Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

TÀU NGẦM TP HỒ CHÍ MINH CẬP CẢNG CAM RANH

Vào lúc 15 giờ ngày 22-3, tại căn cứ tàu ngầm, Quân cảng Cam Ranh, tàu ngầm lớp kilo Thành phố Hồ Chí Minh đã được các tàu hải quân hộ tống cập cảng an toàn, công việc lai kéo diễn ra tốt đẹp, đúng kế hoạch.

Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh, Phó Tư lệnh Hải quân cùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Hải quân và Lữ đoàn Tàu ngầm 189 Hải quân trực tiếp chỉ đạo việc lai kéo tàu vào cảng. Trong một vài ngày tới, tàu ngầm Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục làm công tác chuẩn bị, kiểm tra tình trạng kỹ thuật để tiến hành ký kết bàn giao.

Như vậy, 2 chiếc tàu ngầm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã có mặt tại căn cứ tàu ngầm, Quân cảng Cam Ranh. Các cán bộ, thủy thủ trên tàu đã sẵn sàng cho nhiệm vụ huấn luyện làm chủ mỗi con tàu, đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

HÀ HƯNG - YẾN NGỌC

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

VỤ CHÁNH TÍN: CHÚ ĐANG ĐỊNH ĂN VẠ ĐÓ SAO?

Thư của khán giả gửi tới NSƯT Chánh Tín: "Chú đang định ăn vạ đó sao?"

Con định bụng sẽ không nói chuyện này, thiên hạ kẻ xót thương người bức xúc quá nhiều rồi, nhưng chiều nay đọc một tờ báo uy tín, lại nghe chú nói "ngân hàng mà tịch thu nhà chắc chỉ có ra trước cổng mà nằm", con không chịu được.

Chú đang định ăn vạ đó sao?

Thưa chú, cuộc đời và nghiệp dĩ đã cho chú quá nhiều, khán giả cũng đã cho chú quá nhiều để có chỗ đứng, có tài sản. Việc chú đánh mất nó đâu phải lỗi của họ đâu chú?

Chú nói chú đang sống như ăn mày. Không phải vậy đâu, ăn mày là phải ngửa tay đến trước mặt từng người kìa. Chú đâu có xin xỏ ai đâu mà biểu ăn mày. Chú chỉ ăn mày... dĩ vãng, cái dĩ vãng sáng chói của chính mình.

Nói thiệt, con thấy chú càng nói càng kỳ. Phải chi chú bệnh nặng không tiền chữa, con tin anh chị em nghệ sĩ và khán giả sẵn sàng cùng nhau dang tay làm một chương trình thiện nguyện gì đó (như đã từng làm nhiều lần) để gom góp dăm ba trăm triệu chia sẻ với chú. Đằng này chú nói mình mỗi ngày còn có thể đánh bao cát mà. Vậy điều chú mong muốn ở đây là giữ lại cái nhà? Con biết nhà chú. Trời ơi, nó là nỗi thèm thuồng của 99 phần trăm người Saigon này đó chú. Bây giờ nó xuống giá rồi. Nhưng xuống rồi là còn bao nhiêu? _Hơn 10 tỉ. Con biết, mất đi khối tài sản tích góp cả đời, ai cũng hoảng, cũng quẫn nhưng con mong chú tỉnh táo để thấy rằng đó là một số tiền lớn, lớn lắm chú ơi. Xây được 300 ngôi nhà mơ ước đó chú.

Chú có biết, ngay cả trong thời khắc đen tối nhất của mình, chú vẫn còn sáng sủa hơn hàng chục triệu người trên cái đất nước này? Rất nhiều doanh nhân thua lỗ hàng trăm hàng ngàn tỉ đến nỗi phải vào tù, phải tự tử, phải vô trại tâm thần, phải ra đường chạy xe ôm nhưng họ có kêu than đâu? Vì sao? _Vì khi bước chân vào thương trường, họ phải trang bị cho mình kỹ năng chấp nhận, nôm na là "có sức chơi, có sức chịu". Rất nhiều người, ở gần nhà con thôi nè, lao động nặng nhọc nhưng mỗi trưa chỉ dám ăn cơm trắng với nước tương. Rất nhiều đứa trẻ và cô giáo phải đến trường bằng cách nhắm mắt nín thở chui vô bọc nilon.

Và rất nhiều người vì lo cho con vào đại học, nợ ngân hàng bảy tám triệu cả chục năm không trả nổi. Họ không có nổi cục đất chọi chim, không có gì để bán, ngân hàng chẳng có gì để nắm vào mà phát mãi. Nhưng họ biết kêu ai? Chú thì khác, chú có nợ nần gì đâu? Giao cái nhà cho ngân hàng, sòng phẳng ngay. Chú đi thuê căn nhà nhỏ mỗi tháng vài triệu chờ ngày sang Canada đoàn tụ với con trai mình cũng được mà? Chú nói xong việc này chú sẽ làm điều đó. "Xong việc này" là trả xong nợ ngân hàng? Mang cái nhà ra trả, việc này sẽ xong ngay, và chú sẽ sang đó. Vậy, việc giữ lại cái nhà có quá cần thiết đến độ này không chú?


Chú biết không, từ bà nội đến ba và các cô chú con, ai cũng ngưỡng mộ tài năng, nét đẹp và những vai diễn của chú. Con thì thích giọng hát chú từ nhỏ nhưng hình ảnh chú đã sụp đổ, hoàn toàn sụp đổ trong lòng con từ cái đêm con được gặp chú, thấy cách chú hành xử với những người xung quanh.

Chú ơi, con thấy vầy nè, khi chú trên đỉnh cao, chú trịch thượng với cuộc đời, với nhiều người, chú chẳng sẻ chia với ai chút nào; khi chú xuống vực sâu, chú thống thiết vậy là không công bằng. Chú có để ý rằng những người đang kêu gọi giúp đỡ chú là những người ít thân thiết và chẳng biết nhiều về chú không? Và chú nên đặt câu hỏi "vì sao?".

