Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

CÓ CẦN PHẢI "BỊA RA LỊCH SỬ" ĐỂ NUÔI DƯỠNG THẦN DÂN TỘC?!

LâmTrực@


Đây là bài viết của tác giả Lê Bình gửi đăng trên Tre Làng. Theo chủ trang, bài viết sẽ mở ra một diễn đàn để bạn đọc thảo luận, khảo cứu và rất đáng để chúng ta suy ngẫm.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:

CÓ CẦN PHẢI "BỊA RA LỊCH SỬ" ĐỂ NUÔI DƯỠNG THẦN DÂN TỘC?!(Sự thật về "Di chúc của vua TRẦN NHÂN TÔNG")

Vài năm gần đây, khi phong trào chống âm mưu bành trướng của nhà cầm quyền Bắc Kinh lên cao thì trên rất nhiều trang mạng trong và ngoài nước - kể cả một số trang mang tính “chính thống" tại Việt nam - đã liên tục đăng tải nội dung một bản được cho là “Di chúc của vua Trần Nhân Tông”. Đặc biệt: “Bản di chúc" này có khá nhiều dị bản dù nội dung cơ bản phần lớn đều như nhau.. Phải công nhận rằng: Những nội dung hàm chứa trong “bản di chúc” đó đều là những điều đúng đắn, hoàn toàn phù hợp với tâm tư nguyện vọng và có tính khích lệ tinh thần dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia của mọi người Việt Nam yêu nước.

Tuy nhiên, khi tĩnh tâm tỉnh táo ta không thể không nhận ra vài bất thường sau đây:

Tất cả các bài viết đề cập đến "bản di chúc" được cho là của vua Trần Nhân Tông mà ta thường thấy đều không phải là tài liệu nghiên cứu lịch sử !

Có vẻ như những trang đã đề cập đến "bản di chúc" này sớm nhất và cùng với thời gian thì tần suất ngày càng dày đặc hơn lại là những trang có nguồn gốc của các “chí sỹ”, các “chính khách salon” ở hải ngoại (!?)

Tôi muốn hỏi: Ai đó thông tuệ biết rộng hiểu cao xin vui lòng chỉ bảo xem “di chúc” này do sách nào viết. Dẫn chứng từ đâu? Dẫn chứng căn cứ vào tài liệu gốc nào? Tài liệu cổ phát hiện ở đâu? Do ai phát hiện? Vì đến thời Trần, nước ta đã có hệ thống thư tịch tương đối hoàn chỉnh, ghi chép có hệ thống nghiêm ngặt những hoạt động của hoàng gia và các vị quan gia (vua).

Cần biết rằng: Sử sách chính thống thời Trần đã ghi rõ, khi quân Nguyên sang đánh nước ta, gặp thế nguy, nhà vua đi thuyền đến gặp Trần Nhật-Hiệu, hỏi quốc-sách. Nhật-Hiệu với tư tưởng sợ giặc đã cầm mái chèo viết lên mạn thuyền hai chữ: “Nhập Tống”.

Trong Đại việt sử ký và các tài liệu khác (Gồm cả 22 bức thư ngoại giao của vua Trần Nhân Tông) còn đến hôm nay đều chứng minh: Thời Trần (và cả sau đó nhiều trăm năm). Người Việt ta đều dùng niên hiệu triều đại để trỏ về quốc gia khổng lồ phương Bắc đó. Chỉ riêng trong dân gian thì hay gọi họ là "nước Ngô", "người Ngô", "giặc Ngô" thậm chí là..."thằng Ngô" !

Nghĩa là vào thời đó, khi chỉ về Trung quốc, ta dùng tên dòng-họ cầm quyền. Tên Trung-hoa Dân-quốc mới có từ năm 1912 khi lập nền Cộng-hòa. Còn cụm từ "người Tàu" cũng mới xuất hiện khi nhà Thanh chiếm Trung nguyên. Những người chạy trốn nhà Thanh dùng tàu thuyền vượt biển đến nước ta lánh nạn rất nhiêu nên dân gian gọi nhưng người này là "khách trú" là "người tàu" (Theo nghiên cứu của “Lão học giả” An Chi)

Hơn nữa, nếu đọc thật kỹ bản “di chúc” ta có thể nhận ra có rất ít "khẩu khí đế vương" vốn có trong lối văn sách (Hịch-Chiếu v..v..) của các bậc vua chúa anh hùng nhưng lại có rất nhiều hơi hướng văn phong hiện đại cùng hàm lượng tính thời sự cao một cách bất thường! 

Bởi thế bản "di chúc" mà nhiều người gán cho vua Trần Nhân-Tông, dùng tên Trung-hoa, dùng cụm từ "nước Tàu" tôi nghe có vẻ như một câu chuyện vui hơn là có thực! 

Từ tất cả những lẽ trên, tôi cho rằng:Có lẽ là do ai đó vì lòng ái quốc (Hoặc có cả "LÒNG GÌ GÌ" ĐÓ NỮA KHÔNG CHỪNG (!?) ) mà...hứng chí chế ra hoăc phóng tác thêm từ những mẩu tư liệu rồi gán đại cho nhà vua mà thôi!

"Lộng giả thành chân" ấy mà.

Tuy hỏi vậy nhưng tôi xin trả lời luôn:

Với tinh thần: SỰ THẬT VÀ CHÂN LÝ KHÔNG THỂ ĐẢO NGƯỢC. Ta cần nghiêm túc để thừa nhận rằng: KHÔNG CÓ CÁI BẢN "DI CHÚC" NÀO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG cả!

Bịa tuốt!

Tại sao vậy?

Tại vì cái "di chúc" đang hoang truyền trên mạng - Nhân danh tinh thần Dân Tộc trong sáng cũng có mà nhân danh "tinh thần Dân Tộc giả cày" tạo cớ để chửi càn chửi đổng lung tung cũng có - Thực chất là do nhà văn Hoàng Quốc Hải "bịa" ra . Ông là tác giả của bốn cuốn tiểu thuyết về triều Trần: Huyền Trân công chúa (1987), Bão táp cung đình (1989),Thăng Long nổi giận (1991), Vương triều sụp đổ (1994). Tại cuốn 1 ông đã "cho" nhà vua nói thế !

