Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

VŨ TRƯỜNG Ở LỄ HỘI ĐỀN HÙNG?

TT - Tối 8-4 (tức 9-3 âm lịch), tại trại văn hóa của huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) nằm trong khu vực sân trung tâm lễ hội đền Hùng, một cảnh tượng vô cùng phản cảm đã diễn ra khi hàng chục nam nữ thanh niên mở nhạc lớn, tự do nhảy múa lắc lư theo tiếng nhạc.

Âm thanh lớn cùng với những tiếng hò hét chát chúa khiến hàng nghìn người dân đi ngang qua trại văn hóa này cảm thấy vô cùng bức xúc.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, một người dân đi lễ đền Hùng, cho biết: “Không thể chấp nhận được, giữa không gian linh thiêng của di tích đền Hùng mà họ lại có thể bật nhạc vũ trường, nhảy nhót uốn éo phản cảm đến như vậy”.

Theo ghi nhận, những hành động phi văn hóa nói trên diễn ra trong cả buổi tối 8-4 mà không có sự can thiệp hay nhắc nhở của ban tổ chức lễ hội.

NGUYỄN KHÁNH

KHI PHỤ NỮ TỰ TIN PHÔ BÀY PHẦN TỰ NHIÊN

Phụ nữ có quyền được phô bày phần tự nhiên trong con người mình, cho dù người ta nói gì, nghĩ thế nào và bắt buộc chúng ta phải che giấu chúng ra sao.

Bộ ảnh: “Vẻ đẹp nguyên sơ” (Natural Beauty) được thực hiện năm 2007, mang đến những cái nhìn hoàn toàn mới mẻ của nhiếp ảnh gia Ben Hopper về những người phụ nữ tự do trong xã hội hiện đại. Ông đưa ra hàng loạt mô hình khác nhau, tuy nhiên, họ có một đặc điểm chung là sẵn sàng phô bày phần xấu xí trên cơ thể - nơi “rậm rạp” nhất dưới cánh tay.


Natural Beauty ra đời như một lời thách thức tới sự đánh giá khắc nghiệt của xã hội khi nhìn những người phụ nữ. Ông cho rằng, phái đẹp đang bị tẩy não về khái niệm: “Thế nào mới là đẹp” và dần đánh mất mình trong lối suy nghĩ gò bó, chật hẹp đó.

Olivia Murphy - Sinh viên thời trang, người mẫu

 
Alessandra Kurr - Nhà thiết kế

 
Ayan Mohamed - Sinh viên chuyên ngành Kiến trúc

KHI CÙ HUY HÀ VŨ LƯU VONG

Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ vừa được thả và đã cập bến Mỹ thì ngay lập tức giới "dân chủ" trong nước đã ồn ào phát biểu và lên tiếng. Mỗi người một kiểu nói khác nhau, không ai giống ai nhưng tựu trung lại họ đều gửi đến ông Vũ và gia đình những lời chúc mừng và động viên ông Vũ trên chặng đường sắp tới. Thông thường điều này diễn ra hết sức bình thường bởi dù ông Vũ với GS Tương Lai, Blogger Nguyễn Lân Thắng hay Tiến sỹ, Nhà báo Phạm Chí Dũng không phải bà con họ hàng gì nhưng trên thực tế họ là những kẻ cùng hội cùng thuyền, từng "chung lí tưởng". Việc động viên ông Vũ hôm nay là một bổn phận họ sẽ phải làm bởi biết đâu, trong một tương lai không xa khi vấp phải cảnh ngộ của ông Vũ họ cũng có được những lời động viên như thế. Với ý nghĩa đó, họ đang tạo ra ân huệ cho mình trong tương, mở cho mình một cơ hội được đồng loại thương hại. 

Trong cách nói của những con người này thì dường như họ đang vui, đang phấn chấn. Con người từng đồng hành với họ trong suốt thời gian đã có một cái kết tương đối đẹp trên đất Mỹ và đó là điều họ cũng mong muốn đến với mình trong tương lai.

1.Trả lời BBC tiếng Việt về chủ để ông Vũ, GS Tương Lai cho rằng, sang đất Mỹ ông Vũ sẽ "Dù đã được ra tù và sang Mỹ, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ sẽ vẫn tiếp tục 'bản lĩnh yêu nước' và đấu tranh với tư cách một người 'trí thức chân chính', tiếp tục 'bản lĩnh' đấu tranh".Và theo đó, Gs Tương Lai đã khẳng định rằng, sang đất Mỹ chưa phải là một đoạn kết, là dấu chấm hết đối với con người này và có chăng ông Vũ sẽ được thay đổi không gian và điều kiện hoạt động. Dù ở phía bên kia Tây Bán cầu song khoảng cách địa lý không khiến nhà hoạt động "dân chủ" này quên đi "nhiệm vụ" và "bổn phận" với quê nhà. Để khẳng định cho điều mình nói, vị Giáo sư đáng kính này đã bày tỏ: "ông Vũ đã từng tranh đấu trước khi vào tù, trong thời gian trong tù, cho nên không có lý do gì gợi ý rằng ông Vũ sẽ thay đổi bản lĩnh tranh đấu của mình". GS Tương Lai cũng không ngại nói về những viễn cảnh tương tự sẽ đến với Điếu Cày và những con người khác. 

