Ngày hôm nay, ngày quốc khánh của toàn dân tộc, tôi bất chợt đọc được một bài viết của ông Lê Công Định, một "luật sư nổi tiếng "một "chính trị gia" đương thời về ngày Độc lập của dân tộc, được đăng trên Facebooks cá nhân của ông ta, cũng được đăng trên BBC Việt ngữ. Đọc kể cũng thú vị, giọng văn mượt mà và lời lẽ khá hấp dẫn, nhưng đáng buồn là tôi không hề bắt gặp một thứ đáng để coi trọng, mà chỉ được thấy một thứ từa tựa như con gà cục tác lá canh mà thôi !
Độc lập là thuộc địa cho chủ mới ?
Mời các bạn đọc cái cảnh nước ta "Độc lập " dưới con mắt của ngài "Luật sư ".
Tôi xin được hỏi ông Lê Công Định rằng:
- Việt Nam lúc đó là thực sự độc lập, tự chủ hay chỉ là "Độc lập" với Pháp và thần phục Nhật Bản ?
- Có nền độc lập nào dựa vào ngoại bang để duy trì sự tồn tại của mình ?
Nếu như ông Lê Công Định thừa nhận Độc lập chỉ là một tiếng hô đoạn tuyệt chủ cũ để thuần phục chủ mới, nếu ông Lê Công Định thừa nhận độc lập là phụ thuộc hoàn toàn vào sự khống chế của ngoại bang , thì tôi đã hiểu tại sao ông lại đấu tranh cho "độc lập, tự chủ, dân chủ" suốt bao nhiêu năm qua rồi, tức định nghĩa Việt Nam là thuộc địa của Ngoại bang mới đúng là nền độc lập cho dân tộc!
Và ông Lê Công Định cho rằng sự tồn tại của đội quân phát xít hùng hậu với gánh nặng làm chết hàng triệu người dân Việt Nam vì đói là một biểu hiện huy hoàng của nền độc lập dân tộc đáng được coi trọng?
Và ông Lê Cộng Định cũng chẳng học lịch sử Việt Nam!
Trước khi phê phán một ai, tôi đều cố gắng đọc lại bằng được tác phẩm của người đó, nhưng có lẽ một "trí thức dân chủ" như ông Lê Công Định không thèm đọc lại rõ ràng lịch sử Việt Nam nên sau định nghĩa Độc Lập là làm thuộc địa cho ngoại bang, ông ta liền xổ toẹt bản chất thực sự dốt sử của mình ra trước mắt bàn dân thiên hạ:
Thực tế ông Định chưa hề và chắc chưa bao giờ được biết Quốc dân đại hội ở Tân trào là gì nên mới nói những câu nói thiếu muối như vậy. Và là một công dân mạng Việt Nam được sống trong thời đại công nghệ thông tin, tôi xin giới thiệu cho ông một văn bản:
Sáng 15-8-1945, được tin đích xác vua Nhật đã ra lệnh đầu hàng cho quân đội Nhật, Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh thấy không thể chờ đợi cho thật đông đủ tất cả các đại biểu nữa nên đã quyết định khai mạc Đại hội đại biểu quốc dân vào chiều ngày 16-8-1945 và tiến hành rất nhanh chóng để các đại biểu có thể mang lệnh khởi nghĩa về các địa phương. Hơn 60 đại biểu đại diện cho các đảng phái chính trị, các đoàn thể cứu quốc, các dân tộc, tôn giáo, có cả đại biểu từ Nam bộ, miền Nam Trung Bộ và Việt Kiều ở Thái Lan, ở Lào về dự đại hội. Đại hội họp tại đình Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đình lợp lá cọ, có ba gian, gian giữa có bàn thờ, vẫn để nguyên không đụng chạm đến. Gian bên phải triển lãm sách báo cách mạng, gian bên trái là gian họp của Đại hội. Hồ Chí minh vừa bị cơn sốt nặng, sức còn yếu nhưng Người đã đến dự đại hội. Đây là lần đầu tiên sau khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh ra mắt anh chị em đại biểu khắp ba kỳ, cả đại biểu Việt Kiều ở Thái Lan và Lào. "Được gặp vị lãnh tụ tối cao của dân tộc, được nghe vị lãnh tụ ấy vạch rõ phương châm thành công, với một giọng nói hiền từ mà kiên quyết, các đại biểu ai nấy đều có cảm tưởng đã được thoả mãn trong ước vọng bình sinh của mình, lòng tin tưởng vào tương lai càng cao". Trường Chinh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, đọc bản báo cáo trước Đại hội nêu ra hai vấn đề lớn: Tổng khởi nghĩa và bầu Uỷ ban dân tộc giải phóng. Đảng cộng sản Đông Dương chủ trương lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy tước vũ khí của Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, giành lấy chính quyền từ tay Nhật, lật đổ bọn bù nhìn tay sai của Nhật, đứng địa vị cầm quyền mà tiếp đón quân Đồng Minh vào giải ngũ quân Nhật trên đất Đông Dương.
