Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Thi công chức Bộ Công thương: TẠI SAO LÚNG TÚNG TRONG XỬ LÝ?

Ong Bắp Cày


Một câu hỏi lớn đặt ra: Giả sử báo chí không lên tiếng phanh phui tiêu cực vụ thi công chức ở Bộ Công thương thì liệu sự việc có được lôi ra ánh sáng, liệu có ai bị kỷ luật?

Hỏi là để thấy vai trò quan trọng của Báo chí đối với việc đấu tranh chống tiêu cực, gian lận trong thi cử.

Sáng nay, báo điện tử của VTC News đã đưa bài "Thi công chức Bộ Công thương: Huỷ kết quả, kỷ luật lãnh đạo". Với kết quả đó, nhiều người vui mừng. Thế nhưng, theo thiển ý của cá nhân, tôi thấy xử lý như thế là chậm, rất chậm và có phần lúng túng.

Cuộc thi tuyển công chức vào Bộ Công thương được tổ chức vào tháng 10/2013, thu hút 299 thí sinh nhưng chỉ tiêu chỉ tuyển 10 người. Sau khi công bố kết quả đã có nhiều đơn thư khiếu nại đã được gửi đến tố giác: cuộc thi lộ đề, thí sinh biết trước và cả 10 thí sinh trúng tuyển này đều được cho là con cháu của người trong Cục. 

Sơ qua như thế cũng đủ thấy cuộc thi có tiêu cực và lẽ ra cần có hình thức xử lý ngay. Nhưng không, phải đến khi báo chí lên tiếng, thì thanh tra mới được tiến hành. Rõ ràng, trong trường hợp này, Hội đồng thi đã sai và cả cơ quan thanh tra cũng đã không hoàn thành trách nhiệm của mình.

Một việc như thế mà cũng phải cậy đến ông Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng họp bàn cùng Ban cán sự Đảng Bộ Công thương mới xong. Sự việc này cho thấy hiệu lực quản lý nhà nước, và rào cản hành chính của Bộ này đang là những vấn đề cần xem xét nghiêm túc.

Thực tế việc làm sáng tỏ tiêu cực tại kỳ thi này rất dễ dàng. Chỉ cần Hội đồng tuyển sinh phối hợp với Thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo là sáng tối sẽ phân minh. 

Rất tiếc, Bộ Công thương đã không làm thế, và sự lúng túng đã bộc lộ khi họ không biết phải làm như thế nào, cho đến khi được Bộ công an giúp đỡ. Và vì thế tuần vừa rồi Bộ Công thương mới tổ chức họp kiểm điểm về những sai phạm này. Theo đó, ông Nguyễn Đăng Khoa, Trưởng phòng Pháp chế và ông Nguyễn Đức Lê, Phó phòng, phải chịu trách nhiệm về việc làm lộ đề thi. Trong số 10 thí sinh trúng tuyển, căn cứ theo kết luận của Bộ Công An, chỉ có 3 thí sinh có gian lận, hưởng lợi nhờ biết trước đề.

Thế nhưng cái xảy nảy cái ung, việc kỷ luật 2 cán bộ và loại 3 thì sinh gian lận là đương nhiên. Nhưng hệ lụy của nó thì vẫn còn dai dẳng.

Dư luận đòi hỏi làm rõ  hai vấn đề:

- Hai người chịu trách nhiệm chính là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng thi là những phải người chịu trách nhiệm cao nhất sao không bị xử lý? 

Người thứ nhất là ông Trương Quang Hoài Nam, chủ tịch Hội đồng thi, nguyên là Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, hiện là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ. 

Người thứ hai là ông Trịnh Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hội đồng thi và hiện là Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường.

- Một kỳ thì quan trọng, đề thi đã bị lộ thì liệu kết quả của nó còn có giá trị? Nếu kết quả kỳ thi không còn giá trị thì 7 thì sinh không hề gian lận nhưng vẫn trúng tuyển kia xử lý như thế nào?

Người viết entry này cho rằng, căn cứ vào Luật Cán bộ và Công chức; căn cứ vào Luật Hình sự thì không khó để tìm ra hình thức kỷ luật với những cán bộ này. Thậm chí có thể xử lý hình sự về tội làm lộ bí mật Nhà nước. Vấn đề là có dám làm cho nghiêm hay không mà thôi!

RẬN VÀ SEX

Cuteo@


Tên gốc của bài là "Bó tay chấm com", Tre làng đặt lại là Rận và Sex.

Gần đây, trong cộng đồng rận chủ rộ lên phong cách sống đáng ngại, nhiều người dự rằng đó là hệ lụy của lối sống thoáng phương Tây mà các “nhà rận chủ” đã “văn minh” hơn người thường khi đi trước, đón đầu để hấp thụ nó. Phải chăng chuẩn mực đạo đức theo thuần phong mỹ tục người Việt đang “được” các rận chủ “đấu tranh” để xóa nhòa? Tỉ dụ như các vụ sau, bạn đọc thử đoán xem đó là ai nhé:

1. Một người đàn bà luống tuổi, đã làm bà ngoại rồi, nhưng khi tham gia với cộng đồng rận chủ lại có thể “ngủ” với bất cứ nam rận chủ nào, thậm chí cả với những đứa chỉ đáng tuổi con mình. Gần đây đám trẻ trâu này thất kinh khi hay tin thị đang nuôi mầm bệnh có hình dáng trái sầu riêng, lắm kẻ ăn ngủ không yên, kéo nhau đi test máu…Chắc chẳng lạ bởi thị từng lừng lẫy chốn giang hồ, có “thành tích” lẫy lừng chốn ăn chơi một địa điểm du lịch nổi tiếng miền đất phương Nam và việc thị bị bệnh thế kỷ cũng là lẽ tất yếu. Chỉ tiếc và lo cho đám trẻ trâu mon men chốn giang hồ rận nay phải đối diện với một hậu quả quá lớn, trả giá quá đắt cho sự nông nổi của mình.

