Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

THA THỨ CHO MÙA THU BÉ DẠI

Tha thứ cho mùa thu bé dại

Luôn có những điều be bé và giản dị lắng lại trong mỗi con người, nó ở đâu đó gần gụi và nuôi dưỡng sự vị tha.

Như cô bạn tôi thương những ngọn đèn đường, cô có những nụ hồng khô, cô cho tôi một nụ và cười “cho ‘you’ một ngọn đèn tắt”. Tôi luôn nghĩ về cô ấy như một phiến lá, ngay từ lần đầu gặp. Nhưng cô lại có giọng hát từa tựa mây trời, bởi nó cao và đầy nỗi buồn. Ở đâu đó trong cô, ngay cả khi cô quên đi, tôi nghĩ, vẫn còn một ngọn đèn, hay những ngọn đèn, bên cạnh những ngọn đồi, những cây cam và bông hoa... của riêng cô ấy. Ngọn đèn hay là lòng trắc ẩn của cô, nho nhỏ thôi nhưng nó quẩn quanh ở đấy. Đủ để nhu mì và tha thứ, để buồn và vui những khi trời trong xanh hay đầy mây xám..

Như anh, anh hoài xót xa một câu hát “tha thứ cho mùa thu bé dại”. Tôi lại nghĩ về anh như về một cái cửa sổ gỗ cũ. Nó luôn hé chờ mùa thu, dù mùa thu có ở đâu, vẫn luôn đón chờ bằng tha thứ. Mùa thu hay là con người, đôi khi cũng vậy thôi. Anh hay kể những câu chuyện nho nhỏ, đầu cuối đều để mở, mỗi người có thể hiểu theo mỗi cách khác nhau, và có khi anh ấy lại nghĩ theo một cách khác nữa cũng nên... :) Anh bảo, bất kể là lúc nào anh cũng đều có thể nghe bài hát ấy. Tôi biết, anh nói rất thật, cái cửa sổ be bé ấy luôn hé mở và bao dung, đủ để anh có thể kể những câu chuyện của mình, trong lúc chờ năm tháng. Hai mươi lăm có lẻ, có những điều đã hao vơi, có lẽ...

Tôi đang nói về bạn, về anh chứ kỳ thực đang muốn nói về mình lắm. Trong một lần của ngày xưa, tôi nghe “khi bên nhau sợ câu giã từ, sợ một ngày ta sẽ mất nhau” mà lòng chao đảo. Lòng tôi đã nghiêng đi lúc ấy, vừa bên ngoài chiều, đang mưa. Đó mãi là câu hát khiến tôi thương mến và yếu lòng nhất, từ lúc nghe được cho tới tận bây giờ. Câu hát đi ngang tôi, kéo theo cả một trời mây trắng phía sau lưng, tôi làm sao đủ sức để mà không tha thiết? Câu hát, vẫn còn đó, như ngày xưa, như ngày mưa ban chiều đã cũ, nằm yên trong tôi dịu dàng và thăm thẳm. Nó giản dị quá, và cả thật thà nữa. Đủ để khiến tôi giữ lòng yên ả trong những buổi không gian nhuộm gió.

Thật lòng chỉ muốn hát cho nhau nghe... Bởi ngoài kia cuộc sống đã không còn chút thật thà...

Nguồn: Flyingdace

600 NGƯỜI HCO 13 KM ĐƯỜNG SẮT: KHÔNG BIẾT THÌ DỰA CỘT MÀ NGHE!


Trước thông tin về dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) tuyến Cát Linh-Hà Đông cho biết sẽ cần 600 nhân lực khi đưa vào vận hành tuyến đường 13km vào năm 2015, không ít người thắc mắc tại sao lại cần nhiều nhân lực như thế. Và trong khi chưa được trang bị một tí kiến thức nào về đường sắt cũng như chưa tìm hiểu kỹ càng đầu đuôi thì nhiều “nhà báo” và bạn đọc đã vội vàng suy diễn tiêu cực và hồ đồ về dự án này.


Trả lời báo Đời sống & Pháp luật, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, con số chính xác là 681 người và không phải là chuyện đùa, bởi đây là con số đã được tính toán rất kỹ trên toàn bộ quy trình vận hành, bên cạnh đó, nó còn được áp dụng theo công nghệ tiên tiến nhất mà JICA (Nhật Bản) đã tư vấn.

"Theo Tiêu chuẩn về Quy phạm thiết kế Metro của Trung Quốc, thì hệ thống quản lý vận doanh của tuyến thứ nhất bình quân số lượng nhân viên quản lý là khoảng 100 người/km, còn theo tiêu chuẩn mà tổ chức JICA (Nhật Bản) – là đơn vị tư vấn cho Hà Nội về các dự án đường sắt đô thị đưa ra là 50-55 người/km. Nhưng ở đây, đối với tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, chúng ta đang sử dụng khoảng 52 người/km, thậm chí còn ít hơn gần gấp đôi Trung Quốc thì tại sao lại gọi là tốn kém được."Ngày 13/9/2014, báo Đất Việt đã đăng bài “600 người cho 13km đường sắt, chuyện đùa đấy ạ?” của tác giả Mi An với nhiều nhận định rất “trời ơi đất hỡi” mang tính võ đoán và châm chích rất ác ý. “Nhà báo” Mi An viết: “Tôi đọc bản tin mà ngỡ như đang đọc một câu chuyện đùa. 600 người cho một tuyến đường dài hơn 10 cây số, vị chi là khoảng gần 60 người cho 1km đường sắt tuyến Cát Linh-Hà Đông. Họ sẽ làm gì ở đó nhỉ?”. Ờ nhỉ? Nhiều thật đấy! Không lẽ nhà nước hào phóng đến mức đầu tư cho một lô một lốc người ngồi chơi xơi nước hưởng lương? Nếu như thật sự “nhà báo” không biết thì chúng tôi xin cung cấp một số thông tin để nhà báo rõ.

