Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

QUAN CHỨC MỸ: MÁY BAY MALAYSIA CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KHỦNG BỐ VÀ ĐÃ HẠ CÁNH AN TOÀN

Dư luận viên Duy
Hãng tin AP dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho rằng, việc biến mất một cách bí ẩn của máy bay Malaysia Airlines có thể là do “một hành động không tặc” và có khả năng nó đã hạ cánh xuống một nơi nào đó.

Đồ họa: Toby Quốc

Có bằng chứng then chốt cho thấy “có bàn tay con người” trong vụ máy bay Boeing 777-200, chở 239 người, mất tích vào ngày 8.3, sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur để đến thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, vị quan chức này nói và cho rằng "cũng có khả năng máy bay có thể hạ cánh xuống một nơi nào đó”.

Tuy nhiên, người này "không được phép công bố thông tin về vụ việc và chỉ đồng ý trả lời phỏng vấn với điều kiện không nêu tên”, phóng viên AP Joan Lowy đưa tin ngày 14.3.

Hãng tin Bloomberg (Mỹ) cũng dẫn các nguồn tin giấu tên cho rằng, các điều tra viên Mỹ đã chuyển hướng vụ máy bay mất tích thành một vụ không tặc.

“Tôi không thể đưa ra ví dụ về một chiếc máy bay lớn biến mất hoàn toàn mà không để lại dấu vết trong nhiều ngày qua”, Bloomberg dẫn lời nhà phân tích Hans Weber.

Reuters ngày 14.3 cũng dẫn các nguồn tin cho rằng, radar quân đội cho thấy chiếc máy bay mất tích của Malaysia Airlines đã băng qua bán đảo Malaysia, hướng về quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ, vốn được xem là thiên đường ẩn náu của các tổ chức khủng bố.

Theo CNN, quần đảo Andaman có sân bay quốc tế Veer Savarkar, với đường băng dài mà chiếc Boeing 777-200 có thể hạ cánh vào ban ngày.

Tàu chiến và máy bay Ấn Độ cũng đang nỗ lực tìm kiếm máy bay mất tích tại vùng biển Andaman, nhưng vẫn chưa phát hiện được gì.

Cũng trong ngày 14.3, người thân của những hành khách Trung Quốc trên máy bay mất tích vẫn hy vọng chiếc máy bay bị cướp trên không và người thân của họ có thể sống sót ở một nơi nào đó.

AFP dẫn lời các nhà phân tích khẳng định, chắc chắn radar quân sự của các nước Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia phải phát hiện ra chiếc máy bay nếu nó chuyển hướng đến quần đảo Andaman và Nicobar.

“Câu hỏi được đặt ra là làm cách nào mà nó có thể vượt qua nhiều radar quân sự như vậy?”, nhà phân tích an toàn hàng không Gerry Soejatman ở Indonesia cho hay.

Phúc Duy

MALAYSIA CHÍNH THỨC XÁC NHẬN MÁY BAY MH379 BỊ KHÔNG TẶC

Quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia và Tư lệnh không quân Zulkifeli Mohd Zin trên đường tới eo biển Malacca. (Nguồn: THX/TTXVN)* Tiếp tục cập nhật

Hãng AP ngày 15/3 đưa tin các nhà điều tra của Malaysia đã đưa ra kết luận chiếc máy bay mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines mang số hiệu MH 370 đã bị không tặc.

Một quan chức chính phủ Malaysia nói các nhà điều tra đã kết luận rằng chính một trong số các viên phi công, hoặc ai đó có kinh nghiệm bay đã cướp chiếc máy bay mất tích này.

Quan chức tham gia cuộc điều tra này nói người ta chưa thể nhận định về động cơ của vụ không tặc này, cũng như chưa rõ chiếc máy bay bị đưa đi đâu. Quan chức này yêu cầu miễn nêu tên bởi ông ta không có quyền thông báo với giới truyền thông.

