Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

CHUYỆN NHÀ "CÔNG" THÀNH NHÀ "ÔNG"

Khoai@


Trên báo Tiền Phong có bài "Công khai danh tính quan chức không chịu trả nhà" nói về chuyện quan chức được cấp nhà công trong thời gian công tác, sau khi về hưu họ đã không trả lại nhà mà tìm cách hợp thức hóa thành nhà riêng.

Đây là câu chuyện không mới, nhưng nhức nhối, khó chịu như ngứa ghẻ. Nói mãi cũng thế, họ chây ì, lì lợm và...vẫn không chịu trả. 

TS Lê Đăng Doanh cho rằng, với quan chức cố tình chây ỳ, không chịu trả lại nhà sau khi nghỉ, cần có biện pháp mạnh như: Công khai danh tính trên báo chí hoặc thậm chí có thể sử dụng đến biện pháp cuối cùng là cưỡng chế. 

Có lẽ, là quan chức dù đã về hưu mà để phải công khai danh tính như một biện pháp đấu tố thì không hay chút nào.

Chuyện nhà công được cấp cho lãnh đạo khi đương nhiệm là bình thường. Thực tế là quan chức, kể cả đương nhiệm hay đã về hưu, được phân sử dụng nhà công vụ nhưng lại không sử dụng mà chuyển cho con cái, họ hàng, thậm chí đem cho thuê... là có vi phạm về việc sử dụng không đúng mục đích của nhà công vụ. Đáng tiếc nó vẫn diễn ra, ngay cả với quan chức cấp cao. 

Nhức nhối nhất hiện nay là tình trạng các quan chức về hưu, nhưng nhất định không chịu bàn giao lại nhà cho Nhà nước, mà tiếp tục sử dụng để ở hoặc cho thuê kiếm lời. Đáng nói, họ là những con người một thời làm "đầy tớ" cho dân, luôn miệng lên lớp dạy đời về đạo đức làm người và văn hóa ứng xử, nhưng chí họ khi về hưu lại chây ì tới mức khó chấp nhận.

Việc không chịu trả lại nhà của cán bộ về hưu dẫn đến việc nhà nước gặp khó khăn trong việc thực hiện chính sách với những cán bộ mới, làm xuất hiện tình trạng thiếu công bằng, gây mâu thuẫn nội bộ. Nguy hiểm hơn, đó chính là tình trạng nhà nước bị thất thoát tài sản công một cách vô lý. Dưới góc nhìn văn hóa, những lãnh đạo không chịu trả nhà là những tấm gương tối, làm tha hóa đạo đức cũng như lối sống cho những thế hệ tiếp theo. 

Xin được nói thẳng, tình trạng này nếu không được giải quyết thấu đáo sẽ dẫn đến tình trạng mất niềm tin của quần chúng đối với đảng và Nhà nước.
Nên có quy chế nêu rõ chỉ được sử dụng nhà công vụ cho những người được phân công theo chức vụ. Nhà công vụ thường là những khu nhà riêng biệt, được xây dựng chất lượng tốt hơn. Việc thiếu quy định chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng người đương chức thừa nhà, đem nhà cho con cái, cho người khác sử dụng trong khi những người khác lại không được sử dụng.
TS Lê Đăng Doanh

Thực tế, ở ta không thiếu những tấm gương tốt. Đã có nhiều lãnh đạo cấp cao đã trả lại nhà công vụ sau khi kết thúc nhiệm kỳ công tác. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trả lại căn nhà ở 72 Phan Đình Phùng sau khi kết thúc nhiệm kỳ. Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải cũng trả lại nhà. Căn nhà này hiện đã được phân cho người khác ở. Các lãnh đạo cấp cao đã chấp hành như vậy, tại sao một số quan chức khác lại suy nghĩ và không chấp hành quy định?

Để xảy ra tình trạng này, tôi cho rằng có nhiều nguyên nhân.

Dưới góc nhìn pháp luật: Chính các cơ quan quản lý nhà công và cơ quan có lãnh đạo về nghỉ hưu không chấp hành tốt các quy định của nhà nước về quản lý tài sản công. 

Là người dân, chúng tôi không đòi hỏi các cơ quan này phải "tăng cường", "quyết liệt", mà chỉ cần "chấp hành đúng" các quy định của nhà nước về quản lý nhà công vụ là được.

Nói thêm, lãnh đạo các cơ quan trên nhất định phải là người chịu trách nhiệm cao nhất và trực tiếp về việc để cho lãnh đạo về hưu không chịu trả nhà. 

Dưới góc nhìn tâm lý, đạo đức và văn hóa: Những người trực tiếp làm công tác bàn giao, quản lý, và thu hồi những căn nhà nói trên cần phải gạt bỏ tâm lý "cảm thấy tế nhị và ngại đụng chạm do hầu hết các cán bộ được phân nhà công vụ đều có hàm từ Thứ trưởng trở lên ở các bộ ngành". Suy nghĩ như thế là thiếu văn hóa trong một xã hội văn minh, thượng tôn luật pháp. Các quan chức được phân công quản lý tài sản nhà nước mà cảm thấy e ngại thì cần xem lại. Chính họ mới là người cần gương mẫu đầu tiên trong việc nhắc nhở các quan chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Các ông, dù là ai cũng nên hiểu làm việc đúng theo quy định của pháp luật hiện hành mới là có văn hóa, có đạo đức và văn minh.

