Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

TẤN CÔNG Ở TRƯỜNG HỌC MỸ: 20 NGƯỜI BỊ THƯƠNG

TTO - Hai mươi học sinh bị thương, trong đó có bốn người nguy kịch, trong một vụ đâm chém xảy ra ngày 9-4, ở một trường cấp ba vùng Franklin tại Murrysville, cách Pittsburgh (Pennsylvania, Mỹ) khoảng 24 km về phía đông, theo hãng tin Fox News.

Hiện trường vụ tấn công bằng dao, cảnh sát đang chăm sóc cho những nạn nhân - Nguồn: WTAE / DailyMail

Hãng tin này dẫn lời Dan Stevens, người phát ngôn của cơ quan quản lý các tình trạng khẩn cấp tại hạt Westmoreland cho biết, một nghi can nam giới đã bị bắt giữ.

Stevens nói những người bị thương từ 14 tới 17 tuổi, tất cả đều bị đâm hoặc chém bằng dao.

Họp báo về vụ việc dự kiến sẽ diễn ra vào lúc 10g30 sáng (giờ địa phương, tức 21g30 tối 9-4 giờ Việt Nam), theo lời ông Stevens. Các bản tin ban đầu của AP nói có thể một người đã cầm dao chạy vào trường học và đâm chém các học sinh.

"Con gái tôi nói với tôi kẻ đâm người là một học sinh lớp 10”, phụ huynh Tim Graham cho biết.

“Một sự kiện nghiêm trọng đã xảy ra ở một trường cấp ba”, một thông báo trên trang web của cơ quan quản lý giáo dục địa phương cho biết. “Tất cả các trường tiểu học sẽ đóng cửa, các trường cấp hai và cấp ba sẽ được tăng cường an ninh. Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin ngay khi có thể”.

Đài truyền hình CNN dẫn lời bác sĩ Chris Kaufmann ở bệnh viện Forbes tại Monroeville, Pennsylvania nói bệnh viện đang điều trị cho bảy thiếu niên bị đâm ở phần thân, bụng, ngực và lưng. Ông nói các vết thương “khá nghiêm trọng” và một số “có thể đe dọa tính mạng”.

Tất cả các trường tiểu học ở khu vực đã bị đóng cửa sau khi vụ việc xảy ra.

HẢI MINH - A.C

VÌ SAO HỌ KHỔ?

Mấy nay, đang ầm ĩ chuyện có cô nhà báo ém tiền bạn đọc ủng hộ cho nhân vật tận khổ. Tôi muốn kể cho bạn nghe câu chuyện của chính tôi.

Tôi đã viết rất nhiều những hoàn cảnh cần bần hàn và họ đều nhận được sự giúp đỡ cần thiết. Thế nhưng...

1. Người đàn ông ấy gọi cho tôi bất cứ lúc nào khi anh cảm thấy anh bị ức hiếp. Lắm khi, anh gọi chỉ vì "Công an xã bắt em phải có tạm trú thì em mới được ở". Người đàn ông này, tứ cố vô thân, bị tai nạn giai thông nằm bệnh viện. Bạn đọc giúp anh có được một ngôi nhà, một mảnh vườn.

2. Cô gái ấy đủ tiền chuộc con mới sinh sau bài viết. Dư thêm gần 25 triệu và một công việc mà chủ doanh nghiệp chỉ chờ cô nhận lời. Tôi sợ chồng cô nghiện, nên quyết định nhờ cơ quan giữ lại tiền, chi cho cô mỗi tháng 3 triệu để cô nuôi con, nhằm kéo dài được sự giúp đỡ. Ngay đến tháng thứ Tư, buộc tôi phải chuyển toàn bộ tiền cho cô vì cô gọi liên tục.

3. Gia đình khác có cô con gái nghi vấn bị lão hàng xóm cưỡng hiếp không được nên quẳng vào đống lửa đang cháy ngùn ngụt. Một đồng nghiệp bên báo Công an TP.HCM viết bài, gia đình nhận được hàng trăm triệu tiền bạn đọc giúp đỡ. Tôi viết tiếp, họ nhận được số tiền lớn tương tự vậy. Cho đến giờ, họ vẫn khó khăn. Là tại làm sao?.

Mẩu chuyện trên chép từ nhà bạn Ngô Nguyệt Hữu. Còn đây là chuyện thật của Beo.

Nhà cô ở Long An, 20 tuổi kịp có 2 đứa con, đứa thứ 2 bị hẹp van tim. Chồng bằng tuổi và nghiện rượu hạng nặng. Cô chỉ có 2 cái áo mặc thay đổi.

Gặp cô trong một chuyến làm từ thiện. Beo kêu gọi giúp cô được 19tr. Riêng Beo cùng với một chị bạn bác sĩ chia đôi trả toàn bộ chi phí ca mổ cho con cô.

Số tiền kia, Beo làm cuốn sổ tiết kiệm, kì hạn 6 tháng lĩnh lãi, đứng tên mẹ chồng cô và Beo giữ cuốn sổ.

Suốt 2 tuần sau khi con cô xuất viện là 14 ngày khủng hoảng thần kinh với Beo. Nhận lại cuốn sổ TK rồi cũng chưa yên, không chỉ cô mà cả nhà cô liên tục gọi điện thoại, đến tận cơ quan đón đầu tra vấn xem, Beo có còn giữ tiền của ai tặng cô không.

