Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

DẠY BẦN NÔNG ỈA ĐÁI

Hôm nay chị vào một nhà vệ sinh, đéo phải công cộng nhưng cũng không phải riêng tư. 

Bước chân vào là một mùi thối nồng nặc, mặc dù nhìn vào trong bệ xí không thấy cứt, cũng không phải tắc cống. Có thể là thằng/con nào đó mới ỉa, và dứt khoát đó phải là đứa ăn nhiều thịt động vật tẩm hóa chất. 

Chị chả trách móc gì thằng/con này, nhưng với trách nhiệm của một công dân văn minh, chị thấy cần phải hướng dẫn các cô, lũ súc sinh quen đái bờ ỉa bụi cách ỉa đái lịch thiệp ở một nhà vệ sinh, nơi có ít nhất 2 người dùng chung. 

1. Đái: 

Đối với phụ nữ thì khá đơn giản, tụt quần dí máy vào giữa bệ xí xả hàng là xong, miễn là không để quần chạm đất. Dĩ nhiên đừng xả hàng mạnh quá, phát ra tiếng kêu xè xè rất sốt ruột. Hãy nhịp nhàng, nhịp nhàng nhả, nín, nhả, nín đến khi hết nước trong bọng đái, lấy giấy chấm nhẹ, giật nước là xong. 

Đối với con đực thì phức tạp hơn. Đầu tiên hãy lịch sự dùng tay hoặc chân nhấc nắp của bệ xí lên trước khi đái. Các cô cảm giác thế nào khi nhìn vào toilet thấy trên nắp bệ xí loang lổ mầu vàng của nước đái thằng bỏ mẹ nào đó. Dĩ nhiên là kinh tởm. Nếu không cảm nhận điều đó, các cô hãy lè lưỡi liếm hết chỗ đó, bởi chỉ có súc sinh mới vô cảm với điều này. Chó cũng vậy. 

Khi đái hãy dùng tay cầm dương vật để điều chỉnh dòng nước vào đúng bệ xí. Nhớ điều chỉnh tia nước vào bên cạnh phía trong bệ xí, đái vào chính giữa nghe tồ tồ rất thô bỉ. Các cô cầm dương vật bằng ngón cái và ngón trỏ để đảm bảo bắn mục tiêu được chính xác nha. Nếu cô nào dương vật bé thì có thể dùng hai ngón giữa, kẹp đầu như kẹp điếu thuốc cũng được, chị không khuyến khích phương pháp này bởi tính chính xác không cao. Đừng ngửa cổ huýt sáo, hay ưỡn ẹo thả người như một thằng đang phê thuốc. Điều đó khiến các cô mất tập trung và khiến nước đái bắn ra xung quanh. Rất tởm. 

Sau khi rùng mình, các cô dùng giấy toilet thấm nhẹ, thấm nhẹ các góc cạnh để chắc chắn rằng chim được vệ sinh khô ráo. Nếu không có giấy, đừng vội vàng, hãy vuốt nhẹ, vuốt nhẹ từ cuống đến ngọn cho hết hẳn nước thừa rồi hãy nhét của nợ vào quần. Các cô tuyệt đối không vẩy buồi như con chó phốc ngoe nguẩy đuôi, nước đái có thể bắn tung tóe ra xung quanh, lên mặt, vào mồm các cô vì hành vi này. 

Hãy tin chị, đi đái cũng là một cách giúp con người của các cô trở nên văn minh hơn, cao thượng hơn và đặc biệt các cô có trách nhiệm hơn với buồi, bộ phận trên cơ thể mà con đực các cô luôn coi trọng nhất. 

2. Ỉa: 

Đi ỉa hàng ngày sẽ khiến các cô khỏe mạnh, bởi phân là chất thải khá độc hại được lọc từ thức ăn và tích tụ trong ruột già, nếu không ỉa hàng ngày phân sẽ thẩm thấu vào nội tạng khiến cơ thể các cô dễ nảy sinh bệnh tật. Nhưng ỉa cũng phải biết cách, đặc biệt khi các cô không sống một mình. Chị sẽ hướng dẫn cho các cô cách ỉa văn minh. Điều tưởng như đơn giản nhưng lại không mấy người quan tâm. 

Chị biết với thói quen ỉa đồng 4000 năm lịch sử ăn sâu vào máu cộng với sở thích nhìn cứt của chính mình tuôn ra từ lỗ đít, khiến nhiều cô luôn cho cả hai chân lên bệ xí để thỏa mãn khoái cảm bệnh hoạn này. Việc này chẳng xấu, nhưng có thể khiến các cô gặp tai nạn khi trượt chân, hoặc bệ xí bị vỡ. Khi đó nhẹ thì trật khớp, nặng thì đít các cô biến thành những miếng thịt bầy nhầy do mảnh vỡ cắt vào. Đen nữa thì thủng bướm, cụt chim. Nói chung là cực kì nguy hiểm. 

