Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Vụ NỘI CHIẾN "HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VIỆT NAM": VẾT NHỤC CỦA LÀNG ZÂN CHỦ

Ong Bắp Cày


Không thể nhịn cười khi cách đây không lâu, mình đọc được bài "Làn gió mới lướt qua xã hội dân sự Việt Nam" của Phạm Chí Dũng, một gã "hoạt động zân chủ", bị chính các "đồng nghiệp" tố là an ninh nằm vùng lại có thể hoang tưởng chẳng khác gì Lê Thăng Long muốn làm Tổng bí thư đảng CS Việt Nam, và tuyên bố sẽ lấy lại Hoàng Sa Trường Sa trong vòng 2 tháng (!?), bởi tài năng và đức độ của mình.

Còn nhớ, Phạm Chí Dũng viết: "Còn giờ đây, mùa xuân của xã hội dân sự dường như đang bắt đầu tỏa nắng. Gần hai chục tổ chức dân sự độc lập từ Bắc vào Nam. Vào tháng 5/2014, lần đầu tiên 16 hội đoàn dân sự độc lập ngồi sát bên nhau trong một tinh thần thống nhất rất cao về chủ đề cần kíp phải xây dựng tổ chức công đoàn độc lập".

Và trong cơn hứng tình cao độ, Dũng chua thêm: "Một làn gió mới của mùa xuân đang mơn man trên mái đầu non trẻ của xã hội dân sự. Vào đúng ngày kỷ niệm Bản tuyên ngôn độc lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1776, Hội nhà báo độc lập ra đời. Chẳng cần nhìn đâu xa xôi và cũng chẳng nên chờ đợi thêm một kích thích tố mới mẻ hơn, đã đến lúc có thể bàn về câu chuyện Công đoàn độc lập và Hội luật gia độc lập tại Việt Nam".

He he, thật khôi hài khi Phạm Chí Dũng, cũng như Bùi Hằng, Trần Thị Nga và các đồng đảng lại có thể tự nhận mình là nhà zân chủ. Đã có nhiều bài nói về cái "danh xưng" này, nhưng theo chị, nhà zân chủ trước hết phải là những con người có tầm trí tuệ chiến lược và nhân cách đáng tin cậy trong sự nghiệp dân chủ hóa đất nước. 

Thế nhưng thật trớ trêu, "Hội nhà báo Độc lập Việt Nam" vừa mới tuyên bố ra đời, hoạt động chưa được mấy hơi đã rệu rã bởi sự tranh giành quyền lực và lợi ích. Không nói, hẳn ai cũng biết đã có một cuộc chiến sống còn giữa phe Phạm Chí Dũng, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Tường Thụy với phe Ngô Nhật Đăng, Lê Ngọc Thanh, Phạm Thành. 

Đấu tố, hạ nhục, dập vùi nhân cách, đăng ảnh đời tư của nhau, và khơi mào cho các bình luận về nhau lên các diễn đàn đã trở thành chuyện thường nhật. Cho đến giờ này, cuộc chiến vẫn chưa thể kết thúc và còn hứa hẹn những phá gay cấn nhằm triệt hạ đường sống của nhau.

Rất tiếc, đó lại là bức tranh hiện thực về cái tâm, cái tầm và nhân cách của các "nhà zân chủ hiện nay".

Hãy xem họ nói về nhau như thế nào qua các hình chụp từ màn hình:






Với tâm, tầm và nhân cách ấy của những người lãnh đạo "Hội nhà báo độc lập Việt Nam", làng zân chủ Việt không thấy nhục mới là lạ

VĂN HÓA ĐỔ LỖI...


Chị hay chứng kiến, mỗi khi đứa con ngã, bà mẹ thường vừa lấy tay đánh xuống đất vừa ngoác mõm ra quát "Đánh chừa này, đánh chừa đất này, dám làm con tao ngã, hư này". Đôi khi hành vi đó được lặp lại với những đồ vật cạnh nơi đứa trẻ ngã như cái giường, cái tủ, một món đồ chơi của con trẻ, thậm chí ông nội bà ngoại đứng ở đấy cũng có thể bị đánh vờ vài ba cái. Hành động này tuy đáng yêu nhưng trông ngớ ngẩn đéo chịu.

