Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

CẤM NGHỀ NGỦ ÔM, CẤM CHO THUÊ NGƯỜI YÊU

Ong Bắp Cày


Thế mới biết quốc hội cũng có nhiều chuyện da diết ra phết!


Tử chuyện lướn đến chuyện bé, từ đại sự quốc gia cho đến ăn ngủ đụ ị của người dân quốc hội đều phải lo hết. Thế mới thấy là đại biểu quốc hội chẳng sướng gì.

Sáng qua, Ủy viên thường trực Ủy ban KH-CN-MT của QH Trần Thị Quốc Khánhkhi góp ý dự luật Đầu tư sửa đổi tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách: "Dự luật quy định một điều ngắn gọn "cấm kinh doanh mại dâm" là không đủ, trong khi thực tế có những dịch vụ liên quan gây bức xúc trong xã hội, như dịch vụ ngủ ôm hay thuê người yêu, thuê vợ thuê chồng. “Nhiều người nói VN không cấm nên vẫn kinh doanh, vì vậy cần phải quy định thêm cho chặt chẽ trong luật sửa đổi lần này".

Lại vẫn là chuyện công dân được phép làm những gì pháp luật không cấm hay chỉ được phép làm những gì mà luật cho phép.

Chị chả hiểu đúng sai thế nào, nhưng thấy có gì đó bất ổn.

Chị phê nhất khi nghe Ông Trần Ngọc Vinh, Đại biểu của thành phố Hoang Phượng, nơi có Đồ Sơn để so sánh với đồ nhà, phản biện về việc "Phải cấm cả nghề ngủ ôm, cho thuê người yêu". Ông Vinh nói: cần cân nhắc quy định tại điều 4 về cấm kinh doanh mại dâm. “Ở VN đã coi đây là một nghề chưa mà mình đưa vào điều cấm? Nên thiết kế ở luật khác chứ ghi thế này thì nghiễm nhiên coi mại dâm ở VN đã là một nghề rồi".

Hehe, cấm nghề ngủ ôm, cấm cho thuê người yêu, sẽ làm nhiều bạn buồn. 

Nhưng theo chị, cấm mà thuê được mới có hứng!

TRUNG QUỐC LẠI ĐẬP PHÁ TÀI SẢN, ĐÁNH ĐẬP NHƯ DÂN VIỆT NAM

Ong Bắp Cày

Chị chửi: Địt con mẹ thằng Trung Quốc phát đã.

Tin đây:

Trung Quốc lại đập phá tài sản, đánh đập ngư dân Việt Nam

(PLO)- Theo thông tin xác minh từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, trong các ngày 1 và 14/8 vừa qua, các tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96416 TS và QNg 96674 TS trong khi đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa đã bị một số tàu Trung Quốc khống chế, ngăn cản và lấy đi một số tài sản. Vietnam+ phát lúc 18g08 ngày 9-9 cho biết như trên.

Ông Lê Hải Bình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao phát biểu tại buổi họp báo. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)

Nghiêm trọng hơn, ngày 15/8 vừa qua, trong khi đang hoạt động bình thường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96697 TS đã bị hai canô cao su cùng số hiệu 207 của Trung Quốc khống chế, lên tàu đập phá, tịch thu trái phép một số tài sản và đánh đập các ngư dân.

Vietnam+ cho hay, hôm nay 9/9, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước những hành động nói trên của Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:

“Ngày 09/09/2014, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối. 

Đây là những hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, trái với luật pháp quốc tế và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc và đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân.

Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc điều tra và xử lý nghiêm các hành vi của lực lượng chức năng Trung Quốc đồng thời không để tái diễn những hành động trên và bồi thường thỏa đáng cho các ngư dân Việt Nam”.

Trước đó, trong một hành động nữa xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, hôm 2-9, Trung Quốc đã cho một tàu du lịch với khoảng 200 du khách khởi hành từ cảng Tam Á (đảo Hải Nam, Trung Quốc) đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.




Theo Tuổi Trẻ, bản tin của Tân Hoa xã cho biết tàu du lịch này có tên Coconut Princess rời cảng Tam Á chiều qua với lịch trình bốn ngày ba đêm trên biển đến Hoàng Sa. Công ty chủ quản tàu nói Coconut Princess mất 12 giờ cho quãng đường kể trên.

Tour du lịch trái phép này đưa du khách Trung Quốc đến ba đảo trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bao gồm bãi Xà Cừ, đảo Ốc Hoa, đảo Ba Ba. Tại đây họ sẽ chơi bóng chuyền, lặn, câu cá và chụp ảnh cưới. Để đi tour du lịch trái phép kể trên, mỗi du khách phải trả 650-1.200 USD.

Cũng theo Tuổi Trẻ, từ tháng 4-2013, Trung Quốc đã cho thử nghiệm tour du lịch trái phép từ Hải Khẩu đến Hoàng Sa của Việt Nam và khoảng 3.500 du khách đã tham gia hành trình này. Tuyến đường mới Tam Á - Hoàng Sa được nói là ngắn hơn tuyến đường cũ tám giờ.

Trước vụ việc trên, ngày 4/9/2014, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc khai trương tuyến du lịch biển khởi hành từ thành phố Tam Á (thuộc tỉnh Hải Nam) đến quần đảo Hoàng Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:


“Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa. Việc Trung Quốc khai thác du lịch ở khu vực này là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc cũng như tinh thần Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông và khu vực.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái này”.

