên bàn làm việc của anh Hòa có mô hình một chiếc tàu ngầm vàng chóe, sắc màu lộng lẫy kiêu sa tên là Kilo.

Ảnh: Chiếc tàu ngầm của ông Hòa đang tiếp tục được thử nghiệm trong bể. 

Mọi chuyện xuất phát hoàn toàn ngẫu hứng, khi báo chí Việt Nam phát đi nguồn tin về việc chúng ta mua tàu ngầm Kilo của Nga cách đây chừng hơn 1 năm. Khi nhìn vào số tiền khổng lồ để mua một chiếc tàu ngầm hiện đại, anh Hòa bảo, mình sẽ chế tạo tàu ngầm mini.

Càng đọc thì càng thấy nó không quá phức tạp đến mức như người đời vẫn tưởng. Nếu nói ai đó học nghề lái tàu ngầm, thì dân gian hiểu ngay đó là một cái gì xa xôi, hoang tưởng, kiểu như đi học nghề “mổ rồng”. Ý rằng, nếu học ra cũng không có việc làm. Còn sản xuất tàu ngầm thì là điều ngoài sức hình dung rồi.

Hầu hết người Việt Nam, đến nay vẫn mới chỉ biết đến cái tàu ngầm trên tivi, báo chí, phim ảnh, trong khi ở nhiều nước, họ đem tàu ngầm ra phục vụ khách du thám đáy đại dương từ lẩu lâu. Anh Hòa bèn thuê thợ xắn tay áo lên cùng làm tàu ngầm.

Tốp thợ bảo, ông ấy thuê thì giả tiền tử tế, chúng tôi theo ông ấy kiếm ăn lâu rồi, nhưng đúng là nếu biết bị gọi đến làm tàu ngầm từ đầu, thì chúng tôi đã không nhận lời. Với họ, có lẽ việc đem tàu ngầm do tay họ hàn, đẽo, gọt, nắn kia ra với đáy biển, nó cũng khó như tìm đường lên giời. Thế mà anh Hòa khiến tàu chạy được, vận hành đủ các chức năng, công bố với đồng bào cả nước được.

Anh Hòa leo lên đó lái thử, xiết bao người lo lắng sợ hãi, ai ngờ lúc ra khỏi con “kình ngư” bằng sắt nặng 9 tấn đó, anh Hòa vẫn tươi cười và hứa với đông đảo “người hâm mộ”: Thành công rồi, sắp tới sẽ ra biển lớn thôi.

Cơ quan chức năng địa phương và các ngành liên quan thì nín thở, có anh còn nói trên báo: Tàu của ông Hòa thành công cũng khó cho chúng tôi, mà không thành công thì cũng lại càng… khó cho chúng tôi. Có anh đại diện ban ngành nọ thì kiên quyết: Tàu ấy ra biển là chúng tôi bắt. Họ nghĩ cách phát ngôn và hành động khôn ngoan để khỏi mang tiếng trong phi vụ chế tạo tàu ngầm của doanh nhân quê lúa thôi.

Tôi xin phép mời anh một bữa rượu tự sự. Anh Hòa thì vuốt râu uống thêm một chén, cười giản dị: Một đêm đẹp trời nào đó, các bạn say giấc nồng, sáng hôm sau mở tivi thấy tàu tôi ngoài biển rồi. Có ai cấm đi tàu ngầm ngoài biển đâu nhỉ? Chưa thấy văn bản nào nói thế cả. Cũng có thể vì chưa có anh nào ở Việt Nam sản xuất tàu ngầm bằng sắt và dìu nó ra biển, chưa ai nghĩ là cần làm bộ tiêu chuẩn đăng kiểm cho nó nên các văn bản chưa kịp thời bổ sung chăng? Tiếng cười ran ran.

Tết vừa rồi anh Hòa có để ý gì việc đón xuân đâu, chỉ chăm chắm nghĩ cách cải tạo khoang lái cho tàu ngầm Trường Sa 1. Nó chạy được rồi, chỉ có điều khoang lái hơi chật. Về dưỡng khí thì sau khi sống sót lúc chạy thử, anh chắc ăn là tốt rồi. Vả lại mang theo một bình ôxy thì có mà sống được cả tháng dưới đáy biển. Tàu còn đơn sơ lắm.

Ngồi trong khoang lái chóng hết cả mặt. Vì trước mặt mình toàn các màn hình xanh lè, cánh lái vẫy chổng lên thì tàu lặn xuống, cánh lái vẫy chổng xuống thì tàu trồi lên. Dễ rồi. Các camera quan sát dưới nước và hệ thống rađa thủy âm để cung cấp dữ liệu lên màn hình thì cũng còn hơi hạn chế. Đại ý, nếu có các chấm xanh đỏ trước mặt to quá, thì nó là đá ngầm, dừng lại đi. Chấm xanh nhỏ nhỏ thì chắc là cá mú đang bơi, cứ thế mà phi thẳng...

Lúc thử nghiệm, chắc phải thuê một cái tàu cá có hệ thống dò cá (như ra đa) đi bên cạnh, nó quét “tia” và quan sát “đốm sáng” là tàu ngầm của anh Hòa: “Họ cứ coi tàu của tôi như con cá mập cần theo dõi và đánh bắt đi, mà tàu này chắc gì đã to hơn con cá voi đâu. Nếu tàu ngầm của tôi nó chìm và đứng im lâu quá thì là chết máy nằm im đáy biển rồi, tìm cách buộc dây mà kéo nó lên (cười). Khi nó vẫn bơi thì vô tư. Tôi đã thiết kế như hệ thống cầu trì ấy, có sự cố là nó sẽ tự ngắt các thiết bị lớn, để không còn nguy cơ phát nổ cả cỗ tàu ngầm được.

Còn việc tự nhiên bị nổ hệ thống bình dưỡng khí thì rất hiếm khi, hiếm đến mức tôi chưa nghe một văn sách nào nói đến cả. Tàu bị hỏng nằm dưới đáy biển, thì chỉ với một bình oxy, tôi có thể sống sót cả tuần! Việc nhô tàu lên mặt nước ngay cả khi bị chết máy dưới đáy biển rồi, tôi đã tính đến. Rất an toàn. Không chỉ “nổi” bằng cách xả nước ra cho tàu nổi lên, mà cả bằng phương pháp nén khí. Có hệ thống định vị vệ tinh, kính tiềm vọng, ra đa ngầm, hệ thống phục vụ cung cấp dưỡng khí tuần hoàn độc lập” - anh Hòa kể.