2. Cũng là nói về chủ đề của Gs Tương Lai, Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng lại khai thác một chiều cạnh có phần xây dựng hơn khi cho rằng: "Thả Cù Huy Hà Vũ 'có lợi' cho nhà nước". Mơi nghe câu này thôi hóa ra mới biết tay Nhà báo "thích chơi trội" và chuyên nói chuyện chính trị này cũng lo lắng cho đất nước cơ đấy. Có thể xem đây là điểm mới trong cái mớ nhân cách đã biến dạng của Y. Và Phạm Chí Dũng đã trần tình cho điều mình nói như sau: "Một là đối với cộng đồng quốc tế, họ cho thấy chúng tôi có tôn trọng quyền con người và đã trả tự do cho tù nhân chính trị, dù họ chưa bao giờ thừa nhận là ở Việt Nam có tù nhân chính trị cả." "Thêm nữa là họ đáp ứng được một chút trong các khuyến nghị của các nước thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Việt Nam đã tham gia Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong năm 2013, và đã tham gia thì phải có một chút tôn trọng, thay vì sự thiếu tôn trọng như trước đây". "Đối với trong nước thì tất nhiên họ có thể lấy lòng được một số dân chúng, đặc biệt là trong giới bất đồng chính kiến và giới dân chủ, làm cho người ta có một chút niềm tin đối với chế độ." "Đối với chế độ hiện nay, niềm tin của dân chúng và các tầng lớp là rất quan trọng, không có niềm tin thì mọi thứ sẽ rất dễ bị sụp đổ."

Và theo như cách nói của Nhà báo họ Phạm này thì giá trị của Vũ không hề nhỏ bởi việc thả Vũ đã vô tình hóa giải không ít mối lo cho chính nhà nước của Chúng ta. Nếu thật như những điều ông Dũng nói thì Nhà nước Việt Nam chịu thua thiệt một tí trong việc tha tù sớm đối với gã luật sư này cũng không phải là không có lí, thậm chí đó còn là yêu cầu mang tính bức bách, cấp thiết.

3. Và cuộc vui hôm nay không thể thiếu Nguyễn Lân Thắng. Gã Blogger tai tiếng này đã kịp góp vui vào màn kịch sắp mãn cuộc bằng một nhận định sẽ khiến cho nhiều người hiểu lầm: "Chính quyền sợ ông Cù Huy Hà Vũ". Với tư duy của một kẻ nói biết trước, biết sau thì Thắng không nhận định rồi để đấy buộc độc giả phải luận suy. Và Thắng đã lí giải cho điều này như sau: "Chính quyền Việt Nam hiện vẫn còn 'rất sợ ảnh hưởng' của Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ, tuy nhiên việc họ buộc phải thả ông ra khỏi nhà tù mới chỉ là 'thắng lợi bước đầu' của các nỗ lực tranh đấu trong và ngoài nước vì tự do, công lý và nhân quyền cho Việt Nam hiện nay, theo nhà hoạt động, blogger Nguyễn Lân Thắng". Như vậy, nếu nói không chừng thì luận điểm của Nhà báo Phạm Chí Dũng và Nguyễn Lân Thắng đã có những sự tương đồng nhất định. Chính sự "sợ hãi" mà Thắng nói ấy là nguyên nhân chính khiến ông Dũng cho rằng: Thả Cù Huy Hà Vũ nhà nước sẽ có lợi.

Bỏ qua những cách nói, cách chia sẻ niềm vui với Vũ của GS Tương Lai, nhà báo Phạm Chí Dũng hay Blogger Nguyễn Lân Thắng, điều hiện diện rõ hơn hết ở họ là niềm vui. Nhưng thử hỏi rằng, tại sao những con người lại vui đến vậy trong khi chính họ chắc cũng đã nghe nói nhiều về thân phận hẩm hiu của những Dương Thu Hương, Trần Khải Thanh Thủy hay Bùi Tín tại hải ngoại. Những con người kia à Vũ là người tiếp theo đã trở thành những kiệp "người thừa" trên đất Mỹ xa xôi và ngày về đối với họ đã trở nên quá xa vời. Họ biết vậy mà vẫn chúc Vũ, phải chăng niềm vui ấy là từ họ chứ không phải từ bản thân Vũ. Sự ra đi của Vũ đã khiến cho họ có niềm vui ấy. Hay nói cách khác, những lời tán dương ấy có chăng là lời cảm ơn mặn chát gửi đến Vũ.

