Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

9 CÁN BỘ CÔNG AN BỊ ĐÁNH NHẬP VIỆN - HÀNG TRĂM NGƯỜI TIẾP TỤC GÂY RỐI

Liên quan đến vụ việc 9 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Hà Tĩnh đang thực hiện lệnh bắt tạm giam một người dân ở xã Bắc Sơn, H.Thạch Hà vào chiều 10.4 thì bị những người quá khích đánh phải nhập viện, tối cùng ngày những người quá khích tiếp tục gây ra những việc nghiêm trọng khác.


Lực lượng chức năng xã Bắc Sơn, H.Thạch Hà vào chiều 10.4 - Ảnh: Nguyên Dũng


Nhà của cán bộ xã bị người dân quá khích đập phá

Chiếc xe máy của trưởng công an xã bị thiêu rụi - Ảnh: Cán bộ xã Bắc Sơn cung cấp

HOÀNG THÙY LINH BUNG CÚC ÁO TRÊN SÓNG TRỰC TIẾP

Vì sự cố xảy ra ngay khi ghi sóng trực tiếp nên Hoàng Thùy Linh không còn cách nào khác ngoài việc chỉnh sửa trang phục ngay trên sân khấu.

12h trưa ngày 11/4, Hoàng Thùy Linh cùng DJ Minh Trí trở thành khách mời tham gia chương trình Bữa trưa vui vẻ.

Là mỹ nhân được mời tham gia chương trình trong tuần này, Hoàng Thùy Linh chọn cho mình một bộ đồ bó sát cơ thể, kết hợp giữa áo lửng và quần bó, giúp thân hình cô trông thanh mảnh, gợi cảm hơn.

Tuy nhiên, Hoàng Thùy Linh đã không gặp may khi chiếc áo bỗng nhiên bung cúc khiến những người có mặt đều lúng túng, nhất là khi chương trình đang phát sóng trực tiếp.

Không thể ra ngoài, Hoàng Thùy Linh đành phải cài lại cúc áo ngay trên sân khấu. Hình ảnh này khiến DJ Minh Trí tỏ ra ngại ngùng, anh lấy tay che mặt và quay đi chỗ khác.

Còn Hoàng Thùy Linh ngồi giữa sân khấu, trước sự chứng kiến của đông đảo khán giả, cô không ngại ngùng chỉnh đốn trang phục. Thậm chí, cô còn lột vạt áo để lộ điểm nhạy cảm trong tình huống này.

Hoàng Thùy Linh táo bạo sửa lại cúc áo tới mức để lộ điểm nhạy cảm

Ngoài sự cố đáng tiếc trên, Hoàng Thùy Linh cùng DJ Minh Trí đã tặng cho khán giả những vũ điệu vô cùng hấp dẫn.

Mặc dù bị "áp đảo" bởi 3 người bạn đồng hành đều là nam nhưng Hoàng Thùy Linh tỏ ra rất hài hước, tự tin, luôn tươi cười và thân thiện.
Nữ ca sỹ đã có những màn tung hứng ăn ý với DJ Minh Trí. Cô cũng không ngần ngại thể hiện những cử chỉ thân mật với nam DJ này như liên tục quay sang bá vai, đập tay vào người, gục đầu vào vai...với người bạn đồng hành.

Hoàng Thùy Linh bị lộ khe áo trong phần vũ đạo 

Có thể nói, khán giả đã có một "bữa trưa vui vẻ" trước nhiều tình huống hài hước, thú vị. Hoàng Thùy Linh được đo chiều cao cả guốc gần 1m7 và được chiếc máy đo kết luận: “Quý khách có thể làm người mẫu, lính cứu hỏa, thợ quét vôi, phơi quần áo thuê, đi thu hoạch cà phê...”. Cô còn bị chiếc máy nhận xét: “Cân nặng gần 60 kg. Thanh niên như vậy là.. bạn lười vận động quá. Tôi thấy mắt thâm, tôi thấy có vẻ bạn hay đi diễn khuya hoặc hay nghĩ đến người yêu...”.

Trong khi đó, DJ Minh Trí bị đùa vui về giới tính với phần kết luận rành mạch từ chiếc máy kiểm tra sức khỏe: “Thân hình hoàn toàn bình thường nhưng cân vẫn chưa phân biệt được giới tính. Nếu là nữ thì hơi thấp, nếu là nam thì quá còi”.