Chú lớn tuổi hơn ba con nữa, nên con đâu dám ăn gan Trời mà khuyên can gì chú nhưng nếu là con, con sẽ tỉnh táo nhận ra rằng trông đợi người khác giúp mình 10 tỉ để mua (lại) cái nhà là điều hoang đường. Con cũng sẽ không nói thêm gì nữa, bởi càng nói càng kỳ. (Mà tỉ như có may mắn được ủng hộ đủ để giữ cái nhà, con cũng sẽ khó mà thanh thản khi lắm lúc nghĩ tới cô sinh viên nào đó đã phải nhịn ăn sáng một tuần để góp vào cái nhà cao này 100 ngàn; khi bước ra khỏi cái cửa rộng là chứng kiến ngay nhiều phận đời bươm rách). Và con sẽ học về lẽ vô thường.

Chúc chú chân cứng đá mềm.

Một khán giả quèn.

Nguồn: PhuocBeo/Theo: Chris Le

CAFÉ NHÂN QUYỀN - TỘI NGHIỆP NHÂN SĨ QUANG A, CHU HẢO

Xem video quay về cuộc hội thảo “Công dân bị cấm xuất cảnh vì lý do an ninh nhìn từ quan điểm quốc tế” của nhóm MLBVN do bạn Mẹ Nấm Gấu dẫn chương trình, không thể không có vài lời bình.


1. Trước hết là hai nhơn sỹ chấy thức Nguyễn Quang A, Chu Hảo.

Ông NGuyễn Quang A ngồi vị trí sát bục diễn thuyết để yểm trợ các MC của MLBVN

Nguyễn Quang A, Chu Hảo nhân danh đại diện Diễn đàn XHDS ủng hộ các bạn trẻ, nhưng kỳ thực ông Quang A nói gần như nhiều nhất, liên tục đỡ lời cho dẫn chương trình - người đẹp Mẹ Nấm Gấu khi cô gái này dù cố gắng diễn đạt, dịch ngược dịch xuôi, nhưng không hết được ý người nói. Có vẻ như ông là cứu cánh duy nhất thể hiện được chủ đề của buổi diễn thuyết “rờ rờ” được một tí về chủ đề pháp luật liên quan đến “Quyền tự do đi lại”. Nếu không có ông ta, chắc chắn chủ đề diễn thuyết hôm nay, ngoài nội dung tố cáo, chửi bới chính quyền vô bổ, sẽ chẳng có tí tẹo “pháp luật” nào. Có vẻ như ông ta mới là người chủ xướng ra buổi hôm nay, đến nỗi người dẫn chương trình khi nói về đại diện DDXHDS chỉ “nhớ” đến Quang A mà quên tiệt luôn Chu Hảo chình ình ở vị thế nổi bật, đối diện ông Quang A. Chừng đó là biết, ông Quang A còn vất vả lắm mới vực được “phong trào dân chủ” Việt khi giới hạn, trình độ về pháp luật, kiến thức về chính trị, đẳng cấp về ngoại giao của họ còn ở mức “nông dân” (Mình ngoại trừ nhân vật Mẹ Nấm Gấu, có vẻ như trong đám ô hợp zân chủ trong nước, cô đang nổi trội hơn cả, đồng bọn của cô quá tệ, có dũa thêm mươi năm nữa chưa theo nổi để “hậu bị” cho cô đâu).

Ông Chu Hảo thì thật đáng xấu hổ nhất. Khi được giới thiệu, và mời trình bày về lý do có mặt tại đây, thì ông ta chỉ quan tâm đến độc vấn đề có đại diện công an ở đây không? Rồi ông chuồn chuồn từ thuở nào, không có bất cứ một câu nói nào mặc dù buổi thảo luận diễn ra có hơn một giờ đồng hồ. Chứng tỏ, buổi thảo luận này ông ta cần phải hiện diện cho tương xứng với các quan khách kia, tạo hình ảnh cho đám MLBVN, nhưng cũng không đủ kiên nhẫn để “nghe” cho hết buổi.

2. Lại vẫn viện đến bà con “dân oan” chuyên nghiệp

Tiền hậu ủng cho hai ông nhơn sĩ trí thức bên trong và hội thảo có vẻ “trí thức” là cả chục bà con khiếu kiện quen thuộc, hô hào gây rối, thị uy, yểm trợ bên ngoài quán café, gây náo loạn cả khu phố. Số bà con khiếu kiện này khiến người dân khu phố vô cùng bức xúc, lên án họ chiếm dụng vỉa hè liên bị mấy bà nhảy chồm chồm lên, ba hoa về “quyền con người”, “nhân quyền” như một thứ vú khí thượng thặng mà không định hình được công dụng, cách dùng, cách để diễn đạt nó cho ăn khớp với ngôn từ chợ búa.

3. Những đại diện khác tham gia

Độc có một anh là đại diện Phong trào Con đường Việt Nam, lên có vài lời “tâm tư” bộc lộ qua bài duyệt sẵn trên màn hình điện thoại. Tội nghiệp anh này, có vài cầu nói mà mắt cứ dán vào màn hình, chắc sợ đọc sai lời trước quan khách VIP.

Tội nghiệp nhất là, MLBVN ở Hà Nội trong danh sách ký tên cũng không phải là ít, cũng từng rầm rộ đi trình “Tuyên bố 258” cho các ĐSQ, tổ chức quốc tế, từng tổ chức sự kiện nhân quyền, mà nay tịnh chẳng có bóng dáng nào (ngoài cô Hư Vô) tham gia một sự kiện đáng lý rất quan trọng, ghi điểm đối với hội nhóm mình. Người thì phải “điều” từ trong Nam ra tổ chức, cả mấy chục mống ở Hà Nội tiệt không có ai. Điều đó chứng tỏ, thực lực MLBVN chỉ nằm ở một vài nhân vật có tài viết lách như Mẹ Nấm Gấu hay đám Đoan Trang - Trịnh Hội với tài chính hùng hậu ở hải ngoại, lực lượng thật sự trong nước bằng con số O tròn trĩnh.