Ai không tin sự thật này?

Nếu không tin thì xác minh rất dễ !

Sách của ông Hải còn chất đầy trong các thư viện.

Ông Hải còn "khỏe như cọp" và vẫn vui đời để sống, để viết, để chuẩn bị xuất bản tiếp bộ tiểu thuyết lịch sử về vương triều nhà Lý. Ông từng "bật mí" với bạn bè rằng: Trong bộ tiểu thuyết mới ông sẽ "cho" các vị quân vương nhà Lý "nói" không ít điều cũng "Hùng hồn – Thời sự (!) và Chí lý" chẳng kém những điều ông đã "cho" đức vua Trần Nhân Tông phán trong bản "di chúc" (!). Vì, đặc tính của tiểu thuyết đã cho ông cái quyền tha hồ thỏa trí tưởng tượng mà không ai có quyền bắt bẻ .

Có lẽ Ông thường khoái chí mỉm cười khi biết thêm lại có ai đó cứ thích "gián tiếp" gán cho ông ngôi vị..."Quân vương"! (Hi..hi..!)

Dân tộc ta tự ngàn xưa vốn đã sẵn có tinh thần nồng nàn yêu nước Chính bởi thế nên dân tộc Việt Nam vẫn trường tồn và độc lập phát triển mạnh mẽ ngay bên một ông "hàng xóm Sô-vanh" khổng lồ dù phải trải qua biết bao đổ máu hy sinh. Vậy có cần không việc phải "bịa" thêm những chi tiết không xác thực trong lịch sử chỉ để nhằm củng cố thêm tinh thần Dân Tộc?

Tôi cho rằng: Tiểu thuyết là tiểu thuyết. Lịch sử là lịch sử. Không thể cố tình nhập nhằng lẫn lộn tiểu thuyết với lịch sử.Không ai được phép "bịa" ra lịch sử và cũng không ai được phép cố tình liều lĩnh làm điều ấy dù với bất cứ động cơ nào. Ngoại trừ những “ai đó” có động cơ mờ ám hoặc những ai đó nông cạn thực dụng quen "ăn xổi" thì những người bình thường như chúng ta hãy chịu khó nhìn xa một chút sẽ thấy ngay những di hại khó lường về sau . 

Khỏi cần phải lý luận rắc rối sâu xa (Rồi lại sinh ra cãi lộn do không chịu nhau vì “lý" này “lý" nọ . Hi..hi..!) mà chỉ cần quan sát ngay các diễn biến của sự kiện làm giả "di chúc vua Nhân Tông" này. Người vô tâm nhất cũng có thể thấy: "LỢI BẤT CẬP HẠI". Lợi và hại cách nhau chẳng bao xa. 

Cứ quan sát đi rồi sẽ thấy!

Chỉ lạ bởi: Những vị "mũ cao áo dài" bằng cấp… "vô biên", tiêu tiền như…nước ngồi chật ních ở các bạn bệ trong các cơ quan gác cổng văn hóa đều nín miệng lặng thinh ! 

Hình như tất cả đều đang ngủ mơ?!

Họ ngủ mơ bởi họ được "ru" trong cái "nhạc khúc" có vẻ "tràn đầy tinh thần dân tộc" kia mà không nhận ra những di hại khó lường trong những bất thường như ta đã thấy rõ ở trên.

Họ có mau mau "giật mình tỉnh ngủ" không nhỉ ?!

BẮT NHẦM MỘT ĐẠI ÚY BIÊN PHÒNG

Công an bắt… nhầm một đại úy biên phòng đang phá án


Ảnh minh họa (Tiền Phong)

Công an thị xã Thái Hòa (Nghệ An) bắt Đại úy Đặng Quốc Khánh là bắt nhầm vì lúc ấy Đại úy Khánh đang sử dụng nghiệp vụ để phá án ma túy.

Liên quan tới việc “tấm gương tiêu biểu chống ma túy bị bắt về ma túy” mà một tờ báo đã đưa tin, chiều 10-9, Đại tá Trần Minh Công, Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An, cho biết:

Công an thị xã Thái Hòa (Nghệ An) bắt Đại úy Đặng Quốc Khánh (Đội phó Đội Phòng, chống tội phạm ma túy, Đồn biên phòng Hạnh Dịch, Bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An) là bắt nhầm vì lúc ấy Đại úy Khánh đang sử dụng nghiệp vụ để phá án ma túy.

“Lâu nay đồng chí Khánh được giao nhiệm vụ trà trộn vào đường dây ma túy nhằm phá án. Cùng lúc đó, phía bên Công an thị xã Thái Hòa cũng đấu tranh chuyên án, hai bên phối hợp không nhịp nhàng rồi nhầm lẫn đồng chí Khánh là đối tượng nên đã bắt nhầm” - Đại tá Công nói.

Đại úy Khánh là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2013 (danh hiệu của Trung ương Đoàn nhằm tôn vinh những cá nhân có thành tích đặc biệt trên nhiều lĩnh vực). Cũng trong năm 2013, Đại úy Khánh được Bộ Quốc phòng phong quân hàm trước niên hạn từ thượng úy lên đại úy…

Tháng 7-2014, lực lượng Công an thị xã Thái Hòa đã bắt Đại úy Khánh cùng một lượng nhỏ ma túy trong người.

PHẠM THÀNH THÁO CHẠY KHỎI "HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VIỆT NAM"!

Khoai@


Như đã nói, nội chiến "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" vẫn đang tiếp diễn, và hứa hẹn những pha gay cấn. 

Ngày hôm qua, Ngô Nhật Đăng bị phe Phạm Chí Dũng đánh hội đồngđến te tua, tưởng chừng phải lánh mặt một thời gian, thì ngày hôm nay, Phạm Thành (Bà Đầm Xòe) lên tiếng.

