Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Vui tí nào: LÀM GÁI NGOAN HAY GÁI HƯ?

Làm gái ngoan hay gái hư?


(Petrotimes) - Good girls go to heaven, bad girls go everywhere! Gái Ngoan thì được lên thiên đường! Gái Hư thì được đi khắp nơi! Em chọn đi, Tthiên đường hay khắp nơi?

Gái Ngoan là phải biết vâng lời! Bé thì vâng lời cha mẹ, ông bà! Lớn thì vâng lời thầy cô, sếp! Lấy chồng vâng lời chồng, mẹ chồng! Có con thì vâng lời con cái! Gái ngoan không được cãi! Gặp chuyện sai cũng phải nhẹ nhàng, từ tốn, dịu dàng giải thích, phân tích. Rồi thời gian sẽ minh chứng đúng sai! Cãi à? Là gái hư mới hay cãi!

Gái ngoan đi đâu thì đi, tối phải ngồi nhà! Đi thưa về gửi! Xin phép đi mà không được đi thì ở nhà! Không được vùng vằng, không được lý sự! Gái ngoan chọn vâng lời và sống vừa vặn với mong muốn của tất cả mọi người!

Gái ngoan yêu cũng phải trong sáng! Yêu nhau nhiều nhất cũng chỉ hôn nhau. Mà hôn nhau thì cũng phải vào chỗ khuất mới được hôn! Thể hiện tình yêu chốn đông người chỉ có lũ gái hư mới vậy!

Gái ngoan chắc chắn lấy được chồng! Bởi thế nào cha mẹ chả sắp đặt được một nơi chốn cho cô ấy chứ! Với những cô gái biết vâng lời như thế các đại gia (trưởng) hẳn sẽ thích mê!

Em chọn làm Gái Ngoan hay Gái Hư?

Tôi muốn em hãy là gái hư!

Là Hư chứ không phải là Hỏng!

Là Hư vừa phải chứ không phải hư đốn!

Là em biết nghe lời chứ không phải biết vâng lời! Nghe lời cha mẹ và người lớn rồi tuỳ việc đúng sai mà chọn làm hay không làm!

Sống biết điều với mọi người chứ không phải sống vừa lòng mọi người!

Sẵn lòng nổi loạn một tí nếu lòng muốn nổi loạn! Miễn là điều đó không tổn hại đến ai!

Gái hư không chọn thiên đường để tới mà biến những nơi mình tới thành thiên đường, biến chính bản thân thành thiên đường với ai đó mình yêu!

Gái hư không chọn việc làm vui lòng đàn ông mà là sở hữu lòng đàn ông! Gái hư lấy chồng vì chính bản thân mình chứ không lấy chồng để vui lòng cha mẹ!

Gái ngoan có một cuộc đời sạch sẽ như lau như ly, một thời thiếu nữ rõ như sách giáo khoa! Gái hư thì khác, cuộc đời họ giữ rất nhiều bí mật! Không chừng có cả những bí mật động trời, những bí mật mà chẳng ai có thể tưởng tượng ra!

Chọn làm gái ngoan hay gái hư là tuỳ ở em thôi! Tôi chỉ là đề xuất em hãy làm gái hư để cuộc đời em thêm nhiều màu sắc! Bởi làm gái hư cũng cần

Phan Linh

TT NGUYỄN TẤN DŨNG DỰ LỄ THƯỢNG CỜ TÀU NGẦM KILO HÀ NỘI VÀ TP.HỒ CHÍ MINH

Dư luận viên T. Thành

(Tin tức thời sự) - Trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa ngày 2/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định cảng Cam Ranh sẽ sửa chữa tàu biển quốc tế.

Thủ tướng nêu rõ quân cảng Cam Ranh sẽ dùng cho Hải quân Việt Nam, gắn với đó là xây dựng cơ sở hậu cần kỹ thuật cho tàu biển của tất cả các nước, không có sự phân biệt.

“Tàu các nước, kể cả tàu ngầm, nếu có nhu cầu vào đây thì chúng ta cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, tương tự một số nơi khác đã làm như Singapore, Hong Kong...” - Thủ tướng nói.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với lãnh đạo Quân chủng Hải quân trong chuyến thăm quân cảng Cam Ranh chiều 2/4

Trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa lần này, được biết ngày 3/4 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự lễ thượng cờ 2 chiếc tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Việt Nam.

Thông tin cảnh Cam Ranh sẽ cung cấp dịch vụ hậu cần cho tàu biển quốc tế trước đó Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng đã khẳng định: "Việt Nam dự định thành lập một trung tâm dịch vụ quốc tế hoạt động độc lập tại Cam Ranh".

Trung tâm này, theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, sẵn sàng tiếp nhận các tàu thương mại và tàu hải quân của tất cả các nước trên thế giới, họ có thể đi đến Việt Nam để sửa chữa, bảo trì.

