Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Nóng: NỖI OAN CÒN HƠN VỤ ÔNG CHẤN

[NÓNG] Nỗi oan còn hơn vụ ông Chấn


Khoai@ copy từ Baron Trịnh

Báo điện tử Pháp Luật Tp.HCM (PL) - Trên số báo hôm qua (14-9), chúng tôi đã thông tin VKSND Tối cao vừa kháng nghị đề nghị TAND Tối cao hủy án vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra cách đây 16 năm về trước.

Như vậy là bị án Huỳnh Văn Nén, người từng bị kết án chung thân, có cơ may được minh oan sau khi đã ngồi tù hơn 16 năm trời, nhiều hơn gấp rưỡi thời gian thụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang.

Và nếu được minh oan, có lẽ ông Nén là trường hợp đặc biệt và hi hữu nhất trong lịch sử tố tụng ở Việt Nam: Người cùng lúc bị kết án oan trong hai vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng. Bởi trước đó ông Nén từng bị kết án oan bảy năm tù trong vụ án “vườn điều” cùng chín người thân bên gia đình vợ.

Tuy nhiên, khác với ông Chấn (được trả tự do ngay sau khi VKSND Tối cao kháng nghị), hiện ông Nén vẫn đang phải ngồi tù với tình trạng sức khỏe theo gia đình cho biết là rất kém, mắt trái bị mờ, rất cần được chữa trị.

Ông Huỳnh Văn Truyện (trái, cha ruột Huỳnh Văn Nén) và ông Nguyễn Thận, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN huyện Hàm Tân. Ảnh: PN

Vẫn theo lời gia đình ông Nén, từ khi thụ án đến nay ông vẫn chưa bị “bể án” (tù chung thân được giảm thành tù có thời hạn) và vì vậy ông cũng chưa được giảm án tù.

Ngày bị bắt giam, ông Nén chỉ vừa 36 tuổi và có ba đứa con trai, đứa lớn nhất 10 tuổi, đứa nhỏ chỉ vừa lên năm. Hơn 16 năm ông Nén ngồi tù, các con của bị án này lớn lên trong đói nghèo, thất học, bởi một gánh hàng rong của người mẹ đơn thân không thể một nách nuôi nổi ba miệng ăn, nói chi lo học hành, dạy dỗ.

Vì thế hai trong số ba đứa con của ông Nén đã sớm hư hỏng, tụ tập bạn bè hút xách. Thằng lớn phải đi tù hai năm vì hút chích, còn thằng giữa bức xúc vì có người đánh mẹ nên nó dùng hung khí gây thương tích, phải lãnh án ba năm tù. Cả hai đứa đều vào tù sau cha nhưng lại được ra tù sớm hơn vì đã thụ án xong, trong đó thằng lớn đã cai nghiện rồi lấy vợ và chí thú làm ăn.

Hai ngày trước, nghe tin VKSND Tối cao có kháng nghị đề nghị hủy án, cả ba đứa con trai đã vào trại giam thăm cha để báo tin cho cha biết. Bốn người đàn ông ôm nhau khóc nức nở với niềm tin ngày đoàn tụ không còn xa nữa…

Với những căn cứ kháng nghị khá vững chắc, hy vọng sắp tới ông Nén sẽ được trả tự do để về với gia đình.

PHƯƠNG NAM 
------------------------------ 
Được kháng nghị hủy án sau 14 năm thụ án chung thân 

Báo điện tử Pháp Luật Tp.HCM (PL) - Đó là bị án Huỳnh Văn Nén, người bị kết án chung thân về hai tội giết người và cướp tài sản, hiện vẫn còn đang thụ án. Ông Nén cũng là người bị oan trong vụ án “vườn điều” do cùng một điều tra viên thụ lý.

Ngày 14-9, một nguồn tin cho biết viện trưởng VKSND Tối cao đã ra quyết định kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đề nghị TAND Tối cao hủy bản án hình sự sơ thẩm (số 96/HSST ngày 31-8-2000) của TAND tỉnh Bình Thuận để điều tra, xét xử lại. Bản án này đã kết án chung thân Huỳnh Văn Nén (52 tuổi) về hai tội giết người và cướp tài sản. Quyết định kháng nghị này cũng sẽ được gửi đến Trại giam Z30A của Bộ Công an (ở Đồng Nai), nơi ông Nén đang thụ án 14 năm qua.

Như vậy, vụ án giết người, cướp của 16 năm trước gây chấn động ở Tân Minh, Hàm Tân (Bình Thuận) đã chính thức được lật lại.

“Phá án đúp”

Ngoài vụ án nói trên, Huỳnh Văn Nén còn là người bị kết án oan bảy năm tù về tội giết người trong vụ án “vườn điều” từng nổi tiếng cả nước. Trong vụ “vườn điều”, chín người bị kết án oan đã được trả tự do, được bồi thường, xin lỗi công khai, riêng ông Nén đến nay vẫn chưa nhận được lời xin lỗi nào. Ngược lại, ông vẫn đang ở tù vì vụ án khác mà viện trưởng VKSND Tối cao vừa kháng nghị.

Lật lại hồ sơ, đêm 23-4-1998, bà Lê Thị Bông ở xã Tân Minh bị hung thủ đột nhập vào nhà dùng dây dù siết cổ chết tại chỗ và cướp đi chiếc nhẫn một chỉ vàng 24K. Ngay sau đó, Công an tỉnh Bình Thuận đã khởi tố vụ án và cử điều tra viên Cao Văn H. tiến hành điều tra.

Bị cáo Huỳnh Văn Nén cởi áo tại phiên tòa sơ thẩm, tố cáo bị điều tra viên dùng nhục hình. Ảnh: PN

Thời điểm trên ai ở Tân Minh cũng đều biết Huỳnh Văn Nén là kẻ tưng tửng, suốt ngày lê la ngoài chợ, ai kêu gì làm nấy để kiếm tiền cơm rượu. Sau vụ án mạng nói trên xảy ra, trong khi cơ quan điều tra đang chưa tìm ra hung thủ, rượu vô, Nén thường vỗ ngực cho rằng chính mình là người đã giết bà Bông.

Gần một tháng sau ngày nạn nhân bị giết, Nén bị khởi tố, bắt giam. Sau này tại tòa, Nén đã khai rằng điều tra viên Cao Văn H. đã đánh đập, mớm cung, ép cung nhiều ngày liền để buộc Nén phải khai nhận tội.

Sau khi Nén nhận giết bà Bông, điều tra viên tiếp tục dấn thêm bước nữa bằng cách buộc Nén phải khai nhận đã cùng với gia đình bên vợ giết chết bà Dương Thị Mỹ trong vụ án “vườn điều” đã xảy ra năm năm trước đó.

Để thoát án tử hình, theo mớm cung của điều tra viên, Nén khai một mạch chín người trong gia đình vợ mình tham gia giết người trong vụ án “vườn điều”. Từ lời khai này, ba thế hệ trong một gia đình gồm chín người và cả Nén bị truy tố và kết án oan. Sau này cả chín người này đều được minh oan, còn hung thủ trong vụ án “vườn điều” mãi đến nay vẫn chưa ló dạng.

Chứng cứ mâu thuẫn vẫn kết tội

Trở lại vụ án giết bà Bông, hôm đưa Nén về dựng lại hiện trường, trước sự chứng kiến của hàng trăm người, Nén đứng đực mặt ngớ ngẩn và nói với điều tra viên: “Em có biết gì đâu!”. Nhưng rồi sau đó, ngày 31-8-2000, TAND tỉnh Bình Thuận đã tuyên phạt Nén tù chung thân cho cả hai tội giết người và cướp tài sản. Sau phiên tòa sơ thẩm, “hung thủ” ngớ ngẩn Huỳnh Văn Nén đã không biết làm đơn kháng cáo, bản án sơ thẩm vì vậy có hiệu lực pháp luật. Từ đó Nén thụ án chung thân cho đến nay.

Hồ sơ truy tố Huỳnh Văn Nén chỉ xem qua đã thấy hàng loạt mâu thuẫn. Cáo trạng ghi: “Phía hiên nhà chính hướng Tây Nam phát hiện một dấu bàn chân không dép in hằn dưới cát có kích thước 23 x 9 cm, gót rộng 4,5 cm (…). Phía trong nhà trên mặt ghế sa lông bọc da có ba dấu chân không dép, in đất trên mặt ghế, có kích thước 22 x 8 cm, gót rộng 4 cm”. Rõ ràng đã có hai dấu chân với hai kích cỡ khác nhau, trong khi Nén nhận một mình giết người. Một người có chút ít kinh nghiệm điều tra đã có thể phát hiện ra mâu thuẫn này. Thế nhưng điều tra viên đã không tiến hành so sánh trực tiếp dấu vết ở hiện trường và dấu chân của Nén.

