Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

PHÊ !

Khoai@


Thiếu nữ phê thuốc lào cắm đầu xuống đất

Tản mạn về thuốc lào 

Quê tôi là vùng đất Tiên nhưng nào có ai hái ra tiền ở cái đất Tiên đồng chua nước mặn ấy. Bao bọc xung quanh bởi sông ngòi, việc đi lại, giao tiếp với xã hội "bên ngoài" gặp biết bao khó khăn. Hẳn ai đã về đất Tiên thì đều không thể quên tên cái phà Khuể mà người dân đã đặt thêm cho cái tên rất dí dỏm nhưng cũng mang đậm màu sắc phê bình : phà Khổ.

Phà Khổ làm khổ không chỉ cho người đi mà cả cho người đến. Bến phà chật chội, chen chúc, hệ thống phà kém chất lượng, lượng người qua lại lại quá đông, lối làm ăn quan liêu bao cấp. Gặp mùa nước lũ may xuống được phà để qua bờ thì cũng phải tính giờ chứ không thể tính phút, ấy là không kể nỗi lo phà có thể chìm bất cứ lúc nào vì luôn luôn quá tải. Chỉ một hai năm gần đây dân đất Tiên mới thoát khỏi được cái khổ của phà Khổ. Một cây cầu nối liền hai bờ sông, nối giữa Tiên (Tiên Lãng) và An (An Lão) là ước mơ của bao thế hệ mới được khánh thành và đưa vào xử dụng.

Nhắc đến chuyện cây cầu, phải nhớ lại một con người, ngài đã thấy cái khổ của người đất Tiên, đã tìm giúp đỡ xây cầu bằng tiền từ thiện nước ngoài từ mấy chục năm nay, nhưng vì nhiều lý do đã không được chấp nhận… vì đó là một Linh mục. Giả như cây cầu Khuể bây giờ đã được khánh thành cách đây 25 năm thì đất Tiên, người đất Tiên, kinh tế đất Tiên chắc đã khác nhiều. Đó là chuyện của lịch sử. Nhưng kể là không bao giờ trễ khi có một cây cầu. Hoan hô.

Ấy vậy, cái nơi đồng chua nước mặn kia lại sinh ra một sản phẩm rất nổi tiếng cả hai miền Nam Bắc: thuốc lào Tiên Lãng, 'thuốc tiến vua'.

Thuốc lào, cái thứ thuốc làm cho người ta mê hồn. Mê như điếu đổ. Dính vào rồi là không thể dứt ra được. Mê tới độ :

"Nhớ ai như nhớ thuốc lào,
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên".

Bỏ thế nào được, nhất là khi cái nghiền đã đi vào máu. Máu của những người nghiền. Ai nghiền cái gì thì biết cái đó. Hút thuốc lá riết cũng nghiền. Thuốc phiện thì nhanh nghiền hơn. Rượu cũng thế, bài bạc cũng vậy. Nghiền rồi có mấy ai bỏ được, cai được đâu. Cái anh nghiền cờ bạc… biết là sai, tiêu hết tiền học của con, tiền ăn của vợ, bị rày la, tự hứa với mình là sẽ bỏ… ấy thế mà đi qua đi lại thế quái nào đôi chân vẫn dẫn mình đến chiếu bạc. Cái anh thuốc thì còn ghê hơn. Thuốc lá, thuốc phiện, thuốc lắc… rồi thuốc nào hay thuốc lào cũng vậy. Cai nghiền đến độ chôn điếu rồi, "để tang" cái điếu rồi ấy vậy mà vẫn phải "cải táng" nó để có cái thỏa cơn nghiền.

Nghiền thuốc lào vì cái thú vị của nó đôi khi ta không tưởng tượng được. Chỉ có những người làm trồng ra cái thứ thuốc ấy, hay nghiền nó thì mới có thể hiểu hết cái sự thú vị khôn cùng này. Làm gì có cái quảng cáo nào hay hơn những "vần thơ" quảng cáo về thuốc lào này chứ :

Thuốc lào chồng hút vợ say,
Thằng con châm diếu lăn quay ra nhà,
Có anh hàng xóm di qua,
Hít phải khói thuốc say ba bốn tuần.
Thêm chú gà trống ngoài sân,
Mổ nhầm bã thuốc cánh chân... cứng đờ.
Lại còn chị mái hoa mơ
Khói thuốc bay đến bơ phờ cả lông.
Khói thuốc cứ toả vòng vòng.
Say hết tất cả nuớc trong, nuớc ngoài.

Nếu ta chỉ đổi chữ "lào" thành "nào" thôi, thì có một câu đố hay rồi. Giả sử thế này, đố bạn biết:

Thuốc nào chồng hút vợ say,
Thằng con châm diếu lăn quay ra nhà,
Có anh hàng xóm di qua,
Hít phải khói thuốc say ba bốn tuần...?

Ai mà đã chứng kiến cảnh mấy cụ say thuốc lào thì biết. Có lần tôi đã tưởng người ta bị cảm hay có triệu chứng của tai biến nào đó sau khi đã rít một "bi".

Hút thuốc lào như anh chàng bại trận
Cứ phì phèo mà chân bước liêu xiêu
Ra chiến trường chưa nhìn đã sợ
Mắt trợn tròn đảo khắp bốn phương.

Nhưng điếu thuốc lào khi hút phải công nhận có cái gì đó hoành tráng, chứ mấy anh chích thuốc lá thì đâu thấy gì ngoài đốm lửa đỏ môi và làn khói trắng phất phơ theo gió. Thuốc lào, dù hút bằng điếu cày hay điếu bát ta đều cảm nghiệm được sự oai hùng của nó. Chính vì thế mà từ vua quan đến thứ dân, cả già lẫn trẻ, cả nam và nữ, từ nghệ sĩ đến dân cày… đều nghiền. Vì thế mà đất Tiên có nơi trồng thuốc để tiến vua. Chúng ta ai mà chả thấy nghệ sĩ Văn Hiệp rít thuốc lào phì phèo. Còn về quê tôi thì thôi khỏi phải nói. Mấy bà mấy cô rít còn máu hơn cả các ông. Tôi có người cha thiêng liêng, đang đêm ngủ, tỉnh dậy đi giải quyết nỗi buồn xong rồi thế nào cũng phải ghé bàn uống hớp trà và làm bi thuốc lào rồi mới vào ngủ tiếp. Vì kể cả khi hút một mình thì :

Hút thuốc lào nâng cao sĩ diện
Bật que diêm như chớp lửa đêm đông
Hút một hơi như sấm chớp đùng đùng
Nhả khói ra như rồng bay phượng múa
Mắt lờ đờ như nghệ sỹ ngâm thơ.