Trung tâm này sẽ được điều hành hoạt động trên cơ sở thương mại, dự kiến tại đây cũng ​​sẽ cung cấp các dịch vụ giải trí, chăm sóc y tế và phục hồi chức năng cho các nhân viên hải quân nước ngoài.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh, để bảo vệ chủ quyền, Hải quân Việt Nam đang ngày càng được hiện đại hóa, do đó, cần có một cơ sở làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật để sửa chữa, bảo dưỡng. Tuy nhiên, nếu chỉ phục vụ trong nước sẽ thừa công suất, gây lãng phí lớn.

Vì thế, cảng dịch vụ ở Cam Ranh cần khai thác thêm khách hàng nước ngoài, làm dịch vụ cho cả tàu quân sự lẫn tàu dân sự của các nước.

T.Thành

LỖ HỔNG TÂM HỒN

Hôm nay đi uống cà phê với anh bạn, tình cờ gặp một "nhà báo trẻ", hiện đang làm việc ở một cơ quan báo chí có tiếng nói (vì lý do tế nhị không tiện nêu tên). Câu chuyện trà dư tửu hậu bắt đầu chưa lâu thì vô tình nhắc đến Trường Sa, "nhà báo trẻ" quay sang hỏi anh bạn rằng: 

- " Hỏi thật anh chứ, Trường Sa có gì hay không mà cứ phải đi. Em thì thấy vô nghĩa, mỗi người đi Trường Sa phải tiêu tốn vài chục triệu đồng, tiền đấy mà cho em đi Thái Lan chơi còn sướng hơn..."

Câu chuyện dường như rơi xuống vực thẳm, không còn gì để nói và "nhà báo trẻ" nhanh chóng chuyển chủ đề sang việc viết bài "bênh", "đỡ" cho đơn vị nọ, cơ quan kia... với barem giá cả bao nhiêu... 

Thực sự là bất ngờ với phát ngôn của "nhà báo trẻ", nếu đây là ý kiến của một thanh niên bình thường thì cũng đã khó nghe rồi ấy thế mà lại được phát ra từ một người làm nghề "định hướng dư luận xã hội", tuyên truyền, giáo dục điều tốt đẹp của cuộc sống cho mọi người... Hơn thế nữa "nhà báo trẻ" ấy còn công tác ở một tờ báo có tính lý luận, chiến đấu cao... Rõ ràng là đang có một bộ phận "nhà báo trẻ" bắt đầu làm nghề nhưng đã lệch lạc tư tưởng, mất phương hướng lập trường và có những lỗ hổng khó thể vá lấp trong tâm hồn. Đừng nói đến chuyện đi rao giảng ra sao, định hướng ai, đấu tranh gì khi mà chính trái tim mình không có được tình yêu cơ bản nhất là yêu quê hương đất nước... 

Xã hội hiện đại, không ít thanh niên có thể rồ dại lên vì một "hot boy" ngoại quốc, thức khuya dậy sớm, xoay sở bằng mọi cách để nhìn thấy thần tượng nước ngoài, rơi nước mắt vô chừng vì một ca sĩ trẻ ra đi... Nhưng có khi hỏi họ về nguyên quán, về dòng họ, về gia đình thì lại mù tịt, hay cũng chẳng bận tâm, không mảy may rung động biết tin những người lính ngã xuống ngoài đảo xa để bảo vệ cho đất nước này, cho họ ngày ngày làm anh hùng trên bàn phím... Chuyện thời cuộc, xã hội muôn vàn chẳng thể lạm bàn, bởi mỗi thời mỗi khác. Nhưng không lẽ những người cầm bút đi chở đạo còn đang loay hoay học làm nghề cho đúng đã chệch hướng, đổi thay, mông lung vô định vậy sao... Thật đáng buồn !

Có lẽ "nhà báo trẻ" ấy sẽ chẳng bao giờ hiểu được, không ở đâu nước biển mặn như ở Trường Sa. Mặn như máu !
----
Nguồn: Giang Mèo

Trên đảo Sơn Ca


HIỆP HÒA ANTHONY T NGUYỄN: LƯƠNG NKYN BÈO BỌT QUÁ!

Tội nghiệp cho ông chủ Nhật ký bán nước, có mỗi việc mời đứa trẻ con nào chịu khó ôm máy, giật tít và chém gió trên trang NKYN mà ông ta phải cầu cạnh hết đứa trẻ này đến đứa trẻ khác, rồi còn bị chúng đem ra đấu tố.