Ông nói vụ cướp máy bay này không còn là giả thuyết, và nhấn mạnh: "Đây là một kết luận"
Trước đó, công tác điều tra của Malaysia về chiếc máy bay mất tích đã tập trung nhiều hơn vào khả năng tội phạm vì chứng cứ cho thấy máy bay đã cố tình bay ngoài lộ trình hàng trăm dặm.

Hãng AFP trước đó cùng ngày dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao cho biết giới chức Malaysia tin rằng chiếc máy bay mất tích của Malaysia Airlines có thể đã bị một người thành thạo về kiến thức bay và nắm rõ các vị trí của radar cố tình chuyển hướng để máy bay này bay về phía Ấn Độ Dương.

THẢ HOA ĐĂNG TƯỞNG NIỆM CÁC LIỆT SĨ TRẬN GẠC MA 14/3/1988

Dư luận viên THANH HẢI 

Sáng nay (14.3), tại TP.Đà Nẵng, các cựu chiến binh - nguyên cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 83 Công binh, Quân chủng Hải quân VN (nay là Lữ đoàn 83 Công binh- E83) - đã tổ chức lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ trong trận chiến giữ đảo đá Gạc Ma (quần đảo Trường Sa) cách đây 26 năm.

Thượng tá Hoàng Hoan - nguyên Chính ủy Trung đoàn 83 Công binh, một trong những đơn vị trực tiếp tham gia trận hải chiến Gạc Ma 14.3.1988, có đến 26 trong tổng số 64 liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến không cân sức giữ đảo năm ấy - đã đọc diễn văn tưởng niệm, nêu từng tên 64 vị anh hùng.

Các cựu chiến binh nguyên là cán bộ, chiến sĩ của E83 - từng tham gia trực tiếp trận chiến Gạc Ma - đã không cầm được nước mắt khi thắp nén hương tưởng niệm đồng đội từ biển Đà Nẵng.

64 ngọn nến - tượng trưng cho vong linh 64 anh hùng liệt sĩ Gạc Ma - đã được thả xuống biển Đà Nẵng, hướng về Trường Sa để tưởng niệm các anh.

Thượng tá Hoàng Hoan cho biết, vì không có điều kiện để ra Trường Sa đúng ngày 14.3, nhưng mỗi năm vào dịp kỷ niệm này, đồng đội cũ của ông cũng tập trung lại làm giỗ cho đồng đội, thả hoa đăng, thắp nến tưởng niệm cho đồng đội.

Trước đó - ngày 13.4, cũng tại TP.Đà Nẵng, Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), Báo Lao Động đã tổ chức lễ phát động chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”, giao lưu với cựu chiến binh, thân nhân gia đình các liệt sĩ.

Chương trình đã thu hút sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo đồng bào trong và ngoài nước.

Một số hình ảnh của buổi lễ thả hoa đăng:




CỨ TƯỞNG NON-U CHỈ BIẾT HIẾP DÂM VÀ THỦ DÂM

Dư luận viên Khoai@

Trời đất, cánh NonU mà cũng biết cảm ơn các anh hùng liệt sĩ cơ đấy. 

Thế mà mọi người cứ tưởng các anh NonU chỉ biết hiếp dâm, với thủ dâm. 

Còn nhớ cách đây không lâu, các anh NonU đã đại náo bờ hồ, với băng zôn, khẩu hiệu, cờ hoa để tưởng niệm kẻ thù của 64 anh hùng liệt sĩ hôm nay. Với các anh NonU, 74 lính Việt Nam Cộng Hoà (ngụy) là anh hùng chứ không phải là những kẻ hèn nhát, quăng súng tháo chạy khi bị bọn xâm lược Trung Quốc tấn công đánh chiếm Hoàng Sa.

Đọc thêm: 
Có một sự thất vọng không hề nhẹ khi chỉ có một nhóm lún phún các anh nhóm NonU, không biểu ngữ, chẳng băng zôn và cờ hoa để tỏ lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh xương máu để bảo vệ đất Việt. Điều này khác biệt hẳn với việc các anh tưởng niệm cái chết lãng xẹt của những tên tay sai xâm lược Mỹ.