Nếu được phép, tôi sẽ sản xuất trực thăng mini giá 200 triệu đồng/chiếc

Ảnh: Toàn cảnh nhà máy cơ khí của người kỹ sư tài hoa. 

Khu công nghiệp mà xí nghiệp của anh Hòa đang tọa lạc khá rộng rãi, đường đẹp như ô bàn cờ, nhưng rác thải tràn lan. Trải “thảm đỏ” lâu rồi, song có vẻ còn hoang vắng lắm. Vậy nhưng, nơi này vẫn chứa cả khát vọng sản xuất thêm… máy bay trực thăng của anh Hòa.

Anh từng đo đạc, cho công nhân đúc sẵn 4 cái cánh máy bay rất kiểu cách. Máy đẩy thì đơn giản, mua đâu cũng có, đặt hàng nước ngoài cũng rẻ. Mà anh cũng đã đặt hàng rồi. Bên cạnh một cái động cơ, vấn đề là cánh quạt khỏe, cân bằng, quay thật tít. Khi quay nó sẽ đẩy máy bay lên thôi. Máy bay có thể bé như cái ghế văn phòng, người ta ngồi ghế, trên đỉnh đầu có một cái cánh quạt (như Doremon), dưới có động cơ, thế là bay, bay như con ong ấy mà. Tay lái thì dễ, nước ngoài họ sản xuất đầy.

“Tôi mê câu cá, đợt nọ định làm vài cái “trực thăng mini” đi câu. Tôi là dân chế tạo máy, nên tôi sẽ bào, sẽ tiện, sẽ tính để cánh quạt và cái trục quay thật cân, thật chuẩn, gắn động cơ ngoại nhập vào, giá một helicopter (trực thăng) thế có thể chỉ 150-200 triệu đồng/chiếc. Không có gì là khó cả. Cái khó nhất là giấy phép để bay. Để có được cái giấy lên bầu trời đó, mới là một điều… “khó như tìm đường lên trời”. Tôi cam kết, nếu được cho phép, tôi sẽ sản xuất được, bán với giá 200 triệu/chiếc. Cũng như giờ thử nghiệm thành công tàu ngầm rồi, nếu ai đó bỏ 4-5 tỉ đồng ra, phối hợp sản xuất chiếc tàu ngầm dài 20m, hiện đại hơn Trường Sa 1, tôi sẽ làm được”.

“Bỏ 5 tỉ đồng ra, người ta sẽ được gì?”. Trả lời: “Sẽ được cả một chiếc tàu ngầm! Sau khi báo chí các anh đăng, một hãng sơn tàu biển, một hãng bu lông ốc vít đã tài trợ những cái đó cho tôi, đỡ tốn nhiều tiền lắm đấy”.

Mọi việc cứ như… không. Có cái gì đó khó tin. Thôi thì hãy cứ để thời gian sẽ trả lời. Nhưng, trên thực tế thì tàu ngầm của anh Hòa đã thử nghiệm thành công. Đã vận hành, lặn, nổi được. Máy đã không ăn hết ôxy trong khoang lái để giết chết người lái. Thế là cái thùng lặn, cái máy lặn đã cơ bản được chấp nhận với chức năng “tàu ngầm” của nó.

Cũng như anh Hòa mà chế tạo xong cánh máy bay, lắp động cơ, cho người ngồi vào cái ghế tựa, rồi vè vè bay lên trời rồi hạ cánh an toàn xuống một bờ hồ câu cá chẳng hạn - thế là xong chức năng của một chiếc Trực Thăng Thái Bình 1 (thí dụ thế). Việc tiện nghi, hiện đại thêm nữa cho nó thì hẵng cứ chờ chiếc Trực Thăng Thái Bình 2, những chiếc tàu ngầm Trường Sa 2 - 3 - 4…

Nói như vậy để thấy, không phải là liều lĩnh “tay không bắt cọp”, “mình trần lội qua sông” như cổ nhân nói, mà là anh Hòa dám nghĩ, dám làm, biết rằng tay nghề và khối óc của mình sẽ làm được cái gì rất cụ thể và khoa học. Biết mua thiết bị, vận dụng kiến thức của những người khổng lồ để làm ra sản phẩm theo lối của bản thân mình.

Thực tế đã cho thấy anh không hề hoang tưởng, không hề muốn gây xìcăngđan hay có mục đích PR nào ngoài khoa học và cống hiến cho cộng đồng. Hy vọng, những phát kiến, những thử nghiệm sắp tới, giấc mơ lặn và giấc mơ bay kỳ vĩ của anh sẽ tiếp tục không là cái gì quá xa xôi… như bầu trời và đáy biển.

Ảnh: Bằng khen của Thủ tướng cho ông Hòa. 

Tôi (nhà báo) muốn xin được lặn thử “cua” đầu tiên của tàu ngầm Trường Sa 1 ngoài biển, anh Hòa xua tay: bạn ngồi tàu cá theo dõi hành trình của “con cá dài 8,8m” qua rađa thôi. Lên đó nhỡ có gì nguy hiểm thì sao? Để một mình tôi lái thử, có gì tôi sẽ chịu trách nhiệm và bảo đảm sự chắc thắng bằng chính tính mạng của tôi. Tôi không phải gã khùng. Hãy tin tôi, tôi tính toán được từng khối khí, từng con bu lông ốc vít, tôi định làm con tàu ngầm tàu nặng 9 tấn, đến bây giờ nó gần xong, nó nặng đúng 9 tấn + 50kg!