Trước tiên, cần biết rõ một số thông số cơ bản của tuyến ĐSĐT này:

- Chiều dài tuyến: 13,05 km; đường đôi, khổ 1435mm;

- Số nhà ga: 12 (ga trên cao, cự ly bình quân giữa các ga là 1km);

- Số đoàn tàu: 13 (ban đầu là 4 toa xe, sau nâng cấp lên 6 toa xe);

- Thời gian khai thác: 18 giờ/ngày (từ 5h đến 23h);

- Tần suất chạy tàu: tối đa 2 phút/chuyến;

- Tốc độ tối đa: 80 km/h, tốc độ lữ hành 35km/h.

- Năng lực vận chuyển tối đa: 28.000 hành khách/giờ/hướng.

Với kiến thức hạn hẹp và góc nhìn phiến diện, tiêu cực, “nhà báo” này tiếp tục xỏ xiên: “Vậy vấn đề là tại sao chúng ta đi sau các nước khác lâu như thế mà lại chọn một công nghệ tiêu tốn nhiều nhân lực đến như vậy? Tại sao chỉ để vận hành 13km đường sắt mà cần tới 600 người? Họ sẽ làm gì? Bán vé? Soát vé bằng tay? Điều khiển bảng tín hiệu bằng tay? Thổi còi toe toe đuổi bắt hàng rong ở sân ga? Hay là nói cho vui, cứ 3 công nhân thì phụ trách một cái bơm, hàng ngày vác bơm ra bơm bánh tàu?”. Xin thưa với “nhà báo” rằng hiện đại đến như Úc, Trung Quốc, Đài Loan… mà nó còn phải có nhân viên phất cờ và ra hiệu lệnh an toàn cho tàu, ở Anh nó vẫn có trạm bán vé thủ công nhé. Ấy là chưa kể đội ngũ tuần tra, kiểm soát việc đi chui, vé trái tuyến… Thậm chí những ga trung chuyển ở Úc số nhân viên còn lên tới 60 đến 80 người.

Tại một ga tàu điện ở Sydney


- Vận chuyển 1 triệu hành khách mỗi ngày (281 triệu / năm)

- 176 ga

- 2181 toa xe

- 2885 lượt vận chuyển mỗi ngày

- 937km đường ray điện

- 10.450 lao động

- Tuyến đường sắt đầu tiên từ năm 1885.

Ngoài việc bán vé tự động thì còn bán vé online nhưng họ vẫn duy trì đội ngũ bán vé thủ công. Khi tàu ra vào ga thì luôn có nhân viên thổi còi và phất cờ trắng xanh để bảo đảm an toàn, trung bình ga lẻ họ bố trí 2 nhân viên/platform (2 platforms – thềm ga ) và 1 bảo vệ. Còn ga trung chuyển thì tối thiểu có 30-40 người. Vé tự động hay thủ công là phụ thuộc vào ý thức người đi tàu hết, mặc dù được đầu tư hiện đại nhưng vẫn xảy ra tình trạng trốn vé và lực lượng thanh tra rất đông để thu phạt. Mức phạt: Trốn vé xe bus là 100$/lần còn tàu thì 200$/lần.Theo một chuyên gia trong ngành GTVT thì với điều kiện hạ tầng và trình độ dân trí hiện tại, chắc chắn trong giai đoạn đầu các nhà ga phải vận hành theo phương thức bán tự động, có nghĩa là các công đoạn bán vé, soát vé, điều tiết hành trình... sẽ thực hiện thủ công. Tính toán sơ bộ số lao động làm việc thường xuyên trên tuyến ĐSĐT này như sau:

- Số lái tàu: 13 (tàu) x 3 (ca) x 2 (người/ca/tàu) = 78 người;

- Nhân viên bán vé: 12 (ga) x 3 (ca) x 2 (người/ca/ga) = 72 người;

- Nhân viên soát vé: 12 (ga) x 3 (ca) x 3 (người/ca/ga) = 108 người;

- Nhân viên giám sát, điều tiết hành trình: 12 (ga) x 3 (ca) x 1 (người/ga/ca) = 36 người;

- Nhân viên bảo trì, kỹ thuật, cơ điện thường trực: 12 (ga) x 3 (ca) x 2 (người/ca/ga) = 72 người;

- Nhân viên bảo vệ: 12 (ga) x 3 (ca) x 2 (người/ca/ga) = 72 người;

- Nhân viên vệ sinh: 12 (ga) x 2 (ca) x 2 (người/ca/ga) = 48 người (chỉ tính làm việc 2 ca);

Tổng số lao động thường trực trên tuyến và các ga là: 486 người. Ngoài ra còn một xưởng bảo dưỡng, sửa chữa đầu máy toa xe dự tính khoảng 30 người; hhối văn phòng (quản lý, kế toán, nhân sự, hành chính,…): 50 người. Tổng số lao động sử dụng: 566 người (tròm trèm 600 người). Nếu tuyến đi vào vận hành đầy đủ thì số lượng nhân lực sẽ như vậy hoặc có thể tăng lên chứ không ít hơn!

Vậy là đã rõ là làm sao phải cần tới 600 người cho 13km đường sắt. Giải đáp thắc mắc của báo chí, quyền Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt Nguyễn Mạnh Hùng lý giải: “Số nhân lực trên được tính toán chi tiết theo định mức chuẩn của đường sắt đô thị. Nếu Hà Nội mở thêm những tuyến khác, số nhân lực này cũng có thể đáp ứng. Ví như một hội đồng thi, dù 30 thí sinh hay 1 thí sinh tham dự nhưng cũng phải cần tới 4 cán bộ phục vụ công tác coi thi”. Ông Hùng nói có lý. Chỉ tiếc là các “nhà báo” của chúng ta không chịu tìm hiểu thực chất của vấn đề nó như thế nào. Mới hay ông bà ta nói chẳng sai “biết thì thưa thốt…”.