Còn nữa, tại hiện trường, cơ quan điều tra và người dân phát hiện một con dao phay cán bằng gỗ tròn, mũi nhọn, dài khoảng 30 cm nằm sát hàng rào nhà bà Bông. Nhưng khi lập biên bản thu thập vật chứng thì con dao này không còn ở đó. Mặt khác, tại giếng nước nhà bà Bông còn có một con dao khác, mũi dao không nhọn, dài khoảng 20 cm. Có thể nào cùng một lúc Huỳnh Văn Nén sử dụng đến hai con dao để cắt dây dù làm hung khí gây án? Đương nhiên cơ quan tố tụng không hỏi câu này nên hồ sơ cũng không có câu trả lời.
Ngoài ra, theo lời khai của Nén, sau khi dùng dây dù siết cổ bà Bông chết, Nén cầm dây theo và ném bỏ gần đường mòn. Thực tế khi thu hồi tang vật, sợi dây dù nằm trên một bãi cỏ khác cách xa đường mòn nơi Nén khai hơn 100 m. Trong khi đó, tại phòng khách nhà bà Bông còn có thêm một sợi dây dù nữa dài 1 m! Vậy là cùng một lúc có hai sợi dây dù gây án, không biết dây nào là thật, dây nào là giả.

Chưa hết, theo lời khai của Nén thì giết bà Bông để lấy một chỉ vàng bọc vào túi áo và bị rớt khi bỏ chạy từ đường mòn ra bờ suối. Trong lúc tháo chạy, Nén còn lấy một ổ khóa trong nhà bà Bông để phòng vệ và sau đó đã ném ổ khóa vào lùm cỏ gần đường mòn. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã không thu được hai vật chứng trên.

Hung thủ là hai người khác?

Ngày 2-9-2000, hai ngày sau khi phiên tòa sơ thẩm xử Huỳnh Văn Nén, anh Nguyễn Phúc Thành (trú Tân Minh, lúc đó đang thụ án về tội cố ý gây thương tích tại trại giam Sông Cái ở Ninh Thuận) nghe loáng thoáng Nén đã bị kết án tử hình trong vụ giết bà Bông. Thành biết rõ hai người bạn thân của mình mới là thủ phạm giết chết bà Bông, còn Nén đã bị kết án oan.

Lương tâm trỗi dậy, lập tức Thành xin giấy bút viết ngay đơn tố giác gửi ban giám thị trại giam.

Theo đơn của Thành thì chính Nguyễn Th. và Hồ Văn V. (đều ngụ Tân Minh) đã giết chết bà Bông. Sau khi gây án, Th. và V. đã kể lại cho Thành biết ý định không phải là giết bà Bông mà là con gái bà vì cô này có đeo nhiều nữ trang. Sau khi đột nhập vào bếp, Th. lấy hai con dao đưa cho V. một con, sau đó ra giếng cắt dây dù rồi vào bếp mai phục con gái bà Bông đi bán về. Do ngấm rượu, cả hai đều ngủ say cho đến khi bà Bông bán ở chợ về phát hiện. Th. đã dùng dây dù siết cổ bà Bông cho đến chết mặc dù V. đã lên tiếng ngăn cản. Th. còn đưa chiếc nhẫn cướp được cho anh Thành xem và sợ anh Thành chưa tin, y còn chỉ vết máu dưới lai quần và cho biết đó là máu ngón tay của nạn nhân khi tháo nhẫn đã bị trầy. Sau đó Th. đã rủ anh Thành gọi xe ôm chở vào một tiệm vàng ở xã Xuân Hòa, Xuân Lộc (Đồng Nai) bán lấy tiền. Sau đó thì Th. đón xe đi biệt tích…

Đơn tố giác này hết sức phù hợp với kết quả khám nghiệm hiện trường, trùng khớp với việc quản lý nhân khẩu của Công an xã Tân Minh. Theo đó, Nguyễn Th. đã đi khỏi địa phương từ cuối tháng 4-1998, còn Hồ Văn V. rời khỏi địa phương từ đầu tháng 9-2000 (sau khi Nén bị xử tù chung thân).

Nội dung đơn tố giác của anh Thành đã được chuyển cho Cục V26 - Bộ Công an. Sau đó Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận lại cử điều tra viên Cao Văn H. đi xác minh.

Theo luật sư Phạm Hồng Hải và Trần Vũ Hải thì ông H. đến trại giam gặp anh Thành chủ yếu là răn đe và lập biên bản nhưng không ghi đầy đủ, chính xác lời khai của anh Thành. Theo các luật sư trên, cơ quan điều tra giao cho ông Cao Văn H. đi xác minh là không đảm bảo khách quan. Một người đã được khen thưởng về “thành tích phá hai vụ án giết người nghiêm trọng” lẽ nào lại có thể xác minh công tâm đơn tố giác của anh Thành để điều tra theo hướng khác, tức là chối bỏ thành tích và kết quả điều tra trước đó của chính mình.

Vì vậy, đơn tố giác nói trên sau đó rơi vào im lặng âu cũng là điều dễ hiểu. Một thời gian sau, điều tra viên Cao Văn H. bị sa thải khỏi ngành công an do có sai phạm trong một vụ án ma túy…

Hy vọng từ kháng nghị của viện trưởng VKSND Tối cao, mọi chuyện sẽ được làm sáng tỏ.

PHƯƠNG NAM 

Những xác minh ban đầu 
Sau thời gian dài gia đình bị án Huỳnh Văn Nén kêu oan và báo chí vào cuộc phản ánh, tháng 12-2013, Tổng cục VIII - Bộ Công an đã cử cán bộ đến Tân Minh làm việc với gia đình. Ngày 16-4-2014, ông Đinh Khắc Tiến, lãnh đạo một đơn vị nghiệp vụ của VKSND Tối cao, cùng hai kiểm sát viên cao cấp vào Tân Minh làm việc với ông Nguyễn Thận, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện Hàm Tân. Các cán bộ VKSND Tối cao cũng đã làm việc với anh Nguyễn Phúc Thành, người đứng đơn tố giác (đã ra tù) và ông HNN, người hành nghề chạy xe ôm, được cho là đã trực tiếp chở hai hung thủ giết bà Bông đi bán vàng. 
Ngoài ra, đại diện VKSND Tối cao cũng đã làm việc với chủ tiệm vàng TP ở Xuân Lộc (Đồng Nai), ông Bùi Minh Đăng (nguyên Phó Công an xã Tân Minh, hiện là phó chủ tịch Ủy ban MTTQVN xã Tân Đức, Hàm Tân, người đã khẳng định thời điểm xảy ra vụ án bà Bông, Th. và V. có mặt tại Tân Minh chứ không ngoại phạm như báo cáo của điều tra viên đã nêu)…
------------------------------------- 

Hành trình kêu oan của ông Huỳnh Văn Nén 

Báo điện tử Pháp Luật Tp.HCM (PL) - Không chỉ cha con ông Huỳnh Văn Nén, gia đình nạn nhân, anh Nguyễn Phúc Thành mà cả chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện cũng hết lòng kêu oan cho ông Nén.

Như đã thông tin, sau hơn 16 năm ngồi tù, mới đây, ông Huỳnh Văn Nén được VKSND Tối cao kháng nghị đề nghị hủy bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Bình Thuận kết án chung thân ông hơn 14 năm về trước. Có được kết quả bước đầu này là nhờ quá trình kêu oan bền bỉ của không chỉ ông Nén và gia đình.

Rơi vào thinh không

Sự việc bắt đầu từ một vụ án mạng xảy ra tại xã Tân Minh, huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Nạn nhân là bà Lê Thị Bông bị kẻ thủ ác vào nhà dùng dây siết cổ đến chết rồi cướp một chỉ vàng. Trong khi cơ quan điều tra chưa tìm ra hung thủ, lúc rượu vào, Huỳnh Văn Nén nói tưng tửng rằng chính mình là thủ phạm. Ai ngờ sau đó Nén bị bắt. Nén khai quá trình điều tra ông bị điều tra viên Cao Văn H. ép cung, mớm cung và dùng nhục hình, buộc phải khai nhận tội.

Chưa hết, điều tra viên này còn “làm cho” ông Nén phải nhận mình cùng chín người khác bên gia đình vợ đã giết chết bà Lê Thị Mỹ trong vụ án “vườn điều” xảy ra từ năm năm trước đó. Từ đó ông Nén và chín người này bị kết án oan, sau đó cơ quan tố tụng phải xin lỗi, bồi thường oan cho chín người đó (chỉ có ông Nén là chưa được xin lỗi, bồi thường).

