Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

CHỈ NGA MỚI ĐỦ SỨC BIẾN MỸ THÀNH TRO PHÓNG XẠ

(NLĐO) - Lãnh đạo hãng thông tấn Nga Dmitry Kiselyov tuyên bố chỉ có Nga mới có thể biến Mỹ thành “tro phóng xạ”!

“Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới thật sự có khả năng biến Mỹ thành tro phóng xạ”, nhà báo kiêm phát thanh viên Dmitry Kiselyov nói trong chương trình toàn cảnh thế giới trong tuần trên đài Rossiya 1hôm 16-3.

Để cho bản tin thêm phần sống động, phía sau ông Kiselyov, các nhà sản xuất chương trình hằng tuần này còn sắp đặt hình ảnh tượng trưng đám mây khói bụi hình nấm khổng lồ sau một vụ tấn công bom hạt nhân. Trên bức ảnh nổi bật dòng chữ "into radioactive ash" (nghĩa là: biến thành tro phóng xạ”.

Ông Kiselyov nhận định chỉ có Nga mới có thể biến Mỹ thành “tro phóng xạ”. Ảnh: SMH

Phát biểu gây sửng sốt của người đứng đầu hãng thông tấn của Nga củng cố quan điểm của ông cho rằng Mỹ và Tổng thống Barack Obama đang sống trong sợ hãi trước Nga giữa lúc căng thẳng leo thang ở Ukraine.

Ông Kiselyov cho rằng Nga có thể bắn các tên lửa liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân, biến Mỹ thành “tro hạt nhân” trong khi đài Rossiya 1 chiếu cảnh tên lửa Nga bay đến Thái Bình Dương và Mỹ.

“Bản thân người Mỹ cũng xem ông Putin đầy quyền lực hơn là ông Obama… Tại sao lúc nào ông Obama cũng phải sốt sắng gọi điện thoại cho Tổng thống Putin và điện đàm suốt nhiều giờ? - ông Kiselyov nhấn mạnh.

Phản hồi trước phát ngôn của ông Kiselyov, trang tin thân phe đối lập Nga slon.ru mỉa mai: “Chiều nay… Dmitry Kiselyov đe dọa tấn công hạt nhân Mỹ nếu xung đột ở Crimea xấu đi”.

Ông Kiselyov được Tổng thống Nga Vladimir Putin bổ nhiệm làm người đứng đầu hãng thông tấn “Rossiya Segodnya” (Nước Nga Ngày nay) hồi tháng 12-2013. Ảnh: ZUMAPRESS.com

Ông Kiselyov được Tổng thống Nga Vladimir Putin bổ nhiệm làm người đứng đầu hãng thông tấn “Rossiya Segodnya” (Nước Nga Ngày nay) hồi tháng 12-2013. Rossiya Segodnya ra đời bất ngờ ngay sau khi Tổng thống Putin ra sắc lệnh đóng cửa hãng thông tấn nhà nước Ria Novosti và Đài tiếng nói nước Nga (VOR) hôm 9-12. Chương trình toàn cảnh thế giới trong tuần của ông phát sóng chiều chủ nhật hằng tuần có ảnh hưởng rất lớn ở xứ sở bạch dương.

96,77% người Crimea ủng hộ sáp nhập Nga

Theo kết quả bỏ phiếu chính thức do Ủy ban trưng cầu ý dân của Crimea công bố hôm 17-3, 96,77% cư dân bán đảo này ủng hộ việc sáp nhập Crimea vào Nga. Chỉ 3% cử tri chọn ở lại Ukraine nhưng với quyền tự trị lớn hơn.

Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý đã được công bố giữa tiếng reo mừng của đông đảo người dân Crimea tại quảng trường Lenin thuộc trung tâm Sevastopol, thành phố có căn cứ của Hạm đội Biển Đen của Nga.

Cuộc trưng cầu ý dân kết thúc vào lúc 20 giờ ngày 16-3 (giờ địa phương). Trong một tuyên bố được đưa ra khoảng 2 giờ sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, người đứng đầu Ủy ban trưng cầu ý dân của Crimea Mikhail Malyshev cho biết số cử tri đi bỏ phiếu đạt tới 83%, khoảng 1 % phiếu bầu không hợp lệ.

Linh San (Theo Reuters, SMH)

CRIMEA TUYÊN BỐ ĐỘC LẬP VÀ XIN GIA NHẬP NGA

Người dân Simferopol thức trắng đêm chờ kết quả bỏ phiếu (Nguồn: RIA)

Chính quyền nước Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine vừa chính thức tuyên bố độc lập đồng thời đệ đơn xin sáp nhập vào Liên bang Nga sau cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3.

Chính quyền Crimea cũng tuyên bố quốc hữu hóa toàn bộ tài sản thuộc Ukraine trên bán đảo này.

"Cộng hòa Crimea đã đệ đơn lên Liên hợp quốc và đề nghị tất cả các quốc gia trên thế giới công nhận nền độc lập của mình," văn kiện được Xô viết tối cao Crimea (tức nghị viện) thông qua viết.

"Cộng hòa Crimea đã đệ đơn đề nghị Liên bang Nga đồng ý để Cộng hòa Crimea trở thành thành viên của Liên bang Nga."

Cùng lúc đó, Thủ tướng Crimea Sergiy Aksyonov cũng cho biết kể từ 30/3 tới, Crimea sẽ chuyển múi giờ sang giờ Moskva (GMT+4), tức sớm hơn hai giờ so với múi giờ hiện tại ở Crimea.

Văn kiện tuyên bố độc lập của Crimea được thông qua bởi toàn bộ 85 nghị viên hiện tại trong quốc hội nước cộng hòa này, gồm có 100 ghế.

"Hội đồng tối cao nước Cộng hòa tự trị Crimea tuyên bố Crimea là một quốc gia độc lập có chủ quyền," văn kiện viết.

Văn kiện cũng nói rằng kể từ ngày 17/3, luật pháp Ukraine không còn có hiệu lực tại Crimea và quyết định này được đưa ra kể từ khi chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ hồi tháng trước.