Và dĩ nhiên, nhiều lần như thế khiến mỗi khi đứa trẻ ngã, nó lại đổ lỗi là do thứ gì đấy chứ chẳng phải do nó bất cẩn. Nét vẽ nguệch ngoạc này được người mẹ tô vào trí não trong veo của đứa trẻ và khiến nó phải mang theo đến cuối đời. Đổ lỗi mỗi khi vấp ngã, đương nhiên là một tật xấu.

Chuyện dẹp sư tử Tàu ở các nơi công cộng hay đền chùa miếu mạo nhân danh dẹp văn hoá ngoại lai cũng chẳng khác gì chuyện trẻ con chị kể trên. Và cũng chẳng ngạc nhiên, cần lao lại ủng hộ nhiệt tình đến thế. Cái nền văn hoá lổn nhổn của Lừa đang cần nơi đổ lỗi để cữu rỗi.

Nhưng thực tế thì sao? Hàng ngày các cô vẫn chúi mũi vào phim chưởng Tàu, sướt mướt hàng đêm với phim tình cảm Hàn xẻng. Nhan nhản nhà cửa, công sở công quyền được xây theo kiến trúc Châu Âu nửa vời, ăn đồ ăn nhanh, dùng dao dĩa, uống rượu Tây, mặc hàng hiệu Âu Mỹ, đi xe Nhật xe Đức.... Chẳng lẽ nhân danh giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mà dẹp hết đi sao? 

Cái thời nhân danh những điều to tát để kì thị những giá trị xưa cũ tưởng đã qua lâu rồi bỗng chốc quay ngoắt trở lại với chiếc áo khoác chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Các cô thử hình dung cái cảnh hô hào nhau phá hoại đền đài cổ xưa nhân danh phá thành trì phong kiến. Phá hoại tất cả những bức tượng trong đó có phiên bản tượng Nữ Thần tự do nổi tiếng khiến bao người tiếc nuối, xẻ thịt các ngôi biệt thự đẹp đẽ do Pháp xây dựng nhân danh xoá bỏ chế độ thực dân. Phá đình phá chùa, tượng Phật thả trôi sông nhân danh bài trừ mê tín dị đoan... Mới thấy dân tộc này mông muội thế nào.

Sư tử đá, đèn lồng đỏ vốn chẳng phải là cái mới mẻ gì, nó cũng chẳng ảnh hưởng ghê gớm đến nền văn hoá vốn đã đầy rẫy sự vay mượn. Có chăng hành vi nâng cao quan điểm đầy ấu trĩ của lũ quan lại quản lí văn hoá chỉ để vỗ về cần lao và ăn theo cái trào lưu bài Khựa mà thôi. 

Càng gào thét trước những thứ nhỏ mọn chúng ta càng lộ rõ sự tự ti trước thời đại toàn cầu hoá, bản sắc văn hoá dân tộc cần nằm trong tư tưởng chứ không phải hô hào toàn dân vứt bỏ những thứ ngoại lai vô giá trị kia. 

Văn hoá là cái gì? "Văn hoá là cái lồn" lời của một nhà quản lí văn hoá nghỉ hưu trong lúc trà dư tửu hậu có lẽ đã nói lên tất cả.

Chị thật.

P/s: Tên bài do Tre Làng tự đặt, và không bao quát được hết nội dung. Hehe. Nhưng cái tên không quan trọng, phải không nào?

THẾ RỒI SAO?

Thế rồi sao?


(LĐ) - Số 214 Đào Tuấn

Ngày 3.8.2011 có lẽ sẽ đi vào lịch sử ngành tổ chức cán bộ, khi một kỷ lục vô tiền khoáng hậu được lập ra.