Mấy câu thơ này cũng vậy, chỉ đổi chữ "lào" thành "nào" ta có một câu đố khá hay rồi. Nhưng ở quê tôi thì chẳng cần phải đổi, ai mà nói chuẩn tiếng việt thì cứ tới đầu làng nghe bà con kháo nhau về thuốc hay đọc những vần thơ này thì chắc chỉ nghĩ là họ đang đố mình. Chữ "nờ cao" "nờ thấp" hay "nờ nặng" "nờ nhẹ" đâu có quan trọng gì với bà con, hiểu được nhau là điều chính yếu. Vẫn sẵn sàng nói với nhau "thuốc nào nhà tôi năm nay được giá quá bà ơi." Nếu bạn nghe thấy như vậy thì nên hiểu rằng bà con đang nói về thuốc "lào" chứ không phải "thuốc nào?" hen. Ngay cả mấy bạn lái buôn chạy miền ngược miền xuôi, vào Nam ra Bắc... vẫn cứ về quê tôi là mua "thuốc nào" chứ chả mấy khi các bác mua thuốc lào cả.

"Thuốc nào Tiên Lãng chính hiệu". Có thương hiệu hẳn hoi phải không các bạn. Chính vì thế quê tôi, đất Tiên, dù là đồng chua nước mặn người tới người đi vẫn không thể quên được. Dù có xa cách mấy thì hình đâu đây vẫn thoang thoảng mùi thơm của khói thuốc lào đất Tiên. Cái mùi vị thế nào mà làm cho người ta nhớ đến phải nao nao lòng, nôn nóng để tìm dịp trở lại.

"Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Nghĩ về Tiên Lãng đã nao nao lòng
Về đây được ngắm sen hồng
Yếm xanh, lá biếc, bóng lồng sắc hoa
Quê anh Tiên Lãng hiền hòa
Người thân tìm đến, người xa tìm về..."

Tiên Lãng muôn năm... về Tiên Lãng đê các bạn ơi...

Nguyễn Dương
19/05/2014

DÃ MAN NHƯ TRUNG QUỐC

Khoai@


Mình đọc bài này, chả biết có tin được hay không. Nhưng nếu điều này là đúng, thì quả thật, không có gì để nói. Điều đó giải thích vì sao Trung Quốc lá mặt lá trái, tráo trở lật lọng, và dã man tàn bạo đến không thể ngờ.
------------------

Lật tẩy đường dây nuôi nhốt người để… lấy nội tạng

ANTĐ - Tòa án tỉnh Giang Tây, Trung Quốc ngày 10-8 vừa qua đã tuyên phạt 12 đối tượng, trong đó có cả bác sĩ và nhân viên y tế trong đường dây mua bán thận, trục lợi hơn 1,5 triệu NDT (250.000 USD) với các mức án từ 2 đến 9 năm rưỡi tù giam.

Một đối tượng cò mồi với vết sẹo dài sau khi được cấy ghép gan, tại tòa án

Được “vỗ béo” trước khi lên bàn mổ

Vương Hồ, 21 tuổi, người tỉnh An Huy, chỉ vì muốn chứng minh cho gia đình thấy bản thân đã độc lập về tài chính nên đã có một quyết định dại dột: bán thận. Sau khi đọc quảng cáo trên mạng “có thể kiếm được 25.000 NDT nếu bán một quả thận”, Vương Hồ đã tìm theo địa chỉ đến Nam Xương. Trước khi bị đưa đi phẫu thuật cắt thận, anh được bố trí ở một phòng trọ nhỏ tồi tàn, dưới sự canh gác nghiêm ngặt của một thành viên băng nhóm buôn thận tên Triệu Trấn. Vương Hồ nhớ lại, trong lúc chờ đợi, anh chỉ có ăn và ngủ như “một con thú bị nuôi nhốt trong chuồng”.

Sau 20 ngày được “vỗ béo”, Vương Hồ bị bịt mắt và được đưa đến một bệnh viện để làm xét nghiệm, nhưng kết quả quả thận của anh không phù hợp với người muốn thay thận. Suốt một tuần sau đó, anh liên tục bị đưa tới bệnh viện và khi tìm được người phù hợp, Vương Hồ phải ký một thỏa thuận “người mua thận không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào”, và được nhận 25.000 NDT.

Tháng 2-2012, Hải quan sân bay Quảng Châu phát hiện kiện hàng đáng ngờ gửi đi từ thành phố Nam Xương, Giang Tây đã chặn lại kiểm tra. Dưới vỏ bọc hàng “hải sản” trong những thùng đông lạnh là những quả thận người. Tưởng Chính Lâm, người gửi thùng hàng này đã lập tức bị bắt giữ. Hắn là một mắt xích trong đường dây buôn bán thận do Trần Phong cầm đấu. Theo điều tra của tờ MSN People, trong thời gian từ tháng 10-2011 đến 2-2012, 23 quả thận đã được gửi bằng đường hàng không từ thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây đến Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông theo cách này. 

Thủ đoạn của băng nhóm này là đăng quảng cáo tìm người bán thận hoặc cho thận trên các trang mạng xã hội với giá cao. Những người muốn bán thận, tuổi dưới 30, chiều cao trên 1,7m, cân nặng trên 75kg, phải có sức khỏe, đặc biệt chức năng gan, thận tốt được xác minh bằng phiếu khám sức khỏe của bệnh viện. Hơn 40 thanh niên trong độ tuổi từ 20-30 đã tới Nam Xương theo những lời quảng cáo này. 