Cũng có một sự thất vọng chẳng hề nhẹ khi các anh cố tình khiêu khích bảo vệ để kiếm cớ rùm beng, và khi các anh đã không có cơ hội may mắn được diện kiến bác Nhật Quang, mặc dù các anh đã soạn sẵn kịch bản đối phó. Tiếc là các anh đã không có cơ hội quay phim chụp ảnh quảng bá cho tấm lòng vì cái thây ma Việt Nam Cộng Hòa của mình.

Xin mượn lời bác Võ Khánh Linh để cám ơn các anh NonU khi đã thắp hương tưởng niệm 64 anh hùng liệt sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng: 

Một lần nữa cảm ơn các anh No-U đã thắp nén nhang kính cẩn trước Tượng đài Liệt sỹ Bắc Sơn trong ngày kỷ niệm Trận chiến Gạc Ma 1988. Mỗi chúng tôi cũng kính cẩn nghiêm mình tri ân các anh chiến sỹ QĐNDVN anh hùng, không làm mất đảo liểng xiểng như quân đội ô hợp VNCH. Các anh chiến sỹ QĐNDVN anh hùng là tấm gương để thế hệ con cháu nước Việt đời đời ghi nhớ, noi gương.Xin lỗi vì chúng tôi cứ tưởng các anh chỉ biết hiếp dâm và thủ dâm.

Nhìn ảnh này thật ra phết nhỉ?

Chuyện lạ: NGƯỜI CHẾT VẪN CÓ TÊN TRONG "VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM" CỦA "NGỌC CỦ CHUỐI"

Người chết vẫn trong ban vận động!

Có anh bạn làm ở Hội nhà văn gọi điện than thở rằng: Thời buổi nhiễu nhương, đạo lý suy đồi đến cùng kiệt anh ơi! Nghe anh em trong Hội lao xao chuyện về "Văn đoàn độc lập" của ông Nguyên Ngọc đang vận động, tôi vẫn bán tính bán nghi. Hôm rồi vào trang Bauxit xem thì như đất sụt dưới chân khi biết đích xác trong danh sách 61 người ban vận động có cả người đã chết…rồi giọng anh ta như nghẹn lại.

Tôi cố gặng hỏi, là ai vậy? Anh nói là nhà thơ Nguyễn Quốc Thái, hội viên hội nhà văn Hà Nội, số thứ tự 38 trong danh sách.

Đến lượt tôi bàng hoàng. Không nghờ để cố đạt được mục đích, ông Nguyên Ngọc cùng các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình… của cái hội hỗ lốn đông tây nam bắc ấy đã bôi bẩn nhân cách nhà văn bằng những cách đê tiện.

Chỗ vẫn chơi với nhau, tôi đã nhiều lần ngồi nghe Quốc Thái đọc thơ. Con người ấy có tâm hồn lãng mạn chân thành. Nghe thơ anh không ai nghĩ anh là một cán bộ của Viện Công nghệ Quốc gia, nghề với thơ tréo nghoe. Đời cũng tréo nghoe, chẳng vợ con gì, không như dân khoa học kĩ thuật việc gì cũng chu chỉnh.

Đang yên lành với nghề, vui thú với thơ, năm 2000, đúng cái năm được kết nạp làm hội viên Hội văn nghệ Hà Nội anh đổ bệnh, chạy chữa mãi rồi phải nghỉ mất sức. Ốm đau là vậy nhưng thơ phú, truyện ngắn vẫn đẻ sòn sòn, cái nào cũng hay.

Buồn nhất là cái năm 2005, Thái ngã bệnh thần kinh phải đi bệnh viện Trâu Quỳ chữa chạy một năm, sau đó về nhà thuốc thang. Cứ thế ăn nghỉ chẳng thành nếp, Thái cứ kiệt quệ dần rồi mất hồi tháng 10 năm 2013, mới qua 100 ngày của anh. Thương lắm.

