Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

LẤY Đ** ĐÂU RA VĂN MÀ LẬP VĂN ĐOÀN

Tham khảo thêm bài này: Về cái gọi là văn đoàn độc lập Việt Nam

Bài dưới đây Copy bên nhà Beo Hồng

ĐOÀN KO VĂN LẬP KO ĐỘC - TIẾP

1.
Cái đoàn(quân) không văn (chương) này định lập gì cho độc, hay lại mang mấy bổn cũ ra soạn lại, rồi cười hỉ hả hi ha tự sướng.

Văn đoàn dẫn hội viên ra Bờ Hồ biểu tình đòi tự do tư tưởng hay kí kiến nghị đòi tự do sáng tác?

Lạy gẫy lưỡi, nó chả cho còn chả làm gì được, nữa là đòi.

Mà đời vắng Bùi Hằng rồi, lấy ai có máu trên máu dưới úp âm hộ vào cq. 60 hội viên xáng lập tinh U60, U70 thế, sức hô được mấy nả và, sức vang tới đâu khi trưng ra mớ chữ nghĩa, như Beo nói ở phần đầu, cũ rích kia.

2.
Về tư cách trí thức của ông Nguyên Ngọc, Beo đã từng viết Ở ĐÂY và ĐÂY NỮA

Ông là người ăn may nhiều hơn (trí) khôn, tung ra bản Đề dẫn cởi trói cho văn nghệ, vào đúng thời điểm chính Đảng cũng buộc phải cựa quậy để tồn tại những năm 80.

Thời ấy xa rồi, và sứ mệnh thời cuộc của ông hết đã lâu. Uy tín tên tuổi ông xuống số âm từ ngày ông núp bóng (lần đầu) yêu nước ngoài Bờ Hồ. Lần núp bóng văn chương này, Beo tính lần 2.

Chẳng cứ nhà văn, bất cứ một lều chòi nào bây giờ cũng đều thấy bức bí, thấy quẫn bách trước hiện trạng xã hội.

Cái mà xã hội cần, là thiết lập một lý tưởng mới cho quần chúng, vẽ ra một con đường- hữu hiệu, khả thi, vì một xã hội bình ổn và phát triển- cho họ thoát khỏi những quẫn bách, về lý tưởng cũng như hiện trạng ấy.

Chưa có bất cứ một văn nghệ sĩ đời nào làm được điều đó. Đơn giản, bởi đó là công việc của nhà chính trị. Nếu muốn can dự, chỉ dừng ở mức tham kiến.

Bày tỏ một thái độ trước hiện trạng xã hội, là việc cần và nên. Nhưng dẫn dắt đám đông hành động theo kiểu nửa mùa núp bóng ẩn danh, là hành động của kẻ lưu manh.

Beo luôn thấy Bùi Hằng đáng thương, bởi y thị là nạn nhân cực kì tiêu biểu của những kẻ lưu manh giả danh trí thức, như kể trên.

60 người, già 1/3 là chuyên viên kí các thể loại kiến, lần nào cũng thua trắng lưng. Tuyệt đại đa số lâu lắm chả thấy viết lách, trừ một hai vị viết báo vặt hay trả lời phỏng vấn với tư cách nhà rân trủ, chửi bới chống đối chính quyền, kiếm sống. Một tốp nữa đang ở hải ngoại, không rõ có mất tự do bị kìm kẹp không, cũng chưa thấy tác phẩm mang tầm soi rọi cứu rỗi nhân gian.

Beo bảo thế này: làm dek gì còn chữ nữa mà ra tác phẩm. Lập văn đoàn, chứ lập chính phủ, cũng thế mà thôi.

Còn chữ, đâu cần hội cần đoàn, để tồn tại.

P/S: Một bạn facebook đính chính: Beo có 1 sự nhầm lẫn nhé! Ông Nguyễn Quốc Thái -nhà thơ -kí tên trong cái Văn Đoàn Độc Lập ấy là ở trong SG. Trước 75 và sau 75 vẫn đang làm báo. Địa chỉ nghỉ hưu cuối cùng là báo Doanh Nghiệp.

CÁC ĐẠI GIA RÚT TIỀN, CHÁNH TÍN RA ĐÊ

Khoai@

Ông Phạm Ngọc Trung, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngân hàng Phương Nam trong vụ kiện với nghệ sĩ Chánh Tín, xác nhận nhóm doanh nhân góp tiền để chuộc nhà cho nghệ sĩ Chánh Tín đã chính thức rút lại hết số tiền trong tài khoản.