Trở lại vụ án bà Bông, sau ngày ông Nén bị TAND tỉnh Bình Thuận tuyên án chung thân (31-8-2000), anh Nguyễn Phúc Thành, một bị án đang thụ án về tội gây rối trật tự công cộng, đã viết đơn tố giác hai người bạn của mình mới chính là hung thủ, còn ông Nén bị oan.

Gần ba tháng sau, ngày 4-11-2000, điều tra viên Cao Văn H. đến Trại giam Sông Cái (Ninh Thuận, nơi anh Thành đang thụ án) để làm việc. Gặp anh Thành, điều tra viên H. cho rằng anh tố cáo sai và yêu cầu anh rút đơn, nếu không sẽ phải ở tù lâu hơn. Anh Thành phản ứng và yêu cầu được gặp các nhân chứng có liên quan nhưng điều tra viên không đồng ý. Vẫn theo lời anh Thành, khi anh đề nghị viết ý kiến của mình dưới biên bản, ông Cao Văn H. quát: “Ai cho mày viết hả, mày muốn chết tao cho mày chết!”.

Bị cáo Huỳnh Văn Nén tại phiên tòa sơ thẩm 14 năm về trước. Ảnh: PN

Toàn bộ thái độ hung hăng của điều tra viên sau đó đã được anh Thành báo cáo cho cán bộ trại giam. Tuy nhiên, theo anh Thành, từ đó đến nay không thấy có cán bộ nào đến hỏi anh về vụ việc trên.

“Trời cao có mắt”

Lá đơn tố giác khá xác đáng của anh Nguyễn Phúc Thành lẽ ra đã là tình tiết mới, căn cứ để cơ quan tố tụng kháng nghị, xem xét lại vụ án. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra. Vụ án tạm thời khép lại, ông Nén tiếp tục ngồi tù.

Điều lạ là mặc dù án mạng đã điều tra xong, tòa đã kết án, “hung thủ” đã ngồi tù nhưng gia đình nạn nhân không hề tin tưởng vào kết quả phá án ấy. Vì vậy ngày 25-3-2006, chị Phạm Thị Hồng, con ruột của nạn nhân Lê Thị Bông, đã gửi đơn đến các cơ quan tố tụng trung ương và địa phương yêu cầu làm rõ hung thủ thật sự đã giết chết mẹ chị vì gia đình không tin Nén là thủ phạm. Tuy nhiên, cũng như đơn tố giác của anh Thành, đơn của chị Hồng đã không thể xoay chuyển vụ việc.

Lại nói về anh Nguyễn Phúc Thành, sau khi ra tù, biết ông Nén vẫn còn ngồi tù oan trong khi hung thủ thật sự của vụ án vẫn cứ nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, lương tâm anh Thành vô cùng cắn rứt. Ngày 20-11-2013, anh Thành tiếp tục viết đơn tố giác gửi đến TAND Tối cao và VKSND Tối cao. Lá đơn này một lần nữa khẳng định Huỳnh Văn Nén không phải là hung thủ giết bà Bông. Lần này thì “trời cao có mắt”, nội dung đơn của anh bước đầu đã thuyết phục những người có trách nhiệm. Và rồi đại diện Tổng cục VIII Bộ Công an và VKSND Tối cao đã đến gặp anh làm việc. Và mới đây nhất, VKSND Tối cao đã kháng nghị yêu cầu lật lại vụ án.

“Thú thật, khi nghe tin này tôi đã bật khóc vì mừng. Vậy là anh Nén đã có cơ may được minh oan” - ông Nguyễn Thận, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN huyện Hàm Tân, nói. Ông Thận chính là người tích cực kêu oan giùm cho ông Nén. Trước đó khi biết tin chín người trong vụ án “vườn điều” được trả tự do, ông Thận cũng đã bật khóc vì mừng.

Từng là chủ tịch UBND xã Tân Minh hơn chục năm, khi cơ quan điều tra bắt giam những người trong hai vụ án trên, ông đã trực tiếp thảo công văn, ký tên, đóng dấu gửi đi khắp nơi để kêu oan giúp họ. Chính ông Thận đã xin nghỉ phép để đưa cha ruột Huỳnh Văn Nén là ông Huỳnh Văn Truyện (90 tuổi) từ Cà Mau đi Hà Nội gõ cửa các cơ quan chức năng để kêu oan cho con trai. Để có chi phí, ông già 90 tuổi này đã phải cầm cố sáu công đất ở xã Thới Bình, huyện Thới Bình, Cà Mau lấy tiền cùng ông Thận ra Hà Nội.

“Tôi biết khi tôi làm đơn kêu oan cho những người dân chẳng thân thuộc, họ hàng là tự mang rắc rối vào người. Suy cho cùng khi minh oan được cho người này là chứng minh sai phạm của những người từng cầm cân nảy mực nhưng lại kết án oan cho người vô tội. Đó là chưa nói, với kẻ thủ ác thật sự, tôi sẽ là cái gai trong mắt họ…” - ông Thận tâm sự.

PHƯƠNG NAM 

Hai người được cho là hung thủ thật sự giờ ra sao? 
Trong đơn tố giác, anh Nguyễn Phúc Thành nêu rõ đích danh hai người giết chết bà Lê Thị Bông. Đó là Nguyễn Th. và Hồ Văn V., người cùng địa phương với bà Bông và ông Nén. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện Hồ Văn V., một trong hai người nói trên, đã chết. 
Theo báo cáo của UBND xã Tân Minh (Hàm Tân, Bình Thuận) gửi chánh án TAND Tối cao, viện trưởng VKSND Tối cao và bộ trưởng Bộ Công an thì cả Nguyễn Th. và Hồ Văn V. đều nằm trong băng nhóm hút bồ đà (một chất gây nghiện). Băng nhóm này có gần chục thanh niên thường xuyên tụ tập ăn nhậu, trộm cắp, gây rối và dùng hung khí đánh nhau. Năm 1997, Công an xã Tân Minh đã lập hồ sơ để đưa đi trường giáo dưỡng. Sau khi vụ án bà Bông xảy ra và bị cáo Huỳnh Văn Nén bị đưa ra xét xử, ngày 8-9-2000, V. cùng hai thanh niên khác dùng vỏ chai bia đánh vào đầu một nhân viên Lâm trường Tánh Linh gây thương tích. Do sợ bị bắt, gia đình đã đưa V. đi trốn tại nhà chị ruột ở Quảng Nam một thời gian dài. Sau đó V. về lại Tân Minh và năm 2011 thì qua đời do bị bệnh. 
Riêng Nguyễn Th., người được cho là hung thủ dùng dây siết cổ bà Bông đến chết và trực tiếp tháo chiếc nhẫn trên tay bà mang đi bán, đã bỏ trốn khỏi địa phương từ cuối tháng 4-1998 ngay sau khi gây án. Thời gian đầu, Th. phụ với người cậu ruột ở Cần Thơ làm nghề sản xuất kem. Sau đó Th. bỏ trốn lên Gia Lai và gần đây có thông tin Th. đang ở Quảng Trị tại một địa phương giáp biên giới với Lào.

Vụ học viên cai nghiện trốn trại: BỐC PHÉT ĐẾN KINH TỞM

LâmTrực@


Các học viên cai nghiện ở Hải phòng trốn trại đang là chủ đề nóng hôm nay.

Liếc qua một vài tờ báo đã cho thấy những số liệu và cả những lời bình vênh tới mức khó tin. Thậm chí, có những bài viết thể hiện tính mất dạy theo truyền thống "quạ đen thập giá".

Báo Thanh Niên viết: 400

Một Thế Giới viết: 500

Đời sống Pháp luật: Hơn 200.

Công an nhân dân: Hơn 200.

Dân Trí: 600.

Lá cải của Phạm Chí Dũng: 600

Đây là báo có con số đáng tin nhất do được nguồn cung cấp tin cậy: "Giải trình về vụ việc trên, ông Nguyễn Quang Toàn - Giám đốc Trung tâm GDLĐXH Hải Phòng cho biết: Đây là số học viên có ý thức kỷ luật kém và hầu hết nằm trong diện quản lý sau cai theo Nghị định 94 ngày 26/10/2009 của Chính phủ (Nghị định đã được trung tâm triển khai thực hiện từ tháng 10/2013, theo Nghị định, những học viên xét cần thiết sẽ phải giữ lại sau cai từ 12 đến 24 tháng và đến nay trung tâm đã áp dụng với trên 300 trường hợp). Theo quy định, cứ chủ nhật hằng tuần, học viên được tiếp xúc với người thân tới thăm gặp tại phòng tiếp của trung tâm. Đã từ nhiều năm nay, trung tâm đã thực hiện mô hình thân thiện, không có “hàng rào”, không có bạo lực. Lợi dụng đặc điểm này, trong buổi thăm gặp người thân vào chiều 14/9, số học viên trên đã đồng loạt tự ý dời khỏi trung tâm.