Lặn 5 phút sau mà ngoi lên tôi vẫn hất nắp tàu ra cười được, thì tôi có thể đi 15 ngày trên biển, yên tâm nhé. Tôi biết rõ điều này kể từ khi giấc mơ chế tạo máy của tôi thành công sau nhiều thất bại trắng tay, với hạnh phúc là có một xưởng cơ khí trong tay, để tôi có thể sáng tạo những cỗ máy mà tôi thích với giá rất rẻ. Giá rẻ, bởi tôi vẫn nói đùa với bạn bè rằng, chất xám của tôi thì nhiều lắm…

“Việc của tôi là đốt một que diêm để thắp lên giấc mơ sản xuất tàu ngầm và trực thăng trong những người dám ước mơ. Việc sản xuất những cỗ máy tuyệt vời hơn dạng này, là trách nhiệm của những người dám ước mơ tiếp theo. Điều nguy hiểm nhất của các nhà sáng tạo, của các công trình sáng tạo không phải là ở sự thất bại, mà nó nằm ngay ở chỗ người ta không dám tin là mình có thể sáng tạo được, không dám sẵn sàng đối mặt với thất bại”, anh Hòa nói nhẹ hều, bằng cái giọng hơi khinh bạc của một gã râu chổi xể thích sống hào hiệp ở tuổi sắp lục tuần.

Góc hiểm cuối tuần

Trời ạ, chả biết các bạn thế nào, chứ mình thì sốc, rất sốc, cực sốc. Nhưng thật lòng là vẫn muốn ngắm. Heheh. Chúc các bạn cuối tuần vu vẻ.

Trên trang facebook cá nhân của mình, Elly Trần đăng tải những bức hình khoe ngực bên bể bơi một cách quá đà khiến ai ai cũng cảm thấy ngán ngẩm.

Elly Trần được biết đến với vai trò là một người mẫu ảnh với vòng 1 "khủng". Tên tuổi của cô không chỉ nổi lên trong nước mà còn lan rộng sang cả Trung Quốc, Hong Kong, Thái Lan,... Ngoài việc tham gia làng giải trí với vai trò người mẫu ảnh, Elly Trần còn lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh với những bộ phim: Sài Gòn Yo!, Khát vọng thượng lưu, Bóng ma học đường... và bước đầu gặt hái được thành công.



Bộ ảnh có tên "Ta với nàng - Fe 2014" vừa được Elly Trần đăng lên trang cá nhân của cô.

Elly Trần sở hữu một thân hình đẹp, một gương mặt xinh xắn cùng làn da trắng bóc. Tuy nhiên, cách mà Elly Trần lựa chọn để xuất hiện trước công chúng lại khiến nhiều người “nhức mắt”. Vẫn biết đẹp thì phô ra xấu xa thì che vào nhưng có lẽ Elly Trần đã đi quá giới hạn với tư cách là một người của công chúng, hay cô nàng cảm thấy đó là nét đẹp trời phú và cần phải phát huy, phải khoe một cách triệt để?

Chưa biết tài năng của “siêu vòng 1” Elly Trần đến đâu nhưng chắc chắn những hình ảnh đọng lại trong mắt khán giả sẽ chỉ là một Elly Trần thích khoe ngực phản cảm. 

Cùng nhìn lại một số hình ảnh Elly Trần khoe ngực trên trang cá nhân:







MỸ CÔNG BỐ BÁO CÁO NHÂN QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆT NAM

VOV.VN -Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Zeya ghi nhận những tiến bộ trong nhiều lĩnh vực liên quan tới quyền con người tại Việt Nam

Đêm 27/2 (theo giờ Việt Nam), Bộ Ngoại giao Mỹ công bố “Báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền thế giới năm 2013”, trong đó đề cập vấn đề quyền con người của nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam.

Báo cáo nhân quyền 2013 vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin sai lệch về tình hình thực thi quyền con người tại Việt Nam, trong đó có những vấn đề mà phía Mỹ gọi là “tù nhân lương tâm” và “hạn chế quyền tự do ngôn luận”. 

Tuy nhiên, trong trao đổi với phóng viên thường trú Đài TNVN tại Mỹ, quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách dân chủ, nhân quyền và lao động Uzra Zeya cho biết, Mỹ ghi nhận những tiến bộ trong nhiều lĩnh vực liên quan tới quyền con người tại Việt Nam, trong đó có tự do tôn giáo mà điển hình là sự gia tăng về số lượng các cơ sở thờ tự được đăng ký, đồng thời hoan nghênh Việt Nam ký Công ước chống tra tấn của Liên Hợp Quốc và tôn trọng quyền của người đồng tính. 

Kể từ khi bình thường hoá quan hệ vào năm 1995 đến nay, Mỹ và Việt Nam đã tổ chức 17 phiên đối thoại về nhân quyền và trao đổi thẳng thắn về các vấn đề mà mỗi bên quan tâm. Không chỉ phía Mỹ bày tỏ những quan điểm liên quan đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, mà ngay cả Việt Nam cũng nêu lên các quan ngại về tình hình nhân quyền tại Mỹ.

Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Uzra Zeya cho biết: “Việt Nam và Mỹ có một số nhận thức chung trong vấn đề quyền con người. Mỹ đánh giá cao và muốn duy trì đối thoại về quyền con người với Chính phủ Việt Nam không chỉ nhằm thúc đẩy tiến bộ trong vấn đề này mà còn nhằm tiếp tục đẩy mạnh quan hệ song phương”.

Theo bà Zeya, Việt Nam và Mỹ cần tăng cường trao đổi và hiểu biết lẫn nhau qua nhiều kênh để giải quyết những khác biệt trong vấn đề quyền con người. 

Bà Uzra Zeya

“Phương cách tối ưu để giải quyết bất đồng giữa Mỹ và Việt Nam trong vấn đề quyền con người là thông qua đối thoại và tương tác, không chỉ giữa chính phủ 2 nước mà còn cả xã hội. Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây, Ngoại trưởng John Kerry đã có cơ hội gặp cả lãnh đạo Chính phủ và người dân Việt Nam, cũng như tham dự lễ cầu nguyện tại nhà thờ. Sự tương tác với xã hội dân sự như vậy có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ trong cách tiếp cận của chúng tôi đối với Việt Nam mà còn cả trong cách tiếp cận của chúng tôi đối với vấn đề quyền con người trên toàn thế giới” - bà Zeya nói.