LS TRẦN ĐÌNH TRIỂN BỊ TỐ CÁO VI PHẠM ĐẠO ĐỨC LUẬT SƯ VÀ LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, TRỐN THUẾ

Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư “Vì Dân”: Bị tố cáo “Vi phạm đạo đức luật sư và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế”


Luật sư Trần Đình Triển có thực sự “vì dân” hay vì tiền? Một số thân chủ có đơn tố cáo luật sư Trần Đình Triển “Vi phạm đạo đức luật sư và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế”…

Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư (VPLS) Vì Dân, đang giữ chức Phó Chủ nhiệm, Trưởng ban Bảo vệ quyền lợi luật sư của Đoàn Luật sư TP Hà Nội, gần đây bị chính khách hàng thân quen của mình là Công ty Cổ phần Đầu tư ATS (gọi tắt là Công ty ATS), trụ sở tại 252 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, gửi đơn đến Bộ Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư Hà Nội, Sở Tư pháp và cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Hà Nội (PC45), Báo Người cao tuổi tố cáo “Vi phạm đạo đức luật sư và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế”.

Đơn tố cáo nêu rõ: “Vào năm 2012, Công ty ATS và VPLS Vì Dân, thương thảo 25 Hợp đồng dịch vụ pháp lí để VPLS hỗ trợ pháp lí cho công ty chúng tôi liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong nội dung dự thảo các hợp đồng pháp lí có quy định về phương thức tính giá trị hợp đồng, được thanh toán làm 2 lần: Lần 1: Công ty ATS tạm ứng cho VPLS Vì Dân một khoản tiền cố định vào tài khoản của VPLS trong thời hạn 7 ngày kể từ khi kí kết hợp đồng. Lần 2: Thanh toán toàn bộ hợp đồng khi kết thúc vụ việc.

Trong khi chưa kí Hợp đồng dịch vụ chính thức, VPLS Vì Dân đã thực hiện (chưa kết thúc) công việc của 6/25 Hợp đồng dịch vụ pháp lí đang thương thảo. Theo 6 Dự thảo hợp đồng này, số tiền tạm ứng mà Công ty ATS phải thanh toán là 250 triệu đồng. Song vì luật sư Trần Đình Triển trình bày hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn về kinh tế khi vợ chồng phải phân chia tài sản li hôn và đề nghị Công ty ATS chuyển cho 300 triệu đồng tiền tạm ứng phí dịch vụ pháp lí.

Biên lai chuyển tiền cho ông Triển.

Công ty ATS chấp nhận. Ngày 12/10/2012, ông Nguyễn Hữu Sinh (Phó Giám đốc Công ty ATS) thực hiện chuyển tiền tạm ứng phí dịch vụ bằng phương thức chuyển khoản 300 triệu đồng cho VPLS Vì Dân, vào tài khoản 1300201223268 tại ngân hàng NN&PTNT số 4 Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội). Biên lai ghi rõ “Thanh toán tạm ứng phí luật sư theo hợp đồng đã kí của Công ty ATS”.

Cùng ngày 12/10/2012, luật sư Triển gợi ý vay thêm 1 tỉ đồng từ bà Nguyễn Thị Thoa, Giám đốc Công ty ATS. Bà Thoa đồng ý và giao cho ông Nguyễn Hữu Sinh sử dụng nguồn tiền của công ty chuyển cho ông Triển. Phiếu chuyển 1 tỉ đồng ngày 12/10/2012 cho VPLS Vì Dân, chứng từ giấy nộp tiền ghi rõ: “Chuyển tiền cho anh Triển vay theo yêu cầu của bà Thoa”.

Khi ông Triển không đáp ứng được yêu cầu dịch vụ pháp lí của một số vụ việc, lại yêu cầu Công ty ATS thanh toán tiếp tiền tạm ứng dịch vụ đối với các hợp đồng còn lại, Công ty ATS không chấp nhận yêu cầu này và đề nghị ngừng cung cấp dịch vụ. Hai bên tiến hành bàn giao tài liệu, hồ sơ để trả về Công ty ATS. Đại diện gia đình bà Thoa và Công ty ATS nhiều lần yêu cầu ông Triển hoàn trả 1 tỉ đồng (vay cá nhân bà Thoa), nhưng ông Triển từ chối, luôn nại ra lí do, số tiền ông Triển nhận được là phí dịch vụ. Lí do vô lí bởi không dựa vào bất cứ điều khoản nào trong dự thảo hợp đồng dịch vụ để hợp thức số tiền 1 tỉ đồng của Công ty ATS và ông luật sư này trắng trợn phủ nhận sự thật và lòng tốt của người khác giúp đỡ khi ông ta gặp khó khăn. Sự thật là Dự thảo hợp đồng dịch vụ chưa được kí kết tức là chưa có hiệu lực pháp lí. Giả sử tất cả các hợp đồng dịch vụ đã được kí kết bởi 2 bên thì VPLS Vì Dân cũng chưa hoàn thành công việc, Công ty ATS không có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng. Tổng số tiền tạm ứng chi phí dịch vụ pháp lí cho 25 hợp đồng của Công ty ATS với VPLS Vì Dân có giá trị 550 triệu đồng. VPLS Vì Dân mới thực hiện (chưa kết thúc) 6/25 vụ. Tổng số tiền ông Triển nhận được từ Công ty ATS chuyển khoản 1,3 tỉ đồng, vậy ông Triển căn cứ vào điều khoản nào của hợp đồng để hưởng lợi số tiền này?