Thế nên, khi thấy người ta kê cả tên anh vào danh sách ban vận động thành lập "Văn đoàn độc lập" tôi không thể không nghĩ:

Các nhà văn xưa nay vốn rất trọng tình nghĩa, dẫu ngày thường họ có chê bai, cạnh khóe, bất đồng gì đó với nhau nhưng khi đối phương của nình mất họ lại khóc như người ấy là thân nhân của mình vậy. Nay một nhà thơ tốt bụng, hiền lành nằm xuống sau bao năm bệnh tật, họ chẳng còn biết Quốc Thái đã mất mà còn mạo danh đưa anh vào danh sách của họ cho xôm tụ!

Cái hội ấy chắc cũng chỉ toàn kẻ ẩm ương bị lừa là chính, trong danh sách ấy có không ít nhân vật bất hảo, không ít những lều văn vô danh tiểu tốt ở ngoài biên giới. Họ tham gia một tổ chức mà không cần biết tôn chỉ mục đích, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, nguồn lực tài chính… thế nào mà đã phăm phăm ký ngay vào danh sách thì đúng là muốn làm cách mạng bằng cách của nhà văn.

Người chết mà vẫn không được yên sao ông Nguyên Ngọc.

Đánh trống ghi tên?

Sực nghĩ câu thành ngữ “Đánh trống ghi tên” để chỉ cái "Văn đoàn độc lập" ấy mới đúng bản chất của nó. Nói đánh trống ghi tên là người ta ví lối thu nạp ồ ạt nhiều người cùng một lúc, không cần xem xét, bất kể là người như thế nào. Cốt là để tạo cho có lực lượng lấy le, lòe thiên hạ chứ bên trong thì rỗng tuếch, rời rạc.

Đã có lần tôi nói, mấy ông nhà văn làm cách mạng bằng kiểu điển hình hóa, mơ mộng hóa, tô vẽ, trừu tượng… thì gay go. Lập cái"Văn đoàn độc lập" để làm gì? Các vị giải thích là để gúp nhau sáng tạo, giúp nhau quảng bá… nghe thì có vẻ hay nhưng đầy mâu thuẫn và giả dối.

Mâu thuẫn ở chỗ, một mặt họ gào lên chê bai Hội nhà văn là quốc doanh hóa văn nghệ sỹ. Hội chỉ đẻ ra công chức văn chương chứ không tạo ra thiên tài văn chương. Ở trong hội chỉ làm cằn cỗi tâm hồn… Và để sửa cái sai đó họ lại lập Hội Văn đoàn độc lập!

Giả dối ở chỗ, xem ra, cái sứ mệnh mới mà họ đưa ra là để tương trợ, tạo điều kiện nâng cao nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo, khuyến khích đổi mới sang tác… cũng chỉ là sự ngụy biện. Nhà văn, nhà thơ có tác phẩm để đời trước hết và căn bản là phải có tài năng. Không có tài năng bất thành nhà văn, nhà thơ. Tài năng là phạm trù cá nhân chứ không phải là tập thể. Nhà văn, nhà thơ càng lệ thuộc vào đám đông càng tệ khi sáng tác. Vậy nên, văn nghệ sỹ không cần phái có tổ chức. Chỉ có làm cách mạng xã hội mới cần quần chúng, cần tổ chức.

Đã có lần tôi nói, nhà văn chúng ta đang loay hoay tìm lối ra trong cơ chế thị trường suốt ngót 30 năm đổi mới mà vẫn không thoát ra được là vì thiếu tài năng. Trong cơ chế thị trường, để sống được thì phải có tác phẩm hay, phải bán được. Thử hỏi các nhà văn, nhà thơ của ta mấy người sống được bằng sản phẩm văn chương? Bất tài mới cần ở trong hội để được bao cấp, để được hưởng ưu tiên, thậm chí có lương, có chức, có nhà. Cái Hội nhà văn ấy đang tiêu tốn không ít tiền bạc để mở trại sáng tác, để đi thực tế, để đào tạo kĩ thuật kĩ xảo sáng tác… mà chẳng làm nên cơm cháo gì, huống hồ cái hội tự nguyện “tay không bắt giặc”. Quên các vị đi, chỉ là sự giã dối.