Đã đến lúc chúng ta nên nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng, "dân chủ" cũng là một cái nghề và đương nhiên chuyện cạnh tranh giữa những người "đồng nghiệp" ấy là lẽ đương nhiên. Một chiếc bánh nếu càng ít người ăn thì tất nhiên miếng bánh mà những người trong cuộc nhận được sẽ càng lớn hơn và vô hình niềm vui đến cũng nhiều hơn. Nếu trước đây, cùng một miếng bánh ấy, Vũ là kẻ nhận được phần nhiều vì người ta cần đến tên tuổi và những công việc mà Vũ đang làm; một kẻ được chia nhiều tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi thụ hưởng của những kẻ còn lại. Cho nên, nếu nói không ngoa thì đã có lúc ông Tương Lai, Phạm Chí Dũng hay Nguyễn Lân Thắng đã chẳng ưa gì Vũ, thậm chí họ còn hận Vũ. Sự tích cực của Vũ đã bị ghen tỵ là vì vậy.

Việc Vũ vào tù đã làm cho những kẻ bên ngoài vui vẻ nhưng niềm vui ấy chắc còn có những lo âu khi chính Vũ ra tù. Song, đến khi nhận được thông tin sẽ được sang Mỹ chữa bệnh thì họ đã vui tuyệt đối hơn. Đường về đối với Vũ sẽ không thể có và viễn cảnh tương lai của Trần Khải Thanh Thủy sẽ đến với Vũ một sớm, một chiều. Và dĩ nhiên, khó khăn của người này đồng nghĩa với hạnh phúc của kẻ khác. Chính vì vậy, đừng hiểu nhầm họ đang vui cho niềm vui của Vũ mà họ đang vui cho chính mình. Thậm chí, tiếng khóc ấy sẽ khiến những kẻ như Vũ an lòng hơn khi bước sang một chặng đường gian nan phía trước.

Thương thay cho Vũ khi bị chính những kẻ cùng hội, cùng thuyền biến thành vật tế thần.

BỔ NHIỆM LỤC TIỂU LINH ĐỒNG LÀM ĐẠI SỨ DU LỊCH VIỆT NAM?

Dư luận viên Lê Phương

PGS.TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội (Viện Xã hội học) chia sẻ với Báo Giáo dục Việt Nam về vấn đề Đại sứ du lịch đang thu hút sự chú ý của dư luận.

PGS.TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội (Viện Xã hội học) 

- Nghệ sĩ Trung Quốc Lục Tiểu Linh Đồng ứng cử vị trí Đại sứ du lịch của Việt Nam tại Trung Quốc, ông có ủng hộ thiện chí của diễn viên này không?

Đại sứ du lịch cho Việt Nam thì là người Việt Nam vẫn hay hơn còn bạn bè quốc tế, họ quan tâm thì cũng được nhưng không nhất thiết là phải nhận cái danh xưng đó.

Trong cái nỗ lực, tình cảm, thiện chí của người Việt Nam hiện nay...hoàn toàn có thể giúp được du lịch Việt Nam, dân tộc Việt Nam, hình ảnh con người, đất nước Việt Nam sáng ngời ở bất cứ chỗ nào chứ không nhất thiết phải có chức vụ, hay vị trí là Đại sứ du lịch Việt Nam.

Nhưng tôi vẫn hoan nghênh thiện chí đó của Lục Tiểu Linh Đồng.

- Ý ông là 'hoan nghênh' thiện chí của Lục Tiểu Linh Đồng nhưng không nên trao danh hiệu đó cho diễn viên này?

Nói chung là điều này phức tạp lắm làm sao chúng ta có thể kiểm soát được. Đến ngay cô Lý Nhã Kỳ, làm việc cũng hay ho thế mà thiên hạ còn bàn ra tán vào đủ bao nhiêu thứ. Lựa chọn ai rất khó thế nên bài toán khó chọn được ai thì đẩy quả bóng ra khỏi nước thì điều đó cũng không nên làm.

Tôi nghĩ chọn lựa một nhân vật làm Đại sứ du lịch cũng không nhất thiết phải lựa chọn một người không hề có tỳ vết, hoặc toàn vẹn đến mức thánh thiện như là tiên. Nên việc đòi hỏi những tiêu chí như thế này dường như rất mâu thuẫn: phải có tiền này, nhiệt tình này, phải có sắc đẹp này, tên tuổi này, tự nguyện này, phải không bị ném đá này...chúng ta cài vào đấy những tiêu chí mà người thường không thể thỏa mãn được.

Tôi thì cũng chả yêu thích Lý Nhã Kỳ nhưng tôi cho rằng nhiệm kỳ trước cô ấy làm cũng được hà cớ gì phải truất.

- Nhưng theo quan điểm của ông nếu ý nguyện của Lục Tiểu Linh Đồng được đáp ứng thì du lịch Việt Nam sẽ phát triển hơn hiện nay chứ?