Đấy là nói về nhân lực. Còn về số tiền đội lên của dự án, nhà báo này trách móc: “Mong chờ biết bao nhiêu ngày tháng để có một tuyến đường sắt hiện đại trên không nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân trên tuyến Cát Linh-Hà Đông, đầu tư mất bao nhiêu tiền của, cái tuyến đường sắt chỉ “điều chỉnh một tý” đã mất hơn 300 triệu đô, tức là tương đương hơn 7.000 tỷ đồng ấy, chưa thấy hiện đại đâu mà nghe chừng té ra là hại điện bà con ạ”. Vậy thì nhà nước đầu tư làm gì cho mệt, cho tốn tiền của, cứ để tắc nghẽn giao thông chơi, xây đường sắt trên cao chi cho nó “ăn”.

Chưa hết: “Có câu “đắt xắt ra miếng”. Cái dự án này chắc là cũng xắt ra được vô vàn “miếng” rồi đó chứ chẳng chơi. Miếng ngon miếng ngọt thì chẳng biết về đâu nhưng cái miếng đắng cay khổ sở vất vả chịu tắc đường trong suốt mấy năm nay và sẽ còn tiếp tục chịu đựng trong vài năm tới thì chắc chắn là dân đã được hưởng no cả bụng”. Nói kiểu này chẳng khác gì chửi nhà nước là xây dựng đường sắt để hành dân. Đúng là vạ vào thân cho nhà nước thật!

Thực sự là ai cũng cảm thấy bị sốc khi nghe con số “đội lên” 300 triệu USD của dự án. Dĩ nhiên không thể nói là không có vấn đề. Bộ trưởng Đinh La Thăng, trong buổi làm việc ngày 12/9, với Hà Nội, TP HCM cùng "mổ xẻ" các nguyên nhân chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư của các dự án đường sắt đô thị đã nhận định:“Đường sắt đội vốn do lỗi chủ quan". Một lý do hết sức quan trọng phải nói đến rằng đây là dự án mới, hiện đại, phức tạp lần đầu tiên chúng ta thực hiện, không có kinh nghiệm, và như Bộ trưởng nói thì "Vì thiếu người có kiến thức để nghiên cứu thấu đáo nên công tác chuẩn bị đầu tư sơ sài, đưa ra tổng mức ban đầu rất thấp".

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, đại diện chủ đầu tư cho biết tổng mức đầu tư ban đầu là 552 triệu USD tương đương 8.769 tỷ đồng theo tỷ giá USD/VND lúc đó. Riêng Hợp đồng EPC trị giá 435 triệu USD là vay đối ứng. Vốn đối ứng để trả tiền VAT của Việt Nam. Theo nguyên tắc vốn ODA không cho vay tiền thuế VAT và các khoản thuế khác. Do vậy vốn đối ứng để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng và trả các phí thuế. Riêng khoản giải phóng mặt bằng là rất nặng, dự án đã phải chi thêm 400 tỉ. Bên cạnh đó dự án phải bổ sung rất nhiều hạng mục như: xử lý đường dẫn depot 13,5 triệu USD; đường tránh QL 6 nhà ga Yên Nghĩa (Hà Đông) trước kia dự định làm nhà tạm nay mở rộng theo quy hoạch 1,94 triệu USD; thay đổi vỏ tàu sang vỏ Inox 3,19 triệu USD và bổ sung đào tạo chuyển giao công nghệ 2,9 triệu USD; thay đổi phương án lắp lao dầm khiến chi phí tăng lên; chi phí GPMB tăng; xử lý nền đất yếu thiết kế chưa tính hết; trượt giá giữa đồng Nhân dân tệ (CNY) và USD tại thời điểm ký hợp đồng so với thời điểm này mức trượt giá khoảng 16%, cộng với mức độ trượt giá do thiểu phát ở Trung Quốc 5 năm qua cũng vào khoảng 16% khiến mức trượt giá của dự án vào khoảng 30%.

Như vậy việc tăng là có lý do của nó chứ không phải muốn tăng là tăng để “xắt ra được vô vàn miếng” mà xơi như nhà báo này nói. Đây là số tiền chúng ta phải vay từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc, tín dụng ưu đãi hỗ trợ bên mua của Eximbank Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam chứ không phải tiền trên trời rớt xuống, không phải “ăn” được bao nhiêu là “ăn”.

Dĩ nhiên việc để cho dự án đội giá là một điều đáng tiếc và như bộ trưởng Thăng nói là “phải làm rõ trách nhiệm của Bộ ngành và các địa phương, không né tránh trách nhiệm, không đùn đẩy cho ai, không đổ lỗi cho khách quan". Vấn đề đáng quan ngại ở đây là một số “nhà báo” với cái tâm không sáng luôn cố “định hướng” cho dư luận một cách nhìn tiêu cực và xám xịt về bức tranh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Cứ như kiểu này thì không cần phải xây dựng đường sá, cầu cống gì cả cho khỏi có tiêu cực, tham nhũng!

ĐĐK - Thái Phạm

NỒI CÁM HEO

Bao Bất Đồng


Hôm qua , trang của nhà rân chủ Nguyễn Quang Lập đăng bài tự sự của một em gái tự nhận là Dư Luận Viên ăn lương nhà nước bảo vệ chế độ. (Bài viết sặc mùi.... bán hàng đa cấp ) Hôm nay cô gái ấy (Loan Nguyen) lặn mất tăm khỏi Facebook , một cú chùi mép kinh điển đúng bài bản mà "phong trào rân chủ" vẫn làm nhiều năm qua.

Hoá ra đã mấy năm rồi "phong trào rân chủ" vẫn chỉ "gà què ăn quẩn cối xay" với "dân oan""công An cộng sản đánh người ", lâu lâu thêm vài màn tự sự kiểu em Thùy Linh hay Loan Nguyen. Nhân lúc em Loan Nguyen của anh Lập còn nóng, tôi xin tóm tắt vài nguyên nhân làm "phong trào rơn chủ" cứ mãi èo uột tàn phai, đến nỗi lâu lâu phải hâm nóng bằng mấy trò mèo cào.
 
