Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

PUTIN: ĐÃ XẢY RA ĐẢO CHÍNH Ở KIEV

(ĐSPL) - Trong một cuộc họp báo ở ngoại ô Moscow ngày 4/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói một cách khá toàn diện về khủng hoảng Ukraine.

Thay đổi quyền lực ở Ukraine là đảo chính

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 4/3 gọi sự thay đổi chính phủ ở Ukraine là một cuộc “đảo chính chống hiến pháp”.

Tổng thống Putin: Đã xảy ra đảo chính ở Kiev

Theo Tổng thống Putin, ở Ukraine đã xảy ra việc cướp chính quyền bằng vũ trang. Tổng thống Yanukovich gần như đã trao quyền hành ở Ukraine, khi ký thỏa thuận về việc giải quyết khủng hoảng vào ngày 21/2. Ông Putin tuyên bố rằng phương Tây đã tiến hành ở Ukraine một cuộc thí nghiệm với những hậu quả không thể lường trước được. Các nước phương Tây đã biến đời sống chính trị ở Ukraine thành một trò hề. Theo ông, điều tương tự đã xảy ra trong thời gian của cái gọi là “Cách mạng Cam” năm 2004, khi chính ông Yanukovich không được lên nắm chính quyền.

Tổng thống Putin tuyên bố rằng Ukraine cần phải thông qua hiến pháp mới qua một cuộc trưng cầu dân ý. Đồng thời, Nga không công nhận kết quả các cuộc bầu cử tổng thống ở Ukraina nếu chúng sẽ được tổ chức trong tình hình hiện nay. Nói về số phận sau này của ông Yanukovych, ông Putin cho rằng chính khách này không có tương lai chính trị. Đề cập đến động cơ bảo đảm an ninh cho nhà lãnh đạo bị thất sủng của Ukraina, Tổng thống Nga giải thích những mục tiêu nhân đạo là nguyên nhân của quyết định này.

Không cần đưa quân Nga vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố không cần thiết phải đưa quân đội Nga vào lãnh thổ Ukraine vào thời điểm hiện tại. Ông nói: “Về việc đưa quân vào. Hiện giờ điều này là không cần thiết”.

Đồng thời, ông Putin tuyên bố rằng Nga đang sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có, nếu các cuộc bạo loạn diễn ra tại Kiev và phía tây Ukraina lây lan về phía đông của đất nước và vùng Crimea.

Tổng thống Putin cho rằng những biện pháp như vậy là hoàn toàn hợp pháp. Ông nhấn mạnh Nga luôn tin tưởng Ukraina “không chỉ là nước láng giềng gần nhất, mà thực sự là nước cộng hòa anh em của chúng tôi, một người hàng xóm”.

Nga không xem xét khả năng sáp nhập Crimea

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Moscow có xem xét phương án sáp nhập Crimea vào Nga hay không, Tổng thống Putin khẳng định Nga không xem xét khả năng sáp nhập Crimea. Ông nhấn mạnh: “Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chỉ có những công dân đang sống trong vùng lãnh thổ này hay lãnh thổ khác - trong điều kiện tự do thể hiện nguyện vọng - mới có thể và cần phải xác định tương lai của họ”.

Trước đó, Thủ tướng Crimea Sergei Aksenov đã chuyển đến Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu hỗ trợ trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định ở Crimea. Sau đó, ông Putin đã đề nghị Hội đồng Liên bang phê chuẩn việc sử dụng Các lực lượng vũ trang Nga trên lãnh thổ Ukraine cho đến khi bình thường hóa tình hình chính trị - xã hội tại quốc gia này và Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) đã nhất trí thông qua.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin cho biết sự chấp thuận của Hội đồng Liên bang không có nghĩa là quyền này sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng.

Văn Linh (theo Tiếng nói nước Nga)

NÀY THÌ NGOẠI CẢM, NÀY THÌ ÔNG NGUYỄN LÂN CƯỜNG!

LâmTrực@


Nhân chuyện anh Cuteo@ bê bài "Cuộc chiến của em Thu Uyên lúng liếng"bên nhà Lốc Liếc, mình post lại bài nói về thứ "khoa học cảm tính" của bác Cường, bác Nhật cho anh em đọc và chém gió.
--------------------
Câu chuyện bất tận về các nhà ngoại cảm đi tìm mộ liệt sĩ làm dư luận rối tinh rối mù. Người bảo đúng, kẻ bảo sai, người nói lừa đảo. Chả biết đâu mà lần!