Tôi nghĩ điều này sẽ trở thành trớ trêu vì cái người được bổ nhiệm, chúng ta cứ dùng từ bổ nhiệm đi vì nó cũng là một chức vụ cho dù chức vụ đó không thuộc hệ thống của nhà nước nhưng vẫn là một chức vụ, một vai trò quan hiếu của lĩnh vực làm tỏa sáng, mời gọi và làm tôn vinh hình ảnh của Việt Nam. Vậy thì Việt Nam chúng ta phải quản lý được, điều chỉnh được, và Việt Nam chúng ta phải sử dụng được.

Bây giờ một thần dân ở ngoại bang, dẫu rằng ở đó, chúng ta vẫn có những người gọi là đồng chí nhưng chúng ta có kiểm soát được đâu. Ví dụ bây giờ hành tung của họ, họ thực hiện việc này việc kia chúng ta không điều chỉnh được thì lúc bấy giờ ai chịu trách nhiệm?

Đại sứ du lịch không phải là chìa khóa vạn năng, không phải là cứu cánh, không phải là cái huyệt để khi chúng ta bấm vào cái huyệt con thuyền du lịch thì nó thăng hoa kết trái.

Nó chỉ là điểm nút trong toàn bộ cái lộ trình chúng ta xây dựng hình ảnh và chúng ta khởi phát một nền du lịch Việt Nam, lấy con người làm trung tâm, lấy cái việc gần gũi con người, bè bạn tỏa sáng trên bình diện thế giới là cái đích của mình.

CON CHIM LÀM BẨN TỔ CỦA MÌNH LÀ CON CHIM ĐÁNG KINH TỞM!

Dư luận viên Khoai@


Hôm qua, báo chí đồng loạt đưa tin: "Nghị sỹ Mỹ ghi nhận thành tích nhân quyền của Việt Nam". Là người Việt Nam, có lẽ ai cũng vui mừng vì điều này, vì ít nhất những nỗ lực của cả dân tộc trong việc đảm bảo quyền con người cũng đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đặc biệt trong trường hợp này lại là tiếng nói của một Nghĩ sĩ Mỹ, ông Eni Faleomavaega, thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ.

Ông Eni Faleomavaega vừa ra tuyên bố hoan nghênh báo cáo rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ hai của Việt Nam đã được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua ngày 8/2 vừa qua tại Geneva, Thụy Sĩ. Trong tuyên bố, Hạ nghị sỹ Faleomavaega ca ngợi những thành tựu được nêu trong báo cáo UPR của Việt Nam như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, bảo đảm quyền của tù nhân, tự do tôn giáo. Ông cũng đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền, trong đó có việc Việt Nam có các cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm với các đối tác như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Tuyên bố của Hạ nghị sỹ Faleomavaega nêu bật việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và thông tin ở Việt Nam thể hiện qua số lượng đầu báo, ấn phẩm, các kênh phát thanh truyền hình, và nhấn mạnh quyền tự do lập hội đã được ghi nhận trong Hiến pháp và được luật pháp bảo vệ.

Nghị sỹ Faleomavaega cũng nhắc lại các chuyến thăm Việt Nam của ông với tư cách là Chủ tịch và thành viên cao cấp của Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, trong đó đã tham dự nhiều sự kiện tôn giáo tại các địa điểm thờ tự khác nhau. 

Ông cho biết Việt Nam là một quốc gia tạo thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo và đánh giá cao việc Việt Nam đang tích cực bảo vệ các tổ chức tôn giáo theo luật pháp.

Được biết, Hạ viện Mỹ đã ra Bản ghi nhận của Quốc hội đưa toàn văn tuyên bố nêu trên của Hạ nghị sĩ Faleomavaega thành tài liệu chính thức của Hạ viện Mỹ.

Rõ ràng, thành tích nhân quyền của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể và được cộng đồng quốc tế ghi nhận chân thực, trong đó có ông nghị sĩ Mỹ.

Lẽ ra, là người Việt Nam, người đại diện cho cái tiến bộ thì ông Nguyễn Hữu Vinh, chủ blog Ba Sàm phải vui mới phải, tại sao ông lại có thái độ khó chịu khi người Mỹ khen và ghi nhận thành tích nhân quyền của nước nhà? Tại sao ông lại kêu gọi: "bà con Hoa Kỳ có lẽ nên mở chiến dịch vận động bỏ phiếu phản đối ông nghị sĩ này để lần sau ông ấy không phát biểu linh tinh nữa". Chả lẽ ông không phải là người Việt Nam? (Xem ảnh chụp màn hình trên trang Ba Sàm, lúc 0935 sáng 20/4/14).

Trước một sự kiện, ông Nguyễn Hữu Vinh có quyền có ý kiến khác, vì đó là quyền con người của ông, chúng tôi tôn trọng điều đó. Nhưng vận động người khác để chống lại lợi ích của dân tộc, phá hoại thanh danh của đất nước, phủ nhận sạch trơn những gì mà nhà nước và nhân dân Việt Nam đã và đang nỗ lực phấn đấu là điều đáng phỉ nhổ.