2. Một em rận chủ con, có lẽ đã không tự chủ được bản thân nên bị dắt mũi kéo vào chốn giang hồ rận, tay trót nhúng chàm, thị không những không tỉnh ngộ mà lao vào như con thiêu thân, chỉ vì muốn sớm nổi tiếng, nổi danh mà sẵn sàng từ bỏ danh dự, nhân phẩm của mình để vu cáo rằng mình bị bóp vếu… Cái sự bị bóp vếu chả biết có đưa em cao thêm được mấy phân trong cái cộng đồng rận ấy, nhưng tin rằng cái danh dự quý giá của người con gái mới lớn như em đã tự tay em xóa một cách đáng thương. Haizza, nổi tiếng như thế liệu có đáng?

3. Có nhà rận chủ năng nổ, xông xáo ngược xuôi để “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”, ấy vậy mà chính anh ta lại đích thân xâm hại quyền phát triển tự nhiên của một bé gái, để rồi anh phải đối diện với tội danh “Giao cấu với trẻ em”, đang chờ ngày ra trước vành móng ngựa đền tội. Nói một đường, làm một nẻo… í vậy mà khối kẻ bên kia đại dương vẫn sái cổ vì tin, ừa thì cứ tin! Nhưng niềm tin dễ dãi ấy không sớm thì muộn cũng phá sản bởi cỡ như nhà rận chủ nói trên ở xứ Việt này còn thêm mấy mống nữa chứ chẳng phải chỉ có một.

4. Lại có nhà dân chủ dụ dỗ gái nhà lành, để đến nỗi phụ huynh rình bắt quả tang và tẩn cho một trận chí mạng. Đã không biết xấu hổ che dấu đi, anh lại còn chụp ảnh với vết máu loang lổ để đăng lên mạng, đổ vấy cho cơ quan an ninh để đánh lừa những cái miệng đang hau háu chờ tin nơi hải ngoại. Đây cũng là kết quả ngoài mong đợi của những kẻ khát tin bên kia bờ đại dương, nhưng dẫu biết đi nữa thì với họ cũng đã là quý, tìm kiếm cho được một con thiêu thân, đầu têu để biểu dương hành động phản đối chính quyền có lẽ không dễ. Biết bị lừa mà vẫn nhẫn nhịn bơm tiền, chả khác gì húc đầu vào tường rồi tự sướng cho rằng đầu mình không bị vỡ là bởi nó cứng, cứ húc tiếp đi xem nó còn cứng được bao lâu? Thương thay!

5. Có hai nữ rận chủ từng được dư luật đẩy đưa lên như những vi anh thư của thời đại, nay lại có nét tương đồng không biết nên khen hay rủa, khởi nguồn cho một phong cách sống: “sản sinh rận con không chính chủ”.

Một thị sau khi ly dị chồng thì có con không chính chủ với một gã sở khanh nào đó, đồn rằng là sản phẩm khi thị được đưa ra nước ngoài huấn luyện về kỹ năng đấu tranh “bất bạo động”, chả biết huấn liện thế nào mà khi thị về thì bụng ngày một to ra và cuối cùng có được một chú “gấu” con.

Thị thứ hai nổi tiếng hơn nhờ thành tích ăn vạ mỗi khi có va chạm với CA. Đứa con đầu chả có ai nhận là chính chủ của sản phẩm rận chủ con do thị đẻ ra, nhưng liền có ngay sau đó hai “thằng cha” khoác áo chùng đen đứng ra nhận là kẻ đỡ đầu, kẻ đỡ phau câu cho bé…hè hè, một phát mà có hai thằng làm cha quả là cao thủ! Chưa hết, mới đây theo tiết lộ của một thành viên trong cộng đồng rận chủ thì “nhờ” lối sống thoáng đãng và dâm đãng, thị này tiếp tục dính chửa và đang tiếp tục dưỡng nuôi một sản phẩm không chính chủ mới, với thị thì có thể thị xác định được ai là chủ, nhưng những người từng được thị cho thoải mái tung hoành trên body sẽ khó mà biết được sản phẩm đó là có sự góp phần của mình hay mình chỉ là ngoài cuộc.

Không chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa, thế gian sự thường…

Đó là hai câu thơ của nữ sỹ Hồ Xuân Hương với dụng ý bênh vực cho những cô gái lỡ dại mang thai với gã sở khanh nào đó nhưng không được chàng công nhận, trái lại các nàng phải lầm lũi cam chịu vượt qua lời tiếng của thiên hạ. Nữ sỹ Hồ Xuân Hương bênh vực là bởi cảm thông cho những thân phận liễu yếu đào tơ, vì trót dại, tin vào những lời đường mật của những gã sở khanh mà phải chịu cảnh trớ trêu, người đời rẻ khinh, gia đình hắt hủi. Sự cảm thông bênh vực ở đây là thông điệp muốn người đời có cái nhìn độ lượng hơn, thay vì chĩa mũi dùi dư luận vào người phụ nữ là “nạn nhân” thì hãy xem xét đến nguyên nhân của nó và cần phải công bằng hơn trong đánh giá. Hai câu thơ trên hoàn toàn không mang nghĩa khuyến khích những người con gái chọn cách xử sự “không chồng mà chửa” làm cách sống để chứng minh cái “ngoan”, bởi nền văn hóa, phong tục tập quán người Việt Nam vẫn được xem đó là xấu, nên tránh, không gia đình người Việt nào lại khuyến khích con gái mình làm điều đó cả.