Với mức lương đề nghị từ 150-200 USD xem ra là quá hot cho các cô cậu sinh viên trong nước hay những thanh niên lao động chân tay, thích chém gió trên mạng như Dustin Bý, Lâm Duy Nguyễn, Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Vũ Hiệp, Louis Nguyễn (riêng cậu này - chồng hờ của Thu Trang trước khi làm admin NKYN cũng bị xem là DLV)… Chắc do sơ suất, lúc đề nghị Dustin Bý ông ta quên không nói rõ mức lương này nên bị “cậu ta từ chối thẳng thừng”, nay cậu ấy biết mức lương đáng lẽ giành cho mình nên tiếc ngẩn tiếc ngơ, vừa chẳng được nhận lại vừa bị ông đi bêu xấu khắp nơi, đến nỗi vừa không có miếng lại vừa bị mang tiếng “chảnh” lên mới chơi xỏ ông kiểu này.

Thông tin này của ông Hiệp Hòa mà đăng tuyển lựa công khai sẽ gây sóng gió cực lớn, hàng trăm, ngàn DLV đang ước ao, đang khát khao…mức lương bèo đó.

Đúng là làm giàu trong làng zân chủ không khó!

Nhưng so ra, lương NKYN bèo bọt thật!

Cô Trần Khải Thanh Thủy có tiết lộ, mức nhuận bút bèo nhất cho mỗi bài cô ta viết thời còn trong nước cũng được Ðàn chim Việt trả 25 USD, cao nhất là trang Người Việt tới 80 - 100 USD/bài, còn hàng chục trang khác giá từ 30 - 50 USD một bài. Đây là số tiền trả theo từng bài, còn “lương cộng tác viên” riêng cố định hàng tháng bét cũng từ 200 USD. Thảo nào cô ta chuyển từ Hội nhà văn Hà Nội sang làm bồi bút cho các trang lá cải hải ngoại. Cô này cũng than thở Việt tân bóc lột người tàn bạo nhất, khi trả cho cô ta có 20 USD/bài cùng với mức lương “thành viên Việt tân” là 200 USD mỗi tháng. Đó là lý do mà cô ta phải sống chết với Nguyễn Khắc Toàn để tranh giành “dân oan” vừa làm vốn đầu cơ tổ chức này hội nhóm kia, vừa có nguồn tư liệu viết bài với hàng trăm mánh moi tiền từ túi các ông bà hải ngoại.

Riêng mức lương “trả công cho tài dựng chuyện” của Dân làm báo chắc khủng hơn nên các anh chị nổi tiếng chút chút như Đoan Trang, Mẹ Nấm Gấu, An Đổ Nguyễn, Huỳnh Thục Vy, Người Buôn Gió, JB Nguyễn Hữu Vinh,… mới ham hố, cạnh tranh nhau giành xuất này đến mức tố nhau trên mạng.

Còn để được làm blog, cộng tác viên cho các đài VOA, RFA, BBC là “đẳng cấp” nhất, khi ngoài mức “lương” cố định hàng tháng (chắc bèo cũng phải 200 USD) thì mỗi bài được đăng cũng phải cỡ 100 USD, nên chị Mẹ Nấm Gấu đã sung sướng reo vui, khoe với cả làng khi được RFA ký kết làm blog độc quyền.

Anh chị nào không có khả năng viết lách, chém gió, thì làm “nhiếp ảnh gia” như Binh Nhì Nguyễn Tiến Nam, chụp ảnh gửi ra ngoài cũng không đến nỗi. Thế nên, nguyên nhân TTXVA bị các anh chị trong nước tẩy chay, phần lớn vì cứ xài đồ chùa, lại còn đóng cộp cái dấu bản quyền khi săn “trộm” được từ facebook hoặc các diễn đàn trên mạng (vì mấy anh chị này thường thỏa hiệp kín với ông chủ hải ngoại, em đưa lên phây trước, rồi anh hãy xài để em còn trốn luật, công an bắt thóp xử tù). Mẹ Nấm Gấu từng đứng ra chiến đấu bảo vệ “quyền bản quyền” cho các bức ảnh của Binh Nhì vì cậu ta chỉ “giành” cho Dân làm báo, chứ không có giao kèo với TTXVA

Thảo nào đội quân viết bài, chém gió của các anh chị zân chủ ngày càng đông đúc đến thế. Họ phải săn lùng tình tiết có thể tố cáo được Chính phủ Việt Nam, dù nó ở vùng sâu vùng sa, thôn bản hẻo lánh hay không quản đêm hôm lao đến “hiện trường”. Nếu tháng nào không có sự vụ nóng bỏng, đói tin thì các anh chị không quản ngại tung tin, dựng chuyện, thổi phồng, bóp méo cái gì gì đó mà túm được. Cho nên anh nào cũng biết mánh anh đấy, anh nọ chê anh kia tin vịt, tin không kiểm chứng …giống như Lâm Duy Nguyễn (admin NKYN) chê Dân làm báo vậy.