Trước đó, ngày 21.3, Ngân hàng Phương Nam đã nhận đủ số tiền 10,5 tỷ đồng của nhóm doanh nhân này. Tuy nhiên, bên ngân hàng và nhóm doanh nhân vẫn chưa thống nhất được những cam kết về việc để cho gia đình nghệ sĩ Chánh Tín sử dụng ngôi nhà, mục đích mua nhà, .v.v. Do đó, đến ngày 25.3, nhóm doanh nhân kia đã rút hết số tiền 10,5 tỷ đồng ra khỏi tài khoản dự tính để chuộc lại căn nhà.

Trước đó, ông Nguyễn Chánh Tín đã làm đơn mong được hoãn thi hành án lần thứ 2 cho đến hết tháng 9/2014 với lý do như sau: 
Hiện tại, gia đình chúng tôi rất khó khăn, chúng tôi chỉ có một căn nhà duy nhất để ở. Hơn nữa bản thân tôi bị bệnh nặng, sức khỏe không được tốt. 
Tuy nhiên, luật sư Phạm Ngọc Trung cho biết, dù ngân hàng đã chấp nhận yêu cầu của Chánh Tín nhưng lý do mà gia đình Chánh Tín về mặt pháp lý vẫn chưa đủ điều kiện để hoãn thi hành án. Ông Trung cũng nói: “Nếu nghệ sĩ Chánh Tín bị bệnh nặng, thì ông phải đưa ra hồ sơ bệnh án, hay bất kỳ giấy tờ hợp pháp nào để chứng minh hoàn cảnh của ông. Dù bên phía Chánh Tín chưa hề mở lời với Ngân hàng Phương Nam, nhưng chủ trương phía thân chủ tôi vẫn muốn để Chánh Tín ở lại căn nhà đó đến hết tháng 9/2014 như đơn xin tạm hoãn của ông, để ông có thêm thời gian chuẩn bị, ổn định nơi cư trú mới”.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án quân sự quận 10 cho biết, dù đã ra quyết định thi hành án nhưng thời gian ấn định thi hành án vẫn chưa đưa ra. Và "Nếu hai bên thỏa thuận không được, chúng tôi sẽ tiến hành cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng trước đó, chúng tôi sẽ tạo điều kiện thuê nhà cho ông Chánh Tín". 

Chính quyền sẽ tạo điều kiện thuê nhà khác cho Chánh Tín nếu ông bị buộc phải giao ngôi nhà ở đường Ba Vì cho ngân hàng

Theo thông tin từ phía luật sư Phạm Ngọc Trung, dự kiến trong tuần sau Chi cục Thi hành án sẽ mời hai bên cùng lên để thỏa thuận về việc thi hành án hay là tiếp tục tạm hoãn.

Khoai@ tổng hợp từ nét

ÔNG QUAN NÀY GIÀU PHẾT

Ông Hà Đức Toại, cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn và khối bất động sản “khủng” ở thị xã Bắc Kạn?


Nhiều cán bộ và người dân coi ông Hà Đức Toại là “người hùng” một thời ở tỉnh Bắc Kạn. Ông cũng nổi tiếng với các biểu hiện vi phạm kỉ luật Đảng, coi thường kỉ cương phép nước, những “quyết đáp” đầy uẩn khúc trong chia chác đất công, ban phát quyền khai thác các mỏ khoáng sản, bỏ qua các quy định trong quản lí đầu tư xây dựng cơ bản… sống và hành xử như một “ông vua” ở vùng cao. Với những “thành tích bất hảo” kể trên, ngày 17/4/2007, ông Hà Đức Toại đã bị Thủ tướng Chính phủ kí quyết định kỉ luật với hình thức khiển trách. Tại Hội nghị chuyên đề ngày 16/4/2008, ông Hà Đức Toại bị Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn với số phiếu gần như tuyệt đối (41/42 phiếu) và ai cũng biết, lá phiếu không tán thành duy nhất là của chính ông Hà Đức Toại.