Khi ỉa những cục cứt đầu tiên, các cô hãy ngửi một hơi khoan khoái rồi giật nước ngay. Điều này làm cho nhà vệ sinh không ám mùi, ảnh hưởng cho những người vào sau. Cô nào ăn nhiều ỉa bãi cứt to có thể giật nước làm nhiều lần, đừng tiếc nước. Ngửi cứt của mình có thể không cảm thấy kinh tởm nhưng theo một nghiên cứu khoa học, mùi thối có thể gây nên bệnh hô hấp, các bệnh về tai mũi họng… 

Khi ỉa xong, các cô cần lấy giấy chùi nhẹ, chùi nhẹ để bớt cứt dính vào đít. Đừng kéo quần lên vội, cho dù nghiến răng nghiến lợi thì giấy cũng không thể chùi hết phân của các cô được, chưa kể đít của các cô còn mọc đầy lông lá. Hãy dùng vòi nước xịt nhẹ, lấy ba ngón tay chà lỗ đít theo dòng nước đến khi không còn cảm giác nhầy nhụa. Đấy là lúc đít các cô sạch sẽ và thơm như em bé. Cô nào có thói quen móc đít ngửi thì không cần động tác này. Hehe. 

Giờ các cô có thể lấy giấy hoặc khăn thấm nước. Giật xả một cú chót cho sạch sẽ hẳn rồi bước ra, lúc đó các cô có thể mời người tình của mình vào ngay toilet mà không có bất cứ cảm giác tội lỗi nào. 

Ỉa xong nhớ rửa tay xà phòng và đừng hút thuốc trong toilet nha các cô. 

Ỉa đái là tứ khoái của loài người, nên nó cũng không hề đơn giản. Rất tiếc nó không được dạy dỗ như cách ăn uống hay làm tình. Chị tin, sau khi đọc lời giáo huấn này của chị, các cô có thể ngay lập tức bắt đầu một cuộc sống mới, văn minh hơn, lịch thiệp hơn. 

Lũ súc sinh, không tin chị thì tin ai. Hehe.

PHIẾM VỀ CẦU LONG BIÊN

@Mượt

Việc bảo tồn cây cầu Long Biên như một chứng tích lịch sử là điều không thể bàn cãi. Không thể viện cớ thiếu kinh phí đền bù giải tỏa xây cầu mới mà phá bỏ đi cây cầu này. Cầu mới có thể xây sau chứ cầu cũ không thể dựng lại. 

Thậm chí xuống cấp đến độ không còn giá trị sử dụng như một cây cầu thì nó vẫn còn vô vàn những công năng khác. Đơn giản, cầu Long Biên đã trở thành một biểu tượng của Hà Nội. Đó là lịch sử, ai có thể viết lại được lịch sử đây? 

Tại Florence, Italia có cây cầu Ponte Vecchio được xây bằng đá từ thời La Mã. Cầu không có xe cộ chạy qua lại, chỉ có hai dãy nhà vắt ngang qua sông Arno. Cầu bây giờ được sử dụng như là một phố mua sắm đi bộ và ngắm cảnh. Nó trở thành một phần của thành phố, người ta quan niệm, nếu chưa đến cây cầu này thì coi như chưa đến Florence, Italia. 

Tuy nhiên, cái cách mà những người bảo vệ cây cầu Long Biên lên tiếng hầu như là chưa xứng với tầm vóc và những giá trị lịch sử của nó. Cách gắn cây cầu với những sự kiện chính trị, với những cuộc chiến đẫm máu khiến nó mất đi giá trị trong mắt người dân. Đó đơn thuần là chính trị. 

Cây cầu trăm năm qua đã chứng kiến những cuộc mưu sinh của triệu mảnh đời khốn khổ, những kỉ niệm cá nhân của nhiều thế hệ người Hà Nội vun đắp thành những giá trị không gì thay thế được. Thể chế có thể thay đổi, chính trị có thể xoay vần nhưng Cầu Long Biên là vĩnh cửu vì nó đã là một phần máu thịt và kí ức của nhân dân. Và chỉ có nhân dân mới đủ sức để bảo tồn nó cho các thế hệ mai sau. 

Cầu không chỉ là cầu. Cầu còn là lòng dân. 

Đó là lĩ lẽ vững chắc nhất để bảo vệ cây cầu này trước những kẻ đốt đền vô thần, vô đạo, ngu si, dốt nát và tham lam. 

Chị Mượt và những thế hệ cha ông có nhiều kỉ niệm với cây cầu này nên nói chỉ có đúng, cấm cãi.

TRUNG QUỐC BẮT ĐẦU GIỞ GIỌNG "CÙNG KHAI THÁC" Ở BIỂN ĐÔNG

Quan chức Trung Quốc giở giọng "cùng khai thác" dầu khí ở Biển Đông

Việt Dũng

(GDVN) - Luật pháp của Trung Quốc không thể điều chỉnh hoạt động ở vùng biển, vùng trời, vùng đất không thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 8 tháng 8 đăng bài viết nhan đề "Bành Nguyên Chính: Biển Đông là trọng điểm khai khác dầu khí mới của ta (Trung Quốc)" xuyên tạc về chủ quyền Biển Đông, phản ánh lòng tham cả chủ quyền và tài nguyên cũng như thủ đoạn thâm độc của Trung Quốc. Tác giả Bành Nguyên Chính là phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp dầu khí Trung Quốc.