Có sự tiếp tay của bác sĩ 

Khi bị bắt, Trần Phong khai rằng, chính bác sĩ Chu Vân Tùng ở Bệnh viện quân khu Quảng Châu là khách đặt mua thận đầu tiên. Theo đó, khoảng năm 2011, bác sĩ Tùng có nói với Trần Phong rằng, hiện rất nhiều bệnh nhân của ông đang phải chờ thận để được cấy ghép. Nhưng bệnh viện đang rất khan hiếm thận, nên bác sĩ Tùng ngỏ ý muốn hợp tác với Trần Phong.

Nhận được hợp đồng làm ăn béo bở, Trần Phong liên hệ với Lưu Vĩnh Đông - người chuyên mua thận từ những bệnh nhân đã chết não ở một bệnh viện của tỉnh Giang Tây. Lưu Vĩnh Đông bắt đầu đầu tham gia buôn bán nội tạng người bất hợp pháp từ năm 2010 sau khi ông ta phải mua một quả thận ở “chợ đen” để cấy ghép cho chính mình. 

Mỗi phi vụ làm trung gian, Lưu Vĩnh Đông kiếm được 10.000 NDT. Trong một vài vụ thành công, Trần Phong và Lưu Vĩnh Đông đã thành lập đường dây buôn bán thận quy mô lớn, thu lợi nhuận khổng lồ. Khi có nhiều người muốn bán thận, Trần Phong cắt cử đàn em đi thu gom và gửi dưới vỏ bọc “hàng hải sản” cho bác sĩ Chu Vân Tùng, với giá 120.000 NDT/ mỗi quả thận. Trần Phong lấy 10.000 NDT và phần còn lại chia đều cho các thành viên của băng nhóm. Mỗi bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật cắt thận của những người do nhóm Trần Phong đưa đến được nhận 10.000 nhân dân tệ, các y tá được nhận từ 1000-4000 nhân dân tệ mỗi ca. 


Đầu năm 2007, Bắc Kinh lần đầu tiên công bố những quy định cấp quốc gia về cấy ghép nội tạng con người, nghiêm cấm các tổ chức và cá nhân buôn bán nội tạng dưới mọi hình thức. Luật Hình sự sửa đổi năm 2011 của Trung Quốc có 3 điều khoản về tội phạm liên quan buôn bán nội tạng, theo đó những kẻ bị kết tội tổ chức buôn bán nội tạng người có thể phải đối mặt với án tù hơn 5 năm kèm phạt tiền nặng.

Nguồn: Quỳnh My 
Theo Sina, the NanFang
Báo: An ninh Thủ Đô

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THAM MƯU TRƯỞNG LIÊN QUÂN HOA KỲ THĂM VIỆT NAM

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ thăm Việt Nam


TPO - Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Hoa Kỳ do Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ làm trưởng đoàn, có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 13-16/8.

Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ.

Nhận lời mời của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Hoa Kỳ do Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ làm trưởng đoàn có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 13 đến 16/8.

Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ thăm chính thức Việt Nam và cũng là chuyến thăm đáp lễ sau chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam vào tháng 6/2013.

Chuyến thăm Việt Nam của Đại tướng Martin Dempsey và đoàn nhằm góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai nước, phù hợp với quan hệ đối tác toàn diện đã được thiết lập giữa hai nước. Trong dịp này, hai bên sẽ cùng đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng song phương trong thời gian qua trên cơ sở “Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương” và thống nhất phương hướng hợp tác trong thời gian tới.

Đánh giá quan hệ hai nước nói chung và quan hệ quốc phòng nói riêng; thống nhất phương hướng hợp tác, trong đó tập trung vào các lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh, tìm kiếm cứu nạn; cứu trợ thảm họa thiên tai, đào tạo; tăng cường chia sẻ thông tin, hợp tác thực thi pháp luật trên biển.

Sáng mai (14/8), lễ đón chính thức Đại tướng Martin Dempsey và đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Hoa Kỳ sẽ được tổ chức trọng thể tại trụ sở Bộ Quốc phòng. Sau lễ đón, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ và Đại tướng Martin Dempsey cùng đoàn đại biểu cấp cao quân đội hai nước sẽ tiến hành hội đàm.

Dự kiến trong thời gian thăm và làm việc tại Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ và đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Hoa Kỳ sẽ đến chào xã giao Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh; thăm thành phố Đà Nẵng và Dự án xử lý môi trường ô nhiễm chất dioxin và một số đơn vị trên địa bàn…

Nguồn: Nguyễn Minh/Báo Tiền Phong

VIỆT TÂN, BAUXITEVN VÀ PHOTOSHOP

Cuteo@


Không thể phủ nhận tính năng tích cực của Photoshop đối với cuộc sống. Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng đã bộc lộ khá rõ nét.  Vì nhiều lý do khác nhau, một bộ phận báo chí đã trở thành "nô lệ" của photoshop và đắng lòng hơn, một bộ phận không nhỏ đã sử dụng nó như một phương thức để xuyên tạc sự thật . Hệ quả là nhiều nhân vật đã "bỗng dưng" trở thành chủ đề nóng cho những lời đàm tiếu thiếu trong sáng, thậm chí bị hạ nhục.

1. Phu nhân Michelle Obama

Câu chuyện Photoshop với thủ thuật có tính hai mặt này có thể không từ một ai, và bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của nó. Scandal chỉnh sửa rồi đăng ảnh đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama ngực trần trên trang bìa của tạp chí Tây Ban Nha Fuera de Serie khiến độc giả Mỹ phẫn nộ là ví dụ mới nhất.

Tác phẩm “Chân dung của một người đàn bà da đen” của họa sĩ người Pháp Marie-Guillemine Benoist (1800) hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Louvre (Pháp)

Tạp chí Fuera de Serie, số tháng 8/2012. Chễm chệ trên toàn bộ trang bìa là bức ảnh đương kim đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Michelle Obama, đội khăn trùm đầu và mặc chiếc váy trắng để lộ một bên ngực. Bên cạnh đó là dòng ghi chú “Michelle, cháu gái một nô lệ, phu nhân của nước Mỹ”. Ngay khi trang bìa này tới tay độc giả, một cuộc tranh cãi gay gắt bùng nổ trong dư luận Mỹ. Nhiều ý kiến cho rằng Fuera de Serie đã cố tình đưa bà Obama lên để phục vụ mục đích bán báo hơn là tỏ lòng kính trọng đối với đệ nhất phu nhân. “Thật đáng lo ngại khi ban biên tập quyết định miêu tả bà Obama như một biểu tượng của chế độ nô lệ và chủ nghĩa thực dân...”, biên tập viên Althea Legal-Miller của tạp chí Clutch giận giữ.