Khi làm việc với đại diện Công ty ATS, ông Triển phủ nhận việc vay nợ là “vay thì phải có giấy tờ, nếu không có giấy tờ thì không có cơ sở đòi”. Luật sư Trần Đình Triển cù nhầy quên rằng, Bộ luật Dân sự cho phép các bên có thể giao dịch bằng miệng hoặc bằng văn bản đối với các giao dịch dân sự nếu pháp luật không có yêu cầu khác. Chứng cứ của việc vay tiền được ghi rõ trong biên lai chuyển tiền qua Ngân hàng NN&PTNT ngày 12/10/2102 “Chuyển tiền cho anh Triển vay theo yêu cầu của bà Thoa”. Các lí do ông Triển nêu trên, một phần muốn “bịp” người dân về nhận thức pháp luật, một phần thể hiện âm mưu chiếm đoạt số tiền vay.

Việc làm của luật sư Triển bộc lộ vừa đạo đức không tốt, vừa thiếu trách nhiệm của một luật sư. Hành vi lẩn tránh, mưu chiếm đoạt tiền của Công ty ATS, của ông Triển, biểu hiện tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Luật sư Triển cho rằng 1,3 tỉ đồng là phí dịch vụ pháp lí, nhưng thực tế VPLS này lại không kí kết hợp đồng dịch vụ pháp lí, không phát hành phiếu thu hoặc hóa đơn giá trị gia tăng cho Công ty ATS đối với số tiền đã nhận, là hành vi trốn thuế.

Đơn tố cáo đề nghị Đoàn luật sư Hà Nội xem xét sai phạm của luật sư Triển, kỉ luật miễn nhiệm chức danh Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội, kiến nghị Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của ông Trần Đình Triển.


Luật sư Trần Đình Triển bị Công ty ATS tố cáo “Vi phạm đạo đức luật sư và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế”. Cuộc đối chất giữa ông Triển và Giám đốc Công ty ATS nói lên sự thật…

Có hay không việc luật sư Triển vay 1 tỉ đồng, đang cãi xù nợ?

Thay vì cảm ơn Giám đốc ATS làm phúc giúp đỡ trong lúc khó khăn, luật sư Triển lại lật lọng, tráo trở, dù đã thừa nhận nhận được khoản tiền này. Ông ta đang cố tình đổi trắng thay đen, biến tiền vay thành phí dịch vụ pháp lí; cố thanh minh, tự bào chữa bảo vệ “danh tiếng của một luật sư nổi tiếng”. Nhưng càng biện minh, luật sư này càng đuối lí, quanh co, sự “gian xảo” trong vụ này hình như không có đất diễn, bởi thân chủ của ông là một phụ nữ có tấm lòng vàng, từng ủng hộ hơn 30 tỉ đồng đúc tượng Thánh Gióng, công trình có ý nghĩa tâm linh lịch sử, nhân kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Ngày 15/8/2014, tại trụ sở Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Hội đồng Kỉ luật thi đua khen thưởng của Đoàn Luật sư Hà Nội, gồm các luật sư: Nguyễn Hoàng Tiến, Chủ tịch; Lê Minh Công, Hoàng Ngọc Biên, Phó Chủ tịch và Lê Đăng Trung, thành viên dự buổi giải quyết đơn của Công ty ATS tố cáo luật sư Trần Đình Triển, có chức vụ là Phó Chủ tịch, Trưởng ban Bảo vệ Quyền lợi Luật sư của Đoàn Luật sư TP Hà Nội.

Đối chất với luật sư Trần Đình Triển, bà Giám đốc Công ty ATS trình bày: “Do quen biết nên Công ty chúng tôi nhờ luật sư Triển giải quyết 37 vụ việc, trong đó có 25 vụ đang hợp đồng thương thảo với số tiền Công ty đã tạm ứng 300 triệu đồng cho 6 hợp đồng đã thực hiện và đã chuyển cho luật sư Triển vay 1 tỉ đồng, theo đề nghị của luật sư khi gia đình đang gặp khó khăn li hôn vợ, chia tài sản. Các hợp đồng dịch vụ pháp lí phía Công ty đã kí và đóng dấu nhưng Văn phòng Luậ sư (VPLS) Vì Dân không kí. Phía Công ty đã đáp ứng các yêu cầu của luật sư Triển. Tuy nhiên, sau một thời gian không thấy luật sư này đáp ứng công việc của Công ty, nên Công ty đề nghị chấm dứt dịch vụ pháp lí, đề nghị VPLS Vì Dân trả lại hồ sơ hợp đồng dịch vụ và trả 1 tỉ tiền vay. Việc nhận hồ sơ có biên bản bàn giao 23 bộ giữa chị Thủy và anh Bình. Trong số tiền tạm ứng 300 triệu đồng, trừ chi phí các hợp đồng đã thực hiện (6/25), còn lại VPLS Vì Dân phải thanh toán trả lại Công ty ATS. Đề nghị luật sư Triển đính chính những thông tin không đúng về tôi (bà Thoa) và Công ty ATS”.