Chung quy có vẻ như MLBVN tổ chức ra buổi thảo luận nghe tên cho có vẻ đấu tranh nhân quyền “Công dân bị cấm xuất cảnh vì lý do an ninh nhìn từ quan điểm quốc tế”, nhưng thực chất là chỉ cần mấy ông trí đến trang điểm, mấy ông nước ngoài đến để thị uy rằng “chúng tôi ủng hộ các bạn đấu với nhà cầm quyền Việt Nam đấy”, khoe diễn lực lượng zân chủ trong nước có vẻ “chuyên nghiệp”, có trí não chứ không chỉ dùng tay chân, mồm miệng. Nhưng chất lượng và trình độ xem ra còn cần thêm vài chục năm rèn rũa nữa mới ra được đúng “chất” của chủ đề thảo luận.

(sẽ còn biên tiếp trong quá trình xem kỹ video do các em trong Hội đi về ghi lại)
Võ Khánh Linh
- Tường thuật của bác Thắng Còng: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1509388302621061&id=246135305542588
- Tường thuật của em Phích Nước Nóng: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=289124344577017&id=246135305542588

Nguồn: Võ Khánh Linh

ĐEN và TRẮNG

Có một bữa, Củ Hành phụ một anh tài xế đi bốc xếp hàng. Trên xe, anh ta có ca thán đủ sự về chuyện CSGT ăn chặn tiền, đòi hối lộ trên đường. Rồi anh ta dùng đủ “mỹ từ : cua, rùa, rắn, ốc” để chửi bới CSGT. Tôi hỏi:

- Tại sao anh không lấy biên lai phạt rồi lên nhận quyết định nộp phạt trên kho bạc?

- Trời, làm gì có thời gian đâu anh

, thêm nữa, bị phạt mắc lắm, rồi mất thời gian, công sức đi lại, rồi bị giam bằng làm sao chạy xe lấy tiền mà nuôi vợ nuôi con được.

- Anh lái xe chạy ẩu, chở hàng quá tải, vi phạm giao thông. Theo quy định thì anh phải xử phạt hành chính. Nhưng anh không thực hiện quy định của nhà nước mà anh không muốn bị mất tiền, anh không muốn phiền phức nên anh hối lộ CSGT. Họ “ăn tiền” của anh tức là giúp anh tránh những phiền phức, tiết kiệm cho anh rồi còn gì? Đúng ra anh phải cám ơn họ mới đúng chứ.

- Cám ơn gì anh ơi, giờ chúng nó cứ vẫy đấy, cho dù cũng có lỗi hay không vẫn phải chi tiền.

- Anh nói không đúng, nếu như các anh không hối lộ, tất cả các anh cứ mạnh dạn nhận biên bản vi phạm, các anh cứ lên nộp phạt thì có CSGT nào mở miệng vòi tiền các anh không? Các anh chỉ nghĩ rằng các anh là cá nhân, một hành vi nhỏ thì sẽ không ảnh hưởng đến xã hội. Nhưng các anh không nghĩ rằng xung quanh các anh hàng vạn, hàng triệu người cũng nghĩ, cũng làm như mình. Các anh tạo điều kiện cho tiêu cực phát triển, để rồi bây giờ các anh lại ca thán. Lỗi này của ai, của các anh chứ không phải bộ máy chính quyền.
-……
- Để tôi nói anh tiếp, đơn giản hơn như cái sân nhà anh thôi, được tráng xi măng sạch sẽ. Nếu hằng ngày anh quét dọn nó thì nó luôn sạch sẽ. Nhưng các anh không quét dọn, nước đọng lại các anh cũng để đấy, rồi lâu ngày nấm mốc mọc lên, loăng quăng, muỗi nhiều. Các anh ca thán, nhưng thực chất là hậu quả do cái lười của các anh chứ của ai. Anh muốn trách thì anh hãy nhìn lại chính hành vi của mình. Mình tốt, người xung quanh tốt cả, chấp hành cả thì lấy lý do gì để CSGT vòi vĩnh các anh. Các anh không hiểu luật, không chấp hành luật, trốn tránh trách nhiệm của mình thì các anh phải chịu hậu quả, đừng đổ lỗi cho cái bộ máy, chính quyền này. Bao giờ các anh làm tốt, chấp hành tốt thì hãy nói, còn không làm được thì tốt nhất lặng yên.

Vậy đấy, tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Trước khi mình phê phán bất cứ một điều gì đó hãy xem lại chính bản thân của mình rồi hãy chê trách người ta. Sẽ có người cho rằng mình không làm nhưng người khác cũng làm và mình sẽ bị ảnh hưởng. Điều đó là đúng, nhưng chỉ cần mình không làm, tạo cho mình thói quen thường xuyên thực thi tốt pháp luật thì những người xung quanh sẽ dần thay đổi. Trong đời sống hằng ngày, ranh giới giữa ĐEN và TRẮNG, giữa ĐÚNG và SAI, đôi khi mập mờ, không được phân định rõ. Nhưng phải luôn xác định rằng đừng chờ đợi ai phải hành động trước mình, đừng có mong chờ một TẤM GƯƠNG cho mình học tập. Tại sao mình không chấp hành trước, tại sao mình không làm gương từ những việc nhỏ nhất? Một xã hội tốt là một xã hội có kỷ cương, ở đó, người dân thực sự hiểu biết, tuân thủ pháp luật chứ không phải là một xã hội mà ở đó chỉ luôn đòi hỏi quyền lợi của mình mà lại trốn tránh trách nhiệm trước xã hội.

Sẽ có người cho rằng câu chuyện trên đây là một ví dụ nhỏ trong cuộc sống và còn rất nhiều chuyện khác để cần nói đến như chuyện “hành là chính”, “tham nhũng” trong bộ máy chính quyền hiện nay. Nhưng những vấn đề như vậy ở đâu ra? Một nhân viên tiếp dân một ngày phải tiếp bao nhiêu người dân với đủ thăng bậc cảm xúc, phải hướng dẫn cho người dân bao nhiêu lần về vấn đề giấy tờ thì thử hỏi người đó có thể luôn luôn kiềm chế nổi mình hay không? Thậm chí, có người nhắc đi nhắc lại đến 5, 7 lần vẫn không nhớ mình phải cần những thứ gì, vẫn phải hỏi đi hỏi lại. Đã có ai đặt vào hoàn cảnh của những người làm công chức nhà nước để hiểu được những gì đang xảy ra với họ hay chưa? Hay chỉ thấy mình là quan trọng, công việc của mình là cần thiết? Hay những người cán bộ kia chỉ là một đám lằng nhằng, rắc rối, cáu gắt?