Khuôn mặt bà Obama được cắt dán vào tranh gốc bằng Photoshop

2. Ông Nông Đức Mạnh
Vào trang Thiếu Long, vô tình đọc được bài "Sự mất dạy của Bauxitvn", qua đó mới thấy sự đốn mạt về nhân cách làm người của cả ông Nguyễn Huệ Chi lẫn đám bậu xậu ăn theo nói leo. Cách viết bài kiểu gian manh ấy đã trở thành vật chứng tố cáo không chỉ tác giả bài viết, mà còn vạch rõ bản chất đám lưu manh chính trị núp bóng nhân sĩ trí thức nước nhà.

Điều đáng nói là việc sử dụng ảnh giả để hạ nhục lãnh đạo nhà nước trong quan hệ ngoại giao với nước khác thì hậu quả của nó không chỉ là hạ nhục lãnh đạo mà còn hạ nhục cả dân tộc. Một việc đớn hèn đến cùng cực như thế mà Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn cũng có thể làm được thì có lẽ không còn từ nào để nói ngoài từ: Mất dạy!

Vào trang Bauxitevn, trong bài "Những thay đổi bất thường trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc 35 năm qua" của tác giả Hoàng Mai, các bạn sẽ thấy có đăng một cái ảnh sau:


Ảnh này được đưa ra trong mục 1 ("Cúi đầu") phần III ("Quy phục"). Có một chú thích ở bên trên là: "Hình ảnh như tự nó nói lên mà không cần bình luận".


Bức ảnh trên, sau khi được đăng tải trên trang Bauxitevn đã bị bạn hehe phát hiện là ảnh giả. Tức là ảnh sử dụng thủ thuật Photoshop để chế tác. 


Ảnh thật như sau:



Các bạn có thể bấm vào nguồn 1nguồn 2, để xem ảnh gốc và kiểm chứng thông tin.

Không cần bình luận gì thêm, bộ mặt tởm nôn của Bauxite Việt Nam đã rõ!Xuyên tạc, bịa đặt và mạo nguồn là một trong những thủ đoạn mà các ông Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn cùng các thành viên của trang Boxitvn sử dụng để lừa bịp dư luận, gây bất ổn xã hội, phá hoai niềm tin của nhân dân đối với đảng và nhà nước.

3. Cuộc chiến chống xâm lược Trung Quốc năm 1979
Vẫn liên quan đến quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, khoảng gần 4 năm trước, vào tháng 7 năm 2010, Bauxite đã đăng bài "Thông tin từ Nhật Bản về tổn thất của Việt Nam trong trận phản công năm 1984". 

Đây là phần đầu bài viết trên Bauxite



Còn đây là  phần cuối bài viết trên Bauxite


Toàn bộ thông tin trong bài trên hoàn toàn là bịa đặt. Sau khi kiểm chứng, thấy toàn bộ số ảnh trên được ăn cắp từ một bài viết đã lên mạng vào tháng 12 năm 2009 của Người tình trắng (một phụ nữ Nhật Bản đi du lịch ở Trung Quốc trong thời gian đó), thêm vào những lời bình và chú thích ảnh sai thực tế.

Đây là ảnh trên Ảnh trên blog Người tình trắng năm 2009:


彼が笑った!  ・・それだけでいい・・

Còn đây là ảnh đăng trên Bauxitevn với sự bịa tác vô liêm xỉ trong lời chú thích ảnh bằng tiếng Việt (7/2010). Tham khảo thêm: Blog Giao


4. Chủ tịch Hồ Chí Minh tát nước giúp dân
Một câu chuyện khác liên quan đến các trang zân chủ sử dụng kĩ sảo photoshop để xuyên tạc sự thật, thóa mạ các lãnh tụ dân tộc là Bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh tát nước giúp dân ở Thường Tín vào năm 1958.

Trước hết phải khẳng định rằng đó là bức ảnh chân thực về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh lao động cùng với người dân mà không hề có sự dàn dựng nào cả.

Câu chuyện được bắt đầu từ một bài của Kami có tiêu đề "Dân bây giờ ghê gớm lắm" đăng trên trang Quê Choa của  nhà văn Nguyễn Quang lập. Trong đó có đăng tấm hình này kèm theo đoạn viết:

"...có một facebooker treo lên một tấm ảnh tư liệu cũ: Chủ tịch Hồ Chí Minh tát nước chống hạn với bà con nông dân ở Thường Tín, Hà Đông ngày 12-1-1958. Tấm hình này thì chắc chắn 100% những người ở độ tuổi U40 trở lên thì ai ai cũng biết (xem hình) và đã từng khâm phục sự gần dân của Bác Hồ. Và chắc chắn ai cũng nghĩ đây là hình ảnh trung thực, không hề có sự bố trí, chuẩn bị hay đóng kịch.




Nếu facebooker nói trên không đặt câu hỏi hóm hỉnh dưới tấm hình rằng: "Bác Hồ đang tát nước vào ai?", thì chẳng ai biết Bác Hồ của chúng ta cũng là một diễn viên bất đắc dĩ hoàn toàn không như nhà văn Nguyễn Thông khẳng định và như chúng ta nghĩ về Bác. Bạn hãy bình tâm và trả lời câu hỏi "Bác Hồ đang tát nước vào ai?" sau khi xem xét kỹ tấm ảnh ở mọi góc độ, kể cả sereach để tìm hiểu xem tấm hình đã được đăng trên Báo Tuổi trẻ có bị sửa đổi bằng photoshop hay không?