Lí do để Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn bãi nhiệm chức danh Chủ tịch UBND tỉnh của ông Hà Đức Toại xin được tóm tắt như sau: “Từ năm 2006, với cương vị là Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, ông Hà Đức Toại đã thiếu trách nhiệm trong việc lãnh đạo Ban Cán sự Đảng, UBND tỉnh thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Bộ Chính trị. Chưa chủ động tổ chức và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy chế làm việc của Ban Cán sự Đảng, làm hạn chế vai trò lãnh đạo của Ban Cán sự Đảng đối với UBND tỉnh. Buông lỏng và coi nhẹ sự lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chức năng tham mưu giải quyết dứt điểm các vụ vi phạm trong quản lí, sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Bắc Kạn và vi phạm trong đầu tư xây dựng khu dân cư thị xã. Thiếu nhất quán trong chỉ đạo UBND tỉnh giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực khai thác khoáng sản. Vi phạm Luật Khoáng sản và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, vi phạm quy chế làm việc của Ban Cán sự Đảng và quy chế làm việc của UBND tỉnh trong việc kí một số quyết định cho phép và gia hạn trong khai thác tận thu khoáng sản…, gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân…”.

Sau khi bị bãi nhiệm chức danh Chủ tịch UBND tỉnh, ông Hà Đức Toại tiếp tục “tại vị” chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn một thời gian rồi “hạ cánh an toàn”…

Có điều (rất giống với trường hợp ông Trần Văn Truyền, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ), sau khi “hạ cánh an toàn”, ông Hà Đức Toại tiếp tục giữ vững danh hiệu “người hùng” trong giới thượng lưu ở thị xã Bắc Kạn bởi lúc này, hàng loạt “của chìm” mới được ông và vợ, con ông phô phang thành “của nổi”, mặc những lời đàm tiếu, thắc mắc, thậm chí cả tố cáo của không ít cán bộ, đảng viên và nhân dân thị xã Bắc Kạn. Báo Người cao tuổi xin công khai một số trong rất nhiều (dư luận cho rằng ông Toại có thể có đến hàng chục) bất động sản tại các vị trí đắc địa vào hạng nhất, nhì thị xã Bắc Kạn, nhưng tập trung nhất chỉ nêu 3 “dự án gia đình” của ông ở phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn.

Ảnh 1: Khách sạn Anh Thư (tên con dâu cả ông Hà Đức Toại), rộng hàng trăm mét vuông (3 lô đất), xây cao 8 tầng với hàng chục phòng ăn, nghỉ, hội họp có các trang, thiết bị hiện đại đắt tiền, nằm tại ngã ba 2 trục đường chính là đường Kon Tum (đường tránh đi Cao Bằng) và đường 2 chiều Trần Hưng Đạo, đối diện bến xe Bắc Kạn, thuộc tổ 11 phường Đức Xuân, TX Bắc Kạn.

Ảnh 2: Quán cà-phê kiêm Ka-ra-ô-kê “Không gian 68″ cũng rộng hàng trăm mét vuông, gồm 3 lô đất liền kề mang các số 33, 35, 37 trên trục đường hai chiều Trần Hưng Đạo, đối diện chợ Đức Xuân, một trung tâm thương mại sầm uất nhất thị xã Bắc Kạn và chỉ cách khách sạn Anh Thư vài trăm mét.

Ảnh 3: Vẫn nằm trên địa bàn phường Đức Xuân, là 4 lô đất thông nhau (gồm 2 lô số 95, 97 mặt tiền) đường Nguyễn Văn Khoát nối thông 2 lô mặt đường nội bộ phía sau đối diện tổ 13 phường Đức Xuân (4 lô đất dự trữ này mới dựng nhà tạm, sử dụng làm kho chứa hàng). Theo dư luận thì có thể ông Toại còn cả chục lô đất khác trên địa bàn thị xã Bắc Kạn, nhưng chắc chắn không đứng tên “chính chủ” là ông Hà Đức Toại.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết Trung ương 4 (KhóaXI) nêu rõ “một bộ phận không nhỏ”… song rất ít có tổ chức Đảng các cấp tìm ra, chỉ ra được “bộ phận” này. Báo Người cao tuổi trân trọng giới thiệu với bạn đọc một số “gương mặt điển hình” như ông Trần Văn Truyền (cựu Tổng TTCP), ông Ngô Văn Khánh (Phó Tổng TTCP), ông Lê Sĩ Bảy (Vụ trưởng Vụ I Thanh tra Chính phủ) và trang Thư giãn cuối tuần trong số báo này là ông Hà Đức Toại, cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn để bạn đọc tham khảo và các cấp lãnh đạo xem xét, xử lí…

Bài và ảnh Ngân Hà

LÀM ĐƯỜNG PHẢI NÉ NHÀ QUAN?

'Bẻ cong đường' né nhà quan chức ?


Chỉ có chiều dài hơn 2 km nhưng dự án mở rộng đường Trường Chinh thuộc đường vành đai 2 của Hà Nội có hình thù của một “chiếc ghi đông xe đạp”. Đây cũng là nguồn cơn khiếu nại của hàng trăm hộ dân khiến dự án trị giá hàng ngàn tỉ đồng có nguy cơ bị đình trệ.