Câu hô hào của ông Vinh làm tôi nhớ đến "bài học Ngô Quang Kiệt". 

Và tôi cũng nhớ rất rõ một câu châm ngôn của phương Tây, đã được nhà báo Trần Đăng Tuấn viết trong bài "Gửi ông không muốn làm người Việt". Ông chủ trang Ba Sàm nên ghi nhớ và ngẫm câu châm ngôn này: "Con chim làm bẩn tổ của mình là con chim đáng kinh tởm"!

ĐUỴT NHAU vs SỰ NGHIỆP

Copy của Phọt Phẹt

Trước hết, tôi phải xin lỗi những ai đã phải nhăn mặt, cau mày khi thấy những chữ nhạy cảm như Buồi, Lồn, hay Địt nằm ngổn ngang bừa bãi ở đây, dù rằng tôi đã có những lời cảnh báo từ trước. Và cho dù có đúng là quý vị chưa từng một lần nói những chữ này hay không, hoặc có đúng là chưa từng nghe thấy ông bà, cha mẹ hoặc các bậc trưởng thượng của mình nói hay không, thì mọi người vẫn hoàn toàn có quyền kết tội tôi là một kẻ thất phu, vô học, thô tục, lỗ mãng v.v… Tôi xin lỗi và xin nhận hoàn toàn trách nhiệm về chuyện này (còn nhận xong rồi để làm gì nữa thì kệ tôi).

Và nếu quý vị không cảm thấy phiền thì xin tiếp tục câu chuyện.

Đó là chuyện: người ta sống ở trên đời này để làm gì?

Tất nhiên là để hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì sự nghiệp xây dựng CNXH, hay sự nghiệp bảo vệ chế độ XHCN, v.v… nói chung là vì những sự nghiệp, toàn là những sự nghiệp cao cả của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới.

Còn với những người dân sống ở các nước TB giãy chết, nơi ánh sáng của CN Mác – Lê chưa rọi tới, không biết đến các sự nghiệp cao cả trên thì họ sống để làm gì? Tất nhiên là họ sống một cách rất bản năng, hoang dã, giống như các cụ ta ngày xưa đã từng hồn nhiên tổng kết rằng cuộc đời chỉ gồm có tứ khoái, cụ thể chỉ gồm có ăn, ngủ, đụ, ỉa mà thôi.

Khoan nói tới chuyện ăn, ngủ vì đó là những đề tài rất rộng, hay chuyện ỉa không mấy hấp dẫn, trước tiên hãy tạm nói về đụ.

Đụ là một từ không được dùng nhiều ở miền Bắc mà trung tâm là Hà nội, nơi có giọng nói được chọn làm tiếng Việt chuẩn. Thay vào đó, ngày xưa các cụ dùng từ địt và ngày nay, cũng như những từ buồi hay lồn, nó bị liệt vào hàng những từ ngữ thô tục và được gọi tránh đi bằng vô vàn những chữ khác cho ra vẻ có học và sang trọng hơn, từ cách nói dân dã như chơi, tỉn, múc v.v… đến cách nói bác học như giao hợp, làm tình v.v… Tuy nhiên, trong khi để tránh nói ra tiếng “địt” bị cho là tục tĩu (mà với dân miền Trung từ Nghệ an trở vào thì từ “địt” đơn giản chỉ có nghĩa là đánh rắm), đôi khi người ta đã gây ra đôi chút hiểu lầm, ví dụ như từ “giao hợp” dễ làm cho người khác hiểu lầm từ “địt” thành ra “giao-lưu hợp-tác” hay “giao-hưởng hợp-xướng” bởi cách nói tắt vẫn thường dùng lâu nay, như kiểu nói “tuyên giáo” là tuyên-truyền giáo-dục, hay “ngoan cố” là ngoan ngoãn và cố gắng, ví dụ thế.

Một bất công cho địt, cũng giống như bất công cho buồi và lồn, là tuy rất cần thiết và quan trọng đối với tất cả mọi người và tuy cùng với ăn, ngủ được xếp trong tứ khoái, mang lại những cảm xúc thăng hoa cho con người, nhưng trong khi người ta nâng chuyện ăn lên thành “văn hóa ẩm thực” thì địt lại bị gắn chết với cái gọi là “bản năng thấp hèn” mà không thèm giải thích gì thêm cho thấu đáo. Dường như người ta không để ý rằng bản thân chuyện địt không xấu, mà chính những mưu mô để được địt hay những toan tính thu lợi nhờ vào địt mới là xấu xa, đáng lên án.

Có một điều có vẻ nghịch lý là trong khi coi từ địt là tục tĩu, đáng cấm kỵ, còn hành vi địt là một chuyện xấu xa, hay ít nhất là đáng xấu hổ (dù ít nhất, nếu không có nó thì không thể có chuyện duy trì giống nòi), thì người ta lại rất thường xuyên và hào hứng nói về nó vào mọi lúc, mọi nơi có thể, mà bằng chứng là vô số chuyện cười, vô số từ ngữ để ám chỉ chuyện địt được lưu truyền từ xưa tới nay.