"Những nội dung trong hiến pháp Ukraine trên lãnh thổ Ukraine không còn có hiệu lực, quyền lực, tài sản và ngân sách của Ukraine sẽ được chuyển sang nước Cộng hòa Crimea."

"Mọi cơ sở, doanh nghiệp và tổ chức khác của Ukraine hoặc của người Ukraine tham gia trên lãnh thổ Crimea sẽ thuộc về Crimes," văn kiện viết.

Theo hãng tin Interfax, Crimea cũng tuyên bố mọi đơn vị quân đội của Ukraine trên lãnh thổ Crimea phải dừng hoạt động.

Theo ông Aksynov thì hiện tại có khoảng 500 binh sĩ Ukraine đang đồn trú tại Sevastopol, nơi đặt Hạm đội Biển Đen của Nga.

Theo kết quả chính thức của cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức hôm 16/3, có 96,6% cử tri ở Crimea đã bỏ phiếu chọn sáp nhập Liên bang Nga.

Ủy ban trưng cầu dân ý Crimea thông báo chỉ có 2,55% cử tri chọn ở lại Ukraine song với quyền tự trị lớn hơn.

Trước đó, Xô viết Tối cao Crimea cũng đã thông qua một nghị quyết tuyên bố độc lập vào ngày 11/3 để mở đường cho cuộc trưng cầu dân ý vừa qua. 

Với khoảng 2 triệu dân, bán đảo này từng là một phần lãnh thổ của Nga từ thế kỷ 18 trước khi được chính quyền Liên Xô trước đây chuyển giao cho Ukraine quản lý vào năm 1954 khi Ukraine vẫn còn thuộc Liên bang Xô Viết.

Theo thống kê, có khoảng 60% người dân Crimea là người gốc Nga, nói tiếng Nga, còn lại là người Ukraine và người Tatar./.

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

DỪNG TÌM KIẾM MH370, YÊU CẦU CÁC NƯỚC RÚT KHỎI BIỂN, TRỜI VIỆT NAM

Dư luận viên Phong Dao

Chiều 15/3, Bộ Quốc Phòng Việt Nam quyết định chấm dứt mọi hoạt động tìm kiếm ở vùng biển Việt Nam, sau khi Thủ tướng Malaysia tuyên bố ngừng tìm kiếm chiếc máy bay MH370 ở Biển Đông.

Quyết định dừng các hoạt động tìm kiếm của Việt Nam được đưa ra sau cuộc họp của các bên liên quan do Thứ trưởng Quốc phòng, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ chủ trì. Theo thông báo sau cuộc họp, các lực lượng tham gia tìm kiếm tạm giữ vị trí như cũ để nắm tình hình và thông báo cho các nước bạn được cấp phép tìm kiếm rút ra khỏi vùng biển và không phận Việt Nam.

Chiếc tàu tiếp dầu của Hải quân Mỹ di chuyển qua eo biển Malacca và trên đường tới địa điểm tập kết để tiếp nhiên liệu và các tiếp tế phẩm cho tàu USS Kidd đang tìm kiếm MH-370

Ở khu vực tìm kiếm, Việt Nam cấp phép cho mày bay, tàu của Trung Quốc, Singaopre, Hoa Kỳ và cách đây 2 ngày Malaysia cũng có công hàm đề nghị mở rộng vùng tìm kiếm trên biển Đông, sát với lãnh hải Việt Nam.

Tại cuộc họp báo, trung tướng Võ Văn Tuấn – Phó tổng tham mưu trưởng QĐNDVN cho biết, hiện lực lượng của các nước bạn vẫn hiện diện tại vùng biển và không phận của Việt Nam vì chờ lệnh chính thức từ phía cơ quan quản lý của các nước. "Chúng tôi đã có thông báo gửi đến các phương tiện đang tham gia tìm kiếm được cấp phép trong vùng biển, không phận quản lý của Việt Nam về việc dừng tìm kiếm", trung tướng Võ Văn Tuấn cho hay.

Ông Tuấn thông báo, Thủ tướng Malaysia quyết định dừng tìm kiếm tại Biển Đông. Theo đó, MH370 có thể đã thay đổi đường bay và nhiều khả năng do có người can thiệp, máy bay chuyển về hướng tây tới khu vực sa mạc Kazakhstan.

Phía Malaysia thông báo, nước bạn sẽ tiếp tục tìm kiếm theo 2 hướng. Hành lang thứ nhất sẽ tìm kiếm từ Malaysia qua Thái Lan sang hướng Kazakhstan, Trung Á. Còn hành lang thứ hai kéo về hướng bờ biển Indonexia.

Dù ngoài phạm vi quản lý, nhưng Việt Nam đã triển khai lực lượng tìm kiếm đầu tiên, lớn nhất với 11 máy bay và 7 tàu cùng lực lượng trên bộ như quân khu 5, 7, 9, lực lượng biên phòng, nhân dân địa phương, tàu đánh cá. 11 máy bay và 7 tàu của Việt Nam được huy động như DHC6 thủy phi cơ, Mi171 chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn, máy bay vận tải AN26, máy bay tuần thám biển CASA, các loại tàu của Hải quân, cảnh sát biển trong đó có cả tàu nghiên cứu biển mang tên GS Trần Đại Nghĩa là tàu thăm dò các địa hình của biển, hiện đại nhất Đông Nam Á.

Đã có thể khẳng định máy bị bị không tặc

Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Malaysia Najib Razak thông báo với báo chí ngày 15/3 rằng chiếc Boeing 777 bị mất tích của hãng Malaysia Airlines đã bị ngắt hệ thống liên lạc một cách có chủ đích.

"Chúng tôi đã tiến hành tìm kiếm gần vị trí cuối cùng trên radar của MH370 trên Biển Đông. Cùng lúc đó, Không lực Hoàng gia Malaysia phát hiện ra trên radar của họ một chiếc máy bay không rõ danh tính, đã quay đầu lại".

"Radar sơ cấp cho thấy chiếc máy bay này tiếp tục đi theo đường bay dẫn ra Eo biển Malacca và sau đó, tiến ra Biển Andaman."