Tuần trước, PetroTimes đăng bài "2 bức ảnh lộ bí mật cuối cùng vụ Bích Hằng tìm mộ liệt sĩ Phùng Chí Kiên", trong đó có bức ảnh này, và nó được coi là chứng cứ không thể chối cãi về thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên.

Kể ra, bức ảnh trên cũng khá ấn tượng. Nó cho phép chúng ta liên tưởng tới cái đầu người đã mục nát vì chôn dưới đất quá lâu.

Ở phần thảo luận trong một cuộc gọi là Hội thảo khoa học, giáo sư Nguyễn Lân Cường - một người nghiên cứu xương người hơn 60 năm cho biết, dựa vào bức ảnh ông được cung cấp (bức ảnh được cho là chụp lại phần thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên khi khai quật ở trên) thì đúng là phần sọ người. Bức ảnh thể hiện rõ có răng ở hàm trên. Ông nói:
Dựa vào ảnh, ngoài đất màu vàng, tôi nhìn rất rõ phần sọ, phần gò má, hốc mắt, mũi nên tôi tin đó là hộp sọ người. Nhìn ảnh cũng cho thấy rõ hàm trên có răng nhưng không hiểu sao kết quả xét nghiệm lại là răng lợn. Hôm bốc phần mộ, chị Hằng không có mặt nên có thể răng lợn lẫn vào.
Giáo sư, tiến sĩ Phan Đăng Nhật cũng khẳng định, quá trình bốc cất diễn ra công khai, hàng trăm con mắt đều quan chiêm, thấy cả hộp sọ hóa thổ, hố mắt hóa thổ, cụm răng và xương hàm của liệt sĩ. Xong xuôi, niêm phong cũng tiến hành công khai. Không thể nào có răng lợn vào đấy. Và rằng:
Cần phải xem lại giá trị của bản đánh giá kết luận nhanh chóng thô bạo khi nói phần hài cốt gia đình đồng đội liệt Phùng Chí Kiên tìm được không phải là đầu của Phùng Chí Kiên. Tôi đã khóc rất nhiều và khẳng định là thủ cấp của Phùng Chí Kiên. Việc VTV phát phóng sự vừa qua liên quan đến việc này là sai trái.
Các giáo sư của chúng ta thật là kinh khủng!

Ông thì bảo có hàng trăm người nên không thể là xương lợn, ông thì khóc mà tin rằng đấy là xương người, đặc biệt ông Lân Cường, chuyên gia nghiên cứu 60 năm về xương người, chỉ nhìn thấy ảnh đào đất mà khẳng định được đấy là cái sọ thì phải nói là bố của ngoại cảm. 

Mời ông Nguyễn Lân Cường xem ảnh chụp bề mặt sao Hỏa, trên đấy có cái hình sọ người to lắm, có đủ cả mắt mũi mồm luôn.


Đây là thủ cấp của liệt sỹ nào?

Và đây nữa:




Xem các hình trên liệu các bác có phán rằng, đó là thủ cấp của liệt sĩ nào không?

Xin lỗi ông Cường, ông Nhật và các nhà khoa học ngoại cảm, khoa học là phải dựa trên những chứng cứ xác thực, chứ không phải là cảm nhận đâu, các ông ạ.

Các ông làm thế thì vãi quá đấy!
-----------------------------------------

Ý tưởng bài viết chôm từ Tathy, và các hình ảnh được lấy trên mạng.

ÔNG TRẦN VĂN TRUYỀN GAY RỒI

Khoai@

Anh biết chuyện của ông Trần VănTruyền không phải là chuyện lạ đâu. 

Anh cũng không quan tâm tới chuyện vì sao ông này bị "tấn công" vào dịp này. Cái mà anh quan tâm chính là những hiện tượng như ông Truyền đã làm trước khi về nghỉ hưu đang làm cho cỗ máy nhân sự ngày càng phình to và vô dụng. Vô dụng vì có những thứ thuộc chức năng nhiệm vụ của TTCP nhưng lại không tìm ra, trong khi đó người dân và báo chí lại tìm ra, thế mới tài.

Xin nhắc lại, chuyện này không lại bởi nó không chỉ có ở Thanh tra chính phủ.