Công khai danh tính làm nhục mặt kẻ tư túi và tham lam đôi khi cũng cần thiết, nhưng nhất quyết không phải phương thức tốt và tối ưu. Nhanh, hiệu quả và văn hóa nhất chính là sử dụng các quy định của nhà nước.
Cứ truy trách nhiệm anh lãnh đạo cơ quan quản lý nhà công và anh lãnh đạo cơ quan có anh về hưu không chịu trả nhà là xong. Anh không làm được việc quản lý thì anh phải chịu kỉ luật, thậm chí cách chức.
Đặng Ngọc Thu Tuân
Cuối cùng, một ông lãnh đạo nên thể hiện mình là người có văn hóa bằng cách sòng phẳng chấp hành pháp luật như một người dân bình thường và phải nhớ trả lại (bàn giao) nhà cho nhà nước.

Buôn Mê Thuột 24/3/2014

HOÀNG SA, TRƯỜNG SA: THỰC TRẠNG ĐÓNG QUÂN CỦA CÁC NƯỚC

Nhiều người vẫn băn khoăn về thực trạng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và vị trí chiếm đóng của các bên tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện nay như thế nào?

TS Trần Công Trục trả lời:

1. Đối với quần đảo Hoàng Sa: 

Trung Quốc đã nhảy vào tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ XX (năm 1909), mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy 3 pháo thuyền ra khu vực quần đảo Hoàng Sa, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm, sau đó phải rút lui vì sự hiện diện của quân đội viễn chinh Pháp với tư cách là lực lượng được Chính quyền Pháp, đại diện cho nhà nước Việt Nam, giao nhiệm vụ bảo vệ, quản lý quần đảo này.

Năm 1946, lợi dụng việc giải giáp quân đội Nhật Bản thua trận, chính quyền Trung Hoa Dân quốc đưa lực lượng ra chiếm đóng nhóm phía Đông Hoàng Sa. Khi Trung Hoa Dân quốc bị đuổi khỏi Hoa lục, họ phải rút luôn số quân đang chiêm đóng ở quần đảo Hoàng Sa.

Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương theo quy định của Hiệp định Giơ ne vơ và trong khi chính quyền Nam Việt Nam chưa kịp tiếp quản quần đảo Hoàng Sa, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa quân ra chiếm đóng nhóm phía Đông Hoàng Sa.

Năm 1974, lợi dụng quân đội Việt Nam Cộng hòa đang trên đà sụp đổ, quân đội viễn chinh Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lại huy động lực lượng quân đội ra xâm chiếm nhóm phía Tây Hoàng Sa đang do quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ.

Mọi hành động xâm lược bằng vũ lực nói trên của CHND Trung Hoa đều gặp phải sự chống trả quyết liệt của quân đội Việt Nam Cộng hòa và đều bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế, đại diện cho Nhà nước Việt Nam quản lý phần lãnh thổ niềm Nam Việt Nam theo quy định của Hiệp định Geneve năm 1954, lên tiếng phản đối mạnh mẽ trên mặt trận đấu tranh ngoại giao và dư luận.
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp (ảnh Hồng Chuyên)

2. Đối với quần đảo Trường Sa:

Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 134 đảo, bãi đá, bãi ngầm có diện tích từ 160 đến 180 nghìn km2. Nằm ở phía Đông Đông Nam bờ biển Nam Trung Bộ trong giới hạn từ 60 30’ vĩ Bắc đến 120 0’ vĩ Bắc và từ 1110 30’ đến 1170 30’ kinh độ Đông thuộc lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa, phía Đông giáp biển Philippines, phía Nam giáp biển Malaysia, Brunei và Indonesia. Phía Tây là vùng lãnh hải tiếp giáp lãnh hải và tuyến đảo ven bờ của vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Trong hơn 100 đảo, bãi san hô có 23 đảo và bãi san hô nhô lên khỏi mặt nước. Các đảo, bãi đá, bãi ngầm ở đây có dạng hình vành khăn hay elip. Do tác động của điều kiện khí tượng thủy văn nên hình dạng của đảo nổi và các bãi đá ngầm ở đây thường xuyên bị biến dạng. Đảo lớn nhất trong quần đảo là đảo Ba Bình có diện tích 0,6 km2 tiếp theo là các đảo Trường Sa hay Nam Yết diện tích mỗi đảo từ 0,1 đến 0,2 km2.

Trên một số đảo có nước ngầm. Cơ chế hình thành các túi nước ngầm ở đây giống như các đảo ven biển khác, nằm ở độ sâu từ 1,7 đến 2,5m dưới mặt đảo ứng với tầng trên cùng của lớp san hô. Một số đảo lớn như đảo Ba Bình, Trường Sa, Song Tử, Thị Tứ, Đảo Dừa có nước lợ tương đối nhiều thuận tiện cho sinh hoạt.