Bài viết thể hiện tâm trạng của Trung Quốc: Thấy Việt Nam và các nước khai thác dầu khí nhiều, nên nhìn chòng chọc như hổ đói.

Bài viết cho biết: “Hiện nay Trung Quốc đã hoàn thành lựa chọn địa chỉ xây dựng (trái phép) hải đăng ở 5 đảo, đá ngầm vùng biển Tây Sa”. Theo luận điệu của bài viết: “Ở Biển Đông, cạnh tranh dầu khí những năm gần đây ngày càng gay gắt, làm thể nào để bảo vệ quyền thăm dò dầu khí vùng biển Trung Quốc trở thành vấn đề quan trọng không thể tránh khỏi”.

Tác giả bài báo đố kị, xuyên tạc, lừa đảo, cố đấm ăn xôi, đòi vơ chủ quyền, tài nguyên của nước khác thành của mình, cho rằng: "Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, các nước như Việt Nam, Philippines lợi dụng sự can thiệp của lực lượng bên ngoài như Mỹ, hợp tác với công ty dầu khí nước ngoài, cướp đoạt khai thác tài nguyên dầu khí Biển Đông”.

Ông này nhận xằng cho rằng: “Đến nay, vùng biển quản lý của Trung Quốc đã có hơn 1.000 giếng dầu khí của các nước xung quanh, mỗi năm Trung Quốc bị cướp trên 50 triệu tấn dầu, tương đương mỗi năm mất đi 1 mỏ dầu Đại Khánh trong thời kỳ đỉnh cao, mất đi sản lượng dầu khí trong nước 1 năm của Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC)".

Tiếp tục luận điệu "ăn cướp" đó, Bành Nguyên Chính đổi trắng thay đen, xuyên tạc rằng: "Năm 2002, Trung Quốc và các nước ASEAN ký kết Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC), các bên cam kết, trước khi giải quyết tranh chấp, không có các hành động mở rộng tranh chấp. Nhưng, một số nước không những không tuân thủ cam kết, trái lại được voi đòi tiên".

"Trung Quốc lại bị kiềm chế, một số hoạt động thăm dò bình thường liên tục bị các nước xung quanh quấy rối, cản trở, khai thác các dự án có liên quan vì vậy luôn bị gác lại. Hợp đồng khai thác Vạn An Bắc-21 (bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam) được ký kết giữa CNOOC Trung Quốc và công ty Crestone Mỹ vào năm 1992 đã gác lại hơn 20 năm, đến nay vẫn chưa thực hiện".

"Nhìn vào sự phát triển của công nghiệp dầu khí thế giới, từ đất liền đến biển, từ biển nông đến biển sâu là xu thế tất yếu. Mức độ thăm dò, khai thác dầu khí ở đất liền, duyên hải và biển nông của Trung Quốc tương đối cao, khả năng phát hiện mỏ dầu khí cỡ lớn ngày càng thấp, tiềm năng tăng trưởng sản lượng có hạn”.

“Trong khi đó, tốc độ tăng nhu cầu trong nước (Trung Quốc) luôn khá cao, khiến cho mức độ lệ thuộc vào dầu khí nước ngoài của Trung Quốc không ngừng tăng lên. Lo trước tính sau, Trung Quốc cần phải nhanh chóng tìm kiếm khu vực dự trữ và sản xuất thay thế mới. Phía giữa và nam Biển Đông là khu vực có dầu khí phong phú, cần trở thành khu vực trọng điểm của chiến lược dầu khí thời kỳ mới của Trung Quốc".

"Trung Quốc cần nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến biển của Trung Quốc, thống nhất và tối ưu hóa lực lượng chấp pháp trên biển, đồng thời tập trung xây dựng, thực hiện chiến lược phát triển biển, thúc đẩy toàn diện khai thác tài nguyên dầu khí và bảo vệ quyền thăm dò biển của Trung Quốc ở Biển Đông - đây là một lĩnh vực trọng điểm".

"Tháng 5 năm 2014, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 bắt đầu hoạt động ở vùng biển đảo Tri Tôn, quần đảo Tây Sa, Trung Quốc lần đầu tiên đến Biển Đông tiến hành thăm dò dầu khí; đến tháng 7, giàn khoan hoàn thành nhiệm vụ và di chuyển”.

“Sự kiện lần này thể hiện: Trung Quốc đến Tây Sa thăm dò với tư thế mạnh mẽ, không thể dị nghị, bởi vì chủ quyền thuộc về ta (Trung Quốc); lấy tư thế thắng lợi rời khỏi khu vực hoạt động cũng hợp tình hợp lý, địa bàn của mình - đến cũng chính đại, đi cũng quang minh. Đến cũng có tính toán, đi cũng có cân nhắc, người khác không có quyền khoa tay múa chân, nói ra nói vào".