Ảnh minh họa - Muốn hiểu thế nào thì hiểu

Trong cái ngày hôm ấy, theo báo Người Cao tuổi, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đã ký bổ nhiệm 3 hàm Vụ trưởng ở văn phòng, 3 hàm Phó Vụ trưởng ở Trường Cán bộ Thanh tra, 3 hàm Cục phó ở Cục III, 2 hàm Phó Vụ trưởng, hàm Vụ phó ở Cục I, 2 hàm Vụ trưởng, hàm Vụ phó ở tạp chí, nhiều Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng, hàm Vụ trưởng, hàm Phó Vụ trưởng ở các cục, vụ, đơn vị trực thuộc. Các cục, vụ, đơn vị có đủ cấp trưởng, cấp phó rồi thì ông đưa chuyên viên lên cấp “hàm” mà cấp này chưa thấy quy định, điều khoản nào trong Luật Cán bộ, công chức.

Thế rồi sao?

Thế rồi Tổng Thanh tra mới ký quyết định “bổ sung quy hoạch”, bổ sung tính pháp lý cho các quyết định bổ nhiệm đã ký.

Thế rồi sao?

Thế rồi ông Truyền khẳng định: “Tôi làm đúng trách nhiệm và đúng pháp luật, đúng nguyên tắc”.

Thế rồi sự việc được đưa ra nghị trường.

Thế rồi có thanh - kiểm tra.

Thế rồi chẳng có việc gì xảy ra trong sự “chưng hửng và thán phục” của dư luận với cú nước rút thần tốc trước khi “hạ cánh” an toàn. Và cả sự hay ho của những nguyên tắc, những quy trình đảm bảo an toàn sau khi sự việc phát lộ.

Thế rồi, thế rồi cho đến ngày hôm qua, người ta lại phát hiện ra một “ông Truyền” khác, một cú nước rút khác, cũng thần tốc không kém, cũng trước khi “hạ cánh an toàn”.

Đó là ông Nguyễn Thành Rum - giám đốc Sở VHTTDL TPHCM. Chỉ trong 2 tuần trước khi “cầm sổ”, ông Rum cũng ký thần tốc hàng chục quyết định bổ nhiệm cán bộ.

Chắc điều mà dư luận quan tâm sẽ là câu hỏi “thế rồi sao?”.

Thế rồi ông Rum - một quan chức về hưu - bị xử lý kỷ luật bằng hình thức “phê bình, rút kinh nghiệm”.

Sợi dây kinh nghiệm càng rút càng dài - dân gian nói cấm có sai câu nào. Và hình thức “rút kinh nghiệm” này, có lẽ chỉ là dành cho những “ông Truyền, ông Rum” còn đang tại vị.

Kinh nghiệm ấy, nếu có, chỉ là việc cứ hốt cú trót thần tốc, chẳng may có bị lộ thì cùng lắm là dành cái kinh nghiệm ấy cho những người sau.

Cứ hỏi tại sao sau những “ông Truyền”, vẫn còn có những “ông Rum”?

NGỬI ĐI!

Cuteo@


Vãi thật!

Tự nhiên lại chọc ra để ngửi.

Không ngửi được lại phải đậy, mà đậy lại không kín.

Ai đã thấm: Cái đẹp phô ra, cái xấu xa đậy lại?

Không muốn nói nữa. Nó là cái gì thì ai cũng biết!

Lôi bài oánh zắm giữa đám đông của chị Mượt ra cùng với cái ảnh này để thư giãn vậy.

Ở đây, chắc rất nhiều cô đã đi máy bay. Nhưng có lẽ hiếm người biết bí mật dưới đây, chị sẽ bật mí cho các cô một điều cực kì thú vị. Hehe.

Chị hay phải đi công tác ở các vùng miền xa xôi trên thế giới. Mỗi lần ngồi máy bay, nhanh thì 5-7 giờ lâu thì 12-13 tiếng.

Và một trong những điều cực hình đối với một người thượng liu, trang nhã, cành vàng lá ngọc như chị là buồn đánh zắm. Khổ nỗi, khi ngồi trên máy bay điều này lại rất hay xảy ra. Dĩ nhiên, chị không thể ngồi giữa các hành khách khác và đánh zắm thối um lên được, đó hầu như là nỗi xỉ nhục với truyền thống vẻ vang của gia tộc chị.

