Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

CUỐI TUẦN THƯ GIÃN NÀO

Tình hình là tôi phải đi thẩm định và bảo dưỡng sức khỏe ít ngày. Bốt loạt sốc & độc này lên phòng cháy chữa cháy. Các anh liệu bảo ban nhau mà trông nom nhà cửa. Ít bữa tôi zìa.


Vừa hồng nhá


Lại vừa chuyên hehe.


Chán bánh chưng nhưng vẫn...thèm xôi. Haizz.


Mông ôi là mông...


Cái đ...

VĂN QUYẾN KHÔNG DÍNH LÍU ĐẾN BÁN ĐỘ Ở NINH BÌNH

Khoai@


Ngay khi có thông tin V.Ninh Bình dính nghi án bán độ, mình đã lo lắng vì nghĩ Văn Quyến sẽ dính vào vụ này. Nhưng thật may, anh đã không có sự dính líu nào.

Hàng loạt cầu thủ U23 bán độ, Văn Quyến không dính líu

Trong số hơn 10 cầu thủ Ninh Bình có liên quan đến bê bối bán độ tại AFC Cup, Văn Quyến đã không có tên.

Được biết, những trường hợp bị xác định có liên quan đến tiêu cực đều đang bị cơ quan công an điều tra và phải cách ly hoàn toàn với bên ngoài. Những cầu thủ không liên quan đến vụ bán độ tại AFC Cup, đều được CLB cho về nhà.

Trước đó, Văn Quyến không có tên trong danh sách tới làm khách trên sân của Kelantan (Malaysia). Tuy nhiên những ngày qua, Văn Quyến vẫn xuất hiện tại khách sạn Vissai Ninh Bình, khiến nhiều người cho rằng cầu thủ này có dính líu tới vụ bán độ.

Ảnh: Văn Quyến ở Ninh Bình

Văn Quyến trở thành tâm điểm của chú ý bởi chính anh từng là nhân vật chính trong nhóm cầu thủ bán độ tại SEA Games 2005. Nếu lại thêm một lần nhúng chàm, chắc chắn sự nghiệp của cầu thủ này sẽ chấm dứt.

Tuy nhiên, dường như đã có một bài học rất đau và đặc biệt là không có tên trong danh sách tới làm khách trên sân của Kelantan, Văn Quyến đã không liên quan tới bê bối tiêu cực lần này.

Văn Quyến đã cho biết mình không hề hay biết vụ các cầu thủ bán độ. Bản thân anh thật sự sốc khi nghe tin lãnh đạo đội bóng thông báo việc dừng thi đấu để điều tra về việc có nhiều cầu thủ tham gia bán độ ở trận đấu AFC Cup. Hơn nữa, Văn Quyến cũng khẳng định anh không có tên trong danh sách thi đấu và không được đi theo đội sang Malaysia ở trận đấu xảy ra tiêu cực đó.

“Tôi không nhận một đồng tiền nào cả. Tôi đã sai lầm một lần, không dại để dính chàm lần nữa”, Văn Quyến khẳng định.

Ở mùa giải 2014, Văn Quyến gần như không được HLV Văn Sỹ sử dụng trong đội hình thi đấu. Phải đến trận lượt về AFC Cup 2014 gặp Kelantan trên sân Ninh Bình, Văn Quyến đã được ông Sỹ tung vào sân từ phút 70 để thay thế Danh Ngọc.

Liên quan đến vụ bán độ gây xôn xao dư luận, theo nguồn tin của báo Nhân dân, hôm qua, cơ quan công an đã xác định danh tính những cầu thủ tham gia và vụ bán độ tại AFC Cup.

Theo đó, thông tin từ cơ quan công an, người chủ mưu và cầm đầu thực hiện lại chính là Trần Mạnh Dũng, đội phó của U23 Việt Nam tại SEA Games 27.

Ngày 15/3, trước chuyến làm khách tại Malaysia, Mạnh Dũng chủ động gặp gỡ thủ môn Nguyễn Mạnh Dũng, 2 cầu thủ đồng hương là Lê Văn Duyệt và Lê Quang Hùng bàn bạc về việc cá độ ở trận gặp Kelantan.

Sau đó, khi sang đến Malaysia vào ngày 17/3, Mạnh Dũng lại mời các đồng đội gồm thủ môn Mạnh Dũng, Quang Hùng, Xuân Phú, Chu Ngọc Anh, Nguyễn Gia Từ, Phan Anh Tuấn, Nguyễn Văn Hưng, Lê Văn Duyệt họp bàn và thống nhất cá độ. Nhóm cầu thủ này cá độ theo hình thức đánh kèo “tài ba hòa”, với số tiền là 2 tỷ đồng. Trường hợp thua độ, các cầu thủ sẽ chia đều số tiền để trả, còn thắng cũng chia đều tiền.