Một điều nữa cũng có thể coi là nghịch lý, đó là việc người ta ai cũng dễ dàng đồng ý với nhau rằng địt là một chuyện gì đó có vẻ xấu xa, thấp hèn, nhưng lại rất khó nhận ra rằng chính là Địt chứ không phải là việc làm theo những thứ giáo lý đạo đức cao siêu, mới là hành vi cơ bản nhất để phân biệt người với các loài động vật khác (tất nhiên đây là nói chung, và không thể nói rằng vì Kim Đồng, Lê văn Tám hay vô vàn các liệt sĩ trẻ khác hy sinh khi chưa hề địt nên họ không phải là người). Đơn giản là vì chỉ duy nhất có con người mới tìm ra và biết hưởng thụ khoái cảm trong chuyện địt, còn các loài động vật khác không hề biết địt, chúng chỉ kết hợp đực cái với nhau theo bản năng sinh sản, và khác với con người, chúng làm việc đó không phải để tận hưởng những cảm giác thăng hoa trong khi địt mà chỉ để phục vụ cho việc sinh sản, duy trì nòi giống mà thôi.

Tất nhiên, dù địt quan trọng như vậy thì nó cũng không thể so sánh được với các sự nghiệp. So sánh như vậy là rất khập khiễng, là bì phấn với vôi, bì lồn con đĩ với môi ông thợ kèn. Biểu hiện rõ nhất cho thấy sự thua kém của địt so với các sự nghiệp, đó chính là sự bát nháo, biến thái ngay trong chuyện địt ở các nước giãy chết, nơi người dân không biết rằng sống là để làm các sự nghiệp mà chỉ sống để địt (và ăn, ngủ v.v…) và lờ tịt chuyện sống là phải làm theo hiến pháp và pháp luật.

Sự bát nháo đầu tiên phải kể đến là chuyện hiếp dâm, là khi người này dùng sức mạnh để địt người khác, thỏa mãn khoái cảm của riêng mình mà không được người kia đồng ý, thậm chí còn gây đau đớn cho họ. Đây là chuyện rất thường thấy ở bên TB giãy chết, như chuyện ở xã ven biển Steinheim, huyện Ludwigsburg bên Đức nhợn, rất đông người đã xông vào hiếp dâm cả một gia đình làm nghề nuôi tôm và sau đó còn ca ngợi chuyện đó như một chiến công, coi đó là một trận đánh đẹp. Hay một vụ khác cũng ở Đức nhợn, có vài người muốn sáp nhập tỉnh Brandenburg vào thủ đô Berlin và để bắt mọi người phải nghe theo ý mình, họ đã hiếp dâm hàng trăm người khác, v.v…

Tiếp theo hiếp dâm là chuyện thông dâm, khi có những người lẽ ra theo luân lý thì không được địt nhau, thế nhưng bằng cách này hay cách khác họ vẫn cố tình địt nhau bằng được cho sướng thì thôi. Ví như ở bên Pháp nhợn, nơi mang danh một nước Cộng hòa, lẽ ra Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp phải tách riêng nhau ra thì họ lại ăn ở chung với nhau, thông dâm với nhau theo kiểu quần hôn khi thì giả vờ kín đáo, khi thì lộ liễu không coi ai ra gì. Còn trong làm ăn kinh tế, các quan chức, các ngân hàng, các công ty quả đấm thép cũng tha hồ thông dâm với nhau, thả sức làm mưa làm gió vơ vét tiền bạc để bỏ túi riêng, mặc cho nền kinh tế muốn đi tới đâu thì tới.

Có thể kể đến thói xấu tiếp theo ở bển là chuyện thủ dâm, tức là khi không tìm được ai để địt (có thể vì xấu thói quá không ai thèm chơi cùng, hoặc là đã quá yếu không địt nổi ai) thì có nhiều người chỉ còn mỗi cách là tự sướng, hay nói một cách dân dã là xóc lọ hoặc quay tay. Đây cũng là một chứng bệnh rất hay gặp của bọn TB giãy chết, ví dụ như Mỹ nhợn rất thích tự phê rằng dân tộc họ thương nhau nhất, thông minh nhất, người Tây ban nha rất thích xóc lọ rằng biển Địa trung hải của họ đã được nhân loại tiến bộ trên thế giới bầu chọn là kỳ quan thế giới mới, còn người No uy lại rất hay quay tay rằng thủ đô Oslon của họ là thủ đô nghìn năm văn hiến, chẳng hạn thế.