I. Đồng sàn dị mộng.
 
Rõ ràng các hội nhóm trong "phong trào rân chủ" đều có chung một khao khát là đá văng Đảng cộng sản khỏi vị trí lãnh đạo được quy định ở điều 4 hiến pháp. Đây là điểm chung duy nhất của họ ,ngoài ra mỗi hội nhóm phe phái đều có toan tính, mục đích riêng. Từ lâu lắm rồi đã có câu "Mồi người Việt Nam bên trong đều có một ông quan , ai cũng muốn làm quan chứ không muốn làm con ốc vít trong cổ máy". Câu này với 90 triệu người có đúng hay không chưa xét tới nhưng đối với "phong trào rân chủ" thì không sai tẹo nào. Các nhà rân chủ luôn chống nhau kịch liệt , anh nào cũng muốn làm lãnh đạo cả ,cuộc "đảo chính" diễn ra trong "con đường Việt Nam" vừa xong thì đến "hội nhà báo độc lập'' choảng nhau khí thế. 

Có hai cách để thay đổi hiến pháp. Một là "hợp hiến" bằng cách vận động số đông người ủng hộ thay đổi. Đợt tu chính hiến pháp năn 2013 là một cơ hội như vậy nhưng "phong trào dân chủ" làm gì có đủ sức ảnh hưởng để rủ rê người ta thay đổi hiến pháp theo ý họ. Cách thứ hai để thay đổi hiến pháp là làm một cuộc nổi loạn cực lớn dẫn đến bế tắc chính trị. Bất kỳ cuộc nổi loạn nào cũng được bắt đầu bằng một nhóm người số lượng kha khá quậy tung lên , choảng nhau với cảnh sát , chiếm quảng trường , tòa thị chính, Và chỉ cần có vậy số người tham gia bạo loạn sẽ tăng lên ào ạt. Các bạn hãy hình dung một vụ tai nạn giao thông ngoài đường , chỉ cần có một nhúm người bu lại xem là lát sau tắc đường vì người hiếu kì trong khi nạn nhân chỉ chiếm 2 mét vuông lòng đường. Vậy "phong trào rân chủ" có thể huy động được vài ngàn thành viên tràn xuống quảng trường Ba Đình làm mồi nhử quần chúng hiếu kỳ không? Không bao giờ họ làm được điều đó. Chỉ đơn giản một buổi "cafe nhân quyền" hay "thảo luận dân chủ" thôi, phe nào tổ chức thì cũng lèo tèo người của phe đó dự, phe khác không thèm tới. ("ngu sao, tới để PR cho chúng nó à?") Vậy thì đào đâu ra ngàn người ra quảng trường hay bờ hồ ăn vạ? "Phong trào rân chủ" đang ngồi chung trên cái xuồng "chống cộng" mà họ đã nện nhau chí chóe rồi thử hỏi nếu Cộng sản sụp thật, họ lên nắm quyền thì liệu rằng họ có chung một quyết tâm xây dựng quê hương không?
 
II. Ảo tưởng vào Nước Mỹ. 

"Phong trào rân chủ" mặc nhiên xem Mỹ là chỗ dựa. Mỹ e hèm hay hắt xì một cái (về Việt Nam ) thôi là cả làng húng cả lên. Cả một làng truyền thông RFA, BBC, SBTN, web, Blog phun rào rào các bài bình luận dự đoán cứ như Tết này Cộng Sản sẽ sập, (Mỹ đã lên tiếng mà). Thông lệ ấy diễn ra từ năm này qua năm khác. Cách đây vài năm, bỗng dưng một bà dân biểu Mỹ phi qua Việt Nam thăm các "tù nhân lương tâm" và vặn vẹo bà Tôn Nữ Thị Ninh thế lọ thế chai về nhân quyền. Thôi thì khỏi nói, lúc ấy ai đọc báo /blog của "phong trào dân chủ" thì cứ tưởng như Mỹ sắp ném bom Nguyên tử xuống Hà Nội vậy. Kỳ thực bà dân biểu ấy chỉ thực hiện giao kèo với mấy mấy bác cờ vàng đầu nậu phiếu (vùng nhiều cử tri "cuốc ra"). Về đến Mỹ bà ta cũng chả thèm nhớ mặt mũi các "tù nhân lương tâm" tròn méo ra làm sao, có tuyệt thực hay béo phì bà cũng chả quan tâm. 

Nước Mỹ luôn là một kẻ đáng sợ đối với các chính quyền trong tầm ngắm của Mỹ, và tất nhiên luôn là chỗ dựa với các "lực lượng bất đồng chính kiến" trong nước. Điều đáng sợ của Mỹ là họ có hai thứ ép chính quyền đó đi theo quỹ đạo của họ: cây gậy và củ cà rốt. Trong trường hợp Việt Nam thì "cây gậy" không có gì ghê gớm. Chế độ độc đảng, phòng chống diễn biến hòa bình cực tốt ,luôn được chú trọng và có khả năng ...bắn máy may hàng top thế giới, nhiêu đó thôi thì "gậy Mỹ " gần như vô dụng. Liệu rằng có vì củ cà rốt mà Đảng cộng sản sản Việt Nam chấp nhận nhượng bộ những điều khoản có thể xem như "tự sát chính trị"? Câu hỏi này thì dân đen cũng biết trả lời chứ đừng nói BCT. Những động thái cởi mở gần đây của Mỹ dành cho Việt Nam như hợp tác toàn diện, hứa hẹn bỏ cấm vận vũ khí ...bắt nguồn từ sự lớn mạnh của anh Trung Quốc chứ chả bà con dây nhợ gì với các nhà rân chủ trong nước cả. Với lợi ích của Mỹ thì các "nhà rân chủ", "nhà đấu tranh" là cái gì khiến chính phủ Mỹ bận tâm? Ấy vậy mà trước phiên tòa xử Bùi Hằng , nhiều nhà rân chủ làm Gia Cát Dự , rằng thì là Việt Nam phải xử cho "đẹp" không thì mất mấy trăm triệu USD viện trợ của Mỹ. Ví dụ minh họa vậy để chúng ta thấy rằng "phong trào dân chủ" hiện nay không khác mấy so với chính phủ ông Thiệu thời trước 75 : Mỹ , Mỹ , và Mỹ 

III . Con Kỳ đà "Cờ vàng"