Cứ đồng ý rằng tham nhũng “theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Theo Từ điển Tiếng Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của. Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng (năm 1969) định nghĩa tham nhũng trong một phạm vi hẹp, đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng...” là hành vi chỉ xảy ra trong khối nhà nước. Vậy một anh làm một chức vụ ở một công ty tư nhân có những hành vi lợi dụng quyền được giao của mình để trục lợi hay không? Nếu có, thì mở rộng ra nếu đặt anh ta vào vị trí cán bộ của Nhà nước thì anh ta có vụ lợi hay không? Câu trả lời này chắc chắn là “CÓ” luôn. Lòng tham con người vốn là vô đáy, vậy thì tại sao không đặt mình vào trường hợp đó mà hỏi “Mình CÓ tham nhũng hay KHÔNG?”. Quay ngược trở lại với câu chuyện ban đầu, từ người dân làm việc nhỏ, trái luật dẫn đến người cán bộ họ vòi vĩnh, nhũng nhiễu, càng lên chức cao thì càng họ càng vụ lợi nhiều hơn, to bóp bé, bé bóp nhỏ, nhỏ bóp nhỏ hơn và đến cái không thể bóp được nữa thì phải chịu. Phải tự trách mình bởi chính bản thân mình và bao người trong xã hội đã phần nào gây ra tình trạng hiện nay. Một chính quyền, chứ mười chính quyền cũng không đủ sức để đẩy lùi hết tệ nạn. Muốn tốt thì bản thân mình và những người khác phải biết “ĐÚNG, SAI” “ĐEN, TRẮNG”. Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta phải biết hi sinh một chút lợi ích cá nhân của mình để thay đổi cuộc sống tốt đẹp hơn. Vậy thôi.

Cá nhân chúng ta hay chê trách người khác và nhận phần tốt về mình, ít khi nào chúng ta suy nghĩ về ranh giới mỏng manh giữa “ĐEN và TRẮNG”. Ranh giới ấy chỉ là một sợi dây vô hình và được ràng buộc bởi pháp luật. Suy nghĩ “Được làm tất cả những gì pháp luật không cấm” là một suy nghĩ hết sức sai lầm. Nên nhớ rằng có những điều mà Pháp luật chỉ “CHƯA CẤM” chứ không phải là “KHÔNG CẤM”. Mọi vấn đề của cuộc sống không quá phức tạp như chúng ta tưởng, cái ranh giới ấy nó không mỏng manh, vô hình như chúng ta đang nghĩ mà nó ràng buộc bởi pháp luật. Chỉ cần dừng lại và suy ngẫm một chút là nhận ra ngay điều gì ta nên và không nên làm. Thiện hay ác ở trong chính lòng ta chứ không phải ở xã hội bên ngoài. Đừng nghĩ rằng việc tốt ta làm lạc lõng với xã hội mà hãy nghĩ rằng, khi ta làm việc tốt thì sẽ có người nhìn thấy, sẽ có người làm theo và dần nhiều người, rồi cả xã hội sẽ làm theo. Sự lan toả, cho dù âm thầm, nhỏ bé nhưng dần dần sẽ lớn hơn, giống như một vòng tròn đồng tâm hướng ra ngoài mà chúng ta tạo ra.

Một xã hội, muốn có tự do, công bằng thì xã hội đó phải đặt trong sự kiềm toả của Pháp luật. Không có những giá trị tự do “tuyệt đối”, nhân quyền “tuyệt đối” như những kẻ đang mang danh “đấu tranh vì tự do dân chủ” đang rêu rao ngoài đường, ngoài phố. Không một quốc gia nào, xã hội nào chấp nhận những con người sống ngoài vòng pháp luật của họ. Ngay cả trong ngôi nhà của chính bạn, bạn vẫn phải có những quy định riêng biệt để cả gia đình và những người khách thực hiện, từ chỗ để giày dép, ăn uống đến ngủ nghỉ, thậm chí đi vệ sinh, tôn ti trật tự, cách đối nhân xử thế trong gia đình và ngoài xã hội chứ không phải muốn điều gì cũng được. Thậm chí những kẻ đang chống đối Đảng và Nhà nước cũng thừa hiểu rằng, cho dù chúng có lật đổ được thể chế này, chúng cũng phải tạo ra một nhà nước pháp quyền để kiểm soát, vẫn phải ban bố luật để điều khiển xã hội. Vậy là chúng đã mâu thuẫn với chính chúng.

Vậy, chúng ta nên chống đối hay chúng ta nên xây dựng một xã hội theo nhu cầu của chính chúng ta? Đấu tranh với chính bản thân mình để mình tốt hơn hay để xấu hơn là tuỳ bạn. Hãy tự ngẫm rằng xã hội này ĐEN hay TRẮNG một phần là do cá nhân mình. Bạn nhìn đời qua một cặp kính màu đen thì bạn sẽ không bao giờ thấy điểm sáng đẹp trong xã hội. Trong cuộc sống, bạn phải thực hiện trách nhiệm của mình thì bạn mới có được những quyền lợi của bạn, không thể đòi hỏi một chiều. Cá nhân bạn phải là người có những quan điểm của riêng mình chứ không phải lao theo vòng xoáy của những người xung quanh. Hãy luôn suy nghĩ cho mình một lối sống tích cực, tuân thủ pháp luật; luôn xây dựng cho mình phân biệt được giữa ĐEN và TRẮNG, ĐÚNG và SAI; hãy tự hỏi rằng, mình có muốn xã hội này tốt đẹp hay không? Nếu “CÓ” thì phải hành động, đừng chờ đợi bất kỳ một ai tạo dựng một cuộc sống cho mình.

BÙI MINH HẰNG LÀ LOẠI NGƯỜI GÌ?