Trót dại thì dài một lần thôi, dại gì mà dại tới hai lần, còn chưa biết đã hết dại hay chưa nữa… Bản thân mình còn không khắc phục được cái dại của bản thân, ấy vậy mà còn thánh tướng trên không gian mạng rằng đang đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền…lại còn chung nhau lập ra cái “Hội phụ nữa đấu tranh cho nhân quyền VN” nữa… Haizza!!!

Em, là em xin chào thua lũ rận!

Nguồn: Ở đây 

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

SAY ZẮM

Thời bao cấp, với quan hệ của một cán bộ quân đội, ông bô nhờ mua được chiếc Mini Liên Xô. Ông đi thử ít ngày rồi nhường cho mình đi học. Hàng ngày ông vẫn đi làm bằng chiếc xe đạp nam không phanh không chuông, không gác đờ bu. Mỗi khi trời mưa, bùn bắn kín cả lưng áo bộ đội bạc màu. 

Những năm XXs của thế kỉ trước, đi học bằng xe đạp như mình không nhiều, bạn bè hầu hết đi bộ. Năm, bảy cây cuốc bộ đến trường là chuyện vặt vãnh. 

Thấy mình đi xe đạp, lại là xe đẹp, nhiều đứa mon men làm thân rồi đi nhờ. Nhưng với bản tính ti tiện từ bé, mình nhất quyết không chấp nhận bất cứ đề nghị nào, mặc dù hoa thơm, trái ngọt chúng mang đến mình không bao giờ từ chối. Tội gì. 

Được ít ngày nể nang xe mới, bọn con trai cùng lớp bắt đầu giở thói mất dạy. Chúng chả nhờ vả gì, nhưng khi mình đang nhẹ nhàng, giỏ xe chất đầy hoa phượng, miệng hát véo von, đạp xe từ trường về là chúng nhảy tót lên phía sau. Mình dừng xe chúng lại nhảy xuống, mình đi chúng lại nhảy lên. Uất ức không bút kể xiết. 

Ngày nào cũng vậy, không đứa này thì đứa khác, tót lên, cười nói nham nhở, mặc kệ mình vừa cong đít đạp vừa nước mắt chảy ròng ròng, xót xa chiếc xe mới. 

Không chấp nhận mình bắt đầu nghĩ những trò để xử lí chúng. Ban đầu mình định rủ một đứa bạn gái đi cùng, nhưng nghĩ lại, thấy thế thì chẳng khác gì. Thậm chí còn phiền phức hơn vì phải chở nó về tận nhà, mà việc đó đương nhiên không xứng với danh phận Quản ca của mình. 

Một hôm, trên đường về, mình bỗng nghe tiếng hét thất thanh của thằng bạn ngồi phía sau, rồi xe nhẹ bẫng. Phanh lại, thấy thằng bé đang chà cả chân cả dép vào bụi cỏ ven đường, miệng la oai oái. Hoá ra không để í mình đi sát bãi phân trâu và chân thằng bạn lê dưới đất bị xúc thẳng vào bãi cứt. 
Từ đó, cứ thằng nào nhảy lên xe cũng ít nhất một lần bị mình cho chân xúc vào phân. Dần dần lũ bạn sợ không dám đi nhờ kiểu đó nữa. Nhớ hồi đó các bà gồng gánh tranh nhau xúc phân mà sao vẫn nhiều thế. Giờ chả thấy, nhẽ bọn trâu bò nó ỉa ít hơn xưa. 

Duy nhất có một thằng, thằng này chân đất đi học quanh năm. Nhà nó làm ruộng ba, bốn hay năm đời mình không biết, chỉ biết nó hoàn toàn coi phân như một đống cứt. Nghĩa là không có í nghĩa gì, thậm chí khi chân bị dính cứt nó cũng không thèm lau hay rửa. Bẩn thỉu kinh người. 

Bao đêm mất ngủ mình không nghĩ được cách nào xử lí. Cho đến một buổi. Đúng lúc mình nhún người đạp xe lên dốc thì nó nhảy lên. Không kiềm chế được, một phát zắm rền, đanh như pháo tép, tròn như hạt mít của đứa thiếu nữ đang tuổi lớn bắn thẳng vào mặt thằng bé ngồi sau. 

Xe mini chỗ ngồi phụ thấp, cộng với mình đang nhổm người nên chắc nó nuốt trọn phát zắm đó. 

Gần như rơi khỏi xe, miệng ho sặc sụa, mắt trợn ngược toàn lòng trắng, mặt tái mét rồi nôn thốc nôn tháo, thằng bé lảo đảo ngồi phệt xuống đất. Mình cứ đứng như trời trồng nhìn nó. Mãi sau ngáp ngáp được mấy cái, nó bắt đầu lắp bắp zắm.... zắm.... say..... cút. 

Lúc đấy tưởng thằng bé bị phải gió, hoảng quá mình lên xe đạp thẳng về nhà. Hoàn hồn mới biết đó là say. Say rượu, say xe mình chứng kiến nhiều, nhưng đó là lần đầu tiên và duy nhất mình chứng kiến có người bị say zắm. Hí hí. 

Ra trường lâu không gặp lại nhưng mình nghĩ nó nhớ và tởn đến già. Hihi. 