Bài viết của Phạm Thành tố cáo cuộc chơi thiếu sòng phẳng giữa một bên là Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Bùi Minh Quốc và bên kia là Ngô Nhật Đăng, linh mục Lê Ngọc Thanh. Mặt khác cũng nói lên tính thiếu dân chủ gắn liền với lợi ích nhóm của những người tham gia.

Vì các lí do đó, Phạm Thành tuyên bố rút khỏi (CHẠY) "Hội nhà báo độc lập Việt Nam".

Trong một động thái khác, hôm nay Phạm Chí Dũng đã ra đòn quyết định bằng Thông báo số 6: Thải loại Ngô Nhật Đăng ra khỏi "Hội nhà báo độc lập Việt Nam". Hiện chưa rõ Ngô Nhật Đăng sẽ phản ứng như thế nào.

Xin được đăng lại bài của Phạm Thành, có biên tập chút đỉnh cho phù hợp với tiêu chí của Blog:

Phạm Thành: TÔI CHẠY KHỎI HỘI

1. - Tôi là ai?
- Phạm Thành.

2. - Hội gì?
- Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam non trẻ.

3. Tại sao rút?
Tại vì sợ.

4. Sợ gì?
Sợ bị đấu tố.

5. Chứng minh xem?

Họ bảo Hội là dân chủ, đa nguyên. Nhưng họ chỉ dân chủ đa nguyên giữa ba ông lãnh đạo với nhau (Dũng, Quốc, Thụy). Còn lãnh đạo khác (Thanh, Đăng) họ đánh hơi thấy không đồng ý với họ là họ không mời họp và tìm mọi cách loại ra. Hội viên nhiều lần viết bài cho trang của ba ông (mang danh Hội), ba ông cũng chẳng thèm đăng. Họ nói, họ phải biên tập, phải xem xét, vân vân… 

Nhưng xem xét, biên tập kiểu gì mà dân chúng phản đối gay gắt quá trời vậy? Độc lập kiểu gì mà lại ngả ngả nghiêng nghiêng đến vậy?

Ông Đăng, Ông Thanh chỉ không đồng ý cách làm báo kiểm duyệt, liền bị ba ông Dũng, Quốc, Thụy vào hùa với nhau đấu ông Đăng như đấu tố, kiên quyết loại ông Đăng như loại một khúc xương. Kinh. (Theo Thông báo kiểm điểm của ông Quốc và ông Dũng ngày 8.9.2014).

6. Sợ gì nữa ?
- Sợ bị mất tài sản.

Cha Thanh với cương vị Phó Chủ tịch thường trực, phụ trách hai tờ báo mạng; ông Đăng, ủy viên, trực tiếp điều hành hai tờ báo mạng; quyết định còn chưa ráo mực (mới chỉ được hơn một tuần) ba ông: Dũng, Quốc, Thụy, cậy quyền, cậy số đông (3/ 5 người) họp, tùy tiện loại ông Thanh ra khỏi vai trò phụ trách các trang báo và yêu cầu ông Đăng nộp lại tờ báo cho 3 ông. Ông Thanh, ông Đăng không chịu liền bị 3/5 ông (vẫn chiếm số đông) ra thông báo Cưỡng chế (Theo Thông báo số 5) loại cả hai ông ra khỏi Hội. Một phán quyết tử hình người nhanh, mạnh, giống như lối hành xử của bọn kẻ cướp hay bọn trẻ trâu xử nhau trên bãi thả trâu bò.

7 Sợ gì nữa?
Sợ bị thất nghiệp. 

Báo mạng chỉ là một họat động nhỏ trong nhiều chương trình lớn khác của Hội. Chỉ cần một người phụ trách như cơ cấu tổ chức ban đầu là được, nhưng ông chủ tịch, và hai phó chủ tịch còn lại, một ông thì phân công phụ trách địa bàn Tây Nguyên, một ông phụ trách địa bàn phía Bắc lại cùng ông chủ tịch chỉ chúi mũi vào làm báo mà không biết tới các các nhiệm vụ khác. Ấy là thấy tên ghi trên trang Website chứ có thực là ông Quốc và ông Thụy cùng làm báo với ông Dũng hay không thì…(mình biết nhưng không nói) cũng dễ kiểm chứng thôi. Mình làm báo cả đời, cuối đời còn một tí sức lực, cũng định sẽ tham gia làm báo cho Hội, ai dè cả năm ông lãnh đạo lại ôm chặt lấy, thế thì mình còn chỗ nào mà làm nữa.

Không thất nghiệp thì là gì?

8 Sợ gì nữa?
Sợ bị bất ngờ tống ngục. (Đây là nỗi sợ cuối cùng, xếp cuối cùng trong cuộc rút chạy này).

Ông Dũng, chủ tịch, tôi thấy lúc nào cũng lo bị chặn, bị mất an toàn, bị đánh phá, bị lộ bí mật…. Cứ như chỉ mình ông biết, mình ông sợ. Cứ như ông đang cầm cái chốt lẫy an toàn cho toàn bộ hội viên. Chỉ sợ ông say sưa chiến đấu cho sự an toàn của Hội mà có lúc ông xao nhãng buông cái lẫy đó ra thì mình lập tức bị tống ngục, chứ còn gì nữa?

Với những nỗi sợ trên, Phạm Thành, Hội viên sáng lập, tự nguyện bỏ tiền túi 4.300.000đồng mua vé máy bay từ Hà Nội bay vào Sài Gòn để tham gia thành lập Hội (hẳn có người nói, cốt để có ảnh đăng cùng các Hội viên khác cho sướng), nay tuyên bố đi lùi từ Hội về Nhà Mình và tự an ủi: Thôi, quên cái Hội này đi. 

Tự kiểm điểm: Hăng hái viết bài cho Hội; Hăng hái chống lại những hành vi không dân chủ, độc quyền trong Hội; Không đọc kỹ Điều lệ Hội để nhận ra văn phong, đường hướng và Điều lệ Hội giống với văn phong, đường hướng và nguyên tắc tổ chức của Ban Tuyên giáo.

Tuyên bố rút lui này có hiệu lực khi tôi đi giật lùi từ Sài Gòn về đến An toàn Khu: Hà Nội.