Tôi xem tấm ảnh trên và nhận xét rằng, Bác Hồ của chúng ta đang tát nước bùn đen vào các chiễn sĩ bộ đội tham gia giúp dân tát nước dọc sông Hòa Bình (theo báo Tuổi trẻ). Không nhẽ một vị lãnh tụ của nhân dân lao động lại có việc làm vô cảm như thế: Tát nước vào nhân dân?. Do đó lời giải thích đúng đắn nhất sẽ là: tấm hình ấy cũng chỉ là tư liệu ghi lại thời khắc Bác Hồ diễn kịch, nhưng vớ phải tay đạo diễn tồi. Vì từ xưa đến nay khi xem các hình ảnh của Bác Hồ thì ai ai cũng dành cho Bác sự kính trọng và tin Bác không diễn kịch hay dàn dựng nên không ai để ý sơ xuất này".

Đây là một lời bình thiếu trong sáng với thâm ý, Bác Hồ làm việc đó chỉ là diễn theo một kịch bản định sẵn và rằng nó chỉ là căn bệnh hình thức như một số người trồng cây nhân dịp tết Nguyên đán vậy. Đã vậy, bài viết còn khơi mào cho những bình phẩm xuyên tạc bằng cách hỏi: Bác Hồ tát nước vào ai? Đây là một chiêu trò không mới nhằm bôi nhọ lãnh tụ dân tộc.

Trong khi ấy, Hiệu Minh với cái nhìn khách quan và sự công tâm, đã viết trong bài Tát nước gầu dây rằng: "Trong ảnh chắc chắn Cụ Hồ đang chỉ cho nhiều người hiểu rằng công việc tát nước không phải là dễ". 

Hiệu Minh cũng phê phán: "Người cầm dây gầu phía đối diện, còn để tréo dây, tư thế tay và đứng như thế, làm sao múc được nước, mà vội suy luận: “Tôi xem tấm ảnh trên và nhận xét rằng, Bác Hồ của chúng ta đang tát nước bùn đen vào các chiễn sĩ bộ đội tham gia giúp dân tát nước dọc sông Hòa Bình?". 

Sự thật là bức ảnh đã bị cắt xén phục vụ cho mục đích đen tối.

Đây là bức ảnh gốc:


Bạn đọc lưu ý, trong ảnh trên, phần mương khá rộng, đủ để biết là cái sòng cụ đang lấy nước vào gầu là có nước chứ không phải bùn. Không hiểu do vô tình hay cố ý, người ta đăng ảnh trên các báo lại cắt mất phần mương đầy nước, gây cho người xem có cảm giác cụ đang tát bùn.

Đây là bức ảnh bị cắt xén phần mương nước:



Còn đây, bức ảnh đã bị cắt hẳn phần mương có nước.

Dưới đây là đường link của bài báo nói về việc cụ Hồ tát nước trong bức ảnh, được đăng trên Tuổi trẻ:

5. Cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm về một con đường ở.... Thái Lan
Mới đây nhất, trên Facebook của một kẻ chống cộng có đăng tải bức ảnh một chiếc xe máy bị rới xuống hố, với lời bình chú mất dạy về chất lượng đường xá ở Việt Nam.

Sự thật thì bức ảnh trên được chụp tại Thái Lan, và được photoshop làm mờ biển số. Tuy nhiên trò này đã ngay lập tức bị bóc mẽ.

Đây là bức ảnh bị các bạn trẻ bóc mẽ với lời bình: "Cộng Sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm cho một con đường ở.....Thái Lan nhé".




Đã có nhiều commet chỉ ra cái vô lý của tấm ảnh trên. Xin giữ nguyên văn câu chữ thể hiện thái độ phẫn uất, cũng như sự khinh bỉ của bản đọc: 

Ngựa Đen Dkm mẹ, cái con lexus đèn. đó đéo phải VN đâu! Bọn rận ngu mà sao ngu nát nước thế này?

Ngựa Đen Chưa kể là làn xe éo phải bên trái dây điện ở VN toàn thấp hơn mặt đường ::

Nguyễn Phan Giang soi cái biển xe ô tô ở đằng xa xem

Quang Vũ Đào "từ trước đến giờ vẫn nghĩ Việt Tân nói đúng, giờ thì..." 
=> Đắng lòng vãi! =))))

6. Cái tên Somsak Kiatsuranont - Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Thái Lan
Mới đây, trên các diễn đàn internet lưu hành một hình ảnh được cho là chụp một bài báo của báo Nhân Dân với tên của Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Thái Lan là Somsak Kiatsuranont trên tiêu đề bài báo được phiên âm thànhSổm-cặc Kiệt-sụ-ra-nôn. Hình ảnh này được nhiều người, trong đó có cả những người viết báo, người đứng trên bục giảng vốn thường tự coi mình như "cái rún của vũ trụ", "trí tuệ của nhân gian" đem lên cộng đồng mạng để chế diễu những người làm báo Nhân Dân. 

Thật ra, chỉ cần tinh ý một chút, người ta cũng có thể thấy đây là một "sản phẩm" có vấn đề hoặc đã được photoshop vì tên phiên âm của chủ tịch QH Thái Lan trong bài viết lại là "Sổm-sặc Kiệt-sụ-ra-nôn". Điều đáng nói hơn nữa, thực ra hình ảnh này là một "chế phẩm" của trang web "Đàn chim Việt", một trang web chống Cộng "nhiệt tình và ngu dốt" ở hải ngoại, đăng lên từ 2011. Một trang web của những kẻ "chống cộng kiếm ăn" bằng những thủ đoạn bẩn thỉu như bôi nhọ, đơm điều đặt chuyện đối với tất cả những gì liên quan đến chế độ trong nước và ĐCSVN những tưởng chỉ bịp bợm được những người thiếu thông tin, thiếu hiểu biết chứ ai ngờ rằng dễ dàng "xỏ mũi" những người "tinh hoa xã hội" như thế!

Bức ảnh sau sẽ tố cáo trò bẩn bựa của đám chống cộng hải ngoại và trong nước:


Còn rất nhiều những bài viết, những bức ảnh thể hiện phong thái của các chuyên gia chống phá Việt Nam, àm trong phạm vi bài này không thể nói hết.