Để giải quyết vấn đề bức xúc này, chị đã tìm đọc hàng trăm trang tài liệu về các phương pháp hạn chế đánh zắm, như đi ỉa trước khi lên máy bay, hạn chế ăn thịt động vật, chỉ ăn các món ăn từ thảo mộc.... Nhưng hầu như không thuyên giảm.

Bỗng một hôm, vô tình chị đọc được một tập tài liệu chưa từng công bố. Mọi việc bỗng sáng loà như ánh chớp giữa đêm đông. Từ đó, mỗi khi lên máy bay, việc đầu tiên là chị mượn một chiếc chăn hàng không đắp hờ hững lên bụng và tha hồ zắm zít như chỗ không người, kệ mẹ bọn ngồi xung quanh.

Chắc các cô đang hình dung một không gian bí bách lẫn mùi zắm phỏng! Hehe. Chị đố cô nào ngửi được mùi zắm trong máy bay đấy. Lạ không?

Sự thực là không khí trong khoang máy bay khá bí bởi hầu hết hành khách thở bằng không khí được tái chế, lượng khí bên ngoài lưu thông vào chỉ chiếm một lượng nhỏ khí mà các cô thở ra hít vào.

Để tái chế không khí, các máy bay hiện đại được trang bị lưới lọc diệt vi khuẩn và quay vòng bởi hệ thống điều hoà đặc biệt.

Hệ thống điều hoà trên máy bay với những lỗ thông hơi cung cấp không khí từ trần xuống phía trên đầu các cô rồi quay lại hệ thống điều hoà dưới sàn, tạo ra một vòng tuần hoàn liên tục, mỗi vòng được xử lí tầm khoảng 3 - 5 phút.

Tất cả các loại mùi vị, vi khuẩn đều bị hệ thống tuần hoàn khí tiêu diệt nhờ kết hợp không khí trong lành và bộ lọc.

Cứ như vậy, khí các cô hít vào thì từ trên đầu phun xuống, khí từ đít các cô nhả ra thì hệ thống điều hoà dưới sàn hút đi. Vì vậy, các cô rất khó ngửi thấy mùi zắm trên máy bay, trừ khi các cô tự chùm chăn kín đầu rồi đánh rắm.

Hay không?

Hay quá đi chứ, hehe, sau khi đọc bài này của chị, các cô đi máy bay chắc chắn sẽ thoải mái hơn, không còn cảnh gồng mình, mặt đỏ, thắt lỗ đít lại nữa. Các cô cứ tự nhiên thả nếu có nhu cầu. Thậm chí chẳng bởi nhu cầu.

Tất nhiên đừng để ra bã và kêu to quá. Đó hầu như là một hành vi bẩn thỉu và bất nhã. Hehe.

Chị thật.

NẾU LÊ THĂNG LONG LÀM TỔNG BÍ THƯ HOẶC LÀM TỔNG THỐNG...

Khoai@


Có bạn hỏi Lê Thăng Long: "Bác bị thế này lâu chưa"?

Câu hỏi đó nói lên tất cả về một kẻ đóng vai "khai phóng" cho nền zân chủ ở Việt Nam. Con đường Việt Nam sẽ đi về đâu khi anh ta làm Tổng bí thư hay Tổng thống?

Trong bài "Chuẩn bị lý lẽ, tinh thần và lực lượng để đấu tranh với Trung Quốc - Phần 1" của mình, Lê Thăng Long viết thế này: 

"Nếu tôi được trở thành Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Tổng thống Việt Nam thì tính từ ngày nhậm chức trong vòng 11 tháng tôi sẽ lấy lại được 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở lại cho dân tộc Việt Nam. Tôi nói điều này không chỉ là cảm tính, nói cho vui, nói sốc để nổi tiếng, nói để làm thương hiệu làm PR cho bản thân nhằm tìm kiếm nhiều lá phiếu trong lần bầu cử dân chủ tự do sắp tới tại Việt Nam. Tôi đã có nhiều kế hoạch khoa học, cụ thể, chi tiết để sớm lấy lại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam.