Trong chương trình, Hoàng Thùy Linh cũng mang đến cho khán giả những điệu nhảy trẻ trung qua hai bản hit quen thuộc là Chạy trốn và Rung động. Màn kết hợp giữa Hoàng Thùy Linh và DJ Minh Trí nhận được những tràng vỗ tay không ngớt.

PHÍ CHỒNG PHÍ, BẮT DÂN ĐÓNG RỒI GỬI NGÂN HÀNG LẤY LÃI?

Dư luận viên: Trường Giang

Tiền thu nhưng lại không nộp vào ngân sách Nhà nước mà gửi vào ngân hàng lấy lãi. Trách nhiệm của Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan của Chính phủ quản lý lĩnh vực này ở đâu?

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển truy trách nhiệm của bộ quản lý xoay quanh chuyện “loạn” phí, chi phí tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng chiều 11/4.

Xoay quanh chuyện “phí chồng phí”, ngay sau phần đọc báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, ĐB Trần Ngọc Vinh (Thành phố Hải Phòng) đặt câu hỏi: Có hay không tình trạng lạm thu, phí chồng phí như dư luận bức xúc thời gian qua? Những loại phí như phí trông giữ xe, phí dịch vụ chung cư thu mỗi nơi một kiểu… là phí hay giá dịch vụ? Bộ Tài chính có biết tình trạng loạn phí này?

Ảnh: Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, phí thu tiền rồi mà không nộp ngân sách lại đem gửi ngân hàng lấy lãi là sai luật.

Tiếp lời, ĐB Nguyễn Sỹ Cương - Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đặt thẳng vấn đề: hiện còn 21 danh mục phí, lệ phí chưa được ban hành hướng dẫn thực hiện. Chính sách đã dự báo sai nên đưa ra quá nhiều danh mục phí, lệ phí?

“Với các loại phí phân cấp cho địa phương, bộ, ngành, liệu có hay không lợi ích bộ, lợi ích ngành khi đề xuất quá nhiều loại phí bắt người dân phải đóng?” – ĐB Nguyễn Sỹ Cương hỏi.

Trả lời phần câu hỏi của các ĐB Ngọc Vinh, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói, các khoản đóng góp tự nguyện một số giá dịch vụ như phí dịch vụ chung cư, phí vận chuyển container, phí trông giữ xe… do các công ty dịch vụ tự đặt ra, đó là các khoản phí, lệ phí.

Người đứng đầu Bộ Tài chính cũng thừa nhận đúng là còn 21 danh mục phí, lệ phí chưa thu, là do khi xây dựng Pháp lệnh Phí và lệ phí có tính tới cả loại phí có thể phát sinh trong tương lai nên đưa vào danh mục. Hoặc đó cũng có thể là khoản thu chưa phù hợp với thực tế như phí phá sản, phí luồng lạch đường thủy… nên thấy chưa cần hướng dẫn.

HẸN YÊU!


Chúng ta rồi sẽ trưởng thành, sẽ nhìn nhận mọi thứ chín chắn hơn, sẽ học cách trân quý tình yêu, giống như một cách để trân quý tình cảm của mình.

Hẹn yêu anh vào một ngày không quá gần, không quá xa xôi.

Là hẹn hò hai đứa, tay nắm tay đi trên phố, đầu tựa vào vai anh nhâm nhẩm hát một khúc tình ca.

Là hẹn hò vứt cả cô đơn, vứt cả bộn bề công việc, ngồi xếp gọn lòng nhau, ủ ấm, kể nhau nghe những khúc thầm thì thật khẽ.

Là hẹn hò kéo dài những nỗi nhớ tít tắp xa, đôi khi giận hờn, đôi khi khóc lóc trò con nít. Anh sẽ đến gần bên, chạm vào vầng trán cao bướng bỉnh. Anh thì thầm, anh nhận lỗi, là anh sai rồi…

Anh thấy, em thấy, chúng mình thấy cuộc sống này quá đỗi ngột ngạt đúng không anh? Rồi người ta cứ dang tay vớ đại một người dưng, để thương, để yêu, để lướt qua nhau quá vội vàng. Rồi người ta trách cứ tình yêu với muôn vàn bội bạc. Có ngán ngẩm không khi chính trái tim mỗi người đã chật hẹp những khoảng trống rỗng tên nhau?