Khí hậu vùng biển quần đảo Trường Sa khác biệt so với các vùng biển ven bờ, mùa hè mát hơn, mùa đông ấm hơn và có thể chia làm mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa lớn nhất với khoảng 2.575mm, có ngày mưa tới 198 mm, số ngày nắng là 270 ngày.

Việt Nam đang thực thi chủ quyền hợp pháp tại 21 điểm đảo. Có thể chia thành thành 2 nhóm đảo, tuyến Bắc Trường Sa và Nam Trường Sa. Các đảo Bắc Trường Sa mà Việt Nam đang canh giữ, thực thi chủ quyền gồm 10 đảo, đá lực lượng sau: Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Nam Yết, Len Đao, Cô Lin, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Lớn. Các đảo Phía Nam Trường Sa mà Việt Nam đang bảo vệ gồm 11 đảo, đá sau: Trường Sa,Trường Sa Đông, An Bang, Phan Vinh , Thuyền Chài, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan, Đá Tây, Đá Đông, Đá Lát.

Ngoài ra, còn một số đảo bị các bên chiếm đóng bất hợp pháp gồm:

a. Phía Trung Quốc đã nhảy vào tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa từ những năm 30 của thế kỷ trước, mở đầu bằng một công hàm của Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi cho Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định “các đảo Nam Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc”.

Năm 1946, quân đội Trung Hoa Dân quốc xâm chiếm đảo Ba Bình. Năm 1956, quân đội Đài Loan lại tái chiếm đảo Ba Bình.

Năm 1988, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa huy động lực lượng đánh chiếm 6 vị trí, là những bãi cạn nằm về phía tây bắc Trường Sa, ra sức xây dựng, nâng cấp, biến các bãi cạn này thành các điểm đóng quân kiên cố, như những pháo đài trên biển.

Năm 1995, CHND Trung Hoa lại huy động quân đội đánh chiếm đá Vành Khăn, nằm về phía Đông Nam Trường Sa. Hiện nay họ đang sử dụng sức mạnh để bao vây, chiếm đóng bãi cạn Cỏ Mây, nằm về phía đông, gần với đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Như vậy, tổng số đảo, đá, bãi cạn mà phía Trung Quốc (kể cả Đài Loan) đã dùng sức mạnh để đánh chiếm ở quần đảo Trường Sa cho đến nay là 9 vị trí. Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình là đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa và mở rộng thêm 1 bãi cạn rạn san hô.

b. Philippines: bắt đầu nhảy vào tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa bằng sự kiện Tổng thống Quirino tuyên bố rằng quần đảo Trường Sa phải thuộc về Philippines vì nó ở gần Philippines.

Từ năm 1971 đến năm 1973, Philippines đưa quân chiếm đóng 5 đảo; năm 1977-1978, chiếm thêm 2 đảo; năm 1979, công bố Sắc lệnh của Tổng thống Marcos ký ngày 11 tháng 6 năm 1979 gộp toàn bộ quần đảo Trường Sa, trừ đảo Trường Sa, vào trong một đơn vị hành chính, gọi là Kalayaan, thuộc lãnh thổ Philippines. Năm 1980, Philippines chiếm đóng thêm 1 đảo nữa nằm về phía Nam Trường Sa, đó là đảo Công Đo… Đến nay, Philippines đã chiếm đóng 10 vị trí trong quần đảo này, gồm 7 đảo, đá san hô và 3 bãi cạn, rạn san hô.

c. Malaysia: mở đầu bằng sự việc Sứ quán Malaysia ở Sài Gòn, ngày 03 tháng 02 năm 1971, gửi Công hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa hỏi rằng quần đảo Trường Sa hiện thời thuộc nước Cộng hòa Morac Songhrati Mead có thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa hay Việt Nam Công hòa có yêu sách đối với quần đảo đó không? Ngày 20 tháng 4 năm 1971, Chính quyền Việt Nam Công hòa trả lời rằng quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, mọi xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở quần đảo này đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế.

Tháng 12 năm 1979, Chính phủ Malaysia xuất bản bản đồ gộp vào lãnh thổ Malaysia khu vực phía Nam Trường Sa, bao gồm đảo An Bang và Thuyền Chài đã từng do quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ.

Năm 1983-1984 Malaysia cho quân chiếm đóng 3 bãi ngầm ở phía Nam Trường Sa là Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân. Đến nay, số điểm đóng quân của Malaysia lên đến 7 điểm nằm ở phía Nam Trường Sa, tất cả đều là những rạn san hô.

d. Brunei: Tuy được coi là một bên tranh chấp liên quan đến khu vực quần đảo Trường Sa, nhưng trong thực tế Brunei chưa chiếm đóng một vị trí cụ thể nào. Yêu sách của họ là ranh giới vùng biển và thềm lục địa được thể hiện trên bản đồ có phần chồng lấn lên khu vực phía Nam Trường Sa.