So với các trang tin cuốc tế như BBC, RFA, VOA, hay lá cải như Dân làm báo, Đàn chim việt…thì NKYN chỉ thuộc hàng chém gió, viết vài cái comment rồi ngồi đôi co trên mạng thì lương 150-200 USD cũng đúng thôi. Đến cả cậu Dustin Bý viết chính tả còn sai (anh chả, anh chả…lương! Đố ai biết chữ chả lương viết đúng chính tả phải CHÌNH bày ra sao, để mình hỏi cu con lớp 1 cho …chắc ăn ) mà còn không mời được thì sao các anh chị có hạng lâu năm như Đoan Trang, Trịnh Hự làm tin cho, xài chùa hàng thứ 2, thứ 3 là tốt lắm rồi. Đám này nhận lời làm admin chắc chỉ để khuyến dụ đám trẻ đông đúc trong NKYN theo kiểu “về với nhóm chị nha em” vì cái NHIỆM VỤ VIỆT TÂN GIAO CHO, đua tranh, tranh giành lực lượng với các đàn anh đàn chị khác trong nước mà thôi.

Hay thật, các anh chị zân chủ trong nước càng ngày càng diễn nhiều kịch vui cho các DLV như mềnh viết mỏi cả tay, thảo nào nó ngày càng xứng đáng với danh xưng mà cụ ông Nguyễn Thanh Giang phong cho: CHỢ TRỜI DÂN CHỦ!

Võ Khánh Linh
P/s: Tham khảo

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

ĐÁNG NỂ THẬT: SỰ TÔN NGHIÊM THIÊNG LIÊNG

(GDVN) - Bài văn mang tên "Sự tôn nghiêm thiêng liêng" của thí sinh tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã đạt điểm tối đa và được coi là một bài văn mẫu để tham khảo.


Đề bài:

Đọc đoạn văn sau đây, làm bài theo yêu cầu.

Có một người xây dựng cơ nghiệp bằng hai bàn tay trắng, rồi trở nên giàu có. Ông đối xử hào hiệp với mọi người, nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện.

Một hôm, ông tìm hiểu ba gia đình nghèo, cuộc sống rất khó qua ngày. Ông cảm thông cho hoàn cảnh của mấy gia đình này, quyết định quyên góp cho họ.

Một gia đình hết sức cảm kích, vui vẻ đón lấy sự giúp đỡ của ông.

Một gia đình thì vừa do dự vừa tiếp nhận, nhưng hứa là nhất định sẽ hoàn trả lại.

Một gia đình cảm ơn lòng hảo tâm của ông, nhưng lại cho rằng đây chỉ là một hình thức bố thí, nên đã từ chối.

Yêu cầu bài làm:

(1) Tự chọn góc độ, tự xác định lập ý, tự đặt tiêu đề, không giới hạn về thể loại văn.

(2) Bài làm phải trên 800 chữ.

(3) Không được rập khuôn, không được sao chép

Bài làm:

Sự tôn nghiêm thiêng liêng

Nhà báo nổi tiếng Ai cập Heikal nói: Tôn nghiêm của con người còn có giá trị hơn cả tiền bạc, địa vị, quyền lực, thậm chí hơn cả sinh mệnh. Trên Bến xe Trung tâm New York Mỹ, khi mọi người bỏ tiền cho người lang thang hoặc nghệ sĩ lang thang, nhất định phải đối sử bình đẳng với họ. 

Khi họ biểu diễn, bên cạnh có đặt chiếc đĩa màu vàng hoặc chiếc mũ để nhận tiền của mọi người cho, nếu như bạn không thưởng thức biểu diễn của họ mà bỏ tiền vào đó thì sẽ họ từ chối, nếu bạn sau khi đã thưởng thức rồi mà không vỗ tay hoặc không có sự đánh giá gì, thì họ cũng không nhận tiền bạn cho. Bởi vì họ cho rằng: "Sự bố thí của bạn, sự tôn nghiêm của tôi, chúng ta đều bình đẳng cả". 

Cho nên con người sống trên đời này, cần phải đội trời đạp đất, phải ngẩng đầu ưỡn ngực, phải có tôn nghiêm.

Tôn nghiêm, là bộ mặt của con người, là thứ để được người khác chấp nhận. Đây không phải là sĩ diện, không phải là thứ lấy ra để khoe khoang.

Tôn nghiêm, là đạo đức và khí tiết, là một loại giá trị quan, là loại tinh thần tự lập tự cường; là thứ cảm nhận tốt đẹp được người khác tôn trọng và tin yêu đến từ lòng tự trọng tự yêu thương của chính bản thân mình. 

Tôn nghiêm là thiêng liêng bất khả xâm phạm, không thể bôi nhọ, chúng ta cần phải bảo vệ tôn nghiêm. Một con người nếu như mà ngay cả tôn nghiêm cũng không còn nữa, thì sự sống của họ tất sẽ rất ảm đạm, thậm chí không giá trị gì, con người đều phải mang theo lòng tôn nghiêm để mà sống. 