Nguyện vọng: Về đến Hà Nội lại trùm chăn nằm đợi có cái Hội nào đó có dân chủ thực sự và mục đích chống Cộng sản rõ ràng thì lại hăng hái ghi tên vào.

PT

HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VIỆT NAM: GIÀ CHƠI TRỐNG BỎI TƯỞNG GÕ LOA THÙNG

Cuteo@


Một lần nữa, nhà báo Nguyễn Hoàng Đức lại lên tiếng về sự độc đoán của Phạm Chí Dũng, đồng thời cho thấy nội bộ của "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" đang có những bất đồng sâu sắc. 

Bức tranh đấu đá nội bộ, tranh giành ảnh hưởng và lợi ích tại hội này đã phần nào nói lên bản chất của cái gọi là "Hội nhà báo độc lập Việt Nam".

Với đà này, ai đó sẽ đúng khi nói: Không cần đánh, nó sẽ tự tan rã!

Trong khi đang chuẩn bị cho bài này lên mạng, thì Phạm Chí Dũng đã đánh đòn quyết định bằng Thông báo số 6: Loại Ngô Nhật Đăng ra khỏi "Hội nhà báo độc lập Việt Nam". Nhiều người cho rằng đây là quyết định "cạn tàu ráo máng" của Phạm Chí Dũng cùng phe của ông ta đối với một "lãnh đạo" hội như Ngô Nhật Đăng.

Xin được bê nguyên văn bài của Nguyễn Hoàng Đức đăng trên FB Việt Nam Thời Báo:

Nguyễn Hoàng Đức

Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam mới đây lại có một Phó chủ tịch hội là nhà thơ Bùi Minh Quốc đưa ra tối hậu thư bồi tiếp cho thông báo số 5 của ông Chủ tịch hội Phạm chí Dũng. Người việt có câu “Hai đánh một không chột cũng què”, Cả ban lãnh đạo gồm 3 người (trừ một người Lê Ngọc Thanh xin ra vì bất đồng), thử hỏi ba đánh một thì còn xương hay da?

Trong các phim cao bồi đấu súng, hay các phim hiệp sĩ, người ta đấu nhau phải tay đôi, trong thể thao người ta còn tay đôi đến mức, cân đo cùng hạng cân, vậy mà thử hỏi cả ba ông lãnh đạo xúm vào đánh hội đồng thì có mã thượng không?

Người đời nói “Kẻ tầm thường thấy gì cũng quan trọng”. Có một nhúm nhà báo mới thành lập, tổ chức bằng cái lỗ mũi, mới ti toe được vài bài báo mạng, vậy mà các ông đã phải vận hết công lực, ra đòn tối hậu thư cấp tập, như thể không muốn lùi một ly, không muốn khoan nhượng một tấc, thì các ông là người tầm thường hay quan trọng?!

Hội nhà báo độc lập cũng là tự do, mọi người tự giác đứng vào hàng ngũ để được dấn thân làm việc theo chức năng ngòi bút của mình, đâu có ai bị giàng buộc quá nhiều về quyền lực, tiền bạc, bổng lộc hay ghế, mà các ông phải đem tối hậu thư quyền hành ra để đe nẹt nhau?!

Nhà báo độc lập, có cái thú được đăng bài của mình mà không bị ban biên tập hủy bỏ. Tôi đã gửi bài, đã giới thiệu mình là hội viên, trình độ tôi đã qua thử thách có thể thua kém vài mặt, nhưng dứt khoát không thể thua sút về mọi mặt (nhân vô thập toàn, chẳng ai có thể giỏi mọi thứ), vậy mà khi tôi gửi bài đầu tiên cho ông Phạm Chí Dũng, sau khi được ông Nguyễn Tường thụy kêu mời trong cuộc họp Hội lần thứ nhất tại Hà Nội. Ông Dũng đã thẳng băng bác bỏ. Tôi cho đấy là một việc làm lạm dụng quyền hành! Sai nguyên tắc! Không được phép! Mọi người dẹp bỏ sự đố kỵ qua một bên, nhất trí bầu ông Dũng là chủ tịch hội với lòng tín nhiệm và tâm ý lớn, tại sao ông Dũng không dám hạ mình để tín nhiệm người khác dù chỉ là một bài báo? 

Và với lòng tự trọng tối thiểu, mà tôi đã chán ngấy cái cảnh chầu chực xin cho để đăng báo mậu dịch, tôi thấy không bao giờ cần có nhu cầu để đăng bài ở trang web của ông Dũng nữa.

Triết gia Hegel nói: “Những đứa trẻ càng lớn càng ngang bướng với cha mẹ, bởi vì chúng đã trưởng thành và có ý kiến độc lập của mình”. Xã hội mà gặp phải những người như anh Ngô Nhật Đăng là tốt, vì anh ta chỉ muốn ra báo và nhiều báo, có gì đâu mà phải bắt anh ta khuất phục bằng các tối hậu thư?

Coi như Ngô Nhật Đăng sai và bướng đi, thử đem một bài , hai bài, … mà anh ta đã đăng ra phân tích xem có chỗ nào phi lý và sai trái… Làm đi, sao không làm cứ à uôm chụm mũ ra tối hậu thư, thì có phải là mặc định chụp mũ cho người khác sai?!

Nhà văn George Bernard Shaw có viết:

Một người phi lý kiên trì theo đuổi việc biến đổi thế giới phù hợp với bản thân mình. Bởi vậy mọi tiến bộ phụ thuộc vào những người phi lý”. 

Người sống và làm việc bình thường, đó là một bầy cừu. Xã hội dân sự chính là một xã hội mở ra cho mọi người cơ hội được sống hết sở trường của mình.

Việc anh Ngô Nhật Đăng thích làm báo việc gì phải chụp cho anh ta nhiều “trọng tội” tối hậu thư đến vậy? Bây giờ hãy nói nghiêm chỉnh, Ai làm hơn được anh Đăng xin giơ tay nhận làm, và trong một tháng làm không được có dám rút không???

