Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Làm tí áo yếm cho mát


Julia Hồ lưng thon với yếm đào

Người đẹp dính mác ''ăn chơi'' đang từng ngày làm mới hình ảnh của mình với những trang phục đậm nét truyền thống và không kém phần gợi cảm.

Trong chuyến trở về Việt Nam vừa qua, Julia Hồ có dịp thực hiện những hình ảnh mới. Đây là hình ảnh do chính cô lên ý tưởng và chuẩn bị trang phục. Julia Hồ cho biết, dù sống ở nước ngoài khá lâu nhưng người đẹp vẫn luôn có cảm hứng với những trang phục truyền thống đậm hồn Việt. Vì thế, trở về Việt Nam lần này, cô tận dụng thời gian để thực hiện bộ ảnh thời trang mới với chiếc áo yếm mà mình yêu thích từ rất lâu.


Trước đây, cô từng hóa thân với trang phục áo dài cổ điển, hình ảnh nền nã, duyên dáng phần nào giúp ''người đẹp ăn chơi'' lấy lại được hình ảnh thác loạn trước đó.


Mới đây, người đẹp tiếp tục thực hiện sở thích và niềm cảm hứng với chính những chiếc áo mà cô yêu thích. Trang phục áo yếm lần này được cô đặt may từ rất lâu, không chỉ dành cho buổi chụp ảnh mà cô còn mang chiếc áo này sang Mỹ, mặc trong những buổi tiệc có đông đảo bạn bè nước ngoài, người đẹp muốn giới thiệu những giá trị văn hóa trong trang phục tới bạn bè quốc tế mà cô có dịp gặp gỡ.


Thiết kế áo yếm lần này do chính cô chọn vải và vẽ mẫu, kiếu áo vẫn theo khuôn khổ áo truyền thống, họa tiết có phần hiện đại hơn nhờ màu sắc sinh động, đặc biệt, những bông hoa sen giữa ngực áo làm điểm nhấn.


Julia Hồ được biết đến qua cuộc thi nhan sắc tại Mỹ. Sau đó, tên tuổi cô tràn ngập trên các trang báo mạng với tên gọi là ''người kế nhiệm Ngọc Trinh'' bởi cả hai cùng nhận được giải thưởng cao nhất của cuộc thi tại Mỹ. Sau ngày nhận giải ít lâu, những hình ảnh ăn chơi của Julia Hồ bị phát tán trên mạng, cô lại tiếp tục nhận được những phản ứng không mấy tốt đẹp từ công chúng. Từ đây, người đẹp bắt đầu làm mới hình ảnh của mình và tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội.


Trong một số bài phỏng vấn mới đây, Julia Hồ từng chia sẻ, cô không muốn mang danh là ''người đẹp óc ngắn'', vì thế ngoài những hoạt động showbiz, người đẹp còn chứng minh khả năng kinh doanh, cô bán bán hàng hiệu online và mở chi nhánh ở quê nhà. Săp tới, người đẹp còn lên kế hoạch khai trương nhà hàng ăn đậm hồn Việt tại Mỹ. Dự kiến ngày khai trương vào đầu tháng 11.


Trong bộ ảnh mới, cô diện trang phục truyền thống yêu thích.


Thiết kế truyền thống khoe khéo tấm lưng trần gợi cảm.


Thiết kế áo yếm tông màu đỏ nổi bật.


Julia Hồ phát huy thế mạnh vóc dáng với trang phục yếm.

Khánh Ly
Ảnh: Alexz

Chất cực: BODY PAINTING - HANI NGUYỄN

Ảnh body painting táo bạo của hot girl Hani Nguyễn


Nóng mắt với ảnh body painting táo bạo của hot girl Hani Nguyễn...





















ST

NÔNG DÂN "HIẾN THẬN" LẤY TIỀN

Cả người dân lẫn cơ quan chức năng H.Cờ Đỏ, Cần Thơ đều khẳng định đang có tình trạng một số người đi hiến thận ở TP.HCM và được nhận lại 120 triệu đồng mỗi người.

Ông Tranh với vết mổ sau khi hiến thận - Ảnh: Duy Khang

Ngày 11.4, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Lê Văn Tâm cho biết đã ký văn bản giao Chủ tịch UBND H.Cờ Đỏ phối hợp với Sở Y tế, Sở Thông tin - Truyền thông và Công an huyện kiểm tra, xác minh thông tin liên quan đến việc nhiều người dân ở xã Thạnh Phú đi “hiến” thận để lấy tiền.

Một gia đình có 5 người hiến thận

Theo chính quyền địa phương, từ năm 2012 đến đầu năm 2014, tại xã Thạnh Phú (H.Cờ Đỏ) có tổng cộng 8 người đi hiến thận. Ngoài trường hợp đi bán thận tại Trung Quốc (năm 2012), ở ấp 5 còn có Ngô Ngọc Bích (41 tuổi) và Ngô Phú Anh (39 tuổi, người đã rủ Danh Lan đi bán thận) đều là con của ông Ngô Văn Y (68 tuổi, ngụ ấp 5) đi hiến thận. Trả lời PV Thanh Niên, ông Y khẳng định không hề hay biết chuyện các con mình đi hiến thận để lấy tiền, nếu biết gia đình sẽ không đồng ý. Những người khác trong gia đình ông thì bác bỏ thông tin này.
Trước khi mổ, có người còn động viên tôi là sau khi về họ sẽ tác động đến địa phương cấp cho sổ bảo hiểm. Có đau ốm, bệnh tật gì thì bảo hiểm sẽ lo hết
Ông Hồ Văn Tranh
Thế nhưng, Công an H.Cờ Đỏ cho biết đã xác định gia đình ông Y có đến 5 người hiến thận. Ngoài Ngọc Bích, Phú Anh thì trước Tết Nguyên đán 2014, Ngô Hoàng Sơn (43 tuổi) rủ 2 người em là Ngô Phú Em (31 tuổi) và Ngô Thanh Hoài (28 tuổi) lên TP.HCM hiến thận. Ngoài ra, còn có 3 trường hợp hiến thận khác là Hồ Văn Tranh (45 tuổi); Nguyễn Văn Bình (39 tuổi, em rể Tranh, không rõ địa chỉ) và Lê Văn Giòn (36 tuổi, cùng tạm trú ấp 6).

Cũng theo thông tin từ Công an H.Cờ Đỏ, các trường hợp trên đều là những hộ dân nghèo, tạm trú lâu dài tại địa phương và không có đất sản xuất. Qua xác minh của ngành chức năng, những người hiến thận đều có làm hồ sơ, thủ tục tự nguyện hiến, tặng thận tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM). Sau khi hiến thận xong, người hiến được nhận 120 triệu đồng.

Hiến hay bán ?

Ông Hồ Văn Tranh kể trước đó có lên TP.HCM tìm việc làm phụ hồ và được một người quen cho mượn 5 triệu đồng. Về sau, người này nói đang bị hư 2 quả thận nên nhờ ông giúp đỡ hiến cho 1 quả. Nghĩ ơn nghĩa nên ông Tranh đã làm giấy tự nguyện hiến thận và đến một phòng công chứng tại TP.HCM để chứng thực về việc không khiếu nại về sau. Ông Tranh được đưa đến Bệnh viện Nhân dân 115 để cắt thận và nhận 120 triệu đồng từ ân nhân. Tuy nhiên, sau hơn 3 tháng đi hiến thận trở về nhà, vết mổ trên người ông vẫn còn đau và đi lại rất khó khăn, không chạy xe gắn máy được. “Trước khi mổ, có người còn động viên tôi là sau khi về họ sẽ tác động đến địa phương cấp cho sổ bảo hiểm. Có đau ốm, bệnh tật gì thì bảo hiểm sẽ lo hết”, ông Tranh nói.

Ông Võ Hải Triều, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú, xác nhận có một số người dân đến xin xác nhận việc đăng ký hiến thận, nhưng chính quyền địa phương chỉ xác nhận các trường hợp người dân ngụ tại địa phương chứ không xác nhận việc “hiến” thận. “Sau khi phát hiện, chúng tôi có báo cáo lên cơ quan cấp trên đồng thời tuyên truyền giáo dục bà con nâng cao nhận thức, đừng để bị kẻ xấu lợi dụng hoặc nghe lời người khác làm hại sức khỏe của mình”, ông Triều nói.

Trao đổi với Thanh Niên về thông tin trên, TS-BS Nguyễn Đình Phú, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115, nói: “Chúng tôi phải kiểm tra lại, vì có thể những người cho thận được đưa lên TP.HCM, rồi sau đó ra nước ngoài để lấy thận, hoặc họ nói không chính xác”. Về câu hỏi “Có trường hợp nào người nhận thận nhờ bệnh viện đưa tiền cho người cho thận hay không”, ông Phú khẳng định: “Bệnh viện không bao giờ làm việc đó, vì như thế là sai. Còn việc người nhận thận lén đưa tiền cho người hiến thận thì bệnh viện không thể kiểm soát được”.

Ông Phú cũng cho biết thêm, người cho và nhận thận khi đến Bệnh viện Nhân dân 115 phải trải qua trình tự 8 bước, từ tư vấn, làm các thủ tục giấy tờ, trong đó có xác nhận của chính quyền địa phương. Người cho thận phải có sự đồng ý, ký tên của người thân trong gia đình là bố, mẹ hoặc vợ (chồng); đến kiểm tra sức khỏe, rồi thông qua hội đồng ghép thận của bệnh viện.

Nhận tiền là mua bán

Trao đổi với Thanh Niên, nhiều chuyên gia ghép tạng, thận ở TP.HCM cho rằng cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ các tình tiết như người hiến thận đã nhận tiền từ chính người nhận thận hay qua trung gian là ai? Nếu nhận tiền từ người nhận thận thì đó là hình thức mua bán thận trực tiếp; còn nếu nhận từ cá nhân, bác sĩ, bệnh viện thì mua bán qua trung gian. Làm rõ việc này nhằm ngăn chặn những kẻ trung gian, những đường dây mua bán tạng, thận.

GS-TS Trần Ngọc Sinh - Trưởng bộ môn tiết niệu Trường đại học Y Dược TP.HCM nhìn nhận, do nguồn thận cho, hiến rất khan hiếm nên dễ dẫn đến việc mua bán thận. Việc mua bán có thể núp bóng dưới hình thức như làm giấy tình nguyện hiến thận để lách luật. Một bác sĩ ghép thận của Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cho biết bình quân mỗi tuần có gần 10 trường hợp gọi hoặc đến bệnh viện hỏi về việc cho, hiến thận, nhưng tìm hiểu thì thấy phần lớn những người này muốn bán thận lấy tiền.

Mai Trâm - Thanh Tùng
Thanh Niên

CẦU THỦ BÁN ĐỘ SẼ BỊ LOẠI VĨNH VIỄN

Cầu thủ bán độ sẽ bị loại vĩnh viễn

Ảnh: Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng khẳng định sẽ chống tiêu cực đến cùng

Đó là khẳng định của Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng trong chuyến làm việc với Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) ngày hôm qua, 12/4.

Vụ bán độ của các cầu thủ Ninh Bình đang nhận được sự quan tâm lớn không chỉ của dư luận và báo chí trong nước, mà còn với làng bóng khu vực và thế giới.

So với vụ bán độ năm 2005 của nhóm Quốc Vượng, Văn Quyến…lần này số cầu thủ tham gia còn nhiều hơn, với số tiền lớn hơn nhiều.

Thậm chí có thông tin, cơ quan công an đang tiếp tục mở rộng cuộc điều tra, bởi các cầu thủ Ninh Bình có thể bán độ nhiều trận đấu khác, ở cả sân chơi trong nước là V-League và sân chơi châu lục AFC Cup.

Dù chưa bị cơ quan công an khởi tố, nhưng chắc sự nghiệp thi đấu của các cầu thủ nói trên đã bị đánh dấu chấm hết, khi đích thân tân Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng khẳng định, sẽ loại bỏ vĩnh viễn các cầu thủ tiêu cực.

Đây là một quyết định rất mạnh tay, nhưng lại nhận được sự ủng hộ của nhiều người. Những lần trước, VFF luôn tạo cơ hội cho các cầu thủ được trở lại sân cỏ để làm lại cuộc đời, chuộc lỗi với người hâm mộ. Vì thế mà những Quốc Vượng, Văn Quyến…bị tù tội vẫn được đá trở lại, thậm chí hầu hết các cầu thủ này đều được gọi lên ĐTQG.

Tuy nhiên, lần này thì khác, VFF đã không cho các cầu thủ nhúng chàm một cơ hội nào, dù hầu hết các cầu thủ Ninh Bình đều còn rất trẻ. Một quyết định mạnh tay được cho là có tính răn đe cao ở thời điểm vấn nạn tiêu cực đang trở nên nhức nhối.

Từ Malaysia, trong cuộc làm việc với chủ tịch AFC Salman Bin Ibrahim Al-Khalifa, Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng khẳng định, những cầu thủ liên quan vụ bán độ lần này ở CLB Ninh Bình, sẽ bị cấm thi đấu vĩnh viễn.

Theo ông Dũng, VFF cũng sẽ nhờ AFC vào cuộc để làm trong sạch bóng đá Việt Nam. Được biết, trong thời gian tới, AFC sẽ cử đoàn cán bộ sang Việt Nam hỗ trợ VFF làm tốt hơn nữa công tác chống tiêu cực.

Liên quan đến vụ bán độ, các cầu thủ đã được cơ quan công an cho tại ngoại, nhưng sẽ phải có mặt ngay khi có lệnh triệu tập để phục vụ điều tra. Hiện tại CLB Ninh Bình vẫn chưa đưa ra quyết định có bỏ AFC Cup và V-League hay không, nhưng khả năng giải thể là rất lớn.

Theo Ngô Linh
Dân Trí

NGUYỄN TIẾN TRUNG ĐƯỢC RA TÙ TRƯỚC THỜI HẠN

Khoai@

Hóng trên mạng thấy sau Cù Huy Hà Vũ được phóng thích đi chữa bệnh tại Mẽo quốc, nay đến lượt Nguyễn Tiến Trung được ra tù trước thời hạn. Mạng mẽo làng zân chủ được phen oánh chén no nê và tha hồ quay tay tự sướng.

Kiểm tra lại thông tin, việc Nguyễn Tiến Trung được ra tù trước thời hạn là chính xác. Không những thế, nhà nước còn hào phóng thả luôn cả Vi Đức Hồi về rừng. 

Có người hỏi vì sao họ được ra tù trước thời hạn? Có hay không vì sức ép của phương Tây, sức ép tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái BÌnh dương, hay sức ép của các thể loại Ba Sàm, Lập Què hay Bùi Minh Hằng? 

Xin nói ngay, với bản lĩnh của mình, nhà nước Việt Nam chả vì ba thứ lăng nhăng đó mà phóng thích các tù nhân, ngoại trừ lý do nhân đạo hay vì sự tu tâm cải tà của chính các tù nhân. Những lý do bóng gió khác như nhân việc thả Cù Huy Hà Vũ thì chính quyền cài cắm người vào làng zân chủ hoàn toàn thiếu cơ sở.

Tất nhiên, muốn được hưởng đặc ân ra tù trước thời hạn, Tiến Trung phải ký một số giấy tờ cam kết trước khi về đoàn tụ với gia đình. Theo một bài viết trên BBC, Nguyễn Tiến Trung chia sẻ:
Nhà hoạt động cho biết đầu tháng này, anh đã được ban Giám đốc Trại giam cho biết anh có thể được cứu xét đặc xá trong đợt 30/4 năm nay, nhưng không ngờ đã được ra tù nhanh trước kỳ hạn đó.Thạc sỹ cho hay trong thời gian ở tù, anh được đối xử 'tốt', tuy bị giam giữ 'cách ly tuyệt đối'.Tiến Trung nói với BBC hiện tại anh cần thời gian để nắm bắt tình hình trước khi ra quyết định sẽ làm gì trong thời gian tới đây, nhưng không ngoại trừ anh có thể cứu xét việc nhận lời mời đi tu nghiệp ở nước ngoài để nâng cao trình độ, nếu có cơ hội.
Trước đó bà Lê Thị Minh Tâm cũng nói với BBC con trai của bà đã được chính quyền trao quyết định thả tự do vào đầu giờ sáng thứ Bảy và đã về tới nhà, mà gia đình không hề được biết trước vào lúc 10h kém năm phút cùng ngày.

Sinh năm 1983 tại TP HCM, ngay từ khi còn học tại Trường Đại học Bách khoa TP HCM (năm 2001), Nguyễn Tiến Trung đã bộc lộ tư tưởng chống đối Nhà nước. Đến năm 2002, Trung sang Pháp du học và tại đây, anh ta đã có những cuộc tiếp xúc với Nguyễn Gia Kiểng, kẻ cầm đầu tổ chức phản động mang tên “Tập hợp dân chủ đa nguyên”, cùng một số đối tượng khác như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên…

Bị những kẻ này lôi kéo, hỗ trợ, ngày 8/5/2006, Nguyễn Tiến Trung thành lập và cầm đầu “Tập hợp thanh niên dân chủ” tại Pháp với mục đích được Trung tuyên bố công khai, là “tập hợp lực lượng trong giới trẻ, phối hợp với lực lượng chống đối trong, ngoài nước, đấu trang chống Nhà nước, đòi thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam”.

Sau đó, Nguyễn Tiến Trung tạo ra một blog trên mạng Internet, viết và tán phát nhiều tài liệu, cụ thể như: “Thư ngỏ của một sinh viên bình thường ở một đất nước không bình thường”, nội dung xuyên tạc, vu khống đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.

Bên cạnh đó, Nguyễn Tiến Trung còn trực tiếp điều hành, quản lý diễn đàn “Thanh niên dân chủ” trên mạng Internet nhằm lôi kéo, tập hợp một số thanh niên Việt Nam đang du học ở nước ngoài tham gia, trong đó có Nguyễn Thị Hường, Trần Chiêu Việt, Ngô Thị Ngoan, Nguyễn Trác Việt, Trần Dũng Nghi, Nguyễn Quốc Nam, Nguyễn Bách, Trần Minh Răn, Nguyễn Thị Thanh Vân…

Ảnh: Nguyễn Tiến Trung ký nhận những tài liệu in ra từ máy tính của Trung.

Được cử giữ vai trò cốt cán trong tổ chức phản động “Tập hợp thanh niên dân chủ”, những kẻ nêu trên đã tổ chức nhiều cuộc bọp, bàn về phương cách, kế hoạch chống phá Nhà nước Việt Nam.

Hành động của Nguyễn Tiến Trung đã được Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi - là hai kẻ cầm đầu tổ chức phản động “đảng nhân dân hành động” ở Mỹ chú ý. Lập tức, Nguyễn Sĩ Bình đưa Nguyễn Tiến Trung sang Mỹ, tiếp xúc với các nhóm phản động người Việt như “Việt Tân”, “Tuổi trẻ Việt Nam lên đường”, “Liên minh Việt Nam tự do”, “Ủy ban bảo vệ quyền người lao động Việt Nam”.

Ảnh: Tài liệu thu được từ máy tính của Nguyễn Tiến Trung.

Đến ngày 25/12/2006, Nguyễn Tiến Trung - lấy bí danh là Nguyễn Trọng Nghĩa, viết đơn xin gia nhập tổ chức phản động lưu vong “Đảng dân chủ” do Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi cầm đầu.

Đầu tháng 6/2007, Trung được Nguyễn Sĩ Bình đề cử chức vụ “Ủy viên trung ương đảng, phó ban đối ngoại, trưởng ban công tác thanh niên”. Tiếp theo, đầu tháng 7/2006, Nguyễn Tiến Trung cùng Nguyễn Việt Quốc - là thành viên của tổ chức phản động “Tập hợp thanh niên dân chủ”, Nguyễn Phúc Tửng, Đoàn Văn Linh - thuộc tổ chức “Văn phòng các hội đoàn chống Việt Nam”, Trần Hồng - là kẻ đã dùng xe ủi tấn công Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp năm 1996 tiến hành thực hiện kế hoạch “Vận động marathon, nối vòng tay lớn”, thu thập chữ ký, kích động chống Nhà nước Việt Nam.

Sau khi học xong chương trình thạc sĩ tại Pháp, Nguyễn Tiến Trung trở về nước. Trước lúc về, Trung lại được Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi giời thiệu với các đối tượng cầm đầu tổ chức phản động “Đảng dân chủ Việt Nam” ở trong nước.

RFA TIẾNG VIỆT – KẺ THÙ CỦA HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC VIỆT NAM

Nếu bạn lướt qua các bài báo được đăng trên đài RFA Tiếng Việt vào những dịp tháng 4 hàng năm, bạn sẽ chỉ đọc được những dòng chữ u sầu thất vọng về “Ngày Thống Nhất đất nước”, “giải phóng cho ai”, “sau xx năm, đất nước có thực sự được giải phóng”, cho đây là cuộc chiến tranh ý thức hệ, huynh đệ tương tàn, nhân dân chưa được làm chủ đất nước sau giải phóng đến nay…. Các ý tưởng này được trình bày dưới những cách thức tưởng như rất “khách quan” ghi nhận “phản ứng” của dư luận, nhưng kỳ thực đọc kỹ các bài báo mới thấy chủ trương “phổ biến tin tức chính xác, trung thực và hữu ích, không tuyên truyền, không bè phái, không đả phá một chính phủ, cá nhân hay bất kỳ quốc gia nào” đúng là mộ trò hề lố bịch. Xin trích dẫn một bài ví dụ cụ thể:Bài báo “Biến cố 1975 dưới mắt các Bloggers” ngày 28/4/2011 của phóng viên Thanh Quang vẽ lên quang cảnh đất nước “hỗn loạn, chết chóc đau thương và tủi nhục” của một cựu lính VNCH và sự chia sẻ của 4 blogger khác như ông nhà giáo Nguyễn Thượng Long - từng làm biên tập báo “Tổ quốc” cho tổ chức chống Cộng hải ngoại “Tập hợp dân chủ đa nguyên”, ông Nguyễn Minh Hoàng – thành viên Việt tân bị kết tội “Hoạt động lật đổ chinh quyền nhân dân”, Lê Diễn Đức – đại diện chống Cộng lâu năm ở hải ngoại…) đả kích, dè bỉu chính sách hòa giải dân tộc là sự “lợi dụng với các “khúc ruột ngàn năm”, đánh tráo tội danh từ “phản động thành yêu nước”, nhấn mạnh bằng câu nói của ông Nguyễn Minh Hoàng (Blogger Phan Kiến Quốc) “Ngay trong lúc đi tìm sự hòa hợp, chúng ta vẫn chỉ đi tìm từ phía “kẻ thắng”, nên khó mà tìm ra sự đồng thuận”. Với cách đưa tin “một chiều”, tiếm danh blogger nghe có vẻ “khách quan” đó là là thứ văn phong phổ biến khi muốn xuyên tạc chính sách hòa giải dân tộc, khoét sâu mối hận, là vũ khí cho những kẻ cực đoan ở hải ngoại tấn công những ai muốn “trở về quê cha đất Tổ”.

Nhưng bài báo trên còn ghi nhận phóng viên Thanh Quang chịu khó lượm đến 5 ý kiến nhân danh “blogger”, thô thiển gấp bội lần là bài báo “Giới trẻ VN nghĩ gì về quá khứ?” đăng ngày 29/4/2013 của thông tín viên Nhân Khánh thì xuyên suốt cho cụm từ nhân danh “giới trẻ VN” từ đầu đến cuối độc diễn là nhóm người nào đó làm cuốn album “Hòa giải để hy vọng” dưới sự phán xét của Phạm Văn Trội, sinh năm 1972, tức lúc đó là 41 tuổi, vốn là thành phần chống chính quyền quyết liệt, cực đoan theo Việt tân, từng bị kết án 4 năm tù giam năm 2010 với nhóm treo khẩu hiệu, rải truyền đơn năm 2010, là có danh tính thực sự bình luận về cuốn album “Hòa giải để hy vọng”, cho rằng chính sách hòa giải dân tộc hiện nay là không đáng tin cậy, chỉ có “từ bỏ độc đảng, tôn trọng các cá nhân có ý kiến khác biệt và tôn trọng các đảng phái khác để cùng nhau xây dựng một đất nước Việt Nam mới” mới có hòa giải thực sự!!! Cụm từ mượn danh “giới trẻ VN” mà RFA phản ánh chỉ có nhóm vài ba anh chị hải ngoại làm ra cuốn album trên, với cách thức mạo danh tiếm danh này thì chắc chắn cụm từ “Mạng lưới Blogger Việt Nam” đang bị nhóm Phản bác Tuyên bố 258 tố cáo tiếm danh cộng đồng blogger Việt Nam còn phải gọi hàng cụ tổ vì chí ít ra nhóm nọ còn được đến 103 người lận!

Với RFA tiếng Việt, đại diện cộng đồng blogger, giới trẻ VN kia chỉ là loe ngoe vài mống người được phỏng vấn, ghi nhận phải thỏa mãn điều kiện là thành phần đặc biệt như các vị CCCĐ hay con cháu các vị VNCH ở hải ngoại đang “đấu tranh vì dân chủ cho VN”, trong nước phải là những thành phần ít ỏi chống chính quyền trong nước, bị xử lý vì các tội xâm phạm ANQG, nhưng được phù phép mạo danh thành tiếng nói của cộng đồng, thành hẳn lớp người, giai tầng trong xã hội. Phải chăng đây là cách đưa tin “thổi phồng”, “lừa đảo” nhằm dựng lên bức tranh đen tối về Việt Nam sau ngày 30/4/1979, khoét sâu, in hằn mâu thuẫn giữa những người VNCH, con cháu họ với đại đa số nhân dân trong nước, để họ quên đi, từ bỏ hy vọng “hòa giải”, trở về cội nguồn?

Không chỉ mạo danh cộng đồng phá hoại chính sách hòa giải dân tộc, RFA tiếng Việt luôn khai thác chủ đề nhạy cảm trong tâm linh người Việt để chặn/phá con đường trở về cố quốc của người Việt hải ngoại qua hàng loạt bài viết kiểu như Tháng Tư nhìn lại: Nội chiến hay không nội chiến? hay Phân biệt đối xử với cả mộ phần khai thác qua các khu mộ của binh lính VNCH bị “phân biệt đối xử” với các khu mộ của những người Hoa ở TP Hồ Chí Minh. Trong bài báo Tháng Tư nhìn lại: Nội chiến hay không nội chiến? ngày 9/4/2013 của phóng viên Kính Hòa cho rằng hình ảnh nghĩa trang Biên Hòa với “bức tường thủng lổ chổ, … các nấm mồ mọc đầy cỏ dại…các bia mộ bị hư hỏng, và một phần của nghĩa trang bị xâm phạm” được xem như “biểu trưng của những khó khăn cho sự hòa giải sau chiến tranh”. Trong khi đó, cùng chủ đề trên ngày 28/4/2013 của cây viết Uyên Nguyên tường trình từ trong nước, dù cố ý châm chỉa, xuyên tạc việc nghĩa trang này được Nhà nước cho tu bổ, chỉnh trang để đáp ứng nhu cầu thăm quan nhưng ít nhất cũng “phản ánh” được rằng nghĩa trang Biên Hòa “xây dựng hai bệ thắp nhang ở nghĩa trang Biên Hòa để đón khách, mà khách ở đây là những sứ giả của cộng đồng Châu Âu, tổ chức Nhân Quyền quốc tế, hoặc các dân biểu Mỹ. Sự chăm chuốt qua loa, lấy lệ của nhà cầm quyền địa phương dường như có sự tính toán, có tính phô trương cái gọi là “lượng khoan hồng của chính thể mới” hơn là lòng trắc ẩn của con người với con người, sự tôn kính đối với người đã khuất, đặc biệt là những chiến binh đã nằm xuống sau một cuộc chiến tranh dài của đất nước. Liền sau đó, không bao lâu, nhà cầm quyền lại cho phóng tuyến mở đường băng qua khu nghĩa trang Biên Hòa, những cột mốc được cắm khắp nơi trong khuôn viên nghĩa trang. Điều này cũng cho thấy rằng có một chiến dịch ngấm ngầm nhằm xóa sổ nghĩa trang Biên Hòa.”.

Thật may là mấy phóng viên RFA này chưa so sánh nghĩa trang Biên Hòa nọ với các nghĩa trang liệt sỹ Bộ đội Cụ Hồ rải khắp đất nước với vô số nơi còn chưa chắc đã được khang trang bằng vì chính quyền và người dân Việt đang bộn bề lo cho cơm áo gạo tiền cho triệu triệu người sống là thương binh, nạn nhân chất độc da cam, những bà mẹ hy sinh các đứa con vì an nguy đất nước…, sao nói đến sự chăm sóc đúng nghĩa với các mộ phần những liệt sỹ hy sinh vì đất nước. Họ chỉ so sánh có “chọn lựa”, chỉ cần làm sao nổi bật được sự “phân biệt đối xử” của chính quyền bất kể sự đầu tư cho mộ phần hầu hết là từ chính thu nhập, tiền túi của những người dân tự đầu tư, chỉ khác biệt nhau ở chỗ là dân Việt, dân gốc Hoa, ai có điều kiện chăm chút đầu tư cho mộ phần hơn mà thôi.

Chỉ cần so sánh hai bài viết cùng một chủ đề, một khai thác qua phim ảnh của ông Kính Hòa, một qua tường trình từ trong nước đã cho thấy sự lố lăng, kệch cỡm về “cách thức diễn tả”, kiểu gì cũng bôi nhọ, xuyên tạc lấy được của một cơ quan truyền thông nhân danh sự “trung thực và khách quan” này, mục đích cuối cùng không ngoài “dọa dẫm” những bà con gốc Việt nào có ý tứ muốn về “hòa giải” với quê hương!

Bởi vậy dễ hiểu là những bà con Việt kiều xa quê, không biết thông tin gì về đất nước tại sao lại cứ bỏ những đồng tiền mồ hôi xương máu cho những thành phần như Việt tân dù biết chúng lừa đảo hết lần này qua lần khác, được chính những người trong cộng đồng cảnh báo, bởi những tổ chức này là chỗ “bấu víu” duy nhất mà những cơ quan truyền thông “tâm lý chiến” như RFA Tiếng Việt tâng bốc, thổi phồng sẽ giúp họ con đường trở về đất mẹ đích thực, không bị “lột sạch tiền ở sân bay”, không bị “tống tiễn bất thình lình” khi đang ở trong nước…qua một vài “nhân chứng đặc biệt” được “phù phép” thành đại diện cộng đồng.

Đến đây chắc các bạn cũng có thể lý giải được tại sao những thành phần tâm thần, tội phạm hình sự, bất hảo, văn hóa thấp…nhưng được gắn mác “chống Cộng” trong nước được tôn vinh, đánh bóng như những anh hùng, liệt nữ, được dựng lên thành “biểu mẫu”, thành cái máy hút tiền từ mồ hôi xương máu bà con hải ngoại gần 40 năm qua vẫn chưa hề lỗi mốt. 

Rút cuộc hẳn các bạn đã biết được một phần: Ai mới là kẻ thù của sự hòa giải dân tộc? Ai đã và đang thực hiện có hiệu quả chính sách “chia để trị” mà các đại ca Pháp, Mỹ đã thực hiện thành công ở Việt Nam suốt cả mấy thế kỷ vẫn là biện pháp hiệu quả tối ưu!

Nguồn: Võ Khánh Linh

HỐI HẢ CHO ĐẠI LỄ VESAK

Hối hả cho Đại lễ Vesak
Ảnh: Toàn cảnh ngôi chùa nơi diễn ra Đại lễ

TP - Chùa Bái Đính, nơi sẽ tổ chức sự kiện Phật giáo lớn nhất năm 2014 mang tầm cỡ quốc tế, đã gần như hoàn tất mọi khâu chuẩn bị. Người dân Ninh Bình đã sẵn sàng tiếp đón 1,5 vạn du khách từ 100 quốc gia đến dự Đại lễ tại ngôi chùa lớn nhất Việt Nam.

Ngôi chùa lớn cho đại lễ

Theo thông tin từ Bộ VH-TT&DL, Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2014 được tổ chức từ ngày 7 đến 11/5/2014. Đây là sự kiện văn hóa - tâm linh quốc tế quan trọng trong năm 2014, góp phần tôn vinh giá trị nhân văn, hòa bình của nhân loại, đồng thời cũng là cơ hội giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tự do tôn giáo...

Tòa bảo tháp cao 13 tầngDự kiến, Đại lễ sẽ có khoảng 10.000 đại biểu chính thức, trong đó có 3.500 đại biểu quốc tế đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự. Trong khuôn khổ Đại lễ, sẽ có nhiều hoạt động văn hóa được tổ chức như trưng bày triển lãm mỹ thuật nhiếp ảnh Phật giáo, các chương trình biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, hội chợ văn hóa Phật giáo… Trong đó, các hoạt động chính của Đại lễ sẽ được tổ chức ở chùa Bái Đính (tỉnh Ninh Bình). Các hoạt động văn hóa khác cũng sẽ được tổ chức tại Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hóa…

Hiện, phần lớn công việc chuẩn bị cho Đại lễ tại chùa Bái Đính đã hoàn tất, chỉ còn hạng mục hội trường chính - nơi diễn ra lễ khai mạc (3.500 chỗ ngồi) và bế mạc vẫn đang được Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường (nhà tài trợ chính cho Đại lễ) gấp rút hoàn thiện. Tại khu vực chùa Bái Đính sẽ có 2 phòng hội nghị chính, trong đó 1 phòng có sức chứa 600 chỗ ngồi, 1 phòng khoảng 150 chỗ ngồi. Tại đây cũng có khách sạn 4 sao với 56 phòng, chủ yếu dành phục vụ các tăng ni và nguyên thủ quốc gia.

Tại tầng cao nhất của tòa Bảo tháp, phóng tầm mắt nhìn ra xa, du khách có thể quan sát được toàn cảnh chùa Bái Đính với những mái chùa cong vút, bao quanh là những hàng cây bồ đề cổ thụ bốn mùa xanh tốt, văng vẳng tiếng chuông chùa... Trao đổi với chúng tôi, kỹ sư Nguyễn Cao Độ cho biết: Tòa Bảo tháp được khởi công xây dựng từ 4 năm trước, với khoảng 60 người tham gia thi công. Tòa tháp có 13 tầng dự kiến trong năm 2014 sẽ hoàn thành. Về hội trường lớn 3.500 chỗ ngồi dự kiến thi công trong vòng 1 tháng sẽ hoàn thiện và đưa vào sử dụng đúng dịp đại lễ. Công trình hội trường lớn được Doanh nghiệp Xuân Trường tài trợ với kinh phí trên 150 tỷ đồng.

Theo Ban tổ chức, Đại lễ năm nay dự kiến nhiều lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia, đại sứ và chư tôn đức giáo phẩm các nước sẽ tham dự, vì thế công tác an ninh trật tự phải được chú trọng, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Theo đó, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phân bổ đại biểu cho Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành phố; cấp các loại thẻ, phù hiệu và chia khu vực được tham dự đối với từng đối tượng.

Dự kiến, mỗi ngày sẽ có khoảng 40.000 hộp cơm được phát miễn phí cho các phật tử. Bên cạnh đó, hệ thống khách sạn tại Ninh Bình cũng sẽ được ưu tiên bố trí ăn nghỉ cho khách quốc tế và một số đại biểu trong nước, số khách còn lại sẽ nghỉ tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

Chủ đề chính của Đại lễ Vesak năm nay là “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc”. Đây cũng là lần thứ hai Đại lễ Vesak được tổ chức tại Việt Nam sau lần thứ nhất tổ chức rất thành công vào tháng 5/2008.

Sẵn sàng nghênh đón phật tử, du khách...