"Sáng nay tôi đã nghe báo cáo từ tổ điều tra, bao gồm FAA, NTSB, AAIB, các nhà chức trách của Malaysia cũng như Bộ trưởng Giao thông, về những thông tin mới, vốn có thể giúp chúng ta biết thêm về điều gì đã xảy ra với MH370"

"Theo thông tin mới được lấy từ vệ tinh, chúng tôi có thể chắc chắn rằng hệ thống ACARS của máy bay đã bị ngắt ngay trước lúc nó đi qua bờ biển phía Đông của Bán đảo Tây, Malaysia. Không lâu sau đó, hệ thống phát tín hiệu của máy bay cũng bị ngắt khi nó bay đến gần vùng biển tiếp giáp giữa Việt Nam và Malaysia."

"Sau đó, radar của Không lực Hoàng gia Malaysia phát hiện ra chiếc máy bay, vốn được chúng tôi nghi là MH370 nhưng chưa thể xác nhận chính xác, đúng là đã quay đầu lại."

"Chiếc máy bay này sau đó đã bay về hướng Tây, đi qua Bán đảo Tây Malaysia trước khi chuyển hướng Tây Bắc và ra khỏi tầm của radar quân đội."

"Sự di chuyển này cho thấy một hành động có chủ đích của ai đó trên máy bay".

"Theo những dữ liệu mới, lần liên lạc cuối cùng giữa máy bay và vệ tinh là vào lúc 8:11 sáng ngày 8/3, giờ Malaysia. Các tổ điều tra đang tính toán để xem chiếc máy bay đã bay được bao xa sau thời điểm này."

"Loại dữ liệu hiện nay từ vệ tinh không thể cho phép chúng tôi xác định chính xác địa điểm của máy bay khi nó liên lạc lần cuối cùng với vệ tinh".

Công tác điều tra đang "bước vào một giai đoạn mới" và sẽ tập trung vào phi hành đoàn và hành khách trên máy bay, ông cho biết thêm.

Hãng thông tấn AP ngày 15/3 dẫn một nguồn tin từ chính phủ Malaysia nói "không tặc đã không còn là một giả thiết, nó là một kết luận."

"Hiện động cơ gây án chưa được làm rõ và chưa có yêu cầu nào được đưa ra. Chúng tôi cũng chưa rõ máy bay đã được đưa đi đâu," người này nói.

Phong Dao

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Vụ máy bay Malaysia mất tích: VỞ KỊCH SẮP HẠ MÀN?



(Đất Việt) - Một máy bay chở 239 hành khách mất tích mà có nhiều thông tin phục vụ cho tìm kiếm, cứu nạn bị dấu diếm thì chứng tỏ...tính an ninh là rất lớn.

Tai nạn do thiên nhiên gây ra như động đất sóng thần, bão tố hoặc do con người gây ra như rơi máy bay, chìm tàu, hải tặc…luôn luôn thường trực xảy ra với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt những quốc gia có biển. Bởi vậy, tìm kiếm cứu nạn trước những hậu quả thảm khốc xảy ra đó vừa thể hiện năng lực của quốc gia, đồng thời thể hiện tính nhân ái, tinh thần trách nhiệm với đồng loại.

Vụ máy bay của Malaysia mất tích được coi như gần vùng biển Việt Nam đã được các quốc gia khu vực đã thể hiện hết vai trò, khả năng, tinh thần quốc tế vì con người trong đó có Việt Nam đóng vai trò quan trọng.

Tuy nhiên, qua tìm kiếm cứu nạn để muốn phô trương sức mạnh với các nước trong khu vực thì hơi bị thái quá và không hợp với logic của nhân nghĩa.

Bạn sẽ làm gì khi có một vụ máy bay rơi trên biển? Bạn sẽ đưa ngay 2 khu trục hạm tên lửa và tàu đổ bộ cỡ lớn trên đó có lính thủy đánh bộ? Phải chăng chiếc máy bay bị quân trên đảo Trường Sa bắt cóc?...Hay là bạn sử dụng những phương tiện chuyên về tìm kiếm và cứu nạn?

Tìm kiếm cứu nạn là trách nhiệm, là tình người với nhau trước hoạn nạn thì xin đừng có lợi dụng nó, lợi dụng trên sự chết chóc của đồng loại. Chẳng làm được gì đâu, Việt Nam đã rất cảnh giác khi Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN nhắc nhở: “…tạo điều kiện cho quốc tế vào vùng biển ta nhưng không quên nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền”.

Đã bước sang ngày thứ 6 tìm kiếm nhưng vô vọng, không một dấu tích trên khu vực được cho là mất tích. Vậy thì theo logic, đương nhiên điều đó lại mang tính khẳng định là chiếc máy bay MH370 của Malaysia là “không mất tích”.

Nút thắt đã mở...

Hôm qua, Nhật báo tài chính Mỹ, The Wall Street Journal số ra ngày (13/03/2014) cho biết, giới điều tra Mỹ nêu ra khả năng chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines tiếp tục bay thêm 4 tiếng đồng hồ sau khi biến mất khỏi màn hình. Sở dĩ các nhà điều tra đưa ra giả thuyết này vì động cơ Rolls Royce của máy bay Boeing 777 được gắn thiết bị tự động phát thông tin trực tiếp, độc lập với hệ thống liên lạc phát - đáp trong khoang máy bay.

Do vậy, nếu hệ thống liên lạc trong khoang máy bay bị cố tình cắt, thì hệ thống truyền tin từ động cơ máy bay vẫn hoạt động và giúp giải đáp được những bí ẩn về chiếc máy bay này. Malaysia lập tức bác bỏ tin này.

Tin của các nhà điều tra Mỹ theo tôi là rất chính xác, ít nhất là về cơ chế, nguyên tắc hoạt động.

Một chiếc tàu hành trình trên biển thôi nhưng luôn luôn tồn tại 2 quyển nhật ký gồm Nhật ký hàng hải (do Thuyền phó Hàng hải trực tiếp ghi thời gian, vị trí dự tính, hướng đi, vận tốc, sóng, gió cấp mấy, dòng chảy, thủy triều lên xuống…cứ 30-45 phút một lần) và Nhật ký máy tàu (do Máy trưởng ghi tốc độ vòng quay, thời gian, các sự cố…). Vậy thì một chiếc máy bay hiện đại như Boeing 777 tồn tại “Nhật ký máy” bằng cách như trên là đơn giản. Malaysia bác bỏ tin này là thiếu sức thuyết phục.