Dư luận viên Khoai@

Anh bận đi công tác xa chốn khỉ ho cò gáy, ngõ hầu xây thêm được cái cầu bắc qua suối cho các cháu và thầy cô qua lại, không có điều kiện lên nét đọc thông tin. Ơn trời, nhờ xe về được thành phố lướt nét học hỏi văn minh. Ai ngờ, mới vào mạng đã thấy đám zân chủ lòi dom gào kêu thảm thiết đời biểu tình bờ hồ ủng hộ nái sề Bùi Hằng. Haiz! phen này mấy ông công an, mấy bác dư luận viên như Trần Nhật Quang lại mệt mỏi đây. Các cháu nhi đồng mẫu giáo lại mất chỗ chơi đây.

Các bạn có biết nái sề Bùi Hằng là con điếu nào không?

Cứ lên mạng khắc biết. Anh chỉ điểm lại những thông tin xác tín đã được đăng trên mạng với những cứ liệu xác đáng.

Bùi Thị Minh Hằng, còn gọi tắt là Bùi Hằng hay Hằng Bùi sinh năm 1964, ở thôn Liên Châu, xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc tỉnh. Hiện tại nái sề Bùi Hằng thường trú tại 106 Lê Hồng Phong, Phường 4, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 

Bùi Hằng đã từng có nhiều tiền án, tiền sự bởi hành vi vi phạm pháp luật. Vào năm 1993: Bùi Hằng có quan hệ bất chính với một người đàn ông đang có vợ con, vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng, và bị TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử phạt 9 tháng tù treo, 12 tháng thử thách. 

Ngày 29/11/1996, Bùi Hàng bị CA tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi tố vụ án Hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản. Thời gian bị bắt, thị tỏ ra thành khẩn, do đó ngày 19/3/1997 Bùi Hằng chỉ bị tòa xử phạt hành chính 400.000 đồng về hành vi cưỡng đoạt tài sản và được đình chỉ điều tra vụ án hình sự.

Năm 2011 thị đã 3 lần bị tạm giam vì hành vi gây rối trật tự công cộng núp bóng các hoạt động zân chủ. 

Ngày 2/8/2011 Bùi Hằng có mặt tại phiên tòa xét xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ. Tại đây, thì đã gào thét hỗn loạn, kích động một số người gây mất trật tự công cộng làm ảnh hưởng đến việc xét xử. Mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn cố tình vi phạm với thái độ hung hăng, mát xát cán bộ cơ quan công quyền. Các lực lượng làm nhiệm vụ đã buộc phải đưa Hằng về trụ sở CA quận Hoàn Kiếm, lập biên bản, ghi lời khai, ra quyết định xử phạt hành chính với hình thức cảnh cáo về hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng.

Ngày 18/8/2011, UBND TP Hà Nội đã có Thông báo về công tác đảm bảo an ninh trật tự, yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, tập trung đông người trái pháp luật trên địa bàn thành phố, nhưng ngày 21/8/2011, Bùi Thị Minh Hằng vẫn tiếp tục cùng một số người tụ tập quậy tưng gây mất trật tự công cộng tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ. Mặc dù, được lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo ANTT kiên trì tuyên truyền, giải thích, thuyết phục và vận động, nhưng Bùi Thị Minh Hằng cố tình vi phạm, buộc lực lượng công an phải cưỡng chế đưa về Đồn công an số 1 Mỹ Đình, sau đó chuyển tới công an quận Hoàn Kiếm lập hồ sơ, ra quyết định xử lý hành chính theo điều 7, Nghị định 73/CP.

Ngày 16/10/2011, Bùi Thị Minh Hằng cùng 17 người khác tụ tập trước cổng Đền Ngọc Sơn - Hoàn Kiếm, có hành vi phát tán khẩu hiệu gây mất trật tự công cộng. Lực lượng làm nhiệm vụ đã vận động họ dừng ngay các hành vi trên nhưng Hằng không chấp hành. Khi bị xử lý, Hằng đã la hét, lăn ra vỉa hè ăn vạ, chửi bới, lăng mạ lực lượng làm nhiệm vụ…

Vào cuối năm 2011, Bùi Hằng liên tục có những hành vi gây rối trật tự công cộng quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm. Sau mỗi lần vi phạm, Hằng đều được tuyên truyền, vận động, giáo dục nhiều lần. Tuy nhiên, thị vẫn ngoan cố thách thức chính quyền, bất chấp pháp luật, liên tục có hành vi gây rối trật tự công cộng. Ngày 27/10/2011, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm đã đề nghị Hội đồng tư vấn thành phố đưa Bùi Thị Minh Hằng đi cơ sở giáo dục, thời hạn 24 tháng. Ngày 1/11/2011, Hội đồng tư vấn thành phố đã có báo cáo đề nghị UBND TP Hà Nội ra Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với Bùi Thị Minh Hằng. Ngày 8/11/2011, UBND thành phố có Quyết định số 5225/QĐ-UBND về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thời hạn 24 tháng đối với Bùi Thị Minh Hằng.

Ngay sau đó không lâu, chính thị đã lập đàn cầu cho Trung Quốc sang đánh Việt Nam vào năm 2013.

Tham khảo: 
http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2012/08/cong-ong-mang-phan-no-truoc-ke-lap-cau.html

Cuối năm 2013, vẫn chứng nào tật ấy, Bùi Hằng lại cùng đám zân chủ 258 và đám "não Luyện" lại có hoạt động gây rối trật tự công cộng dưới danh nghĩa Ngày hội nhân quyền" tại công viên 23/9 ở TP HCM. Chưa đến lượt chính quyền ra tay, chị bán bún riêu cua đã rất bất bình với hành động khắm khú của Bùi Hằng nên đã hắt cả bát măm tôm vào thị. Sau vụ này, ngay lập tức thì cạo trọc đầu thể hiện quyết tâm trả thù.

Gần đây nhất, Bùi Hằng có xu hướng bị cánh zân chủ hải ngoại xa lánh, tên tuổi bị vùi dập và ngay cả TS Nguyễn Xuân Diện, người đã từng suy tôn Bùi Hằng là người đàn bà của năm cũng đã phải lên tiếng chỉ trích, thị quyết đinh nhân sự vụ Nguyễn Bắc Truyển để trở lại diễn đàn.