Nguồn: Beo

LẠI LÀ NGUYỄN QUANG LẬP - CHỦ BLOG QUÊ CHOA



Cuteo@

Entrry này được trích nguyên văn từ một bài viết của nhà văn Chu Giang trên Tạp chí Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh về nhân vật Nguyễn Quang Lập.

BÔI NHỌ CẢ CHẾ TIÊN SINH

Quyển Chân dung nhà văn do Nhà xuất bản Văn học in nhưng không phát hành, đã tự tiêu hủy lâu rồi. Tác giả cuốn sách, người đứng ra in sách và rất nhiều người được dựng chân dung… cũng đã qua đời. Nên để cho các vị được yên nghỉ. Nhưng vừa rồi, khi nhắc đến Xuân Sách, Nguyễn Quang Lập cho rằng Chân dung nhà văn là rất trúng rất đúng, rất hay, rất đau. Rằng anh Xuân Sách sống đôn hậu, người ta chỉ làm phiền anh chứ anh có làm phiền ai đâu, thế mà cũng lắm kẻ không ưa, rằng đám tang anh thiếu vắng rất nhiều người… rằng “… phàm là nhà văn, được Xuân Sách “bôi xấu” là vinh dự, sao lại ghét anh. Suy cho cùng, đám nhà văn được anh “bôi xấu” trừ một vài người, còn lại văn tài cũng có ra gì đâu mà tự ái”. Cũng đoạn văn này, trên Blog Quê Choa viết “khủng” hơn “Suy cho cùng, đám nhà văn được anh bôi xấu, trừ một vài người, còn lại văn tài, tư cách cũng có ra cái đéo gì đâu mà tự ái”.

Trên Blog Quê Choa tác giả còn viết: “… một thiên tài sinh nhầm thời, ra sức chạy vạy cho hợp thời, cuối cùng chẳng được cái gì sất trước khi tan thành tro bụi. Than ôi Chế tiên sinh, tiếc cho Người lắm thay!

Như vậy là vẫn còn sự ngộ nhận về Chân dung nhà văn, ngộ nhận về Chế Lan Viên. Ngộ nhận về một vài chi tiết thì có thể bỏ qua. Nhưng đánh giá sai hẳn về nhân cách nhà thơ như Chế Lan Viên, thì cần phải nói lại cho rõ. Bởi Chế Lan Viên đã và sẽ còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa, văn học ở nước ta hôm nay và lâu dài về sau: “Kỷ niệm 90 năm sinh Chế Lan Viên (1920-2010) ta càng hiểu hơn tầm cao rộng của một sự nghiệp trước tác đồ sộ, phong phú, đa dạng của một bậc thầy lớn. Những ảnh hưởng thật quý giá mà nhà thơ đã mang lại cho thơ hiện đại Việt Nam, không chỉ ở thế kỷ XX, mà chắc chắn sẽ còn nhiều năm tháng nữa với chúng ta trong thế kỷ này”.
(Tạp chí Thơ. Hội Nhà Văn Việt Nam số 11-2010)

Cần trở lại một chút về tác giả Chân dung nhà văn:

Anh Xuân Sách họ Ngô sinh ngày 4-7-1932. Mất ngày 2-6-2008. Quê anh ở Nông Cống - Thanh Hóa. Nói đến Thanh Hóa, người ta không thể quên được Trạng Quỳnh - Xiển Bột. Truyện Trạng Quỳnh - Xiển Bột là truyện trào phúng với tiếng cười sảng khoái có sức mạnh phi phàm, giết chết cả vua chúa:

Trạng chết chúa cũng băng hà
Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn.

Biệt tài của Trạng Quỳnh - Xiển Bột là tìm ra được những nét, những chi tiết, những mảnh vụn… của đối tượng và đời sống, sắp xếp lại thành ý tứ, đánh đổ, giết chết đối tượng. Những truyện Ăn cắp mèo, Dâng canh cải cho vua, Tiên sư cha thằng bảo thái,… là tiêu biểu. Anh Xuân Sách thừa kế được chất Trạng Quỳnh trong Chân dung nhà văn của mình. Chỉ với những tên tác phẩm của một tác giả, hoặc một đặc điểm gì đấy trong con người tác giả mà sắp xếp lại, tạo thành một chân dung, tính cách của tác giả đó. Có trúng, có đúng hay không, đúng đến đâu … thì còn phải bàn. Nhưng đọc lên là cười… cười chảy nước mắt. Người này thì cười nhưng người kia thì tím ruột bầm gan. Chẳng hạn câu “Đất làng có một tấc/ Bao nhiêu người đến cày”… thì cười cho ai? Đau cho ai? Thấy nhà văn nọ có cài đầu hói, mà nói “Mao đầu tận lạc tạo mao luân”… thì cười cho ai? Đau cho ai? Đến câu “Lựa sắc nắng trên đầu mà đổi sắc phù sa” hoặc “Bình thơ đến thuở bạc đầu/ Cũng không thể tất một câu nhân tình”,… thì không còn là cười cợt nữa, mà là bỉ báng rất nặng… có phải là trúng quá, đúng quá, hay quá hay không? Chỗ này phải nhìn nhận thật nghiêm túc. Rằng hay thì thật là hay/ Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào (Kiều). Hay thì thật hay. Giỏi thì thật giỏi nhưng không đúng, mà đầy đố kỵ. Chỉ xin lấy vài trường hợp để cùng xem xét.