Nếu đây là sự thật (và chắc chắn là sự thật) thì bức màn bí ẩn đã hé mở. Máy bay MH370 sau khi biến mất khỏi màn hình thì bay tiếp 4 tiếng nữa. Vậy nó bay đi đâu, hướng nào, mục đích là gì và bây giờ ra sao…là những câu hỏi không khó.
Rõ ràng là khi không còn thông tin, liên lạc gì với mặt đất nhưng máy bay vẫn tiếp tục hành trình thì được coi như máy bay bị bắt cóc phải hành trình theo điều khiển của bọn bắt cóc hoặc máy bay được coi như hoạt động gián điệp.

Nếu như máy bay được coi là hoạt động gián điệp thì bắt đầu tại điểm được cho là mất tích cách vùng biển Việt Nam 130 km thì MH370 sẽ bay theo hướng nào? Bay vào không phận Việt Nam thì sẽ bị bắn hạ ngay.

Đây là điều vô lý vì đường nào nó cũng được quyền bay vào không phận Việt Nam để đến Bắc Kinh, do đó, máy bay MH370 chuyển hướng bay trở lại (như thông tin từ Malaysia và radar quân sự Malaysia ghi nhận được dấu hiệu tại eo biển Malacca) là hợp lý, chắc chắn xảy ra.

Vậy máy bay MH370 không phải hoạt động giàn điệp và vấn đề đặt ra là tại sao MH370 bay trở lại Malaysia, chúng nhằm mục đích gì?

Máy bay MH370 bị bắt cóc tống tiền?

Thông thường trước một vụ mất tích, tai nạn máy bay bao giờ những thông tin phục vụ cho tìm kiếm cứu nạn là phải chính xác, kịp thời cho cơ quan tìm kiếm cứu nạn, nhưng trong vụ này người ta thấy thông tin bị “gây nhiễu” lung tung, thậm chí bị dấu diếm.

Gây “nhiễu” thông tin, dấu diếm thông tin phục vụ cho tìm kiếm…đã khiến cho dư luận hồ nghi tính chính trị, tính an ninh quá lớn trong vụ này. Vì thế có hai giả thiết hoặc chính xác hơn là hai giả tưởng “tày trời” như trong phim, có thể xảy ra:

Một là máy bay MH370 bị lực lượng phòng không, không quân Malaysia bắn hạ, rơi tại eo biển Malacca.

Máy bay MH370 được “tổ lái tiếp tay” bay trở lại đe dọa Malaysia vấn đề gì đó để tống tiền (Malaysia đang điều tra nợ nần của tổ lái), sau vài tiếng đồng hồ không thể thỏa thuận, Malaysia quyết định bắn hạ và chúng đã rơi tại eo biển Malacca. Và, để “thu dọn chiến trường”, xóa dấu tích và đánh lạc hướng tìm kiếm, Malaysia đã “tạo điều kiện” cung cấp thông tin cho Việt Nam, Trung Quốc…tha hồ lùng sục trên biển Việt Nam, trong khi đó, họ thì chuyển sang tìm kiếm tại eo biển Malacca.

Việc Hoa Kỳ xác định là vệ tinh do thám của Mỹ không phát hiện bất cứ một vụ nổ nào trên không vào thời điểm ngày 08/03/2014…nếu như tuyên bố đó là sự thật và độ chính xác của vệ tinh Mỹ là rất cao 100% thì giả thiết này đương nhiên bị loại bỏ.

Tuy nhiên, tại sao các nhà điều tra Mỹ chờ đến 5 ngày sau mới đưa “nhật ký động cơ tự động” ra công luận và tuyên bố của họ từ vệ tinh do thám có thật hay không…lại thuộc về mối quan hệ chính trị giữa 2 quốc gia Malaysia và Mỹ. Vì thế giả thiết này chưa thể bác bỏ được.

Hai là Malaysia và nhóm bắt cóc máy bay MH370 đã thỏa thuận được vấn đề và sau đó nó được hạ cánh an toàn một nơi bí mật nào đó mà theo tôi không ngoài Malaysia.

Đây là giả thiết giả tưởng mà có cơ sở dễ xảy ra nhất hiện nay.

Làm gì có chuyện cung cấp thông tin để cứu người mà “có những điều tôi không thể nói ra với các bạn” như quan chức Malaysia từng tuyên bố? Phải chăng đó là những thông tin nhạy cảm ảnh hưởng đến chính trị, an ninh quốc gia mà nó còn cao hơn cả tính mạng 239 con người? Chắc là vậy.

Từ vụ việc này, lần đầu tiên Việt Nam đã tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn quốc tế, dù rằng trên vùng biển của mình, thế giới và hơn ai hết Malaysia đã thấy được cái tâm, cái nhân nghĩa của Việt Nam thấy bạn gặp nạn là bất kể ở đâu, khi nào đề sẵn sàng.

Việt Nam mong muốn và yêu cầu đừng ai lợi dụng hoạt động nhân nghĩa để trục lợi.

Trục lợi trên nỗi đau khổ của người khác, của đồng loại, là hành động bất nhân.

Nguồn: Lê Ngọc Thống/Phuocbeo blog

HIỆN THỰC NHÂN QUYỀN VIỆT NAM - PHẢN BÁC MỌI ĐỊNH KIẾN

Nguồn: amaritx

Cho dù còn có sự khác biệt nhất định, thậm chí cả những định kiến, áp đặt chủ quan, song sự tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam trên thực tế đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Điều đó ngày càng trở thành xu hướng chủ đạo mà không một mưu toan của tổ chức hay cá nhân nào có thể phủ nhận, đảo ngược.