Luật sư Trần Đình Triển trình bày: Tôi đã thực hiện đúng yêu cầu giải quyết của HĐKT-PL và đã có 1 buổi làm việc. Tôi đã nhận 38 vụ việc nhưng kí hợp đồng 37 vụ việc và toàn tâm toàn ý cho ATS. Tôi không nặng vì tiền. Việc ATS trình bày là không đúng sự thật. Tuy nhiên, hai bên làm việc trên tinh thần hết sức tình cảm. Việc chị Thoa nói vay là có, nhưng chúng tôi chưa bao giờ vay. Bên tài khoản chúng tôi nhận 1,3 tỉ đồng, tôi cho rằng là tiền tạm ứng, khẳng định không có việc vay. Trong 1,3 tỉ đồng sẽ xem xét công việc đã làm được và thanh toán.

Luật sư Trần Gia Thế, đại diện Công ty ATS nêu rõ: Phần tạm ứng 300 triệu đồng sẽ được thanh toán theo công việc luật sư Triển đã thực hiện. Phần 1 tỉ đồng luật sư Triển vay, cần phải được thanh toán lại, nếu luật sư Triển cho rằng 1,3 tỉ đồng là tiền hợp đồng dịch vụ thì cần xem xét lại hành vi trốn thuế và chưa có phiếu thu hóa đơn cho Công ty ATS.

Luật sư Triển khẳng định không vay tiền. Tất cả các hợp đồng làm việc với ATS, tôi đã kí thể hiện trong văn bản ATS gửi cho VPLS Vì Dân. Đề nghị ATS trả lại hồ sơ cho tôi và cả hợp đồng 25 vụ việc trên cơ sở hồ sơ giải quyết giữa hai bên thanh toán cho nhau (Luật sư Triển hồ đồ đến mức không nhận ra rằng tại chứng từ công ty ATS chuyển khoản cho VPLS Vì Dân ghi rất rõ chữ “vay”).

Ông Nguyễn Hữu Sinh, Phó Giám đốc Công ty ATS trình bày: Tôi đã đến tận nhà ông Triển đề nghị trả lại tiền và ông ấy hứa sẽ trả. Tôi chuyển tiền cho ông Triển hai lần theo yêu cầu của Giám đốc công ty ATS và có thông báo cho luật sư Triển bằng điện thoại.

Trước khi diễn ra buổi đối thoại 1 tháng 1 ngày, VPLS Vì Dân có Văn bản số 30/VPLSVD ngày 14/7/2014 nhấn mạnh chưa kí bất kì một hợp đồng dịch vụ pháp lí nào để triển khai các vụ việc mà Công ty ATS bàn giao tài liệu. Thực tế VPLS Vì dân đã thực hiện công việc của 6 vụ việc cho Công ty ATS khi chưa kí kết hợp đồng dịch vụ pháp lí với ATS (việc làm này của luật sư Triển là vi phạm Điều 5 Thông tư 17/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 14/10/2011-PV). Văn bản số 30 còn nêu: Ngày 14/12/2012, Giám đốc công ty ATS cùng 3 cán bộ của Công ty ATS… giả vờ mượn lại kiểm tra xem cần bổ sung hồ sơ không, rồi ôm hết hồ sơ ra xe về. Trong khi đó, Công ty ATS đưa ra biên bản bàn giao tài liệu do hai bên xác nhận, vạch trần sự gian xảo của ông Triển .

Được biết, theo đơn tố cáo của Công ty ATS, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Hà Nội (PC45) đang thụ lí điều tra hành vi lạm dụng tín nhiệm và trốn thuế đối với luật sư Trần Đình Triển. Đại diện Công ty ATS cho biết, trong trường hợp cần thiết họ sẽ khởi kiện ông Triển ra TAND có thẩm quyền để thu hồi 1 tỉ đồng đã cho ông Trần Đình Triển vay./.

CẤM BÁN BIA VỈA HÈ

Cuteo@


Thật chả có đâu như xứ ta, thừa giấy vẽ voi.

Chuyện "cấm bán bia vỉa hè" đã trở thành câu chuyện sốt dẻo tại mọi diễn đàn bởi "Dự thảo Nghị định về quản lý sản xuất, kinh doanh bia" vừa được Bộ Công thương đưa ra lấy ý kiến.

Theo mình, chả việc đéo gì phải ra một Nghị định dở hơi như thế. Tay nào tham mưu cho chuyện này có lẽ não trạng đang có vấn đề.

Lý do rất đơn giản: Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ, đéo có chuyện kinh doanh ở đây. Vì thế mọi hình thức kinh doanh, trong đó có bia đều là vi phạm trật tự công cộng. Chỉ cần làm đúng quy định đã có, là bia đéo được bán ở đây.

Nói luôn cho vuông, kể cả Hà Nội, TP HCM, hay Hải Phòng hiện đang sử dụng vỉa hè để để xe hoặc làm các dịch vụ khác nhằm trục lợi cho lợi ích tập thể trá hình cũng đều sai toét.

Còn bia, rất không nên bán ở vỉa hè. Lí do ai cũng thấy là hiện tượng này sẽ tạo ra bộ mặt đô thị nhếch nhác, bẩn thỉu và làm mất đi mỹ quan đô thị và tất nhiên ảnh hưởng tới giao thông công cộng.

Mặt khác, môi trường đường phố vốn không trong lành sẽ làm cho nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm tăng cao. Điều này làm ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người dân.

Hãy hình dung những khuôn mặt đỏ gay như mào gà, hăng say chém gió, thi đua gào thét trên vỉa hè, và hãy hình dung những đống nôn phọt ra từ những thân thể rã rời te tua bốc mùi xú uế để thấy có nên bán bia vỉa hè hay không.