Còn đây là "báo" của "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" với tuyên ngôn luôn mang sự thật đến cho mợi người, và được Phạm Chí Dũng, Bùi Minh Quốc và Nguyễn Tường Thụy kiểm duyệt chặt chẽ: "Hải Phòng náo loạn vì 600 người cai nghiện phá trại, tràn vào trung tâm thành phố".

Đểu cáng đến mức còn tuyên truyền rằng: "Chiều tối ngày 14/9/2014, Hải Phòng rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi xảy ra vụ 600 người đang cai nghiện ma túy tại "Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Hải Phòng" (thuộc xã Gia Minh, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) phá cổng trại giam, tràn cả vào thành phố", và họ bị ngược đãi và cưỡng bức lao động. Và thậm chí còn mô tả đoàn người kéo dài 20 km.

Tổ sư loại báo chí, đọc bực đến vãi kít!

Đọc bài trên trang của Phạm Chí Dũng mới thấy được cái "trung thực" của hắn thật đáng phỉ nhổ. Tất nhiên, cũng còn những lều báo khác chả kém cạnh.

Hãy xem 2 clip trên mạng sẽ thấy được sự thật.

Sự thật là học viên cai nghiện trốn trại, và nhà báo thì bốc phét kinh tởm!

CẦN HIỂU CHO ĐÚNG VỀ TỰ DO BÁO CHÍ

Cần hiểu cho đúng về "Tự do báo chí"


Tiếp cận từ góc độ nào thì tự do báo chí, tự do ngôn luận cũng không đồng nghĩa với việc nhà báo dẫn nguồn tin thiếu chính xác, bịa đặt ra câu chuyện hay xào xáo, sao chép thông tin của báo khác.

Thời gian gần đây, việc một số tờ báo đăng tải thông tin sai sự thật ảnh hưởng tới vai trò, uy tín của giới báo chí trong xã hội, đã bị cơ quan chức năng xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, có người lại đặt hiện tượng này trong quan hệ với cái gọi là tự do ngôn luận. Vậy trên thực tế, sự thật có đúng như họ bao biện?

Tháng 8-2014, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt hành chính 6 tờ báo, trang thông tin điện tử vì đăng tải thông tin sai sự thật, không trích dẫn nguyên văn, nguồn tin chính thức gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội. Trong khi việc xử phạt nhận được sự hoan nghênh, đồng tình của đông đảo bạn đọc, thì có người lại cho rằng án phạt này ảnh hưởng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, thậm chí cho rằng, các sai phạm kể trên là loại lỗi mà báo chí truyền thông hiện đại không thể tránh khỏi, cần được thông cảm! 

Các trang BBC, Dannews cũng thể hiện quan điểm tương tự qua cách đặt nhan đề cho mấy bài báo có liên quan tới sự kiện mà họ đăng tải. Không khó nhận ra đây chỉ là thứ lý lẽ bao biện cho hành vi bịa đặt, dựng chuyện (fabricate) của một số người được gọi là "nhà báo" ở Việt Nam hiện nay.

Tiếp cận từ bất cứ góc độ nào thì tự do báo chí, tự do ngôn luận cũng không đồng nghĩa với việc nhà báo dẫn nguồn tin thiếu chính xác, bịa đặt ra câu chuyện hay xào xáo, sao chép thông tin của các tờ báo khác. 

Trong các nền báo chí tiến bộ trên thế giới, việc dựng chuyện (fabricate) và đạo bài (plagiarism) là hai lỗi lầm nghiêm trọng và không thể dung thứ. Vì thế, thường thì khi nhà báo nào có hành vi liên quan tới hai lỗi trên sẽ bị tòa soạn sa thải ngay lập tức. 

Ngoài ra, họ còn phải đối mặt với nhiều hệ lụy khác như: buộc xin lỗi công khai tới bạn đọc, trả lại giải thưởng báo chí mà mình từng nhận. Nghiêm trọng hơn, nếu bị cá nhân hoặc tổ chức nào khởi kiện vì hành vi dựng chuyện ảnh hưởng xấu tới danh dự của họ, thì nhà báo và tòa soạn sẽ phải hầu tòa, sẽ phải bồi thường những khoản tiền không nhỏ. Chưa kể sự nghiệp báo chí của người viết có thể vĩnh viễn bị chôn vùi, tên tuổi trở thành "tấm gương xấu" trong một khoảng thời gian dài. 

Ðiều này không hề là ngoại lệ ngay cả với nền báo chí Hoa Kỳ vốn có tiếng là ủng hộ các hành động "tự do quá trớn" và trên lý thuyết là quốc gia không có luật báo chí!

Theo tổng kết của polotico.com, journalism.about.com về danh sách 10 nhà báo tai tiếng vì "dựng chuyện", có tới ba người từng được đề cử hoặc được nhận giải Pulitzer - giải thưởng báo chí cao quý nhất của Mỹ. Những người này sau đó đã không thể tiếp tục công việc, thậm chí phải trả lại giải thưởng kèm lời xin lỗi công khai. 

Nhà báo được giải Pulitzer đầu tiên "dính chàm" là Louis Seibold. Năm 1921, Seibold thực hiện một phỏng vấn giả mạo với Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson. Thời điểm đó, Woodrow Wilson rơi vào trạng thái hôn mê, Seibold không còn cách nào khác ngoài việc viết ra một bài phỏng vấn tưởng tượng với sự giúp đỡ của phu nhân tổng thống và một số người khác. Ðiều đó đã làm cho ông ta không tránh khỏi bia miệng của thế gian, ngay cả khi đã mất. 

Tiếp theo, là trường hợp nữ nhà báo Janet Cooke, người bị thu hồi giải thưởng Pulitzer được trao năm 1981 vì có thiên phóng sự "bịa đặt". Cooke viết một bài báo nhan đề Thế giới của Jimmy, tường thuật cuộc sống của lũ trẻ da mầu nghèo khổ giữa nạn buôn bán ma túy và đăng trên tờ Bưu điện (Post). 

Ðây là một bài báo cảm động, ngoại trừ việc tất cả những gì Cooke viết ra hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng. Thực tế, không có một đứa trẻ 8 tuổi nào có tên là Jimmy có cuộc sống như vậy dù sau đó có một vài người tìm cách bào chữa. Từ đó, Cooke bị coi là "một kẻ nói dối bệnh lý"! 

Trường hợp tai tiếng khác được nhắc đến là Jack Kelley, phóng viên nước ngoài kỳ cựu của tờ thời báo nổi tiếng Nước Mỹ ngày nay (USA Today) từng năm lần được đề cử giải Pulitzer. Năm 2004, ông bị chính đồng nghiệp cáo buộc ít nhất đã có hành vi bịa đặt trong 8 phóng sự của mình và "đạo bài viết" của vô số trang tin khác. 


Nhiều nhà báo còn cho rằng hàng trăm bài viết từ trước của Jack Kelley đều ít nhiều ăn cắp thông tin, có lời lẽ vu khống, bịa đặt? Nguy hiểm hơn, Jack Kelley vốn là phóng viên chiến trường đã lừa dối người đọc Mỹ về tình trạng ở các nước như Cuba, Parkistan, Afghanistan, Ai Cập, Nga, Nam Tư... 

Dù thanh minh không hề làm sai bất cứ điều gì hay có ăn cắp thông tin của người khác, dưới con mắt của nhiều đồng nghiệp, Jack Kelley vẫn là "kẻ đáng xấu hổ vì phản bội niềm tin của công chúng". 

Không có mặt trong danh sách tai tiếng trên, Narciso Contreras, phóng viên ảnh tự do từng đoạt giải Pulitzer cũng bị hãng AP ngừng hợp tác vì đã chỉnh sửa một vài chi tiết trong những bức ảnh chiến trường Syria của mình. Cho dù các chỉnh sửa này không ảnh hưởng nhiều tới nội dung những bức ảnh, hãng AP vẫn kiên quyết chấm dứt quan hệ về công việc với Contreras. Họ tuyên bố rằng: Uy tín của AP luôn được đặt lên cao nhất, mọi hành động vi phạm đạo đức báo chí (dù nhỏ nhất) đều không thể được chấp nhận. Trước đó, Contreras cũng đã phải lên tiếng xin lỗi vì hành động của mình và mong muốn nhận được sự tha thứ từ độc giả.

Ngay cả các tờ báo "lá cải" ở Mỹ vốn coi chuyện bịa đặt là phương thức sinh tồn để lôi kéo sự chú ý của độc giả cũng từng phải trả giá đắt cho các bài viết tưởng chừng vô thưởng, vô phạt. 