Ai cũng biết câu “Lựa sắc nắng trên đầu mà đổi sắc phù sa” là chỉ Chế Lan Viên. Bản chất, nhân cách của Chế Lan Viên có phải như thế không? Nếu xem xét cuộc đời và toàn bộ thơ văn của Chế Lan Viên thì câu trên nếu không phải là hời hợt nông nổi thì là sự xuyên tạc vu khống. Xưa nay, con người nói chung và đặc biệt là kẻ sĩ, giới trí thức, rất khinh bỉ sự giả dối, đón gió trở cờ, theo đóm ăn tàn. Phẩm chất cao quý nhất của con người là sự chân thực, trung thực. Vì nếu không có phẩm chất này thì con người đó sẽ là giả dối. Một người trí thức, một nhà văn nhà thơ mà cơ hội, giả dối thì nó là cái gì? Có ích gì cho người đọc, cho xã hội?

Chế Lan Viên mất ngày 24-6-1989, đã hơn hai mươi năm. Tro hài cốt của ông đã được thả xuống sông Sài Gòn - hẳn là theo lời dặn của ông - (Xem Cha tôi - Phan Thị Vàng Anh. Tạp chí Thơ số 11 năm 2010, tr.62). Tác phẩm của ông đã được xuất bản thành toàn tập. Nghiên cứu, viết về ông thì rất nhiều. Đủ điều kiện để đánh giá về ông. Đó là công việc của nhà nghiên cứu. Ở đây tôi chỉ dẫn một chi tiết, để xem Chế Lan Viên có phải con người lựa nắng đổi màuhay không? Chế Lan Viên có câu thơ: Người thay đổi thơ tôi/ Người thay đổi đời tôi… Nhưng thay đổi như thế nào? Nói thì dễ, nhưng hành động, cuộc sống thì không dễ chút nào. Chế Lan Viên có bài thơ “Kết nạp Đảng trên quê mẹ”. Vì sao ông vào Đảng. Đó là, sau một đêm đi với đơn vị Vệ quốc đoàn, đánh đồn giặc, chứng kiến và rung cảm mãnh liệt trước sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ ông đã tình nguyện xin vào Đảng. Lúc đó tình nguyện xin vào Đảng là tình nguyện chấp nhận gian khổ, hy sinh như các chiến sĩ đã ngã xuống trong chiến trận, đâu phải vào Đảng để ngồi thảnh thơi mà làm thơ làm phú. Sự thay đổi của Chế Lan Viên, là đi từTa là ai đến Ta vì ai: Ta là ai một câu hỏi siêu hình/ Ngọn gió hư vô thổi nghìn nến tắt/ Ta vì ai khẽ xoay chiều ngọn bấc/ Bàn tay người thắp lại vạn chồi xanh… Từ chữ là đến chữ vì là một cuộc cách mạng thật sự. Đâu chỉ là chữ nghĩa.

Có thể biện hộ rằng khi viết chân dung Chế Lan Viên, Xuân Sách chưa được đọc Di cảo, chưa có Toàn tập Chế Lan Viên… không được đâu. Hoặc là anh Xuân Sách chưa hiểu cuộc đời Chế Lan Viên, hoặc là do một sự đố kỵ nào đấy. Chỉ cần nêu một chuyện Chế Lan Viên xin vào Đảng ở mặt trận Quảng Trị chứ không phải ở trụ sở Hội Nhà văn sau ngày Hòa bình… cũng đủ hiểu được con người Chế Lan Viên. Dựng chân dung một con người phải hiểu sâu sắc về họ tìm ra được những nét đặc trưng bản chất nhất của họ chứ không phải là suy bụng ta ra bụng người mà lắp ghép những tiểu tiết theo ý định chủ quan của mình.

Chúng tôi thấy cần phải nói lại câu trên mạng đã viết về Chế Lan Viên: … một thiên tài sinh nhầm thời, ra sức chạy vạy cho hợp thời, cuối cùng chẳng được cái gì sất trước khi tan thành tro bụi… Một thiên tài như Chế, cần gì phải chạy vạy cho hợp thời. Để được cái này được cái kia. Chế tiên sinh đâu phải người như thế. Ông Trần Trọng Tân - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, người đã chứng kiến lễ kết nạp Đảng cho Chế Lan Viên đã kể lại rất xúc động trong đoạn hồi ức “Tôi biết về Anh” đã đăng trên Văn Nghệ số 26 ngày 26-6-1999. Vì không phải ai cũng có điều kiện đọc lại số báo trên nên xin tóm lược: Năm 1949, mặt trận Quảng Trị tiếp đón một số văn nghệ sĩ từ Khu IV vào, trong đó có Chế Lan Viên. Đã biết tiếng Chế Lan Viên, ông Trần Trọng Tân gợi ý muốn Chế Lan Viên vào Đảng. Chế Lan Viên bảo: Lúc Đảng khó khăn, mình đã không vào. Nay Đảng mạnh rồi, mà xin vào thì thành ra người xu thời. Nên muốn làm một người Cộng sản người Đảng. Chế Lan Viên xin xuống một đơn vị cơ sở và gặp một tình huống: Một tiểu đội được lệnh đi đánh đồn Tà Cơn, cần ba chiến sĩ cảm tử. Đồng chí Bí thư chi bộ nêu yêu cầu xong thì tất cả tiểu đội đều giơ tay xung phong. Vì vậy phải bốc thăm lấy ba người. Đêm đó trận đánh thắng lợi. Nhưng hai trong số ba chiến sĩ cảm tử đã hy sinh. Chế Lan Viên rất xúc động. Sau đó mấy hôm ông nói với Trần Trọng Tân: Không thể đứng ngoài Đảng được mà phải xin vào Đảng. Phải đứng trong hàng ngũ của Đảng. Và Chế Lan Viên đã được kết nạp vào Đảng ở cơ quan Tỉnh ủy Quảng Trị. Ông đã ôm hôn cờ Đảng và khóc mộc cách chân thành. Chế Lan Viên là như thế. Trong đời mình, nếu Chế phải chạy vạy, thì chỉ là chạy vạy với thời gian để học và làm việc. Ông “… học văn chương và cả những gì dường như văn chương không bao giờ thèm đụng tới. Cho đến lúc gần bảy mươi tuổi, cha tôi vẫn là một học trò ngoan, bất chấp tuổi già mà len lỏi vào bất cứ góc nào của khu vườn văn hóa”, “Phải học, học không phải để vui mà để không ai giết được mình”. Học để thành người. (Cha tôi - Phan Thị Vàng Anh, tạp chí Thơ số 11 - 2010, tr.62). Chế tiên sinh được gì ư? Không được gì ư? Hãy đọc ông:

Anh tồn tại mãi
Không bằng tuổi tên
Mà như tro nguội
Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên

Nếu chưa có điều kiện tìm hiểu đầy đủ về Chế Lan Viên, thì hãy hiểu lấy vài ba câu như thế.

Các chân dung về Tố Hữu, Huy Cận, Hoài Thanh… đều không đúng, mà đầy sự đố kỵ. Nếu viết rằng “Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt/ Máu ở chiến trường hoa ở đây” thì không phải là chuyện hiểu hay chưa hiểu đời và thơ Tố Hữu mà đó là sự cắt xén, xuyên tạc. Xin nói với đông đảo bạn đọc trẻ như thế này: Khi anh Xuân Sách còn tung tăng cắp sách đến trường thì tác giả Gió lộng đang bị thực dân Pháp giam cầm trong tù ngục, ông đã vượt ngục, trở lại hoạt động… Trong kháng chiến chống Mỹ, ông đã vượt Trường Sơn vào tận Tây Ninh - Chiến khu anh hùng và ác liệt - để hiểu, chia sẻ, động viên chiến sĩ. Câu thơ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai và tập thơ Nước non ngàn dặm ra đời từ đó và cuối đời, Tố Hữu đã viết: Sống là cho mà chết cũng là cho. Đâu phải Tố Hữu là người chỉ ngồi một nơi “Tọa hưởng kỳ thành” - “Máu ở chiến trường hoa ở đây”. Dựng chân dung như thế là cắt xén, xuyên tạc, áp đặt, sao lại là trúng quá - đúng quá, hay quá… được!

Xưa Trạng Quỳnh chỉ đánh vào đám cường quyền, bạo chúa, đám trọc phú rởm đời, vào cái Xấu cái Ác… Còn nay thì Xuân Sách đả kích vào đồng chí - cùng là đảng viên, đồng nghiệp - cùng là nhà văn và đồng sự - cùng một cơ quan như anh Xuân Thiều. Tiếc cho cái tài của anh dùng không đúng chỗ. Anh đã không tỉnh. Anh đã để cho những người cơ hội, hẹp hòi, đố kỵ tâng bốc, tung hô và lợi dụng. Thời điểm anh cho ra chân dung nhà văn là cực kỳ phức tạp và căng thẳng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ Cả thế giới bị rung động. Ở Việt Nam, những người cơ hội và cực đoan ầm ĩ đả kích vào những uy tín lớn của văn học cách mạng mà họ cho là quan phương phải đạo, minh họa, phục vụ chính trị… Được “Chân dung nhà văn” của anh thì họ mừng lắm. Họ tâng bốc, tung hô anh. Đòi phong anh hùng và dựng tượng vàng cho anh nữa đấy. Họ mượn tay anh đấy thôi. Anh mang tiếng mà họ được việc. Của người phúc ta mà! Thương cho anh là thế. Anh đã không tỉnh. Tài năng có cao có thấp, có sự khác nhau, sở trường sở đoản là chuyện thường, là quy luật. Nếu văn tài của người khác mà “không ra gì” thì có nên “bôi xấu” họ không? Người có lòng nhân ái, có bụng liên tài, không ai làm thế. Còn nếu tư cách của họ “có ra cái đéo gì…” thì anh có quyền phê phán, chê trách, có thể “bôi xấu” cũng được. Nhưng phải đúng. Phải có cơ sở. Phải tâm phục khẩu phục, nói có sách mách có chứng… Khi còn sống, cụ Hoài Thanh bảo viết chân dung như vậy là nói OAN, nói ÁC cho cụ. Ở thế giới bên kia anh sẽ trả lời cụ thế nào? Nếu tỉnh ra, nghịch thì cứ nghịch - dân xứ Thanh, con cháu Trạng Quỳnh là thế - nhưng anh bảo với họ rằng: Đây là chuyện vui chuyện phiếm nơi bàn trà quán nước, chuyện vỉa hè, nghe đâu bỏ đó… thì hay biết mấy. Thì họ vẫn có trò để chơi, có hàng có họ để buôn dưa lê… Anh chỉ mang tiếng nghịch ngợm theo máu Tổ Trạng Quỳnh, người đời sẽ thông cảm cho anh. Anh bày trò chơi cho họ, anh phải cao hơn họ. Phải biết chơi cái gì, chơi đến đâu, việc gì anh phải chiều lòng họ. Anh dễ tính quá.