Theo thông tin từ Công an tỉnh Đồng Tháp, sáng ngày 11/22014, Bùi Thị Minh Hằng cùng 20 người khác đi trên 10 chiếc xe mô tô về huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp để “đấu tranh” với Công an huyện về trường hợp của “nhà zân trủ Nguyễn Bắc Truyền đã bị áp giải về trụ sở công an trước đó. Khi đi trên đường, đoàn mô tô xe máy này đi hàng đôi, hàng ba nên đã bị Tổ công tác CSGT đang tuần tra kiểm soát ra hiệu dừng lại để kiểm tra. Không những không chấp hành hiệu lệnh của người thi hành công vụ, Bùi Thị Minh Hằng cùng đoàn người này còn thóa mạ, tấn công tổ công tác làm ách tắc giao thông trong nhiều giờ. Công an huyện Lấp Vò đã ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố 3 bị can cầm đầu gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh. Nhóm bị can này bị khởi tố về 2 tội danh “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 và “Chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 Bộ luật Hình sự.

Xem video để biết sự thật:


Ngoài các hành vi vi phạm pháp luật, thì nái sề Bùi Hằng cũng là một ả giang hồ có tiếng ở Sơn Tây. Bài sau sẽ nói đến cách ứng xử của thị với chính mẹ đẻ và anh chị em trong gia đình để biết nái sề này là loại người gì.

Anh cá, sau khi đọc bài này, chỉ có đám du thủ du thực não lợn và đám thảo khấu chính trị mới có thể đi biểu tình ủng hộ Bùi Hằng.

Mà cán bạn cho anh hỏi: Bùi Thị Minh Hằng bị công an Lấp Vò bắt giữ thì sao lại biểu tình Bờ Hồ nhi? Liều đó có phải là kiếm cớ gây sự với chính quyền không?

AI CHO TÔI LÀM BÁO LƯƠNG THIỆN?

Dư luận viên Nguyễn Vạn Phú

(TBKTSG) - Lâu ngày không gặp, bỗng người bạn làm trong ngành báo chí buột miệng nói ngay khi chưa kịp hỏi han sức khỏe: “Ai cho tôi làm báo lương thiện đây?” rồi cười khan như thể tìm ra cách thể hiện đắc chí, đúng cái tâm tư của anh và nhiều người khác.

Nghe câu “cảm thán” này có lẽ ai trong nghề đều biết ý anh ấy muốn nói đến những áp lực làm cho các báo buộc phải chạy theo thị hiếu độc giả để tăng lượng người xem, được diễn đạt bằng các từ ngữ thông tục như “câu view”, “pageview” là vua... Đến nỗi muốn làm báo tử tế, đàng hoàng, không “lá cải” là rất khó trong thời buổi hiện nay.

Muốn làm báo tử tế, đàng hoàng, không “lá cải” là rất khó trong thời buổi hiện nay.

Lý do thì nhiều (và đã được phân tích ở các bài trước đó trên TBKTSG) nhưng trong bài này, tôi chỉ muốn nhắm tới một nguồn cơn duy nhất (mặc dù có thể không phải là nguồn cơn chính): đó là Google Adsense. Nhiều nhà báo nhận định chính Google Adsense đã đẩy báo chí trực tuyến trong nước vào cuộc đua tìm kiếm pageview và biện pháp chủ yếu thúc đẩy cuộc đua là sự “xì căng đan hóa” cách đưa tin, là xu hướng “lá cải hóa” đang tràn ngập và xu hướng dễ dãi dần của những tờ báo trước đây thuộc loại nghiêm túc. Đó cũng là tệ nạn sao chép bài viết của báo khác vì bản thân họ không đủ sức sản xuất nội dung có chất lượng.

Vì sao nên nỗi? Và có thật sự như thế không?

Báo ngày xưa khác báo ngày nay

Với báo in, chuyện mỗi báo nhắm vào một phân khúc độc giả là rất rõ. Ví dụ tờ Tuổi Trẻ có lúc có lượng phát hành lên đến nửa triệu bản mỗi ngày thì hút quảng cáo của các nhãn hàng tiêu dùng lớn như ti vi, bột giặt, kem đánh răng... Điều đó không làm nản lòng một tờ chuyên về kiến trúc, lượng phát hành chỉ bằng một góc nhưng vẫn sống khỏe nhờ thu hút quảng cáo của những nhà cung cấp vật liệu xây dựng chẳng hạn. Độc giả tờ này ít hơn nhiều nhưng sức mua lại cao hơn và khả năng mua hàng sau khi thấy quảng cáo là cao hơn. Nhà quảng cáo không bao giờ so sánh lượng phát hành giữa hai báo để luôn luôn chọn Tuổi Trẻ, bỏ qua tờ Kiến trúc.

Với báo điện tử chỉ hiện diện trên mạng thì ranh giới phân biệt này bị xóa nhòa. Một tờ báo chuyên về dầu khí cũng sẵn sàng nhảy vào đủ chuyện, thượng vàng hạ cám, cạnh tranh hút người xem của các tờ báo đại chúng. Vì sao? Tổ chức mạng lưới bán quảng cáo cho mọi doanh nghiệp quan tâm là rất tốn kém, nhắm tới phân khúc mà tờ báo mình phục vụ càng khó hơn nữa vì doanh thu quảng cáo không đủ bù đắp chi phí bỏ ra. Đa phần công ty quảng cáo hiện nay không đủ lực để giao dịch với hết mọi tờ báo trực tuyến và đưa ra chọn lựa tốt cho khách hàng.

Các bạn để ý mà xem, hầu như các báo điện tử không còn cạnh tranh bằng sự khác biệt, bằng điểm mạnh của mình nữa; tờ nào cũng chăm chăm chuyện giật gân để hút người đọc.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Tổng giám đốc T&A Ogilvy, cho rằng đứng trên quan điểm của nhà quảng cáo, thì ông chỉ quan tâm đến cái “conversion rate” của một mẩu quảng cáo, tức là nó biến một người đọc thành khách hàng của nó còn đăng ở một tờ báo lớn hay một blog dạy nấu ăn là không quan trọng.