Tờ Hoàn cầu (Globe) từng hai lần phải ra hầu tòa và nộp phạt vì phóng viên Mike Barnie. Mike được biết đến là người chuyên xuyên tạc lời của người khác. Năm 1973, Hoàn cầu mất 40.000 USD sau khi Mike bị cáo buộc là đã phịa thêm lời vào các bài phỏng vấn. Năm 1991, phóng viên này tiếp tục đem lại rắc rối cho tòa soạn sau khi tự ý thêm thắt vào lời của một giáo sư thuộc Ðại học Havard. Mike Barnie đã viết rằng vị giáo sư thích phụ nữ châu Á vì người châu Á biết "phục tùng"; rút cuộc, Hoàn cầu phải đền 75.000 USD! 

Năm 2004, Carl Cameron làm cho tờ Fox News cũng bị bẽ mặt khi bịa ra chuyện Thượng nghị sĩ John Kerry là một "người mắc bệnh yêu bản thân thái quá khi thường xuyên chăm sóc da mặt, móng tay". Thực tế, John Kerry là một người ưa chải chuốt; tuy nhiên, những "câu nói" Cameron viện dẫn là của ông John Kerry lại không có bằng chứng! 

Việc tương tự cũng diễn ra với chính đối thủ của Kerry khi đó là Tổng thống đương nhiệm George Bush. Tập đoàn truyền thông CBS buộc phải xin lỗi George Bush sau màn dựng chuyện tai tiếng khi Dan Rather - phóng viên của CBS, "chế tạo" ra một bản ghi "giả". Theo nguồn tin dối trá đó, George Bush được cho là nhờ quan hệ gia đình với bang Texas nên đã "trốn" được việc tham gia chiến tranh Việt Nam. 

Ðây là một bài báo ác ý nhằm hạ thấp uy tín của Tổng thống Bush. Và các sai lầm ngớ ngẩn khi "chế tạo" bản thảo của Rather đã biến thành một trò cười và thảm họa báo chí, ảnh hưởng tới uy tín của CBS.

Vài năm lại đây, trước sự bùng nổ của mạng xã hội, nhiều tập đoàn truyền thông ở Mỹ cũng nhanh chóng "thiết quân luật" đối với phóng viên dưới quyền khi họ sử dụng hay hoạt động trên website cá nhân, blog, facebook, twitter,... 

Mỗi một dòng tin nhắn hay nguồn tin xuất hiện trên các trang cá nhân của nhà báo đều đồng nghĩa với việc anh ta phát ngôn thay cho tờ báo nên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các câu chữ, đoạn video, bức ảnh được đăng tải. 

Năm 2010, tờ Bưu điện Washington tuyên bố đình chỉ công việc của bình luận viên bóng bầu dục nổi tiếng Mike Wise sau phát ngôn "đùa cợt" của ông trên twitter. Số là bình luận viên này đưa ra trên trang cá nhân thông báo: Tiền vệ Ben Roethlisberger của đội Pittsburgh Steelers chỉ bị đình chỉ năm trận đấu tại NFL (giải bóng bầu dục nhà nghề Mỹ) vì hành vi sai trái thay vì sáu như công bố của ban tổ chức giải. 

Gần như ngay sau đó, Mike Wise đã xóa bình luận và xin lỗi vì trò đùa của mình. Nhưng vì quá trình chia sẻ trên twitter diễn ra quá nhanh, tin tức lập tức tới lãnh đạo Bưu điện Washington. Họ yêu cầu Mike Wise xin lỗi công khai và bị đình chỉ công việc trong một tháng. Nhưng mọi việc chưa dừng lại, nhiều phản hồi của độc giả mong muốn Wise phải bị đuổi việc. Thậm chí, một vài bình luận rất gay gắt còn cho rằng nếu Bưu điện Washington không đuổi Mike thì không còn là một tờ báo đáng tin nữa!

Từ các sự kiện xảy ra trong báo chí Mỹ, có lẽ một số người tại Việt Nam nên định nghĩa lại hai chữ "tự do" mà họ đang nhầm tưởng. 

Tự do báo chí, tự do ngôn luận tại bất kỳ quốc gia, dù tiến bộ đến mức nào trên thế giới cũng phải dựa trên nền tảng của sự trung thực, tôn trọng sự thật. Cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của báo chí chính là sự thật. Nhà báo là người làm việc để bảo vệ, phụng sự cho chân lý ấy. Cho nên, thật ngạc nhiên khi có người chống chế, bao biện cho hành động đạo bài, chế bài, xuyên tạc, bịa đặt, dựng chuyện là xuất phát từ sự thiếu hiểu biết hay chưa thể kiểm chứng thông tin! Nói thế nào thì các hành động đó đều chung một bản chất, là dối trá. 

Ðáng tiếc, nếu ở nhiều nước phương Tây, cụ thể là ở Mỹ, người phát hiện hành vi đạo văn, bịa đặt lại chính là các nhà báo, thậm chí trong đó có người là đồng nghiệp của người đạo văn, dựng chuyện, thì ở Việt Nam, trong vài vụ việc mới đây, dường như người trong cuộc lại dửng dưng trước hành vi đăng tin sai sự thật? 

Sự việc chỉ trở nên rõ ràng khi dư luận phân tích, làm sáng tỏ tính chất giả mạo của bức thư. Ðến hiện tại, các cá nhân liên quan trực tiếp tới việc đăng tải bức thư trên vẫn im lặng, không có bất kỳ lời xin lỗi trước độc giả, cũng chưa có thông báo kỷ luật chính thức với những tác giả dựng chuyện? Cung cách làm việc như vậy không thể tồn tại trong một nền báo chí chuyên nghiệp. 

Dù chưa thể kết luận về xu hướng báo chí với các tác giả hành nghề bằng cách bịa chuyện, ăn cắp thông tin trên mạng đang giữ vai trò chi phối một số địa chỉ báo chí thì các sự kiện - hiện tượng tiêu cực trong báo chí gần đây cũng là sự cảnh báo khi mỗi nhà báo xem nhẹ vai trò xã hội - nghề nghiệp của mình, và xã hội lơi lỏng vai trò của luật pháp, thiếu hình thức kỷ luật, cơ chế xử phạt nghiêm khắc, cụ thể với báo chí.

Theo Trần Việt Quang - Báo Nhân dân
(Tiêu đề do Infonet đặt lại)

SÂN BAY GẠC MA - TRƯỜNG SA, DƯỚI GÓC NHÌN CỦA LÍNH

Khoai@


Bài của Lê Ngọc Thống, gồm 2 kì, Tre Làng gộp lại thành một bài để giới thiệu cùng anh em.
------------------------
Sân bay Gạc Ma-Trường Sa dưới góc nhìn của lính.

Gạc Ma là một “tàu sân bay không thể đánh chìm” nhưng…đáng tiếc, sân bay xây dựng trên đó lại rất dễ đánh sập, đánh hỏng.

Đã hơn nửa năm nay, Trung Quốc đang bí mật xây dựng biến đảo đá san hô Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa thành một sân bay quân sự có chiều dài chừng 2000m. Qua ảnh vệ tinh cung cấp thì tình hình có vẻ như vậy, trên đó đang hình thành một sân bay cùng với hệ thống cầu cảng…Vậy, ý đồ quân sự của Trung Quốc khi xây dựng sân bay này là gì? Sự lợi hại của sân bay này ra sao, ở mức độ nào?

Phải công nhận rằng, biến một đảo đá san hô giữa biển khơi thành một sân bay quân sự là một công việc không phải bất cứ quốc gia nào cũng có khả năng làm được. Trung Quốc giàu có về tiền bạc lại “giàu có” về ý tưởng bành trướng mộng mị nên…Vạn Lý Trường Thành họ làm được, thì xây dựng một sân bay ở Gạc Ma là chuyện nhỏ.

Với đường băng dài 2.000 m, Trung Quốc có thể triển khai các máy bay tân tiến của PLA như Su-30, J-11 và J-10 đến Trường Sa. Điều này cho phép Trung Quốc tiến hành các hoạt động trên không ở biển Đông và toàn bộ khu vực vịnh Malacca. Đây sẽ là một mối đe dọa cho Việt Nam cùng những quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trong khu vực (theo Kanwa Defense Review).

Nếu là vậy thì sân bay Gạc Ma có vị trí chiến lược trọng đại, là yếu tố quyết định thành bại “giấc mơ Trung Hoa” trên Biển Đông. Do đó, có bán Hạm đội Đông Hải đi để đầu tư vào xây dựng sân bay trên Gạc Ma cũng quá rẻ. Tuy nhiên…

Phát triển tàu sân bay Trung Quốc đã bế tắc?