Gọi tên thương nhớ là kề bên, là tin cẩn, là đồng hành và san sẻ lẫn nhau. Có yêu thương thì mới gộp đoạn đường đi chung thành một. Đừng vì vội vàng mà chắp nối những mảnh tim không liền kề.

Ấy vậy nên, em kiên nhẫn chờ đợi, chờ đúng người, vào đúng lúc sẽ đến yêu em!

Em biết không dễ dàng để một người trẻ vượt qua nỗi cô đơn trống trải. Nhưng rồi những người trẻ cũng hiểu, những khoảng cô đơn có ý nghĩa riêng của nó. 

Anh, cũng đừng vội! Đừng vội thương yêu một cô gái khác rồi gieo buồn lên mắt nhau…

Mong anh, đừng vội vã bước chân đi về phía bóng tối đã ngả đường…

Em nghĩ, cứ trau dồi tin cẩn và chân thành hơn nữa, để đến khi tìm thấy nhau, chúng mình không vồn vã, chúng mình không hối hả, chúng mình vẫn yêu nhiều và đậm sâu, đúng không anh?

Hẹn anh, một ngày nào đó khi cả anh và em đều đã góp nhặt đủ đầy…

Hẹn anh, một ngày nào đó nhìn thấy nhau cảm nhận được rằng tim đang đập nhanh và mạnh…

Hẹn anh, một ngày, chúng mình yêu nhau, giản đơn và thành thật, sâu lắng và bên lâu…

Anh nhé!

Hạc Xanh

NGUYỄN LÂN THẰNG NÓI XẤU NHÀ BÁO, NHIẾP ẢNH GIA NA SON (NGUYỄN QUANG SƠN)

Bài của anh Khoai@ bên Trelangblogspot


Khi không được đăng bài ở BBC, Nguyễn Lân Thắng đã lộ rõ là một kẻ háo danh và tị hiềm nhỏ mọn. Bài viết của Nguyễn Lân Thắng đăng trên dân luận đã thể hiện thọi ghen ăn tức ở với nhà báo Na Sơn, tức Nguyễn Quang Sơn, chỉ vì anh này được các hãng thông tấn nước ngoài mời làm việc (trong khi anh ta thì không).

Lôi chuyện riêng, chuyện đời tư của Na Sơn ra làm trò cười, liệu có làm nên tên tuổi của Nguyễn Lân Thắng?

Dưới đây là bài của Thắng:

Nguyễn Lân Thắng - Tự do ở trong chuồng


Cách đây một tuần vào ngày 4/4/2014, tôi có gửi bài phản biện này cho BBC nhưng không được đăng tải, nay tôi đăng lại bài viết ở đây để bạn đọc quan tâm rộng đường bình luận. Mặc dù tôi có quan hệ khá tốt với một số anh chị em làm việc ở BBC, cũng như không có thâm thù cá nhân gì với người được nhắc trong bài viết, nhưng tôi thấy mình vẫn phải nói điều cần nói.

13.30 giờ GMT ngày 1 tháng 4 năm 2014, BBC Việt Ngữ đưa lên mạng một đoạn audio dài 7’25’’, phỏng vấn anh Na Sơn trong loạt bài cho chương trình tìm hiểu khái niệm Tự do được nhìn nhận và thi hành như thế nào trên thế giới. Nguyên văn lời giới thiệu của BBC: "Nhân dịp này, BBC Tiếng Việt trò chuyện với nhiếp ảnh gia Na Sơn, từ Hà Nội, bàn về Tự do trong tư cách một nhà báo, một công dân đang sống ở Việt Nam."

“Tự do là được làm những gì mình thích, nói những gì mình muốn nói.”...

“Với tôi, trong chừng mực nào đó, tôi khá tự do ở Việt Nam,” anh Na Sơn chia sẻ.