Đường Trường Chinh mở rộng bị nắn cong nhìn từ trên cao - Ảnh: Hoàng Trang 

Dự án đường Trường Chinh mở rộng có chiều dài 2.200 m từ phố Vương Thừa Vũ đến ngã tư Vọng được khởi công vào tháng 10.2013 với tổng mức đầu tư 2.560 tỉ đồng. Trong đó, hơn 2.000 tỉ đồng giải phóng mặt bằng cho các hộ dân bị ảnh hưởng thuộc các phường Khương Thượng, Phương Mai thuộc Q.Đống Đa và Khương Mai, Phương Liệt thuộc Q.Thanh Xuân.

Ghi nhận của PV Thanh Niên, đến thời điểm hiện tại tuyến đường chỉ mới hoàn thành được đoạn qua Bảo tàng Phòng không - Không quân (PKKQ), còn điểm đầu và cuối thuộc địa bàn phường Khương Thượng và Phương Mai (Q.Đống Đa) chưa triển khai do người dân không chịu bàn giao mặt bằng và đang gửi đơn khiếu nại nhiều nơi.

Thẳng biến thành cong ?

Theo thực địa và bản vẽ, đường Trường Chinh mở rộng đang bị chia làm 3 khúc có hình thù của một chiếc “ghi đông xe đạp”. Tại điểm đầu, đường được mở rộng hướng về phía bắc, ăn sâu vào nhà các hộ dân hàng chục mét nhưng khi qua ngã tư Tôn Thất Tùng, đường bỗng ngoặt về phía nam ăn vào đất thuộc Quân chủng PKKQ. Đến ngõ 150 thì đường Trường Chinh lại bẻ cong trở lại hướng bắc. Từ đầu ngõ này, các mốc giới thể hiện, từ lề đường cũ sẽ mở rộng vào 5 m nhưng qua vài nhà đã ăn sâu vào 15 m và tiếp tục là 20 m...

Tại Quyết định số 19/2008 của UBND TP.Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ đường vành đai 2 thể hiện đường Trường Chinh được mở rộng “cục bộ”, chỗ có chiều rộng 53,5 m nhưng có chỗ rộng đến 57,5 m. “Chỉ giới đường đỏ được vuốt nối, chuyển tiếp từ hướng mở rộng đường chủ yếu về phía bắc sang phía nam và ngược lại để đảm bảo khớp nối chung cho cả tuyến đường”, quyết định nêu rõ.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, một trong những người dân ở P.Khương Mai có nhà bị ảnh hưởng do mở đường, cho hay hiện trạng đường Trường Chinh từ ngã tư Sở đến ngã tư Vọng vốn thẳng tắp nhưng sau khi quy hoạch mở rộng đã thành đường cong: “Về cơ sở khoa học cũng như pháp luật thì chỉ có thể mở đường từ cong thành thẳng chứ không ai làm ngược lại như thế”, ông Tuấn bức xúc.

Đường né nhà quan ?

Trả lời câu hỏi PV Thanh Niên, ông Ngô Quý Tuấn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.Hà Nội cho rằng: “Cong vênh là do yếu tố kỹ thuật của con đường, khi quy hoạch đã lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng”.

Theo hồ sơ tài liệu thu thập được của PV về dự án này, năm 2000, Văn phòng Kiến trúc sư trưởng (nay là Sở Quy hoạch - Kiến trúc) xây dựng phương án quy hoạch tuyến đường theo phương án lấy về phía bắc 20 m, còn lại lấy về phía nam. Phương án này đưa ra lấy ý kiến Quân chủng PKKQ và thống nhất lấy mép đường về phía bắc sâu 7 m, còn lại lấy về phía nam (thuộc đất của quân chủng) để có đủ bề mặt đường mở rộng đủ 53,5 m. Bản đồ quy hoạch được vẽ theo hướng này. Vì ngoài Quân chủng PKKQ, đoạn đường còn đi qua nhiều đơn vị khác nên năm 2006, UBND TP.Hà Nội tiếp tục lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng. Đến năm 2007, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khi đó là trung tướng Nguyễn Khắc Nghiên có văn bản số 762 thống nhất chỉ giới đường đỏ theo hướng lấy sâu vào phía bắc 6 m, còn lại phát triển về phía nam cho đủ mặt cắt đường là 53,5 m.