Từ đó, mình lại một mình một xe, miệng hát véo von, giỏ xe chở đầy hoa phượng, thật là mĩ miều duyên dáng. Dĩ nhiên, bạn bè xa lánh, mang tiếng chút đỉnh, nhưng có hề gì, bao người có cần bạn bè gì đâu mà họ vẫn sống tốt đấy thôi. 

Ông già mình nói rồi, làm cách mạng phải biết chấp nhận hi sinh. Đó đương nhiên là chân lí. Hí hí. 

Chuyện viết cách đây 15 năm. (Có edit tí ti)

AI ĐIỀU SÁT THỦ ĐÂM CHẾT LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG?

Ai điều sát thủ đâm lái xe trên phố Phạm Văn Đồng?

TPO - Nguồn tinTiền Phong cho biết, cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) đang tập trung làm rõ nguồn gốc số tiền 30 triệu đồng do Lê Trung Kiên hay Nguyễn Quốc Văn đưa cho Lê Kim Bình để thuê các sát thủ, và ai là người chỉ đạo Bình điều các đối tượng giết ông Kiều Hồng Thành trên phố Phạm Văn Đồng, Hà Nội.

Theo thông tin mới nhất từ phía gia đình nạn nhân Kiều Hồng Thành, sau khi Nguyễn Quốc Văn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại Tổng hợp và Kinh doanh Bất động sản bị cơ quan CSĐT bắt khẩn cấp, ngày11/8, gia đình ông Văn cử một số người thân lên nhà nạn nhân thắp hương cho người xấu số.

Sau khi thắp hương xong, gia đình ông Văn nói đến việc tính toán trả nợ, nhưng gia đình nạn nhân Thành từ chối giải quyết vào thời điểm tang gia, hơn nữa vụ việc đang được cơ quan công an điều tra.

Theo một chứng từ biên bản đối chiếu công nợ được lập ngày 8/1/2014, giữa bên bán là nạn nhân Kiều Hồng Thành, Giám đốc Công ty Xây dựng Thương mại Hằng Anh và đại diện bên mua là ông Nguyễn Quốc Văn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại Tổng hợp và Kinh doanh Bất động sản, số tiền làm ăn các bên liên quan chủ yếu là nợ tiền thuế, với tổng số lên đến 2,3 tỉ đồng (tính chẵn).

Xác định chủ mưu

Liên quan vụ việc giết hại tài xế xe CRV – Kiều Hồng Thành ngày 5/8, trên đường Phạm Văn Đồng, ngoài 3 kẻ đã bị bắt là Lê Kim Bình, Hoàng Anh Tuấn, Lê Hồng Thuận, chiều 8/8, cơ quan CSĐT tiến hành bắt khẩn cấp Lê Trung Kiên (SN 1971, Yên Hòa, Cầu Giấy), Phó trưởng Ban tổ chức Quận ủy Cầu Giấy và Nguyễn Quốc Văn (54 tuổi, ở quận Cầu Giấy).

Cơ quan CSĐT đang tiến hành làm rõ kẻ chủ mưu vụ giết hại ông Kiều Hồng Thành.

CÒN GÌ KHỐN NẠN HƠN NỮA KHÔNG, THƯA ÔNG NGUYỄN QUANG A?

Khoai@


Chuyến thăm và làm việc của 2 thượng nghị sĩ John McCain (đảng Cộng hòa) và Sheldon Whitehouse (đảng Dân chủ) tại Việt Nam đã đánh dấu một bước quan trọng trong quan hệ Việt - Mỹ. 

Bạn nên đọc thêm: "Văn hóa cảnh sát của ông Nguyễn Quang A".

Tại Hà Nội, ông John McCain đã phát biểu:"Cùng lúc chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi còn có rất nhiều việc mà đáng lẽ ra chúng ta còn phải làm được nhiều hơn nữa, nhất là chúng ta là đối tác của nhau. Đặc biệt ở thời điểm đang có những diễn biến đáng lo ngại trên Biển Đông như hiện nay, đó cũng là lúc Mỹ và Việt Nam cần có những bước nhảy vọt trong thời gian tới. Mỹ sẵn sàng đương đầu với những thách thức mới, những cách nghĩ mới và việc làm mới. Chúng tôi sẵn sàng đi đến hoàn tất Hiệp định TPP, cùng với Việt Nam với tư cách là đối tác toàn diện của Mỹ. Chúng tôi sẵn sàng làm việc với Việt Nam trong khuôn khổ của TPP để Việt Nam đáp ứng được những tiêu chuẩn của Mỹ để được công nhận là nền kinh tế thị trường". Như vậy, vấn đề khó khăn nhất là TPP, mặc dù bị các thế lực khác ra sức cản phá, rốt cuộc cũng trở nên sáng sủa hơn do phía Mỹ đã buộc phải ghi nhận những tiến bộ của Việt Nam về những vấn đề vẫn được coi là điều kiện để tham gia TPP.

Ông John McCain nói rằng chính phủ Mỹ "sẵn sàng tăng cường hợp tác quân sự với mức độ mà Việt Nam chấp nhận được". Và "sẵn sàng gia tăng trợ giúp Việt Nam để Việt Nam bảo đảm an ninh và bảo vệ quyền chủ quyền của Việt Nam". Phát biểu của phía Mỹ được người Việt chân chính đánh giá cao, nhưng chắc chắn sẽ làm cho Bắc Kinh và các thế lực chống nhà nước cảm thấy khó chịu.

Như mọi người Việt khác, việc Mỹ có động thái dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam đã làm cho người viết entry này vui mừng, bởi nó có ý nghĩa lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh cần gia tăng sức mạnh quân sự nhằm bảo vệ bờ cõi.