Tôi không tin tôn vinh dòng thơ tắc tị, thứ văn văng tục, chửi thề, phân gio, sinh dục… là cách mạng, là bồi đắp văn hóa. Và càng không tin những thứ văn chương đó có thể bán cho công chúng thu bộn tiền cho nhà văn sống được bằng nghề văn. Vậy nên càng không tin mấy chục nhà văn, nhà thơ, nhà ní nuận phê bình trong cái danh sách ấy có thể làm nên cuộc cách mạng kinh tế thị trường trong văn chương.

Viết mấy dòng này để hương khói cho bạn Nguyễn Quốc Thái, con rồng kém may mắn của tôi.

Nguồn: Trelang

BAO GIỜ NÔNG CỐNG MỚI ĐƯỢC MÙA?

Cuteo@
Không mấy ai không biết câu ca: "Được mùa Nông Cống, sống mọi nơi". Vùng đất nghèo khó này lại vừa chứng kiến một sự kiện tuy không tới mức "động trời" nhưng làm dư luận sôi lên sùng sục.

Vụ bổ nhiệm một anh lái xe lên làm Phó chánh văn phòng huyện ủy ở Thanh Hóa đang là câu chuyện buồn của nghề nhân sự. Đó đích thị là câu chuyện đã và đang xảy ra ở nhiều nơi chứ không riêng gì Nông Cống tỉnh Thanh.

Một anh lái xe chuyên nghiệp, thiếu gần như toàn bộ các tiêu chí để đề bạt làm lãnh đạo lại có thể trở thành một ông Phó chánh văn phòng huyện ủy.

Dư luận thấy buồn lòng vì cách giải thích ban đầu của ông Bí thư Huyện ủy Nông Cống rằng anh ta được đề bạt là do các nguyên nhân khách quan, rằng đề bạt trong bối cảnh cơ quan huyện đang thiếu cán bộ trầm trọng. Nhưng về sau, chính ông lại nói việc đề bạt anh Nguyễn Văn Hiệp làm Phó chánh văn phòng là vì tình cảm, và điều này là bất nhất so với cách giải thích ban đầu. Rõ ràng cách lý giải đó là không đúng sự thật và thiếu đi tinh thần nghiêm túc. 

Xin thưa, Thanh Hóa là vùng đất không thiếu nhân tài. Nhân tài của Thanh Hóa có mặt khắp mọi vùng miền của đất nước chứ không chỉ thừa mứa ở Thanh Hóa. Thậm chí, nhân tài còn thừa đến mức chưa bố trí được vào cơ quan nào. Không tin, các bạn cứ việc kiểm chứng để thấy số lượng cử nhân, thạc sĩ không công ăn việc làm ở Thanh Hóa là con số không hề nhỏ.

Trách ông Bí thư huyện ủy về cách giải thích, thì ta lại thấy sự thật lòng và nghĩa hiệp của anh lái xe.

Khi được hỏi, anh lái xe, phó chánh văn phòng huyện ủy Nông Cống Nguyễn Văn Hiệp thẳng thắn: “Tôi sẵn sàng từ nhiệm nếu lãnh đạo thấy khó xử…”. Theo anh Hiệp, việc bổ nhiệm anh giữ chức vụ trên là do lãnh đạo cơ quan tạo điều kiện vì anh đã tuổi già, sức yếu không thể đảm nhiệm công việc thường ngày: 
Tôi làm lái xe cơ quan đã được 30 năm nay, xét thấy bản thân đã có tuổi lại gần về hưu nên các bác lãnh đạo cũng nghĩ rằng tôi đã vất vả nhiều nên muốn tôi được nghỉ ngơi. Rồi cũng do tình cảm anh em gắn bó với nhau lâu năm, am hiểu nhau nên các anh cũng tạo điều kiện cho như thế.
Điều mà chắc hẳn bạn đọc sẽ bất ngờ khi anh Hiệp sẻ chia: 
Khi bổ nhiệm tôi vào chức vụ trên thì lãnh đạo cơ quan chỉ phân công cho tôi vào những việc đơn giản mà tôi có thể đảm đương được. Tôi cũng sắp đến tuổi hưu, các bác lãnh đạo cũng mong muốn tôi có chút thời gian nghỉ ngơi và “hạ cánh” an toàn khi giao phó cho tôi nhiệm vụ trên.Khi Thường vụ Huyện ủy đồng ý cho tôi đảm nhiệm chức vụ trên, anh em cũng rất băn khoăn vì tôi không có bằng cấp gì. Nói về chuyện bằng cấp thì tôi cũng thấy nhiều người trong trường hợp giống tôi vì ham chức vụ rồi ghi tên bằng cấp này, bằng cấp nọ vào hồ sơ để cho đẹp để được ưu ái, nhưng thực tế lại không đáp ứng được yêu cầu công việc. Tôi thì không làm được như thế bởi mình không có bằng cấp nên lương tâm tôi không cho phép mình lừa dối như thế.
Hóa ra, quan điểm của lãnh đạo Nông Cống cũng như của anh Hiệp là bổ nhiệm làm "quan" để được nghỉ ngơi. 