Có lẽ có người sẽ ngạc nhiên tại sao "cờ vàng" lại là con kỳ đà cản mũi "phong trào dân chủ" nhưng chỉ cần ôn lại một chút về quãng đường 39 năm "lật đổ cộng Sản , giải phóng quê hương" của các nhóm "Cuốc ra" tự xưng thừa kế của VNCH chúng ta sẽ hiểu ngay"cờ vàng" đúng là con kỳ đà. Các tổ chức, các chính phủ "chính nghĩa cuốc ra" chưa bao giờ đủ mạnh để chống Đảng Cộng sản nhưng lại thừa sức chống các tổ chức Chống cộng khác. Những nhóm "quốc gia" đó có tôn chỉ "chống cộng" nhưng phải đứng dưới lá cờ vàng ba sọc. Các nhóm Chống Cộng khác nếu không dùng lá cờ đó sẽ trở thành kẻ thù của họ. Việt Tân bị chửi, bị chống tè le hột me, có lúc bị chụp "cánh tay nối dài của cộng sản", tất nhiên mấy anh "phở bò" có nhiều tì vết lừa đảo nên ăn chửi nhưng một phần nữa là Vì Việt Tân không dùng lá cờ vàng ba sọc. Cuộc chiến giữa Việt Tân và cờ vàng chưa bao giờ kết thúc. Jonathan London , một giáo sư (ngành gì chả nhớ) hay chặt chém về rơn chủ - nhơn quyền ở Việt Nam cũng một phen ăn quả đắng từ cờ vàng Cali. Dạo em Phương Uyên nằm hộp (vì tội dán cờ vàng lên cột điện và vài tôi khác) , ông London viết trên Blog & BBC một bài đại khái rằng không nên dùng cờ vàng làm biểu tượng cho đấu tranh vì nói chả ai nghe.
 
"Nhai đi nhai lại quá khứ hoặc khua những biểu tượng quá vãng của một chế độ đã chết từ lâu chắc chắn không phải là một con đường hứa hẹn tương lai xán lạn. Lá cờ hiện tại của Việt Nam là đẹp và đơn giản. Hãy dành thời gian lo về những vấn đề khác có ích, được không ạ" ("Đừng giữ một giấc mơ đã chết " )

Chỉ có thế thôi , ông London đã hiểu ngay "búa rìu dư luận Cali" là thế nào . Cờ vàng đúng là một cục xương nằm ngay cổ họng"phong trào dân chủ", nuốt không xong, khạc nhổ cũng không được. Cờ Vàng chống Cộng sản nhiệt tình đấy, nhưng không thể dùng lá cờ ấy đại diện cho phong trào được. Dân Việt Nam dẫu có ghét cộng sản đi nữa người ta cũng không muốn lá cờ ấy lần nữa tung bay ở Việt Nam. Tuy rằng cờ vàng về cơ bản chả có thực lực gì ở Việt Nam, họ quanh quẩn ở Mỹ, Úc nhưng con cháu cờ vàng làm cho BBC, RFA, VOA rất nhiều. Cờ vàng trở nên "tế nhị" với"phong trào dân chủ". Các nhà rân chủ trong nước luôn cố tránh né cờ vàng , họ thừa hiểu chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ dính líu đến cờ vàng. Chúng ta thử hình dung, giả thử phóng viên của RFA, BBc, VOA phỏng vấn Xuân Diện, Bọ Lập, Huệ Chi, Nguyễn Lân Thắng, Đoan Trang, Cù Vũ, Tường Thụy ....một câu thế này :
- ông / bà / cô / chú / cậu / mợ/ dì / thím nghĩ sao về lá cờ vàng ? lá Cờ vàng có xứng đáng là biểu tượng của phong trào dân chủ đấu tranh chống chế độ. Cộng sản độc tài không ?

Theo các bạn họ sẽ phải nói làm sao? 

Trả lời kiểu gì cũng bầm dập cả. Đó là lý do chúng ta chưa bao giờ thấy một cuộc phỏng vấn như vậy. Dẫu các nhà rân chủ trong nước cố né tránh cờ vàng thì các "cơ quan truyền thông Cờ Vàng" BBC ,RFA, VOA, Nhật Ký yêu nước Mỹ vẫn ca tụng, ủng hộ phong trào rân chủ trong nước nhiều nhất, cứ như là các nhà rân chủ trong nước đấu tranh dưới cờ vàng. Và đây là vấn đề hết sức tai hại , quần chúng nhìn các nhà rân chủ trong nước và cờ vàng Cali là cá mè một lứa. Vậy thì ai thèm ủng hộ nữa ?

Kết: Bất kỳ một lực lượng chính trị nào muốn giành chính quyền thành công thì phải có lãnh tụ hay nhân. vật. tiêu biểu "Phong trào rân chủ Việt Nam" không có gương mặt tiêu biểu nào , chính xác là lạm phát "ngôi sao rân chủ". Các gương mặt tiêu biểu được truyền thông PR theo mùa và thay đổi xoành xoạch như idol showbizt. Đã là "sao" thì phải có fan ,fan "sao" này không ưa fan sao kia, "sao" ít fan ganh tỵ với "sao" nhiều fan. Rất chi vui nhộn.

TƯỚNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG BỊ NÓI XẤU VÀ SỰ THẬT

LâmTrực@


Nói xấu Tướng Chung

Vụ Tướng Chung, Giám đốc công an Hà Nội một mình dũng cảm vào gặp tên cướp và thuyết phục hắn ra hàng, giải cứu thành công 3 con tin đang là đề tài nóng, được dư luận quan tâm.

Nói gì thì nói, đó là vị tướng trẻ, tài năng và dũng cảm.

Vậy mà sau vụ giải cứu con tin, đám cặn bã xã hội cùng đám lưu manh zân chủ đã tung tin bịa đặt kèm theo một clip để nói xấu tướng Chung. Luận điệu: vụ bắt cóc và giải cứu con tin ở Thanh Xuân chỉ là sự dàn dựng của Tướng Chung.

Đúng là đám cặn bã.