Rõ ràng, để bảo đảm kỹ thuật cho một máy bay hoặc một phi đội hoạt động thường trực trên Gạc Ma trong điều kiện thời tiết, khí hậu rất phức tạp như độ ẩm mặn cao…là không dễ dàng, trong khi xây dựng sân bay trên đó lại vô cùng tốn kém. Nhưng, một khi TSB Liêu Ninh trực chiến ở Biển Đông thì sân bay Gạc Ma lại không còn giá trị. Vậy tại sao Trung Quốc lại đang tập trung vật lực và ý chí, quyết tâm để xây dựng sân bay Gạc Ma?

Cách duy nhất để giải thích cho vấn đề này là, thứ nhất, Trung Quốc không thể đoán định được thời gian bao lâu thì tàu sân bay Liêu Ninh đủ khả năng trực chiến tại Biển Đông.
Chỉ riêng trong năm 1954 - đúng 8 năm sau khi chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên hạ cánh trên tàu sân bay USS Franklin D. Roosevelt, và, bất chấp việc phát triển các khái niệm âm thanh cho máy bay bay từ boong tàu sân bay, Hải quân và đơn vị Lính thủy đánh bộ Mỹ đã mất 776 máy bay và 535 phi công.

Đây là con số tổn thất không thể tưởng tượng nổi. Một cái giá sơ sơ phải trả cho việc bá chủ biển cả chứ không phải có hàng ngàn tàu đánh cá là coi “biển chỉ sâu đến đầu gối”, coi Biển Đông như “ao nhà mình” dễ dàng như vậy.

Trung Quốc, ngày nay, dù khoa học công nghệ phát triển hơn, nhưng trình độ công nghệ TSB hiện tại vẫn không thể bằng Mỹ lúc đó. Vả lại, không ai có thể san sẻ kinh nghiệm này cho Trung Quốc, vì đây là bí mật quốc gia của họ. Bởi vậy, Trung Quốc dù có tài “copy and paste” cũng không có nghĩa "miễn nhiễm" với mối nguy hiểm này.

Hai phi công huấn luyện tại tàu sân bay Liêu Ninh bị thiệt mạng mới đây là chỉ mới bắt đầu giai đoạn khó khăn, tổn thất lớn, nếu như muốn có một tàu sân bay hoạt động như của Mỹ dù trình độ cách đây 60 năm.

Thứ hai là, sân bay Gạc Ma thay thế tạm thời cho nhiệm vụ của tàu sân bay Liêu Ninh…đồng thời khẳng định chủ quyền (phi pháp) trên quần đảo Trường Sa Việt Nam.

Như vậy, vấn đề còn lại là sân bay Gạc Ma trong ý đồ tác chiến của Trung Quốc như thế nào?

Đòn đánh phủ đầu chớp nhoáng.

Có thể khẳng định rằng, trong chiến tranh hiện đại, làm chủ vùng trời tác chiến là giành chiến thắng, do đó, tác chiến của không quân là yếu tố quyết định thành bại của chiến dịch, chiến tranh.

Hiện tại bất kỳ một máy bay nào của Trung Quốc dù hiện đại như SU-30 thì không thể tác chiến được ở khu vực Trường Sa nếu như xuất phát tại Hải Nam. Đây là tử huyệt khó che đậy, là bất lợi lớn của Trung Quốc trong chiến lược bá chủ Biển Đông. Trong khi đó, hầu như các máy bay của không quân Việt Nam lại chiếm ưu thế lớn khi thừa thời gian để tác chiến trên Biển Đông. Vì thế, Trung Quốc xây dựng sân bay trên các hòn đảo chiếm được trên Biển Đông hay đang gấp rút chế tạo, huấn luyện tàu sân bay, thực chất là hạn chế sự bất lợi thế của mình trong vấn đề sử dụng không quân tác chiến trên Biển Đông và khu vực Trường Sa. Còn từ đó, để chiếm ưu thế khi tác chiến hay không lại là không đoán định được, là chuyện khác.

Trước hết, như các chuyên gia nước ngoài đánh giá rằng, “với đường băng dài 2000 m, Trung Quốc có thể triển khai các máy bay tân tiến của PLA như Su-30, J-11 và J-10 đến Trường Sa. Điều này cho phép Trung Quốc tiến hành các hoạt động trên không ở biển Đông và toàn bộ khu vực vịnh Malacca…”

Bỏ qua yếu tố kỹ thuật, thì đây là một đánh giá đúng của các học giả và nhà chính trị (không phải của nhà quân sự), nhưng chỉ trong trường hợp không xảy ra tác chiến mà thôi. Khi đó, Gạc Ma là một “tàu sân bay không thể đánh chìm” là chính xác, là có thể phát huy vai trò nhiệm vụ như trên. Song, đáng tiếc, khi tác chiến xảy ra, Gạc Ma lại là một “tàu sân bay” rất dễ bị đánh hỏng, đánh sập.

Trong một vị trí cài răng lược trên quần đảo Trường Sa; trong khả năng tự vệ cao của lực lượng phòng thủ Việt Nam; trong sự xuất hiện vũ khí tầm xa, tầm trung hiện đại, uy lực mạnh…thì việc buộc sân bay Gạc Ma ngừng hoạt động không phải là quá khó và tất nhiên, không nằm ngoài sự tính toán, dự liệu, của các nhà quân sự Trung Quốc. Vậy tại sao, Trung Quốc vẫn không tiếc tiền của đổ vào đó để gấp rút hoàn thành sân bay Gạc Ma? Bởi vì, giới quân sự Trung Quốc đang hy vọng một kết quả khả quan trước một ý đồ tác chiến mà họ nung nấu, họ có quyền nắm lợi thế: Đòn tấn công phủ đầu.

Có thể nói, điều nguy hiểm gây ra từ sân bay Gạc Ma cho Việt Nam là ở ý đồ tác chiến đánh đòn phủ đầu hay tấn công trước vào các đảo và đất liền Việt Nam trong phương châm đánh nhanh thắng nhanh của Trung Quốc. Chỉ có thắng lớn trong đòn đánh phủ đầu thì sân bay Gạc Ma mới không bị đối phương buộc phải ngừng hoạt động và lúc đó Gạc Ma trở thành một nút chặn khá lợi hại, cắt đứt sự hỗ trợ của đất liền cho các đảo của Việt Nam. Nếu thất bại trong đòn đánh phủ đầu thì sân bay Gạc Ma, sứ mệnh, vai trò nhiệm vụ cũng giống như giàn khoan Hải Dương 981 mà thôi.

Vậy là trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã, đang “mài giáo”.

Sự lợi hại của đòn đánh phủ đầu là như thế nào? Tại sao Trung Quốc lại đặt cược lớn, một canh bạc liều lĩnh, vào đòn đánh phủ đầu như vậy? Còn Việt Nam?

Dù Trung Quốc có biến đảo Gạc Ma thành như đảo Hải Nam thì không quân Việt Nam vẫn làm chủ vùng trời quần đảo Trường Sa. Đây là một thực tế rất khó tiêu hóa của giới quân sự Trung Quốc

Đòn đánh phủ đầu trên quần đảo Trường Sa?

Thần chiến tranh luôn ban cho kẻ gây chiến một miếng võ lợi hại, đó là đòn đánh phủ đầu hay là đòn đánh đầu tiên mở đầu cuộc chiến. Khi một quốc gia nhỏ, yếu, bảo vệ chủ quyền của mình theo tinh thần tự vệ…thì hiếm khi sử dụng đòn đánh phủ đầu và tất nhiên luôn bất lợi, bị động trước thế lực gây chiến. Ngay như Nhật Bản, một quốc gia có một hiến pháp hòa bình duy nhất trên thế giới, trong tình thế căng thẳng với Trung Quốc, khi khôi phục lại quyền “tự vệ tập thể” vẫn không loại trừ đòn đánh phủ đầu này…mới thấy sự nguy hiểm, lợi hại, của đòn đánh phủ đầu như thế nào.

Có thể nói, bất ngờ là lợi thế chủ yếu của đòn đánh phủ đầu. Đó là bất ngờ về thời gian, bất ngờ về quy mô, bất ngờ về hướng tấn công, sẽ khiến cho đối phương bị động về chiến lược, bị động về chiến thuật và tất yếu bị thiệt hại lớn. Tấn công phủ đầu là tiền đề cho phương châm tác chiến “đánh nhanh thắng nhanh” hay chiến tranh hiện đại dồn nén thời gian mà một quốc gia nhỏ, yếu thường bị choáng váng, suy sụp từ trận đầu kéo theo sự sụp đổ dây chuyền khó tránh khỏi.