Bọn sống để địt còn có nhiều kiểu địt biến thái khác nữa, ví dụ như diện dâm, tức là địt vào mặt người khác. Chẳng hạn như ông Bob Browning, chủ tịch đảng Green đã hồn nhiên địt vào mặt mọi người khi dù không cần hỏi ý kiến ai, ông vẫn có quyền nói rất hùng hồn rằng toàn thể dân Úc nhợn một lòng đi theo con đường của Công tước Diana, còn bà phó tổng thống Anh nhợn Ann Done thì thản nhiên chịn lồn vào mặt mọi người khi tuyên bố rằng nước Anh nhợn của bà dân chủ hơn quê ta hàng vạn lần. Hay trong cuộc trưng câu dân ý mới đây ở Nhật, Ủy ban thăm dò vẫn kết luận rằng toàn dân đã nhất trí chọn lực lượng Kamikaze là lực lượng lãnh đạo Nhật bẩn, địt vào mặt những ai có ý kiến khác hay những ai tỏ ra nghi ngờ sự minh bạch của cuộc trưng cầu.

Và còn nhiều, rất nhiều các kiểu địt phi nhân tính khác, cùng vô vàn các dẫn chứng khác đi kèm theo mà mọi người đều có thể thấy chúng vẫn đang xảy ra hàng ngày bên xứ sở của bọn TB giãy chết.

Thế nên trong khi quê ta đã liên tục giành được biết bao nhiêu là những thành tựu to lớn rực rỡ trong các sự nghiệp vẻ vang vĩ đại vừa qua thì bọn TB giãy chết lại chẳng làm được cái gì cho ra hồn. Đặt bên cạnh những thành tựu ở quê ta thì những tòa tháp thế kỷ, nhà hát con sò, hầm xuyên núi, cầu vượt biển v.v.. chỉ là những thứ lăng nhăng, còn những giải Nobel, cành cọ, ốtca v.v… chỉ là những trò trẻ con không hơn không kém.

So với thiên đường quê ta đang sống thì cái bọn TB giãy chết chỉ biết mỗi chuyện địt ấy có cái gì? Và cuộc sống của người dân ở bển thế nào? Câu trả lời là:

Chẳng có cái địt gì cả. 

Và:

Chẳng ra cái địt gì cả.

Vậy nên ta nhất định thắng. Địch nhất định thua.

TÀU NGẦM YẾT KIÊU CỦA ÔNG PHAN BỘI TRÂN: ĐANG THIẾT KẾ, CHẾ TẠO THÊM VŨ KHÍ

Ông Phan Bội Trân cho rằng những chiếc tàu ngầm mini có thể bị coi như đồ chơi, nhưng ông đã có lời giải để biến chúng thành khí tài quân sự...


Góp trí tuệ quốc phòng là bổn phận của mỗi người dân

Những ngày vừa qua, phóng viên báo Đất Việt đã thường xuyên có những trao đổi với ông Phan Bội Trân, hậu duệ của nhà cách mạng Phan Bội Châu, người chế tạo ra chiếc tàu ngầm mini chạy bằng ắc quy điện mang tên Yết Kiêu.

Chia sẻ về việc tàu ngầm Trường Sa của ông Nguyễn Quốc Hòa chuẩn bị ra biển thử nghiệm, ông Trân cho biết:

“Việc tàu ngầm Trường Sa ra biển là một bước tiến lớn của khoa học Việt Nam. Dù hệ thống không khí tuần hoàn còn gây nhiều khó hiểu, nhưng thực tế, việc một doanh nhân làm được một con tàu 9 tấn và có thể lặn, nổi, di chuyển hoàn hảo như vậy là một điều đáng khâm phục.”

Ông Trân nhận định: “Khoan hãy vội phán xét con tàu này có thể làm được những gì, bởi nó chỉ là một phiên bản thử nghiệm đầu tiên. Khi nó thành công với phiên bản 01, tôi tin những phiên bản sau, nó sẽ lớn hơn, sử dụng với nhiều mục đích cụ thể hơn.

Đừng vội quy kết những sản phẩm trí tuệ của người dân chỉ là thứ đồ chơi của kẻ lắm tiền. Ở Việt Nam, người nhiều tiền không hiếm, nhưng người biết dùng tiền vì một mục đích cao đẹp, đặc biệt vì Tổ quốc, chủ quyền quốc gia thì có vẻ như không nhiều.”

Ảnh: Ông Phan Bội Trân, người chế tạo chiếc tàu ngầm mini đầu tiên của Việt Nam.

“Nếu ta tự xem ta là một sĩ phu của đất nước, thì ta phải nhìn xa hơn là cái thiếu sót của một nhà báo, cái lỡ lời của một giáo sư, ta phải thấy xương máu của cha anh đã hi sinh, xương máu của Hải quân ta, những người lính của ta. Và phải nhìn hơn nữa, những giọt nước mắt âm thầm của các bà mẹ, các bà vợ, các trẻ thơ chờ người thân trên bến cảng.