Một tổ chức muốn tồn tại phải có giá trị nhân văn. Người xưa nói “nước trong quá thì không có cá”, người phương Tây nói “Bóng tối luôn còn ở dưới chân đèn” mạnh mẽ hơn họ còn bảo “laissez faire” – là hãy mặc cho mọi người làm. 

Tại sao người ta tin mình là chủ tịch, là phó chủ tịch, mà mình không dám tin người khác làm tí báo mạng? Đó có phải cách nghĩ cổ hủ cho rằng báo là sân rồng ăn tem phiếu nên thích chiếm dụng cho bằng được?

Nhạc sĩ thiên tài Schumann nói: “Kỹ thuật chỉ là phương tiện để chuyển tải tư tưởng”. Báo chí chỉ là phương tiện chuyển tải mà thôi. Một kẻ tầm thường thì luôn coi báo chí là mục đích để tranh giành. Còn người có tư tưởng thì coi đó chỉ là phương tiện thấp bé.

Hầu hết nhà báo của chúng ta đều đã già, kể cả tôi, và chúng ta cần đề phòng sự già lão thoái hóa của mình. Người Việt nói “già được bát canh…”, già hay tham, và lo bò lê lết đến cuộc sống trước mắt, mà khó có được cái nhìn của lý tưởng.

Một khi người ta còn trẻ người ta mới có dự án nhìn xa… Văn hào Dostoievski nói: “Sống quá bốn mười tuổi là bẩn thỉu, đê tiện, vô luân, phi nhân cách…, tôi đây đã sống qua bốn mươi tuổi, nhưng tôi vẫn phải nói vậy”. Chúng ta hãy đề phòng sự suy thoái lão hóa trong cơ thể và tâm hồn mình. 

Đừng để cái lý tưởng của công lý hay dân tộc chỉ là thứ bát canh để xì xụp tranh giành?!

NHĐ 09/09/2014

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

TRƯƠNG MINH ĐỨC BỊ ĐÁNH?

LâmTrực@


Đọc bài bài "Nhà báo Trương Minh Đức bị hành hung tại Hà Nội" của tác giả Trọng Thành được đăng trên "Việt Nam Thời Báo" của Phạm Chí Dũng, tôi tự hỏi, một bài báo thiếu trung thực, mang nặng tính vu cáo đến thế, và đã được sự kiểm duyệt chặt chẽ của Ban biên tập sao vẫn được cho đăng?

Trách nhiệm đưa tin sai sự thật này, trước hết thuộc về Phạm Chí Dũng. Bài viết được đăng vì mục đích gì có lẽ các bạn đều hiểu rõ.

Có hay không vụ việc ông Trương Minh Đức bị đánh?

Đọc toàn bộ bài báo của Trọng Thành, tôi hoàn toàn không thấy có bất kì một lí do nào để tin ông Đức bị đánh, bởi PV đã không đưa ra được bất kể một bằng chứng nào chúng minh, ngoài việc trích dẫn lời của Trần Thị Nga.

Theo như mô tả, Hôm 08/09/2014, Trương Minh Đức trên đường tới trụ sở BCA số 7, Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội, đã bị nhiều người lạ mặt đánh đập. Ông Trương Minh Đức đã được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Việt-Pháp. Đi cùng ông có Đỗ Thị Minh Hạnh, Trần Thị Nga và ông Trương Văn Dũng, trên một taxi đến cơ quan điều tra Bộ Công an tại Hà Hội để hỏi về văn bản chính quyền từ chối cho cô Đỗ Thị Minh Hạnh xuất cảnh. Ông Trọng Thành cũng mô tả ông Đức bị đánh ngay tại phố Khâm Thiên đến bất tỉnh rồi mới được đưa đi cấp cứu.

Để minh họa cho những gì mình viết là đúng, PV Trọng Thành trích lời Trần Thị Nga: "Chúng tôi dám khẳng định những người đánh anh Trương Minh Đức - cũng giống như ngày 25/05/2014 đã từng đánh tôi – là lực lượng trong ngành công an. Bởi vì chúng tôi là những người đấu tranh cho nhân quyền, mà chúng tôi thường bị công an, an ninh, mật vụ theo dõi. Và những an ninh, mật vụ theo dõi tôi, mà tôi đã từng chụp được ảnh họ, thì rất nhiều trong số đó, khi tra ra thì thấy họ đều làm trong khối an ninh. Người thì trong khối an ninh của tỉnh Hà Nam, người thì của Hà Nội, của Bộ Công an nữa. Số người hôm qua đánh đập anh Trương Minh Đức, trước đó đã canh gác nhà nghỉ nơi chúng tôi ở. Khi chúng tôi đi taxi, thì họ đi theo. Đến khi xe đi qua trụ sở công an quận Đống Đa, thì có một cô mặc sắc phục thiếu tá công an vẫy xe taxi. Vì họ có khách là chúng tôi rồi, nên họ không đỗ lại nữa. Nhưng đến khi chúng tôi bị đánh, thì chính cô thiếu tá đã vẫy xe, lúc này ngồi trên một xe taxi khác, đã hạ kính xuống để quay phim, chụp ảnh, chứ không can thiệp". 

Liệu có tin được hay không khi tất cả những người đi cùng đều lăm lăm máy ảnh, máy quay phim và chỉ trực chờ để quay rồi tung lên mạng? Có tin được không khi vụ việc diễn ra giữa phố xá đông người? Có tin được không khi người dân vô cảm đến thế? Có tin được không khi bài báo không có lấy một tấm hình làm minh chứng? Và có tin được không khi tất thảy các nhan vật trên đều là thành phần bất hảo trong xã hội?

Ông Trương Minh Đức là ai?

Trương Minh Đức là một PV thoái hóa biến chất, chuyên viết bài xuyên tạc sự thật, bôi nhọ hình ảnh dân tộc. Tháng 3 năm 2008 Đức đã từng bị Tòa án nhân dân huyện Vĩnh Thuận tuyên 5 năm tù giam về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ..theo điều 285 Bộ luật Hình Sự. Điều đặc biệt là Đức chuyên viết bài bênh vực các nhân vật "nữ lưu dân chủ" như Phương Uyên, Trần Thị Nga, Đỗ Thị Minh Hạnh, Bùi Hằng với những thông tin hoàn toàn bịa đặt.