Một vị cán bộ cán bộ cấp cao trong TTCP cho biết: “Mấy việc đó đã xử lí rồi…”. Ơ hay, đã xử lý rồi sao dân không biết?

Ông Truyền và căn biệt thự trên mảnh đất rộng hàng nghìn mét vuông được cho là một phần trong khối tài sản của ông tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre

Theo báo chí, trước lúc về hưu, chỉ tính từ tháng 3/2011 đến ngày 3/8/2011, ông Trần Văn Truyền đã ký bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp Cục, Vụ tại cơ quan Thanh tra Chính phủ. Đáng chú ý, trong số những cán bộ được ông ký bổ nhiệm, có nhiều cán bộ không nằm trong diện quy hoạch, năng lực, trình độ chuyên môn kém.

Báo chí cũng chỉ ra những bất cập trong bổ nhiệm cán bộ của ông Truyền bởi theo Điều 15, Nghị định 178/2007/NĐ-CP thì cấp Cục, Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ - cấp phó không được vượt quá 3 người. Trong khi đó, nhiều Cục, Vụ của Thanh tra Chính phủ, cấp phó có tới 4 – 6 người. Thế mới liều.

Theo Báo Giáo dục Việt Nam, một vị cán bộ cấp cao (xin được giấu tên) của Thanh tra Chính phủ cho hay, việc ông này sở hữu những biệt thự khủng và bất động sản khác cũng đang được báo cáo lên cấp trên. Nhưng oái oăm là ông Truyền là cán bộ thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng quản lý và đã về nghỉ hưu, sinh hoạt tại địa phương nên Thanh tra Chính phủ không có thẩm quyền để xem xét các thông tin về tài sản như báo chí thông tin. 

Vậy là bó tay chấm muối rồi.

Nhưng những gì chúng ta thấy trên báo chí thời gian qua, chắc chắn ông Trần Văn Truyền sẽ phải đối mặt với những búa rìu dư luận và con đường ngắn nhất, tốt nhất với ông lúc này là minh bạch những gì mà người dân đang nói tới.

Chưa biết kết cục thế nào, nhưng với ông, như thế là gay rồi.

Hi vọng những vụ việc ở những ban ngành khác tiếp tục được phát hiện và đưa ra công luận.

NGUYÊN NHÀ BÁO TRƯƠNG DUY NHẤT BỊ TUYÊN PHẠT 2 NĂM TÙ GIAM

SGGPO - Sáng nay, 4-3, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Trương Duy Nhất (50 tuổi, nguyên nhà báo) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” - theo Khoản 2, Điều 258 Bộ luật hình sự.

Đây là phiên tòa tạo sự chú ý đặc biệt của dư luận, nên từ sáng sớm đã có rất nhiều người đến trước trụ sở Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng để theo dõi. Tuy nhiên, theo cán bộ của Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng, do phòng xét xử quá nhỏ, nên hạn chế người tham dự. Ngay cả các phóng viên của các cơ quan báo chí được mời tới tham dự cũng chỉ được theo dõi phiên tòa qua màn hình và hệ thống âm thanh lắp đặt ở một phòng riêng. 

Nhiều người ngồi trước trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng theo dõi phiên tòa xét xử bị cáo Trương Duy Nhất.

Theo cáo trạng, từ năm 2009 đến ngày 25-5-2013, Trương Duy Nhất lập trang website và đăng tải những bài viết của chính Trương Duy Nhất cùng một số bài viết và ý kiến bình luận. Trong các năm 2011 và 2012, Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng, Công an TP Đà Nẵng đã 4 lần trực tiếp làm việc yêu cầu Trương Duy Nhất chấm dứt việc viết, đăng tải các bài viết, ý kiến bình luận có nội dung xấu, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Sau mỗi lần làm việc với cơ quan chức năng, Trương Duy Nhất đã gỡ bỏ một số bài viết, ý kiến bình luận có nội dung xấu.

Nhưng sau đó, Trương Duy Nhất tiếp tục sử dụng, lập và quản trị website truongduynhat.vn và đến ngày 25-5-2013, Trương Duy Nhất đã đăng tải lên website này trên 1.000 bài viết của mình cùng một số bài viết, bình luận của các tác giả khác. Trong đó có 11 bài do Trương Duy Nhất viết và 1 bài của Nguyễn Dương với nội dung không đúng sự thật, tuyên truyền, xuyên tạc đường lồi chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tính chất, mức độ phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng, gây nguy hại lớn cho xã hội.