Sau chiến thắng 30-4-1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, dân tộc Việt Nam bắt tay vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, hướng đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Định hướng trên cũng đồng nghĩa với những mục tiêu cơ bản, tổng quát về việc chăm lo đảm bảo quyền con người (QCN) – một việc làm có nhiều khó khăn, thách thức đối với mọi quốc gia, không thể giải quyết trong một sớm, một chiều. Đối với Việt Nam, một đất nước chưa phát triển, lại phải trải qua thời gian dài chống chiến tranh xâm lược, sau đó là bao vây, cấm vận; các tiền đề về kinh tế, xã hội, pháp luật,… đảm bảo để thực thi nhân quyền còn nhiều hạn chế, bất cập, thì sự khó khăn, thách thức đó càng gấp bội. Dựa trên nền tảng hòa bình, độc lập (điều kiện thiết yếu, tiên quyết để thực thi nhân quyền mà dân tộc ta đã làm nên trước đó), những năm qua đã đánh dấu nỗ lực vượt bậc của chúng ta trong việc khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, hòa hợp dân tộc, tăng cường hội nhập quốc tế để xây dựng, phát triển đất nước, nâng cao toàn diện đời sống của mọi người dân.

Tính từ 03-02-1994 – ngày mà Tổng thống Mỹ Bin Clintơn tuyên bố bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, và ngày 11-7-1995 tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, đến nay, chúng ta mới có khoảng 20 năm để phấn đấu thực hiện các mục tiêu đã đề ra và chăm lo phát triển QCN. Trong khoảng thời gian đó, vai trò và vị thế của nước ta đã không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Việt Nam đã được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) bầu là Ủy viên không thường trực (nhiệm kỳ 2008 – 2009) với số phiếu cao và đã hoàn thành xuất sắc trọng trách này. Trong Hội nghị Thượng đỉnh LHQ tổ chức năm 2000, 189 thành viên đã nhất chí thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu cần đạt tới đến năm 2015. Đến nay, nước ta đã hoàn thành xong trước thời hạn 5/8 mục tiêu, được LHQ nhìn nhận là hình mẫu quốc tế trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo; đưa tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia) trên toàn quốc từ 58,1% năm 1993 xuống 14,8% năm 2007 và 7,8% năm 2013. Chương trình phát triển LHQ đã ghi nhận Việt Nam là một trong mười nước có mức tăng thu nhập cao nhất trong 40 năm qua. Việc ngày 12-11-2013 vừa qua, Việt Nam được Đại hội đồng LHQ (khóa 68) bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2014 – 2016) với số phiếu cao nhất (184/192 phiếu) là sự ghi nhận xác đáng của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu và đóng góp của Việt Nam trong thực hiện QCN. Trước sự kiện này, Luật sư Trương Trọng Nghĩa (thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: “Không ai bầu một quốc gia kém cỏi, thậm chí vi phạm nhân quyền vào Hội đồng Nhân quyền,… Thế giới có lý do chính đáng để lựa chọn Việt Nam bởi những đóng góp của Việt Nam vào vấn đề nhân quyền trên thế giới”. Sự ghi nhận của thế giới đối với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam còn là một tất yếu sau những đóng góp tích cực của nước ta vào hoạt động của ASEAN, APEC, ASEM; sau việc cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam đăng cai Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới năm 2015 và Hội nghị cấp cao APEC năm 2017.

Gần đây nhất, ngày 05-02-2014, Việt Nam đã trình bày Báo cáo rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 2 về nhân quyền trước Hội đồng Nhân quyền LHQ, có sự tham gia của 107 quốc gia. Báo cáo của Việt Nam đã nhấn mạnh những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong việc tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy các QCN trên thực tế; nêu bật kết quả thực hiện những khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp nhận trong lần kiểm điểm của chu kỳ 1 (tháng 5-2009); đồng thời, nêu ra những thách thức, tồn tại và hướng ưu tiên của Chính phủ Việt Nam trong phát triển QCN. Việc làm đó đã thể hiện thái độ nghiêm túc, trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề nhân quyền. Hầu hết các nước đã ghi nhận và đánh giá cao thành tựu về QCN của Việt Nam được nêu trong Báo cáo. Đặc biệt, họ hoan nghênh Việt Nam thông qua Hiến pháp năm 2013, hoàn thiện hệ thống pháp luật về QCN, quyền và nghĩa vụ công dân; thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ về phát triển, nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và các quyền tự do của công dân; tham gia các công ước quốc tế về nhân quyền và tăng cường hợp tác với các cơ chế nhân quyền của LHQ. Tuy nhiên, cũng như mọi cuộc đối thoại về nhân quyền khác, trong quá trình tiến hành sự kiện này còn có một số ít bình luận, nhận xét, khuyến nghị chưa phản ánh đúng thực tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Đây cũng là điều bình thường trong hoạt động này; đồng thời, cho thấy còn có sự sai lệch về thông tin, khác biệt trong quan niệm cũng như tác động từ những định kiến thiếu thiện chí, khách quan đối với tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Điều này đã từng diễn ra trong các đối thoại trước đó đối với nhiều quốc gia.
Trên thực tế, thế giới hiện nay đang có sự khác biệt trong quan niệm về nhân quyền. Tuy có sự thống nhất xung quanh các tiêu chí tổng quát chung về nhân quyền, song việc thực hiện các yêu cầu đó phải gắn liền với hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật cụ thể của mỗi quốc gia. Trong khi các nước phát triển nhấn mạnh nhân quyền từ góc độ tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình, thì các nước đang phát triển lại quan tâm hơn tới các quyền dân sinh. Việc đưa ra các tiêu chí nhân quyền trừu tượng, với sự đòi hỏi phải được thực hiện “tuyệt đối, không điều kiện” theo một hình mẫu nào đó, thực chất chỉ là sự áp đặt, khiên cưỡng, khó chấp nhận. Cần thấy rằng, mọi quốc gia trên thế giới kể cả những nước phát triển, có vị trí quan trọng về nhiều mặt hiện nay cũng không thể tự cho mình là đã hoàn hảo về nhân quyền và luôn giải quyết thấu đáo mọi vấn đề về nhân quyền. Ngay nước Mỹ, nơi mà họ tự cho mình là một “hình mẫu” về dân chủ, nhân quyền, điều đó cũng không phải là ngoại lệ. Tổng thống Mỹ B. Clintơn trong lần nói chuyện với sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho rằng: “Cho đến nay thành tích của Hoa Kỳ trong lĩnh vực nhân quyền vẫn chưa hoàn hảo. Rút cuộc, chúng tôi phải mất một thế kỷ mới xóa bỏ được nô lệ. Việc giành quyền bầu cử cho phụ nữ thì phải mất một thời gian dài hơn thế nữa”. Gần đây, đương kim Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma đã phải thừa nhận rằng: người da màu đang bị phân biệt đối xử ở Mỹ và “rất ít người da màu chưa từng trải qua phân biệt đối xử chủng tộc”. Trong lòng các nước tư bản phát triển, người ta còn thấy vô số các khuyết tật trầm kha, khó khắc phục về nhân quyền ở hàng loạt các vấn đề, như: sự phân hóa giàu nghèo, tình trạng phân biệt, kỳ thị chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, bạo lực, bất bình đẳng xã hội,… Tuy nhiên, bất chấp thực tế đó, một số tổ chức, cá nhân gần đây vẫn đưa ra những cáo buộc và yêu sách đối với Việt Nam xung quanh những vấn đề về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do in-tơ-nét, tự do lập hội, giải phóng “tù nhân lương tâm”,… Những điều đưa ra đó đều mang nặng tính chủ quan, sai lệch, áp đặt, đi ngược lại thực tế và sự đánh giá tích cực của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam trong những năm qua.