Đám tang anh Xuân Sách không phải thiếu vắng rất nhiều người, mà đông người. Tôi đã đến với Anh hôm đó, tại Nhà tang lễ Bệnh viện Thanh Nhàn. Gặp nhà văn Nguyễn Anh Biên ở đó. Anh Nguyễn Văn Biên - Bố nhà thơ Nguyễn Bảo Chân - là người nhà anh Xuân Sách.

Hôm đó, gia đình đưa anh Xuân Sách về quê chôn cất. Trên bàn thờ ở Nhà tang lễ hôm ấy có dòng chữ “Vô Cùng Thương Tiếc Cụ Ngô Xuân Sách”, không kèm theo chức danh chức tước gì cả. Chắc chắn đây là ý nguyện của anh, con cháu phải thực hiện. Và như thế là rất đúng, rất hay. Ồn ào mà làm chi. Bạn bè, người quen, kẻ thuộc, bạn đọc… ai biết thì đến. Thế thôi! Nếu đăng cáo phó, rồi Hội và cơ quan và gia đình cùng tổ chức tang lễ ở Nhà tang lễ quốc gia thì cũng được cũng thừa được. Nhưng sẽ phiền toái lắm. Trong đời anh Xuân Sách, cái đúng nhất, hay nhất, chính là đám tang của anh. Anh muốn trở về với cát bụi như một con người bình thường, như hàng vạn hàng triệu con người bình thường khác. Tôi thực sự xúc động và tâm niệm sẽ noi theo gương anh. Ta đến với cuộc đời này với hai bàn tay trắng và ra đi cũng với hai bàn tay trắng… Phật bảo thế và đúng là như thế. Mọi được mất, buồn vui, hay dở… Xin để lại cho Đời.

Trong lễ tưởng niệm mười năm ngày mất của Chế Lan Viên tại Thành phố Hồ Chí Minh do Trung tâm nghiên cứu quốc học tổ chức, nhà văn Vũ Thị Thường - quả phụ của nhà thơ - có nói, ông dặn lại vợ con là “không được quên ơn ai và cũng không được thù hận ai”. Chắc chắn ở thế giới bên kia, Chế Lan Viên sẽ khoan dung, dang rộng tay đón anh Xuân Sách với tấm lòng nhân ái của mình - Chúc các Anh ngàn thu vui vẻ. 

Được đăng bởi THANH DANH

BỘI THỰC HỘI THI

Dư luận viên Khoai@


Hehe, cái này đúng quá. Biết từ lâu mà không có ai dám nói!

Ở đâu cũng vậy, suốt ngày tổ chức các kiểu thi thố. Thi quanh năm ngày tháng thế này thì làm gì có thời gian mà làm chuyên môn?

Thi như thế này tốn tiền của nhà nước, ảnh hưởng đến thời gian và sức khỏe của cán bộ chiên sĩ, và đôi khi kích động máu ăn thua, thúc đẩy bệnh hình thức phát triển.

Đã đến lúc nên thức tỉnh lại. 

Cảm ơn bài của Thiện Văn trên trang Quân Đội Nhân Dân.
--------------
QĐND - Trong chuyến công tác đến đơn vị Y, tôi gặp lại người bạn cùng đơn vị từ hồi học sĩ quan. Chiều tối, lúc ngồi bên bàn uống nước trò chuyện, bỗng có một nữ công nhân viên đến nói với anh: “Báo cáo chính trị viên, tôi đã chuẩn bị nội dung hùng biện cho hội thi tuyên truyền viên giỏi về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam ở đơn vị. Nhưng vì khả năng viết lách có hạn, mong chính trị viên bớt chút thời gian sửa chữa, hoàn thiện giúp tôi bài hùng biện”. Bạn tôi đáp: “Vâng, chị cứ để trên bàn làm việc, tối nay tôi sẽ xem lại. Sáng mai đầu giờ làm việc chị quay lại lấy nhé”.

Khi nữ công nhân viên ra về, người bạn nói với tôi: Chị ấy là nhân viên nấu ăn của tiểu đoàn. Mới tham gia thi nâng bậc kỹ thuật nấu ăn, thi dân vận khéo vừa xong, giờ lại thi cán bộ hội phụ nữ giỏi. Cả ngày nấu ăn tất bật ở đơn vị, tối về gia đình lại chăm sóc mẹ già và hai con nhỏ do chồng đóng quân xa nhà mấy trăm cây số. Mỗi lần tham gia hội thi nào, tôi biết chị ấy phải vất vả hơn ngày thường gấp bội lần”. Ngẫm ngợi chốc lát, người bạn nói như than phiền, như trách móc: “Mà không hiểu tại sao bây giờ lại “đẻ” ra lắm hội thi đến thế. Hầu như tháng nào cũng có một vài hội thi ở đủ ngành, đủ cấp. Thi nhiều đến “bội thực”. Thấy tôi có vẻ hoài nghi, ngạc nhiên, anh bạn đưa cho tôi một tập kế hoạch về tổ chức các loại hội thi, nói: “Cậu xem đi. Bằng chứng hai năm rõ mười đây này. Năm nay, ở đơn vị này có tới 18 hội thi, hội thao đấy”.