Điều đáng buồn là trong khi các trang có xu hướng chống đối chính quyền thường kêu gào cho tự do ngôn luận, tôn trọng sự thật, nhưng chính họ lại là những kẻ sử dụng cả nhưng thủ đoạn bần tiện, bỉ ổi nhất để xuyên tạc sự thật và vu cáo thóa mạ chính quyền cũng như các cá nhân khác.

Thử hỏi: Liêm sỉ của những nhà zân chủ ở đâu?

TÂM THƯ GIỮA TUẦN CHO ĐẤT MẸ VIỆT NAM.

Khoai@


Dù sống xa quê, nhưng bạn Le Thi Thu Thuy  hiện đang định cư tại Singapore vẫn đau đáu hướng về đất mẹ, vẫn dõi theo từng hơi thở của đất nước, lo lắng cho từng quả thanh long, hạt ngô, mù tạt...Tinh tế đến từng gốc rạ vai bùn của người dân.


Sau tuần lễ Vu Lan, bạn Thủy có tâm thư gửi về Đất Mẹ Việt Nam. Xin được giới thiệu cùng bạn đọc.



TÂM THƯ GIỮA TUẦN CHO ĐẤT MẸ VIỆT NAM

Kính gửi văn phòng chính phủ, quốc hội, lãnh đạo Đảng và nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Đồng thân gửi toàn thể bà con người Việt trong nước và người Việt trên khắp năm châu. 

Em, lần nữa, không đại diện cho ai. Em đại diện cho tấm lòng mình và nguồn cội mình, gửi lên nguyện vọng và tâm thư của mình cho tổ quốc, giống nòi ta.

Đây là thư. Không theo văn bản hành chính. Thiết nghĩ, nó sẽ chân tình và trọn nghĩa hơn. 

Bản tin của báo chí trong nước là những gì kết nối để em cùng đồng hành cùng nước nhà khi phải sống xa tổ quốc mến yêu. 

Có những tin làm em hãnh diện nhiều cho sự thay đổi và lớn mạnh của dân tộc. Thấy nhiều sự nỗ lực, sự hy sinh, sự tận tâm, sự đoàn kết, sự yêu thương và sự khôn khéo trong đường lối, tư duy, cách điều hành của Đảng và Chính phủ. Trọn tâm, em cũng mong như 90 triệu dân mình. Các bác, các chú đã và đang dành trọn tâm cho dải đất thân thương cong cong hình chữ S. 

Quê hương mình vô cùng xinh đẹp, phì nhiêu, ruộng đồng cò bay thẳng cánh, núi liền núi, sông liền sông, biển dạt dào tôm cá. Em vui. Dân tộc mình vui. Các bác vui. Còn gì hơn. 

Thưa Đại Việt. 

Sáng nay, đọc tin từ Tuổi Trẻ, tờ báo mạng em tâm đắc, cả bản tin tiếng Việt lẫn bản tin tiếng Anh, em mạo muội gửi về đôi dòng tâm thư. 

Bài: "Đau xót Thanh Long đổ đống đầy đường, cho bò ăn."

Bài:" China's refusal of cross-border rice shipments has little impact on Vietnam."

Bài: "Ngô non, mù tạt Trung Quốc giả nhãn Mỹ, Nhật."

Thưa mọi người. 

Ba bài báo này có vẻ không liên quan, không dính dáng gì nhau. Xin thưa, có ạ. 

Nó làm tim em loạn nhịp, tay em run khi gõ máy viết gửi bài thư này. 

Nó làm chúng ta thức tỉnh. 

Giữa nói và làm, hình như lâu nay chúng ta luôn qúa hình thức, xa rời thực tế, ảo vọng và tham.

Muốn TRỊ nước, phải AN dân, thì mới BÌNH thiên hạ. 

Chuyện Thanh Long, hay chuyện nhãn, Vải, Bửoi, Măng Cụt, Chôm Chôm, Nho, Xoài, Cóc, Ổi cho đến những vựa lúa phì nhiêu từ đồng bằng, cao nguyên Bắc Bộ trải dài qua miền Trung, phì nhiêu tận mũi Cà Mau luôn làm em hãnh diện và. ..buồn. 

Nhiều điều để hãnh diện vì khí hậu nước ta đủ 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông. Đủ để có cây trái bốn mùa. 

Buồn là vì đất ta phì nhiêu đến vậy, nhưng dân ta vẫn khổ và khốn khó trăm đường. (?)

Hay nói đến thiên tai? Vâng, không sai.

Hay nói đến chiến tranh? Đúng, tàn khốc và hủy diệt. 

Hay nói đến chính sách, phương thức, đạo luật? Đây mới là điều buồn nhất. 

"Có làm thì mới có ăn. Không dưng ai dễ mang phần đến cho"; Hoặc" Lấy dân làm gốc"...Nhiều, nhiều lắm khẩu hiệu, thành ngữ. Đọc đâu em cũng thấy đúng, thấy đủ, thấy sâu sắc. Nhưng giữa nói và làm, mọi thứ... xa nhau qúa. Không chỉ riêng chính phủ, mà cả mỗi công dân nước mình. 

Thiết nghĩ, nếu chính phủ quan tâm hơn, sát sao,công bằng thưởng phạt, áp dụng chế tài, đôn đốc, tìm hướng đi và khuyến khích mọi mặt. 

Thiết nghĩ sản phẩm dân trồng ra được quan tâm, hướng dẫn quy chế an toàn, tạo thị thị trường, ủng hộ của người tiêu dùng trong nước bằng các chính sách và hình thức giới thiệu, quảng bá thì...

Thiết nghĩ người Việt bớt đi tính gian trá,láo liên, xem thường luật pháp, chà đạp nhân phẩm. Lòng tham và tính ích kỷ hủy hoại tư cách làm người một cách đau đớn và nhục nhã nhất. Tiền không thể mua được tất cả, Nhưng tiền có thể làm một quốc gia thịnh hay suy, nếu không biết điều tiết và giáo dục. 

Em nghĩ khá đơn giản. 

Thêm vào chương trình phát sóng ở Tivi hàng ngày, hãy giới thiệu nhiều về sản phẩm Việt Nam. 

Nhà nước thu thuế của dân, dành một phần thuế này trả cho đài, báo, nếu cần phải trả. 