"Tập đoàn dầu khí Trung Quốc (CNPC) và CNOOC khoan thành công ở Hoàng Sa (đây là hành dộng trái phép của Bắc Kinh-PV), cho thấy các công ty dầu khí của Trung Quốc có khả năng tiến hanh thăm dò, khai thác nước sâu độc lập, điều kiện phá vỡ bế tắc khu vực tranh chấp đã có”. 

“Nhà nước (Trung Quốc) cần hỗ trợ trên các phương diện chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, như đưa ra chính sách ưu đãi khai thác Biển Đông trên các phương diện như vốn đăng ký, thu thuế, thuế quan và tài chính, thiết lập quỹ khai thác rủi ro Biển Đông có tính chất quỹ giá trị chủ quyền, đưa ra chính sách phát triển ngành nghề hỗ trợ cần thiết, để cho khai thác Biển Đông nhanh chóng tiến triển, tạo được quy mô".

"Quả thật, với tiền tề 'chủ quyền của ta', Trung Quốc chủ động khai thác và tự chủ khai thác hoàn toàn không bài xích hợp tác khai thác hoặc cùng khai thác với các nước khác. Đặc biệt là khu vực giàu dầu khí ở phía giữa và nam Biển Đông, chỉ có hợp tác mới có thể ép đối thủ đến trước bàn đàm phán, cuối cùng thực hiện cùng khai thác” – thủ đoạn đang làm hiện nay của Trung Quốc.

“Đối với những khu vực có tranh chấp lớn (thực tế là TQ cố tình tạp ra tranh chấp để đòi hỏi lợi ích vô lý), độ nhạy cảm cao, có thể có ý thức liên kết với các công ty dầu khí nước ngoài hợp tác khai thác. Điều này thực hiện chắc chắn không dễ dàng, nhưng Trung Quốc cần phải có tư thế này. Trong tình hình điều kiện cho phép, còn có thể lấy thăm dò, khai thác dầu khí làm điểm xuất phát, thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp dầu khí Đài Loan, qua đó mở ra lĩnh vực mới hợp tác hai bờ".

Trên đây là nội dung toàn bộ bài viết của báo Trung Quốc. Nhìn vào bài viết có một số điểm gây chú ý là:

Thứ nhất, “Tây Sa” mà bài báo nhắc đến chính là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. “Vạn An Bắc-21” là bãi Tư Chính của Việt Nam. Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974… Theo luật pháp quốc tế, hành động này không đem lại chủ quyền cho Trung Quốc. Trung Quốc lựa chọn địa chỉ xây dựng hải đăng ở Hoàng Sa là một hoạt động phi pháp. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã đưa ra tuyên bố trong ngày 7 tháng 8 năm 2014.

Thứ hai, bài báo cho rằng Biển Đông là trọng điểm khai thác dầu khí mới của Trung Quốc và coi một số khu vực như phía giữa và nam Biển Đông có nhiều dầu khí, nên cần khai thác.

Thực chất, đó là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được Công ước Liên hợp quốc về luật biển công nhận. Trung Quốc là nước ngoài, không có quyền thăm dò, khai thác, không thể viện cớ chủ trương “đường lưỡi bò” phi pháp để có các tuyên bố và hành vi ngông cuồng, hung hăng, vô đạo, ăn cướp.

Thứ ba, bài báo thể hiện lòng tham vô độ, dường như đang tạo ra một bức tranh – trông Trung Quốc như một con “hổ đói”, nhìn thấy của cải, tài nguyên của nước khác thì muốn cướp đoạt. Hành động cướp đoạt không phù hợp, không được phép và sẽ bị kiểm soát, trấn áp trong thời đại văn minh hiện nay.

Thứ tư, bài báo nói rằng, các nước xung quanh Biển Đông không tuân thủ DOC, tích cực khai thác dầu khí. Luận điệu này bị bác bỏ hoàn toàn, bởi vì, các nước trong đó có Việt Nam thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, đúng luật.

Không như Trung Quốc vừa ăn cướp vừa la làng, cho giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam đã là hành động phi pháp, nhưng lại lu loa với thiên hạ với đủ trò dơ bẩn, muốn biến vùng biển chủ quyền của Việt Nam và các nước thành vùng biển tranh chấp để dễ bề thao túng, ăn cướp.

Trên thực tế, Trung Quốc đã liên tiếp vi phạm DOC với việc xâm phạm chủ quyền của các nước xung quanh Biển Đông, điển hình là xâm chiếm bãi cạn Scarborough từ tay Philippines hay hạ đặt phi pháp giàn khoan 981 vừa qua.