Tôi lật từng trang kế hoạch ra xem. Nào là: Thi điều lệnh; Thi cán bộ trung đội, đại đội huấn luyện giỏi; Hội thi cán bộ tiểu đoàn bộ binh huấn luyện giỏi; Hội thao thể dục thể thao quốc phòng; Thi cán bộ trung đội trinh sát giỏi; Thi báo vụ cấp 2, cấp 3; Thi báo cáo viên giỏi; Thi cán bộ giảng dạy chính trị giỏi; Thi cán bộ hội phụ nữ giỏi, tuyên truyền viên giỏi về phẩm chất đạo đức người phụ nữ Việt Nam; Thi đơn vị huấn luyện “3 tiếng nổ” giỏi; Thi nâng bậc kỹ thuật nấu ăn từ bậc 1 đến bậc 4; Thi dân vận khéo; Thi xe tốt, lái xe an toàn; Thi toàn diện công tác quân y, bệnh xá; Thi trung đội bộ binh bảo quản sổ sách ngành tham mưu kế hoạch, dụng cụ phòng chống cháy nổ… Tổng số là 18 hội thi, hội thao, chỉ trừ tháng 1, tháng 2 và tháng 12 là không có hội thi nào. Còn lại từ tháng 3 đến tháng 11, trung bình mỗi tháng đơn vị có 2 lần tổ chức hội thi và tham gia hội thi ở cấp trên.

Tôi chia sẻ với người bạn: “Tham gia hội thi, hội thao nhiều thì mỗi cá nhân và tập thể mới có cơ hội tiến bộ hơn chứ”. Cậu bạn vẫn chưa hết nguôi ngoai: “Mặt tích cực của hội thi thì khỏi phải bàn rồi. Nhưng đơn vị cơ sở có trăm thứ việc phải lo, phải làm hằng ngày, chứ đâu chỉ có mỗi cái việc thi thố. Nói thật nhé, cánh cán bộ cơ sở chúng tớ không phản đối hội thi, hội thao, nhưng số lượng cần hợp lý, mật độ vừa phải. Chứ trung bình mỗi tháng tổ chức 2 lần hội thi thì quá tải, quá sức với anh em ở đơn vị cơ sở”. Rồi bạn tôi giãi bày tiếp: Chỉ vì tâm lý “con gà tức nhau tiếng gáy” mà ai đi thi, đơn vị nào đi thi cũng muốn tranh giành giải này, giải nọ. Thế nên, mỗi lần đi thi không chỉ các thí sinh lo lắng, mà cán bộ các cấp cũng mệt mỏi do phải chuẩn bị đủ khâu, đủ thứ, kể cả những điều tế nhị khó nói ra ở đây.

Đúng là không ai phủ nhận những hiệu ứng tích cực của việc tổ chức hội thi, hội thao ở đơn vị. Nhưng nếu tổ chức tràn lan sẽ gây nên tình trạng “bội thực” cho cán bộ cơ sở và khó có thể mang lại hiệu quả như mong muốn.

Nguồn: Thiện Văn/ QĐND

GIỮ GHẾ LÀM GÌ?

Dư luận viên Khoai@


Chuyện ông Tiến sĩ, đã quá tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn ở lại, kéo dài thời gian công tác, và vẫn đảm nhận chức vụ đã gây nên lùm xùm trong dư luận.

Nếu là mình, dù có là Tiến sĩ đi chăng nữa, đến tuổi là mình phắn ngay. Chế độ đã rõ, tội gì không nghỉ, đeo bám thêm làm gì cho mang tiếng, mệt thân, và làm ảnh hưởng đến cả một thế hệ đi sau.

Cũng xin nói ngay, tư duy của các vị lãnh đạo mà như thế thì thì làm gì không có đường cong?

Các vị cũng đừng có bao giờ nghĩ rằng, mình về nghỉ hưu thì sẽ không có ai thay thế, và rằng nhìn vào lớp trẻ vẫn chưa có ai đủ tầm như mình. Nói thế, suy nghĩ như thế là hoàn toàn vớ vẩn, coi thường thế hệ sau. Các vị cứ yên tâm, đến tuổi thì về đi, lớp trẻ sẽ làm thay, thậm chí là còn làm tốt hơn các vị nhiều.

Việc các vị đến tuổi nghỉ hưu mà vẫn cố tình chây ì, kéo dài thời gian công tác, vẫn giữ chức vụ là cản trở tiến trình phát triển của xã hội. Làm như thế là chính các vị đang làm ảnh hưởng đến thế hệ đi sau.

Trong vụ việc ở Bộ Tư pháp, xin nói ngay và luôn là nguyên nhân vụ lùm xùm chính xuất phát từ việc kéo dài thời gian công tác và vẫn giữ chức vụ của ông nào đó đấy. Chuyện phải đưa lên báo, xin các vị hiểu cho, bản chất là nội bộ đang mất đoàn kết, dẫn đến kiện cáo và bung ra báo chí.

Bất chấp ý kiến từ bên trên hay bên dưới, đã đến tuổi nghỉ thì các vị nên nghỉ. Tất nhiên, nếu như các vị vẫn còn muốn cống hiến cho xã hội, thì ngay cả khi nghỉ hưu rồi, các vị hoàn toàn có thể vẫn cống hiến được.

Người dân không thể đồng tình với bất kì lý do nào biện minh cho việc ở lại. 

Vậy nên, đừng bao giờ nói với dân rằng vì luân chuyển cán bộ nên thiếu lãnh đạo. Người dân biết rõ các ông giữ ghế để làm gì rồi!

CHIẾC GHẾ GÃY CHÂN TRƯỚC CỬA LIÊN HỢP QUỐC

Ngay trên Quảng trưởng các quốc gia ai cũng thấy chiếc ghế gỗ khổng lồ, gãy một chân đứng sừng sững đối diện cổng Cơ quan Liên Hợp quốc tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ. Chiếc ghế nặng 5,5 tấn, cao tới 24 mét, đã được đặt ở đó từ năm 1997 với mong muốn ban đầu nhằm vận động hỗ trợ người khuyết tật rồi sau đó được coi là biểu tượng ủng hộ toàn cầu hóa Công ước chống mìn sát thương rồi Công ước cấm bom đạn chùm (CCM).