Hình dưới là của trang Dân News:

Còn đây là bài của một kẻ có tên: Lê Minh Huy trên FB. Bạn có thể xem tại đây.


Nhưng sự thật là thế nào? 

Phát hiện súng đạn tại phòng trọ kẻ khống chế 3 con tin

(VTC News) – Khám xét nơi ở trọ của Bình tại quận Long Biên, Cơ quan công an phát hiện 1 súng bắn đạn bi, hơn 100 viên đạn, 1 bình xịt hơi cay và 1 côn 3 khúc. 

Như đã đưa tin, sáng 16/9, đối tượng Trần Thanh Bình (SN 1986, quê Quảng Ninh) đã khống chế 3 con tin tại phòng 401, toà nhà E6, Khu tập thể Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân - Hà Nội. Sau hơn 4 giờ đấu tranh, lực lượng công an TP Hà Nội đã bắt giữ đối tượng, giải cứu an toàn các con tin. 

Liên quan đến vụ việc này, chiều 17/9, đại tá Dương Văn Giáp – Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan điều tra đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Trần Thanh Bình và thực hiện khám xét nơi ở của đối tượng này.

Trần Thanh Bình tại Cơ quan điều tra.

Theo Đại tá Giáp, ngoài con dao hung khí gây án, qua khám xét nơi ở trọ của Trần Thành Bình tại quận Long Biên (Hà Nội), cảnh sát đã thu giữ 1 súng bắn đạn bi, hơn 100 viên đạn, 1 bình xịt hơi cay và 1 côn 3 khúc. 

Qua đấu tranh khai thác, bước đầu Trần Thanh Bình khai nhận bỏ nhà đi từ 10 ngày trước. Số vũ khí trên là do Bình mua từ Lào Cai với mục đích mang về Hà Nội tìm các gia đình sơ hở để cướp tài sản lấy tiền trả nợ và ăn tiêu. 

Theo cơ quan điều tra, khi bị khống chế tại phòng 401, các con tin đã kêu cứu. Trước tình hình đó, đối tượng biết không thể thực hiện hành vi cướp tài sản nữa nên đã yêu cầu cho gặp người nhà nhằm che dấu mục đích thực sự của anh ta. 

Hiện Cơ quan điều tra đang hoàn tất các thủ tục để ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Thanh Bình.

Minh Quyết

ĐÀN ÔNG NHƯ THẾ MỚI LÀ ĐÀN ÔNG!

Đàn ông như thế mới là đàn ông!


Bình sinh, cho đến bây giờ đã sang bên kia dốc cuộc đời, tôi vẫn thường tự cho mình là kẻ không đến nỗi phải xấu hổ với danh phận của một thằng đàn ông.

Ấy thế mà bỗng có một ngày đẹp trời, trên một phiên chợ vùng cao, tôi bị choáng váng vì tự thấy xấu hổ với mình khi ngồi nghe trộm câu chuyện của hai người đàn ông xa lạ.

Bên một chiếc bàn gỗ mốc thếch, tôi ngồi uống rượu với một người bạn. Anh này thạo nhiều thứ tiếng dân tộc vì đã một thời chuyên đi thu mua nấm rừng, thảo quả trong các bản làng xuất sang Trung Quốc. Bàn bên cạnh có hai người đàn ông mặc quần áo chàm vừa nốc từng bát rượu đầy vừa chằm chằm nhìn vào mặt nhau. Ngồi né ra xa một chút là một người phụ nữ váy áo thêu xanh đỏ, khắp người đeo không biết bao nhiêu vòng bạc lủng lẳng.

Suốt đến gần nửa tiếng đồng hồ chỉ thấy có một anh chàng nói, khi thì giận dữ khi thì nghẹn ngào, có lúc lại đắm chìm trong ưu tư như bị men rượu nhấn chìm. Can rượu to trên bàn đã vơi quá nửa, bỗng hai người đàn ông ôm chầm lấy nhau, nức lên rưng rức. Cái bàn ọp ẹp chao nghiêng làm hai bát rượu đổ tóe ra sàn.

Lẳng lặng nhìn hai gã đàn ông quá say, người đàn bà cúi xuống nhặt những chiếc bát đặt lên bàn rồi lẳng lặng mở nút cái can nhựa cao đến hai gang tay, nghiêng can rót rượu đầy tràn hai miệng bát. Xong xuôi lại trở về chỗ, lẳng lặng nhìn bâng quơ ra rặng núi giăng ngang trước mặt.

Thấy cảnh lạ lùng, tôi thì thầm hỏi anh bạn xem chuyện gì đang xảy ra. Thì ra hai gã đàn ông này chính là “tình địch” của nhau, theo cái cách định nghĩa ngu ngốc của người dưới xuôi chúng ta. Một anh là chồng, còn một anh là người yêu cũ của người đàn bà đang ngồi đây. Nhìn kỹ ra thì cô vẫn còn khá trẻ nhưng vẻ tiều tụy và cam chịu làm cho ta nghĩ rằng đấy đã là một thiếu phụ nhan sắc đang tàn.

Chiều tối ngày hôm qua họ đã xuống đến chợ. Như nhiều đôi khác, hai vợ chồng này buộc ngựa vào một góc bên quán, ăn một bữa no nê rồi chia tay nhau. Sáng hôm nay họ lại tìm về quán cũ theo lệ thường để rồi sẽ lại ăn một bữa trước khi túc tắc dắt ngựa đi về. Thế nhưng lần này, cô vợ không về quán một mình mà dẫn theo anh người yêu cũ. Thế là ba người ngồi cùng nhau. Hai người đàn ông và một người đàn bà.

Anh bạn tôi ngồi xây mặt ra cửa nhưng căng tai về phía bàn bên để nghe và cố hạ giọng dịch cho tôi nghe từng câu nhát gừng đứt quãng của người đàn ông đang vừa nói vừa uống một cách đầy bức xúc. Anh bạn tôi còn phải tóm tắt cả câu chuyện đã xảy ra trước khi tôi hỏi, thế nhưng vẫn theo kịp được khúc sau vì anh kia cứ nói một câu lại uống một hớp, rồi lại gật gật cái đầu như đang cố vắt ra các ý nghĩ lộn xộn nằm đâu đó bên trong óc mình.