Thứ năm, bài viết đề xuất với chính quyền Bắc Kinh rằng, phải xây dựng lực lượng chấp pháp và luật pháp cho tốt, thực thi chiến lược biển, bảo vệ thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Điều này không có gì bàn cãi khi Trung Quốc khai thác dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa phía nam Trung Quốc và đã được phân định với Việt Nam, chứ không phải dùng lực lượng chấp pháp để hung hăng khủng bố tàu thuyền Việt Nam ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam như thời gian qua.

Luật pháp của Trung Quốc không thể điều chỉnh hoạt động ở vùng biển, vùng trời, vùng đất không thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Thứ sáu, bài viết coi việc đưa vào, đưa ra giàn khoan 981 ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam như vừa qua là ở “tư thế thắng lợi” là nhầm. Hoạt động phi pháp này chưa được ai công nhận, mà chỉ bị quốc tế phản đối, bị Việt Nam đấu tranh kiên quyết, bị Mỹ cho là khiêu khích và yêu cầu Trung Quốc rút vô điều kiện, chấp hành luật pháp quốc tế.

Nếu thuộc chủ quyền của Trung Quốc, thì Trung Quốc không bao giờ hành động nhẹ nhàng như vậy. Ví dụ, nếu tàu thuyền Việt Nam đến vùng biển chủ quyền thuộc duyên hải Trung Quốc để “chấp pháp” thì chắc chắn sẽ không có lối về. Rõ ràng, Trung Quốc hết sức đuối lý, vô đạo, phải chùn tay trước hành động kiên quyết của Việt Nam.

Thứ bảy, bài viết để lộ thủ đoạn dùng các chiêu bài để ép Việt Nam và các nước "hợp tác khai thác, cùng khai thác" với Trung Quốc trong khi vẫn đòi “chủ quyền thuộc về Trung Quốc”.

Trung Quốc chắc chắn sẽ không thể thành công với thủ đoạn không tốt đẹp này. Chủ quyền được xác định rất rõ, công khai, minh bạch theo quy định của luật pháp quốc tế. Kẻ nào có hành vi ám muội, đen tối thì mới từ chối luật pháp mà thôi. Trung Quốc nên tham gia vụ kiện của Philippines thì sẽ văn minh hơn.

XUNG QUANH THÔNG TƯ 28 CỦA BỘ CÔNG AN

Xung quanh Thông tư 28 của Bộ Công An

Luật sư, ths. Trịnh Minh Tân

Quanh đề tài Thông tư 28/2014/TT-BCA, từ ngày 01/8, một số PV gọi điện, gửi câu hỏi phỏng vấn. Mình trả lời. Theo dõi báo gần 10 ngày không thầy đăng ý kiến của mình, lại thấy đăng nhiều ý kiến của các vị đương kim hoặc nguyên là ông này bà nọ. Nhưng nhiều vị trả lời chỉ bằng cái tâm mà không phải bằng cái tầm hiểu biết về lĩnh vực tố tụng hình sự.

Cũng dễ hiểu, vì đó không phải là chuyên môn của họ. Việt Nam mình nó thế. Ý kiến chuyên gia ít được chú ý. Họ chỉ chú ý đến ý kiến của người có chức hoặc nguyên có chức. Câu trả lời của mình có báo gọt đầu gọi đuôi đăng được khoảng 100 từ, chưa bằng 1/10 câu trả lời của mình. Báo giấy không đăng thì mình gởi báo dân đăng ý của mình vậy. Dựa vào ý câu hỏi của mấy bác PV báo giấy, mình soạn câu hỏi và tự trả lời:

1) Hỏi: Trong thông tư nhắc đến việc cấm bức cung, nhục hình mọi hình thức. Nhục hình, bức cung là hai tội danh đã được quy định tại Điều 298 và 299 Bộ luật hình sự nhưng thực tế vẫn còn nhiều vụ bức cung, nhục hình gây bức xúc dự luận. Theo ông, làm sao hạn chế mức thấp nhất việc này?

Trả lời:
Căn cứ các quy định của luật hiện hành thì chỉ có thực hiện tốt chế định kiểm sát điều tra mới hạn chế được bức cung, nhục hình. Có điều là các kiểm sát viên có làm tốt và thường xuyên chức năng này hay không thôi. Ngoài ra luật sư – người bào chữa khi tham gia tố tụng trong vụ án hình sự nếu được thực thi đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo luật định cũng là một kênh giám sát hữu hiệu. Chắc chắn là khi có mặt luật sư trong buổi hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị tạm giữ thì sẽ không thể xảy ra bức cung, nhục hình. Luật chỉ quy định bắt buộc phải có người bào chữa từ giai đoạn điều tra đối với các tội danh có khung hình phạt cao nhất là tử hình và đối với người chưa thành niên phạm tội. Đối với những tội danh không bắt buộc phải có người bào chữa thì chỉ có một cơ chế giám sát duy nhất là hoạt động kiểm sát điều tra của kiểm sát viên. Tuy nhiên hoạt động này chưa được thường xuyên và cũng chưa thể khẳng định là cơ chế này hoàn toàn loại bỏ được việc bức cung, mớm cung, nhục hình.