Nhật Bản tấn công phủ đầu Mỹ trận Trân Châu cảng, Đức tấn công phủ đầu Liên Xô, đem đến những thiệt hại khủng khiếp cho cả hai mà nếu như nội lực kém thì sẽ sụp đổ. Còn mới đây Irac,Lybia, Nam Tư…đã không gượng dậy nổi khi ăn đòn đánh phủ đầu.

Nguy hiểm nhất của “miếng võ” này là về thời gian. Tấn công lúc nào hoàn toàn do bên gây chiến nắm quyền. Đương nhiên, đó là lúc mà đối phương ít phòng bị, lực lượng mỏng, sơ hở; những lúc tình hình đất nước như kinh tế, chính trị gặp nhiều khó khăn…thì kẻ gây chiến sẽ ra tay. Năm 1979, Trung Quốc tấn công trên toàn tuyến biên giới Việt Nam; năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam…là những minh chứng sinh động nhất mà chúng ta đã thấy.

Vậy, liệu trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc sẽ tấn công phủ đầu hay không?

Sẽ không bao giờ Trung Quốc cho quân đổ bộ đánh chiếm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc không dại đưa quân mình đến đó để Nhật Bản biến quần đảo Senkaku thành cái “cối xay thịt” lính Trung Quốc, ngược lại, Nhật Bản, tuy quản lý quần đảo, song cũng không dại đưa lính của mình ra giữ mà chỉ tiến hành các cuộc tập trận với nội dung “Đánh chiếm lại đảo” mà thôi. Cuộc chiến Trung-Nhật chỉ có thể xảy ra trên vùng biển lân cận Senkaku/Điếu Ngư chứ không bao giờ xảy ra kiểu “bên thủ, bên công” trên quần đảo tranh chấp này.

Trên quần đảo Trường Sa, rõ ràng, điểm đứng chân của Trung Quốc rất mong manh với 7 cái đảo đá nửa nổi nửa chìm lại rất xa căn cứ khiến cho không quân của họ không thể tác chiến trên vùng trời Trường Sa. Trong khi đó, Việt Nam làm chủ nhiều đảo lớn, có cả đường băng, có quân đội đồn trú…lại đều nằm trong tầm tác chiến của không quân. Vì thế Trung Quốc đổ tiền của vào, biến các dãy ngầm san hô thành đảo và đặc biệt biến Gạc Ma thành một căn cứ quân sự Hải quân-Không quân là bắt buộc (Lưu ý là, bài viết chỉ nêu góc nhìn quân sự chứ không bàn đến góc nhìn khác), nhưng đừng vội cho là tạo ra “thế thượng phong” với Việt Nam…

Về quy mô, đừng đánh giá quá cao “căn cứ quân sự Hải-Không quân” Gạc Ma vì trước biển cả đại dương, sức lực con người vẫn rất là nhỏ bé. Chừng nào lực lượng không quân của Trung Quốc trên sân bay Gạc Ma hoàn toàn đè bẹp lực lượng không quân Việt Nam, nghĩa là, khi không quân Việt Nam bay lên bầu trời khu vực Trường Sa đều bị lực lượng không quân Gạc Ma khống chế, tiêu diệt, thì lúc đó, các đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam mới xuất hiện nguy cơ lớn. Nhưng, ngay cả khi Gạc Ma như đảo Hải Nam thì điều đó cũng không thể, huống chi... Vậy vấn đề quân sự của Gạc Ma ở đây là gì?

Nếu hoàn thành như đồn đoán và công nhận của chính quyền Trung Quốc thì Gạc Ma là một căn cứ không-hải quân, nói cách khác Gạc Ma là một đảo có cầu cảng cho tàu hải quân Trung Quốc neo đậu, tiếp tế; có đường băng cho máy bay cất hạ cánh. Đây là căn cứ xuất phát tấn công khá mạnh trong khu vực quần đảo Trường Sa. Trung Quốc có thể đổ bộ đánh chiếm đảo bằng tàu đổ bộ cỡ lớn với máy bay trong quãng đường và thời gian ngắn nhất có thể thay vì phải điều lực lượng từ HảiNam xuống. Với vận tốc trung bình (khi chưa tăng tốc) của SU-27 Việt Nam là 1.300km/h thì trong 15 phút đầu, không quân Trung Quốc cất cánh từ Gạc Ma có thể sẽ làm mưa làm gió trên vùng trời quần đảo Trường Sa trước khi SU-27 Việt Nam xuất hiện (không phải SU-30).

15 phút trong chiến tranh hiện đại không phải là ít, nó giải quyết rất nhiều vấn đề, tuy nhiên, đòn phủ đầu mà không gây thiệt hại lớn, làm suy sụp hệ thống phòng thủ thì 15 phút quả là quá ít, nó được coi như là sự đáp trả “ngay và luôn” của đối phương.

Trong khi bảo đảm kỹ thuật sẽ gặp rất nhiều khó khăn, số lượng máy bay thường trực trên đảo ít thì sẽ không đủ sức giải quyết nhiệm vụ theo phương châm “đánh nhanh thắng nhanh”. Vì vậy, nhờ vào sự tiếp tế hậu cần, kỹ thuật từ các đảo mà Trung Quốc đang xây dựng; nhờ vào lực lượng không quân trên Gạc Ma… là cho rằng, Trung Quốc có thể nhanh chóng chiếm trọn Trường Sa của Việt Nam chỉ bằng đòn đánh phủ đầu, đồng thời ngăn chặn, cắt đứt sự chi viện từ đất liền Việt Nam, là quá coi thường sức mạnh Việt Nam là ý tưởng ngông cuồng.

Gạc Ma chưa thể và không thể thay thế được vai trò nhiệm vụ của một hạm đội tàu sân bay, cho nên, Gạc Ma nó có ý nghĩa nhiều về chính trị hơn là là quân sự.

Tuy nhiên, coi thường sức mạnh đối thủ, phô trương thanh thế, hống hách, kiêu ngạo…của kẻ xâm lược luôn tạo ra những hành động liều lĩnh mà những cái đầu lạnh, tỉnh táo, không bao giờ làm.

Việt Nam rất tự tin nhưng không ngồi nhìn.

Báo Hoàn Cầu đã vênh váo khẳng định rằng, Gạc Ma là “ tàu sân bay không thể đánh chìm của Bắc Kinh” ở Biển Đông; nhiều học giả hiếu chiến ở Trung Quốc thì hoan hỉ ra mặt, cho rằng đây là “nước cờ quá đẹp” bởi viễn cảnh sẽ có những phi đoàn máy bay J-10 cho đến J-11 của họ cất cánh, hạ cánh như mắc cửi trên căn cứ Gạc Ma để khống chế Biển Đông và eo biển Malacca…Rằng, chỉ có Trung Quốc mới làm được đảo nhân tạo, còn Nhật Bản, Mỹ thì không có chỗ ở Trường Sa và bắt đầu từ đây quần đảo Trường Sa đã nằm trong tay Trung Quốc…

Điều lạ là hình như các nhà phân tích, học giả Trung Quốc như Thạch Tề Bình, Lâm Vĩ Tiệp…rất giống với AQ, tâng bốc cái sân bay Gạc Ma lên tận mây xanh, trong khi lại quên mất tàu sân bay Liêu Ninh và nghe đâu còn 3 chiếc khác đang đóng. “Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mãnh chỉnh vứt ngoài bụi tre”. Cái đường băng trên Gạc Ma là cái gì so với tàu sân bay Liêu Ninh nếu như nó trực chiến trên Biển Đông? Hay là họ coi như Liêu Ninh là đồ bỏ rồi chắc? Càng thổi phồng vai trò chiến thuật của Gạc Ma lên bao nhiêu thì chứng tỏ Trung Quốc càng phơi bày tử huyệt và khả năng hạn chế trong tham vọng lớn bấy nhiêu.

Đúng là không thể đánh chìm, nhưng đánh sập thì không quá khó khăn. Việc làm cho sân bay Gạc Ma tê liệt dù công nghệ không thể thì chiến thuật vẫn có thể, huống chi, cả công nghệ và chiến thuật đều có thể, thì sân bay quân sự Gạc Ma chỉ là con ngáo ộp.

Hãy tưởng tượng khi dăm bảy chiếc J-10 hay J-11 cất cánh lên rồi…không còn nơi để hạ cánh thì sẽ ra sao trước khi nghĩ đến khống chế toàn Biển Đông và eo biển Malacca.