Chỉ có những kẻ vì lợi ích cá nhân mới phản đối cấm bán bia vỉa hè. Và chỉ có Bộ Công thương mới nghĩ ra được cái Nghị định vớ vẩn này.

CHÚ TỄU ĐE DỌA: LIỆU HỒN ĐẤY!

Khoai@


Mình khá bất ngờ khi Chú Tễu (TS Nguyễn Xuân Diện) lại lao vào bênh vực GS Nguyễn Đăng Hưng trong vụi ồn ĩ tại trường Đại Học Tôn Đức Thắng ở TP HCM.

Vụ 2 GS Nguyễn Đăng Hưng và Đại Học Tôn Đức Thắng kiện nhau đã được báo chí đã tốn khá nhiều giấy mực. Tôi không có ý kiến gì về vụ việc này, song vẫn kiên trì theo dõi. 

Chú Tễu đăng trên FB của mình bài viết "Quanh vụ kiện GS Nguyễn Đăng Hưng, GS Hoàng Tụy lên tiếng" kèm theo Stt: "Tễu tôi nói trước: Vừa rồi tôi vô Saigon dành ra 5 tiếng đồng hồ để đọc hết hồ sơ kiện tụng, tham khảo các lý lẽ của các bên rồi. Cũng đã xem các chứng cứ của mấy ông nghè dúng vào vụ này rồi. Nếu các ông Nguyễn Văn Tuấn, Lê Vinh Danh, Lê Văn Út không chịu biết điều mà dừng bước, quyết hãm hại và bôi nhọ ông Nguyen Dang Hung thì tôi mở hồ sơ cho cả thiên hạ biết luôn! Liệu hồn đấy!". Điều này là khá lạ lùng, nó cho phép người đọc nhận ra thái độ không bình thường của chú Tễu, và đặt ra những mối nghi ngờ cho những quan hệ rắm rối, phức tạp giữa GS Nguyễn Đăng Hưng, GS Nguyễn Văn Tuấn, ông Lê Vinh Danh và ông Lê Văn Út.



"Người Lót Gạch" đã phải viết: "Tại sao chú Tễu nổi đóa? Có thể ngài đã phát hiện tư liệu gì đặc biệt xác nhận quan hệ giữa các "ông nghè" liên kết quyết "hãm hại" và "bôi nhọ" ông Nguyễn Đăng Hưng? Mong TS Diện cho bà con sớm được thưởng lãm ngoài những "bằng chứng" mà GS Hưng đã phát tán trước đây! Đề nghị Ông ưu tiên cung cấp ngay cho Tòa án quận 9 là nơi TĐTU đã khởi kiện ông Hưng để phản tố nhé". 

Trên blog của mình, GS Nguyễn Văn Tuấn có entry: "Đính chính một thông tin", viết rằng: "Trên trang blog xuandienhannom có một thông tin làm tôi rất ngạc nhiên về vụ Trường ĐH Tôn Đức Thắng kiện GS Nguyễn Đăng Hưng. Trong phần dẫn nhập bài viết của Phạm Quang Tuấn, chủ blog Tễu viết rằng “Ông Nguyễn Văn Tuấn […] là người của Đại học Tôn Đức Thắng, Tp HCM, và đứng đằng sau ông Lê Vinh Danh”. Thông tin này rất sai.

Tôi phải minh định rằng tôi là người lập lab nghiên cứu về cơ và xương tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng, hoàn toàn không lương. Do đó, nói tôi là “người của ĐH Tôn Đức Thắng” là không chính xác. 

Tôi không có ý kiến gì về vụ kiện. Ông Lê Vinh Danh chưa bao giờ liên lạc tôi (và tôi cũng chưa bao giờ liên lạc ông Lê Vinh Danh) về bất cứ vấn đề nào liên quan đến vụ kiện. Do đó, nói rằng tôi “đứng đằng sau ông Lê Vinh Danh” là hoàn toàn sai, nếu không muốn nói là một cáo buộc vô căn cớ".

Ông Nguyễn Văn Tuấn cũng nói "Tôi cực kì ngạc nhiên với thái độ và hành vi của Tễu. Tôi đã nói và nói lại lần nữa là tôi chẳng có dính dáng gì đến vụ kiện. Đó là chuyện của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, chứ có liên quan gì đến tôi. Những bài phỏng vấn trên báo tôi cũng nói chung về xuất bản khoa học theo hiểu biết thực tế của tôi, chứ chẳng riêng trường hợp nào. Tôi nghĩ phát biểu của Tễu là một vu cáo".

Bài đăng trả lời phỏng vấn của GS Hoàng Tụy trên Tia Sáng không hề nhắc đến vụ kiện ỏm tỏi giữa GS Nguyễn Đăng Hưng và ĐH Tôn Đức Thắng, mà sao Chú Tễu lại có câu Stt trên nhỉ?

Hãy tìm hiểu vì sao Tễu Nguyễn Xuân Diện và GS Chuột túi lại oánh nhau?

"HỘI ANH EM DÂN CHỦ" LÀ CHÂN RẾT CỦA VIỆT TÂN

Lời dẫn của GoogleTienlang: Mấy anh/chi phởn động rận trủ đua nhau thành lập hội nọ đoàn kia và đặt những cái tên rất kêu rồi cho đó là những tổ chức "xã hội dân sự" nhưng để ý thì thấy quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vài gương mặt mốc làm tay sai cho các tổ chức phản động hải ngoại. Tổ chức "Hội Anh em dân chủ" là một trong số đó. Vậy tổ chức này như thế nào và ai là người điều hành? Mời các bạn xem bài viết mới đây của Nhạn Biển trên blog Loa Phường.