Đó quả là cách nhìn nhận khác lạ!

Chuyện anh Hiệp cho rằng: "Nói về chuyện bằng cấp thì tôi cũng thấy nhiều người trong trường hợp giống tôi vì ham chức vụ rồi ghi tên bằng cấp này, bằng cấp nọ vào hồ sơ để cho đẹp để được ưu ái, nhưng thực tế lại không đáp ứng được yêu cầu công việc" là câu chuyện có thật 100%, và chúng ta không lạ với chuyện này. Giờ đây chuyện đã rồi, trách anh Hiệp một thì trách lãnh đạo huyện Nông Cống mười. Họ đã quá bất cẩn, quá nhẫn tâm khi sử dụng, đề bạt cán bộ.

Với cách dùng người như thế thì đến bao giờ Nông Cống mới được mùa?

LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ - CHUYỆN CŨ CHUYỆN MỚI



Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng (giữa) chúc mừng hai cán bộ được luân chuyển, tại một buổi lễ công bố quyết định của Ban Bí thư về việc điều động và luân chuyển cán bộ của Bộ Công Thương.

Quyết định mới đây của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc luân chuyển đợt 1 gồm 44 cán bộ lãnh đạo đã trở thành một chủ đề nóng trên các phương tiện truyền thông vài tuần qua. 

Tuy nhiên, luân chuyển cán bộ không còn là “chuyện mới”…

“Để tạo động lực”

Việc một cán bộ lãnh đạo được điều chuyển nhận công tác mới là việc bình thường trong đời sống chính trị nhiều thập kỷ qua. Song câu chuyện “luân chuyển cán bộ” đã được tiến hành một cách có hệ thống trong hơn một thập kỷ trở lại đây, như là một phần trong chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ.

Ông Nguyễn Đình Hương (nguyên Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương) trong một bài viết mới đây nói rằng luân chuyển cán bộ là “một chủ trương đúng, phù hợp với quy luật phát triển của cán bộ trước đây cũng như trong thời kỳ đổi mới”.

Từ trước Đại hội Đảng lần thứ 6 (năm 1986), Đảng đã có chủ trương điều cán bộ từ cơ quan trung ương về nhận vai trò lãnh đạo chủ chốt ở địa phương. Và ngược lại, điều cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo các tỉnh, thành lớn về nhận công tác tại cơ quan Trung ương.

Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 8 đã đưa nội dung “luân chuyển cán bộ” vào một mục, theo đó sẽ “thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý giữa các vùng, các ngành, các cấp nhằm sử dụng có hiệu quả và tạo nên sự đồng đều trong đội ngũ cán bộ; bồi dưỡng toàn diện cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn; khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ trong từng ngành, từng địa phương, từng tổ chức”.

Nghị quyết cũng nói rằng “căn cứ vào đặc điểm từng vùng, từng ngành, từng cấp, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường cán bộ, cấp uỷ đảng lập quy hoạch, kế hoạch luân chuyển cán bộ theo một quy trình chặt chẽ và có chế độ, chính sách thích hợp”. Đặc biệt, “mọi cán bộ, đảng viên phải phục tùng tuyệt đối quyết định điều động, luân chuyển của Đảng và Nhà nước”.