Vậy, về ý nghĩa quân sự thì chẳng có gì khiến Việt Nam hoảng hốt khi Trung Quốc xây dựng đường băng trên Gạc Ma và biến các đảo chìm thành đảo nổi cả. Tuy nhiên, âm mưu đánh chiếm Trường Sa của Bắc Kinh là không bao giờ ngừng nghỉ mà càng ngày càng biểu hiện hung hăng, bất chấp trắng trợn hơn. Bởi vậy, Việt Nam không thể không cảnh giác, không thể không chuẩn bị mọi thứ cần thiết đối phó với kẻ thù trong cả trường hợp chúng hành động liều lĩnh.

SIÊU MẪU HAY SIÊU....?

Siêu mẫu Ngọc Thúy khởi kiện mẹ ruột, đòi 5 căn biệt thự


(TNO) Với mong muốn "lấy lại tài sản để trả cho các con", siêu mẫu Ngọc Thúy làm đơn kiện mẹ ruột, đòi lại 5 căn biệt thự đã nhờ mẹ đứng tên dùm.

Siêu mẫu Ngọc Thúy - Ảnh nhân vật cung cấp

Mới đây, TAND TP.HCM cho biết cơ quan này đã nhận đơn khởi kiện của bà Phạm Thị Ngọc Thúy (34 tuổi, tức siêu mẫu Ngọc Thúy) về việc yêu cầu công nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với 5 căn biệt thự đã nhờ mẹ ruột đứng tên trước đó

Nội dung đơn khởi kiện cho biết từ năm 2007 - 2009, do thường xuyên đi nước ngoài chăm sóc con nên khi mua 5 biệt thự của Công ty cổ phần Rạng Đông (thuộc khu Sea View trong sân Gold Sea Links Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), siêu mẫu Ngọc Thúy đã nhờ mẹ ruột là bà Trương Thị Bê đứng tên dùm. Bà Bê đồng ý đứng tên dùm con gái và đồng ý giao lại khi Ngọc Thúy yêu cầu.

Tuy nhiên sau khi Ngọc Thúy ly hôn, 5 căn biệt thự trên nằm trong số tài sản tranh chấp giữa cô và chồng cũ là ông Nguyễn Đức An. Vì vậy, mẹ ruột của siêu mẫu đã không chuyển nhượng lại cho con gái mà chờ quyết định của tòa.

Cuối năm 2013, ông An đã rút yêu cầu khởi kiện đối với 5 căn biệt thự này. Ngọc Thúy cho rằng mẹ ruột có ý định chuyển nhượng các căn biệt thự trên cho ông An hoặc một bên thứ 3, nên khởi kiện ra tòa.

Nêu rõ trong đơn, siêu mẫu Ngọc Thúy khẳng định việc bà Trương Thị Bê không giao trả 5 căn biệt thự nêu trên đã xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của cô. Siêu mẫu Ngọc Thúy yêu cầu tòa án công nhận quyền sở hữu hợp pháp của cô đối với 5 căn biệt thự. Đồng thời buộc bà Bê hoàn trả số bất động sản này cho cô.

Đơn kiện cho biết 5 căn biệt thự trên là tài sản mà siêu mẫu Ngọc Thúy và chồng cũ đã thỏa thuận đưa vào công ty chung dành cho các con, tại Biên bản thỏa thuận ngày 7.12.2011 lập tại Tòa án Hoa Kỳ.

Hương Giang

U19 VIỆT NAM - BÓNG ĐÁ SẠCH ĐẸP VÀ TIỀU PHU

LâmTrực@


Trận chung kết U19 Đông Nam Á vừa kết thúc, U19 Việt Nam để thua U19 Nhật Bản sát nút trong một thế trận khá cân bằng và lịch lãm. 

Đó là thứ bóng đá vừa sạch, vừa đẹp.

Công bằng mà nói, chúng ta đang có một thế hệ cầu thủ tài năng, đạo đức và bản lĩnh. Vừa hấp Myanma 4-1 và để thua Nhật Bản 0-1, mặc dù chỉ xếp thứ hai, nhưng chúng ta tự hào và có quyền hi vọng bởi những gì các em đã thể hiện từ bản lĩnh, kỹ thuật, chiến thuật, thái độ đối với bóng đá và người hâm mộ. Cá nhân tôi say mê U19 vì lối đá rất vệ sinh.

Tuy nhiên, trận thua Nhật 0-1 sẽ là cái vỗ vai nhắc nhở các cầu thủ và người hâm mộ rằng, chúng ta mới đang bắt đầu cho một giai đoạn mới của bóng đá Việt Nam. Và rằng, huấn luyện và đào tạo bài bản mới là vấn đề, chứ không thể há miệng chờ sung như kiểu bóng đá hái lượm như trước.

Trong câu chuyện U19, chắc chắn không thể phủ nhận công lao của Đức Gỗ. 

Có đến 2/3 cầu thủ của U19 được đào tạo tại lò của Bầu Đức. Điều đó chứng minh một thực tế, cả một Liên đoàn to lớn vạm vỡ về da thịt chưa chắc đã hơn một lão Tiều Phu về cái đầu và sự quyết đoán.

Danh sách các chú nhóc có trong link:
http://en.wikipedia.org/wiki/Vietnam_national_under-20_football_team 

Lại nói về đào tạo, phải công nhận một điều, lão Đức Gỗ có tầm nhìn xa trông rộng, và trong bối cảnh "tự do" của một doanh nghiệp tư nhân, lão đẫ quyết định đầu tư. Chứng kiến những gì các em thể hiện gần đây, thấy đúng là tiền của bầu Đức có sức mạnh ghê gớm, nó góp phần quan trọng tạo ra một môi trường bóng đá sạch sẽ để các em đá bóng mà không phải nghĩ vừa đá vừa mánh khóe để hỏng đầu, hỏng chân, và có thể làm nhục quốc thể.

Tất nhiên, lão Đức Gỗ vừa có tiền lại vừa biết tiêu tiền thì còn gì bằng, phỏng?

Xem nhiều trận đấu gần đây của U19 Việt Nam, được thỏa thuê với thứ bóng đá đẹp mới thấy tầm nhìn của lão Tiều Phu Đức Gỗ là đáng nể. Cứ nhìn cách các cầu thủ được thay ra sân, chào khán giả và phát biểu của bầu Đức về tiền thưởng để thấy Đức Gỗ quan tâm đến đạo đức cầu thủ như thế nào.

Mình cũng ngạc nhiên, khi hôm qua, lão Đức Gỗ nói rằng: những lứa sau U19 còn hay hơn. (Xem ở đây). Có lẽ lão Đức không nói suông, và lời nói cũng như hành động của lão thật đáng để cho Liên đoàn Bóng đá Việt Nam suy ngẫm!

HÃY THẲNG TAY HỠI CÁC VÀNG SON YÊU QUÝ

Tôi vẫn thường ngắm các cô gái trẻ chạy xe máy ngoài đường và tự hỏi ai dạy các cô ngồi điều khiển xe máy với một tư thế khủng khiếp đến thế?


90% các cô ngồi theo kiểu này:

Hai khủy tay khép lại cạnh sườn, Mông cong lên, ngực ưỡn ra. Cả cái yên xe dài nhưng các cô chỉ ngồi tí mỏm yên đầu. Hai cái đùi khép lại e lệ. Các cô đang nghĩ rằng các cô đang hết sức gợi cảm???


Các cô hãy nghĩ lại đi. Với cách ngồi yểu điệu như vậy các cô đang đặt mình vào tư thế hoàn toàn bất lợi khi tham gia giao thông. Tại sao vậy:

Khuỷu tay các cô thu sát vào sườn sẽ làm cho cánh tay các cô rất yếu. Tôi cam đoan chỉ cần kẹp vào hòn đá nhỏ cũng đủ để các cô ngã vỡ mặt. Ngoài ra, khi thu tay khép sườn như vậy làm cho lực đặt lên tay lái nhỏ. Một cú bóp phanh trước đột ngột sẽ đẩy toàn bộ cơ thể nõn nà kia văng lên phía trước bỏi vì lực chống tay vào gi đông bị yếu.

Tôi hoàn toàn không hiểu tại sao cả cái yên xe dài mà các cô chỉ sử dụng tí ti phần mẩu yên đầu.Ngồi sát tay lái như vậy sẽ làm biên độ tay lái bị thu lại và không linh hoạt. Sẽ rất khó khi các cô vào cua hoặc đánh lái đột ngột.

Vâng thưa các cô, sự khép nép, sự yểu điệu hoàn toàn không có lỗi nhưng nó phải được dùng đúng nơi đúng chỗ. Khi điều khiển xe máy không phải là lúc các cô thể hiện điều đó. Vả lại, đàn ông chúng tôi vẫn thấy các cô rất đẹp khi các cô ngồi xe máy đúng tư thế như này.


Hãy nghe lời khuyên của tôi người có thâm niên chạy xe máy 40 năm nay rằng: 

Hãy thẳng tay khi điều khiển xe máy.