Do đó khi sửa đổi, bổ sung bộ luật TTHS cũng cần phải chú ý đến việc bắt buộc phải có luật sư tham gia không chỉ đối với bị can bị khởi tố về tội danh có khung hình phạt cao nhất và đối với bị can là người chưa thành niên phạm tội, mà cần phải mở rộng ra các tội danh có khung hình phạt tù có thời hạn. Luật không quy định luật sư tham gia tố tụng giám sát các hoạt động của ĐTV, nhưng sự có mặt của luật sư khi ĐTV lấy lời khai, hỏi cung bị can tự nó đã là một cơ chế hữu hiệu không để xảy ra việc bức cung, nhục hình. Bởi lẽ hoạt động nghề nghiệp của luật sư như Điều 3 Luật luật sư quy định là “góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơquan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền …, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.” Việc tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư thực hiện quyền và nghĩa vụ của luật sư khi hành nghề, không được cản trở hoạt động hành nghề của luật sư là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng như đã quy định tại Điều 27 Luật luật sư.

Những quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong Bộ luật TTHS là những đảm bảo để hạn chế đến mức thấp nhất việc bức cung, nhục hình. Cụ thể là người bào chữa có quyền “đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch …” nếu những người này vi phạm pháp luật TTHS, và người bào chữa có nghĩa vụ “sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo”

2) Hỏi: Điều 38 Thông tư 28/2014/TT-BCA quy định là khi luật sư có kiến nghị không có căn cứ hoặc có hành vi trái pháp luật khác…thì điều tra viên lập biên bản sự việc, ghi âm…. Có nhiều ý kiến lo ngại điều này dẫn đến quyền hành nghề của luật sư bị ảnh hưởng và tùy tiện của điều tra viên. Vì như thế nào là kiến nghị không có căn cứ vì rất nhiều trường hợp lúc đầu kiến nghị của luật sư bị cơ quan tố tụng bác bỏ nhưng qua các phiên tòa thì kiến nghị của luật sư đúng. Như thế nào là vi phạm pháp luật khác?ông bình luận gì về quy định này?

Trả lời:
Tôi cũng đã nhận được nhiều cuộc điện thoại của các đồng nghiệp trao đổi, chia sẻ về vấn đề này. Hầu hết đều bức xúc với quy định trong Điều 38 Thông tư 28/2014/TT-BCA. Cần phải xác định việc người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý trong vụ án hình sự là các chủ thể tham gia tố tụng với các quyền và nghĩa vụ đã được pháp luật quy định chứ không phải là đối tượng điều tra của điều tra viên. Những quyền và nghĩa vụ đó đã được quy định rất cụ thể tại Điều 58 và 59 BL Tố tụng hình sự rồi.

Quy định “kiến nghị không có căn cứ hoặc có hành vi trái pháp luật khác” rất mơ hồ, rất dễ để cho điều tra viên có những hành động tùy nghi dẫn đến tùy tiện gây cản trở hoạt động tác nghiệp của luật sư. Luật sư hành nghề theo quy định của pháp luật, tuân thủ quy tắc đạo đức nghề luật sư. Nếu luật sư nào khi tác nghiệp mà vi phạm pháp luật, có hành vi phạm tội thì họ bị xử lý theo quy định của pháp luật là đương nhiên và việc xử lý cũng phải tuân theo pháp luật chứ không phải như cách mà điều 38 TT 28/2014/TT-BCA quy định.

3) Có ý kiến cho rằng thông tư này điều chỉnh nhiều đối tượng thì phải là thông tư liên ngành chứ không phải thông tư của ngành công an. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Trả lời:
Đúng như vậy. Không thể quy định trong thông tư đơn ngành, mà phải là thông tư liên ngành (hay còn gọi là TT liên tịch). Nếu có các chủ thể tham gia tố tụng là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý thì bắt buộc phải có sự tham gia của Bộ tư pháp trong thông tư liên tịch đó, đồng thời cũng phải tham khảo ý kiến của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Ngoài các lỗi về nội dung, nếu tôi không nhầm thì hình như có một lỗi cập nhật trong thông tư. Khoản 3 Điều 37 Thông tư 28/2014/TT-BCA vẫn đưa Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/12/2007 vào áp dụng. Nhưng Thông tư này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC, có hiệu lực từ ngày 21/08/2013. Có thể người soạn thảo Thông tư đã không updates các văn bản quy phạm pháp luật liên quan!?

Vì những vấn đề còn tồn tại nêu trên nên Cơ quan ban hành Thông tư cần phải sửa đổi, hủy bỏ, bổ sung một số nội dung không phù hợp trước khi Thông tư có hiệu lực vào ngày 25/8/2014

NHÀ THƠ, ĐẠO DIỄN ĐIỆN ẢNH ĐỖ MINH TUẤN RÚT KHỎI "VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM"

Khoai@


Đã có tới 6 người xin rút khỏi cái hội được gọi là "Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam", trong đó có nhà thơ, đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn. Dự là con số này vẫn không dừng lại.