Hà Đông Xuyến - giữa- trong đợt 'đồng hành tuyệt thực" ... giả cùng Cù Huy Hà Vũ

Từ trái qua: Hà Đông Xuyến, Đỗ Hoàng Điềm- sếp nhớn nhất Việt Tân cùng những anh phởn khác
======

Nhạn Biển

Thông tin tiết lộ từ chủ trang Đồng hành với No-U cho biết: Hà Đông Xuyến - Việt tân chính hiệu với nick “Xuyến DA” hay Xuyến Dân An giữ quyền điều hành cùng với Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn và một nick lạ “Mùa xuân Ả Rập”

Trên website của Việt tân giới thiệu về nhân sự Trung ương Đảng bộ Việt tân, có đầy đủ thông tin, hình ảnh trích ngang về lãnh đạo cao cấp của Việt Tân này: 

Như vậy, chị Xuyến Dân An này đã chính thức là thành viên Việt Tân gần 20 năm và điều hành tổ chức này từ năm 2012 đến nay. Chị có khá nhiều thành tích với Việt Tân như không tiếc thân mình câu kéo Đỗ Nam Hải, Lê Công Định và Nguyễn Văn Đài, cũng như không biết bao tên tuổi trong làng zâm chủ khác đi theo Việt tân.

Chắc chắn rằng, Hội Anh em zân chủ là quân bài chiến lược trong nước của Việt tân, được trực tiếp một lãnh đạo cao cấp Việt tân điều hành, quán xuyến. Nhìn qua, Mạng lưới blogger Việt Nam, một hội nhóm khá đình đám nhưng chỉ do Trịnh Hội, Vũ Đông Hà điều hành và 2 người này chỉ là “đặc phái viên” của Việt tân đưa ra làm vỏ bọc, không phải là lãnh đạo Việt Tân. Thế nên không có gì là lạ khi Hội Phụ nữ nhân quyền được Đài sắp xếp cho ra mắt gần đại bản doanh của ông ta. Theo mô hình cái nón, rễ cây của Việt tân, không biết ngoài Hội Phụ nữ nhân quyền ra còn có tổ chức con nào của Hội Anh em dân chủ nữa không?

Từ đó không lấy làm lạ khi các thành viên của Hội Anh em dân chủ đều dính dáng đến các dự án của Việt tân, như nhóm Lê Thị Phương Anh bị bắt vì vào Đồng Tháp kích động công nhân đập phá, 2 thành viên Hội Anh em dân chủ khác là Phạm Đắc Đạt, Nguyễn Văn Tráng bị ngăn cản xuất cảnh tham dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới lần thứ 7 ở Úc (Đại hội này cho Mạng lưới Tuổi trẻ lên đường, tổ chức ngoại vi của Việt tân tổ chức hàng năm).

Xin trích dẫn nguyên văn bài viết trên trang DonghanhvoiNoU để bạn đọc tham khảo:

NGƯỜI ĐẸP VIỆT TÂN HÀ ĐÔNG XUYẾN LÀ ADMIN HỘI ANH EM DÂN CHỦ

Ai đó có thể ngạc nhiên về điều này, nhưng với mỗi thành viên chính được kết nạp vào nhóm Hội Anh em dân chủ chính đều không lạ gì chị “Dân An” có giọng nói dễ thương. Trước đây chị “Dân An” dùng nick facebook là XuyenDA, gần đây thấy chị thay bằng Xuyến Dân An.


Tuy nhiên không phải ai cũng biết chị “Dân An” ấy chính là người đẹp Hà Đông Xuyến, cánh tay đắc lực của dòng họ Hoàng Cơ. Hà Đông Xuyến là thạc sĩ tâm lý, từng là mỹ nữ, một thời được giới chop bu Việt tân khai thác để mồi chài các anh em đấu tranh trong nước như em Hồng Thuận bây giờ. Xuyến còn có tên gọi là Đông Matsuda Suzie Xuyến (vì cô này lấy chồng người Nhật tên Matsuda nhưng đã ly thân), là thành viên của Hội chuyên gia Việt Nam, là cục cưng của Hoàng Cơ Định.

Tìm hiểu thông tin về Xuyến trên mạng Internet chỉ thấy xuất hiện nhiều trên các trang báo của báo Công an nhân dân, nhất là trong vụ án đình đám liên quan đến Việt Tân trước đây. Một trong những con cá to mà Xuyến câu được cho Việt tân là Lê Công Định. “Ngày 28-2-2009, Hà Đông Xuyến - mời Lê Công Định đã sang Pattaya - Thái Lan gặp Hà Đông Xuyến. Cả hai thống nhất lập email allforone4ever@gmail.com để liên lạc với nhau, câu được Định dự lớp tập huấn của “Việt Tân” về phương pháp “đấu tranh bất bạo động” theo kinh nghiệm của Serbie, do hai người Serbie giảng dạy. Đây là lớp huấn luyện phương thức tiến hành “cuộc cách mạng màu” nhằm lật đổ nhà nước CHXHCNVN. Sau đó Lê Công Định được “Việt Tân” phân công vào tham gia “Ủy ban luật pháp” để dự thảo “hiến pháp” đa nguyên, đa đảng cho Việt Nam”. (tham khảo Lê Công Định cùng đồng bọn đã nhận tội và xin được khoan hồng)