Tôi đã định không viết ra vì nghĩ đó chỉ là trò đùa ngày cá tháng tư, nhưng xét thấy những điều anh ấy nói trong đoạn phỏng vấn trên đụng chạm đến nhiều vấn đề, nhiều con người đang sống trong xã hội Việt Nam, nên tôi quyết định viết những dòng suy nghĩ của mình trên tinh thần tự do ngôn luận, bởi tôi nghĩ rằng, anh Na Sơn đang nói một cách nghiêm túc với sự tự do ngôn luận của anh ấy.

Tôi gặp anh Na Sơn kể từ những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược mùa hè năm 2011 tại Hà Nội. Trong những ngày tháng đó, tôi may mắn được tiếp xúc với nhiều nhà báo tên tuổi ở Việt Nam như Mai Kỳ, Đoan Trang, Hoàng Đình Nam... hay những người như kiến trúc sư Chu Kim Đức, kỹ sư Nguyễn Quang Thạch, luật sư Trịnh Hữu Long... và nhiều người thú vị khác nữa. Những hình ảnh ghi lại vào mùa hè năm đó còn lưu truyền mãi trên nhiều trang blog, Facebook và đó sợi dây vô hình gắn kết chúng tôi, những người đã bước chân xuống đường làm bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh dân sự cho đến tận bây giờ. Chúng tôi vẫn theo dõi từng bước đi của nhau, dù có thể không cùng sinh hoạt chung trong một nhóm nữa. Thế rồi theo thời gian, tôi dần khám phá ra ai là ai trong đám đông ngày ấy.

Anh Na Sơn tên thật là Nguyễn Quang Sơn, sinh năm 1974. Về nghệ danh Na Sơn, như anh ấy từng chia sẻ, anh ấy thích ăn na và yêu nhiếp ảnh. Cũng như nhiều nghệ sỹ, nhà báo khác như Na Dũng, Na Chính, anh Sơn lấy chữ NA là viết tắt của hai từ Nhiếp Ảnh.

Nếu xét theo tiêu chuẩn Việt Nam, một người làm việc liên tục cho một cơ quan báo chí thì mới được cấp thẻ thì anh Na Sơn chả bao giờ là nhà báo cả. Việc anh phát ngôn, mình làm việc cho hãng thông tấn AP của Mỹ chỉ là sự ngộ nhận. Thực chất, AP có dùng anh Na Sơn với tư cách cộng tác viên (stringer) vụ việc. Khi họ cần cái ảnh nào thì họ có thể gọi Na Sơn. Điều này ai cũng có thể làm được và AP có thể làm với bất kỳ ai. Tìm kiếm trên hệ thống của AP thì có thể thấy, anh Sơn cộng tác với AP một năm đôi lần sau khi hãng AP không tiếp tục duy trì một vị trí phóng viên ảnh chính thức tại Hà Nội. Anh cũng viết bài, gửi ảnh cho nhiều nơi trong và ngoài nước. Vì thế, nếu anh Sơn nhân danh của chính bản thân mình và tự do cộng tác hay làm việc cho các cơ quan báo chí thì đúng hơn là nhân danh làm việc cho hãng thông tấn hàng đầu thế giới AP.

Ở nước ngoài, khi xảy ra những vấn đề gì đó, anh Na Sơn thích xuất hiện ở đó và đưa lên Facebook những status ỡm ờ kiểu như anh được hãng AP cử đi như sự kiện siêu bão Haiyan ở Philippines năm 2013, hay bầu cử ở Miến Điện năm 2010. Còn ở Việt Nam, thực chất là khi có việc gì cần, hãng AP đăng ký với chính quyền Việt Nam để thu xếp cho anh Na Sơn được tác nghiệp. Anh ấy được tự do tác nghiệp trong sự kiện mà đã được chính quyền tổ chức và cho phép.

Xét ở góc độ của sự dấn thân để làm chứng cho sự thật của một nhà báo, anh Na Sơn đã có mặt ở đâu? Đã có ảnh nào?

Có lẽ sự kiện nhạy cảm nhất anh Na Sơn dám có mặt là liên quan đến những cuộc xuống đường biểu tình chống Trung Quốc từ mùa hè năm 2011. Nhưng những ngày mà anh Na Sơn có mặt thì nó như những cuộc dạo chơi mà ai cũng có thể có mặt như nhà báo công an Hoàng Minh Trí, kiến trúc sư Chu Kim Đức, họa sỹ Quảng Hà hay nhà báo lão làng Nguyễn Trí Dũng. Những ngày mà chính quyền cấm đoán để rồi nhiều nhà báo như Đinh Trần Trung Hậu (AP), Lại Thị Thanh Bình (Asahi Shimbun), Trần Văn Vinh (NHK), Trần Thị Minh Hà (AFP), Hoàng Đình Nam (AFP) phải xông pha, thậm chí bị bắt về Lộc Hà thì người ta đâu thấy anh Na Sơn có mặt.