Và sự xuất hiện của Google Adsense càng củng cố xu hướng này. Google Adsense chính thức vào Việt Nam từ tháng 5-2013, và cùng thời điểm đó Google Adwords cũng ra giao diện tiếng Việt. Google Adsense đã làm mưa làm gió, chiếm lĩnh hầu như toàn bộ thị trường quảng cáo trên các trang báo điện tử. Nói theo cách đơn giản hóa, bất kỳ ai muốn quảng cáo trên không gian mạng thì cách dễ nhất là nhờ Google đặt chỗ, xuất hiện ở những nơi thích hợp. Ngược lại, các tờ báo điện tử, vì không thể tổ chức bộ máy kinh doanh đến tận hàng ngàn doanh nghiệp cần quảng cáo nên bán chỗ cho Google. Vậy là Google đứng làm trung gian cho hai bên gặp nhau. Với bộ máy tinh vi khổng lồ, Google có thể dùng thông tin mình đã thu thập, cùng bộ máy kiếm tìm ngày càng thông minh, Google có thể tự động sắp xếp sao cho quảng cáo tư vấn về nhà đất xuất hiện trong bài báo nói về một hội nghị địa ốc, một quảng cáo công ty săn đầu người hiển thị trong bài viết về nhân sự của công ty. Cho đến nay không có hãng nào có đủ tiềm lực làm được việc đó như Google.

Các công ty quảng cáo nói gì

Bà Hoàng Thị Mai Hương, Tổng giám đốc Saatchi & Saatchi Việt Nam

Thật ra, một nhà quảng cáo chuyên nghiệp sẽ không chỉ chọn báo chí trực tuyến mà chỉ dựa vào số lượng pageview, thậm chí đây không nên, và không phải là tiêu chuẩn hàng đầu cho nhiều sản phẩm. Lý do đầu tiên là họ phải chọn trang báo nào mà chân dung độc giả phù hợp với đối tượng khách hàng của họ. Nhà quảng cáo sữa cho em bé sẽ không bao giờ muốn logo của mình nằm cạnh hình “bà Tưng” chẳng hạn. Họ sẽ vào webtretho thay vì vào “Ngôi sao”.Lý do thứ hai là nhiều “view” chưa hẳn đã dẫn tới nhiều người xem quảng cáo đăng trên trang đó. Nếu quảng cáo chỉ có tính thông cáo, dưới hình thức “popup” hay “banner”, đôi khi còn phản tác dụng vì người đọc cảm thấy bị quấy rối. Thử hỏi có bao nhiêu bạn nhấn vào các quảng cáo nằm bên phải trang Facebook của bạn? Bao nhiêu bạn khó chịu vì các trang bán hàng nhảy vào mời bạn “like”? Chưa nói là “view” và “click” đều có thể làm giả.

Từ bỏ báo giấy chuyển sang báo mạng, người đọc có quyền chọn lựa rất nhanh, nhảy từ trang này sang trang kia chỉ với một vài cú nhấp chuột, vì vậy yếu tố quyết định thành công của quảng cáo trực tuyến không phải là người ta có “nhìn thấy” mình không mà là người ta có “ở lại” với mình không, và cao hơn thế nữa, người ta có “giao tiếp” với mình không.

NHẬP NHÈM

Khoai@


Mấy tuần trước ông Tùng chủ tịch cần lao phát động "Lời kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa" để xây dựng đền tưởng niệm 64 chiến sĩ trong trận Gạc Ma (huyện đảo Trường Sa, thuộc tỉnh Khánh Hòa) và hỗ trợ cha, mẹ, vợ, con, thân nhân của những người lính đã hy sinh trong hai trận chiến Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988) đang gặp khó khăn trên báo Lao Động ngày 10/3/2014, ngay lập tức đã có những phản ứng, thậm chí rất quyết liệt trong dư luận.


Nhiều người cho rằng đó là một lời kêu gọi nhập nhèm, đánh lận con đỏ con đen và đánh đồng thiện ác.


Một cách khách quan và tôn trọng lịch sử, ta thấy sự kiện Hoàng Sa và sự kiện Trường Sa là hai sự kiện tách bạch không chỉ về mốc thời gian, mà còn ở ý nghĩa lịch sử của nó.


Sự kiện Hoàng Sa


Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm từ tay Việt Nam Cộng hòa. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa để mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc trước hết là do bị Mỹ bán đứng. Một Việt Nam Cộng hòa quen ăn bám không thể đứng được trên đôi chân của chính mình khi ông chủ ngấm ngầm bật đèn xanh cho Bắc Kinh tấn công xâm lược. Một nguyên nhân khác cực kỳ quan trọng được các nhà sử học và các nhà bình luận quan tâm mổ xẻ là sự hèn nhát, bạc nhược của quân đội ngụy lúc đó, từ chỉ huy đến binh lính. Một quân đội được trang bị hiện đại đến tận răng hơn hẳn Trung Quốc mà nhanh chóng đầu hàng, buông xuôi. Một quân đội tệ hại đến mức không bắn nổi vào địch mà quay súng bắn vào nhau, mạnh ai lấy chạy, bỏ mặc hai tàu bị cháy, bỏ lại toàn bộ người nhái trên đảo (hồi ký của Trung tá Lê Văn Thự). Điều đáng nói trong số đó có cả những chiếc tàu vì sợ hãi, tim đập chân run mà tháo chạy sang đến tận Philippine. Nói như thế để thấy sự phụ thuộc của quân đội ngụy vào Mỹ là thế nào. Nó sẽ bị tan rã ngay cả về tổ chức, tinh thần và ngay cả tình đồng đội khi thiếu đi sự bảo kê của Mỹ. Trong khi đó, một số tướng tá ngụy, sau khi tháo chạy, rũ bỏ trách nhiệm và sống cuộc đời của những kẻ vong nô lại đêm ngày phét lác kể về những "chiến công" tiêu diệt quân đội cộng sản Bắc Việt trên bộ và trên biển. 