Tuy nhiên, hôm nay tình cờ đọc được bài "Thư chung của các tổ chức xã hội dân sự độc lập Việt Nam gửi Thượng Nghị Sĩ John McCain" đăng trên trang "Dân Quyền" tôi thực sự thất vọng. Tôi thất vọng vì một nhóm các "tổ chức xã hội dân sự (XHDS)" mang danh yêu nước lại có những hành động đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Tôi cũng buồn và thất vọng vì ông Nguyễn Quang A vẫn là người đại diện cho các tổ chức XHDS ấy "chọc gậy bánh xe" để kìm hãm việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. 

Tôi tự hỏi: Tại sao có những người lại không muốn điều tốt đẹp đến với dân tộc mình?

Thư chung mà ông Nguyễn Quang A làm đại diện chuyển tới tận tay 2 TNS Mỹ mang thông điệp cản trở việc Chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, cũng như ngăn cản tiến trình hợp tác về quân sự giữa 2 nước. 


Mở đầu, như một người được giáo dục tử tế, ông Nguyễn Quang A, đại diện cho 10 TC XHDS bày tỏ sự vui mừng khi 2 TNS đến Việt Nam, nhưng ngay sau đó ông đã bộc lộ ý đồ đen tối của mình khi nhấn mạnh cụm từ: "Về: Hậu quả tiêu cực gián tiếp của việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam". Không nói ra, nhưng người đọc hiểu ngay, đó là một thông điệp gửi đến 2 TNS Mỹ rằng, không nên, và không thể dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào lúc này.

Dù được che dấu bằng cách viết một đoạn dài ngợi ca lòng tốt của nước Mỹ, nhưng người đọc cũng không khó nhận ra ý đồ bôi nhọ tình trạng nhân quyền ở Việt Nam của những người này. Nguyễn Quang A viết: "Mặc dù chính phủ Việt Nam đã đẩy mạnh những nỗ lực trên trường quốc tế nhằm thể hiện sự tán dương của họ đối với các quyền con người bằng cách tham gia Công ước Liên hợp quốc về Chống tra tấn và giành được một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn nghèo nàn, nếu không muốn nói là còn tệ hơn". 


Thật khốn nạn, thưa ông Nguyễn Quang A!

Thực tế là, trong những năm qua, nhân dân Mỹ và những người có thiện chí trong chính giới ở Mỹ đã dần hiểu rõ thực tế ở Việt Nam và họ đều ghi nhận những tiến bộ của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, trong đó có nhân quyền và mong muốn quan hệ Việt - Mỹ tiếp tục phát triển hơn nữa về chiều sâu. Nhiều Đại sứ Mỹ tại Việt Nam qua các nhiệm kỳ cho rằng mối quan hệ Việt - Mỹ đang phát triển tốt đẹp trên nhiều phương diện và tạo đà cho những mối quan hệ sâu rộng hơn nữa trong tương lai. Theo đó, đã có nhiều đoàn từ Mỹ sang thăm Việt Nam và khẳng định rằng nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam ngày càng được bảo đảm; người dân có nhiều cơ hội để thực hành dân chủ, tự do tín ngưỡng của mình. Tại những cuộc đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, phía đối tác luôn đánh giá cao việc Việt Nam đạt được những thành tựu tiến bộ về đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân. 

Ngay cả nghị sỹ Mỹ Eni Falemavaega, thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, cũng hoan nghênh báo cáo rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ hai của Việt Nam đã được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua ngày 8/2 vừa qua tại Geneva, Thụy Sĩ. Ông ca ngợi những thành tựu của Việt Nam về tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, bảo đảm quyền của tù nhân, tự do tôn giáo. Ông cũng đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền, trong đó có việc Việt Nam có các cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm với các đối tác như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). 

Ông hãy chịu khó vào google để kiểm chứng thông tin tôi đưa ra. Cộng đồng quốc tế và cả những người trong chính giới Mỹ đã phát biểu đúng sự thật như thế. Vậy tại sao ông lại vô trách nhiệm mà phán rằng: "thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn nghèo nàn, nếu không muốn nói là còn tệ hơn"? 

Nói gần, nói xa cũng chả để làm gì, chúng tôi hiểu rằng, ông định sử dụng con bài nhân quyền để gây áp lực, ngăn cản, và kìm hãm sự tiến bộ về năng lực quốc phòng của đất nước. Nếu như vậy, ông không xứng đáng được gọi là người Việt Nam.

Tiếp theo, cả một đoạn dài trong thư chung, ông liên tiếp xuyên tạc, vu cáo nhà nước: "Trong 12 tháng qua, chính phủ Việt Nam đã tiếp tục thi hành những đạo luật an ninh quốc gia mơ hồ, chẳng hạn như Điều 79, 88 và 258 Bộ luật Hình sự, để bắt bớ và cầm tù nhiều hơn những blogger, nhà báo, nhà vận động pháp lý, các nhà hoạt động nhân quyền và quyền của người dân tộc thiểu số. Cùng với việc bịt miệng các tiếng nói bất đồng, con số người chết vì những hành động hung bạo của cảnh sát cũng gia tăng, thường xuyên có các vụ đàn áp các tổ chức tôn giáo phi nhà nước và tiếp tục có những sự sách nhiễu và đe dọa đối với các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền". Xin được bàn đến nội dung này ở một entry khác, nhưng câu kết của thư chung làm chúng tôi kinh tởm: "Trong một kịch bản như vậy, chúng tôi tin rằng họ sẽ đi ngược lại thiện chí của Quốc hội Hoa Kỳ nhằm có được vũ khí sát thương để chống lại công dân Việt Nam".