Thêm vào những giáo dục cộng đồng, xây thêm khu vui chơi, thể dục, thể thao cho dân. Dân khỏe, dân vui, dân sẽ yêu nước. 

Thêm vào nói ít đi, làm nhiều hơn những chính sách cụ thể ủng hộ người nông dân. Trợ sức, trợ vật chất, trợ tinh thần. 

Thêm vào các chính sách cởi mở, kêu gọi đầu tư, thông, thoáng, tìm bạn hàng, kết tình thân ái với những quốc gia văn minh,tiên tiến. Hãy dựa vào nhau, cũng là tiền đề vững chắc. Ở đời không ai cho ai cái gì không, nên đừng qúa khắt khe,kỹ càng mà bỏ mất cơ hội. Nội lực mạnh phải dựa vào ngoại lực vững bền. 

Nói chung, hướng đi và cách giải quyết thì nhiều lắm. Cả bộ chính trị, cả ban chấp hành TW, cả Đảng, cả nhà nước, cả các ban nghành và cả 90 triệu dân Việt đồng lòng góp lại thì em nghĩ, điều mong ước gì cũng thành hiện thực. 

Và người Việt, làm ơn bắt tay vào cùng đất nước, chính phủ. Đừng tham mà làm điều ác, điều bất chính. 

Nếu được: 

Dân sẽ ấm no hơn 
Toàn tâm hơn 
Nước nhà sẽ thịnh vượng 
Dân tộc sẽ khởi sắc 
Kẻ thù sẽ khiếp sợ 
Bạn bè năm châu sẽ kính trọng, yêu mến. 

Mạo muội em gửi vài dòng với mong muốn tột bậc, người Việt, hãy đoàn kết và làm điều nghĩa khí cho giang san,tổ quốc, giống nòi. 

Xin nói không với điều xấu. Người Việt, xin hãy chung tay. 

Kính thư. 
Lê Thị Thu Thủy 
Gửi từ Đảo Quốc thịnh vượng Singapore. 
Tháng 8/2014

VIỆT NAM ĐANG BỎ SÓT CÔNG TRÌNH "TẦM CỠ QUỐC TẾ"?

VN đang bỏ sót công trình "tầm cỡ quốc tế"?


Tuần VNN - Đừng vì bức xúc với “tệ nạn” sính bằng cấp, háo danh vị… mà vội vã đưa những thông tin chưa được xác thực, khuếch trương quá đáng, vượt quá tầm thực tế của những nhà phát minh mộc mạc đáng yêu ấy.

Sau hàng loạt cuộc tranh luận, mổ xẻ, đến lúc này, câu chuyện nhà sáng chế nông dân Bùi Khắc Kiên và công nghệ “lò đốt rác phát điện” đã hạ nhiệt. Với sự “tung hứng” kịp thời và đa chiều của các diễn đàn, sự nhanh nhạy của báo chí, chuyện anh nông dân Thái Bình làm ra “nhà máy điện” đã được điều chỉnh dần đến gần với sự thật.

“Mốt” khuếch trương

Nhưng qua câu chuyện này, một lần nữa dư luận lại đặt một dấu hỏi lớn về giới hạn thông tin, sự “a dua” của dư luận…

Bởi, một khi căn bệnh hàng vạn “tiến sĩ giấy, tiến sĩ dởm” vốn dĩ vẫn gây nên sự bức xúc không nhỏ thì chỉ cần xuất hiện một vài hiện tượng “nhà sáng chế nông dân” là sự bức xúc đó có thể dễ dàng biến thành đề tài để dư luận châm biếm, chế nhạo. Mà đích đến không chỉ là các nhà khoa học mà nhiều khi là chính các nhà sáng chế kia.

Và từ đó, truyền thông tạo cho mình một nguyên cớ, để rồi khuếch trương thổi phòng các “phát minh, sáng chế” của nông dân, thợ thủ công, thợ cơ khí, những người lao động bình thường… tạo hiệu ứng cộng hưởng từ các mạng xã hội. Rồi sự thật cũng bắt đầu từ những diễn đàn đó sáng tỏ dần dần.

Ví dụ, chỉ cần lướt qua các phương tiện truyền thông hay trên các diễn đàn đình đám, người đọc sẽ cảm thấy ngơ ngác, giật mình bởi những tựa đề rất “kêu” như là “Nông dân làm nhà máy điện: Sở Thái Bình cấm cho an toàn”, “Thảm cảnh lò đốt rác phát điện: Sở Thái Bình chủ quan”, “Nông dân Thái Bình làm nhà máy điện, cạnh tranh với EVN”, “Thảm cảnh lò đốt rác phát điện: Người Nhật thấy ngọc”, “Lò đốt rác ông Kiên: Địa phương mất, người ngoài… hưởng ngọc thay”,“Doanh nghiệp ca ngợi, muốn hợp tác làm lò đốt rác ông Kiên”…

Thoạt nhìn qua, những thông tin như vậy khiến người đọc sẽ vô tình suy nghĩ thiếu thiện cảm về trách nhiệm của những nhà quản lý, và có cảm giác y như rằng Việt Nam đang bỏ sót, đánh rơi… một “công trình khoa học” có tiếng vang, mang tầm quốc tế.

Nhìn theo hướng tích cực, phải thừa nhận một thực tế rằng nước ta có một lực lượng hùng hậu mang “học hàm, học vị” cao nhưng hình như phần lớn chưa sáng tạo, sáng chế được nhiều công trình tương xứng.

Điều này không cần dẫn chứng thêm bởi báo chí đã đề cập quá nhiều, và vì thế, báo chí “có quyền” chọn cho mình những cách tác nghiệp “phản biện, góp bàn” khác nhau, thậm chí là hài hước, chê bai… để truyền tải những thông điệp nhằm đổi mới, xây dựng xã hội ngày càng hoàn thiện, tốt đẹp hơn.