Theo đại tá Nguyễn Tâm Trinh - nguyên Phó tư lệnh Quân chủng PKKQ và ngụ tại nhà số 10 ngõ 150 Trường Chinh, cho biết việc quy hoạch đường Trường Chinh trước năm 2000 đã được thể hiện tại Quyết định số 108 về định hướng quy hoạch thủ đô đến năm 2030 do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ban hành năm 1998. Lúc đó, đường Trường Chinh mở rộng theo một con đường rất thẳng không có điểm cong. Đại tá Trương Minh Tá, nguyên cán bộ Quân chủng PKKQ cũng cho hay các bản đồ quy hoạch Q.Đống Đa trước đây ông đã từng xem đã thể hiện là đường thẳng. “Rất nhiều người dân phường Khương Thượng biết quy hoạch tiền hậu bất nhất nên mới xảy ra chuyện khiếu nại”, ông Tá nói.

Các cựu binh cũng không ngại ngần khi đặt ra nghi vấn đường Trường Chinh từ thẳng biến thành cong là do né nhà của một số gia đình nguyên là tướng lĩnh, quan chức cấp cao thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ GTVT. Cụ thể, đại tá Nguyễn Tâm Trinh cho biết đường Trường Chinh từ điểm đầu mở rộng ra phía bắc khi qua ngã tư Tôn Thất Tùng một đoạn thì đổi hướng mở rộng qua phía nam do đụng phải nhà của một số tướng lĩnh quân đội và cựu quan chức cấp cao của Bộ GTVT.
Tôi cho rằng quy hoạch đường Trường Chinh hiện nay là một sự bẻ cong trắng trợn vì một mục đích thiếu minh bạch. Với tư cách là nguyên Phó tư lệnh quân chủng, tôi khẳng định về hướng bắc đường Trường Chinh không hề có một công trình nào quan trọng của Bộ Quốc phòng để khiến đường phải đổi hướng.
Đại tá Trinh nói.
Từ phản ánh của các cựu binh, PV Thanh Niên đã thực địa và ghi nhận, sau khi đi qua ngã tư Tôn Thất Tùng một đoạn đường đi qua nhà các tướng lĩnh, quan chức cấp cao là đoạn đường có chiều rộng hẹp nhất so với 2 điểm đầu, chỉ có 53,5 m. Tại đây, nhiều ngôi nhà đã xây cao hàng chục tầng và đang cho thuê kinh doanh. Đáng chú ý, lề đường Trường Chinh mở rộng tại đoạn này vẫn đi theo lề đường Trường Chinh cũ không lấy vào 6 m như trong văn bản mà Bộ Quốc phòng đã đề cập.

Đại tá Trương Minh Tá cho hay hàng loạt vấn đề của dự án đường Trường Chinh mở rộng cần phải làm rõ, đặc biệt là quy hoạch con đường này dựa trên thực địa hay do thỏa thuận để có “lợi ích nhóm”. Ông Tá cũng khẳng định đã gửi đơn lên các cấp thẩm quyền nhưng chưa nhận được câu trả lời.

Thái Sơn - Hoàng Trang

MỜI BỘ TRƯỞNG THĂNG VI HÀNH NÚT THẮT VÔ LÝ NHẤT THỦ ĐÔ

Đình Chú

Cảnh tắc đường ở Nút thắt hầm đường bộ Kim Liên- Xã Đàn- Phạm Ngọc Thạch. Ảnh: Hải Nguyễn

Vẫn biết Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng những ngày này đang bận quá nhiều việc, mà thuần những việc trọng. Nhưng dù bận đến mấy thì cũng xin bộ trưởng bớt chút thời gian vi hành đến một địa điểm không xa xôi gì mà nó nằm chình ình ngay trên vành đai 1 của Thủ đô: Nút thắt hầm đường bộ Kim Liên - Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch.

Hàng ngày, cứ vào giờ cao điểm (sáng từ 7- 8h, chiều từ 5-7 giờ), xin Bộ trưởng ghé qua, chỉ cần dăm bảy phút thôi, bộ trưởng sẽ thấy một sự vô lý đến không thể vô lý hơn, một sự bức xúc đến mức phẫn nộ, một nghịch cảnh (đúng hơn là một tức cảnh) đến bi hài! Hàng trăm phương tiện giao thông lớn nhỏ ken cứng, đông đặc, thậm chí có ngày kéo dài qua cả hầm đường bộ Kim Liên vắt sang đường Đại Cồ Việt. Khói bụi, mùi xăng dầu, mùi mồ hôi người, rồi âm thanh đinh tai nhức óc (nhất là với những người bị kẹt cứng trong hầm).