Theo hồi tưởng của ông Nguyễn Đình Hương, vào thời điểm 2001, Đại hội Đảng lần thứ 9 (năm 2001) đã có chủ trương luân chuyển cán bộ để tạo nguồn cho nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa 10, theo đó điều động 18 cán bộ từ Trung ương xuống giữ chức phó bí thư các tỉnh.

Ngày 25/1/2002, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 11 về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý, theo đó Bộ Chính trị đánh giá rằng “ việc luân chuyển cán bộ trong thời gian qua còn nhiều mặt hạn chế: đa số trường hợp luân chuyển chưa dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ; mới chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt; một số trường hợp chưa được nghiên cứu kỹ, nên việc điều động cán bộ chưa hợp lý; chưa làm tốt công tác tư tưởng đối với một số cán bộ được điều động; nhận thức của một số cán bộ và tổ chức đảng đối với công tác luân chuyển cán bộ chưa đúng đắn”.

Thậm chí, Bộ Chính trị cũng nhận ra rằng “có đồng chí khi có quyết định thuyên chuyển công tác còn vì suy tính cá nhân hoặc ngại khó, ngại khổ mà chưa thực sự tự giác, tự nguyện nhận nhiệm vụ mới. Có nơi trên điều động cán bộ về tăng cường thì băn khoăn, thắc mắc là cấp trên thiếu tin tưởng cán bộ tại chỗ, không nhiệt tình tạo điều kiện, giúp đỡ cán bộ được điều về địa phương, đơn vị mình. Cũng có cán bộ lãnh đạo lợi dụng việc điều động, luân chuyển cán bộ để đưa ra khỏi cơ quan, cấp uỷ những người không hợp với mình”.

Năm 2003, trả lời phỏng vấn báo chí bên hành lang Quốc hội về luân chuyển cán bộ, ông Trần Đình Hoan, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã nói rằng “luân chuyển là để tạo ra động lực cho cán bộ”.

Thời điểm đó, ông Trần Đình Hoan đánh giá rằng “phần lớn những tỉnh có sự luân chuyển cán bộ đều đang thực hiện có kết quả, ví dụ như Phú Thọ, Nghệ An, Khánh Hoà, Tp.HCM”; tuy nhiên ông cũng thừa nhận “cũng còn nơi này, nơi kia do nhận thức chưa thấu đáo nên còn có những e ngại, nghe ngóng”.

Ông Hoan cũng nhấn mạnh rằng trước khi thực hiện yêu cầu luân chuyển, Trung ương đã “cân nhắc kỹ càng xem đi đâu thì hợp lý và cũng phải tham khảo ý kiến địa phương. Cần phải thấy một điều là có thể cán bộ ở cơ sở nắm vững vấn đề của địa phương, nhưng cán bộ ở trên Trung ương lại có tầm nhìn ở cấp vĩ mô, nên khi điều động về địa phương họ phát huy được thế mạnh để thực hiện những cơ chế chính sách thích hợp. Ngược lại, với những đồng chí ở địa phương được chuyển lên Trung ương thì lại có kinh nghiệm thực tiễn ở cơ sở hỗ trợ”.

Tinh thần trên đã được tiếp nối trong nhiều năm sau đó, cho dù không có nhiều những đợt luân chuyển quy mô ở cấp Trung ương, cho dù vào năm 2006, nhiều cán bộ luân chuyển đã được giới thiệu bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Tuy nhiên, ở cấp địa phương, luân chuyển được tiến hành khá thường xuyên và với số lượng khá lớn.

Tuy nhiên, như thừa nhận của chính ông Nguyễn Đình Hương, trong công tác điều động luân chuyển cán bộ, cũng không phải tất cả đều đạt kết quả như mong muốn. Ông Hương viết: “Trong dân gian lưu truyền câu nói: “Tiến về bộ, thoái về ban”. Có cán bộ chủ trì một địa phương, uy tín đã giảm sút lại điều về giữ chức phó ban Đảng. Luân chuyển cũng có trường hợp chỉ để "tráng men", nghĩa là chỉ để được coi như đã kinh qua công tác địa phương”.