Tháng 11/2013, Việt Nam đã được bầu chọn làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc với số phiếu cao nhất trong số các quốc gia ứng cử. Mới đây nhất, ngày 7/2, Nhóm làm việc về Báo cáo Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Geneve đã thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam, cho thấy sự tin tưởng và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế, của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đối với Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người./.

Nhật Quỳnh, Huy Hoàng/VOV-Washington

BỘ TRƯỞNG NGUYỄN VĂN NÊN: ĐỪNG ĐI QUA GIỚI HẠN

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Đừng đi quá giới hạn khi thông tin về nhà của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ
(ĐTCK) Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nói như vậy, tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2014, diễn ra chiều nay 28/2.

Liên quan đến thông tin về tư dinh của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, đang thu hút sự quan tâm của dư luận gần đây, ông Nên cho biết, về phía Chính phủ chưa có bất kỳ thông tin nào.

Về cá nhân, câu chuyện này có 2 vấn đề đáng suy nghĩ: Tuy là cán bộ làm việc ở Trung ương đã nghỉ hưu, nhưng hiện ông Truyền vẫn là một đảng viên, nên nguyên Tổng thanh tra Chính phủ sẵn sàng phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông làm rõ sự việc. Với tư cách là công dân, ông Truyền được pháp luật bảo vệ, nên thông tin đề cập về vụ việc này cần dừng lại ở liều lượng phù hợp trong khi chờ kết luận chính thức của cơ quan chức năng, tránh thông tin suy diễn.
Hữu Hòe

SỰ THẬT VỀ NGUYỄN BẮC TRUYỂN VÀ BÙI HẰNG

\
Đây là sự thật về Nguyễn Bắc Truyển và Bùi Hằng.

Bọn zân chủ nghĩ gì khi xem clip này?

<iframe width="420" height="315" src="//www.youtube.com/embed/AsMI4yjAi5w" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

TẠI MỘT CON ỐC

Sơn Bi

Anh đã cá cược trên tường FB rằng, hậu vụ sập treo Chu Va ở Lai Châu làm 8 người chết, 38 người bị thương là do ốc neo cáp của cầu làm ẩu, không đúng thiết kế.

Đoàn chuyên gia độc lập của Bộ anh Thăng đã xác định:
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ốc neo cáp của cầu làm ẩu. Thay vì phải đúc nguyên khối thì con ốc này lại hàn nối nên khả năng chịu lực quá kém. Nếu là vật liệu đúc nguyên khối theo thiết kế thì có thể chịu tải trọng cả trăm người đi qua.
Anh Thăng nói.
Được biết dự án cầu treo Chu Va 6 do huyện Tam Đường làm chủ đầu tư, đơn vị thi công cũng nằm trên địa bàn này. Ốc neo cáp cây cầu bị đứt do bị làm ẩu. Thay vì phải đúc nguyên khối thì con ốc này lại hàn nối nên khả năng chịu lực quá kém

Nghe Bộ anh Thăng báo cáo, Thủ tướng yêu cầu:
Đối với công trình dân sinh liên quan đến tính mạng người dân thì bắt buộc phải tuân thủ quy định có cơ quan quản lý nhà nước thẩm định, phê duyệt thiết kế và giám sát chặt. Như nhà cao tầng ở Hà Nội do tư nhân làm rất nhiều nhưng thẩm định thiết kế kỹ thuật là phải cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm. Dứt khoát là an toàn mới cho làm. Các bộ ngành phải rà soát lại quy định nếu còn trống thì phải bổ sung ban hành.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết đối với công trình cầu thì phải được thẩm định thiết kế và có cơ quan chuyên môn khoa học đánh giá.

Vậy là đã rõ. Nguyên nhân do thiết kế và thi công.

ANH THĂNG: TOÀN ĐẠI GIA ĐI XE PHANTOM THÌ GIẢI CỨU CÁI GÌ?

Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh, ngọn nguồn của khó khăn trên thị trường bất động sản hiện nay là do giá cao...

Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, muốn giải cứu bất động sản chỉ có cách giảm giá bán.

“Tôi thấy hiện nay có không ít doanh nghiệp bất động sản được hỗ trợ thì lại không muốn cứu vì chờ Chính phủ, ngân hàng cho giãn nợ, khoanh nợ. Doanh nghiệp cần cứu thì lại không được cứu”.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng nêu thực trạng trên tại phiên họp của Chính phủ sáng 28/2, xung quanh câu chuyện về “giải cứu thị trường bất động sản”.

Theo Bộ trưởng Thăng, ngọn nguồn của khó khăn trên thị trường bất động sản hiện nay là do giá nhà đất vẫn cao. Do đó, để tháo gỡ vướng mắc này, chỉ có giải pháp hữu hiệu nhất là các chủ đầu tư phải tiếp tục giảm giá.

Đối với các dự án đang cầm cố ngân hàng, đang tồn kho, ông Thăng đề nghị cần thuê kiểm toán độc lập vào xác định giá nhà một cách chỉnh xác. Trên cơ sở đó, giảm giá bao nhiêu kiểm toán sẽ xác định.

“Chủ đầu tư bất động sản toàn đại gia, toàn đi xe Phantom thì giải cứu cái gì? Bất động sản phải giảm giá, thì chắc chắn sẽ tiêu thụ được”, ông Thăng nhấn mạnh.

Trao đổi nội dung này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, câu chuyện thị trường thì không thể ra mệnh lệnh được, nên với các dự án đang vay ngân hàng, chỉ có thể là ngân hàng ra điều kiện rồi thu hồi, phát mại..

Trong phần phát biểu sau đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, trong 2 tháng đầu năm nay, thị trường bất động sản tiếp tục có dấu hiệu khởi sắc, cả đánh giá của các chuyên gia và thực tế đều khẳng định như vậy.

Đặc biệt, giá bất động sản hiện nay, sau một thời gian giảm mạnh đã chững lại. một số dư án tăng nhẹ từ 1 - 2 %. Giao dịch cũng tiếp tục tăng tại 2 thành phố lớn, trong đó tại Hà Nội có 1.294 giao dịch thành công, gấp hai lần 2013. Tồn kho bất động sản tiếp tục giảm, hiện chỉ còn 92.690 tỷ đồng.