Mỗi người có nhiều lý do khác nhau để rút khỏi cái danh sách của "Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam", song một trong những lý do phổ biến là họ đều tưởng rằng "Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam" là một tổ chức dân sự lành mạnh, có ích cho xã hội và hợp pháp trong bối cảnh nước ta đang ngày càng hội nhập vào thế giới nên đã gửi thư xin tham gia. 

Tuy nhiên, họ đã không ngờ được rằng, đây là một tổ chức được thành lập bất hợp pháp, và đáng sợ hơn đó là một tổ chức chính trị đối lập trá hình dưới mác dán là một hội dân sự của nhà báo. 

Đọc thêm:

Việc tham gia tổ chức này làm cho họ bị mất danh dự, uy tín và ảnh hưởng không tốt tới các mối quan hệ khác. Trên hết, họ hiểu rằng, đây là một hoạt động vi phạm pháp luật hiện hành, vì thế, họ đã lần lượt "xin rút".

Điều gì sẽ đến với họ nếu tham gia một tổ chức chính trị đối lập và được thành lập bất hợp pháp?

Thật may mắn cho những người này, trong đó có nhà thơ, đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn.

Xin chúc mừng ông Đỗ Minh Tuấn!

Sau đây là lá thư của nhà thơ, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn:

THƯ ĐỖ MINH TUẤN XIN RÚT KHỎI VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP

Hà Nội, ngày 4-8-2014

Kính gửi: Nhà văn Nguyên Ngọc cùng toàn thể các anh các chị tham gia Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập!

Khi biết tin về việc thành lập Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập, tôi nghĩ đây là một hoạt động dân sự lành mạnh, có ích cho xã hội và hợp pháp trong bối cảnh nước ta đang ngày càng hội nhập vào thế giới nên đã gửi thư xin tham gia và đã được các anh chị chấp nhận. Tôi hiểu rằng, Văn đoàn độc lập chưa được cấp phép hoạt động nên việc ghi danh vào Ban Vận động chỉ là để xúc tiến việc thành lập với các thủ tục pháp lý do pháp luật quy định, cho nên, việc ghi tên trong danh sách Ban Vận động thành lập Văn đoàn không có nghĩa mình đã nghiễm nhiên trở thành hội viên chính thức của Văn đoàn độc lập.

Tuy nhiên, thật không ngờ, sau khi ghi tên vào danh sách Ban Vận động, tôi đã nhận được rất nhiều phản ứng tiêu cực từ các tổ chức, cơ quan, gia đình và bè bạn như thể tôi đang tham gia vào một tổ chức phản động, đối lập thậm chí còn nguy hiểm hơn cả Nhân Văn Giai Phẩm ngày xưa. Gia đình lo lắng, bạn bè bị tổn thương, các đối tác không tiếp tục hợp đồng… khiến tôi chưa tham gia được việc gì với Văn đoàn mà cuộc sống đã gặp nhiều đe doạ, cuộc sống gia đình đã chịu nhiều ảnh hưởng.

Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ tham gia tổ chức chính trị nào kể cả Đảng CSVN, nay gặp những đe doạ quyết liệt mang tính chất sống còn giành cho những người tham gia tổ chức chính trị đối kháng như vậy, tôi rất bất ngờ, hoang mang và lo lắng, không biết nên xử lý ra sao.

Tôi nghĩ rằng việc ghi tên vào danh sách Ban vận động cũng chỉ là một cách tỏ thái độ ủng hộ việc này, chứ tôi chưa hề có một đóng góp cụ thể nào cho công việc của Ban vận động. Không làm được gì cho Văn đoàn mà lại làm cho những người thân bạn bè và xã hội lo lắng, hồ nghi và xa lánh. Mặt khác, cũng đã có nhiều anh chị em tâm huyết và có vai trò tích cực hơn tôi đã xin rút tên do nhiều lý do khác nhau.

Do vậy, sau một thời gian suy nghĩ, cân nhắc, tôi viết thư này xin được rút tên khỏi danh sách Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập với ý nguyện rằng khi Văn đoàn được chính thức cấp phép thành lập với các tiêu chí rõ ràng và các tiêu chuẩn hội viên cụ thể tôi sẽ nộp đơn xin được tham gia với tư cách là Hội viên của Văn đoàn.

Chúc sức khoẻ các anh chị và chúc cho Văn đoàn độc lập sớm được thành lập chính thức để đi vào hoạt động.

Thân mến,
Đỗ Minh Tuấn

NGƯỜI XIN LỖI ĐÁNG RA PHẢI LÀ ÔNG THỰC!

Khoai@:


Một bài viết đúng mực và rất hay của Baron Trịnh. 

Tôi cũng đồng ý với cách nhìn nhận vấn đề với tác giả bài viết. Bài toán "của ông Thực" dứt khoát không thể đưa vào phần cứng của sách giáo khoa được.

Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Người xin lỗi đáng ra phải là ông Thực!

Trên báo mạng Một thế giới đăng bài của ông nhạc sĩ Tuấn Khanh với tựa để: "Bài toán con cừu và ông thuyền trưởng - Lời xin lỗi dù muộn màng".

Vụ việc này xảy ra đã hơn tháng, tưởng chìm vào quá khứ lại được ông nhạc sĩ này lôi lên. Nếu mà lôi lên đúng thì không sao, đằng này lại sến xẩm cải lương xin lỗi xin leo ông giáo Thực, người đưa bài toán này vào sách giáo khoa lớp 2. Đành phải nói mấy câu vậy:

- Thứ nhất: Người xin lỗi đáng ra phải là ông Thực. Bởi vì: (1) ông Thực lấy bài toán (nguyên bản) của Pháp mà không ghi nguồn, có thể coi là đạo văn. (2) ông Thực ngụy biện trong lý do đưa bài toán này vào SGK với đáp án "Bài toán sai nên không giải được". (3) một bài toán dạng test tư duy cho học sinh tiểu học bị ông Thực đưa cứng vào chương trình sách giáo khoa.

Vì thế, đáng lẽ ông này phải xin lỗi các phụ huynh, các giáo viên tiểu học lẫn nền giáo dục An-nam vì đưa những thông tin ông chằng bà chuộc một cách phi lô-gic vào SGK.

- Thứ 2: An-nam rất quái lạ đến quái dị. Mấy ông nhà thơ thì đi phản biện kỹ thuật của bô-xít, mấy ông nhà văn thì đi phản biện kỹ thuật đường sắt cao tốc, còn mấy ông GS.TS ngành kỹ thuật công nghệ thì đi làm thơ, viết nhạc. Giờ đến ông nhạc sĩ lìu tìu đi bình luận về giáo dục. Nếu nói chung chung mà đúng thì đáng hoan nghênh, đàng này sai cũng thích bi-bô mới nẫu.
Đúng là thời đại nhí nhố đảo điên. Mọi giá trị đảo lộn lên hết cả.

- Thứ 3: Chả hiểu báo chí hồi này đói bài đói tin hay vì báo mạng không giới hạn dung lượng nên cái gì cũng đăng mà chả có chọn lọc gì cả. Nhiều lúc đọc cực ức chế. Chẳng hạn Một thế giới vừa đăng bài rất hay của nhà văn Nguyễn Quang Thân lại đăng tiếp một bài rất nhảm của nhạc sĩ Tuấn Khanh. Đến là chịu.

Bài của của tôi về vụ việc này đã biên ở đây: "Đầu cừu, đuôi thuyền trưởng" nên không biên lại nữa. Quý bạn đọc quan tâm vui lòng đọc lại.

© 2014 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.
Bài đọc tại đây

ĐỒNG VĂN - HÀ GIANG: ĐẸP MÊ MẨN

Vẻ đẹp làm mê mẩn lòng người của Đồng Văn - Hà Giang


Mình lái xe từ Hà Nội lên Hà Giang từ sáng sớm, khoảng 300km, đến trưa tới Hà Giang. Nghỉ trưa ở Hà Giang rồi đi tiếp lên Đồng Văn khoảng 150km nữa. Quãng đường HN - HG hầu như ko có gì đặc biệt nhưng từ HG lên ĐV thì quả thật là một cuộc phiêu lưu, tận hưởng cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời. Đường lên Đồng Văn có những đoạn cua liên tục và phải hết sức cẩn thận, tuy nhiên xe con có thể đi tốt, thậm chí leo lên cả Cột cờ Lũng Cú. Các bạn đi phượt bằng xe máy thì vô tư. 

Những điểm thăm ko thể bỏ qua là: núi đôi Quản Bạ, Cột cờ Lũng Cú, Mã Pì Lèng.. Mọi người nên đến Đồng Văn vào Chủ Nhật để còn tham gia chợ phiên, rất thú vị. Ăn nghỉ ở đây rất sẵn, giá bình dân nên không phải quá lo. Một chuyến đi nên khoảng 4 - 5 ngày, thậm chí hơn. Ngoài các điểm thăm quan nổi tiếng thì nên vào thăm các bản dọc đường lên ĐV để hiểu thêm về cuộc sống của người dân ở đây. Tháng 10 tới sẽ là mùa hoa Tam Giác Mạch và mình chắc chắn sẽ trở lại nơi này..

Núi đôi Quản Bạ


Con đường hạnh phúc

Mã Pì Lèng nhìn xuống sông Nho Quế xanh

Đường về - Một góc nhìn từ cột cờ Lũng Cú xuống

Việc đồng áng

Chiều biên giới

Nhà cán bộ xã.

Trông em
Góc chợ phiên
Bánh cuốn nóng
Đợi bố
Hạnh phúc đôi khi chỉ giản đơn là thế

Chia sẻ từ bạn Cao Anh Tuan