Hồng Chuyên (thực hiện)
Nguồn: Người đưa tin

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

RẤT NHANH: ĐÌNH CHỈ TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT

Cuteo@


Rất nhanh, sau khi có thông tin ông Tamio Kakinuma, Giám đốc Cty Tư vấn GTVT Nhật Bản (JTC) có trụ sở ở Tokyo, vừa thừa nhận đã trả tiền lại quả cho một số công chức Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan, để nhận được hợp đồng cho các dự án ODA ở ba nước này, nhật báo lớn nhất Nhật Bản Yomiuri Shimbun, đưa tin ngày 21/3.

Ngay lập tức Bộ GTVT đã có phản ứng trước báo chí: Làm ngay.

Và đây là bước đi đầu tiên. Rất hoan nghênh.

Đình chỉ Trưởng ban Quản lý dự án đường sắt

Ảnh: Trụ sở Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam

TPO - Chiều nay, 23/3, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, đã quyết định đình chỉ chức danh Trưởng ban Quản lý Dự án đường sắt và lập tổ điều tra nghi án nhận hối lộ 16 tỷ đồng của doanh nghiệp Nhật Bản.

Trao đổi với PV báo điện tử Tiền Phong, ông Thành cho biết, ngay trong chiều 23/3, lãnh đạo tổng công ty đã họp để tìm hướng giải quyết vụ việc. Trước mắt, tổng công ty quyết định thành lập một tổ công tác để xác minh vụ việc do ông Nguyễn Đạt Tường, Tổng Giám đốc làm trưởng ban; tổ viên là trưởng các phòng ban chuyên môn.

Việc đình chỉ chức danh Giám đốc Ban quản lý dự án Đường sắt (RPMU - thuộc tổng công ty Đường sắt Việt Nam) của ông Nguyễn Văn Hiếu cũng được quyết định. Việc đình chỉ thực hiện trong vòng 15 ngày để phục vụ việc xác minh.

Ông Thành cho biết, sẽ rà soát lại tất cả các dự án liên quan; hiện vẫn chưa thể nói về dự án và số tiền xảy ra tiêu cực.

Trường hợp người nhận hối lộ đã về hưu hoặc chuyển công tác, ông Thành cho biết sẽ báo cáo và xin ý kiến Bộ GTVT.

Trả lời câu hỏi, nếu việc đưa nhận hối lộ như phía Nhật bản đưa tin là có thực, đây là vụ việc nghiêm trọng, tổng công ty có chủ động mời công an vào cuộc? ông Thành nói: “Hiện đang làm nội bộ trong tổng công ty”.

Ông Tamio Kakinuma, Giám đốc Cty Tư vấn GTVT Nhật Bản (JTC) có trụ sở ở Tokyo, vừa thừa nhận đã trả tiền lại quả cho một số công chức Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan, để nhận được hợp đồng cho các dự án ODA ở ba nước này, nhật báo lớn nhất Nhật Bản Yomiuri Shimbun, đưa tin ngày 21/3.

Ông Kakinuma, 65 tuổi, thừa nhận sai phạm sau khi đội điều tra đặc biệt của Văn phòng Công tố Tokyo chất vấn hôm 18/3. Cục Thuế khu vực Tokyo phát hiện, hãng tư vấn đường sắt JTC chi trả trái phép khoảng 40 lần với tổng số tiền 130 triệu yen (gần 26,7 tỷ đồng) từ tháng 2/2008 đến 2/2014, để nhận được hợp đồng cho 5 dự án ODA.

Cụ thể, JTC lại quả 80 triệu yen (khoảng 16,4 tỷ đồng) cho một dự án ODA trị giá 4,2 tỷ yen (khoảng 862,8 tỷ đồng) ở Việt Nam, 30 triệu yen cho 3 dự án 2,9 tỷ yen ở Indonesia, và 20 triệu yen cho một dự án khoảng 700 triệu yen ở Uzbekistan.

JTC bị cho là đã trả tiền lại quả cho 5 quan chức, trong đó có một người công tác ở đơn vị quản lý dự án của Tổng Cty Đường sắt Việt Nam và một người phụ trách Tổng cục Đường sắt thuộc Bộ GTVT Indonesia, Yomiuri Shimbun đưa tin

ĐIỀU TRA NGAY ĐI...

Cuteo


Phản ứng thế này là tốt. Khen ngợi cho Bộ GTVT. Tuy nhiên, cách tốt nhất để có được lòng tin của người dân và đối tác quốc tế, thì nói không đủ.

Nói thì ai cũng nói được.

Làm đâu phải ai cũng dám?

Vậy nên, Bộ GTVT hãy làm đi, điều tra đi.
------------

Bộ GTVT khẩn trương làm rõ thông tin đưa hối lộ trên báo Nhật

Liên quan đến việc tờ báo lớn của Nhật Bản Yomiuri Shimbun đưa tin Giám đốc Công ty Tư vấn GTVT Nhật Bản (JTC) thừa nhận trả tiền lại quả cho một số công chức Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan, để nhận được hợp đồng cho các dự án ODA, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt VN rà soát, kiểm tra lại toàn bộ thủ tục đầu tư các dự án ODA đường sắt. Các cán bộ liên quan đều phải có tường trình.
Các dự án có nhà thầu JTC tham gia đều do Tổng công ty Đường sắt VN làm chủ đầu tư