Việc đưa ra một hình mẫu hoàn hảo về nhân quyền (chưa có trên thực tế) để phán xét một quốc gia này hay quốc gia khác theo chủ quan cá nhân khó tránh khỏi tình trạng phiến diện, áp đặt, nhất là một khi điều đó lại bị chi phối bởi những nguồn thông tin sai lệch, thậm chí bởi những mưu toan chính trị thiếu trong sáng. Những năm gần đây, thế giới đã phải chứng kiến những biến động chính trị – xã hội liên tiếp xảy ra trên nhiều khu vực. Trong hầu hết các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”, gần như bao giờ vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” cũng được sử dụng để dẫn đường. Hệ lụy từ việc lợi dụng vấn đề đó đã tạo ra sự bất ổn xã hội sâu sắc đối với nhiều quốc gia. Gần đây nhất, tình hình ở Thái Lan, U-crai-na, Vê-nê-du-ê-la,… là những minh chứng cho việc lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để lật đổ chế độ đương nhiệm. Trào lưu “bài trừ cộng sản” do các thế lực phản động quốc tế khởi xướng, việc lợi dụng danh nghĩa “dân chủ”, “nhân quyền” để thay đổi chế độ chính trị ở các quốc gia do Đảng Cộng sản lãnh đạo ngày càng được tiến hành ráo riết, đã góp phần làm gia tăng những định kiến về QCN ở Việt Nam. Mặc dù hiện nay, xu hướng hòa nhập, đoàn kết dân tộc, tăng cường hội nhập quốc tế, ổn định xã hội để phát triển đã trở thành ý chí, nguyện vọng chung của toàn dân tộc, song trên thực tế ở Việt Nam hiện nay, một số ít người vẫn còn mang nặng sự cách biệt, định kiến, thậm chí thù nghịch đối với chế độ hiện hành. Ngoại trừ những phần tử chống cộng cực đoan, cơ hội, bất mãn chính trị, kỳ thị tôn giáo, dân tộc,… sự cách biệt, định kiến (nếu có) của một số đồng bào sống xa Tổ quốc lại bắt nguồn từ việc không có điều kiện nắm bắt đầy đủ thực tế tình hình đất nước; thường xuyên chịu sự tác động từ sự tuyên truyền của hệ thống truyền thông phương Tây với vô số các quan điểm, luận điệu sai lệch, bịa đặt. Điều đáng nói gần đây nhất là, các tổ chức và cá nhân chống cộng cực đoan, các phần tử cơ hội chính trị cả trong và ngoài nước đang ra sức câu kết, lợi dụng các diễn đàn, tung ra nhiều chiêu trò nham hiểm để phản bác Đảng và Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền. Tuy vậy, không phải đến bây giờ những ai quan tâm tới tình hình đất nước mới thấy rõ bộ mặt thật của những nhà “dân chủ, nhân quyền” và thực chất những chiêu trò mà họ đưa ra. Trong nhiều năm qua, những kẻ như Nguyễn Đình Thắng, Cao Quang Ánh, Võ Văn Ái,… đã không ít lần tự xưng là “yêu nước”, “thương dân”, là “đại diện của nhân dân đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” của đất nước, nhưng chính họ lại là những kẻ cực đoan nhất trong số các phần tử chống cộng, luôn có những lời lẽ bôi nhọ, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam, ngăn trở công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Họ là những kẻ đi đầu trong việc vận động các thế lực và cá nhân có ảnh hưởng ngăn cản Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); phản đối Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ và tham gia Hiệp định Mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện nay. Trên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Nguyễn Đình Thắng đã không úp mở: “Hiện nay chúng tôi đang vận động Hạ và Thượng viện (Mỹ) đặt điều kiện chỉ cho Việt Nam vào Hiệp định Mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương khi Việt Nam chứng tỏ cải thiện nhân quyền cụ thể, bằng không sẽ loại trừ ra khỏi TPP”. Những nhà “dân chủ, nhân quyền” như thế còn là tác giả của các “thỉnh nguyện thư’, “điều trần”, “hội thảo”,… về dân chủ, nhân quyền để mong tìm ra được các “rào cản”, “định chế” trừng phạt Nhà nước Việt Nam. Gần đây, những thế lực chống đối Việt Nam về dân chủ, nhân quyền đã đưa ra nhiều chiêu trò mới, như: kích động tổ chức đấu tranh đòi chủ quyền biển, đảo; lập ra cái gọi là “Diễn đàn Xã hội dân sự”; cổ súy những kẻ chống đối cực đoan thành những thần tượng đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền,… Thực chất của những chiêu trò đó, chỉ là sự kích động nhằm tạo ra sự đối lập giữa quần chúng nhân dân với chính quyền, gây mất ổn định chính trị, xã hội để dễ bề lợi dụng phục vụ cho những mưu toan xấu, v.v.