PHẠM CHÍ DŨNG: HÃY ĐỂ CHO CÙ HUY HÀ VŨ SỐNG NHƯ MỘT NGƯỜI BÌNH THƯỜNG

Dư luận viên Thùy Trâm

Ông Cù Huy Hà Vũ đã được bất ngờ trả tự do hôm 06/04/2014, đưa thẳng từ nhà tù ra sân bay và đến Hoa Kỳ hôm 7/4. Nếu báo chí nhà nước không hề loan một dòng tin nào về sự kiện này, thì trên các mạng xã hội việc ông Cù Huy Hà Vũ được phóng thích và đi Mỹ ngay đã làm dấy lên nhiều bình luận sôi nổi. 

RFI Việt ngữ đã phỏng vấn nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở TP Hồ Chí Minh về vấn đề này.

RFI: Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, việc thả tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tất nhiên là một tin vui nhưng nhiều người cho là các nhà bất đồng chính kiến một khi đã ra hải ngoại sẽ khó thể tiếp tục tranh đấu cho dân chủ được nữa ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng: Tôi thấy tình hình dư luận càng ngày càng phức tạp và đa chiều, thậm chí là hỗn mang, và có nét dị biệt không thể tránh khỏi trong quan điểm của cộng đồng. Gọi là cộng đồng, nhưng thực ra có rất nhiều nhóm, phái. Và điều này đã xảy ra không phải chỉ với ông Cù Huy Hà Vũ – đối với ông thì đây không phải là lần đầu tiên, mà cả với những người khác nữa. Thí dụ như ông Đoàn Viết Hoạt, bà Trần Khải Thanh Thủy – cũng từ trong nước mà đi ra, cũng từ nhà tù mà đi ra – nhưng cũng đã phải chịu những lời dị nghị khá nhiều. Ông Cù Huy Hà Vũ cũng vậy.

Và tôi xin nhắc lại, cho tới giờ vẫn có dư luận đánh giá ông Đoàn Viết Hoạt là một loại « gà » của chính quyền cộng sản đưa ra hải ngoại để hoạt động, quấy phá « phong trào dân chủ ». Tôi cho đó là quan điểm khá cực đoan. Bà Trần Khải Thanh Thủy cũng thế, một số người cho rằng bà là tay sai của Nhà nước, và cũng được gài vào trong các nhóm, các phong trào dân chủ để hoạt động.

Thì ngay lập tức khi ông Cù Huy Hà Vũ mới đáp xuống phi trường Washington DC có một ngày thôi, lại đã xuất hiện dư luận tương tự như đối với bà Trần Khải Thanh Thủy và ông Đoàn Viết Hoạt. Điều đó làm cho tôi cảm thấy ngạc nhiên vì tại sao mới chỉ có một ngày, trên người đang mang một số thứ bệnh - và đúng là có lý do để đi chữa bệnh thật sự - ông Cù Huy Hà Vũ lại bị lôi ra trước công luận để mổ xẻ, với một thái độ không mấy thiện cảm như thế.

Còn có luồng dư luận đánh giá là ông sẽ phải chịu những điều tiếng khá nặng nề nếu ông không hòa nhập được với cộng đồng. Và có thể bản thân ông Cù Huy Hà Vũ, vốn là một người xuất thân từ chế độ, mang những đặc tính tâm lý truyền thống khó tránh khỏi, sẽ khó thể hòa nhập được cộng đồng người Việt hải ngoại, ở Mỹ hoặc ở một số nước khác trên thế giới. Đó là một thách thức mà ông Cù Huy Hà Vũ phải đối mặt, phải giải quyết trong thời gian tới. Và người ta cho rằng có thể ông Cù Huy Hà Vũ sẽ không vượt qua được thử thách đó.