Có tôn nghiêm rồi, bạn mới có thể coi trọng bản thân mình, từ đó mà có yêu cầu nghiêm khắc và tiêu chuẩn cao cho bản thân mình, không vượt qua phạm trù quy định; có tôn nghiêm rồi, người khác mới kính trọng bạn, những việc bạn làm mới có ý nghĩa. 

Một con người, một dân tộc, làm thế nào mới có được tôn nghiêm, không thể chỉ dựa dẫm vào người khác, mà chỉ có thể dựa vào bản thân. Phải dựa vào tu dưỡng bản thân mình, dựa vào tinh thần "giàu sang mà không phóng đãng, nghèo hèn mà không rời đổi, uy lực không khuất phục được" toát ra từ trong xương cốt. 
Tự kính trọng mình thì được người khác kính trọng, tự hạ thấp mình thì sẽ bị người khác khinh miệt, đây là lý lẽ cơ bản nhất. Sống một cách có tôn nghiêm thì mới có ý nghĩa, quyết không buông bỏ tôn nghiêm làm người; sự sống bé nhỏ trở nên cao quý là vì chúng có tôn nghiêm.

Trước cái đúng và cái sai, biết bao các chí sĩ và dân thường yêu nước coi tôn nghiêm là tính mạng, họ thà làm ngọc vỡ không làm ngói lành, trong dòng lịch sử dài đằng đẵng, đã để lại biết bao tấm gương sáng ngời. 

Đào Uyên Minh, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng cuối đời Đông Tấn đầu đời Nam Tống quyết không chịu cúi đầu trước năm đấu gạo, ông Tô Vũ, vị đại thần đời Tây Hán thà bị đày đi chăn cừu ngoài cửa ải xa xôi chứ không chịu đầu hàng, ông Văn Thiên Tường, đại thần, nhà chính trị, nhà văn anh hùng yêu nước đời Nam Tống từng nói câu:

"Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh"
(Con người xưa nay ai mà không chết. Chỉ làm sao lưu lại lòng son với sử xanh).

Nhà văn nổi tiếng Chu Tự Thanh thà chết đói cũng không chịu nhận lương thực cứu tế của Mỹ lúc bấy giờ. Họ có đức tính ngay thẳng chính trực, họ sống một cách tôn nghiêm, thà đứng thẳng mà chết chứ quyết không quỳ mà sống. Cho dù buộc phải mất đi tính mạng, cũng phải bảo vệ tôn nghiêm.

Thế nhưng, cũng có nhiều người, vì sinh tồn, vì đuổi danh trục lợi, vì leo lên địa vị cao, ... mà đã bán rẻ tôn nghiêm. Trong đời sống hiện thực, có người thà quỳ xuống để yên thấm sự việc, có người đã chạm tới đáy vực của đạo đức vì tiền của, thậm chí có người đã bán rẻ nhân cách của mình,... tôn nghiêm, xem chừng đã xa dần với chúng ta. 

Khúm núm quỵ lụy, a dua nịnh hót, vứt bỏ tôn nghiêm, mất cả nhân cách, cho dù có vinh hoa phú quý hưởng thụ không xuể đi nữa, thì cũng không thể nào có được niềm vui thật sự, và chỉ có thể không đáng để mọi người nhắc đến. 

Những quan chức tham nhũng như Văn Cường, Hứa Mai Vĩnh, Tăng Cẩm Xuân chỉ vì lợi ích của bản thân mà bán rẻ nhân cách, bán rẻ tôn nghiêm, họ đã hoàn toàn quên mất chuẩn tắc cơ bản của làm người. 

Những loại người như Lý Hạo, chỉ vì dục vọng ích kỷ của mình, đã giam hãm, cướp đoạt tự do và tính mạng của người khác không tiếc tay, hoàn toàn mất đi tính tối thiểu nhất của con người, hắn xấu xa bỉ ổi đến tột độ.

Tôn nghiêm, không phải ai cũng có thể giữ gìn cho được, muôn vật trên đời này đều có tôn nghiêm. Tôn nghiêm không có khoảng cách giàu nghèo, không có cao thấp sang hèn, tôn nghiêm là sự bình đẳng. Trên có vĩ nhân, dưới có thường dân, ai nấy cũng đều có tôn nghiêm.

Tôn nghiêm, thiêng liêng bất khả xâm phạm.