Liên quan đến gói 30.000 tỷ đồng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng tái khẳng định rằng, đây không phải là gói trực tiếp giải cứu bất động sản mà chỉ là hỗ trợ nhà ở cho người khó khăn, người thu nhập thấp, qua đó có tác động nhất định đến thị trường bất động sản nói chung. Tuy nhiên, tốc độ giải ngân gói này hiện vẫn chậm vì nguồn cung nhà ở vẫn còn thiếu nhiều.

“Theo tính toán, mỗi hộ dân nếu vay khoảng 500 triệu đồng để mua nhà thì để giải ngân 70% gói này tương đương khoảng 20.000 tỷ cũng cần phải có khoảng 40.000 căn hộ, trong khi hiện nay chúng ta mới giải quyết được 2.000 căn. Không có nhà thì lấy đâu ra để giải ngân được”, ông Dũng khẳng định.

Chỉ đạo nội dung này, Thủ tướng yêu cầu tới đây phải làm rõ mục đích, ý nghĩa cũng như quy trình giải ngân của gói 30.000 tỷ, bởi theo Thủ tướng, ngay cả các chuyên gia cũng không hiểu được gói này, cứ cho là cứu bất động sản.

TRUNG QUỐC KHÔNG BAO GIỜ MUỐN BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ BIỂN ĐÔNG

Đó là lời nói của nhà nghiên cứu Mỹ

Dư luận viên VOA
Ảnh: Tàu của Trung Quốc tập trận trong vùng biển Biển Đông

Một bài xã luận đăng trên tạp chí The Diplomat nhận định không nên trông cậy quá nhiều vào tiến độ đàm phán bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, vì bộ quy tắc này sẽ đe dọa tới lợi ích của Trung Quốc.

Trong bài viết đăng ngày 26/2, tác giả Shannon Tiezzi chỉ ra một thực tế là Hải quân Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận trong khu vực tranh chấp, và Cảnh sát biển Trung Quốc cũng tuần tra nước như một cách để khẳng định quyền kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông. Bà lập luận nếu quy tắc ứng xử ngăn cấm những hoạt động như vậy thì thật khó tưởng tượng tại sao Trung Quốc lại muốn ký vào đó.Bà Tiezzi nói Trung Quốc cũng có những đòi hỏi của riêng họ cho một quy tắc ứng xử. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị từng nói rằng đàm phán nên “lưu tâm tới sự thoải mái của tất cả các bên.” Theo quan điểm của Trung Quốc, điều này có nghĩa là các quốc gia có quan hệ hữu nghị với Bắc Kinh, chẳng hạn như Campuchia, không nên bị ép phải ủng hộ một bộ quy tắc ứng xử cứng rắn.

Theo bà Tiezzi, Bắc Kinh không quá quan tâm nếu Việt Nam và Philippines không cảm thấy “thoải mái” vì một bộ quy tắc ứng xử quá lỏng lẻo.

Bà Tiezzi cũng lưu ý đến lập trường của Trung Quốc rằng tranh chấp Biển Đông là việc nội bộ của các nước có liên quan trong khu vực và nước ngoài không nên can thiệp. Nói cách khác, Trung Quốc muốn loại Mỹ ra khỏi những cuộc đàm phán khu vực, và sẽ không thúc đẩy tiến độ đàm phán bộ quy tắc ứng xử chừng nào Mỹ vẫn còn can dự.

Bà Tiezzi kết luận rằng sẽ rất khó đạt được sự đồng thuận về bộ quy tắc ứng xử Biển Đông vì Bắc Kinh sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Bà nói một thỏa thuận như vậy không chỉ hạn chế sự kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp, mà còn cản trở chiến lược mở rộng khu vực kiểm soát trên thực tế của nước này thông qua tuần tra hàng hải.

Nguồn: The Diplomat

TRƯỞNG CÔNG AN TP LẠNG SƠN BÁC BỎ LỜI KHAI CHẤN ĐỘNG



Các cựu cảnh sát trấn gái mại dâm lĩnh án:

TP - Các bị cáo cựu cảnh sát TP Lạng Sơn cho rằng họ bị bắt do lãnh đạo cơ quan điều tra 'hạ bệ' thủ trưởng của họ để tranh đua 'suất' phó giám đốc Công an tỉnh. Song, chính 'sếp' của các bị cáo - Trưởng Công an TP Lạng Sơn - đã lên tiếng bác bỏ lời khai này.

Thiếu thành khẩn

Trong phần tuyên án vụ "cảnh sát trấn tiền gái mại dâm" chiều 27/2, bà Chu Thị Nguyễn Phin, thẩm phán chủ tọa phiên tòa kết luận: Trên cơ sở tài liệu điều tra, thẩm vấn công khai tại phiên tòa cho thấy, trong khoảng tháng 3 đến cuối tháng 4/2012, Trường, Hiếu đã sai khiến Tú thực hiện 3 vụ cưỡng đoạt tài sản xảy ra trên địa bàn TP Lạng Sơn và huyện Cao Lộc (Tiền Phong đã có loạt bài phản ánh).

Cũng theo HĐXX, trong quá trình điều tra và tại các phiên tòa, các bị cáo nguyên là cảnh sát TP Lạng Sơn không thành khẩn, ăn năn hối cải, mặt khác còn quanh co, khai báo suy diễn, nguỵ biện hòng chối tội. Hành vi của các bị cáo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành bảo vệ pháp luật. Các bị cáo này phải cần phải lĩnh hình phạt cao hơn bị cáo “chim mồi” Hứa Viết Tú. 

Chiều 27/2, lãnh đạo Công an TP Lạng Sơn cho biết, những lời khai tại tòa của các bị cáo, nhất là bị cáo Trường là ngụy biện, không phản ánh đúng bản chất nội bộ ngành và Trường phải chịu trách nhiệm với những lời khai của mình.

Trước đó, trong phần tranh tụng với đại diện Viện kiểm sát, luật sư bào chữa cho bị cáo Triệu Văn Hiếu cho rằng, không thể dựa vào những lời khai để “ghép tội” cho Hiếu. Theo luật sư này, còn có những điểm còn mâu thuẫn giữa lời khai của những người liên quan trong vụ án chưa được làm rõ.