Mà khi không vượt qua được thì làm thế nào ? Hoặc là ông sẽ phải im lặng, hoặc là ông từ bỏ con đường tranh đấu. Vì nói gì thì nói, để tạo dựng nên một uy tín, năng lực và chân đứng ở hải ngoại, điều đó khó hơn nhiều so với ở trong nước.

Khi ở trong nước, người ta đương nhiên là có uy tín, đặc biệt là những nhân vật mới ở tù ra, và còn có thể tập hợp được một số quần chúng nào đó. Nhưng mà ở hải ngoại, với đặc tính có quá nhiều các nhóm thậm chí là phe phái, thì việc có thể đứng vững được trên đôi chân của mình, với uy tín của mình dù là có năng lực, cũng là một điều khá khó khăn.

Điều đó đã được chứng thực là hiện nay cho tới giờ, ở hải ngoại vẫn ít có gương mặt nào được coi là trở thành thủ lĩnh có thể thống nhất được các lực lượng tranh đấu hải ngoại. Thậm chí chỉ có một ít thủ lĩnh nhỏ thôi, và những người thủ lĩnh đó cũng đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn. Đó là đặc thù mà người ta gọi là tính chia rẽ, trong các phong trào đấu tranh dân chủ hải ngoại nói riêng, và trong đặc tính tâm lý của người Việt nói chung.

Đây là vấn đề mà chúng ta phải bàn tới ngày hôm nay. Tôi cho đó cũng là một thử thách mà trong những ngày tới, ông Cù Huy Hà Vũ dù có muốn đấu tranh trở lại hay là không vẫn phải đối mặt với nó, vẫn phải tìm cách vượt qua nó.

RFI : Thưa anh, như vậy khi trả tự do ông Cù Huy Hà Vũ, Việt Nam có được lợi thế nhiều hơn là bất lợi phải không ạ ?

Tôi có cảm giác là kỳ này Nhà nước Việt Nam đã giành một lợi thế nho nhỏ trong việc thả ông Cù Huy Hà Vũ. Bởi vì trước mắt họ đáp ứng được điều kiện của phía Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ dường như cũng hài lòng về chuyện đó – lên tiếng hoan nghênh, thậm chí từ phía dân biểu Ed Royce. Đó là người đã cùng một số nghị sĩ khác vào tháng 7/2013, trước khi ông Trương Tấn Sang đến Washington DC gặp Tổng thống Barack Obama, thì ông Ed Royce và một nhóm nghị sĩ đã gửi thư riêng cho ông Trương Tấn Sang, đề nghị trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ. Nhà nước Việt Nam đã đáp ứng một vấn đề, có thể nói là một điều kiện nhỏ của phía Hoa Kỳ - một điều kiện nhỏ thôi.

Thứ hai nữa, có thể là một bước tiến nhỏ trên con đường đạt tới mục tiêu tối thượng mà tôi nghĩ Nhà nước Việt Nam đang muốn tiến tới, đó là Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Và sau đó nữa, có thể cả một lời hứa của Tổng thống Barack Obama – hoặc vào cuối năm nay, hoặc sang năm tới - nhưng gần như chắc chắn là vào một lúc nào đó, phía Hoa Kỳ sẽ xác định là Tổng thống Obama đến Việt Nam.

Lúc đó sẽ là một hình ảnh tái lập chuyến đi của Barack Obama đến Miến Điện vào cuối năm 2012, khi tình hình dân chủ Miến Điện được cởi mở, Tổng thống Thein Sein đã thả khoảng hơn 100 nhân vật được coi là bất đồng chính kiến và tù nhân chính trị. Đó là mối lợi của Việt Nam.

Đồng thời về mặt trong nước, nếu Nhà nước Việt Nam chịu khó tuyên truyền thì tôi nghĩ rằng họ cũng đạt thêm được một mối lợi nhỏ. Rằng họ đã bắt đầu mở cửa, bắt đầu có dân chủ hơn, và đã bắt đầu chiếm được một chút lòng tin của dân chúng.

Nhưng khách quan mà nói, sau cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Nhân quyền vào tháng 2/2014 tại Thụy Sĩ, Nhà nước Việt Nam đã bắt buộc phải thể hiện sự tôn trọng hơn chút đỉnh đối với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về chống tra tấn. Trong đó liên quan tới những điều kiện thả tù nhân chính trị, cải thiện chế độ lao tù một chút.