Trao đổi với PV Báo Giao thông, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, hiện Bộ GTVT mới nhận được thông tin qua JICA ở Hà Nội qua cấp Vụ. Hai bên thống nhất với nhau sẽ trao đổi thông tin liên quan và các bên sẽ rà soát lại các dự án đường sắt đang triển khai ở Việt Nam. Dự kiến ngay trong tuần tới Bộ sẽ làm việc với JICA.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, Bộ GTVT chỉ đạo khẩn trương làm việc với tất cả các chủ đầu tư, ban QLDA đường sắt liên quan để rà soát. Dự kiến trong chiều nay (23/3), sẽ có báo cáo ban đầu. Những người phụ trách các Ban QLDA liên quan đến các dự án đường sắt giai đoạn 2008 – 2012 phải có tường trình và báo cáo cụ thể với Bộ GTVT. Ai có liên quan đến dự án mà không có cam kết không dính líu đến việc nhận tiền lại quả như báo Nhật nêu sẽ bị tạm đình chỉ công việc.

Trả lời PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Đạt Tường, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, đơn vị này đang thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ GTVT và có báo cáo sớm nhất.

Trả lời báo chí mới đây, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt VN cho biết đang xác minh thông tin nhận hối lộ 16 tỷ đồng của doanh nghiệp chuyên về tư vấn của Nhật. Tuy nhiên ông Thành cũng cho rằng chưa có thông tin chính thức hay đề nghị điều tra nào từ phía Nhật. “Chúng tôi đang rà soát lại những dự án mà công ty này tham gia để khoanh vùng. Tuy nhiên, chưa thể nói cụ thể điều gì. Nguyên tắc là làm rõ để xử lý nghiêm” - ông Thành nói.

Theo báo Yomiuri Shimbun, ông Tamio Kakinuma - Giám đốc Cty Tư vấn GTVT Nhật Bản (JTC) có trụ sở ở Tokyo, thừa nhận đã trả tiền lại quả cho một số công chức Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan, để nhận được hợp đồng cho các dự án ODA ở 3 nước này. Vụ việc bị phát hiện khi đội điều tra đặc biệt của Văn phòng Công tố Tokyo chất vấn hôm 18/3. Cục Thuế khu vực Tokyo phát hiện, hãng tư vấn đường sắt JTC chi trả trái phép khoảng 40 lần với tổng số tiền 130 triệu yen (gần 26,7 tỷ đồng) từ tháng 2/2008 đến 2/2014, để nhận được hợp đồng cho 5 dự án ODA. 

Cụ thể, JTC lại quả 80 triệu yen (khoảng 16,4 tỷ đồng) cho một dự án ODA trị giá 4,2 tỷ yen (khoảng 862,8 tỷ đồng) ở Việt Nam, 30 triệu yen cho 3 dự án 2,9 tỷ yen ở Indonesia, và 20 triệu yen cho một dự án khoảng 700 triệu yen ở Uzbekistan.

JTC bị cho là đã trả tiền lại quả cho 5 quan chức, trong đó có một người công tác ở đơn vị quản lý dự án của Tổng công ty Đường sắt VN và một người phụ trách Tổng cục Đường sắt thuộc Bộ GTVT Indonesia, Yomiuri Shimbun đưa tin.

Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, JTC có mặt ở hầu hết các dự án liên quan đến đường sắt như các dự án ATGT đường sắt Bắc - Nam, xử lý cầu yếu, dự án đường sắt đô thị và cả dự án nghiên cứu xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Chủ đầu tư các dự án này đều là Tổng công ty Đường sắt VN. 

Đ.Thắng – A.Thiện

ĐỀ NGHỊ LÀM RÕ VIỆC TRƯƠNG VĂN DŨNG VU CÁO CÔNG AN HÀ NỘI

LamTrực@


Vừa vào trang Dân Làm Báo, thấy có bài viết "Hà Nội: Anh Trương Văn Dũng bị CA đánh trọng thương bằng tuýp sắt.", vội vào đọc ngay. Nhưng tôi thất vọng vì đây là bài báo vu cáo. 

Người vu cáo bị công an đánh là Trương Văn Dũng, kẻ đã từng nhiều lần vu cáo công an và chính quyền. Vì thế anh ta nổi danh với biệt danh "Dũng ăn vạ". Kẻ vu cáo thứ hai là tác giả của bài báo, và kẻ thứ ba là FB Ngọc Nhi Nguyễn.

Một bài báo với mục đích vu cáo cơ quan công an và chính quyền để phục vụ mục đích đen tối, gây rối trật tự công cộng, và xa hơn để rùm beng và bốc thơm cho một mụ đàn bà lăng loàn, với quá khứ bất hảo làm anh hùng sẽ có nhiều sơ hở dễ thấy.

Đọc toàn bài, người ta chỉ thấy thông tin một chiều từ Dũng và kẻ có tên Nguyễn Ngọc Nhi. Bài báo không có được lấy một tấm hình hay một video khả dĩ làm chứng cho việc công an đánh người. Tất cả chỉ là hình ảnh vết thương trên mặt Trương Văn dũng mà không biết lấy từ đâu. Người đọc có quyền hỏi liệu có thể Trương Văn Dũng có giống như Nguyễn Văn Dũng thuộc nhóm Non - U đi chơi gái mà bị đánh hay không? Những chuyện hư thế hoàn toàn có thể xảy ra với loại người như Trương Văn Dũng.