GIÀNH CHÍNH QUYỀN TOÀN QUỐC VÀ THI HÀNH MƯỜI CHÍNH SÁCH LỚN CỦA VIỆT MINH
NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC DÂN ĐẠI HỘI
NGÀY 16 – 17- 8 - 1945
a) Ở châu Âu, chủ nghĩa phát xít Ý, Đức đã chết, phong trào dân chủ mới đang tiến tới.
Sau khi giúp một phần lớn trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu, Nga Xô viết ngày 8-8-1945 đã tuyên chiến với Nhật, quyết cùng với quân Đồng minh đánh trận cuối cùng để tiêu diệt bọn phát xít ở châu Á.
Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Đồng minh sắp kéo vào nơi nào có quân Nhật đóng.
Phong trào dân tộc độc lập và dân chủ mới càng thêm bồng bột và lan tràn trên thế giới.
b) Ở nước ta, chính quyền của Nhật đang tan rã. Nhận thấy cơ hội thuận tiện, Uỷ ban khởi nghĩa do Tổng bộ Việt Minh lập ra đã ra lệnh cho Đội quân giải phóng tước khí giới của tàn binh Nhật và mở rộng phạm vi hoạt động.
c) Quốc dân Đại hội thiết tha hiệu triệu nhân dân toàn quốc, các đoàn thể cách mạng kịp thời đứng lên đoàn kết phấn đấu, để thi hành 10 điều sau đây:
1. Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên nền tảng hoàn toàn độc lập.
2. Võ trang nhân dân. Phát triển quân Giải phóng Việt Nam.
3. Tịch thu tài sản của giặc nước và của Việt gian, tuỳ từng trường hợp sung công làm của quốc gia hay chia cho dân nghèo.
4. Bỏ các thứ thuế do Pháp, Nhật đặt ra; đặt một thứ thuế công bằng và nhẹ.
5. Ban bố những quyền của dân cho dân.
- Nhân quyền.
- Tài quyền (quyền sở hữu).
- Dân quyền: Quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do dân chủ (tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, ngôn luận, hội họp, đi lại), dân tộc bình quyền, nam nữ bình quyền.
6. Chia lại ruộng công cho công bằng, giảm địa tô, giảm lợi tức, hoãn nợ, cứu tế nạn dân.
7. Ban bố Luật lao động; ngày làm 8 giờ, định lương tối thiểu, đặt xã hội bảo hiểm.
8. Xây dựng nền kinh tế quốc dân, phát triển nông nghiệp. Mở Quốc gia ngân hàng.
9. Xây dựng nền quốc dân giáo dục; chống nạn mù chữ, phổ thông và cưỡng bách giáo dục đến bậc sơ cấp. Kiến thiết nền văn hoá mới.
10. Thân thiện và giao hảo với các nước Đồng minh và các nước nhược tiểu dân tộc để giành lấy sự đồng tình và sức ủng hộ của họ.
d) Để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc giải phóng của chúng ta cho thắng lợi, Quốc dân Đại hội quyết định thành lập Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam. Uỷ ban này cũng như Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam trước khi thành lập một chính phủ chính thức. Uỷ ban này thay mặt quốc dân mà giao thiệp với các nước ngoài và chủ trì mọi công việc trong nước.
đ) Thì giờ cấp bách. Phải hành động cho kịp thời, Uỷ ban giải phóng dân tộc giao toàn quyền chỉ huy cho Uỷ ban khởi nghĩa.
e) Không phải Nhật bại là nước ta tự nhiên được độc lập. Nhiều sự gay go trở ngại sẽ xảy ra. Chúng ta phải khôn khéo và kiên quyết. Khôn khéo để tránh những sự không lợi cho ta. Kiên quyết để giành cho được nền hoàn toàn độc lập. Trên thế giới, sau cuộc chiến tranh này, một dân tộc quyết tâm và nhất trí đòi quyền độc lập thì nhất định được độc lập. Chúng ta sẽ thắng lợi.
Ngày 16-8-1945
Toàn văn trò lố của ông Lê Công Định trên BBC Việt ngữ: Đọc tại đây