Một số bài viết như: “Chấm điểm Thủ tướng” đăng tải trên blog truongduynhat.vn hồi 8 giờ 26 phút ngày 21-11-2009 có nội dung xấu, bịa đặt. Hay như bài “Việt Nam 2011” được Trương Duy Nhất viết và cho đăng tải hồi 00 giờ 00 phút ngày 17-12-2011 có nội dung sai sự thật, tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng; của tập thể Chính phủ; bôi nhọ nhằm hạ thấp uy tín của lãnh đạo Đảng, xem thường trình độ của nhiều Đại biểu Quốc hội.

Sau gần 5 tiếng đồng hồ xét xử, tranh luận, HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Duy Nhất 2 năm tù giam.

Ông Trương Duy Nhất nguyên là phóng viên Báo Công an Quảng Nam – Đà Nẵng từ năm 1987 đến 1995; từ năm 1995 đến 2011 là phóng viên Báo Đại đoàn kết. Từ 2011 đến ngày bị bắt nghỉ làm báo và chỉ viết Blog.

Tin, ảnh: NGUYỄN HÙNG

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

HUNG THỦ GIẾT NGƯỜI RA ĐẦU THÚ, 7 THANH NIÊN ĐƯỢC PHÓNG THÍCH

Sau hơn 7 tháng bị khởi tố, tạm giam về hành vi giết người hoặc không tố giác tội phạm, 7 bị can vừa được thả về nhà vì có người đến công an đầu thú, khai nhận là hung thủ gây án...

Công an tát ao mò tìm dao gây án do Duyên phi tang - Ảnh: Phạm Duy

Ra đầu thú do ghen

Vụ việc xảy ra ở H.Trần Đề (Sóc Trăng) đang gây xôn xao dư luận. Trước đó, sáng 6.7.2013, người dân ở khu vực cầu Kênh II thuộc ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân 2, H.Trần Đề phát hiện thi thể ông Lý Văn Dũng (43 tuổi, ngụ ấp Đầu Giồng, thị trấn Trần Đề, H.Trần Đề) nằm chết gục trên đường. Tại hiện trường, xe gắn máy của ông Dũng bỏ lại cách nơi ông chết khoảng 400 m. Qua khám nghiệm tử thi, công an phát hiện ông Dũng bị đâm 7 nhát dao, trong đó có vết đâm chí mạng vào vùng ngực và từ trên đỉnh đầu. Theo nhận định ban đầu của công an, ông Dũng bị hung thủ đâm lúc đang chạy xe nên phải bỏ xe chạy bộ đi kêu cứu, nhưng do giữa đêm khuya lại ở nơi vắng vẻ nên không ai nghe. Đến trước cổng nhà một người dân gần cầu Kênh II thì ông Dũng gục xuống chết. Xe gắn máy, điện thoại di động, bóp ví của nạn nhân vẫn còn nguyên vẹn (Thanh Niên ngày 6 - 7.7.2013 đã thông tin).

Vụ giết người rất dã man này đã khiến người dân địa phương vô cùng bức xúc, lo lắng. Công an tỉnh Sóc Trăng đã huy động hàng chục chiến sĩ tham gia điều tra, phá án. Chỉ ít ngày sau khi xảy ra án mạng, trinh sát phát hiện trước lúc bị sát hại, ông Dũng nhiều lần chở 2 thanh niên, trong đó có Trần Hol (28 tuổi, ngụ thị trấn Trần Đề) mới ra tù. Mở rộng điều tra, công an phát hiện ông Dũng từng bị nhóm của Hol cự cãi không cho đưa rước khách là những cô gái làm tiếp viên quán ăn, quán nhậu. Sau đó, cơ quan CSĐT quyết định bắt tạm giam Trần Hol, Thạch Mươl, Trần Cua, Trần Văn Đỡ, Khâu Sóc và Thạch Sô Phách (cùng ngụ H.Trần Đề) để điều tra hành vi “giết người” và Nguyễn Thị Bé Diễm (28 tuổi, nhân viên quán nhậu) về hành vi “không tố giác tội phạm”.