Có mấy câu hỏi dặt ra về tính xác thực của thông tin bài báo:

- Căn cứ vào đâu mà Trương Văn Dũng nói những người đánh mình là công an? Nếu cứ thấy ái đánh mình lại bảo đó là công an thì chỉ có loại thần kinh. Nếu không thần kinh thì là loai vu cáo và cần phải nghiêm trị trước pháp luật.

- Nhìn hình ảnh vết thương ở chân của Dũng (?) liệu các bạn có thể tin đó là do công an dùng túyp nước đánh hay không? Xin lỗi, túyp sắt tròn mà vụt sẽ chẳng thể nào để lại vết thương như kiều này được, nó sẽ là vết dài, không chảy máu, hoặc bị bầm tím ngang hoặc chéo so với ống khuyển. Vậy vì sao nó lại có thể nằm gọn dọc ống khuyển của Dũng? Dứt khoát không thể là ống tuyp sắt.

- FB Ngọc Nhi Nguyễn nói: "Chúng đạp ngã xe chú Dũng, chú ấy bỏ xe chạy nhưng chúng rượt theo dùng thanh sắt phang vào đầu vào mặt. Khi chú Dũng đã ngã xuống đất chúng tiếp tục đạp và đánh vào mặt. Vì có đội mũ bảo hiểm chúng không đánh được vào đỉnh đầu nhưng phang liên tiếp vào giữa mặt và mắt gây trọng thương". Các bạn có tin được không? Nếu bị 4 người chủ động đánh, tôi tin rằng Trương Văn Dũng đã về với Hoàn Vũ chứ đừng có nói là nằm viện ăn vạ như thế này.

- Hãy tưởng tượng những chiếc tuyp sắt vụt vào đầu, vào mặt thì mặt Trương Văn Dũng sẽ như thế nào? Và nếu bị đánh như thế thì liệu Dũng có thể rút điện thoại gọi hội của mình đến cứu không? Chăc chắn các bạn sẽ đồng tình với tôi: Hoàn toàn không.

Còn nhiều tình tiết khác cực kỳ mâu thuẫn, các bạn có thể thấy khi độc bài báo lá cải này.

Vậy nên, đó đích thị là sư vu cáo. Đã vu cáo, không chỉ một lần thì cần nghiêm trị. Đề nghị công an Hà Nội nhanh chóng làm rõ vụ này.


Đây là bài báo đó:

CTV Danlambao - Lúc 13 giờ trưa ngày 22/3/2014, nhà hoạt động Trương Văn Dũng đã bị 4 viên công an thường phục dùng tuýp sắt đánh trọng thương gần khu vực cây xăng Nam Đồng (góc đường Hồ Đắc Di và Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội).

Hình ảnh anh Trương Văn Dũng với khuôn mặt be bét máu được phổ biến trên facebook ngay sau đó đã gây kinh hoàng vì tính chất tàn bạo của lực lượng côn an cộng sản. Mục đích trận đòn thù nhằm ngăn cản anh Trương Văn Dũng tham gia biểu tình đòi trả tự do cho chị Bùi Thị Minh Hằng vào lúc 09 giờ sáng mai, 23/3/2014 tại Bờ Hồ.

* Vết thương tại ống quyển chân của anh Trương Văn Dũng do bị 4 viên công an che mặt đánh bằng tuýp sắt. 

Facebook Ngọc Nhi Nguyễn thuật lại diễn biến trận đòn thù tàn bạo của CA như sau:

"Chúng đạp ngã xe chú Dũng, chú ấy bỏ xe chạy nhưng chúng rượt theo dùng thanh sắt phang vào đầu vào mặt. Khi chú Dũng đã ngã xuống đất chúng tiếp tục đạp và đánh vào mặt. Vì có đội mũ bảo hiểm chúng không đánh được vào đỉnh đầu nhưng phang liên tiếp vào giữa mặt và mắt gây trọng thương.

Công an Nam Đồng ngay cách đó chỉ 200 m nghe tiếng la hét ồn ào nhưng làm ngơ không ra. Bọn chúng đánh xong bỏ chạy, công an chờ chúng chạy mất rồi 20 phút sau mới ra . Ngay cách đó 20m có một chốt 141 gồm công an, 113, an ninh đứng rất đông mà ko có một chút động thái nào bênh vực. Chú Dũng phải điện thoại báo cho anh em xin tiếp cứu, và chạy trú tạm vào chung cư 187 phố Hồ Đắc Di. "

Anh Dũng sau đó đã được bạn bè đưa đi cấp cứu tại khoa ngoại, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Lúc 20 giờ tối cùng ngày, anh Dũng cho biết hiện tại đau khắp cả người, đầu choáng, chóng mặt, hai chân vẫn còn đau nên không thể đi lại được.