Tuy nhiên, HĐXX bác bỏ phần lớn quan điểm bào chữa của luật sư cho Triệu Văn Hiếu, khẳng định bị cáo Hiếu đã trấn tiền, vàng của gái mại dâm tại khách sạn Sao Mai và trấn tiền của lái xe trong vụ “bắt bạc” ở Bến xe phía Bắc TP Lạng Sơn.

Trên cơ sở hệ thống chứng cứ, lời khai của bị cáo, bị hại, người làm chứng và bảng nhận dạng, HĐXX cho rằng có đủ căn cứ để xác định các bị cáo Trường, Hiếu, Tú đã phạm tội như cáo trạng truy tố của Viện KSND TP Lạng Sơn.

Án nghiêm khắc cho 2 cựu cảnh sát

Về mức hình phạt áp dụng đối với bị cáo Trường và Hiếu, HĐXX cho rằng, những người này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi phạm tội. Do không được lãnh đạo đơn vị phân công thi hành công vụ (đi bắt bạc, bắt mại dâm – PV) nên các bị cáo này có tình tiết tăng nặng theo điểm c, khoản 1, điều 48 Bộ luật Hình sự; phạm tội nhiều lần theo điểm g, khoản 1, điều 48 BLHS.

Trên cơ sơ đó, Tòa tuyên bị cáo Hoàng Công Trường 30 tháng tù giam, Triệu Văn Hiếu 24 tháng tù giam, Hứa Viết Tú 18 tháng tù giam. Đồng thời, các bị cáo phải liên đới bồi hoàn cho các bị hại Nguyễn Thị Ng., Vy Thị N. (gái mại dâm), tổng số tiền trên 16 triệu đồng. Riêng số tiền 4 triệu đồng cưỡng đoạt trong vụ “bắt bạc”, do bị hại không yêu cầu bồi thường, nên HĐXX tuyên tách ra xử lý sau, nếu sau này bị hại có đơn yêu cầu.

Về ý kiến kêu oan của cựu cảnh sát Ngụy Ngọc Hùng (ra tòa lần này với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, sau khi đã chấp hành xong bản án 12 tháng tù treo theo phán quyết của Tòa cấp phúc thẩm - PV), cho rằng bản thân bị oan, công tố viên không đối đáp vì cho rằng vấn đề này không thuộc phạm vi giải quyết của cấp tòa án sơ thẩm.Theo đông đảo người tham dự phiên tòa, mức án dành cho các bị cáo được coi là khá thỏa đáng.

Công an Lạng Sơn bác bỏ “lời khai chấn động”

Trước đó, tại phiên xử ngày 26/2, bị cáo Trường và Hiếu cùng cho rằng, họ bị lãnh đạo Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an tỉnh Lạng Sơn dụ dỗ, cho chép lời khai của nhau; do họ học không đúng chuyên ngành điều tra nên mắc vào vòng lao lý.

“Ngày ấy, có một “suất” phó giám đốc công an tỉnh, thấy thủ trưởng đơn vị tôi có nhiều khả năng “tranh cử”, nên họ đã dựng lên vụ việc này để “hạ bệ”. Và chúng tôi trở thành nạn nhân của màn kịch đó” - bị cáo Trường khai trước tòa.

Phản hồi về nội dung này, chiều 27/2, lãnh đạo Công an TP Lạng Sơn cho biết, những lời khai tại tòa của các bị cáo, nhất là bị cáo Trường là ngụy biện, không phản ánh đúng bản chất nội bộ ngành và Trường phải chịu trách nhiệm với những lời khai của mình.Đại tá Bùi Điển, Trưởng Công an huyện Cao Lộc (nguyên Trưởng phòng PC45 Công an tỉnh Lạng Sơn thời điểm điều tra vụ án), cũng khẳng định, các tài liệu điều tra vụ án rất khách quan, đúng pháp luật...

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

PTT VŨ ĐỨC ĐAM: TÔI TRĂN TRỞ MÃI KHI MỘT LẦN VÀO BỆNH VIỆN BẠCH MAI

“Chúng ta phải bình tĩnh trước những phê phán, nhận xét của xã hội, cộng đồng. Người dân hiểu hơn ai hết các cống hiến của ngành”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Ngành y phải làm cái gì đó để chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên một bước

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ với người thầy thuốc vào chiều 27/2, tại hội nghị trực tuyến về nhiệm vụ của ngành y trong năm 2014. 

Phó Thủ tướng cho rằng, y tế, giáo dục là vấn đề trước mắt, sát sườn của người dân, nên có thể coi như lĩnh vực trọng đại, thậm chí còn “mất ăn mất ngủ”. Dù nói về mặt tốt hay những bất cập của ngành y cũng là chủ đề được đề cập nhiều nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng.

“Với tư cách người dân, thành viên Chính phủ hay với tư cách người làm báo, tôi cũng xúc động trước những cống hiến của ngành y. Bằng một tấm lòng nhân ái, người thầy thuốc luôn coi tính mạng của người bệnh trên hết. Rủi ro của bác sĩ rất cao, nhưng họ sẵn sàng công hiến”.

Phó Thủ tướng nêu nhận định và cho biết, bên cạnh đó vẫn còn nhiều tấm gương khác mà chúng ta không biết hết được.

“Tôi cứ trăn trở mãi khi một lần vào Bệnh viện Bạch Mai. Lúc đó phòng khám đông lắm, người nhà bệnh nhân ngồi la liệt ngoài hành lang. Ở đó một lúc, tôi thấy một bác sĩ ra ngoài hành lang ngồi, rồi ngủ say sưa. Sau đó có người đến lay dậy, bác sĩ đó giật mình, rồi lại bước vào phòng khám”.
Hình ảnh cảm động về người thầy thuốc tận tình chăm sóc cho những nạn nhân trong vụ sập cầu treo ở Lai Châu. Ảnh IT

Dù không làm được hết những lời Bác dạy năm nào, nhưng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn ngành y phải làm sao để nhân dân thấy hài lòng. “Nhất định 2014 ngành y phải làm cái gì đó để chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên một bước”.