Những ngày này, các đại biểu của hơn 100 quốc gia và các tổ chức quốc tế lại đến Giơ-ne-vơ dự Hội nghị giữa kỳ CCM để bàn thảo về tiến trình toàn cầu hóa CMM và các vấn đề liên quan đến khắc phục hậu quả của bom đạn chùm như rà phá, giáo dục giảm thiểu tác hại, hợp tác hỗ trợ quốc tế hay hỗ trợ nạn nhân.

Tới nay, đã có 113 nước ký kết và 84 nước đã chính thức phê chuẩn CCM. Là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi nhiều cuộc chiến tranh và hậu quả do bom đạn để lại, Việt Nam hoan nghênh các mục tiêu nhân đạo của công ước này nhưng vẫn đang trong quá trình tìm hiểu về nó.

Ảnh: Chiếc ghế gãy một chân đối diện cổng Cơ quan Liên Hợp quốc tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ.

Phát biểu của ông Bùi Hoàng Long, Bí thứ thứ nhất Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ ở Hội nghị ngày 7-4 đã khẳng định, Việt Nam đang tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu để xem xét khả năng tham gia CCM và sẽ tham gia CCM khi đủ điều kiện cần thiết và phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. Tuy chưa ký tham gia CCM, nhưng Việt Nam đã và đang thực hiện rất nhiều nội dung của Công ước như: Không sản xuất, sử dụng, tàng trữ, chuyển giao bom đạn chùm. Hơn nữa, Việt Nam đã và đang phải bỏ ra nhiều công sức và nguồn lực để tiêu hủy và làm sạch lượng bom đạn chùm còn lại sau chiến tranh. Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã và đang tích cực hỗ trợ nạn nhân chiến tranh, nạn nhân bom mìn, trong đó có nạn nhân bom đạn chùm. Nhiều đại biểu tham dự hội nghị hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam.

Khi Việt Nam đang tìm hiểu về Công ước thì Lào đã là thành viên chính thức của Công ước này. Ông Phoukhieo Chanthasomboune, Tổng giám đốc Cơ quan quốc gia Khắc phục bom mìn của Lào (NRA) cho biết, sau khi trở thành thành viên chính thức của CCM, hỗ trợ tài chính từ các nước và các tổ chức quốc tế cho các hoạt động khắc phục bom mìn tại Lào đã tăng lên đáng kể, từ 20 triệu USD năm 2011 đến 42 triệu USD năm 2013 và con số này sẽ còn tiếp tục tăng trong năm nay.

“Chúng tôi rất ấn tượng. Chúng tôi được rất nhiều khi tham gia CCM,” ông Phoukhieo nói.

Nhân dân Lào rõ ràng được hưởng lợi khi việc tham gia CCM giúp đẩy nhanh quá trình rà phá bom mìn ở đất nước có tỷ lệ bình quân đầu người phải gánh số lượng bom đạn nhiều nhất trong lịch sử thế giới. Hơn nữa, Lào cũng được hoan nghênh tại Hội nghị khi các trường hợp tai nạn do bom mìn đã giảm đáng kể từ năm 2010 khi Lào đăng cai tổ chức Hội nghị các quốc gia thành viên CCM đầu tiên và cũng là thời điểm CCM chính thức có hiệu lực.

Ảnh: Các đại biểu dự Hội nghị giữa kỳ của CCM, tổ chức tại Giơ-ne-vơ từ ngày 7 đến 9-4.

Trong 16 năm qua, Lào mới chỉ rà phá được 40.000 héc-ta trong tổng số 87km2 đất đai bị ô nhiễm bom mìn. Yêu cầu của CCM là các quốc gia thành viên phải rà phá sạch bom đạn chùm trong khung thời gian 10 năm với giai đoạn 5 năm mở rộng. Điều này rất khó như trong trường hợp của Lào hay Việt Nam. Trên thực tế, CCM cho phép nhiều lần gia hạn, theo đó mỗi lần sẽ kéo dài 5 năm. Khi cần gia hạn, quốc gia đó chỉ cần làm một bản báo cáo nêu rõ những thành tựu đã đạt được trong lần gia hạn trước.

“Lào cũng có thể sẽ phải xin gia hạn do đặc điểm ô nhiễm bom mìn của Lào,” ông Phoukhieo nói.

Trong khi đó, ông Jonathon Guthrie, Trưởng đại diện của Quỹ hỗ trợ nhân dân Na-uy (NPA) tại Việt Nam cho rằng, điều quan trọng nhất là CCM không chỉ tập trung vào việc rà sạch bom đạn chùm mà mục đích chính là vì con người, đây là hiệp ước giúp ngăn chặn việc sử dụng vũ khí với mục đích tiêu diệt, gây tổn thương hoặc đe doạ những nạn nhân vô tội trong khi xảy ra xung đột và suốt thời gian sau đó.

“Vấn đề cốt lõi là ngăn chặn việc sử dụng bom đạn chùm trong tương lai thông qua việc cấm sử dụng các loại vũ khí như vậy. Những quốc gia chiếm tỷ lệ sử dụng lớn như các lực lượng đồng minh tại Afghanistan đã không sử dụng bom chùm kể từ khi Công ước có hiệu lực,” ông Guthrie nói.