Thử hỏi, họ khoác lác như thế thì đâu là "hòa hợp, hòa giải dân tộc"? Quá khứ chĩa súng bắn vào nhân dân, hiện tại vẫn bải lải bài ca chống cộng, vậy vì sao nhân dân phải xây dựng đền thờ cho họ?


Một quân đôi bạc nhược như thế thì người ta chỉ thấy xót xa, tội nghiệp cho 74 tử sĩ kia. Họ đã lầm đường, lạc lối và bị buộc phải cầm súng phục vụ cho một chế độ tay sai hèn hạ.


Sự kiện Trường Sa

Cần khẳng định sự kiện Trường Sa năm 1988 khác hẳn với sự kiện Hoàng Sa năm 1974. Trước sự vượt trội về binh lực của quân đội Trung Quốc, các chiến sĩ hải quân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ quần đảo. Sự quả cảm, lòng quyết tâm, sự đoàn kết và tình đồng đội đã giúp cho chúng ta bảo vệ thành công các đảo Colin và Len đao. Do tương quan lực lượng và quá chênh lêch về hỏa lực, đảo Gạc Ma rơi vào tay giặc. 


Nói thêm trong diễn biến sự kiện Trường Sa năm 1988, các tàu của ta đã anh dũng đeo bám trận địa đến phút cuối cùng. Có chiếc tàu của ta bị hỏng nặng nhưng các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam vẫn cố gắng lao tàu lên bãi làm công sự chiến đấu, sau đó đưa xuồng ra cứu đồng đội bị chìm, bị thương...Tuyệt nhiên không có ai tháo chạy, không có ai bị bỏ rơi, không có ai đầu hàng. Đó đích thị là những anh hùng dân tộc.


Kết quả, 64 chiến sĩ đã hy sinh anh dũng vì bảo vệ biển đảo của tổ quốc. Hành động cao cả vì tổ quốc của các anh xứng đáng được nhân dân ghi nhận và tôn thờ.


Nhập nhèm để thờ giặc


Rõ ràng đây là hai sự kiện lịch sử khác hẳn nhau về bản chất, vậy tại sao người ta lại mượn danh "hòa hợp, hòa giải dân tộc" để đánh đồng 2 sự kiện này? Mục đích của họ là gì nếu không phải là đánh đồng các giá trị nhằm vực dậy cái thây ma Việt Nam Cộng Hòa?


Việc tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì tổ quốc là việc nhà nước và nhân dân ta đã làm, đang làm và sẽ tiếp tục làm dưới nhiều hình thức. Việc xây đền tưởng niệm 64 anh hùng liệt sĩ Gạc Ma và giúp đỡ thân nhân các gia đinh liệt sĩ cũng là việc nên làm, nó không chỉ là tri ân các liệt sĩ mà nó còn thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam. Cùng với nó, chúng ta cũng nên tôn trọng các tử sĩ Hoàng Sa bởi dầu sao họ cũng là người Việt, bởi họ bị lầm đường lạc lối, bị dụ dỗ, bị ép buộc, bị lừa phỉnh mà tham gia phục vụ cho quân đội Việt Nam Cộng hòa. Và việc giúp đỡ các thân nhân của 74 tử sĩ Hoàng Sa hoàn toàn không phải là hành động tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì dân tộc, mà nó thể hiện tinh thần "lá lành đùm lá rách" đầy tính nhân văn của người Việt Nam. 


Ở đây, bài báo trên tờ Lao Động, không hiểu vì lý do kém hiểu biết, hay sự yếu kém trong tác nghiệp đã nhập nhèm đánh đồng cái thiện với cái ác, anh hùng với tiểu nhân để đánh lừa dư luận. Cái liều của anh phóng viên chính là ở chỗ lợi dụng từ "Hòa giải" để che đậy ý đồ "tìm danh phận cho những người lính Sài Gòn đã ngã xuống trong trận chiến ở Hoàng Sa năm 1974". Ơ hay, danh phận của lũ hèn, tháo chạy và rũ bỏ trách nhiệm với đất nước đã rõ ràng, sao lại cần làm rõ danh phận? Xin nói thẳng luôn, đó là âm mưu của lũ vong nô và cơ hội chính trị nhằm chia rẽ đoàn kết dân tộc, chia rẽ chính quyền với người dân, khoét sâu mâu thuẫn để đục nước béo cò.

Một blogger nổi tiếng đã nhận xét bài báo trên: "Xét về tình về lý thì những người nào ngã xuống cho đất nước tổ quốc thì đều được cần tôn vinh một cách xứng đáng. Nhưng ngược lại với những kẻ đã thiệt mạng vì mưu đồ và lợi ích của quan thầy chúng thì không bao giờ được xem xét chứ chưa nói đến chuyện tưởng nhớ hay ghi danh. Đó là cái chết vô ích và những người lính đó là nạn nhân. Hãy xem mục tiêu lý tưởng của những con người cầm súng đó thì biết tại sao. Hôm nay chúng ta . thương xót cho những thân phận đó, chúng ta giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn của thân nhân gia đình họ, nhưng đặt họ với những chiến sĩ đã kiên cường đến hơi thở cuối cùng trong các sự kiện sau này là một sự sỉ nhục lớn,sự việc đó là cào bằng xương máu có tội với người đã khuất".

Đừng nhầm lẫn việc hòa giải dân tộc, gắn kết người Việt toàn thế giới thành một khối thống nhất với việc nhập nhèm đánh giá bản chất các sự kiện. Chuyện gì ra chuyện đó. Ý tưởng của ông Tùng cho dù có xuất phát từ trái tim của ông thì cũng là ý tưởng nhập nhèm. Nó, cái ý tưởng nhập nhèm ấy, bản chất là đang kêu gọi hợp pháp hóa cái thây ma Việt Nam cộng hòa, những kẻ tay sai đã một thời cầm súng bắn vào dân tộc, vào nhân dân, và vào chính các anh hùng liệt sĩ.

Vậy nên,  đừng biến "hòa giải" thành thờ giặc!
----------------

Bài có sử dụng nhiều tư liệu của các blogger khác