Những em thơ ấy là tương lai của đất nước, những người nằm xuống vì Tổ quốc hôm nay chính vì mục tiêu cao đẹp, giữ vững độc lập nước nhà, để cho tương lai kia, không phải sống trong những tháng ngày làm nô lệ, phải triều cống, chịu bóc lột.

Tuy nhiên, chỉ sự dũng cảm, lòng yêu nước là chưa đủ, kể cả mọi khí tài ta nhập về cũng là chưa đủ, khi ta thấy các đối thủ trên Biển Đông vẫn ngạo mạn, như ngày xưa sứ thần Nguyên Mông đòi vào Thăng Long bằng cổng chính . Đóng góp trí tuệ vào sự nghiệp chung của đất nước là bổn phận của tất cả chúng ta. Nhưng bằng cách nào?

Chiến sĩ của Quân chủng Hải quân là để chiến đấu, chứ không phải để đóng tàu. Vậy công việc đóng tàu là của ai? Phải chăng là trách nhiệm của các công ty, xí nghiệp nhà nước, còn chúng ta thì phủi tay? Nếu nói đó là việc của nhà nước, chúng ta không dính líu, thì khi giặc đến nhà, khi đàn bà cũng phải đánh, thì ta đánh giặc bằng gì? Tham gia đóng góp trí tuệ là bổn phận của mỗi con người Việt Nam tự nhận mình yêu nước.”

Ảnh: Tàu ngầm mini của ông Phan Bội Trân

Biến 'đồ chơi mini thành tàu ngầm sát thủ

Trong cuộc trao đổi với phóng viên, ông Phan Bội Trân cũng đã nói gần nói xa về khả năng biến những tàu ngầm mini tưởng như là đồ chơi trở thành những tổ hợp khí tài quân sự, có khả năng tác chiến hiệu quả.

Ông Trân chia sẻ: “Tôi không bao giờ nói ra những điều mình không làm được. Ngay như việc chiếc tàu mini Yết Kiêu, tôi hoàn thiện rồi mới công bố, không vừa thử vừa nói. Và bây giờ, tôi đang chế tạo một phiên bản khác lớn hơn, có khả năng hoạt động dưới nước lâu hơn và đủ chỗ cho khoảng 3, 4 chiến sĩ tác chiến trong tàu.”

Ông Trân cho biết: “Hiện tại, tôi đã có lời giải cho việc biến những thứ tưởng chừng là đồ chơi này trở thành khí tài quân sự, cụ thể là tổ hợp khí tài. Một chiếc tàu ngầm mini không thể làm gì, nhưng một tổ hợp 3, 4 chiếc, chiếc gắn rada, chiếc gắn thủy lôi… liên lạc tác chiến có bài bản, tôi tin để có một tổ hợp như vậy rẻ hơn rất nhiều lần việc nhập một khí tài từ nước ngoài.”

"Nếu chỉ đi mua những vũ khí từ nước ngoài, sẽ là chưa đủ cho khả năng phòng vệ của Việt Nam"

Lý giải sơ bộ về những khí tài này, ông Trân chia sẻ: “Với tính toán của tôi, nếu có chiến sự trên biển, ta sẽ phải đối mặt với lực lượng hùng hậu gấp đôi hạm đội 7 của Mỹ. Để đánh gãy đôi một tàu sân bay, với khoảng 100.000 USD, ta có thể làm được việc đó, tôi đã có đáp án.

Để đánh gãy đôi một tàu khu trục tương đương với tàu ba thân mới nhất của Mỹ, với 50.000 USD, ta có thể làm được việc đó, tôi đã có đáp án. Nhưng chưa hết, để tiêu diệt các khinh tốc hạm, ta phải sử dụng các đơn vị vũ trang cơ động khác, chỉ với 1.000 USD/ chiếc. Với 1 triệu USD, ta có 1.000 chiếc. Tôi đã có đáp án cho việc đó. Để hậu cần của ta cho phép tiến hành chiến tranh cách xa bở biển hơn 1.000 km, tôi cũng đã có đáp án.

Hiện tại, tôi đã đưa những đáp án của mình thành dự án khoa học và trình lên Bộ Quốc phòng và đang chờ đợi sự phản hồi. Tuy nhiên, để đẩy nhanh quá trình này, sắp tới tôi nhận được một khoản thừa kế, đủ để hoàn thành mỗi khí tài một phiên bản mẫu.

Tôi sẽ làm mẫu trước, hoàn toàn bằng tiền túi, không dùng đến tiền nhà nước, nếu tôi thành công, Bộ Quốc phòng sẽ không cần phải xét duyệt đề án mà có thể sử dụng ngay được công nghệ này.”

Ông Trân nhấn mạnh: “Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực và khả thi của các đáp án này.”

Có thể nói, hậu duệ của một nhà cách mạng, một nhà yêu nước lừng lẫy, dù đã ở cái tuổi ngoài 60, nhưng Phan Bội Trân đã tự coi mình là một sĩ phu, một người có trí tuệ, và luôn canh cánh bên lòng về sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt.

Minh Tú