Bình tâm hơn chút, cứ thử làm phép tính nhẩm: Mỗi người qua đây chậm 10 phút (có ngày đến 20- 30 phút), mỗi ngày có vài ngàn lượt người qua đây nhân lên sẽ thấy hàng trăm giờ đồng hồ bị lãng phí, chôn cứng ở cái nút thắt kỳ quái này. Rồi bao nhiêu xăng dầu bị tiêu tốn vào các phương tiện do chết cứng tại đây? Rồi sức khoẻ do ô nhiễm, tâm lý căng thẳng của bao con người… Thiệt hại cũng có thể đong đếm được nhiều tỉ đồng và cũng không thể đong đếm được bở những thiệt hại vô hình.

Nguyên nhân của sự ách tắc này cũng thật bi hài và trớ trêu. Một hầm đường bộ Kim Liên tiêu tốn hàng ngàn tỉ đồng vốn được coi là hầm đường bộ hiện đại nhất VN, tính đến thời điểm này sắp kỷ niệm 5 năm ngày thông xe (tháng 6.2009). Qua nút thắt sang bên đường Xã Đàn - con đường cũng được mệnh danh là đắt nhất hành tinh với chi phí lên tới cả 1 tỉ đồng/1 mét đường (1.000 tỉ đồng cho con đường chưa đến cây số)! Hầm thì thông thoáng - đường Xã Đàn cũng thông thoáng. Vậy mà ở cái nút giao của hai sự thông thoáng này tồn tại một cái “gai” đến nhức mắt - chỉ vài hộ dân với quán rửa xe, quán ăn lúc nào cũng nhớp nháp, bẩn thỉu và vô cùng nhếch nhác!

Nút thắt hầm đường bộ Kim Liên- Xã Đàn- Phạm Ngọc Thạch. Ảnh: Hải Nguyễn 

Một đoạn đường chỉ vài chục mét mà lấn ra đến gần nửa lòng đường đang thông thoáng đẹp đẽ. Một số hộ dân còn dựng hàng rào tre, gỗ, thậm chí còn cố tình xếp xe máy tạo hàng rào vững chắc để… ngăn người đi đường! Vậy là hàng trăm phương tiện sau khi băng băng qua hầm đường bộ thông thoáng bỗng như bị siết vào cổ họng. Tất cả ùn ứ, đóng cục, nhích từng centimét một.

Báo Lao Động cũng đã nhiều lần vào cuộc tìm ra cái cơn cớ của sự vô lý này. Nhưng các cơ quan và chính quyền sở tại thì kêu khó. Các hộ dân thì đổ tại các cơ quan công quyền tắc trách, vô cảm với dân. Thành phố cũng đã có chỉ đạo phải giải toả dứt điểm. Nhưng rồi, cái vòng luẩn quẩn: “Dân khiếu nại- chính quyền chỉ đạo” cứ chạy quanh như cái đèn cù. Thời gian cứ trôi đi hết ngày này sang tháng kia, hết năm này qua năm no. Nỗi khổ thì dân đi đường gánh đủ!

Hầm đường bộ Kim Liên từ hướng Đại Cồ Việt ra Xã Đàn. Ảnh: Hải Nguyễn

Thưa Bộ trưởng Thăng! Vẫn biết việc “nhỏ” này mà làm phiền đến Bộ trưởng thì quả rất không nên. Và hình như cái nút này cũng không phải thẩm quyền của Bộ giải quyết. Nhưng thực tế vừa qua có những việc nhỏ, thậm chí rất nhỏ (và hình như cũng không phải thẩm quyền của Bộ). Nhưng khi Bộ trưởng ra tay thì sự việc được giải quyết chóng vánh và người được nhờ nhiều nhất vẫn là người dân. Thì đó cầu Chu Va 6, thì đó thầy trò một bản ở Điện Biên qua sông bằng túi nilon, thì đó vụ đắm canô ở Nhà Bè… Những địa danh không vui này sau khi có bàn tay vào cuộc của Bộ trưởng thì kết cục ra sao dân đều biết. Nay “nút thắt cổ chai”, hay đúng hơn phải gọi là nút thắt cổ họng", hầm đường bộ Kim Liên - Xã Đàn này, cũng rất mong Bộ trưởng một lần nữa bớt chút thời gian vi hành (vào giờ tan tầm) để cho dân được nhờ.

Vẫn biết “Hà Nội không vội được đâu”. Nhưng biết đâu sau chuyến vi hành của Bộ trưởng, suy nghĩ của người dân về Hà Nội sẽ khác!