Cần nói thêm, Trương Minh Đức là đảng viên "Đảng Vì Dân", thực chất là một tổ chức phản động, chuyên hoạt động khủng bố bằng chất nổ và kích động người dân lật độ chính quyền. Các bạn có thể đọc ở đây.

Gần nhất, ngày 3 tháng 9 năm 2014, Trương Minh Đức đã xuyên tạc sự việc Đỗ Thị Minh Hạnh bị thu hộ chiếu ở sân bay Nội bài, thành vụ "Đỗ Thị Minh Hạnh bị công an Nội bài bắt cóc khi đi thăm mẹ bệnh nặng", đăng trên tờ chinhluanvn.org (Theo RFI) . 

Sự thật là Đỗ Thị Minh Hạnh, một đối tượng tù tha trước hời hạn, hiện đang thuộc diện cấm xuất cảnh bởi án tù 7 năm (chưa chấp hành xong hình phạt). Cần nói thêm, ngày 26-10-2010, TAND tỉnh Trà Vinh đã mở phiên xét xử Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh với tội danh "phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân" theo Điều 89, Bộ luật Hình sự. Trước tòa, các đối tượng trên đều thành khẩn nhận tội. Xem thêm ở đây.

Vì chưa chấp hành xong án phạt tù, Hạnh vẫn thuộc diện bị quản chế tại địa phương và theo Nghị định 167-CP thì Đỗ Thị Minh Hạnh thuộc diện cấm xuất cảnh. Vì thế, Đỗ Thị Minh Hạnh bị tịch thu Hộ chiếu, cấm xuất cảnh là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, hoàn toàn không có vụ "Công an Nội Bài bắt cóc Đỗ Thị Minh Hạnh" như Trương Minh Đức phát biểu và cung cấp thông tin cho báo chí. 

Xin hỏi ông Phạm Chí Dũng, lương tâm và đạo đức nhà báo của các ông để đâu? Tính trung thực của các ông để đâu? và sự kiểm duyệt chặt chẽ trước khi đăng như ông từng nói với Ngô Nhật Đăng được thực hiện như thế này hay sao?

Riêng Trần Thị Nga, cảm phiền các bạn đọc bài này để thấy được chân dung rõ nét về một "nữ lưu dân chủ" và có thể kết luận có tin được những gì thị nói hay không.

Các bạn cũng có thể đọc thêm bài viết này để hiểu rõ bản chất của Đỗ Thị Minh Hạnh.

Theo một nguồn tin từ Non-U FC (xin được giấu tên), các nhân vật vừa nhắc tên về bản chất chỉ là lọai mèo mả gà đồng, và lý do có những vết thương trên đầu Trương Minh Đức là do kết quả của một cuộc đánh ghen.

Báo Bồn Cầu: VIỆT NAM HÃY LƯỢNG SỨC KHI ĐÃ TỪNG NẾM MÙI ĐAU ĐỚN?!

Khoai@


Một bài báo mất dạy của cơ quan trung ương đảng CS Trung Quốc thể hiện tính hiếu chiến, sặc mùi đe dọa. Vì thế báo Hoàn Cầu Thời báo được người dân gọi là báo Bồn Cầu.

Báo Hoàn Cầu: Việt Nam hãy lượng sức khi đã từng nếm mùi đau đớn?!

Tác giả: Hồng Thủy

Tàu ngầm Trung Quốc, hình minh họa.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 9/9 đăng bình luận của một “chuyên gia quân sự giấu tên” bác bỏ nhận định của tạp chí quốc phòng Kanwa ở Canadar và hãng thông tấn Reuters về năng lực tác chiến lực lượng tàu ngầm Kilo của Việt Nam đăng tải tuần qua. Nhưng không dừng lại ở việc tranh luận học thuật, tờ báo này và viên học giả giấu mặt kia còn buông lời đe dọa nước láng giềng với thái độ hết sức khiêu khích.

Bài báo trên Reuters ngày 7/9 dẫn lời giới chuyên gia phân tích, Việt Nam đang xây dựng năng lực ngăn chặn Trung Quốc (bành trướng, xâm phạm) trên Biển Đông bằng lực lượng tàu ngầm của mình, buộc Bắc Kinh phải cân nhắc kỹ trước mỗi hành động.

Chưa bàn đến nội dung nhận định của các nhà phân tích và Reuters, nhưng bài báo đã cho thấy rõ mục đích rõ ràng của Việt Nam là ngăn chặn các hành động xâm nhập bất hợp pháp, xâm phạm vùng biển hợp pháp của Việt Nam từ phía Trung Quốc như những gì đã từng diễn ra trong thời gian qua.

Tuy nhiên Thời báo Hoàn Cầu lại cố tình đổi trắng thay đen khi thay nội dung “ngăn chặn các hành động xâm nhập bất hợp pháp của Trung Quốc” thành “uy hiếp Trung Quốc”. Bài báo trên Reuters không hề thể hiện ý Việt Nam uy hiếp ai. 

Mặt khác xét cả về lý thuyết lẫn thực tế, nửa thế kỷ qua chỉ có Trung Quốc hung hăng uy hiếp láng giềng chứ chưa thấy nước láng giềng nào nhỏ hơn mà lại nổi gân uy hiếp Trung Quốc cả. Rõ ràng tờ báo này dùng thủ đoạn ngôn từ lật lọng hòng bôi nhọ hình ảnh của Việt Nam, cố gắng tô vẽ Việt Nam thành một quốc gia hiếu chiến “đe dọa, uy hiếp” cả Trung Quốc.

Chuyên gia quân sự giấu mặt nói với Thời báo Hoàn Cầu, do thời gian Nga chế tạo tàu ngầm Kilo 636VM cho Việt Nam khá muộn nên có thể một số ít các công nghệ, kỹ huật được thay mới, nhưng về các tham số chủ yếu không khác tàu ngầm Kilo 636 mà Nga bán cho Trung Quốc là mấy. 