Tôi hoàn toàn không có một chút nào ảo tưởng, mơ hồ về mọi vấn đề liên quan đến Trung Quốc và chủ quyền lãnh thổ. Tôi biết thực lực Trung Quốc rất rõ họ mạnh đến cỡ nào về kinh tế, trí tuệ, con người, quân sự, văn hóa, ngoại giao … Tôi hoàn toàn không có tính cách liều lĩnh nhưng tôi là người có đủ bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần để có thể đủ sức lãnh đạo dân tộc Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế chiến thắng giòn giã áp đảo Trung Quốc trong mọi cuộc đấu".

Nổ như thế thì làm zân chủ kiểu gì nhỉ?


CÓ CẦN PHẢI "BỊA RA LỊCH SỬ" ĐỂ NUÔI DƯỠNG THẦN DÂN TỘC?!

LâmTrực@


Đây là bài viết của tác giả Lê Bình gửi đăng trên Tre Làng. Theo chủ trang, bài viết sẽ mở ra một diễn đàn để bạn đọc thảo luận, khảo cứu và rất đáng để chúng ta suy ngẫm.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:

CÓ CẦN PHẢI "BỊA RA LỊCH SỬ" ĐỂ NUÔI DƯỠNG THẦN DÂN TỘC?!(Sự thật về "Di chúc của vua TRẦN NHÂN TÔNG")

Vài năm gần đây, khi phong trào chống âm mưu bành trướng của nhà cầm quyền Bắc Kinh lên cao thì trên rất nhiều trang mạng trong và ngoài nước - kể cả một số trang mang tính “chính thống" tại Việt nam - đã liên tục đăng tải nội dung một bản được cho là “Di chúc của vua Trần Nhân Tông”. Đặc biệt: “Bản di chúc" này có khá nhiều dị bản dù nội dung cơ bản phần lớn đều như nhau.. Phải công nhận rằng: Những nội dung hàm chứa trong “bản di chúc” đó đều là những điều đúng đắn, hoàn toàn phù hợp với tâm tư nguyện vọng và có tính khích lệ tinh thần dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia của mọi người Việt Nam yêu nước.

Tuy nhiên, khi tĩnh tâm tỉnh táo ta không thể không nhận ra vài bất thường sau đây:

Tất cả các bài viết đề cập đến "bản di chúc" được cho là của vua Trần Nhân Tông mà ta thường thấy đều không phải là tài liệu nghiên cứu lịch sử !

Có vẻ như những trang đã đề cập đến "bản di chúc" này sớm nhất và cùng với thời gian thì tần suất ngày càng dày đặc hơn lại là những trang có nguồn gốc của các “chí sỹ”, các “chính khách salon” ở hải ngoại (!?)

Tôi muốn hỏi: Ai đó thông tuệ biết rộng hiểu cao xin vui lòng chỉ bảo xem “di chúc” này do sách nào viết. Dẫn chứng từ đâu? Dẫn chứng căn cứ vào tài liệu gốc nào? Tài liệu cổ phát hiện ở đâu? Do ai phát hiện? Vì đến thời Trần, nước ta đã có hệ thống thư tịch tương đối hoàn chỉnh, ghi chép có hệ thống nghiêm ngặt những hoạt động của hoàng gia và các vị quan gia (vua).

Cần biết rằng: Sử sách chính thống thời Trần đã ghi rõ, khi quân Nguyên sang đánh nước ta, gặp thế nguy, nhà vua đi thuyền đến gặp Trần Nhật-Hiệu, hỏi quốc-sách. Nhật-Hiệu với tư tưởng sợ giặc đã cầm mái chèo viết lên mạn thuyền hai chữ: “Nhập Tống”.

Trong Đại việt sử ký và các tài liệu khác (Gồm cả 22 bức thư ngoại giao của vua Trần Nhân Tông) còn đến hôm nay đều chứng minh: Thời Trần (và cả sau đó nhiều trăm năm). Người Việt ta đều dùng niên hiệu triều đại để trỏ về quốc gia khổng lồ phương Bắc đó. Chỉ riêng trong dân gian thì hay gọi họ là "nước Ngô", "người Ngô", "giặc Ngô" thậm chí là..."thằng Ngô" !