Theo Phó Thủ tướng, hiện chúng ta đã ban hành các quy chuẩn, hướng dẫn quy trình, tiêu chí đánh giá. Giờ muốn nâng cao chất lượng phải có biện pháp “đo” được chất lượng, để cùng thi đua và để dân giám sát.

Mặc dù còn nhiều khó khăn như Bộ trưởng Y tế đề cập. Số giường trên người bệnh còn ít quá, chưa đạt chỉ tiêu. Nhưng Phó Thủ tướng cho rằng, quan trọng hơn cả, trong tổng số giường, trang thiết bị hiện có, làm sao phải sử dụng cho tốt hơn. Đất nước ta còn rất nghèo, mà không ít những nơi có bệnh viện, thiết bị mà không có người bệnh đến. Ngược lại nhiều nơi bệnh viện lại rất quá tải. Chúng ta cần xem lại cơ chế chính sách, tận dụng được trang thiết bị xã hội hóa đã đầu tư, làm sao hướng tới giường bệnh ở bệnh xá cấp xã, huyện, tỉnh tốt hơn đi, để tuyến trung ương bớt quá tải.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng mong toàn ngành y đoàn kết, công bằng, minh bạch, để tất cả các tuyến thấy được vinh dự, cũng như trách nhiệm để cống hiến.

“Vấn đề y đức đã nói nhiều rồi. Chúng ta phải bình tĩnh trước những phê phán, nhận xét của xã hội, cộng đồng. Người dân hiểu hơn ai hết các cống hiến của ngành. Đi đến bệnh viện, tôi thấy có những lời nhận xét rất tốt. Vì thế chúng ta không nên ngại trước những chỉ trích, và hãy coi đó là những góp ý chân thành” – Phó Thủ tướng khuyên.

Trước những lo ngại của người bệnh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong ngành y tìm ra những giải pháp rút ngắn thời gian điều trị cho người bệnh. Đồng thời cùng nhau đấu tranh, hạn chế những tiêu cực nhỏ trong đội ngũ y bác sĩ.

“Hô hào nhiều là không hay. Nhưng có những lúc chúng ta phải tĩnh tâm lại, học lại, không đâu xa mà chỉ xoay quanh mấy trăm chữ Bác Hồ dạy” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Nguyễn Dũng

CÁC BỘ TRƯỞNG NÓI THẲNG

SGTT.VN - Hai ngày qua, cộng đồng mạng rộ lên, tán thưởng câu nói của bộ trưởng Giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận: “Chỉ có bằng giả mới vào được cơ quan nhà nước”. Câu nói của ông (tại phiên họp ngày 25.2 của hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2011 – 2015, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì) ngay lập tức được dư luận thừa nhận mà hầu như không yêu cầu phải chứng minh.

Bởi lâu nay, người ta đều biết, bằng cấp là một tấm vé để vào làm các cơ quan nhà nước, nhất thiết phải có theo quy định. Nhưng chính vì thế, lại xuất hiện bằng cấp, chứng chỉ giả để bán cho những người yếu kém về trình độ, năng lực nhưng có tiền, có quan hệ… để luồn lọt, chạy chỗ vào cơ quan nhà nước, hòng tìm một công việc yên thân.

Nhưng câu nói của ông Phạm Vũ Luận cũng có thể mở rộng ra một chút. Bằng cấp giả không chỉ vào được cơ quan nhà nước mà còn có thể vào được các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước. Câu nói đầy đủ của ông tại cuộc họp: “Thực tế những người có bằng giả hay bằng thật, nhưng chất lượng giả chỉ có thể “chui” vào hệ thống công chức nhà nước, chứ không thể vào được các doanh nghiệp tư nhân” cũng cho thấy điều đó. Người ta cũng có thể hiểu ngay ý ông nói: ở các doanh nghiệp, cơ sở làm việc của tư nhân, vì lợi ích sát sườn của họ, không đời nào các ông chủ doanh nghiệp tư lại chỉ coi trọng bằng cấp để tuyển dụng nhân sự.

Thông thường, ở các doanh nghiệp, cơ sở tư nhân, khi tuyển người, vẫn có yêu cầu sao, lưu bằng cấp để xem người đó được đào tạo chuyên ngành gì nhưng mặt khác, chủ các doanh nghiệp tư nhân sẽ kiểm tra, thử việc rất kỹ ứng viên xem họ có làm được theo trình độ đó không. Thậm chí, bằng thật, chứng chỉ thật nhưng làm kém vẫn không tuyển dụng. Bằng cấp, chứng chỉ ghi trình độ trung bình, hay yếu nhưng thực tế làm tốt thì vẫn tuyển dụng. Thậm chí, có những nơi, không coi trọng bằng cấp, nếu thực tế anh là bằng trung cấp nhưng làm tốt hơn người có bằng đại học thì người ta vẫn trọng dụng người có bằng cấp thấp hơn, thậm chí không phải không có cơ sở tư nhân, có những người không có bằng cấp mà làm tốt vẫn được tuyển.

Ai cũng hiểu câu chuyện thực tế này nhưng điều bất ngờ là nó được nói ra từ chính miệng ông bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo. Với câu nói này, người ta chờ đợi xem ông cùng với những người có trách nhiệm ở các bộ, ngành khác, đặc biệt là bộ Nội vụ, nơi soạn thảo, ban hành các chính sách, quy định về thi tuyển, tuyển dụng cán bộ, công chức nhà nước sẽ làm gì để chấm dứt tình trạng quá coi trọng về hình thức bằng cấp, chứng chỉ mà thiếu kiểm tra thực tế thực học, trình độ của người được tuyển dụng như hiện nay. Bằng giả, chứng chỉ giả tràn lan đã là một chuyện, bằng thật, chứng chỉ thật nhưng học giả (kiểu như thuê người đi học, học qua loa, trốn học nhiều…) cũng không phải là hiếm.

Không phải ai cũng nói ra được sự thật như bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh, làm được điều gì đó để thay đổi hiện trạng, bất chấp nguy cơ chính mình sẽ “không còn gì để mất”.