Lời bình: 

Tầng thứ luận chứng của bài văn rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Mở đầu đã dùng một câu danh ngôn và lấy ví dụ của một sự việc dẫn vào chủ đề về tôn nghiêm, rồi trình bày và phân tích "tôn nghiêm là gì";

Tiếp theo đã trọng tâm luận chứng "con người vì sao phải có tôn nghiêm" từ hai mặt chính diện và phản diện, vừa có nhân vật điển hình của các chí sĩ chính trực cổ đại, lại có kẻ điển hình phản diện trong xã hội ngày nay, bài văn đã sử dụng câu và đoạn của "tài liệu phần hai" một cách khéo léo, đã làm tăng thêm sức mạnh luận chứng. 

Sử dụng các dẫn chứng vừa điển hình vừa mới mẻ, tài liệu rất phong phú, luận chứng rất đầy đủ.

ĐỪNG BAO GIỜ COI TRỌNG CON CHÓ HƠN CON NGƯỜI

Bảo vệ động vật là tốt, nhưng đừng bao giờ coi trọng con chó hơncon người. Một chia sẻ đáng để suy nghĩ của facebooker Hà Cao.


Vài năm trở lại đây, như có một cơn gió nào đó từ Mỹ và phương Tây thổi lại, đã có sự xuất hiện của một vài nhóm bảo vệ chó tại Việt Nam. Từ đó đã có những cuộc xung đột giữa những người bảo vệ và ăn thịt chó, người ta cãi nhau vì chó.

Một bên tin rằng chó là bạn, một bên cho rằng chó cũng chỉ là chó – tức động vật mà ta có thể ăn thịt.

Một bên cho rằng nếu một người cư xử tốt với chó, họ sẽ có tâm hồn và tình người cũng từ đó mà thắm thiết hơn. Rằng chó là bạn của con người mà ăn thịt nó thì chắc chắn đó là loại máu lạnh. Bên còn lại cho rằng ăn thịt chó chả liên quan gì đến quan hệ giữa người với người vì người là người, chó là chó. Và bênh chó tức là khinh người nghèo.

Bên nào cũng có lý do của mình cả.

Song, thực tế cho thấy tôi nghiêng về nhóm thứ 2 và rất hoài nghi về lý thuyết của những người bênh chó.

Trong những cơn gió của phương Tây, tôi thích những phong trào đấu tranh cho quyền con người như quyền hôn nhân đồng giới hay những vấn đề liên quan đến phân biệt chủng tộc, giới tính, trẻ em. Tôi không quan tâm đến quyền của chó dù tôi rất yêu chó. Tôi quan tâm và nghĩ đến quyền con người nhiều hơn. Tôi thấy đúng là chó là loài vật rất đáng yêu nhưng có lẽ hơi hài hước khi ta bảo vệ nó trong một xã hội mà quyền con người còn quá nhiều hạn chế, tồn tại.

Và với những gì tôi nhìn thấy, tôi không chắc chắn rằng những người ăn thịt chó thì tốt nhưng cũng rất ngờ vực cho những ai bảo vệ chó thì sẽ có tâm hồn và đối xử với con người tử tế hơn. Tôi không nghĩ vậy và cũng chả thấy điều đó trong đời sống.

Tôi chỉ thấy không ít người xem chó hơn con người, họ có thể cho con chó ăn thịt bò còn với con người thì không, họ tiếc. Tôi cũng thấy những kẻ sẵn sàng giết và đốt người chỉ để bảo vệ chó.

Tôi cũng thấy những kẻ xấu tính, hay ngờ vực con người, họ chuyển sang tin và sống cùng với chó vì họ tin rằng chơi với chó tốt hơn. Điều này cũng tệ hại như một ả đàn bà nào đó bị thất tình thì quay sang rủa xả loài người dù loài người chả có lỗi gì với họ và sự thất tình của họ không phải vì người ta thờ ơ mà chẳng qua những đòi hỏi của ả quá sức chịu đựng của ai đó. Kiểu như ả nào đó vì quá yêu bản thân mà không được người ta cung phụng như ý muốn (rất trời ơi), họ quay sang cay nghiệt với cuộc đời và cho rằng cuộc đời xấu tính. Đúng hơn họ mới chính là những kẻ xấu tính.

Tôi cũng thấy những người bảo vệ chó tấn công suồng sã, can thiệp thô bạo, vô cớ vào sở thích vô hại của người khác. Nó gần giống với việc xâm hại quyền tự do cá nhân vơi chiêu bài nhân đạo (cho loài chó). Bạn xem chó là bạn thì cứ việc chơi với chó còn ai ăn thịt chó là việc của họ, bạn can thiệp làm gì và lấy quyền gì để can thiệp? Cũng như với những người Ấn Độ giáo họ không ăn thịt bò vì với họ đó là vật thiêng trong khi chúng ta vẫn cứ ăn và họ cũng có nói gì đâu? Tôi thấy chính những bạn bảo vệ chó mới man di và rừng rú khi áp đặt niềm tin và văn hóa của mình lên người khác.