Điều đó cho thấy, có những tín hiệu đang phát ra về một lối mở thỏa hiệp - nhẹ nhàng hơn, mềm dẻo hơn, và có triển vọng hơn một chút, giữa Nhà nước Việt Nam với Hoa Kỳ, trong mối quan hệ thương thảo giữa hai bên về chính trị, ngoại giao, quân sự và kinh tế. Đó là một tương lai mà tôi cho là cũng không đến nỗi quá tồi đối với nền dân chủ Việt Nam nói chung, và đối với ông Cù Huy Hà Vũ nói riêng.

RFI : Nhưng tại sao lại là ông Cù Huy Hà Vũ, trong lúc nhà tù Việt Nam hãy còn nhiều tù nhân lương tâm khác.

Còn bản thân ông Cù Huy Hà Vũ tại sao lại được chọn để thả ? Trong trường hợp này, nói « thả » vì thực chất là Nhà nước Việt Nam cho ông đi luôn, chứ không phải là sau khi chữa bệnh, ông Cù Huy Hà Vũ phải trở lại thụ án nữa. Theo đánh giá của tôi, ông Cù Huy Hà Vũ không phải là một nhân vật quá nguy hiểm đối với Nhà nước Việt Nam.

Ông có tiếng nói, nhưng có thể về mặt tập hợp quần chúng và vị thế trong phong trào dân chủ ở Việt Nam, ông khó mà bằng được những nhân vật khác đang nằm trong chốn lao tù như ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hay ông Lê Quốc Quân, ông Trần Huỳnh Duy Thức, hoặc linh mục Nguyễn Văn Lý.

Khi xác định chọn thả nhân vật nào đó, Nhà nước Việt Nam phải tính toán rất kỹ về ảnh hưởng của nhân vật đó sau khi được thả, tác động của của người đó trên trường quốc tế và cả với chính trị đối nội trong nước như thế nào.

KHI NGƯỜI TA KHÔNG CÒN YÊU

Khi người ta không còn yêu thì họ sẽ sẵn sàng gạt bỏ bạn ra ngoài trái tim không thương tiếc.

Ảnh minh họa

Khi người ta không còn yêu thì mọi lời hứa đều trở nên vô nghĩa. Vì vậy, bạn ơi đừng níu kéo khi một cuộc tình đã tan vỡ, trái tim họ không có sự tồn tại của bạn, níu kéo chỉ làm cho bạn tổn thương gấp nghàn lần. Hãy mỉm cười mà bước tiếp bạn nhé vì cuộc sống còn rất nhiều con đường để ta lựa chọn, hãy xem lời hứa đó chỉ là cơn gió thoáng qua mang lại cho bạn hạnh phúc trong cơn thoáng.

Nếu như thế thì bạn ơi đừng tuyệt vọng, vì thế giới bạn đang sống còn có rất nhiều người yêu thương bạn, chỉ cần bạn mở rộng trái tim một chút bạn sẽ thấy tình yêu rộng lớn đến mức nào vì vậy đừng tuyệt vọng mà làm điều dại dột bạn nhé! Thế giới này còn có rất nhiều thứ bạn cần phải làm, tình yêu với con người ta không phải là tất cả.

Khi người ta không còn yêu thì ai ơi xin đừng níu kéo, sẽ bị đau đấy. Người ta sẽ tìm rất nhiều lí do để ngụy biện rằng chúng ta không hợp nhau hay gia đình không cho phép,... thực chất là tim họ đã không còn chỗ đứng dành cho bạn mà thực sự thay thế bằng một người mới, có thể họ nghĩ rằng người đó tốt hơn bạn, đẹp hơn bạn và hợp với họ hơn bạn, vì vậy đừng níu kéo, đừng tự lấy kim đâm vào tay rồi bạn sẽ là người trực tiếp lau những giọt máu vô tội kia chứ không phải ai khác. Vì vậy hãy mở lối thoát cho riêng mình bạn nhé vì thất bại trong tình yêu không phải là điểm vô cực trong cuộc sống.