Ông Guthrie cũng cho rằng các quốc gia đã sử dụng bom chùm nên hỗ trợ những quốc gia nạn nhân thông qua việc hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính hoặc các phương thức khác. Ông cũng khẳng định, việc hỗ trợ các quốc gia nạn nhân không nên chỉ xuất phát từ những quốc gia có và đã sử dụng mà nên đến từ tất cả các nước có điều kiện để hỗ trợ.

Ông Guthrie cũng khẳng định, NPA đang tìm cách hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng chính sách liên quan đến hiệp ước, giáo dục và đào tạo, phổ cập hiệp ước, hỗ trợ tư vấn về kỹ thuật và hỗ trợ Việt Nam đạt được những yêu cầu của hiệp ước.

Không chỉ có NPA, trong trao đổi với các đại biểu Việt Nam, rất nhiều các tổ chức quốc tế khác như IC-VVAF, Trung tâm khắc phục bom mìn nhân đạo Giơ-ne-vơ (GICHD), Liên minh vận động cấm bom đạn chùm (CMC) … cũng quan tâm tới quá trình tìm hiểu CCM của Việt Nam để có thể đưa ra sự hỗ trợ kịp thời.

Chiếc ghế gãy một chân vẫn đứng đó trên quảng trường. Các đoàn đại biểu, đại diện các nước và các tổ chức quốc tế, các nạn nhân bom đạn của chiến tranh vẫn ngày ngày nhìn thấy chiếc ghế khổng lồ trước cửa cơ quan quyền lực cao nhất thế giới. Nếu các mục tiêu của CCM đạt được, có một ngày chiếc ghế có thể sẽ được bỏ đi hoặc chỉ còn là biểu tượng ủng hộ người khuyết tật./.

Bài và ảnh: Ngọc Hưng/QĐND Online

PHÁT TÁN ẢNH NÓNG CỦA NGƯỜI TÌNH CŨ ĐỂ TRẢ THÙ

(Xã hội) - Gửi ảnh khỏa thân cho người tình, cô gái không ngờ bị anh chàng này phát tán tán trên mạng để trả thù.

Ngày 9/4, công an phường Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tạm giữ Nguyễn Tuấn (32 tuổi) để điều tra hành vi Làm nhục người khác.

4 ngày trước, chị Thắm (29 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm) phát hiện những hình ảnh nhạy cảm của mình trên mạng xã hội đã đến trình báo công an. Cô khai từng yêu Tuấn nhưng do mâu thuẫn đã chia tay khá lâu và không có thông tin gì về nhau.

Bị triệu tập lên công an, Tuấn thừa nhận là thủ phạm phát tán ảnh “nóng". Người đàn ông 32 tuổi thừa nhận biết Thắm đã có một đời chồng nhưng vẫn si mê. Trong thời gian họ quan hệ yêu đương, Tuấn cho rằng mình bị Thắm “cắm sừng” nên nói lời chia tay.

Trong một lần xem lại ảnh cũ, Tuấn nảy sinh ý định phát tán ảnh người tình một thời lên mạng để trả thù.

"Bức ảnh khỏa thân do thiếu nữ tự chụp, gửi cho Tuấn thủa 2 người còn mặn nồng”, đại diện cơ quan công an thông tin.

Trước đó, vào hồi tháng 3, cũng xảy ra một vụ việc tương tự khi mà một thanh niên phát tán cảnh ái ân của anh này với người tình lên mạng để bôi nhọ danh dự người yêu cũ.

Ngày 7/3/2014, TAND huyện Phú Giáo, Bình Dương tuyên phạt Phạm Ngọc Đoan (SN 1973, quê Ninh Bình, trú xã Phạm Văn Hai, Bình Chánh, TP HCM) 2 năm tù về tội “Làm nhục người khác”. Đồng thời Đoan phải bồi thường thiệt hại tổn thất tinh thần cho bị hại Đ.T.B. (SN 1977, trú xã An Thái, huyện Phú Giáo, Bình Dương) trên 10 triệu đồng. Theo hồ sơ, Đoan và chị B. có quan hệ yêu đương với nhau từ tháng 6/2012.

Ảnh: Đối tượng Phạm Ngọc Đoan.

Trong quá trình đó, Đoan dùng máy ảnh quay lại cảnh quan hệ tình dục giữa hai người, kèm hình ảnh khỏa thân của chị B. để làm kỷ niệm. Đến đầu tháng 5/2013, Đoan và chị B. xảy ra mâu thuẫn nên chị B. muốn chấm dứt quan hệ tình cảm, đồng thời đòi lại số tiền trước đây góp vốn làm ăn với Đoan. Lúc này, Đoan phát tán hình ảnh quan hệ tình dục giữa mình và chị B. lên mạng internet rồi gửi hình ảnh khỏa thân của chị B. cho một số người thân của chị này nhằm mục đích bôi nhọ uy tín, danh dự của chị.

Được biết, chị B. có 2 con trai nhưng bất hạnh liên tiếp ập đến với chị. Vào năm 2008, đứa con trai lớn của chị B. chết do tai nạn giao thông, chưa kịp nguôi ngoai thì chồng chị cũng bị tai nạn giao thông mất. Mong muốn tìm bờ vai đàn ông nương tựa nhưng chị B. gặp phải tên Sở Khanh nên vụ việc mới xảy ra. Theo tìm hiểu, ngoài trường hợp của chị B., còn có nhiều phụ nữ khác là nạn nhân của Đoan.

*Tên bị hại đã được thay đổi