Không phải cứ cái gì của Mỹ hay phương Tây cũng đúng các bạn ạ và con người ấy mà, hơn nhau chăng ở chỗ tư duy ấy. Ấy là ta biết sử dụng tri thức ra sao chứ không phải dùng bừa. Tôi thấy có dấu hiệu các bạn đang dùng tri thức một cách bừa bãi đấy.

Và tôi cũng thấy không ít người ăn thịt chó có tâm hồn. Cơ bản tâm hồn ấy còn lớn hơn tâm hồn các cô đang bảo vệ chó. Ở chỗ họ rung động đúng nơi đúng việc, họ không rung động vặt, họ không ngồi khóc như cha chết khi xem phim Hàn Quốc để dành nước mắt cho những điều lớn lao hơn.

Ngữ xúc động vặt chỉ là thứ của nợ của đời, các cô yếu đuối mỏng manh như lá lúa, động tý nước đầy quần, thân các cô mà các cô lo chưa xong thì lo được cho ai? Hay chả lo được cho ai các cô lo cho chó (quá dễ) để được cái tiếng mình dồi dào cảm xúc?

Quan điểm của anh, anh chỉ tập trung lo cho quyền con người và dù rất yêu chó, anh cũng chưa có thời gian quan tâm đến quyền của nó.

Là chưa kể, có mấy đôi dở hơi trong làng báo vì bảo vệ chó mà tấn công người, lôi ông bà người ta ra mà chửi để bảo vệ chó làm anh ngứa mắt *** chịu nổi. Man di bỏ mẹ lên được cứ ngỡ mình văn minh. Động đến anh, anh bẻ răng cho chúng mày bú nhau bằng lợi chứ ở đó mà to mồm. Ngữ thần kinh!

Nguồn: 

BÁC NGUYÊN NGỌC NHƯ TÔI ĐÃ BIẾT

Khoai@


Nuối tiếc cho Nguyên Ngọc của một thời!

Anh hùng Núp ra đi, không còn ai để núp bóng, vậy nên háo danh, kiệt sức, hết tuyết, đổ đốn là những gì mà người ta thấy Nguyên Ngọc hôm nay.

Tre làng giới thiệu bài của Le Anpô:


Bác Nguyên Ngọc như tôi đã biết

Tôi lớn lên ở khu tập thể số 12 Lý Nam Đế, cái con phố nhà văn Chu Lai gọi là “phố nhà binh”. Bây giờ ngoài mấy cái vọng gác để biết đấy là cơ quan quân đội, còn thì con phố này toàn là cửa hàng bán máy móc vật tư tin học, mấy thằng chúng tôi từng lớn lên ở đó bảo nhau phải gọi là “phố Hàng Tin”. Khu tập thể nơi gia đình tôi sống gồm có mấy dãy nhà cấp bốn rất dài. Mỗi dãy nhiều gian, mỗi gia đình ở trong một gian rộng. Phía trước dãy nhà là cái lối đi nhỏ, bên kia lối đi là dãy bếp, mỗi nhà được một gian bếp be bé. Bếp gần nhau nhà gần nhau nhà ai nấu nướng món gì là hàng xóm biết ngay. Bố mẹ đi làm cả ngày, ngoài giờ học trẻ con chúng tôi tụ tập đánh bi đánh đáo, chơi tú lơ khơ, chơi trốn tìm, đứa nào không chơi thì tụ tập kể chuyện, chủ yếu chuyện ma. Một hôm tôi đang chổng mông bắn bi thì mấy đứa đang chơi cùng lại chạy đâu mất. Mãi sau chúng nó mới lò dò chui ra, mắt lấm lét nhìn theo một người đàn ông thấp bé sắp đi khuất vào dãy nhà phía sau, một thằng thì thào: “Ông Nguyên Ngọc đấy, ông ấy ghê lắm”. Hồi đó tôi đã học bài về “Đất nước đứng lên” ở trường, nên kính nể nhìn theo. Từ đấy tôi bắt đầu chú ý đến bác, kiểu như là hâm mộ người nổi tiếng. 