Nhưng cũng không vì bức xúc quá với “tệ nạn” sính bằng cấp, háo danh vị… mà vội vã đưa những thông tin chưa được xác thực, khuếch trương quá đáng, vượt quá tầm thực tế của những nhà phát minh mộc mạc đáng yêu ấy. Biết rằng, khi dừng lại ở những thắc mắc “bên ngoài” nó sẽ gợi mở ra nhiều góp ý nhẹ nhàng sâu xa, nhưng nếu thẳng thừng đi “sâu” quá… lại đụng chạm đến những vấn đề khó nói, mang tính cốt lõi.

Bệnh bằng cấp chung quy cũng là lỗi của toàn hệ thống xã hội, của quan niệm văn hoá truyền thống lâu đời và ngay tại cơ chế hiện tại.

Chức năng kiểm chứng, đánh giá thông tin?

Ừ thì, cái “lò đốt rác phát điện” có một lần duy nhất làm nhấp nháy 7-10 bóng đèn 100 W trong vòng 2-3 phút, như vậy thì làm sao mà… cạnh tranh nổi với EVN.

Ừ thì, cái “lò đốt rác phát điện” với chức năng chính là đốt rác, nhưng nhìn cái ống khói đen khịt, bụi khói mù mịt kia lại là một minh chứng rõ ràng cho việc… gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Ừ thì, cái “lò đốt rác phát điện” có nhiệt độ lò 1600-2000 độ C… sẽ rất mâu thuẫn khi nó được vận hành từ những vật dụng, thiết bị được kết hợp, cộng hưởng lại không quy chuẩn, không đồng bộ như lò rèn cũ, thùng phi, bao tải, rẻ, quần áo rách…

Ừ thì, cái “lò đốt rác phát điện” đã khiến người Nhật phải đích thân tìm đến, và người Nhật đã vui mừng khi tìm thấy “ngọc”, nhưng… không biết đến bao giờ người Nhật ấy sẽ “vội vã” mua “bản quyền công nghệ” quý như “ngọc” ấy.

Ừ thì, người phát minh ra cái “lò đốt rác phát điện” do mức độ hiểu biết của mình, do lúc vui vẻ cao hứng có thể nói thêm nói bớt, nói quá lời về “đứa con tinh thần” của mình thì trách nhiệm của truyền thông ngoài việc đưa khách quan, trung thực còn có một chức năng vô cùng quan trọng là kiểm chứng, đánh giá thông tin.

Hiện tượng người nông dân Bùi Khắc Kiên và phát minh “lò đốt rác phát điện” cũng như hiện tượng những nhà nông dân khác trong cả nước có niềm đam mê tìm tòi sáng tạo… là chuyện quá đỗi bình thường trên thế giới.

Dù thành công hay thất bại, họ cũng xứng đáng nhận được lời khen ngợi, và hãy biết trân trọng sự tìm tòi của họ. Trong cuộc sống mưu sinh đời thường, những ai yêu khoa học, chịu khó tìm hiểu, mày mò và nhiệt huyết đều có khả năng tự làm ra những sản phẩm tiện ích cho chính bản thân mình và nếu có thể… sẽ giúp ích được cho cả nhân loại.

Trong khi đó, thông tin về sự việc đôi khi rất mâu thuẫn. Công nghệ “lò đốt rác phát điện” khi được xưng tụng là một phát minh “ngọc” và lúc lại được đem ra mổ xẻ, rằng công nghệ đó… hoàn toàn cũ rích. Biện pháp ngay bây giờ là làm sao giúp người nông dân kia cân bằng lại trạng thái của mình, hướng dẫn, giải thích cho “nhà sáng chế” ấy thấy được tác hại đã và sẽ xảy ra đối với môi trường, đối với những người xung quanh nếu cứ tiếp tục duy trì cái “quy trình” nổi tiếng ấy.

Ca ngợi người Nhật là một điều không thừa, họ luôn tìm thấy “ngọc” bởi thái độ đúng mực, nghiêm túc, có trách nhiệm đối với khoa học kỹ thuật nước nhà. Mới đây, ngài thủ tướng Nhật còn có một đề xuất thú vị khi đưa ra ý tưởng cuộc thi “Olympic người máy”. Ông nói rằng “năm 2020, tôi muốn quy tụ tất cả robot trên thế giới đến để tổ chức một Olympic cho các người máy thi thố kỹ năng với nhau”. Trong khi đó, các nhà khoa học thứ thiệt của Việt Nam vẫn loay hoay câu hỏi “vô cùng khó” là làm sao có thể công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Chỉ còn 06 năm nữa thôi, cũng tức là năm 2020, cái mốc “ước ao” Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp, mà đã là nước công nghiệp thì các phát minh đều phải là thứ thiệt.

Nhưng muốn có những phát minh thứ thiệt thì trước hết… cũng cần có những người làm truyền thông thứ thiệt. Vì chỉ có những người làm truyền thông thứ thiệt mới có thể phát hiện ra… những phát minh thứ thiệt.

CHÚNG TÔI ĐÃ BẤT NGỜ

Chúng tôi đã bất ngờ



Đó là cái bình nước inox mới tinh, có vòi vặn và ly để uống, đựng trà đá pha bằng trà ngon, nước khoáng và đá sạch, đặt ngay gốc cây trứơc cổng công ty tôi. Hằng ngày cái bình luôn được châm nước mới để phục vụ bà con, thực ra cái bình này thay thế cho cái bình nhựa bảo ôn đã bị mưa nắng làm hư sau hai năm phục vụ.

Có rất nhiều người uống trà đá miễn phí của chúng tôi, có người cảm ơn có người không, đa số là người có việc phải mưu sinh ngoài đường, những người mua phế liệu, bán vé số, xe ôm hay ba gác... mấy bữa nay nắng nóng, hầu như người uống liên tục nên cái bình mau vơi nước

Chiều nay, trong khoảng khắc chiếc bình vơi nước, hai gã thanh niên đi xe máy nhanh tay cuỗm chiếc bình bỏ chạy, trong ánh mắt ngỡ ngàng của chú bảo vệ và mấy anh xe ôm gần đó

Chúng tôi đã rất bất ngờ, ngày mai chúng tôi sẽ mua bình khác để phục vụ bà con, dù sao, thứ chúng không thể cướp được, chính là tấm lòng của chúng tôi

(copy từ Đàm Hà Phú)
Chép từ nhà Beo Hồng