Đến lúc này thì dã tâm của ông đã được bộc lộ rõ ràng. Tôi không hiểu ông được giáo dục kiểu gì mà đạo đức của ông lại có thể băng hoại đến mức tìm mọi cách, kể cả bỉ ổi nhất để chống lại đất nước đã sinh ra ông, nuôi dưỡng ông, cho ông cơm áo gạo tiền?

Trong lúc chúng ta đang cần có vũ khí để nâng cao năng lực bảo vệ bờ cõi, mà ông lại nhẫn tâm ngăn cản bằng việc đưa ra những khuyến cáo viển vông, xa rời thực tế như thế. Không bảo vệ được đất nước, sẽ không có chủ quyền và cũng không thể có nhân quyền, và vì thế không thể có thứ "nhân quyền cao hơn chủ quyền" được. Một người được ăn học tử tế, có tấm bằng Tiến sĩ, ắt có thể hiểu được điều này. Tôi vẫn tin ông hiểu rõ, vấn đề chỉ là cái tâm của ông đối với nhà nước này mà thôi.

Để kết thúc thư chung, ông viết: "chúng tôi muốn thúc giục Quốc hội Hoa Kỳ, trước khi bán bất cứ vũ khí nào cho Việt Nam, yêu cầu Việt Nam đặt ra một lộ trình rõ ràng với những hành động cụ thể và đo lường được trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách về nhân quyền. Những hành động đó phải bao gồm, trước tiên và trên hết, là bãi bỏ các quy định mơ hồ về an ninh quốc gia, tôn trọng các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm ở Việt Nam hiện nay, trong đó bao gồm cả 25 người trong danh sách kèm theo thư này". 

Xin không bình về yêu sách của băng đảng Nguyễn Quang A ở đoạn văn này, vì tự nó đã cho thấy tâm địa cũng như chiêu bài của những kẻ chống phá đất nước.

Có người hỏi, liệu ông Nguyễn Quang A và băng đảng của ông ta sẽ làm được gì khi trao tận tay thư chung cho 2 TNS Mỹ?

Xin trả lời ngay, ông và băng đảng của ông sẽ chả thể làm được gì để ngăn cản tiến trình phát triển của đất nước. Vì trước hết đó là ý chí và nguyện vọng của hai nước Mỹ, Việt. Và thực tế là Việt Nam mong muốn điều đó, những chính người Mỹ cũng đang khát khao làm điều đó vì chính lợi ích của họ.

Điều duy nhất mà ông Nguyễn Quang A và đồng đảng có thể gặt hái được qua hành vi nhơ bẩn ấy là sự xỉ vả, khinh rẻ của những người Việt Nam chân chính.

Người ta có thể vẫn cho ông sống, vẫn cho ông ăn. Nhưng sống như thế là sống nhục. Miếng ăn như thế cũng là miếng nhục!

P/s: Bạn đọc có thể đọc thư của ông Nguyễn Quang cùng băng đảng của mình tại: Dân Quyền.

New York Times: TRUNG QUỐC CÒN GÂY RỐI Ở BIỂN ĐÔNG NHIỀU LẦN NỮA

Khi một con tàu trắng cỡ lớn của Trung Quốc tiến lại gần, tàu CSB-8003 Việt Nam đã quay đầu chuyển hướng di chuyển để lại những cuộn sóng phía sau trong lúc cách giàn khoan Hải Dương-981 khoảng 20 km.


Theo New York Times, trong khoảng thời gian Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, các tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã cố tình ngăn tàu tuần tra của cảnh sát biển Việt Nam CSB-8003 tiến gần tới vị trí hạ đặt giàn khoan. 

Ngay cả khi mặt trời khuất bóng phía sau đường chân trời, tàu CSB-8003 vẫn luôn nằm trong vòng theo dõi sát sao của Trung Quốc. Thông qua hệ thống loa phát thanh, tàu CSB-8003 đã nhiều lần phát đi bản thông báo bằng tiếng Trung với độ dài 2 phút. Nội dung của thông báo nhấn mạnh đây là vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. 

Tàu cảnh sát biển của Việt Nam bị tàu hải giám Trung Quốc tấn công gần khu vực Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981. 

Vào lúc 6h sáng ngày 15/7, sau 2 tháng rưỡi hạ đặt trái phép Hải Dương-981 trong vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc đã bắt ngờ di chuyển giàn khoan về phía đảo Hải Nam và ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sau 3 tuần xảy ra sự kiện này, các nhà phân tích vẫn tranh cãi liệu rằng có phải Trung Quốc vì đối mặt với sức ép từ cộng đồng quốc tế mà có động thái giảm thiểu căng thẳng với Việt Nam hay đây chỉ là chiến thuật tạm dừng để chuẩn bị cho một chiến dịch hung hăng hơn. 

Ý đồ rút giàn khoan

Trong khi Việt Nam tuyên bố thành công trong việc buộc Hải Dương-981 di chuyển ra khỏi vùng biển quốc gia, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc - đơn vị quản lý dự án, lại cho hay giàn khoan này đã hoàn thành công việc khai thác và di chuyển như kế hoạch đã định. 

Hành động di chuyển Hải Dương-981 về phía đảo Hải Nam diễn ra đúng thời điểm vùng biến này sắp đón một cơn bão lớn. Tuy nhiên, giàn khoan trị giá 1 tỷ USD thuộc sở hữu của Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc, được di chuyển tới khu vực cách phía đông nam đảo Hải Nam 60 dặm. Đây cũng là khu vực thường xuyên hứng chịu những cơn bão mạnh trên Biển Đông. 