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

RẤT VUI: TÀU NGẦM TRƯỜNG SA ĐANG CHẠY THỬ

Trực tiếp: Tàu ngầm Trường Sa đã xuống hồ 


Sáng nay (28/3), tàu ngầm tự chế Trường Sa được mang ra một hồ rộng khoảng 3ha, sâu 3m để thử nghiệm.

Tiếp tục cập nhật....

Khoảng 10h sáng nay tàu ngầm đã được đưa xuống hồ để thử nghiệm. Hàng ngàn người dân đã xếp hàng quanh hồ hồi hộp chờ ông Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc Công ty Cơ khí Quốc Hòa trình diễn tàu ngầm chạy thử.

Khoảng 10h30 phút, ông Hòa đã bám chiếc cần cẩu và xuống tàu. Một lá cờ đỏ sao vàng được cắm trên nóc tàu trước khi tàu chạy. Sau ít phút, ống khói xả phía cuối con tàu ngầm phụt lên trời, tàu ngầm bắt đầu chạy vòng quanh hồ trước sự reo hò của nhiều người dân.

11h20 phút, ông Hòa chủ nhân của tàu ngầm đã mở nắp của tàu ngầm giơ tay chào mọi người.

Tính đến thời điểm này, tàu ngầm đã chạy quanh hồ được 3 vòng.

Chùm ảnh tàu ngầm tự chế Trường Sa được chạy thử nghiệm trên hồ:




10h30 tàu ngầm tự chế được hạ thủy. Chạy được nửa vòng hồ thì tàu ngầm bắt đầu lặn xuống





Các kỹ sư chuẩn bị đưa tàu ngầm ra hồ















Tàu ngầm tự chế Trường Sa được chuyển ra ô tô








Hệ thống máy móc bên trong tàu ngầm





Xe cẩu hạng nặng đưa tàu ngầm ra hồ để thử nghiệm


Hàng ngàn người dân đổ xô đi xem hạ thủy tàu ngầm Trường Sa mini tự chế


Khu hồ thử nghiệm rộng khoảng 3ha, sâu từ 2,5 đến 3m.

Đức Nguyễn

LO LẮNG VỀ CHUYỆN KHÔNG THỂ BỊ LỘ



Cuteo@

Nói về nghi án nhận hối lội 16 tỉ đồng ở ngành đường sắt , ông GS Nguyễn Mại có tâm sự khá cởi mở. 

Tuy nhiên, Cuteo@ cho rằng, ông nói thế vẫn mơ hồ lắm, chỉ có tác dụng xoa dịu thần kinh cho người đọc thôi, hoàn toàn không có tí tác dụng nào đối với thực tế. Thậm chí, nó còn làm ngứa thêm những nốt ghẻ (nói theo cách của TBT Nguyễn Phú Trọng) đang có xu hướng lan rộng. Vì những gì ông nói, vẫn chỉ chung chung, thiên hạ nói mãi, báo chí nói mãi, ví von vòng vèo mãi. 

Nhiều người cho đó là lối nói chả chết ái, võ đoán và thiếu cơ sở bởi thiếu chứng cứ chứng minh. 

Nói như thế thì ai cũng nói được.

Người dân đang cần cái cụ thể hơn, chỉ mặt, vạch tên lũ sâu mọt. 

Người dân đòi hỏi lũ đã "bị lộ" cần phải bị trừng trị. lũ "chưa lộ" cần phải được lôi ra ánh sáng của công lý, lương tâm và đạo đức, và làm cho mọi thứ tường minh tới mức nếu có hối lộ thì không thể không lộ.

Nhưng dù sao, về hưu rồi mà ông nói được như thế cũng đáng khen. 

Xin nói thẳng Cuteo@ không lo lắng chuyện lộ, hay chưa lộ mà lo lắng về một cơ chế làm cho những chuyện hối lộ kiểu như thế này "không thể bị lộ".
----------------------

Mời đọc tham khảo:

KÍNH THƯA CÁC ĐỒNG CHÍ BỊ LỘ VÀ CHƯA LỘ

GS Nguyễn Mại - nguyên thành viên Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại của Thủ tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ KHĐT, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, hơn 16 tỷ đồng mà vị lãnh đạo ngành đường sắt nhận hối lộ của DN Nhật Bản, chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. 

Là người quan sát nhiều về đầu tư nước ngoài, ông nhìn nhận sự việc Nghi án nhận hối lộ 80 triệu Yên từ nhà thầu Nhật như thế nào, thưa giáo sư?