Trao đổi với CTV Danlambao, anh Trương Văn Dũng tường thuật vụ hành hung như sau:

"Trưa nay, ăn cơm xong, tôi ra cây xăng Nam Đồng để đổ xăng. Gần tới cây xăng thì tự nhiên có 4 thằng đi 2 xe, nó đạp. Nó đi ngang xe tôi, nó đạp xe tôi đổ, thì nó rút tuýp sắt nó đánh tôi, nó nhằm vào chân nó đánh. Tôi la lên, công an đánh dân, nhưng mọi người thấy nó hung tợn, hung dữ quá thì không ai dám nhảy vào can. Sau đó tôi cố gắng rút điện thoại gọi một số anh em cho họ đến.

Họ đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang và cứ thế đánh tôi. Khi tôi ngã xuống, họ quật vào chân không đứng lên được nữa, khi tôi ngã nằm sõng soài xuống thì họ lấy dày đạp vào mặt. Họ đeo giày da, dùng cả mũi dày để đá vào mặt. Bây giờ người tôi ê ẩm cả 2 cánh tay, đầu bây giờ nó choáng. 

Hôm nay, bệnh viện chụp x-quang, chụp CT, chụp hết và họ kết luận là, xương thì không bị tổn thương, nhưng tất cả các phần mềm trên cơ thể là bị thương hết. Hai bên mắt họ lấy chỉ khâu.

Tôi khẳng định là công an..., xã hội kể cả hàng xóm, tôi không có thù ghét với ai, cũng không có dính dáng với xã hội gì ở đây, kể cả nợ lần, tiền nong mọi cái. Tôi chỉ làm tốt cho mọi người, kể cả không thân thích, đi đường, khó khăn những cái gì, tôi giúp được là tôi sẽ vẫn giúp. Còn việc này đây, thực tế đây cũng không phải là người đầu tiên, ngoài tôi ra thì cũng rất là nhiều. Gần đây nhất, cách đây 2,3 ngày, bạn Gió Lang Thang [Trịnh Anh Tuấn] cũng bị, chắc anh cũng biết cái chuyện đó rồi. Nói cụ thể nhất là Lê Quốc Quyết cùng với chị Nga ở Vũng Tàu, đã bị CSGT chặn đường và cho côn đồ hành hung, chắc anh cũng biết chuyện đó rồi. Nên cái vấn đề là không còn nghi ngờ gì nữa, tôi sẽ chịu trách nhiệm với lời nói của tôi trước pháp luật... 

Bởi vì ngày mai là biểu tình đấu tranh cho chị Bùi Hằng, chính vì thế nó tập trung đánh vào chân tôi, để ngày mai khỏi ra bờ hồ nữa."

TIN BUỒN: THƯỢNG TƯỚNG PHÙNG THẾ TÀI TỪ TRẦN

(Chinhphu.vn) – Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, Quân đội, gia đình và tập thể giáo sư, bác sĩ hết lòng chăm sóc, cứu chữa, song do tuổi cao, sức yếu, đồng chí Thượng tướng Phùng Thế Tài đã từ trần hồi 13 giờ 50 phút ngày 21/3/2014 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 175, TP Hồ Chí Minh.


Thượng tướng Phùng Thế Tài

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:

Đồng chí Thượng tướng Phùng Thế Tài, tên khai sinh là Phùng Văn Thụ; sinh tháng 2/1920.

Quê quán: Xã Do Lễ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội).

Thường trú tại phòng 11, lầu 12A, lốc B, chung cư An Khang, phường An Phú, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.

Cán bộ lão thành cách mạng; 75 năm tuổi Đảng; tham gia cách mạng năm 1936; vào Đảng tháng 6/1939; nhập ngũ tháng 12/1944.

Nguyên: Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Pháo binh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phòng không; Tư lệnh Quân chủng Phòng không- Không quân; Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam kiêm Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hàng không dân dụng.

Sau một thời gian lâm bệnh, đồng chí được Đảng, Nhà nước, Quân dội, gia đình và tập thể giáo sư, bác sĩ hết lòng chăm sóc, cứu chữa, song do tuổi cao, sức yếu, đồng chí đã từ trần hồi 13.50’, ngày 21/3/2014, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 175, Thành phố Hồ Chí Minh.

Do có nhiều công lao, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng Nhất; 2 Huy hiệu Bác Hồ và nhiều phần thưởng cao quý khác. 

Tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước

Để tỏ lòng thương tiếc và ghi nhận những công lao, cống hiến của đồng chí Thượng tướng Phùng Thế Tài, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quyết định tổ chức lễ tang đồng chí Thượng tướng Phùng Thế Tài theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.

Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quyết định Ban Lễ tang Nhà nước gồm 25 đồng chí; đồng chí Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng Ban.

Linh cữu đồng chí Thượng tướng Phùng Thế Tài quàn tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng phía Nam, số 5 Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Lễ viếng đồng chí Thượng tướng Phùng Thế Tài được tổ chức từ 7 giờ, ngày 24/3/2014 đến 10 giờ ngày 25/3/2014; Lễ truy điệu và đưa tang hồi 10 giờ ngày 25/3/2014; sau đó là Lễ an táng tại Nghĩa trang Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

CÓ CHUYỆN JTC HỐI LỘ QUAN CHỨC ĐƯỜNG SẮT VN 80 TRIỆU YÊN KHÔNG?