Nhiều quan điểm cho rằng lực lượng quân sự Trung Quốc trên Biển Đông không đáng ngại bằng lực lượng quân sự trá hình, đó là giàn khoan kết hợp tàu công vụ. Bởi nguy cơ xung đột dù cao, đi đến chiến tranh ngày nay không dễ.

Trong khi đó vài năm qua, công nghiệp tàu ngầm của Trung Quốc đã phát triển nhảy vọt, có rất nhiều kỹ thuật công nghệ Trung Quốc “chẳng thua kém gì Nga”, hơn nữa lại có thể tự tiến hành nâng cấp nên việc Reuters, Kanwa (hôm nay thêm cả The Diplomat) nhận định tàu ngầm Kilo của Việt Nam tiên tiến hơn tàu ngầm Kilo Trung Quốc là thiếu cơ sở.

Từ đánh giá này, Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời viên chuyên gia Trung Quốc nói trên cho rằng đối với 6 tàu ngầm Kilo của Việt Nam, Bắc Kinh xem trọng về chiến thuật, nhưng xem thường về chiến lược. Theo tờ báo và học giả Trung Quốc, tàu ngầm Kilo của Việt Nam có thể tăng cường được năng lực trinh sát, nhưng bản thân khả năng giấu mình của tàu ngầm rất lớn, tấn công bất ngờ, ngay cả biên đội tàu sân bay của Mỹ đang diễn tập mà còn bị tàu ngầm chạy động cơ hạt nhân của nước đồng minh đột phá.

Thời báo Hoàn Cầu thừa nhận, năng lực chống tàu ngầm của hải quân Trung Quốc hiện nay vẫn còn hạn chế, rất nhiều trang thiết bị chống ngầm vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển. “Nhưng chỉ mấy chiếc tàu ngầm của Việt Nam không dọa nổi Trung Quốc, càng không có chuyện tàu ngầm Việt Nam có thể phong tỏa cảng Á Long trên đảo Hải Nam theo như bình luận của tờ Kanwa”, Hoàn Cầu nhận xét.

Chuyên gia Trung Quốc tỏ ra xem thường lực lượng tàu ngầm Việt Nam khi cho rằng “trình độ huấn luyện thấp, khả năng vận dụng chiến thuật kém”, nên dù 6 chiếc tàu ngầm Kilo của Việt Nam có phát huy cả 100% sức chiến đấu cũng không có mấy ảnh hưởng thực chất đến thực lực của hải quân Trung Quốc. Lý giải cho nhận định chủ quan của mình, viên học giả Trung Quốc cho rằng để đánh giá 1 quân đội mạnh hay yếu không thể chỉ dựa vào một vài thứ vũ khí trang bị.

Học giả này cho rằng, trong chiến tranh hiện đại tham chiến là cả một hệ thống, quyết định sức chiến đấu tổng hợp cao hay thấp hoàn toàn không phải dựa vào một vài món vũ khí. Dù về tổng thể, khoảng cách có thể làm tiêu hao thực lực quân sự Trung Quốc khi so sánh với ưu thế tổng thể của Việt Nam, nhưng năng lực tấn công chính xác, tấn công ngầm của Trung Quốc thì Việt Nam “so không kịp”, học giả Trung Quốc bình luận. Một khi nổ ra xung đột, quân đội Trung Quốc không ngồi chờ để tàu ngầm Việt Nam có thể phong tỏa cảng Á Long.

Việt Nam sẽ không lơ là mất cảnh giác trước âm mưu bành trướng, thủ đoạn thâm độc của láng giềng.

Mặt khác, viên học giả Trung Quốc nhấn mạnh rằng thao tác vận hành của lực lượng tàu ngầm Việt Nam còn cần phải có thông tin tình báo, chỉ huy và liên lạc cũng như các thông số thủy văn. Theo học giả này, những yếu tố trên quan trọng không kém so với bản thân tàu ngầm, đơn giản nhất như số liệu thủy văn các vùng biển tác chiến, khả năng Việt Nam cũng còn phải mất một khoảng thời gian nữa mới có.

Kết luận vấn đề, chuyên gia này cho rằng nếu cứ theo cách so sánh của Reuters, Kanwa thì ngay cả tàu ngầm hạt nhân Mỹ cũng không dám động vào lực lượng tàu ngầm Việt Nam, một cách ví von không ăn nhập gì với nội dung tranh luận mà lại mang đậm màu sắc khiêu khích, chọc gậy bánh xe. Thời báo Hoàn Cầu và viên chuyên gia Trung Quốc giấu mặt kết luận, bài báo của Reuters và Kanwa “chỉ là trò câu khách”?!

Nhưng không chỉ có vậy, Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời viên chuyên gia lớn giọng đe dọa Việt Nam: “Người Việt nên tự biết nhận thức thực lực của mình, về điểm này Việt Nam đã từng nếm qua bài học đau đớn, nên hiện tại cần càng phải tỉnh táo”!? 

Đúng là Việt Nam đã từng phải trải qua những bài học đau đớn khi láng giềng phản bội, đánh úp sau lưng. Và dù viên học giả Trung Quốc giấu mặt kia có không nói, thì người Việt vẫn luôn tỉnh táo, nhưng là tỉnh táo trước âm mưu, dã tâm bành trướng lãnh thổ, thôn tính lợi ích của láng giềng chứ không phải “tỉnh táo không dám chống trả” những ngón đòn tấn công nham hiểm, dù đối phương có mạnh hơn mình về cơ bắp.