Tôi không ngạc nhiên, chỉ buồn thôi. Còn về lo ngại việc Nhật Bản liệu có động thái tạm dừng ODA như năm 2008 hay không, tôi nghĩ là không. Ít nhất là thời điểm này. 

Bởi vì về quan hệ đối ngoại, chúng ta chưa bao giờ có được một đối tác kinh tế tốt như Nhật Bản. 

Năm 2007, chúng ta chỉ mới là đối tác chiến lược. Đến năm 2014, quan hệ hai bên đã nâng lên mức đối tác chiến lược mở rộng. Có thể nói hiện nay Nhật Bản đang là đối tác chiến lược tốt đẹp nhất của Việt Nam, ngay cả giới quốc tế họ cũng đánh giá cao mối quan hệ này. 

Tôi nghĩ chuyện 16,4 tỷ đồng nó cũng nặng nề, nhưng sẽ không làm xấu đi mối quan hệ này nhiều đâu. Họ sẽ xử lí sự việc này trên tinh thần chung của mối quan hệ hai nước, chứ tôi không nghĩ sẽ có chuyện cắt ODA thời gian tới vì cái này đâu. 

Thế còn chuyện thanh danh, chuyện thể diện quốc gia thưa ông? Nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế ?

Tôi nói thật là nó cũng chẳng làm mình xấu đi hơn nhiều đâu! Vì bây giờ nói về tham nhũng thì nước mình có tên tuổi thứ hạng lắm rồi, có xấu nữa cũng chả xấu hơn mấy. PCI 2013 vừa rồi, DN FDI họ còn đánh giá bệnh của mình nặng hơn Lào và Campuchia mà. Riêng tham nhũng ODA ở các nước châu Á, trừ Singapore ra thì nước nào cũng mắc phải, nhưng bệnh của mình có lẽ là nặng nhất. 

Nói chung vụ 16 tỷ đang điều tra này nó đã ăn thua gì. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, chứ còn nói thật ra, thì đúng là phải nói “kính thưa các đồng chí đã bị lộ và các đồng chí chưa bị lộ”. Trước đây 1 tháng chúng ta vừa mới xử cái ụ nổi đấy. Rồi chúng ta đang có cái cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình nữa. Đấy bạn cứ thử để rồi mà xem.

Có biện pháp nào để hạn chế tình trạng này thưa ông?

Tôi kỳ vọng nhiều ở dự thảo luật đầu tư công. Trong đó dự thảo đề cập một việc theo tôi rất cần, mà muốn công khai minh bạch thì phải có.

Đó là việc dự thảo luật có nêu đến việc tăng vai trò của Ủy ban mặt trận tổ quốc trong giám sát đầu tư công. Cụ thể, mặt trận sẽ thu hút các chuyên gia giỏi để trở thành một lực lượng giám sát độc lập, theo dõi các dự án từ khi còn là chủ trương đầu tư, chọn thầu, thuyết trình dự án hay thực hiện dự án. 

Cứ thử đến xem nông thôn họ làm đường liên thôn sao rẻ thế. Là vì họ có các ông cụ già, người ta đến người ta xem, người ta giám sát từng cân sắt từng cân xi măng, nên người ta biết được bao nhiêu là đủ, thừa cân nào thiếu cân nào rõ ràng hết. Chứ cứ để mấy ông lãnh đạo xã, lãnh đạo huyện với tỉnh thì tốn kém thất thoát, dễ phạm sai lầm từ chủ trương đầu tư cho đến chọn thầu rồi ăn gian chi phí…

Nếu Dự luật đầu tư công được thông qua mà có những cơ chế thay đổi rồi sau đó thực hiện nghiêm chỉnh thì may ra chúng ta hạn chế được tham nhũng.

Ở Braxin họ có những quy định hay để chống tham nhũng đầu tư công, mà tôi đã góp ý với Hà Nội nhiều lần nhưng họ không tiếp nhận.

Đó là ví dụ như HĐND TP Hà Nội mà thông qua một dự án đầu tư công, thì họ lập ra một nhóm chuyên gia độc lập, các chuyên gia độc lập này sẽ trình lên HĐND một bản thẩm định cái dự án đấy, song song với cái thẩm định của cơ quan nhà nước.

Xưa tới nay cứ nhét nhiều phong bì vào túi bên quản lý dự án thì chuyện thẩm định sẽ rất nhanh, nhưng nếu có một cơ quan độc lập thẩm định như thế thì sẽ hạn chế được tiêu cực.

Bài gốc ở đây