Báo Nhật: JTC hối lộ quan chức đường sắt VN 80 triệu yen

JTC là công ty chuyên ngành tư vấn xây dựng đường sắt, với hơn 50 năm kinh nghiệm ở Nhật Bản. Ảnh website JTC

() - Chủ tịch Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (Japan Transportation Consultants - JTC) thừa nhận JTC đã hối lộ cho quan chức ở ba nước Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan để giành được hợp đồng tư vấn xây dựng đường sắt sử dụng vốn ODA Nhật Bản tại các nước này, báo Nhật Yomiuri Shimbun cho biết.

Theo các nguồn tin mà báo Yomiuri Shimbun trích đăng liên tiếp trong hai ngày 20 và 21-3-2014, ông Tamio Kakinuma, 65 tuổi, Chủ tịch JTC, thừa nhận JTC đã đưa hối lộ 130 triệu yen Nhật để được tư vấn cho 4 dự án đường sắt có tổng trị giá 7,8 tỉ yen Nhật.

Ông Kakinuma cũng khai rõ với đội điều tra đặc biệt của Văn phòng Công tố Tokyo đưa tiền lúc nào, bao nhiêu tiền dù ông nói ông không biết rõ về tình trạng hối lộ này. Tuy nhiên, ông Kakinuma đã ký bản nhận tội, theo báo Yomiuri Shimbun.

Trong số tiền này, JTC đã hối lộ cho một quan chức cao cấp về quản lý dự án ngành Đường sắt Việt Nam 80 triệu yen (hơn 16 tỉ đồng) để được thực hiện tư vấn dự án trị giá 4,2 tỉ yen; hối lộ quan chức đường sắt Indonesia 30 triệu yen để thực hiện dự án 2,9 tỉ yen và hối lộ quan chức Uzbekistan 20 triệu yen cho một dự án trị giá 700 triệu yen. Tất cả các dự án này đều được thực hiện bằng vốn vay hỗ trợ chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản, được tính bằng đồng yen Nhật.

Sơ đồ miêu tả đường đi của đồng tiền hối lộ. Nguồn: báo Yomiuri Shimbun

Việc đưa tiền hối lộ được tiến hành khoảng 40 lần, trong thời gian từ năm 2008 đến 2012.

Hành động hối lộ này bị phát hiện lần đầu trong cuộc thanh tra thuế của Cục Thuế khu vực Tokyo vào tháng 4 năm ngoái. Cục Thuế Tokyo đã tìm thấy các khoản chi bất hợp pháp trị giá 100 triệu yen núp bóng các khoản phí dịch vụ và đã phạt Công ty JTC 40 triệu yen vì tội “che giấu chi phí của doanh nghiệp”. Tuy nhiên, ngoài khoản này, Cục Thuế còn phát hiện có 30 triệu yen khác được “treo” trong sổ sách; mà 1/3 số đó, khoảng 10 triệu yen, đã được dùng để đưa hối lộ ngay trong lúc cuộc thanh tra thuế đang diễn ra.

Báo Yomiuri Shimbun, cho biết Văn phòng Công tố Tokyo sẽ tiến hành điều tra hình sự đối với vụ hối lộ này với tội danh vi phạm Luật Phòng chống Cạnh tranh không công bằng của Nhật Bản, qua việc đưa hối lộ cho quan chức chính phủ nước ngoài.

JTC là công ty tư vấn chuyên ngành về khảo sát, thiết kế đường sắt, từ năm 2000 đến nay đã đảm nhiệm tư vấn cho khoảng 19 dự án đường sắt ở nước ngoài với tổng vốn ODA khoảng 25 tỉ yen Nhật.

Được biết Dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam của Việt Nam, có tổng chiều dài là 1.555 km, kinh phí lên đến 55,8 tỉ đô-la Mỹ đã được giao cho do Liên danh tư vấn Việt Nam-Nhật Bản (VJC) khảo sát, nghiên cứu và lập báo cáo vào năm 2009.

Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) chính là một trong các thành viên của liên danh này bao gồm Công ty Tư vấn đầu tư và xây dựng Giao thông Vận tải (TRICC) cùng 3 đối tác của Nhật là JTC, Hiệp hội dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JARTS) và Công ty trách nhiệm hữu hạn NIPPON KOEI (NK).

Đây là vụ tai tiếng thứ hai của các công ty tư vấn Nhật Bản liên quan tới các dự án ODA trong lĩnh vực giao thông ở Việt Nam, sau vụ Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (Pacific Consultants International - PCI) đưa hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên trưởng ban quản lý dự án Đại lộ Đông-Tây, để thắng thầu dự án xây dựng đại lộ Võ Văn Kiệt ở TPHCM năm 2008. Dù kêu oan, ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị kết án chung thân, sau đó tại phiên tòa phúc thẩm, được giảm xuống còn 20 năm tù giam về tội "nhận hối lộ".

Nguồn: TBKTSG Online