Bài báo của Reuters cũng đã phản ánh rất rõ, Việt Nam phát triển lực lượng tàu ngầm là để phòng thủ, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam chứ không nhằm uy hiếp ai. So sánh thực lực quân sự là việc của giới chuyên gia, các nhà phân tích. Phản ánh điều đó không có nghĩa là Việt Nam muốn chiến tranh, ngược lại Việt Nam tha thiết mong muốn hòa bình, nhưng cũng không lơ là mất cảnh giác trước mọi tình huống, đặc biệt khi có kẻ luôn rình rập sau lưng – PV.
————

LÊ CÔNG ĐỊNH VÀ NHỮNG LỜI THÚ TỘI THÀNH KHẨN

Bài copy từ Google.Tienlang


Gần đây, chúng ta thấy Lê Công Định bắt đầu xuất hiện trên các cơ quan báo chí phản động với những bài viết xuyên tạc lịch sử Việt Nam. Dường như Định lại bắt đầu trở lại con đường chống lại Tổ quốc và nhân dân - những tội lỗi mà cách đây ít lâu anh đã thành khẩn thú nhận để xin sự tha thứ của nhân dân.
Google.tienlang xét thấy cần nhắc lại cho anh khỏi quên những lời thú tội thành khẩn này....
---------------------- 


Lê Công Định (sinh 1 tháng 10 năm 1968) là một luật sư, từng là thành viên của Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, thành viên Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ, thành viên hội đồng đại diện cho Việt Nam - Hiệp hội Luật sư châu Á - Thái Bình Dương, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông. Ông đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như: giảng dạy về luật Việt Nam cho sinh viên quốc tế trong chương trình trao đổi giữa khoa luật đại học Cần Thơ và đại học Pantheon - Assas (Paris ), luật sư thành viên Công ty DC Lawyers, phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, và trước ngày bị bắt, Định làm việc tại Công ty luật Lê Công Định. Ông cũng là chồng của Hoa hậu Việt Nam năm 1998, Nguyễn Thị Ngọc Khánh.


Lúc 11 giờ 10 phút, ngày 13 tháng 6 năm 2009, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã bắt khẩn cấp Lê Công Định theo Điều 88, Bộ Luật hình sự, do "có các hành vi cấu kết với bọn cầm đầu phản động nước ngoài chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam".

Theo cáo buộc của cơ quan an ninh Việt Nam, khi bắt khẩn cấp, đã có chứng cứ dựa trên những tài liệu của luật sư Lê Công Định, do Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực 2 cung cấp.

Trong video clip này, Lê Công Định đã thành khẩn nhận tội, đúng như cơ quan điều tra đã kết luận.

* Từ năm 2005, luật sư Lê Công Định đã liên lạc với Nguyễn Sỹ Bình của Đảng Nhân dân Hành động tại Mỹ và Đảng Dân chủ Việt Nam bí danh "chị hai". Luật sư Định là thành viên của nhóm nhằm hoạt động với mục tiêu lật đổ chế độ Cộng sản tại Việt Nam bằng phương thức lập hai đảng đối lập có tên "Đảng lao động" và "Đảng xã hội" để tập hợp lực lượng, đánh từ ngoài vào trong để gây rối loạn lớn ở Việt Nam.

* Với bí danh "chị Tư", Lê Công Định được phân nhiệm vụ phụ trách cải cách hành chính, tư vấn pháp luật cho các đối tượng chống đối trong nước: Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội, Nguyễn Văn Hải (Hải "Điếu cày"), Nguyễn Tiến Trung ở TP.HCM, biên soạn hàng chục tài liệu, phát tán trên các đài, báo và trang web thù địch với Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam và kêu gọi thay đổi chế độ, lợi dụng vấn đề bô-xít Tây Nguyên, Trường Sa - Hoàng Sa để kích động tư tưởng chống đối Đảng Công sản và Nhà nước Việt Nam.

* Lê Công Định cũng tham gia bàn bạc trong loạt tài liệu do Trần Huỳnh Duy Thức (đã bị bắt ngày 24/5 vừa qua) biên soạn với nội dung bôi nhọ Thủ tướng và một số lãnh đạo của Việt Nam.

* Luật sư Định đã biến việc bào chữa cho Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải thành diễn đàn tuyên truyền chống chế độ, xuyên tạc Hiến pháp, pháp luật, lên án chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.

* Luật sư Định đã nhiều lần sang Mỹ, Thái Lan, gặp Nguyễn Sỹ Bình bàn bạc, đánh giá những vấn đề kinh tế, chính trị của Việt Nam và đề ra kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho thời điểm Việt Nam xảy ra "biến động chính trị" vào năm 2010. Đã trực tiếp tham gia biên soạn cuốn sách mang tính chất cương lĩnh hành động của nhóm với tựa đề Con đường Việt Nam và soạn thảo Tân Hiến pháp cho Việt Nam. Bản thảo Tân Hiến pháp gồm 9 chương, 106 điều, dài 112 trang

* Luật sư Định có quan hệ chặt chẽ với một số đối tượng cầm đầu, cốt cán của các tổ chức phản động lưu vong, như Hà Đông Xuyến (Việt Tân), Phạm Nam Định (nhóm "Họp mặt dân chủ"), Đoàn Viết Hoạt (nhóm "Viễn tượng Việt Nam"). Luật sư Định được chấm chọn ra nước ngoài tham gia huấn luyện về phương thức "đấu tranh bất bạo động" để làm nòng cốt cho"phong trào dân chủ" trong nước.

* Luật sư Định có các bí danh Nguyên Kha, Paul, C4 (Chị Tư)

LÊ CÔNG ĐỊNH VÀ LỜI NÓI SAU CÙNG TẠI TÒA




Nói lời sau cùng tại phiên tòa chiều 20/01/2010 trước khi tòa vào nghị án, cựu luật sư thừa nhận hành vi của mình và bày tỏ sự ân hận khi đã "đi ngược lại những đóng góp của gia đình trong 2 cuộc kháng chiến" Chiếu cố sự thành khẩn nhận tội này, chiều 20 tháng 1 năm 2010, tòa tuyên án Lê Công Định 5 năm tù giam, quản chế 3 năm về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Sáng 6/2/2013, Lê Công Định đã được ra tù sau hơn 3 năm chấp hành hình phạt tù. Ông Định được giảm án, tha tù trước hạn so với án phạt 5 năm về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Sau khi ra tù, ông Định còn phải thi hành lệnh quản chế trong 3 năm tại địa phương.