Trong lúc vụ án gần đến hồi kết thúc, thì giữa tháng 12.2013, Lê Thị Mỹ Duyên (ngụ Kiên Giang) bất ngờ đến Công an TP.HCM đầu thú, thừa nhận chính Duyên và Nguyễn Kim Xuyến (ngụ thị trấn Trần Đề) đã thông đồng giết ông Dũng nhằm cướp tài sản. Duyên khai có mối quan hệ đồng tính với Xuyến. Cả hai thường được ông Dũng chở đi làm ở các quán ăn, quán nhậu nên thân quen. Rạng sáng 6.7.2013, cả hai chuẩn bị hung khí rồi điện thoại kêu ông Dũng chở đi làm, khi đến đoạn đường vắng thì ra tay sát hại. Tuy nhiên, chưa kịp cướp tài sản thì ông Dũng bỏ chạy, tri hô, nên cả hai vội bỏ trốn. Sau khi gây án, cả hai trốn lên TP.HCM. Tại đây, do Xuyến có tình cảm với một người khác nên Duyên ghen, đi đầu thú với mong muốn cả hai cùng bị bắt giữ để trả thù. 

Anh Phách (bên trái) và anh Hol kể lại mình bị bắt oan - Ảnh: Phạm Duy

Ngay sau khi bắt Duyên và Xuyến, cơ quan công an di lý cả hai về tỉnh Sóc Trăng để tiếp tục điều tra, làm rõ. Từ lời khai của Duyên, ngày 20.12.2013, công an dựng lại hiện trường, đồng thời tổ chức tát ao, mò được hung khí hai nghi phạm phi tang trong lúc bỏ trốn là một con dao nhỏ dài gần 20 cm, trước sự chứng kiến của kiểm sát viên Viện KSND tỉnh Sóc Trăng.

Bị đánh đập, ép cung?

Sau nhiều tháng bị tạm giam, ngày 25.2, Viện KSND tỉnh Sóc Trăng ký các quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với Trần Hol, Trần Cua, Trần Văn Đỡ, Thạch Sô Phách, Thạch Mươl và Khâu Sóc (riêng Diễm đã được cho về trước đó). 

Tiếp xúc với PV Thanh Niên, các thanh niên này một mực kêu oan và cho rằng bị đánh, ép cung. Trần Hol kể, lần đầu tiên bị mời lên làm việc, anh đã khai không liên quan gì đến vụ án mạng, nhưng các điều tra viên vẫn một mực cho rằng Hol là hung thủ. Trong các lần lấy lời khai sau đó, Hol nhiều lần bị đánh. Do chịu không nổi, Hol đã nhận mình là hung thủ gây án. Tương tự, Thạch Sô Phách (27 tuổi) cũng bị bắt tạm giam cùng ngày với Hol. Phách cho biết lúc bị tạm giữ ở công an huyện, anh bị 3 cán bộ công an thay nhau hỏi cung và đánh. Còn Trần Văn Đỡ nói ngay lúc mới bị giải lên huyện, anh liên tục kêu oan vì nạn nhân chính là cậu bà con của mình nhưng vẫn bị cán bộ điều tra đánh. Chịu không nổi nên sau một đêm bị tra khảo, anh Đỡ khai đại mình là hung thủ

Sau khi được cho về nhà, Hol, Đỡ, Phách… cho biết sẽ yêu cầu công an sớm điều tra làm rõ, minh oan cho họ.

Trả lời câu hỏi có hay không việc các bị can kêu bị đánh, ép cung, hôm qua 3.3, một lãnh đạo Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Sóc Trăng nói do vụ án đã được báo cáo lên Bộ Công an vì xuất hiện tình tiết mới, nên không thể trả lời báo chí. “Cơ quan CSĐT cần thời gian xác minh thận trọng để làm rõ sự thật vụ án”, vị cán bộ này nói.

Trần Thanh Phong

NHỤC HÌNH: XÁT MUỐI VÀO BỘ HẠ?

Sơn Bi: 

Mình không tin lắm vào chuyện này đâu. Tuy nhiên tờ Báo Pháp Luật Online đăng lên, và thấy có giá trị cảnh cáo với những ai còn muốn sử dụng nhục hình trong xét hỏi bị can bị cáo, vậy nên đăng lên để mọi người tham khảo.

Cũng nói thêm, chưa bàn đến phong cách tác nghiệp của phóng viên, chỉ riêng lời khai và cách mô tả của bà Trân đã thấy có nhiều vấn đề.