Mặc dù, lực lượng Bảo vệ bờ biển Việt Nam tỏ ra vui mừng khi giàn khoan Trung Quốc rời khỏi vùng biển quốc gia, một số quan chức cho biết họ cảm thấy quan ngại về khả năng đây là giai đoạn mở ra thái độ khiêu chiến mạnh mẽ hơn của Trung Quốc. 

"Ngay từ thời điểm Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan gần quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã bắt đầu triển khai ngày càng nhiều cuộc tấn công bằng cả lời nói và hành động. Tại sao ư? Đây là một phần trong chiến lược kiểm soát đường biển của Trung Quốc. Đây là bước đầu tiên nhằm tạo nền móng cho việc mở rộng sang vùng biển xa phía nam. Nó không chỉ là mối đe dọa với Việt Nam mà còn Philippines và nhiều quốc gia khác. Hành động này được thực hiện một cách có hệ thống và là một phần trong chiến lược. Nó không hề mang tính ngẫu hứng", Trung tá Trần Văn Thọ vừa đứng vừa hút thuốc trên boong tàu CSB-8003 chia sẻ. 

Giáo sư Lyle J. Goldstein tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc thuộc Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ nhận định lâu nay, Trung Quốc luôn có tỏ thái độ hung hăng trước các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông nhưng giờ là lúc, Bắc Kinh hiện thực hóa chúng. 

"Nếu có chuyện gì thay đổi thì là việc Trung Quốc có khả năng tăng cường và triển khai một cách cẩn trọng hơn và họ có tiền để tài trợ cho mục đích của mình. Đối với tôi đây là yếu tố đang làm thay đổi tình hình", ông Goldstein nói. 

Việt Nam đã mời nhiều đoàn phóng viên quốc tế tới tới đưa tin trực tiếp trên các tàu bảo vệ bờ biển nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế về hành động sai trái hạ đặt trái phép giàn khoan của Trung Quốc. Khi có mặt trên tàu CSB-8003, các phóng viên nước ngoài đều nhận thấy rằng số lượng tàu thuyền Trung Quốc đã chiếm áp đảo so với Việt Nam. 

Ngư dân Đà Nẵng

Trong ngày thứ hai trên hành trình tới gần khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 xuất phát từ Đà Nẵng, tàu CSB-8003 đã đối mặt với 70 tàu Trung Quốc bao gồm tàu cá, tàu bảo vệ bờ biển, tàu tuần tra từ các tổ chức hàng hải khác của Trung Quốc. Trong đó, tàu cảnh sát biển Việt Nam xác nhận 2 trong số 70 tàu này là tàu hộ tống mang tên lửa của Hải quân Trung Quốc. 

Còn theo giới chức Việt Nam, ngoài tàu bảo vệ bờ biển, tàu của các cơ quan hàng hải khác và hàng chục tàu cá, trong số hơn 100 tàu Trung Quốc tiến hành tuần tra bảo vệ cho Hải Dương-981 có khoảng 4 – 6 chiếc là tàu quân sự. 

Xâm chiếm có hệ thống

Cách đây 2 năm, nhiều nhà quan sát cho rằng chính sách về Biển Đông của Trung Quốc đã bị chi phối bởi mối quan hệ lỏng lẻo giữa các ban ngành. Tuy nhiên, một số người lại có nhận định khác rằng chính sách trên Biển Đông của Trung Quốc đã thể hiện khả năng phối hợp đồng bộ và có tổ chức. Điển hình, vụ việc các tàu Trung Quốc truy đuổi tàu trinh sát của Mỹ mang tên Impeccable trên Biển Đông hồi năm 2009.

Song một số nhà phân tích cho rằng Hải quân, Cơ quan giám sát hàng hải, Cục quản lý ngư nghiệp, chính quyền địa phương và các công ty năng lượng nhà nước tại Trung Quốc đang hoạt động hoàn toàn độc lập và khiến tình hình căng thẳng trong khu vực ngày một gia tăng bởi họ vẫn chỉ hoạt động với mục đích tăng tầm ảnh hưởng và tìm kiếm cơ hội cho riêng mình. 

Nhà nghiên cứu cấp cao Ian Storey tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore lại có quan điểm khác. Ông chia sẻ: "Ý tưởng cho rằng Trung Quốc đang thiếu một chính sách mạch lạc rõ rằng là hoàn toàn không đúng trong vụ việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981. Hành động này đã minh chứng cho sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hàng hải dân sự, quân đội và các công ty dầu mỏ tại Trung Quốc". 

Một trong những nỗ lực thể hiện tình đoàn khết giữa các cơ quan thực thi luật biển của Trung Quốc là hồi năm ngoái, 4 trong số đơn vị này đã theo chỉ đạo của Cơ quan Hải dương quốc gia thành lập lực lượng Bảo vệ bờ biển. 

Ngoài ra, hành động hạ đặt giàn khoan còn cho thấy sự sẵn sàng của giới lãnh đạo Trung Quốc trong nỗ lực đẩy mạnh các tuyên bố hàng hải. "Rõ ràng, hành động này đã được cấp quản lý cao nhất trong chính phủ Trung Quốc phê chuẩn. Nói cách khác, nó đã minh chứng cho việc đẩy nhanh tiến trình củng cố quyền lực của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình", ông Storey nói. 

Trung Quốc rút giàn khoan về đảo Hải Nam sau 2 tháng rưỡi hạ đặt trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. 