Việc chăm lo QCN ở Việt Nam đã có sự phát triển, tiến bộ tích cực, đáng ghi nhận. Tuy nhiên, những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện trọng trách này vẫn đang đặt ra những thách thức nặng nề đối với ý chí và nguyện vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Việc Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội (khóa XIII) nước ta thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (năm 2013) là một sự kiện trọng đại, đồng thời là một yếu tố nền tảng cho công cuộc đổi mới, phát triển đất nước nói chung, cho sự nghiệp chăm lo đảm bảo QCN nói riêng trong thời gian tới. Mọi sự định kiến, áp đặt về vấn đề này phải bị lên án, bác bỏ.

THƯỜNG VŨ

TƯỞNG NIỆM

Bài gốc bên nhà Tư Mã Thiên: Tưởng Niệm


Như đã nói ở bài viết trước về đề tài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược. Bài viết này, Tư Mã Thiên sẽ nói về các hoạt động “tưởng niệm” của một số vị là nhân sĩ, trí thức trong thời gian gần đây.

Lịch sử Việt Nam chủ yếu là đánh nhau với Trung Quốc, cuộc chiến gần nhất là 17/2/1979, sau đó có đánh lai rai trên đất liền lẫn trên biển. Là cuộc chiến mới lại có nhiều yếu tố “nhạy cảm”, có cả những xử lý chưa tốt của cả 02 bên nên dẫn đến nhiều nghi hoặc, bất bình từ nhiều người. Do đó, một số người thì hiểu sai, một số người thì do ngu dốt hoặc cố tình xuyên tạc về cuộc chiến này. Thời gian gần đây nhờ Biển Đông êm ắng (cũng chỉ là nhất thời mà thôi, TQ im thì biển êm, TQ quậy thì lại dậy sóng) nên các vị nhân sĩ, trí thức cũng ít việc để làm. Cuộc chiến 1979 là cơ hội tốt để tiếp tục thể hiện “kịch bản yêu nước” của những vị này. Ai cũng có thể thấy hoạt động tưởng niệm của các vị này chỉ tập trung vào 03 chữ là “Trung Quốc, Trung Quốc và Trung Quốc”. Mối quan trực tiếp của họ là TQ, nếu có kỷ niệm ngày 30/4 thì họ cũng không hô “đả đảo Mỹ” đâu, đến cả cuộc chiến biên giới Tây Nam do TQ xúi giục, giúp đỡ Khơ me đỏ thì các vị cũng có thèm tưởng niệm đâu. Có thể sau này khi khai thác hết cuộc chiến phía Bắc họ sẽ quay sang cuộc chiến Tây Nam.

Hoạt động tưởng niệm của các vị này có các đặc trưng: đeo băng quanh đầu để thể hiện dũng khí, chụp hình tập thể với những gương mặt bừng bừng sát khí, hô khẩu hiệu đả đảo TQ và sau đó là truyền thông, xem như chỉ có ta là yêu nước còn Nhà nước thì không chịu làm gì. Nhà nước làm nhiều, chăm lo nhiều cho các anh hùng liệt sĩ nhưng các vị lờ đi. Ví dụ như lễ kỷ niệm ngày truyền thống bộ đội Trường Sa và tưởng niệm 64 chiến sĩ hi sinh bảo vệ quần đảo Trường Sa (14-3-1988 – 14-3-2014) ngày 24-2 tại TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) do Ban liên lạc bộ đội Trường Sa tỉnh Khánh Hòa tổ chức; hoặc làm tượng đài Gạc Ma… Mấy vị nhân sĩ, trí thức này mà chịu hô hào, kêu gọi mọi người góp tiền và trực tiếp góp tiền để làm tượng đài thì tốt biết mấy.

Tưởng niệm anh hùng liệt sỹ mà hô đả đảo Trung Quốc để làm gì ? Sự thật thì họ tưởng niệm thì ít, kích động chống Trung Quốc thì nhiều và che giấu âm mưu thâm hiểm khiến người dân hiểu là chính quyền yếu kém, làm “nô lệ” cho TQ.

Cũng liên quan đến cuộc chiến phía Bắc, không hiểu sao báo chí trong nước cũng lại đồng loạt ăn theo nhân sĩ, trí thức đưa bài viết vào ngày 17/2. Như một số blogger đã nói từ năm trước là phải tổ chức kỷ niệm vào ngày 18/3 mới đúng. Thay vì kỷ niệm vàongày chiến thắng thì lại kỷ niệm vào ngày bị đánh. Do đó, Tư Mã Thiên đợi đến gần ngày 18/3 để nhắc lại việc này và kêu gọi các blogger hãy đưa avatar, bài viết ca ngợi các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến biên giới phía Bắc vào ngày 18/3 sắp tới; chúng ta không cần phải tụ tập để khoe lòng yêu nước, mỗi cá nhân hoàn toàn có thể thể hiện tình cảm của mình bằng nhiều cách thức khác nhau. Tưởng niệm anh hùng liệt sĩ là điều tốt nhưng tưởng niệm với tâm thế như của các vị nhân sĩ, trí thức thì tuyệt đối không nên làm.

TỔNG QUAN VỀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Lời dẫn: Lướt qua nhiều trang mạng mấy ngày qua, thấy nhiều vị zân trủ phát biểu rất hăng về "tình yêu Trường Sa" nhưng lại khá mù mờ về kiến thức biển đảo. Google.tienlang khai sáng cho các anh/chị này chút qua lời giới thiệu Tổng quan về quần đảo Trường Sa của nhà báo Đình Quân- người mà chúng tôi cho rằng có sự am hiểu về Trường Sa nhất trong số các nhà báo VN hiện nay.