Những ai thấy cần tranh luận, xin mời để lại comment bên dưới.

Bốn công an dùng nhục hình, xát ớt bột vào hạ bộ một thanh niên

Bà Trên cho rằng con trai mình bị công an đánh đập dã man

Để tìm hiểu sự việc, PV đã liên hệ làm việc với công an huyện Đức Hoà nhưng được cán bộ trực ban cho biết “lãnh đạo đang đi họp trên tỉnh”. Rồi sau khi trao đổi điện thoại với lãnh đạo, cán bộ trực ban cho biết cấp trên chỉ đồng ý trả lời qua đường công văn, không tiếp phóng viên trực tiếp.

(PLO) - “Tôi đau quá chỉ biết kêu rên, gục đầu xuống bàn nhưng mấy anh đổ thừa rằng tôi say xỉn và tiếp tục đánh. Có anh công an vừa đánh vừa tuyên bố: “Tao đánh cho mày mang bệnh về sau mới hả dạ”. Họ còn lấy ớt xát vào vùng bộ hạ của tôi nữa, nhục lắm anh ơi, đau mà không kêu được”, người tố cáo nói.

Sau khi xảy ra mâu thuẫn với tài xế xe tải do va quệt giao thông vào chiều ngày 7/2, đám bạn của Huỳnh Thế Anh (SN 1990, ngụ ấp 7, xã Lương Hoà, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) tập trung tại quán cà phê uống nước. Tại đây, Anh bị công an huyện Đức Hoà bắt giữ đưa về trụ sở.

Sau gần hai ngày bị giam giữ, Anh được gia đình đón về trong tình trạng thương tích, bí tiểu tiện và không thể bước đi vững. Theo đơn tố cáo của Huỳnh Thế Anh, công an huyện Đức Hòa đã dùng nhục hình tra tấn mình.

“Tao đánh cho mày mang bệnh về sau mới hả dạ”?

Theo lời trình bày của Huỳnh Thế Anh, trưa ngày 7/2, anh đang đi giao hàng trái cây thì được bạn gọi điện rủ uống cà phê. Một lúc sau, cả nhóm gồm sáu người tập trung lai rai nhậu nhẹt tại nhà một người bạn ở xã Lương Hoà. Cuộc nhậu bắt đầu khoảng lúc 14h, chừng 30 phút sau cả nhóm thèm ăn dưa leo bèn cử hai người tên là Mai Kiên Cường (SN 1990) và Nguyễn Minh Hiếu (SN 1994) đi mua. 

Cả hai chạy xe máy đến địa phận xã Hữu Thạnh (huyện Đức Hoà) thì bị chiếc xe tải chạy cùng chiều lấn đường khiến chiếc xe máy ngã lăn. Tuy không gây thương tích đáng kể nhưng giữa hai thanh niên và tài xế xe tải đã lớn tiếng cự cãi.

Do hai người trên xe tải cao lớn, cho rằng “đánh không nổi” nên Hiếu chạy xe trở lại điểm nhậu gọi nhóm bạn ra can thiệp. Chừng 30 phút sau, cả nhóm đến địa điểm va chạm giao thông. Vừa tới nơi, chứng kiến tài xế xe tải dùng gậy đánh bạn mình, nhóm thanh niên xông vào can ngăn, đánh trả. 

Theo lời kể của Huỳnh Thế Anh, hai người trên xe tải chỉ bị thương tích nhẹ rồi bỏ chạy. Nhóm trai làng kéo về quán cà phê ở xã Lương Hoà ngồi uống nước.

Khi cả nhóm đang “tám chuyện” thì đột nhiên thấy cảnh sát 113 bước vào quán, cả nhóm nhốn nháo bỏ chạy, duy nhất Huỳnh Thế Anh nghĩ mình không liên can gì nên vẫn ngồi lại quán. Lập tức thanh niên này bị áp tải lên xe đặc chủng đưa về trụ sở công an xã Hữu Thạnh. 

“Tôi bị đưa về trụ sở công an khoảng lúc 15h30’, lập tức một cán bộ công an hỏi tôi nơi ở của Cường. Tôi trả lời rõ ràng nhưng họ vẫn ra tay đánh đập tôi. Có tất cả bốn anh công an thay phiên vào phòng hỏi chuyện và đánh đập mà không cho phép tôi trình bày câu nào”, người viết đơn bức xúc lên tiếng.