Trước bộ trưởng Phạm Vũ Luận, người ta thấy, đâu đó cũng có những bộ trưởng nói ra những điều, ngẫm ra rất thẳng, rất thật. Tại kỳ họp Quốc hội khoá XIII cuối năm trước, và mới đây ở một cuộc họp của uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bộ trưởng bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh cũng nói ra những điều gây sốc cho dư luận. Nói về sự lãng phí trong đầu tư công, tình trạng đầu tư lãng phí, dàn trải… ông nói: “Trung ương phân bổ thế nào, địa phương chạy chọt thế nào, tôi biết hết”; “Nhiều chủ tịch tỉnh chỉ thích hoành tráng”… Nhưng cùng với những câu nói ấy, ông cũng có những việc làm cụ thể để làm thay đổi tình hình như việc soạn thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ký chỉ thị 1792/CT-TTg, được coi như là “cứu cánh cho nguy cơ vỡ nợ của Việt Nam”. Nhưng việc soạn chỉ thị này, theo ông Vinh đã là một “cuộc chiến” trong bộ Kế hoạch và đầu tư. “Có vụ trưởng nói với tôi, anh làm thế có khác gì lấy đá ghè chân mình”, ông Vinh nói với đại biểu Quốc hội. Ông cũng đã từng nói:“Tôi nói rằng đất nước này cần công khai minh bạch và không được có tham nhũng, bởi vì đó là những thứ làm cho đất nước này “chết” nhanh chóng nhất. Công việc này vô cùng khó khăn, động chạm đến rất nhiều người vì làm họ mất rất nhiều quyền. Nhưng phải làm, nếu Quốc hội, Chính phủ bỏ phiếu bất tín nhiệm tôi, tôi cũng vui vẻ vì không có gì để mất”, ông Vinh nói.

Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng cũng có một vài lời nói thẳng về tình trạng chất lượng xây dựng các công trình giao thông, tiến độ xây dựng chậm… và ông cũng đã có những việc làm cụ thể như cách chức, thay thế, điều chuyển ngay một số người lãnh đạo các đơn vị trong ngành, dưới quyền ông, để thúc đẩy tiến độ, nâng cao chất lượng thi công một số công trình giao thông lớn.

Đã có một số bộ trưởng nói những điều mà dư luận gọi là “nói thẳng”. Cũng không phải bộ trưởng nào nhận ra, nói ra được sự thật cũng làm được những việc để thay đổi thực trạng, thay đổi những sự thật màu xám trong ngành mình, lĩnh vực mình và cả những lĩnh vực khác. Như bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, bà có nói ra nhưng cũng chưa thấy bà làm được gì nhiều để thay đổi tình trạng bệnh viện công quá tải, y đức xuống cấp… Còn có bộ trưởng, không phải không hiểu chuyện nhưng khi làm lại khiến tình hình tệ thêm. Như bộ trưởng bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng không phải không am hiểu thực tế về xây dựng, mua bán các căn hộ chung cư hiện nay nhưng bộ này vẫn ban hành thông tư 16/2010/TT-BXD có những quy định trái luật Nhà ở và bộ luật Dân sự, gây khổ sở, thiệt hại cho người dân mua chung cư… và chỉ có lợi cho một số tổ chức, cá nhân mà trong phiên họp ngày 25.2 của uỷ ban Pháp luật, phần lớn đại biểu đã chất vấn mà ông đã không có câu trả lời thoả đáng.

Không phải ai cũng nói ra được như bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh, làm được điều gì đó để thay đổi hiện trạng, bất chấp nguy cơ chính mình sẽ “không còn gì để mất”. Nhưng dù sao, người dân vẫn đang chờ đợi, sẽ có nhiều hơn những lời nói thật, nói thẳng của các bộ trưởng và có nhiều việc làm thiết thực hơn để thay đổi, làm biến chuyển những thực tế không mấy tốt đẹp trong từng ngành, từng lĩnh vực: y tế, giáo dục, đầu tư công, giao thông… hiện nay.

MẠNH QUÂN

THỦ TƯỜNG YÊU CẦU KHÔNG DỠ CẦU LONG BIÊN

TPO - Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ diễn ra sáng nay, 28/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu không dỡ cầu Long Biên. Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông Vận tải và TP Hà Nội phải thống nhất phương án làm cầu đường sắt sớm nhất.

Trước đó, khi bàn về dự án đường sắt đô thị số 1, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng than phiền việc thực hiện dự án quá chậm, quá nhiều tranh cãi, hội thảo nhưng chưa kết luận được.

Đồ họa cầu đường sắt xây mới bên cạnh cầu Long Biên. Ảnh: AshuiBộ trưởng Thăng khẳng định, quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải là thống nhất theo phướng án Thủ tướng đã chấp thuận là làm cầu mới cách cầu Long Biên 30m. Đây là phương án chi phí ít nhất, giải phóng mặt bằng thấp nhất. Tuy nhiên, Hà Nội lại có phương án khác nên lại xảy ra rắc rối. Bộ trưởng Thăng đề nghị Thủ tướng chủ trì và có quyết định sớm.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, khi làm việc với Tổng thống, Thủ tướng Pháp, họ đều muốn Việt Nam giữ lại cầu Long Biên và sẽ góp phần tài trợ.

Thủ tướng khẳng định, quan điểm từ trước tới nay là giữ nguyên cầu Long Biên, còn làm cầu mới chỗ nào tốt nhất, hay nhất thì các bên phải ngồi lại với nhau.

Đối với cầu Long Biên, phải có phương án phục hồi cụ thể, sử dụng theo công năng cho phù hợp. Còn đối với cầu vượt sông phục vụ tuyến đường sắt số 1 cũng phải bàn cho cụ thể, cách 30, 50 hay 200 mét thì Bộ Giao thông Vận tải và Hà Nội ngồi lại tính toán.

Ngay sau khi có thông tin về phương án phá dỡ cầu Long Biên, báo Tiền Phong mở diễn đàn "Cầu Long Biên - Bảo tồn hay xây mới".

Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý, chuyên gia, bạn đọc. Tất cả đều đưa đến phương án bảo tồn cây cầu Long Biên - minh chứng vô giá của lịch sử.