Trước đó, Xuyến từng được Hoàng Cơ Định giao cho dử mồi, câu kéo Đỗ Nam Hải. Theo báo công an “Năm 2002, Đỗ Nam Hải về nước, tích cực tham gia diễn đàn “nhà Việt Nam” trên mạng Internet. Đây là một diễn đàn do Hoàng Cơ Định, Hà Đông Xuyến, Phạm Phú Đức, Nguyễn Bích Hằng, Huỳnh Thanh Nhàn..., là thành phần chóp bu của Việt Tân trực tiếp điều hành. Thông qua diễn đàn ấy, Việt Tân bắt liên lạc với những người bất mãn, chống đối ở trong nước để kích động, lôi kéo họ vào "tổ chức", rồi bố trí cho họ ra nước ngoài dưới dạng du lịch để kết nạp mà trường hợp Nguyễn Hoài Phương Thu ở Đà Nẵng là một điển hình.

Tháng 6/2004, Hà Đông Xuyến nhập cảnh Việt Nam, và thuê khách sạn sống chung với Đỗ Nam Hải gần một tháng như... vợ chồng! Mục tiêu của Xuyến là đưa Hải sang Băng Cốc, Thái Lan dưới dạng du lịch rồi tại đó, Việt Tân sẽ làm lễ kết nạp Đỗ Nam Hải nhưng kế hoạch không thành.

Thua keo này, bày keo khác, Việt Tân giới thiệu Đỗ Nam Hải với Nguyễn Chính Kết (là thành viên Việt Tân trong nước từ năm 2001) để Hải và Kết thành lập cái gọi là “Liên minh dân chủ, nhân quyền Việt Nam”, rồi rủ rê nhiều người khác tham gia. Nhằm cổ xúy cho “Liên minh”, bọn Việt Tân ở nước ngoài đã thành lập một trang web trên mạng Internet rồi tung lên đó những bài viết xuyên tạc tình hình, chính sách của Nhà nước Việt Nam.” (Tổ chức khủng bố Việt Tân “dựng” các nhà “dân chủ” như thế nào?)

Nay Xuyến là sử dụng bí danh là “Dân An” điều hành Hội Anh em dân chủ, thao túng Hội này thông qua sự bảo kê của số tay chân Việt tân trong nước như Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội…, lừa phỉnh được nhiều người nhẹ dạ như Lê Thị Phương Anh, Sep Phạm làm vô khối phi vụ ăn xổi cho Việt tân, khiến họ bị bắt trong vụ biểu tình ở Đồng Nai gần đây. Trước những cáo buộc của chính quyền về việc Việt Tân đứng sau giật dây nhóm Lê Thị Phương Anh này, bất chấp sức ép, sự bất mãn của anh em trong Hội này, Nguyễn Văn Đài nhất quyết không chịu lên tiếng.

Tuy nhiên với Bùi Thị Minh Hằng thì khác, cùng là thành viên Hội Anh em dân chủ, Hằng vốn thân thiết với hầu hết các chóp bu của Việt tân, là con bài biểu tình chiến lược của Việt Tân nên được Nguyễn Văn Đài giành quan tâm hơn hẳn, kỳ công cho bản tuyên bố trang trí đẹp mắt, cầu kỳ, khác hẳn thái độ dành cho nhóm Lê Thị Phương Anh – vốn là chỉ đám râu ria, Việt tân trưng dụng nhất thời.

Không có gì là lạ khi biết Hội Anh em dân chủ tuy bề ngoài là do các sáng lập viên như Nguyễn Văn Đài, Phạm văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển lập ra, nhưng người điều hành thực chất là Việt Tân và trực tiếp là chị Hà Đông Xuyến.

Copy từ GoogleTienlang
Nguồn: Blog Loa Phường

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

"ĐÉO" LÀ GÌ?

Sáng nay (28.8.2014), có người hỏi mình và cả nhà thế này: Mình từ bé đến giờ vẫn chưa biết ăn ĐÉO là ăn cái gì ? Các bạn, ai biết chỉ mình với !

Phàm đã hỏi tất phải có trả nhời. 

Vậy nay TGTVTTL xin được trao đổi với bạn vài “nhời” như sau: 

Trước hết muốn biết “ăn đéo” là cái gì thì ta phải biết “đéo” là gì. Vì thường thường phải có “cái gì đó” ăn được thì mới “muốn”, mới thèm ăn chứ dứt khoát không ai lại thèm cái chưa biết, cái không muốn, cái không “thèm ăn” bao giờ đúng không cả nhà ?! Vậy thực chất “ăn đéo” là ăn cái gì?