LƯƠNG THẤP VẪN TẬU BIỆT THỰ KHỦNG, SIÊU XE - TIỀN ĐÂU RA?

(VTC News) - 'Soi' tài sản khủng của ông Truyền, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đặt câu hỏi tiền ở đâu ra khi mà lương công chức chỉ ở mức “chết đói”? 

Mới đây, dư luận xôn xao bàn tán về khối tài sản khủng của ông Trần Văn Truyền, nguyên tổng Thanh tra Chính phủ.

Liên quan tới vấn đề này, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Quốc Thuận – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

- Ông có bình luận gì về khối tài sản “khủng” của ông Trần Văn Truyền, nguyên tổng Thanh tra Chính phủ?

Ông Trần Quốc Thuận 

Lâu nay người ta vẫn không ngừng bàn tán về vấn đề kê khai tài sản của cán bộ, công chức. Việc tài sản của họ không được công khai, không được kiểm tra thường xuyên đã trở thành tâm điểm của dư luận.

Tôi nghĩ không chỉ riêng mình ông Truyền, trong phạm vi cả nước còn có nhiều người thuộc diện đáng phải xem xét. Đó là một dấu hiệu không bình thường. Dấu hiệu không bình thường đó đã được nêu rõ trong Nghị quyết Trung ương 4.

Cụ thể, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bị suy thoái tư tưởng, thoái hóa, tham nhũng.

- Theo ông, nguồn gốc khối tài sản “khủng” ấy có gì bất thường không?

Với trường hợp ông Truyền, tôi cho rằng nếu tài sản không làm rõ ràng nguồn gốc thì người ta sẽ nghĩ tới chuyện tham nhũng. Muốn biết khối tài sản ấy ở đâu ra thì phải mở một cuộc điều tra chứ không thể võ đoán.

Đành rằng không phải cứ nghèo mới là đồng cảm với dân. Không nên vội kết luận ngay như thế!

Tuy nhiên, gia đình ông Truyền nói rằng một “cô em kết nghĩa” đã cho ông tiền để làm ngôi biệt thự đó, lại còn mang cả số gỗ cực quý mà cô đã mua từ Quảng Nam, định để làm nhà vườn cho mình vào, để ông làm thêm mấy cái nhà gỗ, cho biệt thự thêm phần hoành tráng. Ông ấy cũng nói do con ông ấy mở đại lý bán bia nên mới kiếm được bộn tiền…

Vậy thì phải xem xét cụ thể việc bán bia đó mang lại lãi bao nhiêu cho gia đình này? Đem số lãi đó so với tổng giá trị tài sản mà hiện ông Truyền đang sở hữu sẽ ra kết quả ngay. Còn về cô em kết nghĩa kia, cũng phải xem cô ta là ai? Đã và đang làm gì mà có thể cho “ông anh” số tiền lớn đến thế?

Tóm lại, muốn biết nguồn gốc khối tài sản đó phải có thẩm định, kiểm tra.

- Không ít cựu quan chức, thậm chí quan chức cũng vin vào sự giàu có của anh em, họ hàng để được công khai tậu nhà lầu, xe hơi bạc tỷ. Theo ông, lý giải như thế có chấp nhận được không?

Ở Việt Nam, có những người sở hữu khối tài sản hàng trăm, nghìn tỷ đồng, nhưng có vấn đề gì đâu vì họ công khai nguồn gốc tài sản đó và đã có người thẩm tra, kiểm tra. Còn với một số người, nếu họ làm giàu giỏi thế sao không chỉ cho nhân dân cách làm giàu đi? Bí mật làm chi?

Chẳng nói đâu xa, ngay ở trong văn phòng quốc hội, trước đây tôi từng nghe có người mua nhà trị giá gần 100 tỷ đồng. Ai cũng biết, nhưng đâu thấy ai bàn tán về chuyện đó? Nếu cứ thuận theo lẽ tự nhiên, dư luận sẽ đặt câu hỏi, tiền ở đâu ra khi mà lương thì ở mức “chết đói”?

Lấy ví dụ gần gũi hơn, lương thì thế, nhưng bây giờ hầu hết các cán bộ, công chức ở cấp trung ương đều đi ô tô, ở nhà lầu còn gì. "Tiền ở đâu ra?" đó là câu hỏi mọi người phải cùng trả lời.