Cơ quan điều tra cũng xác định, người nhận cá độ là Đào Đức Lợi, sinh năm 1978, trú tại An Hưng, An Dương, Hải Phòng. Ngay trước khi ra sân thi đấu, Trần Mạnh Dũng liên lạc với Lợi và đặt độ giá trị 2 tỷ đồng, nhưng Lợi chỉ chấp nhận “ôm” 1,2 tỷ đồng. Sau trận đấu, nhóm cầu thủ trên đã thắng cá độ được 800 triệu đồng. Đến ngày 19-3, khi Ninh Bình về TP. Hồ Chí Minh, Mạnh Dũng yêu cầu Lợi chuyển tiền thắng độ. Ngoài ra, sau khi Lợi chuyển tiền cho Dũng thì cầu thủ Hoàng Danh Ngọc không đi thi đấu tại Malaysia nhưng đã nhắn tin cho Trần Mạnh Dũng với nội dung biết việc Dũng cùng các cầu thủ khác tham gia cá độ bóng đá và dọa sẽ báo cáo Ban huấn luyện. Vì vậy, Trần Mạnh Dũng đã nhờ Lợi số tiền 50 triệu đồng cho Hoàng Danh Ngọc.

Với số tiền này, Mạnh Dũng nhận về mình số tiền nhiều nhất là 90 triệu đồng. Các cầu thủ còn lại gồm: Nguyễn Văn Hưng (85 triệu đồng), Lê Quang Hùng (85 triệu đồng), Lê Văn Duyệt (85 triệu đồng), Nguyễn Gia Từ (85 triệu đồng), Phan Anh Tuấn (75 triệu đồng), thủ môn Nguyễn Mạnh Dũng (75 triệu đồng), Phạm Xuân Phú (75 triệu đồng), Chu Ngọc Anh (75 triệu đồng), Lê Văn Thắng (không tham gia cá độ nhưng được Trần Mạnh Dũng cho 20 triệu đồng) và Hoàng Danh Ngọc ( 50 triệu đồng).

Sau khi bị cơ quan điều tra phát giác, nhóm cầu thủ của Ninh Bình đều đã nộp lại toàn bộ 800 triệu đồng thắng cá độ. Tuy nhiên, với sự việc cực kỳ phức tạp trên, ông bầu Hoàng Mạnh Trường đã quyết định tạm dừng mọi hoạt đồng tập luyện, thi đấu của đội bóng.

Tỷ lệ tài ba hòa là gì?

Về hình thức cá độ của các đối tượng là “tài ba hòa” nghĩa là dựa trên tổng tỷ số trận đấu, nếu có dưới 3 bàn thắng thì thua cá độ, nếu có 3 bàn thắng thì “hòa” - không phải trả tiền cá độ, nếu có từ 4 bàn thắng trở lên thì thắng cá độ, không phân biệt đội nào thắng, thua.

Theo Kim Anh - An An (Dân Trí)

RẤT KHÔNG NÊN KÊU THIẾU TÔNG ĐƠ CẮT TÓC!

Cuteo@


Đọc bài "Bộ đội Trường Sa khó cắt tóc 3 phân vì... thiếu tông đơ" đăng trên Thanh Niên chiều nay mà thấy buồn kinh người.

Trước hết chấp hành điều lệnh quân đội nhân dân là bổn phận của mỗi chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Và lâu nay, khi chưa có quy định của Bộ quốc phòng về cắt tóc 3 phân thì bộ đội vẫn cắt theo quy định cũ. Khi đã có quy định mới, thì lẽ đương nhiên phải chấp hành quy định mới. Nếu để thiếu cái tông đơ cắt tóc thì phải nghiêm túc xem xét lại người cán bộ chỉ huy, nhất là người chỉ huy phụ trách hậu cần. 

Việc báo nêu, bộ đội chỉ nhận được 1 cái kéo, mà là loại kéo chỉ cắt được giấy có thể là thông tin chính xác. Trường hợp này, dứt khoát phải xem xét lại vấn đề công tác hậu cần. 

Thực tế thì vấn đề "Tông đơ" hoàn toàn không có gì khó khăn như báo đăng, bởi lẽ quân đội đã có quy định mới, thì tất phải lo những điều kiện đảm bảo. Việc kêu ca là không có cơ sở và rất không nên, nhất là về mặt văn hóa.

Quân đội ta, đến máy bay, tàu ngầm, hay tên lửa còn trang bị được thì xá gì vài cái tông đơ, phải không các bạn?

Không phải bây giờ, mà đã từ lâu, đảng, nhà nước và nhân dân cả nước luôn quan tâm hướng về bộ đội Trường Sa. Sự quan tâm ấy không chỉ được tính bằng tính cảm hay tấm lòng mà nó còn được vật chất hóa dưới nhiều thức. Thiết nghĩ, tiền bạc ủng hộ bộ đội Trường Sa lâu nay mà không bỏ ra một chút để mua 100 cái tông đơ? 

Việc kêu ca thiếu tông đơ cắt tóc thể hiện sự thiếu tự chủ, hay tự lập của người chỉ huy. Tư duy phụ thuộc như vậy rất không nên tồn tại trong điều kiện hiện nay.

Nhân đây cũng nói luôn, chia sẻ cái khó khăn với bộ đôi Trường Sa là điều rất nên làm, và chúng ta vẫn đang làm. Nhưng, các tổ chức hay cá nhân có các hoạt động ủng hộ cũng nên xem lại cách làm của mình. Rất không nên ủng hộ bằng quạt máy, ti vi hay các đồ khác tương tự vì các anh bộ đội đã có quá nhiều. Hãy nên ủng hộ bằng tiền mặt, nhưng với mục đích là làm sao tăng cường sức mạnh quân sự của chúng ta chứ không phải ủng hộ để rồi chia chác cho từng các nhân, để rồi đến cái tông đơ cũng phải kêu.

Tiện thể cũng nói luôn, người chỉ huy bộ đội Trường Sa có thể kêu về vũ khí, đạn dược, quân trang, điều kiện ăn ở của bộ đội nhưng rất không nên kêu "thiếu tông đơ" như thế này.

Tôi viết entry này, có thể sẽ gây phản ứng từ một số người, nhưng không sao, bởi tôi viết với mục đích xây dựng. Tôi cũng đặc biệt tôn trọng các ý kiến trái chiều.

Mời các bạn đọc bài đăng trên báo Thanh Niên:

(TNO) Ngày 27.3, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký ban hành Chỉ thị số 74/CT-BQP về Quy định cắt tóc ba phân đối với nam hạ sĩ quan, chiến sĩ và nam học viên chưa phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp. Thời gian thực hiện từ ngày 1.4.

Bộ đội Trường Sa cắt tóc bằng kéo - Ảnh: Diễn đàn Otofun

Tuy nhiên, đối với nhiều điểm đóng quân tại quần đảo Trường Sa thuộc Lữ đoàn 146 (Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân), việc triển khai thực hiện cắt tóc ba phân đang gặp nhiều khó khăn do... thiếu tông đơ, đặc biệt ở các đảo cấp 1 - 2 có nhiều hạ sĩ quan, chiến sĩ.

Trung tá Lương Xuân Giáp, Chính trị viên đảo Trường Sa, cho biết: Quân số trên đảo đông, dàn trải ở các cụm chiến đấu và đầu mối trực thuộc, nên việc cắt tóc ba phân bằng kéo tốn rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ trong ngày của chiến sĩ.

Tại đảo Sinh Tồn Đông, đại úy Vũ Đức Vinh, Chính trị viên phó, kể: “Hiện tại, việc cắt tóc cho bộ đội chỉ dựa vào một cây kéo cắt tóc riêng của cán bộ, mới mang từ đất liền ra trong chuyến thay quân tháng 1 vừa qua!” và cho biết: Mỗi năm, bộ phận Hậu cần cấp phát một chiếc kéo cho năm cán bộ chiến sĩ. Tuy nhiên, loại kéo này chỉ cắt được... giấy.

Trung úy Bùi Công Hưng, đảo Thuyền Chài A, thành thực: Không thể nói là cắt tóc mà phải gọi là... gọt đầu, bởi trước khi cắt phải mất thời gian mài kéo theo kiểu thủ công.

Đề cập đến việc cắp tóc ba phân cho bộ đội, thiếu tá Ngô Chí Thực, Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Đông, cho rằng: Hạ sĩ quan, chiến sĩ để tóc ba phân là rất tiện dụng đối với các đơn vị đóng quân ngoài đảo. Hiện tại các đảo đều có điện, nếu thay đổi phương thức cắt bằng kéo sang tông đơ điện, thì vừa nhanh gọn đỡ mất thời gian vừa đảm bảo thẩm mỹ...

Được biết, giá mỗi tông đơ cắt tóc chạy bằng điện hiện nay trị giá khoảng 250 - 400.000 đồng và các đơn vị ở Trường Sa chỉ có thể mua sắm cá nhân ngay từ trong bờ. Trong chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa tới đây, Báo Thanh Niên sẽ tặng tông đơ cắt tóc bằng điện cùng các dụng cụ khác cho một số điểm đóng quân tại Trường Sa.

Mai Thanh Hải

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

HÀ TĨNH: NGƯỜI DÂN BẮT GIỮ NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT

Ngày 11-4, thông tin từ UBND xã Bắc Sơn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) cho biết: Tối ngày 10-4 hàng trăm người dân xã Bắc Sơn đã tập trung lại la hét, rồi kéo đến bao vây nhà của nhiều cán bộ xã, nhiều người quá khích còn dùng gạch, đã ném vào nhà. Đồng thời, đem xe máy của gia đình ông Nguyễn Khắc Sơn (Trưởng công an xã Bắc Sơn) ra đốt cháy rụi.

Trước đó, chiều 10.4, tổ công tác gồm 6 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Hà Tĩnh và Công an huyện Thạch Hà đến nhà ông Trương Văn Trường (thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà) thực hiện lệnh bắt tạm giam người này về hành vi gây rối trật tự công cộng. Lúc này,hàng trăm người dân đã kéo đến thoá mạ lực lượng công an, 4 chiến sĩ công an đã bị một số người dân bắt trói và đánh bị thương. Trước tình thế này, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã huy động hàng trăm chiến sĩ đến hiện trường để giải cứu 4 công an bị bắt. Tuy nhiên, hàng trăm người dân đã kéo đến tiếp tục chửi bới rồi dùng gạch, đá ném thẳng vào lực lượng công an làm nhiều người bị thương.

Nguyên nhân của vụ việc trên xuất phát từ việc người dân xã Bắc Sơn nhiều tháng qua, phản đối việc triển khai dự án xây dựng công viên Vĩnh Hằng tại địa phương này.

Hạnh Nguyên

NGUYÊN PHÓ CHÁNH ÁN TANDTC: TỘI "LÀM CHẾT NGƯỜI TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ" MỚI CHÍNH XÁC!

(PL) Trong vụ năm công an ở Phú Yên đánh chết người, nhiều ý kiến cho rằng tòa xử họ tội dùng nhục hình là không đúng. Tuy nhiên, hành vi dã man của họ phạm vào tội gì thì vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có ý kiến của ông Đặng Quang Phương, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải ý kiến của ông Phương sau đây.

Vụ án năm công an ở Phú Yên đánh chết anh Ngô Thanh Kiều đang gây phản ứng dư luận, trong đó đa số theo hướng phê phán TAND TP Tuy Hòa xử quá nhẹ, có dấu hiệu bỏ lọt người, lọt tội. Thậm chí không ít ý kiến cho rằng phải xử các bị cáo tội danh khác, như tội giết người chẳng hạn. Nhưng để đánh giá toàn diện, không thể chỉ phản ứng duy tình mà cần phân tích kỹ lưỡng mặt pháp lý của vụ việc, cũng như các tội danh, điều khoản có thể áp dụng.

Không phải bắt người trái pháp luật

Thông tin báo chí cho thấy vụ án được bắt đầu bằng chuyên án 312T. Theo đó, 3 giờ sáng 13-5-2012, Công an TP Tuy Hòa đưa anh Kiều ra khỏi nhà riêng, dẫn giải lên trụ sở công an. Lúc đó chưa hề có lệnh bắt, cũng không thuộc trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang, bắt truy nã.

Cắt khúc sự việc ở đây, có ý kiến cho rằng công an đã phạm vào tội bắt người trái pháp luật (Điều 103 BLHS).

Hiểu như vậy là không chính xác, bởi việc bắt giữ này được thực hiện bởi người thi hành công vụ, là kết quả của một quá trình điều tra, xác minh ban đầu. Bản thân anh Kiều lúc đó bị tình nghi tham gia một vụ trộm cắp. Các công an quả thực có vi phạm thủ tục tố tụng và phải chịu trách nhiệm pháp lý về các vi phạm đó nhưng không phải là trách nhiệm hình sự.

Mặt khác, trong thực tiễn phòng, chống tội phạm, cơ quan điều tra vẫn thường sử dụng nghiệp vụ “mời lên làm việc” với người tình nghi. Việc này hoàn toàn khác với hành vi bắt người trái pháp luật theo kiểu giữa người dân với nhau bên ngoài xã hội.

Ảnh: Người thân anh Ngô Thanh Kiều tại phiên tòa sơ thẩm với di ảnh và hình ảnh thi thể anh Kiều chứng tỏ anh đã bị tra tấn, đánh đập rất dã man. Ảnh: TẤN LỘC

Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Tiếp theo, các công an đã đánh đập anh Kiều dẫn tới hậu quả chiều 14-5 anh Kiều tử vong. Giám định pháp y cho thấy trên thi thể nạn nhân có 72 vết thương tích; dạ dày không có thức ăn; nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết là chấn thương sọ não.

Về hành vi này, trên cơ sở truy tố của VKS, TAND TP Tuy Hòa đã tuyên xử năm công an phạm tội dùng nhục hình (Điều 298 BLHS), trong đó mức án cao nhất là năm năm tù dành cho người đã dùng dùi cui đánh vào đầu anh Kiều.

MỘT ĐƯỜNG CONG CONG, CHẤM THÊM...!

Khoai@


Xin lỗi tác giả Kỳ Duyên, vì Khoai@ đã mạo muội đặt tên mới cho bài, và thay thế những bức ảnh cong nhức nhối (cong hẳn) bằng những tấm hình có đường cong mềm mại (không cong hẳn). Tên gốc của bài đăng trên Tuần Việt Nam Net là "Cong đường- công đường và án xử theo…áp lực!"

Thế thì xin lỗi nhạc sĩ Trần Tiến, người dân Việt sẽ phải ca một bài ca theo năm tháng: Nhiều đường cong cong/ Giữa công đường… đường/ Nhiều đường cong giữa công đường/ Lắm chuyện nhiễu nhương…

1.
Đường cong vốn là một khái niệm khá nhạy cảm, nhất là gắn với cụm từ … quan chức. Vì thế, mà dư luận xã hội tuần qua bỗng ồn ào bất thường, cũng chỉ vì một đường cong cong… (xin mượn ca khúc Sắc màu của nhạc sĩ Trần Tiến). 

Có điều “đường cong” mà dư luận đang nhướn mắt nhìn, ồn ào bình luận, chả phải là “đường cong mềm mại’ như lời ông Dương Đức Tuấn, Phó GĐ Sở Quy hoạch kiến trúc t/p HN tại cuộc họp báo ngày 8/4 mới đây. Nó chả mềm mại tý nào trong con mắt các hộ dân ở đường Trường Chinh, nơi con đường bỗng “cong” một cách bất thường, mà nó chỉ khiến họ gai mắt, hoài nghi dẫn đến bất bình và khiếu nại.

Ảnh: Đường cong của Ngọc Chinh rất tự nhiên mà không phải nắn

Xã hội từ lâu đã quen với hiện tượng đường cái quan nhưng lại “né” nhà quan chức. Lần này, cái nỗi “sợ” ấy nó chềnh ềnh ngay trên một con đường huyết mạch nổi tiếng, giao thông đông đúc, mang tên vị Chủ tịch nước, một con người vốn nghiêm cẩn trong mọi việc. Cái sự bị bẻ cong đột ngột con đường từ phía Nam sang phía Bắc đó, là theo QĐ 19/2008 của t/p HN, đã không tuân thủ quy hoạch chung theo QĐ 1259/ 2011 của Thủ tướng CP. Rõ cái điều bản ở xa, quan nha ở gần.

Từ “thẳng” đến “cong” là một sự khác biệt hoàn toàn về chất, mà ai cũng biết. Giữa khoảng cách đó, bất ngờ nhất, là một lô nhà của các quan chức, tướng lĩnh, sĩ quan quân đội.

Trong dân gian, từ lâu cả khu vực rộng lớn xung quanh đường Trường Chinh, được người ta gọi là đất “quân khu”, có ý nghĩa là khu đất của quân đội, cũng có ý ám chỉ vị thế đặc biệt của nó. Chả thế, một người bạn của người viết bài, cách đây nhiều năm từng rủ rê: Chị tìm đất ở đây mua mà xây nhà. Thích nhất là xây thoải mái, chẳng phải xin phép phường phiếc gì đâu. Đất “quân khu” mà! Chẳng biết thực hư ra sao. Nhưng chắc chắn điều đó, nói lên cái uy thế riêng của “quân khu”.

Thế mà giờ đây, mấy trăm hộ dân khu vực này không đồng tình với một đường cong cong và liên tục khiếu nại, thắc mắc, có phần cá đi đằng cá, nước đằng nước. Thế giới phẳng và sinh hoạt hướng tới sự dân chủ trong xã hội, cho thấy thái độ thẳng thắn của người dân trước những nghi ngờ khuất tất. Bởi xã hội đang mong mỏi biết bao sự công khai, minh bạch- một tiêu chí quan trọng của lòng tin cộng đồng, của phẩm cách văn minh xã hội và phẩm cách công dân.

Trước sự phản ứng của xã hội, thái độ những người… nằm trong một đường cong cong, cũng rất khác nhau, đầy “kịch tính”. Trung tướng- AHQĐ Phạm Tuân thẳng thắn, chúng tôi không cần ưu tiên bẻ cong đường…. Lúc chiến đấu chỉ nghĩ làm sao bảo vệ được Tổ quốc chứ đâu có nghĩ đến sau này về được miếng đất này, miếng đất kia.

Còn Thiếu tướng AHQĐ Phạm Ngọc Lan lại cho rằng, đây là ơn nghĩa dành cho bộ máy đầu não bảo vệ vùng trời, chúng tôi không đồng ý với cách đặt vấn đề tránh nhà quan chức. Hiện, nhiều anh em cấp tá, là cấp dưới của chúng tôi tuy cùng dãy nhà nhưng sắp bị giải tỏa, bản thân tôi và các tướng lĩnh khác đã và đang đứng ra bảo vệ.

Nghe phát ngôn này của một vị tướng, từng là AHQĐ, bỗng thấy buồn quá. Hẳn những người Mẹ VNAH nghèo khó, hàng ngàn, hàng vạn liệt sĩ vô danh còn chưa tìm ra xương cốt, những ngôi mộ gió, những thương binh còn vất vả chốn nương thân…, sẽ tủi hờn biết bao. Những người đó, liệu có quyền kể “ơn nghĩa” được không?

Chắc chắn, người dân bình thường không bao giờ dám so đo, suy bì với các tướng lĩnh, sĩ quan, những người lính đã từng vào sinh ra tử vì độc lập, tự do của đất nước. Và chắc chắn, nếu con đường thẳng chạy qua theo thiết kế chung, hẳn Nhà nước chẳng bao giờ để họ thiệt thòi, bởi còn có sự đền bù theo chế độ, chính sách với những đối tượng đặc biệt có công. Nhưng dân gian cũng có câu thâm thúy “nên uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói”. Sao lại “so đo” trước đòi hỏi chính đáng của người dân về quy hoạch chung? Và bảo vệ “cái gì” ở đây, khi mà con đường cong còn chình ình ra đó?

Mới đây, Thiếu tướng Mai Văn Cương, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng PK-KQ cho hay, ông rất muốn gặp cơ quan Thanh tra để nói hết, trả lại hiện trường cho tuyến đường.

Còn các nhà chuyên môn nhìn nhận khác hẳn.

Theo ThS Nguyễn Văn Thịnh, (Trường ĐH Kiến trúc HN), nguyên tắc thiết kế đường đô thị phải theo đường thẳng, chỉ nắn cong khi có lý do bất khả kháng. Các trường hợp đường đi qua phải tránh gồm công trình mang tính quốc gia, công trình lịch sử, văn hóa có giá trị không thể phá bỏ. Nếu đối tượng tránh đường chỉ là các công trình dân sự, kể cả nhà của các quan chức, thì đều không được phép (NLĐ, ngày 04/4).

Sự nhìn nhận của Ths Nguyễn Văn Thịnh cũng có thể coi như một câu trả lời trước hiện tượng con đường “cong”. Còn nếu không, thì nhà của các tướng lĩnh, sĩ quan nói trên cần được treo bảng, những “công trình lịch sử, văn hóa có giá trị”(!)

Ông Nguyễn Quang Vinh, nguyên Vụ phó Quy hoạch kiến trúc (Bộ Xây dựng) thì chẳng úp mở: Nếu HN mở rộng đường về phía Nam, đường Trường Chinh sẽ thẳng, tiết kiệm được tiền GPMB, chỉ bằng một nửa so với hiện nay…. Nếu thi công theo hiện tại, đường Trường Chinh sẽ là con đường dích dắc có 08 điểm thì 07 đoạn bị bẻ gãy cong. Một tuyến đường chỉ gần 02km mà có 07 điểm bẻ cong, sẽ rất khó khăn cho các phương tiện di chuyển (VietNamNet, ngày 08/4).

Ý kiến của những nhà chuyên môn ngoài cuộc, liệu đã đủ sức thuyết phục chưa? Hiếm có vụ việc nào, chỉ 02 km đường mà Thanh tra CP phải đề nghị t/p HN vào cuộc.

Nhưng trả lời của những người đại diện cho t/p HN, ở đây là ông Dương Đức Tuấn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc HN, không biết có phải là “đá bóng trách nhiệm” vì… sợ? Hay vì cái lưỡi con người cũng vốn cong như con đường, mà những phát ngôn ấn tượng của ông khiến ai cũng phải bật cười: Phải hiểu chỉ giới đường đỏ cong nhưng không quá cong, mà là đường cong mềm mại, đường cong êm thuận. Chúng tôi đã đề xuất phương án thẳng nhưng sau khi ý kiến của Bộ Quốc phòng thì đường… mới cong.

Xin ông Tuấn hỏi lại người dân, đường cong đó có êm thuận với cảm nhận của họ không? Và QĐ của Thủ tướng CP đã là “tối cao” chưa?

Ngược lại, khi được báo chí hỏi, nếu cho vẽ lại thì Phó Chánh Văn phòng UBNDTP Nguyễn Văn Thịnh muốn vẽ thẳng hay cong? Câu trả lời: Tất nhiên tôi sẽ vẽ thẳng. Bao giờ cũng muốn thẳng!

Trước những phát ngôn lúc cong mềm mại, lúc cũng muốn thẳng, chưa rõ kết luận và xử lý cuối cùng của cơ quan chức năng sẽ ra sao, nếu người dân vẫn không chịu, vẫn tiếp tục khiếu nại, phản đối?

Người viết bài chỉ tự đặt câu hỏi: Vì sao khi chiến tranh loạn lạc, trước sinh tử của đất nước, con người ta có thể dấn thân, chấp nhận mất còn, sống chết vì cái chung, trở nên những anh hùng trong con mắt nhân dân. Còn trong hòa bình, trước lợi ích, cho dù sự mất mát đó có là “tấc đất, tấc vàng” (mà chắc chắn vẫn sẽ được đền bù), nếu so với danh dự người lính, đó vẫn là “bé mọn”.

Giữ được vài mét đất, gia đình các vị không vì thế mà giàu có hơn. Còn nếu con đường cong đó, vì những lý do gi gỉ gì gi vẫn tồn tại ngang nhiên trước thanh thiên bạch nhật, thách thức sự đàm tiếu của người dân, và QĐ của TTCP, xét cho cùng, cái mất nhiều hơn cái được lắm lắm! Vô tình, trong con mắt nhân dân, con đường cong tồn tại bởi sự tồn tại của một… “nhóm lợi ích” đáng chê cười vì tầm nghĩ bé mọn.

Lại nhớ câu: Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ!

*********
2.
Nhưng cũng còn có một “đường cong” nữa, không nằm giữa thanh thiên bạch nhật, mà nằm ở trong … công đường, trong phòng xử án kẻ phạm tội. Đường cong đó cũng đang bị dư luận xã hội, các nhà chuyên môn, báo chí xôn xao “gọi mặt chỉ tên”. Bởi nó liên quan đến việc Tòa án t/p Tuy Hòa (Phú Yên) xét xử vụ 05 bị cáo nguyên là sĩ quan công an dùng nhục hình đánh chết người. Nạn nhân là Ngô Thanh Kiều có một vợ, hai con nhỏ.

Đường cong đó là gì? Một vụ án hình sự đánh chết người, mà những kẻ phạm tội “hưởng án” nhẹ hều. Người nặng nhất, bị 05 năm tù giam, người nhẹ nhất 01 năm tù, cho hưởng án treo, khiến cho không chỉ gia đình nạn nhân, mà cả xã hội thất vọng. Nhưng cả xã hội còn bàng hoàng và phẫn nộ hơn nữa, khi nghe những phát ngôn của ông Lương Quang- Chánh án phiên tòa, người cầm cân nảy mực vụ án. Những phát ngôn của người đại diện pháp luật cho thấy thiếu cả… cân, thiếu cả mực! Thiếu cả sự nghiêm minh, công bằng, và thiếu cả tấm lòng của người đại diện pháp luật.

Trong bài viết trên Tuần Việt Nam, ngày 08/4, tác giả Nguyên Lâm viết: Sổ tay thẩm phán của TANDTC Việt Nam trích dẫn lại câu nói của C. Mác "Cấp trên của quan toà là luật pháp". Đó là, khi xét xử, thẩm phán độc lập, không bị ràng buộc, bị chi phối bởi ý kiến của bất cứ ai. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xét xử của thẩm phán. (Chánh án là vị thẩm phán giữ vai trò chủ tọa phiên tòa- KD)

Đó là nguyên tắc bất di bất dịch của tòa án. Có thế, tòa án mới tồn tại trong xã hội, được tôn vinh là công cụ bảo vệ, giáo dục pháp luật. Thế nhưng, nếu nghe những câu trả lời của ông Lương Quang, Chánh án TA Tuy Hòa, với báo NLĐ (ngày 07/4) thì cấp trên của ông là… áp lực (!).

Là một quan tòa, trên đầu ông chỉ có Công lý, và nguyên tắc xử án chỉ tuân theo những quy định và chế tài luật pháp, nhưng ông quan tòa này lại thú nhận một cách rất thật thà và… kỳ lạ:

Chúng tôi phải biết chọn giải pháp nào để giải quyết cho an toàn. …, để bảo đảm mối quan hệ cho tốt (?)

…Có những cái cần nói rõ nhưng cũng có những cái không nên nói, nói càng phức tạp, rối rắm, gây ra dư luận không tốt…. Ôm rơm nặng bụng….Ở đây là mình làm cho hết trách nhiệm thôi.

Ông Chánh án không hề ngần ngại thú nhận có những “đường cong”. Cũng tức là ông thừa nhận mình đi ngược hoàn toàn với nguyên tắc xét xử độc lập, thừa nhận mình bị chi phối, bị ràng buộc bởi những quan hệ xã hội phức tạp khác. Và thừa nhận mình làm chưa hết trách nhiệm với tư cách quan tòa một vụ án.

Nhưng một khi, chính quan tòa chỉ đi tìm giải pháp nào cho an toàn, thì người dân, xã hội đầy bất an biết trông cậy vào đâu trước cái ác, cái xấu, cái tha hóa? Không phải vô cớ, khi xã hội thực sự nổi giận với cách xử án, và cách trả lời thiếu trách nhiệm của vị này trước “cán cân Công lý”, với chính số phận người dân.

Dưới góc độ Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH, bà Lê Thị Nga chỉ ra 07 điểm vi phạm pháp luật của phiên tòa “tai tiếng” này. Đó là bỏ lọt tội phạm, bỏ lọt người phạm tội, mức hình phạt quá nhẹ, không tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội; thẩm quyền truy tố, xét xử chưa hợp lý.

Trước những phản ứng bất bình mạnh mẽ của xã hội, mới đây, Chủ tịch nước đã phải chỉ đạo, yêu cầu xét xử nghiêm vụ dùng nhục hình, khiến nhân dân hoan nghênh và chờ đợi những diễn biến tiếp theo. Bởi đó không chỉ là đòi hỏi công bằng của quyền công dân bình đẳng trước pháp luật, mà còn là sự răn đe cần thiết trước cách ứng xử của những kẻ phạm tội coi tính mạng người dân nhẹ như… lông hồng.

Nghĩ cho kỹ, lại thấy những phát ngôn của ông chánh án không còn lạ nữa. Không phải một “đường cong”, mà những “đường cong” trong phiên tòa t/p Tuy Hòa điển hình- cho thấy nó cũng chỉ là sản phẩm của một nền tư pháp quá nhiều khiếm khuyết.

Phiên tòa đó cũng là sản phẩm của một hệ thống toà án được tổ chức theo đơn vị hành chính - lãnh thổ, dẫn đến tình trạng là cả chánh án cũng bị chi phối bởi các ý kiến của lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương nơi toà án đặt trụ sở, và bị ràng buộc bởi các mối quan hệ chằng chịt (Tuần Việt Nam, ngày 08/4). Vậy còn đâu là pháp luật thượng tôn? Pháp luật làm sao thượng tôn nếu giữa công đường tồn tại rất nhiều “đường cong”?

Người viết bài còn chú ý đến một sự kiện mới đây, Hội thảo phòng chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp (Pháp luật t/p HCM, ngày 04/4). Những tiêu cực đó đã được phơi trần phần nào tại hội thảo. Tất cả đều xoay quanh mỗi hai chữ tiền bạc.

Theo như Chuyên gia James Anderson, và Cố vấn cao cấp- bà Luba Beardsley (đều thuộc WB), khảo sát 1.000 người dân tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, cho thấy tham nhũng trong ngành tòa án/ tư pháp tại VN tệ hơn so với các nước trong khu vực. Đặc biệt, tham nhũng đa số được thực hiện bởi các thẩm phán. Vì vậy VN nên luật hóa quyền miễn trừ thẩm phán- một việc làm của nhiều quốc gia văn minh- tạo điều kiện để thẩm phán đưa ra phán quyết độc lập, khách quan, vô tư, tránh bị áp lực, ngăn chặn các tiêu cực trong ngành.

Đó là những giải pháp… “không an toàn” cho các thẩm phán, nếu nói theo cách nói của ông Lương Quang.

Nhưng còn cải cách tư pháp thì sao, một khi cơ chế quản lý về bản chất vẫn là xin- cho? Một khi công khai minh bạch vẫn là của hiếm quý? Thế thì, xin lỗi nhạc sĩ Trần Tiến, người dân Việt sẽ phải ca một bài ca theo năm tháng:

Nhiều đường cong cong/ Giữa công đường… đường/ Nhiều đường cong giữa công đường/ Lắm chuyện nhiễu nhương…

BÀ HYLARY CLINTON BỊ NÉM GIÀY - CƯ XỬ CHUYÊN NGHIỆP



Ảnh: Vẻ duyên dáng và hài hước của bà Hilary Clinton

Nhìn vẻ duyên dáng và hài hước và cách xử sự của Bà Hilary Clinton khi bị ném giày mới thấy,cũng như trong những lĩnh vực khác, Chính trị cũng cần sự chuyên nghiệp! 

Trong khi đang phát biểu tại Las Vegas, trong cuộc họp của Viện Công nghiệp Tái chế Rác thải tại Khách sạn-sòng bạc Mandalay Bay, bà Hillary Clinton đã bị một người phụ nữ đã bị tạm giữ sau khi ném giày vào người.

Bà Clinton đã không bị ném trúng, và đã có những câu nói đùa về chuyện với một sự duyên dáng, hài hước.

“Có ai đó ném gì vào tôi à? Có phải đó là một phần trong gánh xiếc Cirque de Soleil không?” bà hỏi?

Ảnh: Cách xử sự của Bà Hilary Clinton khi bị ném giày cho thấy sự chuyên nghiệp của một Chính trị gia lão luyện.

Điều đó cho thấy, trong tất cả những lĩnh vực khác, Chính trị cũng cần sự chuyên nghiệp!

Một nhân chứng ngồi ở hàng ghế thứ hai nói vật màu cam đã được ném vào bà Clinton từ lối đi bên cạnh và nhiều giấy tờ đã văng ra theo.

Người phụ nữ ném bà Clinton sau đó quay người, giơ tay lên đầu và đi về phía cuối phòng, trước khi bị các nhân viên giữ trật tự chặn lại.

Người này nhận là đã ném giày, nhưng không nói cho các phóng viên biết danh tính, cũng không giải thích về hành động của mình.

Một người có mặt sau đó đưa cho phóng viên một tờ giấy mà người phụ nữ này làm văng ra.

Dường như đó là bản sao tài liệu của Bộ Quốc phòng, được đánh dấu ‘mật’ và đề thời gian tháng Tám 1967, đề cập tới chiến dịch “Cynthia” ở Bolivia.

Kiên Vũ (tổng hợp)
Nguồn: Tầm Nhìn