“Ăn đéo” là cụm danh từ, cụm liên hành động từ, trạng từ, trợ từ, “mời gọi” từ, “khêu gợi” từ và thậm chí là “dọa dẫm” từ kiểu như mày muốn ăn đéo không ? Với loại câu hỏi trên, người ta thường dùng trong trạng thái kích động, khi “Nộ khí xung thiên”, lúc nóng giận và thường dùng kèm với các loại phụ gia như quyền cước, các loại “manh động cụ” như đao thương côn kiếm… Khi gặp loại câu hỏi kiểu dọa dẫm như thế này, người đối diện tốt nhất là nhịn, thèm cũng không ăn, câu cửa miệng luôn thường trực là Không, Em không muốn, Em không thích… 

Theo quan điểm của Tây, "Đéo" hay “Ăn đéo” là loại thức ăn nhanh, nóng, loại ăn ngay và lun, đồng thời Tây cũng cảnh cáo nên dùng theo chỉ định của Pháp luật hay đơn toa của bác sĩ vì không khéo là hàng quá đát, ôi thiêu. Khặc… khặc… 

“Ăn đéo” là hai từ có tính độc lập nhưng được ghép lại với nhau, chúng là liên động từ được dùng và hiểu với nhiều nghĩa ngữ, tùy từng trường cảnh mà mang ý nghĩa khác nhau. “Ăn” thì ai cũng biết không cần giải thích, còn “Đéo” thì chưa hẳn ai cũng biết (!?) Đặc biệt là biết khi nào “dùng”, được phép dùng và “dùng” cho phù hợp, dùng đúng lúc, đúng chỗ, đúng qui định của pháp luật… và khi nào không được phép “dùng”... là cả một vấn đề; “Đéo” là vô cùng khó khăn với những người còn nhỏ tuổi, trẻ vị thành niên và đặc biệt là con nít.

Là vô cùng khó khăn với những người còn nhỏ tuổi, trẻ vị thành niên và đặc biệt là con nít.

- “Đéo” biến âm với đeo, có nghĩa là bám cứng vào nhau, dính chặt vào nhau, nói “đeo như đỉa đói” là thế. 

- “Đéo” biến âm với “đèo” là chở nhau, ôm nhau, cõng nhau như đèo bòng (tức là bồng, bế). 

- “Đéo” với biến âm neo, néo tức là cột, buộc, cột chặt lại với nhau như cột hai khúc cây bằng một sợi dây ví như cây kẹp dùng để đập lúa (cái này ở miền Bắc xưa ai cũng biết, nó chính là cây côn nhị khúc, lưỡng tiết côn hay Nunchaku của người Nhật). Nói “Già néo đứt dây” cũng là vậy…

“Đéo” là một danh từ, động từ, trạng từ, hình dung từ, thô tục bỉ lậu từ… 

- Mày đéo hả? (biết rồi vẫn hỏi :) ) – đây thuộc dạng dò dẫm, thăm dò, tò mò từ…

- Mày thích đéo không ? - mời gọi từ, ý là mời đấy, mời anh, chị, bạn… nếu thích thì em cho, em nhường… kiểu aiđutôiđu ! Nhưng đôi khi dạng hỏi này cũng thuộc "dọa dẫm" từ như "ăn đéo" ở trên kia.

- “Đéo” đôi khi được dùng thay từ “không” ví dụ: Anh chị có biết tổ chức phản động Việt Tân không, có biết Lê Quốc Quân là thằng nào không? Trả lời “Đéo biết” (tức không biết) hoặc “Biết nhưng đéo nói” tức biết nhưng “không” nói, không trả lời .

KL: ta có thể hiểu “Đéo” dùng để chỉ hiện tượng, sự vật nào đó dính vào nhau, cột vào mắc vào nhau kiểu như hai con cóc, ếch đèo nhau, ôm nhau, cõng nhau khi giao cấu… ở người, chỉ hành động làm chuyện “khó nói”(tức chuyện người lớn) híc híc... 

Với truyền thống nhân văn lễ nghĩa, ông bà ta tự ngàn xưa trong cuộc sống hàng ngày tuy thường xuyên vẫn... và “thực hành” từ “Đéo” nhưng ít khi nói ra. Sự khiêm tốn này lâu ngày thói quen, thành tật, khó sửa thành thử danh từ “Đéo” ít được sử dụng, ít phổ biến. Vào những thập niên 7 – 80 của thế kỷ trước, một bộ phận sĩ phu thuộc An Nam Nam Bắc triều cùng một số dị nhân kỳ lão theo Khổng Thích, Vô vi Giáo, những nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu lý luận đã phát hiện ra rằng, “Đéo” không những chỉ trạng thái “sung sướng” mà còn có tác dụng mạ lỵ đối phương, miệt thị, chửi mắng địch nhân rất rất rất và vô cùng hiệu quả… 

Dùng không đúng liều lượng, không theo chỉ dẫn dễ hao tinh tổn khí, tinh thần bạc nhược.

Biết là dài dòng nhưng buộc phải lòng vòng để bạn hiểu. Nói tóm lại, “Đéo” hay “ăn đéo” hiện thuộc hàng khan hiếm (tuy bên ngoài xã hội có nhiều nhưng trên văn đàn rất ít khi ĐÉO xuất hiện) và chỉ những doanh nhân thành đạt kiểu như Minh "sâm" hoặc người có bảng "Nhân tố mới của thời đại" như Doanh nhân Hưng "sóc", bọn tham quan ô lại, bọn phản quốc hại dân… mới được ăn chứ người thường, không ai ăn vì theo Trung Y: “Đéo” tuy là “sướng” nhưng nếu dùng không đúng liều lượng, không theo chỉ dẫn dễ hao tinh tổn khí, tinh thần bạc nhược. Mặt khác, “Đéo” có đặc tính hoi, nồng,... nhìn chung là người tốt không nên ăn, trẻ con càng không nên ngó. 

Hiện nay, để bảo quản người ta hay “để” ở những nơi kín đáo, nơi thâm u ít ánh sáng và thường để tránh xa tầm với của… đàn bà.

Tp. HCM, ngày 28.8.2014
TGTVTTL - Shaojia Zhuangzhu