Khi người ta không còn yêu thì họ sẽ chẳng bao giờ quan tâm hay nhớ đến bạn dù chỉ một lần. Đúng vậy một người thật sự yêu bạn, họ sẽ biết cách phải làm gì cho người họ yêu, họ sẽ quan tâm bạn, từng giờ, từng phút, từng giây, không muốn rời xa bạn, vì họ biết rằng tất cả các khoảng trống trong tim họ bạn đều đứng vị trí duy nhất, họ sẽ chẳng bao giờ muốn mất bạn hay bỏ rơi không quan tâm bạn, nhưng nếu như bạn không nhận được sự yêu thương này thì có nghĩa là bạn đã không còn chỗ đứng trong tim họ. Nếu như vậy thì đừng buồn bạn nhé, rồi một ngày nào đó bạn sẽ tìm được người yêu bạn hơn người đó rất nhiều, hãy tin rằng trong cuộc sống tình yêu không có điểm dừng, nó sẽ được thay thế bằng một tình yêu mới vì vậy đừng tạo nỗi đau khi người ta không còn thương bạn nữa.

Khi người ta không còn yêu thì họ cố tình né tránh bạn vì vậy đừng làm phiền họ. Họ sẽ thấy bạn rất đáng ghét vì trong lòng họ bạn không phải là người họ đã từng yêu, bạn chỉ là một cây gai vô tình mà họ đạp và muốn nhổ cho khuất mất. Nếu như vậy thì bạn ơi hãy giữ sự tự tôn cho riêng mình, hãy chứng minh cho họ thấy rằng bạn thật sự hạnh phúc khi thoát khỏi một người đã từng "phũ" bạn và hãy chứng minh cho họ biết rằng thế giới mà bạn đang sống họ không phải tất cả những gì mà bạn cần trong cuộc sống này.

Khi người ta không còn yêu thì khi ở bên bạn, họ sẽ thấy rất nhạt nhòa. Nếu điều này xảy ra thì tốt nhất bạn nên tự mở lối thoát cho riêng mình. Đừng làm cho cả hai đều bị tổn thương, hãy cho nhau lối đi riêng vì bạn không thể gắn bó với một người khi ở bên bạn trái tim họ không còn cảm giác.

Khi người ta không còn yêu thì đừng nên hỏi lí do tại sao. Vì khi một người muốn chia tay bạn thì họ sẽ chẳng bao giờ cảm nhận được nỗi đau mà bạn đang trải qua, họ chỉ biết suy nghĩ cho riêng mình, nếu họ còn yêu bạn thì chẳng bao giờ họ "buông lời chia tay" vì vậy hãy lặng lẽ mà đi bạn nhé, những câu hỏi tại sao ấy cũng chẳng thể níu kéo được một người vốn không thuộc về bạn.

Khi người ta không còn yêu thì đừng dại dột mà làm tổn thương bản thân. Hãy tập xóa từng kí ức về họ những nỗi buồn cũng như niềm vui, đừng nhung nhớ nữa vì bạn sẽ đau đấy, tại sao phải nhớ một người khi họ không nhớ mình có bất công lắm không, bạn đau còn họ cười bên người mới, vì vậy đừng sống trong thế giới mộng mị nữa, đừng nghĩ cho người ta nữa mà hãy nghĩ đến bản thân mình vì vậy đừng nhớ một người khi họ không còn yêu bạn nữa, hãy vượt qua nỗi đau bạn nhé, rồi thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương, còn cái sẹo còn lại thì hãy xem đó là bài học kinh nghiệm trong tình trường vì không ai có thể trưởng thành mà không trải qua nỗi đau, không vấp ngã.

Vậy bạn ơi, khi người ta không còn yêu thì hãy dành tình cảm nhiều nhất cho bản thân, hãy thương bản thân nhiều hơn một chút, hãy yêu nó nhiều hơn một chút và hãy nâng niu nó nhiều hơn một chút, nên nhớ phải biết vượt qua tất cả các nỗi đau, đừng dại dột chấm dứt cuộc sống này một cách vô nghĩa, cũng đừng buông xuôi bản thân hãy tập tính mạnh mẽ qua từng nỗi đau để giúp bạn trưởng thành hơn, hãy lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho những chặng đường phía trước vì cuộc sống này còn rất nhiều con đường và sự lựa chọn tốt đẹp đang đón chờ bạn phía trước.

Asa Truong