Tôi vừa nín thở để nghe và cố sắp xếp các lời dịch của anh bạn. Cuối cùng thì tôi hiểu được đại khái câu chuyện giữa hai người đàn ông, một người chỉ nói, vừa nói vừa nghẹn ngào, một người cúi gằm mặt xuống vừa nghe vừa cắn chặt hàm răng. Bỏ qua những câu vòng vo mà tôi không nhớ mà cũng không hiểu hết ý thì tóm tắt lại là như sau:

- Thằng Xín Thau kia, mày uống hết cái bát ấy đi rồi nghe tao nói. Suốt đêm qua tao đau tức cái tim, đau quặn cái ruột. Tao đi theo vợ mày về đây tìm mày.

-…

- Cái ngày bố mày theo ông thầy cúng đưa mày đến đón vợ mày về, tao buồn muốn chết. Tao đã bắn hết cả một túi thuốc, nhồi hết đạn chì thì nhồi sỏi sạn vào mà bắn. Đáy nòng vỡ ra, sẹo trên má tao vẫn còn đây này.

-…

- Sau khi cưới, vợ mày nó bảo rằng tao đừng buồn, mày thương vợ lắm. Tao tin nó quá, thế là tao vui.

- ….

- Phiên chợ trước tao được tin nhắn là phiên này vợ chồng nhà mày sẽ đi. Tao đắp vội mấy khúc bờ ruộng cho xong, tao bỏ cái đám cưới trong bản để ra đây gặp vợ mày. 

- …

- Mày phải biết, khi đi ra chợ tao vui quá, bỏ không bắn hai con chim to trên cành, bỏ không bắn một con nhím to trong bụi. Tao chỉ nghĩ đến cái lúc được gặp vợ mày. Thật đấy. Tao vẫn còn thương con vợ mày lắm mà.

- …

- Đến lúc tao tìm được con vợ mày, tao vui đến chảy cả nước mắt. Tao lại hát lại cái bài mà ngày xưa lần đầu tao hát vào bên tai con vợ mày, cái đêm đầu tiên tao gặp được nó.

- …

- Thế mà, dắt nhau đi rồi, đèn tao chiếu vào tận mặt mà tao không còn nhận ra nó là cô con gái đẹp nhất bản. Giàng ơi. Ngày xưa cái mặt ấy tròn như trăng rằm, hai cái vú nó tròn to như hai quả dưa chín, cái tay nó đẹp như mình con trăn trên cây, tiếng nó cười hay như chim hót làm nắng cũng cười theo, cái váy nó thơm như hoa rừng làm bướm cũng bay theo.

- …

- Giàng ơi. Đêm qua tao chỉ thấy mặt nó cong méo như trăng hạ tuần, ngực nó nhăn như hai quả bí héo. Nó không cười, nó chỉ muốn khóc. Tao đau cái tim tao quá. Giàng ơi.

- …

- Mày nói đi. Là thằng đàn ông, mắt mày có nhìn thấy vợ mày nó khổ hay không? Là thằng đàn ông, mày có thấy vợ mày nó buồn hay không?

- …

- Mày là thằng tốt số nhất đời. Mày sinh vào lúc nào mà mày lấy được vợ mày? Mày thật là có cái tội to. Hôm nay tao định đánh mày, tao thương con vợ mày quá.

- …

- Lần này tao mang hai bao ngô giống. Tao không bán nữa. Mày mang về đi mà trồng. Phiên chợ sau tao gửi phân bón vào cho.

- …

- Đến kỳ ngô ra bắp tao bảo mày cách đặt bẫy. Tao có bài thuốc, bẫy sập là lợn rừng ngấm thuốc không chạy được đâu. Tao sẽ cho mày. Nếu nhím sập bẫy, mày bắt nguyên cả con mang ra chợ. Có người mua ngay. Ba cái dạ dày nhím sống là đổi được một con lợn giống to.

- …

- Mày không được lười. Mày đói thì tao kệ xác cha con mày, nhưng vợ mày thiếu thóc thiếu ngô là tao đánh mày đấy.

- …

- Thằng Xín Thau kia, mày có phải là thằng đàn ông hay không?

Nhìn hai gã đàn ông gục đầu vào nhau rưng rức khóc trên hai bát rượu đã cạn khô, tôi thấy thật là khó tả. Nhìn sang người đàn bà lẳng lặng ngồi bên, tôi không đọc được những ý nghĩ gì đang ẩn hiện trong đầu cô ta. Phải chăng là vừa hạnh phúc vừa tủi thân, phải chăng là vừa ái ngại vừa thương xót cho cả hai gã đàn ông của cô. Rất lâu về sau, một lần tôi đem câu chuyện này kể cho vợ tôi nghe. Vợ tôi thở dài, cầm cái điều khiển tắt phụt màn hình vô tuyến đang lải nhải vô duyên về hạnh phúc gia đình rồi bâng quơ nói: “Đàn ông như thế mới là đàn ông”.

Nguồn: Blog Kỳ Duyên
Copy trực tiếp từ Blog PhuocBeo

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

GIÀ ĐẦU RỒI CÒN NGU!


Hồi học lớp 4, lớp 5 gì đó, nhà mình sống trong khu tập thể cơ quan mẹ.

Chỗ đông vui nhất khu tập thể là bể nước sinh hoạt chung. Đó là nơi các bà các cô giặt giũ, vo gạo, rửa rau, làm cá và … buôn chuyện, cũng là nơi lũ trẻ con đến lăng xăng để người lớn sai vặt, đến tắmhay đơn giản là tụ tập chơi đùa. Đàn ông người lớn ít ai ra đó, trừ khi ra xách nước về cho vợ.