- Rõ ràng khối tài sản kếch sù đó hiện hữu, công khai từ nhiều năm nay. Thế nhưng tại sao chỉ đến khi báo chí vào cuộc, người ta mới mở một cuộc thanh, kiểm tra?

Biệt thự của ông Truyền ở Bến Tre 

Như tôi đã nói nhiều lần, cái đáng nói nhất ở vụ lùm xùm này là việc kê khai tài sản phải công khai, minh bạch. Nếu người ta là lãnh đạo trong phạm vi một phường, một xã thì phải công khai cho dân trong phường, xã đó biết. Tương tự đối với lãnh đạo huyện, tỉnh.

Với lãnh đạo cấp cao hơn, lãnh đạo của cả đất nước này thì phải công khai cho Quốc hội, toàn dân biết như các quốc gia khác. Tức là theo tôi không chỉ công khai tài sản của cán bộ, công chức ở một số cương vị nhất định như hiện nay.

Bây giờ người dân biết nhiều thông tin lắm rồi, nhưng nếu công khai sớm hơn thì sẽ không có nhiều bất ngờ và cũng không phải giải trình nhiều khi người dân phát hiện ra.

- Ai cũng biết lương cán bộ, công chức mức tối đa và mặt bằng chung ra sao. Trên thực tế, mức sống của họ vẫn là điều đáng mơ ước và một bộ phận không nhỏ thậm chí còn tậu được nhà lầu, xe hơi trong “chớp mắt”. Ông có thấy vậy không?

Ngày tôi chưa nghỉ hưu, tôi từng nói rất nhiều về chuyện khoán. Không chỉ khoán xe mà còn khoán cả nhà cửa. Chẳng hạn mỗi “ông lớn”, ta cứ mạnh dạn chi cho họ 100 triệu đồng/tháng đi. Với 100 triệu đồng/tháng, tính ra cả nhiệm kỳ ông ấy mới chỉ nhận được 6 – 7 tỷ đồng thôi chứ có nhiều đâu.

Trong 6 -7 tỷ đồng đó, ông ấy có thể ăn tiêu một phần, còn 3 – 4 tỷ đồng để mua nhà cửa, xe cộ… thì ai bàn tán gì? Thế nhưng, giờ ông nào cũng than làm bạc mặt cả tháng mà chỉ kiếm được hơn chục triệu đồng thôi.

- Tức là việc trả lương chưa tương xứng với sức lao động, “chất xám” họ bỏ ra?

Tôi nghĩ thể chế, cơ chế trả lương như thế là chưa ổn. Rõ ràng không nên cào bằng tất cả. Nên công khai, minh bạch về vấn đề lương, thu nhập thì sẽ không xảy ra những chuyện như trên.

- Vì lương thấp nên người ta mới tham nhũng?

Không phải cứ trả lương cao là hạn chế được nạn tham nhũng. Thực tế lương thấp không phải là nguyên cớ dẫn tới chuyện tham nhũng, mà chỉ gây nhũng nhiễu là chính.

Ví dụ, anh em cảnh sát giao thông họ đứng phơi nắng như thế, nếu có người vi phạm vượt đèn đỏ chẳng hạn có khi nộp phạt 50 – 100 nghìn đồng là được đi luôn. Cái đó gọi là nhũng nhiễu gây khó chịu, chưa gây tai hại lớn.

Tuy nhiên, có những người tham nhũng tiền tỷ, gây thiệt hại hàng tỷ USD mà không ai động tới trong khi người dân chỉ biết chê trách mấy anh cảnh sát giao thông kia. Không đáng!

- Quan chức cứ phải giản dị, thậm chí nghèo khó mới đồng cảm với dân?

Đó là hai chuyện khác nhau. Với cơ chế bây giờ không tham nhũng mới là lạ bởi vì dễ tham nhũng quá!

Chỉ cần giá xăng dầu lên xuống một chút, doanh nghiệp biết trước vài giờ là họ găm hàng, biết để đâu cho hết tiền? Rồi nhập khẩu, xuất khẩu… cũng thế.

- Vậy theo ông, cần làm gì để dư luận không phải đặt dấu hỏi về tài sản “khủng” của các vị lãnh đạo, cựu lãnh đạo?

Theo tôi, việc kê khai tài sản phải được công khai rộng rãi và phải có thẩm tra, thẩm định tài sản đó khi có đơn tố cáo.

- Xin cảm ơn ông!