Theo Người lao động
Dư luận đang xôn xao về những vụ tranh luận, tranh cãi mà qua đó, ta thấy khá rõ điều không ít người cho là bóng dáng của lợi ích nhóm hay bị lợi ích nhóm chi phối.
Nóng hổi nhất là bức xúc quanh Thông tư 16 của Bộ Xây dựng hướng dẫn cách tính diện tích sàn căn hộ chung cư trái quy định pháp luật.
Theo như thông tư này, những diện tích chung như tường bao hay tường ngăn đều được tính vào diện tích sàn căn hộ để bán cho người dân. Với cách tính này, theo sự “đưa đường chỉ lối” của Thông tư 16, người mua phải trả số tiền không nhỏ cho những diện tích hoàn toàn không phải sở hữu của mình.
Ngay trong phiên giải trình về ban hành văn bản tính diện tích căn hộ của Bộ Xây dựng do Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức chiều 25-2, đại diện cư dân ở khu chung cư đắt đỏ Keangnam (Hà Nội) đã “tố” có căn hộ mà diện tích thực tế hụt tới 35 m2 so với diện tích trên giấy tờ mua bán. Như vậy, với giá mua khoảng 3.000 USD/m2 thì người mua căn hộ này mất toi cả tỉ đồng. Nếu tính trung bình mỗi chủ căn hộ bị thiệt 1 tỉ đồng thì tổng thiệt hại của chủ nhân 900 căn hộ tại khu chung cư này lên tới 900 tỉ đồng.
900 tỉ đồng đó, ai được hưởng? Nhìn rộng ra thì số tiền khổng lồ từ không biết bao nhiêu mét vuông chung cư trên cả nước mà người dân chịu thiệt đó rơi vào túi ai? Từ đây, cũng có thể đặt vấn đề là vì sao Bộ Xây dựng lại ban hành thông tư mà có nhiều ý kiến cho rằng vừa không đúng thẩm quyền theo Luật Nhà ở, không đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vừa gây thiệt thòi cho người dân?
Bóng dáng lợi ích nhóm cũng là vấn đề mà nhiều người đặt ra trong vụ tranh cãi giữa Đà Nẵng với Bộ Tài nguyên và Môi trường về nguồn nước sông Vu Gia sau khi có thủy điện Đăk Mi 4. Cho dù Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định rằng họ khách quan và không đứng về lợi ích bên nào song việc 1,7 triệu dân ở hạ du thiếu nước suốt 3 năm qua kể từ khi thủy điện này đi vào hoạt động đã khiến Đà Nẵng “đe” sẽ khởi kiện cơ quan quản lý nhà nước.
Có hay không lợi ích nhóm trong ban hành Thông tư 16 hoặc trong dự thảo quy trình vận hành liên hồ chứa liên quan tới thủy điện Đăk Mi 4? Không dễ làm sáng tỏ nghi vấn này song lợi ích nhóm rõ ràng đang là vấn đề nóng bỏng hiện nay. Lợi ích nhóm không chỉ có thể thấy trong việc liên kết với nhau để trục lợi, đục khoét, tham ô… mà có thể còn hiển hiện trong việc ban hành những văn bản, chính sách hay còn gọi là tham nhũng chính sách.
Dư luận đang xôn xao về những vụ tranh luận, tranh cãi mà qua đó, ta thấy khá rõ điều không ít người cho là bóng dáng của lợi ích nhóm hay bị lợi ích nhóm chi phối.
Nóng hổi nhất là bức xúc quanh Thông tư 16 của Bộ Xây dựng hướng dẫn cách tính diện tích sàn căn hộ chung cư trái quy định pháp luật.
Theo như thông tư này, những diện tích chung như tường bao hay tường ngăn đều được tính vào diện tích sàn căn hộ để bán cho người dân. Với cách tính này, theo sự “đưa đường chỉ lối” của Thông tư 16, người mua phải trả số tiền không nhỏ cho những diện tích hoàn toàn không phải sở hữu của mình.
Ngay trong phiên giải trình về ban hành văn bản tính diện tích căn hộ của Bộ Xây dựng do Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức chiều 25-2, đại diện cư dân ở khu chung cư đắt đỏ Keangnam (Hà Nội) đã “tố” có căn hộ mà diện tích thực tế hụt tới 35 m2 so với diện tích trên giấy tờ mua bán. Như vậy, với giá mua khoảng 3.000 USD/m2 thì người mua căn hộ này mất toi cả tỉ đồng. Nếu tính trung bình mỗi chủ căn hộ bị thiệt 1 tỉ đồng thì tổng thiệt hại của chủ nhân 900 căn hộ tại khu chung cư này lên tới 900 tỉ đồng.
900 tỉ đồng đó, ai được hưởng? Nhìn rộng ra thì số tiền khổng lồ từ không biết bao nhiêu mét vuông chung cư trên cả nước mà người dân chịu thiệt đó rơi vào túi ai? Từ đây, cũng có thể đặt vấn đề là vì sao Bộ Xây dựng lại ban hành thông tư mà có nhiều ý kiến cho rằng vừa không đúng thẩm quyền theo Luật Nhà ở, không đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vừa gây thiệt thòi cho người dân?
Bóng dáng lợi ích nhóm cũng là vấn đề mà nhiều người đặt ra trong vụ tranh cãi giữa Đà Nẵng với Bộ Tài nguyên và Môi trường về nguồn nước sông Vu Gia sau khi có thủy điện Đăk Mi 4. Cho dù Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định rằng họ khách quan và không đứng về lợi ích bên nào song việc 1,7 triệu dân ở hạ du thiếu nước suốt 3 năm qua kể từ khi thủy điện này đi vào hoạt động đã khiến Đà Nẵng “đe” sẽ khởi kiện cơ quan quản lý nhà nước.
Có hay không lợi ích nhóm trong ban hành Thông tư 16 hoặc trong dự thảo quy trình vận hành liên hồ chứa liên quan tới thủy điện Đăk Mi 4? Không dễ làm sáng tỏ nghi vấn này song lợi ích nhóm rõ ràng đang là vấn đề nóng bỏng hiện nay. Lợi ích nhóm không chỉ có thể thấy trong việc liên kết với nhau để trục lợi, đục khoét, tham ô… mà có thể còn hiển hiện trong việc ban hành những văn bản, chính sách hay còn gọi là tham nhũng chính sách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét