Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

ẢNH ĐẸP VỀ PHỤ NỮ BỘ LẠC HIMBA






















































THÀNH TỰU NHÂN QUYỀN VIỆT NAM LÀ MỘT THỰC THẾ KHÁCH QUAN

Thành tựu nhân quyền Việt Nam là một thực tế khách quan

Tác Giả: AMARI TX – VHN.NET

Dân tộc Việt Nam có một bề dầy về lịch sử và một nền văn hiến lâu đời. Trong hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, mặc dù có hàng ngàn năm bị đô hộ của ngoại bang nhưng vẫn quyết đứng lên giành lại độc lập, đó là cách thể hiện nhân quyền cao nhất của một dân tộc. Và sau này cả dân tộc Việt Nam tuyên bố với thế giới bằng bản tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo. Đó là một tuyệt tác, nó nhắc lại một lần nữa bản tuyên ngôn độc lập của cường quốc Hoa Kỳ năm 1776. Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cũng là bản tuyên ngôn về nhân quyền cho dân tộc Việt Nam, về ý nghĩa nó bao trùm tất cả những điều mà loài người tiến bộ trên toàn thế giới theo đuổi. Thành tựu nhân quyền Việt Nam là một thực tế khách quan, được đông đảo các nước trên thế giới công nhận và điển hình là việc Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tín nhiệm bầu Việt Nam là thành viên của hội đồng này, tại phiên họp diễn ra năm ngoái. Thế nhưng, việc bản ghi nhận về nhân quyền Việt Nam được khẳng định từ chính kiến trong Hạ viện Mỹ đã khiến dư luận chú ý bởi nhiều lẽ. Lâu nay, Việt Nam rất thiện chí trong việc tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức nước ngoài vào tìm hiểu tình hình nhân quyền, từ đó có cách nhìn khách quan, đúng đắn hơn, đồng thời sẵn sàng đối thoại để làm rõ những vấn đề còn khác biệt.

Một nguyên tắc cơ bản nhất bảo vệ quyền con người đó là các nước nhỏ chống lại tham vọng tước đoạt độc lập, chủ quyền của các nước lớn, chống lại áp bức, chống lại kiếp làm nô lệ, chống lại bạo quyền, chống độc tài. Bất cứ một sự can thiệp nào của nước lớn vào công việc nội bộ của một nước mà chính phủ đó do dân bầu ra , chính phủ đó vì dân thì sự can thiệp chỉ là một cái cớ áp đặt hòng thao túng theo ý đồ nước lớn. Dân tộc Việt Nam sẽ phản đối đến cùng sự áp đặt đó, quyền con người được tôn trọng và ngày càng thăng hoa khi chủ quyền quốc gia được giữ vững, đó là điều kiện tiên quyết.Vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại công bố Bản “Phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền thế giới” trong đó có Việt Nam mà các thông tin đó hoàn toàn phiến diện không như thực tế. Vẫn như hằng năm, văn bản này nói chung không có gì mới về quan điểm, về thông tin, nhất là cách tiếp cận có tính chất cường quyền mà nhiều quốc gia đã lập tức phản hồi kịch liệt.

Quyền con người là giá trị chung của các dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị, thể chế quốc gia và bản sắc văn hóa. Đó là giá trị cốt lõi, đặc trưng của nhân loại. Chính vì vậy, các quốc gia không chấp nhận bất cứ hành động nào nhằm chính trị hóa vấn đề nhân quyền. Một dân tộc trải qua hai cuộc chiến tranh thần thánh được cả thế giới ngợi ca về lòng quả cảm , về nhân phẩm con người thì không có một lý do gì lại không bảo vệ thành quả xương máu đó mà đỉnh cao nhất đó là quyền làm chủ một quốc gia độc lập. Vậy mà Dự luật HR 1897 lặp lại điệp khúc tố cáo Việt Nam “vi phạm nhân quyền” và đưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam thông qua ràng buộc điều kiện nhân quyền và dân chủ vào các khoản viện trợ phi nhân đạo dành cho Chính phủ Việt Nam, đồng thời cổ súy thái độ cứng rắn hơn đối với Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo. Những bản đánh giá được nêu ra từ Hạ viện Mỹ, trong đó một số Hạ nghị sĩ có những đánh giá mang tính định kiến về nhân quyền Việt Nam. Chẳng hạn, năm 2013, cơ quan này ra dự luật Nhân quyền Việt Nam HR 1897 kêu gọi siết chặt chế tài với Hà Nội, được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua trước hạn. Đây là dự luật do hai nghị sỹ Ed Royce, đảng Cộng hòa, bang California và Chris Smith, đảng Cộng hòa, bang New Jersey, khởi xướng. Mặc dù nhiều báo cáo và dự luật thiếu khách quan nói trên của Hạ viện sau đó bị Thượng viện Mỹ bác bỏ, nhưng sự lặp lại có tính thường niên của cơ quan này khiến dư luận đặt câu hỏi về những lý do, ý đồ đằng sau sự đánh giá có tính áp đặt và sai lạc đó. Hai vị dân biểu này không lạ lẫm gì đối với người dân Việt Nam, đã nhiều lần họ đã cố gắng thúc đẩy lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua những cái gọi là những “dự luật” để vu khống, áp đặt những điều bịa đặt đến phi lý lên một quốc gia có chủ quyền độc lập, một quốc gia đã ký kết tất cả các văn kiện về quyền con người và nỗ lực thực thi nội dung một cách đầy đủ nhất. Là những người hoạt động chính trị chuyên nghiệp thì các vị dân biểu tại hạ viện Hoa Kỳ phải hiểu rằng, trật tự thế giới này được duy trì trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi cho nhau, cùng chung sống hoà bình. 

Mỗi quốc gia có quyền lựa chọn cho mình một định chế xã hội và ý thức hệ, mỗi quốc gia độc lập thì tuỳ theo thực tế mỗi nước mà lựa chọn riêng cho mình. Nội dung quyền về con người là một vấn đề riêng của mỗi nước, nó cũng giống như chủ quyền quốc gia vậy, vấn đề về nhân quyền không thể nào tách riêng ra khỏi lịch sử của đất nước đó hoặc những nét đặc thù riêng của từng quốc gia.Vấn đề nhân quyền cho thấy nó đòi hỏi tất cả các nước phải chấp nhận một thực tế là những chuẩn mực của một nước hoặc là một nhóm các nước không thích hợp và thiếu thực tế để áp đặt những chuẩn mực đó lên một nước khác. Trong một thời gian dài nhiều thông tin về Việt Nam bị một số cá nhân, tổ chức không có thiện cảm cố tình bôi nhọ,bóp méo,nên việc Chắt lọc thông tin,thái độ góp ý xây dựng,sự tìm hiểu khách quan những tiến bộ,những tồn tại sẽ giúp các bên xích lại gần hơn trong vấn đề này. Đây cũng là lý do mà nhiều năm qua, Việt Nam luôn tạo điều kiện để các tổ chức có trách nhiệm của quốc tế và các nước vào tìm hiểu và đối thoại thẳng thắn, nắm bắt thông tin chính xác về nhân quyền. Một quan chức bộ ngoại giao đã nói:“Khi họ vào đây, chúng tôi cũng sẵn sàng tạo điều kiện cho đi tìm hiểu các địa phương. Hôm chia tay đoàn nghị sĩ Nghị viện Châu Âu, khi được hỏi “các ngài thấy thế nào, họ trả lời, quả thực chứng kiến những tiến bộ về quyền con người ở Việt Nam, người ta có câu “trăm nghe không bằng một thấy”, các ngài nói câu ấy, giờ tôi mới hiểu, mới tâm đắc”. Năm 2013, đối thoại Nhân quyền Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 17 đã diễn ra tại Hà Nội và tại cuộc đối thoại, hai bên đã thẳng thắn trao đổi thông tin về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, trong đó có các vấn đề liên quan đến nhà nước pháp quyền, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, quyền của người khuyết tật, người đồng tính, việc thực hiện khuyến nghị cơ chế báo cáo UPR, tình hình thực thi và bảo vệ các quyền con người ở Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong thời gian ở Việt Nam, đoàn Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Baer đã được tạo điều kiện gặp một số cá nhân phía Hoa Kỳ quan tâm và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Thanh Nghị nói. “Chúng tôi tin rằng việc Việt Nam và Hoa Kỳ duy trì đối thoại thường xuyên về các vấn đề, trong đó có vấn đề quyền con người, trên tinh thần cởi mở, xây dựng, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau sẽ góp phần tăng cường hiểu biết, thúc đẩy hợp tác, vì lợi ích của nhân dân hai nước”. Bên cạnh đó, một vấn đề cũng hết sức quan trọng là bảo đảm nâng cao khả năng tiếp cận quyền của người dân. Hiến pháp, pháp luật đã ghi nhận các quyền cơ bản của con người, của công dân. Tuy nhiên, khả năng người dân có thể tiếp cận, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền của mình phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau cũng như phụ thuộc vào mức độ hiểu biết, cơ chế, thủ tục bảo đảm thực thi các quyền. Vấn đề này đặt ra trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nước, từ việc phổ biến, tuyên truyền các nội dung mới của Hiến pháp liên quan đến các quy định mới về quyền con người, quyền công dân, đến việc hoàn thiện pháp luật và thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy để bảo đảm thực thi. Trong tuyên bố của mình, Hạ nghị sỹ Faleomavaega hoan nghênh Báo cáo rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2 của Việt Nam vừa được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua ngày 8/2/2014 tại Geneva. Hôm 7/4/2014, Hạ nghị sỹ Eni Faleomavaega, thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã thiện chí trao cho Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Cường bản ghi nhận của Quốc hội Mỹ, trong đó ghi lại toàn văn tuyên bố của ông Faleomavaega về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Cũng theo Hạ nghị sỹ Faleomavaega, trong các chuyến thăm Việt Nam với tư cách là Chủ tịch và thành viên cao cấp của Tiểu ban châu Á – Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, ông đã có cơ hội tham dự nhiều buổi lễ tôn giáo tại các địa điểm thờ tự khác nhau, qua đó có thể khẳng định Việt Nam là một quốc gia tạo thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo và đang tích cực bảo vệ các tổ chức tôn giáo theo luật pháp. Bản ghi nhận này sẽ được sử dụng làm tài liệu chính thức của Hạ viện.

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ quy định rõ ràng, đúng đắn và đầy đủ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước,đã bao quát hầu hết các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người theo các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên. Hiến pháp đã tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992. Đồng thời, Hiến pháp cũng đã bổ sung một số quyền mới. Đó là thành tựu của gần 30 năm đổi mới đất nước, thể hiện rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân. Thử hỏi các vị dân biểu không khách quan khi phát biểu về tình hình thực tế những gì đang diễn ra ở Việt Nam là có bao giờ Việt Nam lại đòi hỏi Hoa Kỳ phải như thế này , như thế kia trong các vấn đề thuộc về công việc nội bộ hay không ? câu trả lời là không bao giờ. Chỉ có kẻ mang tư tưởng nước lớn khi muốn áp đặt ý muốn của mình lên các nước nhỏ thì họ luôn khoác trên mình một chiếc áo ý thức hệ phổ quát, dùng chiêu bài này để xoá bỏ những đặc thù riêng của mỗi dân tộc, xoá nhoà văn hoá, biên giới lãnh thổ quốc gia, không thèm đếm xỉa đến quyền tự chủ của dân tộc đó, đem ý thức hệ của mình áp đặt lên dân tộc khác. 

Trong một thế giới có sự xáo trộn mạnh như ngày nay thì nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền là chìa khoá duy nhất để thực thi trật tự trên nguyên tắc cùng sống chung, chỉ có những quốc gia nào hành xử không theo những nguyên tắc chung mà hiến chương liên hợp quốc đề ra về quyền con người thì nhất định quốc gia đó cần có sự can thiệp một cách hợp lý nhất. Một số vị dân biểu đã cố tình gạt bỏ một nguyên tắc cơ bản nhất đó là chủ quyền quốc gia của một dân tộc hơn 90 triệu con người, một dân tộc có những nét đặc trưng rất thú vị cho các dân tộc khác, một dân tộc trọng tình nghĩa, chia ngọt sẻ bùi với các dân tộc láng giềng, một dân tộc đã lấy máu của mình để cứu cả một dân tộc khác, một dân tộc sẵn có lòng vị tha cho kẻ thù đã giết hại hàng triệu người cùng dòng máu, một dân tộc nén nỗi đau của di hoạ chiến tranh vì không muốn khơi lại hận thù, một dân tộc đi lên từ đống tro tàn đổ nát của cuộc chiến đẫm máu,họ đã nuốt mước mắt vào trong để nở một nụ cười, chìa tay ra với các dân tộc khác để làm bạn bè cho dù đó là kẻ thù của ngày hôm qua. Việt nam đã trải qua tất cả những gì đau thương nhất chỉ một mục tiêu cháy bỏng ” không có gì quý hơn độc lập tự do”, dù có thiêu cháy cả dãy trường sơn thì dân tộc này cũng sẵn lòng để thực thi mục tiêu đó. Có đât nước nào mà suốt chiều dài đi đâu cũng gặp những nghĩa trang của những người con Việt, họ đã nằm xuống ở tuổi thanh xuân vì một lý tưởng cao đẹp là độc lập mà đỉnh cao nhất đó là quyền làm chủ thực sự đất nước mình. Dân tộc Việt Nam đang là chủ nhân thực sự của đất nước mình, họ đang sống, làm việc và vun đắp cho hạnh phúc trường tồn của dân tộc, không một ai có thể tước đoạt hoặc áp đặt một giá trị lạ lẫm lên cuộc sống và văn hoá của dân tộc này, cho dù để bảo vệ phẩm giá thiêng liêng đó phải đối đầu không ít khó khăn, trở ngại nhưng với bản chất kiên trì và tâm hồn trong sáng dân tộc Việt Nam quyết không lùi bước, như cha ông đã dặn dò “chớ thấy sóng cả mà ngả tay chèo ”.

KINH KHỦNG: VỢ XẺO TRYM CHỒNG, CHÉM LÌA BÀN TAY TÌNH ĐỊCH

Kinh khủng người vợ có máu hoạn thư, cắt “của quý” của chồng và chém lìa tay tình địch

Đã có với nhau 2 mặt con và hơn 20 năm chung sống nhưng Đặng Thị Huệ (42 tuổi, trú xã Vũ Chính, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) do sẵn máu hoạn thư nên đã cắt “của quý” của chồng hồi tháng 8.2013. Đến ngày 29.3 vừa qua, thị tiếp tục nổi máu ghen cầm dao chém đứt lìa bàn tay trái, gây thương tích nặng trên cơ thể cho chị Trần Thị Thủy (46 tuổi, người cùng xã).
Tâm sự đắng chát

Sau “biến cố” do vợ gây ra, từ một người có dáng vẻ phong trần, nước da rám nắng, khỏe mạnh, anh Phạm Văn Nam (50 tuổi) giờ bơ phờ, hốc hác. Lặng đi một hồi, anh mới lấy lại được bình tĩnh và nói: “Vợ chồng tôi lấy nhau năm 1990 nhưng không đăng ký kết hôn, năm 1991 cậu con trai lớn chào đời. Căn nhà có tiếng khóc trẻ thơ, tuy còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng luôn ngập tràn hạnh phúc. Mặc dù có nghề lái xe nhưng thời điểm ấy không có người thuê nên ước mơ ngồi sau vô lăng của tôi đành phải tạm gác lại”.

Ngoài công việc đồng áng, những lúc nông nhàn, hai vợ chồng lại gửi con cho ông bà nội ngoại rồi dắt nhau đi làm thuê. Vợ đội cát, chồng phụ hồ kiếm từng đồng bạc ít ỏi mua sữa cho con và tích cóp dần dần. Năm 1996, hai vợ chồng anh có thêm cháu thứ hai, hiện cháu đang học lớp 12.

Ảnh: Đối tượng Đặng Thị Huệ. 

Những tưởng khi con cái đã lớn khôn, không còn phải lo đến cái ăn cái mặc, cuộc sống vợ chồng cũng vì thế ngày càng viên mãn, hạnh phúc nhưng không ngờ tháng tám năm ngoái chỉ vì ghen tuông mù quáng mà Huệ đã ra tay một cách tàn độc với chính người chồng “tay ấp, má kề”. Nhưng vì tương lai của các con, nên anh nén nỗi đau vào lòng, âm thầm chịu đựng và viết đơn bãi nại để người vợ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cùng nhau nuôi dạy các con nên người.

Theo lời kể của anh Nam thì vào thời gian khoảng tháng 8.2013, nhân lúc anh ngủ say, mất cảnh giác, Huệ đã dùng dao cắt phăng “của quý” của anh khiến anh vĩnh viễn mất đi “bản lĩnh đàn ông”. Dù mang nỗi đau đớn về thể xác và tâm lý nặng nề, nhưng anh Nam đã bao dung độ lượng, tha thứ cho vợ, rút đơn tố cáo và yêu cầu không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Huệ. Anh cũng từ chối giám định thương tật, để gia đình tự giải quyết.

Thời gian gần dịp năm mới 2014, quan hệ vợ chồng anh ngày càng căng thẳng bởi Huệ lại có những nghi ngờ vô lý về việc chồng ngoại tình. Nhiều lần anh Nam đã thẳng thắn đề nghị Huệ, nếu vợ chồng không thể chung sống được với nhau thì tốt nhất nên chia tay đường ai nấy đi, các con anh sẽ có trách nhiệm nuôi dưỡng để Huệ không phải vướng bận, rộng đường đi tìm hạnh phúc mới.

“Khi đó tôi đã rất cương quyết nhưng cô ấy tự nguyện viết một bản tự kiểm điểm hứa sẽ không bao giờ tái phạm ghen bóng ghen gió nào ngờ cô ấy vẫn “chứng nào tật ấy” và âm thầm lên kế hoạch đánh ghen, để rồi gây nên sự việc kinh hoàng”, anh Nam buồn bã tâm sự.

Vụ đánh ghen kinh hoàng

Bà Nguyễn Thị Thắng (45 tuổi) là người đầu tiên chứng kiến sự việc bàng hoàng kể lại: “Lúc đó khoảng gần 17h chiều 29.3. Trời mưa lâm thâm, tôi đang lúi húi nấu cơm thì nghe tiếng kêu thét kinh hoàng. Nghĩ có chuyện chẳng lành, tôi vội bỏ cả đấy gọi thằng con trai chạy ra ngoài xem sao. Một vài người nữa nghe tiếng kêu cứu cũng chạy đến. Tại cổng nhà chị Thủy, một cảnh tượng hết sức thương tâm. Chị Thủy đang quằn quại vì đau đớn, một tay đứt lìa, một tay ôm chặt vùng kín máu chảy đầm đìa. Cạnh đó, cháu Quyết (13 tuổi, học lớp 7) vẫn còn đeo cặp, khăn quàng đỏ trên vai vừa được mẹ đón đi học về ngất lịm”.

Nạn nhân chỉ kịp thều thào nói với mọi người là mình bị Huệ đánh ghen, khẩn thiết nhờ mọi người gọi điện thoại báo cho người thân và đưa đi bệnh viện cấp cứu rồi ngất đi. Ngay lập tức, mọi người đưa chị Thủy đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình cấp cứu và gọi điện thoại báo sự việc cho cơ quan chức năng xuống giải quyết.

Chồng nạn nhân chia sẻ với phóng viên.

“Ngay khi nhận được tin báo của quần chúng nhân dân về sự việc, chúng tôi đã có mặt tại hiện trường cùng với địa phương phối hợp giải quyết. Nguyên nhân ban đầu được xác định như sau: Mỗi khi thấy chồng là anh Nam ngồi uống chè chén đầu ngõ là Huệ lại ghen bóng ghen gió. Khi nghe lời đồn thổi gần đây anh Nam cặp kè với chị Thủy (SN 1968, trú cùng xã) Huệ đã nổi cơn ghen và gây ra vụ việc kinh hoàng trên”, một điều tra viên Cơ quan CSĐT Công an TP.Thái Bình cho biết.

Bị cơn ghen làm mờ mắt, chiều 29.3, Huệ sắm một con dao bén phục sẵn tại cổng nhà chị Thủy. Khi chị Thủy đi đón cậu con trai út học lớp 7 Trường THCS Trần Lãm về đến nơi, hai mẹ con còn đang loay hoay tìm chìa khóa mở cổng thì Huệ xông vào chém tới tấp. Chị Thủy bị chém đứt lìa bàn tay trái và nhiều thương tích khác trên người. Nhưng vẫn chưa dừng lại, đối tượng Đặng Thị Huệ vẫn điên cuồng dùng dao đâm nhiều nhát vào chỗ kín của nạn nhân.

Vì quá bất ngờ, chị Thủy không kịp trở tay nên đã lĩnh trọn những nhát dao oan nghiệt, chỉ kịp ú ớ kêu lên mấy tiếng rồi ngã gục trong vũng máu. Hiện chị Thủy đã được chuyển lên BV Việt-Đức (HN) để tiến hành nối lại bàn tay bị đứt và điều trị các vết thương.

Sau khi gây nên trận đòn thù, Đặng Thị Huệ đã nhanh chân bỏ trốn khỏi hiện trường. Cơ quan chức năng đã thu giữ con dao gây án và khám nghiện hiện trường, lấy lời khai của các nhân chứng. Sau khi hoàn thành công tác khám nghiệm, ngày 2.4, Công an TP.Thái Bình đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành truy bắt đối tượng Huệ để điều tra hành vi “Cố ý gây thương tích với tính chất côn đồ, manh động”. Tuy nhiên, đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa bắt được đối tượng.

(Tên nạn nhân đã được thay đổi)

VỢ TỐNG TIỀN CHỒNG

Vụ bắt cóc đòi chuộc 500 triệu: Té ra là vợ tống tiền chồng với kịch bản hớ hênh

Sau một hồi quanh co, Bà Nguyệt đã thú nhận toàn bộ hành vi tự “bắt cóc” để tống tiền chồng mình.

Đang yên lành, bỗng dưng ông chồng người nước ngoài tá hỏa khi nhận được điện thoại báo tin vợ mình bị bắt cóc và số tiền đòi chuộc mạng là nửa tỉ đồng. Tuy nhiên, màn kịch bắt cóc tống tiền đã không vượt qua được con mắt điều tra viên cảnh sát.

Lời kêu cứu từ nghĩa địa lúc… 3h sáng

Ông Chiu Chih Kuan (SN 1956, quốc tịch Đài Loan-Trung Quốc, tạm trú tại số 157A đường số 79, khu phố 1, phường Tân Quy, quận 7, TPHCM) và bà Hoàng Như Nguyệt (SN 1971) sống chung như vợ chồng từ năm 2004 đến nay. Vào khoảng 14h chiều 1.4, bà Nguyệt nói với chồng là đi ăn cơm với bạn bè. Ở nhà, chờ mãi không thấy vợ về, ông Kuan nóng ruột nên gọi điện thoại di động cho vợ, chuông vẫn reo, nhưng bà Nguyệt không nghe máy. Sau nhiều lần điện thoại cho vợ, ông Kuan càng thêm lo lắng, vì đầu dây bên kia vẫn không ai trả lời.

Thức suốt đêm mà vẫn không thấy vợ về, đến 3h sáng 2.4, điện thoại của ông Kuan đổ chuông. Vội vã nghe điện thoại, ông Kuan rụng rời tay chân khi đầu dây bên kia là giọng bà Nguyệt nói trong hơi thở nặng nhọc, xung quanh vắng lặng. Bà Nguyệt cho biết vào đêm 1.4, khi bà đi chơi với bạn của mình về gần đến nhà, thì đột nhiên bị một người từ phía sau lao đến úp khăn tẩm thuốc mê vào mặt rồi bà bất tỉnh. Khi tỉnh lại thì thấy mình đang bị trói chặt ở một nghĩa địa, mà bà không biết nghĩa địa này là ở đâu.

Bà Nguyệt cho ông Kuan biết, kẻ bắt cóc rất hung tợn, hắn tuyên bố vào 8h sáng 2.4 ông Kuan phải mang 500 triệu đồng đến một ngân hàng để chuyển tiền vào số tài khoản mà hắn sẽ thông báo sau, nếu không thực hiện theo đúng lời yêu cầu của kẻ bắt cóc, thì bà Nguyệt sẽ bị hắn chích thuốc giết chết.

Quá hoảng sợ với những lời đe dọa rùng rợn của kẻ bắt cóc, ông Kuan đã tức tốc đến trụ sở công an trình báo, nhờ giải cứu vợ mình đang bị bắt cóc và bị trói ở một nghĩa địa nào đó. Từ những lời trình báo của ông Kuan, ngay lập tức Ban chỉ huy Công an quận 7, TPHCM cử các trinh sát tinh nhuệ vào cuộc. Tuy nhiên, trước những thông tin có được, điều tra viên dày dạn kinh nghiệm đặt ngay nghi vấn, vì sao kẻ bắt cóc lại không ra mặt mà để bà Nguyệt tự điện thoại nói chuyện với chồng một cách thoải mái như vậy? Ngoài ra, một số tình tiết “lạ” khác cũng được điều tra viên nghi vấn về vụ bắt cóc bí ẩn này.

Phanh phui vụ bắt cóc giả tạo để tống tiền chồng

Sáng 2.4, ông Kuan đã làm theo hướng dẫn của bà Nguyệt và chuyển số tiền 200 triệu đồng vào tài khoản mà bà Nguyệt nói là của bọn bắt cóc. Điều càng làm cho các điều tra viên nghi vấn, bởi cứ khoảng một giờ đồng hồ, bà Nguyệt lại gọi điện thoại hối thúc chồng nộp đủ số tiền vào tài khoản, trong khi đó ông Kuan chỉ nhận được điện thoại của bà Nguyệt, chứ hoàn toàn không thấy bóng dáng, tăm hơi bọn bắt cóc đâu cả. Cuộc đấu trí kéo dài cho đến chiều 2.4, thì ông Kuan nhận được điện thoại của bà Nguyệt cho biết bà đã vay mượn của bạn bè đủ số tiền 500 triệu đồng và đã được bọn bắt cóc thả ra. Khi đó, ông Kuan bảo bà Nguyệt về nhà ngay và không nghi ngại chuyện gì cả.

Ngay chiều tối 2.4, khi bà Nguyệt vừa về đến nhà, thì cảnh sát xuất hiện và mời bà về trụ sở công an làm việc. Tại trụ sở công an, điều tra viên đã vạch mặt chân tướng bà Nguyệt, chính là kẻ đã dựng nên vở kịch bắt cóc tống tiền ông Kuan. Bởi qua xác minh, tài khoản mà ông Kuan đã chuyển 200 triệu đồng vào chính là số tài khoản của bà Nguyệt. Bên cạnh đó, ngoài nhiều lần hối thúc ông Kuan chuyển tiền, đến chiều 2.4, bà Nguyện còn gọi điện thoại đến ngân hàng hỏi xem trong tài khoản của mình có bao nhiêu tiền.

Khi biết ông Kuan vừa chuyển số tiền 200 triệu đồng vào tài khoản của mình, bà Nguyện tiếp tục gọi điện cho chồng là phải gửi đủ 500 triệu đồng, tuy nhiên đến chiều tối cùng ngày, do biết không thể “moi” thêm tiền của ông Kuan, bà Nguyệt mới dựng lên chuyện vay mượn của bạn bè đủ 500 triệu đồng nộp cho bọn bắt cóc và được thả về. Trước những câu hỏi nghiệp vụ của điều tra viên và bằng chứng rõ ràng về số tài khoản mà bà Nguyệt nói ông Kuan chuyển tiền vào, kẻ tống tiền và dựng lên vở kịch bị bắt cóc đã bị vạch trần.

Bà Nguyệt cúi đầu khai nhận, trước đây bà có một con riêng với chồng khác, từ năm 2004 về sinh sống như vợ chồng, không đăng ký kết hôn với ông Kuan. Ông Kuan làm việc trong ngành điện lạnh, còn bà Nguyệt làm tư vấn sắc đẹp. Tuy nhiên, do ăn chơi và có nhiều mối quan hệ phức tạp ngoài xã hội, bà Nguyệt lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Tuy nhiên, cứ mỗi lần xin tiền (số lượng lớn) để trả nợ, thì ông Kuan không cho, nên bà Nguyệt đã tự dựng lên vở kịch bị bắt cóc nhằm tống tiền chồng.

Bà Nguyệt khai là một mình nghĩ ra cách bị bắt cóc để tống tiền chồng, chứ không có ai khác tham gia và biết chuyện này. Theo đó, vào ngày 1.4, bà Nguyệt đi sang quận 1 và ngồi uống càphê với một số người bạn, rồi sau đó đi lòng vòng qua nhiều đường phố khác nhau và chờ cho đến 3h sáng ngày 2.4 thì bắt đầu gọi điện cho ông Kuan để thực hiện vở kịch bị bắt cóc tống tiền.

Nguồn: Phùng Bắc/Lao Động

PHẦN LỚN PHÍ VÀ LỆ PHÍ KHÔNG NỘP VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Phần lớn phí, lệ phí không nộp vào ngân sách nhà nước

Phí đường bộ đang được các đại biểu Quốc hội cho là chồng chéo. Ảnh TL SGT.

(TBKTSG Online) - Cho dù đã bãi bỏ hơn một nửa các khoản thuế, lệ phí, số lượng các nguồn thu này ở Việt Nam vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên, phần lớn phí, lệ phí thu được lại không được nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN), theo Bộ Tài chính.

Một báo cáo của Bộ Tài chính gửi Chính phủ cho biết, Bộ này và các bộ, ngành và các địa phương đã bãi bỏ trên 340 khoản phí, lệ phí ban hành không đúng quy định.

Tuy nhiên, đến nay cả nước vẫn còn khoảng gồm 301 khoản phí và lệ phí (171 khoản phí và 130 khoản lệ phí).

Số thu phí và lệ phí cho ngân sách nhà nước giảm từ 42.023 tỉ đồng (bằng 5,8% tổng thu NSNN) năm 2011, xuống 29.112 tỉ đồng (bằng 3,9% tổng thu NSNN ) năm 2012, và 31.271 tỉ đồng (bằng 3,8% tổng thu NSNN) năm 2013.

Tuy nhiên, số thu các khoản phí và lệ phí đóng vào Ngân sách Nhà nước nhỏ hơn nhiều so với số thu thực tế.

Bộ Tài chính cho biết, các cơ quan hành chính được giữ lại 60% tiền thu phí và lệ phí, và nộp 40% còn lại vào ngân sách nhà nước. Các đơn vị sự nghiệp, tỷ lệ để lại là 90%; nộp ngân sách nhà nước 10%.

Lâu nay, đã có nhiều ý kiến phê phán từ nhiều phía, đặc biệt là Quốc hội, rằng tỷ lệ thu phí và lệ phí ở Việt Nam còn cao, và trùng lắp. Tuy nhiên, Bộ Tài chính không mấy khi thừa nhận thực tế này.

Một báo cáo của IMF gần đây cho biết, tỷ lệ thu thuế phí/GDP của Việt Nam hiện cao gấp từ 1,2 đến 1,8 lần so với các nước khác trong khu vực.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng khẳng định điều này. Nghiên cứu của Ủy ban này cho biết, mức thu từ thuế và phí, không kể thu từ dầu thô, của Việt Nam lên tới 26,2% GDP mỗi năm trong giai đoạn 5 năm gần đây.

Cũng trong thời gian này, tổng thu thuế và phí/GDP của Trung Quốc chỉ là 19,6%, Campuchia là 14,8%, Thái Lan xấp xỉ 21,4%, Philippines là 15,3% và của Indonesia là 18,9%.

Nguồn: Tư Hoàng/Kinh tế Sài Gòn

MALAYSIA PHỦ NHẬN TIN CƠ PHÓ MH370 GỌI ĐIỆN TRÊN MÁY BAY

Malaysia phủ nhận tin cơ phó MH370 gọi điện trên máy bay

TTO - Ngày 13-4, chính quyền Malaysia đã phủ nhận tin cơ phó chuyến bay MH370 đã gọi điện trên máy bay trước khi chiếc Boeing 777 chở 239 người mất tích.

Sĩ quan trên một máy bay P-8A Poseidon của hải quân Mỹ quan sát mặt biển để tìm máy bay MH370 - Ảnh: Reuters

Ngày 12-4, báo New Straits Times dẫn nguồn tin giấu tên khẳng định cơ phó chuyến bay MH370 Fariq Abdul Hamid đã gọi một cú điện thoại trước khi máy bay biến mất. Cuộc điện thoại này bị ngắt quãng bất ngờ “có thể do máy bay bay cách xa đài viễn thông”.

Có tin cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah cũng gọi điện trong chuyến bay. Tuy nhiên hôm nay Bộ trưởng Giao thông Hishammuddin Hussein tuyên bố chính quyền Malaysia không hề có thông tin gì về các cuộc điện thoại này. “Nếu thông tin này là thật thì chúng tôi đã biết về nó từ lâu rồi” - ông Hussein nhấn mạnh.

Lập tức, một số chính trị gia Malaysia đã lên tiếng chỉ trích báo New Straits Times đưa thông tin không rõ nguồn gốc và đòi nhà chức trách trừng phạt tờ báo này. “Những thông tin dối trá và vô căn cứ ảnh hưởng không chỉ đến đến chiến dịch tìm kiếm mà còn cả gia đình các hành khách và nhân viên phi hành đoàn chuyến bay MH370”- tổng thư ký đảng DAP Lim Guan Eng tuyên bố.

Ông Lim khẳng định chính phủ Malaysia cần trừng phạt New Straits Times và báo này phải đăng lời xin lỗi bạn đọc ngay trên trang nhất vì “kiểu làm báo cặn bã” như vậy. Trước đó, Bộ trưởng Hussein từng tiết lộ chính quyền Kuala Lumpur đã thu thập các bài báo đăng tin không chính xác về chuyến bay MH370 để có thể kiện các tờ báo này.

Hiện tại, vẫn có 12 máy bay và 14 tàu đang lùng sục ở vùng biển rộng 57.507 km tại phía nam Ấn Độ Dương để tìm kiếm xác máy bay.

NGUYỆT PHƯƠNG