Nhưng người tôi hâm mộ lại rất khác người, ra đường cắm cúi đi, có ai chào mới trả lời, còn thì chẳng chào hỏi ai. Nhà bác đóng cửa im ỉm suốt ngày, con gái bác ngoài giờ đi học là bị cấm cung trong nhà, không ra ngoài chơi. Chỉ có vợ bác ra đường là niềm nở chào hỏi. Mẹ tôi bảo hồi trẻ bác gái ở miền nam bị quân giặc bắt tra tấn dã man, giờ vẫn hay đau yếu. Một lần cả nhà đang ăn cơm chiều, nghe tôi hỏi tại sao bác Nguyên Ngọc ít giao du với người trong khu tập thể, mẹ tôi bảo: “Úi giời, ông ấy khinh người chứ còn sao nữa. Ông ấy không cho con gái chơi với đám trẻ vì sợ bị hư hỏng”. Bố tôi gạt đi: “Kệ người ta, mỗi người mỗi cách sống, bàn tán linh tinh đến tai người ta lại mất lòng”. Mẹ tôi có vẻ phật ý vì sau đó bà nói lại: “Cả khu này người ta nói thế”. Lần khác lại thấy xôn xao không biết củi lửa thế nào mà bếp nhà bác Nguyên Ngọc bị cháy. Mấy nhà liền kề chỉ lo giữ nhà người ta, chẳng ai giúp chữa lửa. Cả khu tập thể chỉ có nhà văn Nam Hà với nhà văn Chu Lai chạy sang. Nhà văn Chu Lai trẻ hơn chạy đi chạy lại xách nước, hai tay hai xô. Nhà văn Nam Hà tuổi già hơn thì đứng hắt nước. Mẹ tôi bảo nhà văn Nam Hà với nhà văn Chu Lai cùng ở tạp chí Văn nghệ quân đội với bác Nguyên Ngọc, không giúp là người ta cười cho, chứ chắc gì các chú ấy nhiệt tình. Nghe mẹ tôi nói, bố tôi bảo anh em tôi: “Khu này toàn gia đình bộ đội, anh em đồng chí sống với nhau bao nhiêu năm, phải sống thế nào mọi người mới lờ đi như thế. Sau này các con ở đây hay ở đâu cũng phải có hàng xóm láng giềng, đừng để lúc gặp khó khăn mà không ai muốn giúp”. 

Sau sự kiện cái bếp nhà bác Nguyên Ngọc bị cháy, tôi không coi bác là thần tượng nữa. Hồi bác ấy về làm ở báo Văn nghệ, nghe bác T hàng xóm bảo bố tôi: “Tay ấy mà làm lãnh đạo thì khối thằng chết, đúng là nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ”, tôi không hiểu tại sao. Bác giải thích: “Các cụ tổng kết những người mắt lé, lùn, răng hô, mặt rỗ là rất ghê gớm”. Bác T làm tôi nghĩ ngay đến dáng loắt choắt của bác Nguyên Ngọc. Lần bác Nguyên Ngọc tổ chức ý kiến trên báo Văn nghệ đánh ông Đặng Bửu, bố tôi bảo: “Bác T nói đúng thật”. Học xong đại học tôi đi làm, lấy vợ rồi ở riêng. Bố mẹ mất, căn hộ trong khu tập thể để chú em tôi. Hàng tuần về thăm bố mẹ, hoặc sau này ghé thăm vợ chồng chú em, đôi lần tôi thấy bác Nguyên Ngọc, vẫn cắm cúi đi, không thèm nhìn ai. Tôi chán thần tượng còn vì lâu quá chỉ thấy bác nói trên báo trên TV trong nước và nước ngoài, không thấy bác viết văn. Hồi mới lớn đọc tập 1 tiểu thuyết Đất Quảng của bác, tôi chờ tập 2, chờ mãi ba mươi năm chẳng thấy bác in tiếp. Đem chuyện này hỏi thằng bạn làm trong nghề văn, nó bảo ông Nguyên Ngọc hết tuyết rồi, còn gì mà viết. Ông ấy chỉ còn cái danh nhà văn ăn theo “Đất nước đứng lên”, “Đường chúng ta đi” thôi. Xong nó kể cho tôi nhiều chuyện về bác Nguyên Ngọc. Tôi nhớ nhất là chuyện trước khi bác Nguyên Ngọc về làm Tổng biên tập báo Văn nghệ, bác Đào Vũ Tổng biên tập vào miền nam mấy tháng liền. Để cho báo tiếp tục ra, các bác ở tòa soạn lập một nhóm gồm Võ Văn Trực Phó tổng biên tập, Hữu Nhuận Thư ký tòa soạn, Ngô Ngọc Bội Trưởng ban văn xuôi, cùng ký vào bản thảo để cùng chịu trách nhiệm. Truyện Tướng về hưu của anh Nguyễn Huy Thiệp in vào thời kỳ này. Thế mà về sau bác Nguyên Ngọc lại bảo khi bác ấy về làm báo Văn nghệ, thấy bản thảo truyện Tướng về hưu bị vứt vào sọt rác, bác ấy lấy ra cho đăng. Hôm mới rồi, thấy bác Nguyên Ngọc công bố cái Văn đoàn độc lập, tôi gọi điện hỏi thằng bạn, nó lại bảo: “Vào đấy chỉ đi kê ghế cho Nguyên Ngọc chứ văn chương gì”. Nó nói thế làm tôi lại nhớ đến câu nói lúc sinh thời bác T hàng xóm nhà tôi ngày trước: “Tay ấy mà làm lãnh đạo thì khối thằng chết”!

Lê Anpô