Nghĩa là vào thời đó, khi chỉ về Trung quốc, ta dùng tên dòng-họ cầm quyền. Tên Trung-hoa Dân-quốc mới có từ năm 1912 khi lập nền Cộng-hòa. Còn cụm từ "người Tàu" cũng mới xuất hiện khi nhà Thanh chiếm Trung nguyên. Những người chạy trốn nhà Thanh dùng tàu thuyền vượt biển đến nước ta lánh nạn rất nhiêu nên dân gian gọi nhưng người này là "khách trú" là "người tàu" (Theo nghiên cứu của “Lão học giả” An Chi)

Hơn nữa, nếu đọc thật kỹ bản “di chúc” ta có thể nhận ra có rất ít "khẩu khí đế vương" vốn có trong lối văn sách (Hịch-Chiếu v..v..) của các bậc vua chúa anh hùng nhưng lại có rất nhiều hơi hướng văn phong hiện đại cùng hàm lượng tính thời sự cao một cách bất thường! 

Bởi thế bản "di chúc" mà nhiều người gán cho vua Trần Nhân-Tông, dùng tên Trung-hoa, dùng cụm từ "nước Tàu" tôi nghe có vẻ như một câu chuyện vui hơn là có thực! 

Từ tất cả những lẽ trên, tôi cho rằng:Có lẽ là do ai đó vì lòng ái quốc (Hoặc có cả "LÒNG GÌ GÌ" ĐÓ NỮA KHÔNG CHỪNG (!?) ) mà...hứng chí chế ra hoăc phóng tác thêm từ những mẩu tư liệu rồi gán đại cho nhà vua mà thôi!

"Lộng giả thành chân" ấy mà.

Tuy hỏi vậy nhưng tôi xin trả lời luôn:

Với tinh thần: SỰ THẬT VÀ CHÂN LÝ KHÔNG THỂ ĐẢO NGƯỢC. Ta cần nghiêm túc để thừa nhận rằng: KHÔNG CÓ CÁI BẢN "DI CHÚC" NÀO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG cả!

Bịa tuốt!

Tại sao vậy?

Tại vì cái "di chúc" đang hoang truyền trên mạng - Nhân danh tinh thần Dân Tộc trong sáng cũng có mà nhân danh "tinh thần Dân Tộc giả cày" tạo cớ để chửi càn chửi đổng lung tung cũng có - Thực chất là do nhà văn Hoàng Quốc Hải "bịa" ra . Ông là tác giả của bốn cuốn tiểu thuyết về triều Trần: Huyền Trân công chúa (1987), Bão táp cung đình (1989),Thăng Long nổi giận (1991), Vương triều sụp đổ (1994). Tại cuốn 1 ông đã "cho" nhà vua nói thế !

Ai không tin sự thật này?

Nếu không tin thì xác minh rất dễ !

Sách của ông Hải còn chất đầy trong các thư viện.

Ông Hải còn "khỏe như cọp" và vẫn vui đời để sống, để viết, để chuẩn bị xuất bản tiếp bộ tiểu thuyết lịch sử về vương triều nhà Lý. Ông từng "bật mí" với bạn bè rằng: Trong bộ tiểu thuyết mới ông sẽ "cho" các vị quân vương nhà Lý "nói" không ít điều cũng "Hùng hồn – Thời sự (!) và Chí lý" chẳng kém những điều ông đã "cho" đức vua Trần Nhân Tông phán trong bản "di chúc" (!). Vì, đặc tính của tiểu thuyết đã cho ông cái quyền tha hồ thỏa trí tưởng tượng mà không ai có quyền bắt bẻ .

Có lẽ Ông thường khoái chí mỉm cười khi biết thêm lại có ai đó cứ thích "gián tiếp" gán cho ông ngôi vị..."Quân vương"! (Hi..hi..!)