*****



*************

Quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) bao gồm hơn 100 đảo san hô (island), cồn cát san hô (cay), bãi đá san hô (shoal) và rạn san hô (reef) ở giữa biển Đông, từ vĩ độ 6012' Bắc đến vĩ độ 12000' Bắc và từ kinh độ 111030' Đông đến 117030' Đông, trên diện tích khoảng 160.000 km² - 180.000 km². Khoảng cách từ quần đảo Trường Sa đến Cam Ranh khoảng 245 hải lý, đến Vũng Tàu khoảng 295 hải lý, đến vùng biển Malaysia khoảng 250 hải lý, đến vùng biển Bruney khoảng 320 hải lý, đến vùng biển Philippines khoảng 210 hải lý, đến đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 600 hải lý, đến đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 900 hải lý. 

Bản đồ khu vực quần đảo Trường Sa 

Các đảo nổi của quần đảo Trường Sa tương đối bằng phẳng và thấp, tổng diện tích khoảng 5 km2. Các bãi san hô thường trũng ở giữa tạo thành các hồ, sâu từ 5m đến 40m, nước trong hồ khá tĩnh lặng do không bị tác động trực tiếp của sóng và dòng chảy bên ngoài. Bên ngoài thềm san hô, đáy biển có độ dốc lớn, có nơi sâu hơn 3.000 m. 

Chiến sĩ Trường Sa, những năm 1980 – ảnh tư liệu 

Mùa khô ở quần đảo Trường Sa từ tháng 2 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau, lượng mưa hàng năm từ 1.800 đến 2.500 mm. Hàng năm, có khoảng 130 ngày có gió mạnh từ cấp 6 trở lên, chủ yếu từ tháng 11 đến tháng 1, 2 năm sau. Vùng biển Trường Sa nhiều giông, tố, tháng nào cũng có, từ tháng 1 đến tháng 3 số ngày có giông ít hơn. 


Tàu của ngư dân Quảng Ngãi bên đảo Song Tử Tây – ảnh Nguyễn Đình Quân 

Theo cấu trúc địa chất, thủy văn và khoảng cách giữa các đảo, Việt Nam chia quần đảo Trường Sa thành tám cụm. 

Cụm Song Tử ở phần Tây Bắc của quần đảo Trường Sa, gồm đảo Song Tử Đông, đảo Song Tử Tây, hợp cùng các rạn đá san hô như đá Nam, đá Bắc… tạo nên một rạn san hô dạng vòng lớn là North Danger Reef.
Ảnh vệ tinh cụm đảo Song Tử

Cụm Thị Tứ ở phía nam của cụm Song Tử, có một đảo san hô là Thị Tứ và các rạn san hô như đá Hoài Ân, đá Vĩnh Hảo, đá Xu Bi... Cụm Loại Ta ở phía nam của cụm Thị Tứ, có hai đảo lớn là Loại Ta và Bến Lạc. 

Điểm B, đảo Đá Lớn – ảnh Nguyễn Đình Quân 

Cụm Nam Yết ở phía nam cụm Loại Ta, gồm các đảo nổi như đảo Ba Bình (lớn nhất quần đảo), đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca, một số bãi san hô hợp thành rạn san hô dạng vòng Tizard Bank, đảo Đá Lớn…

Ảnh vệ tinh cụm đảo Nam Yết 

Cụm Sinh Tồn ở phía nam cụm Nam Yết, gồm đảo Sinh Tồn, đảo Sinh Tồn Đông và nhiều rạn san hô như đá Cô Lin, đá Gạc Ma, đá Len Đao, đá Ba Đầu…, hợp thành rạn san hô Union Bank.

Ảnh vệ tinh cụm đảo Sinh Tồn

Cụm Trường Sa ở phía nam của cụm Sinh Tồn, nằm ngang từ Tây sang Đông giữa hai vĩ tuyến 80 Bắc và 90 Bắc. Cụm này chỉ có một đảo san hô là đảo Trường Sa, còn lại là các rạn san hô như Đá Tây, đá Tiên Nữ, đảo Phan Vinh, đảo Trườngsa Đông... 

Toàn cảnh đảo Trường Sa – ảnh Nguyễn Đình Quân 

Cụm Thám Hiểm (cụm An Bang) ở phần phía nam của quần đảo Trường Sa, có các bãi Sác Lốt, đá Công Đo, cồn cát An Bang… 

Khu dân cư đảo Sinh Tồn – ảnh Nguyễn Đình Quân 

Cụm Bình Nguyên ở phần phía đông của quần đảo Trường Sa, trong đó có đảo Vĩnh Viễn và đảo Bình Nguyên. 

Ông Hồ Ngọc Nhường, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Khánh (cũ) và lãnh đạo Quân chủng Hải quân tham gia bầu cử HĐND huyện Trường Sa khóa I tại đảo Nam Yết, tháng 4/1983 - ảnh tư liệu

Lễ thành lập UBND huyện Trường Sa, năm 1983 - ảnh tư liệu

Hiện nay, quần đảo Trường Sa thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Hải quân Việt Nam đang đóng giữ 21 đảo và bãi san hô ở quần đảo Trường Sa, gồm 9 đảo san hô và cồn cát san hô (gọi chung là đảo nổi), 12 bãi đá san hô và rạn san hô (gọi chung là đảo chìm), với 33 điểm đóng quân. 

Chiến sĩ Trường Sa, những năm 1990 - ảnh tư liệu

Trước giờ từ Cam Ranh ra Trường Sa làm nhiệm vụ, tháng 12/2008 - ảnh Nguyễn Đình Quân 

Theo tài liệu của Ủy ban Biên giới quốc gia Việt Nam, Trung Quốc đang chiếm đóng 7 bãi san hô tại quần đảo Trường Sa, Đài Loan (Trung Quốc) chiếm đóng đảo lớn nhất trong quần đảo là đảo Ba Bình, Philippines đang chiếm đóng 9 đảo, bãi, Malaysia đang chiếm đóng 5 đảo, bãi trong quần đảo, Bruney có yêu sách chủ quyền với một phần vùng biển quần đảo Trường Sa.

Đảo Sinh Tồn Đông – ảnh Nguyễn Đình Quân 

Nguồn: googleTienlangNguyễn Đình Quân