Các công ty năng lượng Trung Quốc đã hủy bỏ nhiều kế hoạch khai thác dầu mỏ và khí đốt tại Biển Đông sau khi dư luận Việt Nam lên tiếng phản đối vào các năm 1994 và 2009. Tuy nhiên, giờ đây, Bắc Kinh không còn do dự. Nhà nghiên cứu Su Xiaohui tại Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Bắc Kinh đang gửi đi thông điệp với các nước liên quan rằng Trung Quốc có quyền hợp pháp khai thác năng lượng và phát triển các dự án trên Biển Đông". 

Trong thời gian hạ đặt Hải Dương-981 trên Biển Đông, Trung Quốc còn điều động một lực lượng lớn tàu thuyền tới bảo vệ cho hoạt động trái phép của giàn khoan đồng thời ngăn cản các tàu Việt Nam thực thi nhiệm vụ. Nghiêm trọng hơn, hôm 26/5, một tàu cá của Việt Nam đã bị nhiều tàu cá của Trung Quốc cố tình đâm va và đánh chìm ngay trong vùng biển của Việt Nam. 

Mặc dù, hành động kéo giàn khoan ra xa vùng biển phía bắc sẽ giúp Trung Quốc và Việt Nam tránh được các cuộc đối đầu căng thẳng. Song, những vấn đề lớn hơn như chủ quyền trên Biển Đông và quốc gia nào có quyền khai thác nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt trong khu vực này hiện vẫn chưa có hướng giải quyết. 

Trong các buổi thảo luận ngoại giao cấp cao khu vực châu Á – Thái Bình Dương hôm 9/8 tại Myanmar, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã một lần nữa kêu gọi các nước trong khu vực tránh có thêm động thái làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. 

"Chúng ta cần cùng nhau hợp tác để xử lý các căng thẳng trên Biển Đông và xử lý chúng trong hòa bình cũng như dựa trên quy định của luật pháp quốc tế", ông Kerry phát biểu trong hội nghị ASEAN. 

Trong khi đó, Trung Quốc cho biết họ đang cân nhắc các đề xuất phương hướng giải quyết tranh chấp nhưng đồng thời khẳng định Trung Quốc và ASEAN "có năng lực và sự sáng suốt để cùng nhau bảo vệ hòa bình và ổn định trên Biển Đông", website Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng tải phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị. 

Mặc dù, Bắc Kinh không trực tiếp đề cập tới Mỹ trong tuyên bố này nhưng trong quá khứ, Trung Quốc từng chỉ trích Washington can thiệp vào những tranh chấp hàng hải của các quốc gia khác bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines. 

Hồi tháng trước, Trung Quốc cũng thông báo sẽ đưa thêm 4 giàn khoan vào Biển Đông. Nhận định về sự tự tin của Bắc Kinh, cựu quan chức Hải quân Mỹ, Bernard D. Cole chia sẻ: "Tôi không cảm thấy ngạc nhiên khi chứng kiến Trung Quốc tái diễn hành động này". 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The New York Times, nhật báo được xuất bản tại thành phố New York do Arthur O. Sulzberger Jr. làm chủ biên, được phân phối ở khắp Mỹ và nhiều nơi trên thế giới.

Minh Thu (lược dịch)
Nguồn: InfoNet

NI SƯ ĐÀM LAN KHÔNG LIÊN QUAN TỚI VIỆC MUA BÁN TRẺ EM Ở CHÙA BỒ ĐỀ

(NLĐO) - Chiều 12-8, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long khẳng định không có việc 11 cháu bé mất tích tại chùa Bồ Đề và ni sư trụ trì Thích Đàm Lan không liên quan tới việc mua bán trẻ em xảy ra tại chùa này.


Ni sư Thích Đàm Lan tỏ ra đau buồn khi trao đổi với báo chí về sự việc xảy ra ở chùa Bồ Đề. Ảnh: MP

Trong cuộc họp giao ban báo chí tại Thành ủy TP Hà Nội chiều nay 12-8, ông Phan Đăng Long, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, khẳng định không có việc 11 cháu bé mất tích ở chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội).

Theo ông Phan Đăng Long, đến nay Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội chưa có kết luận điều tra về vụ mua bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề nên UBND TP Hà Nội chưa thể công bố. Tuy nhiên, kết luận điều tra bước đầu mà ông Long nắm được cho thấy việc mua bán cháu Cù Nguyên Công (thường gọi là cháu Lãi) chỉ liên quan đến đối tượng Nguyễn Thị Thanh Trang và không liên quan đến ni sư Thích Đàm Lan (trụ trì chùa).

Ngoài ra, ông Long cho biết Công an quận Long Biên cũng đã điều tra và xác định không có chuyện 11 cháu bé ở chùa Bồ Đề mất tích như một số đơn thư phản ánh trong thời gian qua. “10 cháu đã được đưa về với gia đình của mình và 1 cháu bé được một gia đình nhận làm con nuôi. Không có chuyện mua bán trẻ em hay mất tích như dư luận phản ánh”- ông Long nói.

Tuy nhiên ông Long cho rằng để xảy ra vấn đề này thì trách nhiệm của trụ trì chùa Bồ Đề không phải là không có. “Theo tôi được biết sáng thứ 5 tuần (ngày 14-8), Công an quận Long Biên sẽ tổ chức họp báo công khai về chuyện này”- ông Long nói.

Trước đó, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45, Công an Hà Nội) đã chuyển hồ sơ sang VKSND TP Hà Nội đề nghị khởi tố 2 bị can trong vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề về Tội Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em theo Điều 120 Bộ luật Hình sự, có khung hình phạt từ 3 năm tù tới chung thân. Hai bị can bị đề nghị khởi tố là Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978, trú ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, trú tại xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình).

Nguồn:Thế Kha/Người Lao Động