Dân tộc ta tự ngàn xưa vốn đã sẵn có tinh thần nồng nàn yêu nước Chính bởi thế nên dân tộc Việt Nam vẫn trường tồn và độc lập phát triển mạnh mẽ ngay bên một ông "hàng xóm Sô-vanh" khổng lồ dù phải trải qua biết bao đổ máu hy sinh. Vậy có cần không việc phải "bịa" thêm những chi tiết không xác thực trong lịch sử chỉ để nhằm củng cố thêm tinh thần Dân Tộc?

Tôi cho rằng: Tiểu thuyết là tiểu thuyết. Lịch sử là lịch sử. Không thể cố tình nhập nhằng lẫn lộn tiểu thuyết với lịch sử.Không ai được phép "bịa" ra lịch sử và cũng không ai được phép cố tình liều lĩnh làm điều ấy dù với bất cứ động cơ nào. Ngoại trừ những “ai đó” có động cơ mờ ám hoặc những ai đó nông cạn thực dụng quen "ăn xổi" thì những người bình thường như chúng ta hãy chịu khó nhìn xa một chút sẽ thấy ngay những di hại khó lường về sau . 

Khỏi cần phải lý luận rắc rối sâu xa (Rồi lại sinh ra cãi lộn do không chịu nhau vì “lý" này “lý" nọ . Hi..hi..!) mà chỉ cần quan sát ngay các diễn biến của sự kiện làm giả "di chúc vua Nhân Tông" này. Người vô tâm nhất cũng có thể thấy: "LỢI BẤT CẬP HẠI". Lợi và hại cách nhau chẳng bao xa. 

Cứ quan sát đi rồi sẽ thấy!

Chỉ lạ bởi: Những vị "mũ cao áo dài" bằng cấp… "vô biên", tiêu tiền như…nước ngồi chật ních ở các bạn bệ trong các cơ quan gác cổng văn hóa đều nín miệng lặng thinh ! 

Hình như tất cả đều đang ngủ mơ?!

Họ ngủ mơ bởi họ được "ru" trong cái "nhạc khúc" có vẻ "tràn đầy tinh thần dân tộc" kia mà không nhận ra những di hại khó lường trong những bất thường như ta đã thấy rõ ở trên.

Họ có mau mau "giật mình tỉnh ngủ" không nhỉ ?!

BẮT NHẦM MỘT ĐẠI ÚY BIÊN PHÒNG

Công an bắt… nhầm một đại úy biên phòng đang phá án


Ảnh minh họa (Tiền Phong)

Công an thị xã Thái Hòa (Nghệ An) bắt Đại úy Đặng Quốc Khánh là bắt nhầm vì lúc ấy Đại úy Khánh đang sử dụng nghiệp vụ để phá án ma túy.

Liên quan tới việc “tấm gương tiêu biểu chống ma túy bị bắt về ma túy” mà một tờ báo đã đưa tin, chiều 10-9, Đại tá Trần Minh Công, Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An, cho biết:

Công an thị xã Thái Hòa (Nghệ An) bắt Đại úy Đặng Quốc Khánh (Đội phó Đội Phòng, chống tội phạm ma túy, Đồn biên phòng Hạnh Dịch, Bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An) là bắt nhầm vì lúc ấy Đại úy Khánh đang sử dụng nghiệp vụ để phá án ma túy.

“Lâu nay đồng chí Khánh được giao nhiệm vụ trà trộn vào đường dây ma túy nhằm phá án. Cùng lúc đó, phía bên Công an thị xã Thái Hòa cũng đấu tranh chuyên án, hai bên phối hợp không nhịp nhàng rồi nhầm lẫn đồng chí Khánh là đối tượng nên đã bắt nhầm” - Đại tá Công nói.

Đại úy Khánh là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2013 (danh hiệu của Trung ương Đoàn nhằm tôn vinh những cá nhân có thành tích đặc biệt trên nhiều lĩnh vực). Cũng trong năm 2013, Đại úy Khánh được Bộ Quốc phòng phong quân hàm trước niên hạn từ thượng úy lên đại úy…

Tháng 7-2014, lực lượng Công an thị xã Thái Hòa đã bắt Đại úy Khánh cùng một lượng nhỏ ma túy trong người.