Chỉ có một người đàn ông hay lui tới bể nước, chả để làm gì, chỉ đứng đó nhìn lũ đàn bà, trẻ con rồi thỉnh thoảng buông một câu rất chối tai, đó là ông Quế, ông ngoại cái Thủy. Chẳng biết lúc đó ông bao nhiêu tuổi, chỉ nhớ ông mặt nhăn nheo, trông lúc nào cũng khó đăm đăm, tóc bạc cước, râu lởm chởm. Ông hay nói bậy, mà chẳng biết đùa hay thật vì khi nói bậy ông không bao giờ cười. Cái Thủy hay khoe ông tớ trước làm cán bộ to lắm. Còn người lớn thì kháo nhau ông ấy trước làm vụ trưởng hay thứ trưởng gì đó, sau tham ô bị kỷ luật cho về hưu non, nên bây giờ là thành phần bất mãn. Đó cũng là lần đầu mình biết đến từ “bất mãn”, phải về hỏi mẹ giải nghĩa cho bất mãn là thế nào. Bà Quế, gọi theo tên chồng, đanh đá, lắm mồm, thường mắng ông là đồ vô tích sự.

Mỗi lần ông Quế ra bể nước là các bà các chị phải lo sửa lại tư thế ngồi, xả vội ống quần xuống dưới đầu gối, nếu không thế nào ông cũng nhìn chằm chằm rồi bảo : “Cô Lan ngồi đẹp nhẻ, dạng tè he thế kia bướm sắp bay mất kìa?”, hay : “Bà Mai mặt đen thế mà có cái đùi trắng phớ nhẩy”. Tất nhiên đó là những lúc không có bà Quế ngoài bể nước, nhưng nói xong ông vẫn cẩn thận đảo mắt xung quanh, lỡ bà ở đâu gần đó nghe được. Mọi người hay mách lại bà chuyện ông nói bậy. Bà bảo : “trước ông ấy đàng hoàng, đạo mạo lắm chứ có thế đâu. Giờ thất sủng về vườn mới đổ đốn ra”.

Bữa đó mình với thằng Quang, cái Thủy đang tụ bạ bên bể nước tán chuyện. Rồi ba đứa nghĩ ra trò đố vui, đố nhau các câu đố học được trong sách, truyện, những câu đố mẹo, như là “một đàn gà mà bươi trong bếp, hỏi đàn gà có mấy con?”, “xe gì vô ga tắt máy?”, rồi “có 9 cái cây, trồng thế nào để được 8 hàng, mỗi hàng 3 cây?” … đại loại thế. Đang lúc cả bọn đang đố vui, tranh cãi ỏm tỏi, thì ông Quế lại gần, chắc nãy giờ ông đã nghe hết nội dung mấy đứa nhỏ đố với nhau, chỉ ngay vào mình hỏi : “thế tao đố mày nhé, cái l... ồn có bao nhiêu cái lông?”. Cái Thủy le lưỡi : “eo ơi khiếp, ông ngoại nói bậy quá, cháu mách bà”. Mình cũng bất ngờ với câu hỏi của ông Quế, vì nó bậy quá, chứ còn loại câu hỏi như này mình biết rồi, kiểu như hỏi “dưới sông có bao nhiêu con cá?”, thì trả lời “trên trời có bao nhiêu con chim thì dưới sông có bấy nhiêu con cá” í mà. Mỗi tội cái ấy thì mình mới thấy của em bé, nó trụ lủi, chỉ nghe nói là của người lớn mới có lông, mà chưa nhìn thấy bao giờ, nên cứ loay hoay tìm cái gì na ná để trả lời, nghĩ mất một lúc vẫn chưa ra. Ông Quế giục : “thua chưa?” Nhìn cặp mắt ông nheo nheo, cái đầu nghiêng nghiêng vẻ thách thức, mình chợt lóe lên câu trả lời : “A, cháu nghĩ ra rồi, trên đầu ông có bao nhiêu sợi tóc thì cái l... ồn có bấy nhiêu cái lông”. Ông Quế sựng lại, mắt vằn đỏ lên, quát : “Tiên sư mày, thằng mất dạy”. Mình ngạc nhiên : “Ơ, ông đố cháu thì cháu trả lời mà, sao ông mắng cháu?”. Ông Quế chưa kịp nói gì tiếp thì bỗng nghe tiếng bà Quế vang lên the thé : “Ối giời ơi, đẹp mặt chưa? Gìa rồi còn nói bậy nói bạ để cho trẻ con nó chửi cho. Ông đi về ngay. Đồ vô tích sự. Già đầu rồi còn ngu”.

Mình thấy vậy sợ quá bỏ chạy một mạch về nhà, băn khoăn mãikhông hiểu tại sao bà Quế lại bảo mình chửi ông Quế. Mình chỉ trả lời câu đố của ông Quế thôi, và câu trả lời cũng đúng kiểu mẹo như câu đố vậy chứ có ý gì đâu ?...

... Thấm thoắt đã bao năm trôi qua, mình cũng quên bẵng câu chuyện đó. Và chắc cũng sẽ chẳng bao giờ nhớ lại nếu không có hôm trước đọc trên mạng thấy thiên hạ bàn tán về cuốn “Đèn cù” gì đó, nghe nói rất bậy bạ. Đã nghe những người đứng đắn bảo là bậy bạ,rồi đọc một số đoạn người ta trích dẫn thấy bậy bạ thật, nên mình không tìm đọc chi cho mất thì giờ nữa, nhưng vẫn tò mò muốn biếttác giả là ai, bèn gúc. Và mình đã giật mình khi thấy tấm hình chụptác giả cuốn “Đèn cù”, ông Trần Đĩnh, sao mà giống ông Quế đến thế cơ chứ, nhất là cái đầu. Nhờ thế mình mới nhớ lại câu chuyện từngày còn bé này và kể lại cho bà con nghe cho vui đấy, chứ chả có ý gì đâu.

Chỉ là sự giống nhau tình cờ, và ông Quế thì đã chết rồi, còn ông Trần Đĩnh thì mới sắp xuống lỗ, chứ chưa chết, nhưng chả hiểu sao, giờ đây, mỗi lần nhìn thấy hình ông Trần Đĩnh, hay chỉ cần nghe nhắc đến hai chữ “Đèn cù” thôi là mình lại nhớ đến câu chuyện “trên đầu ông có bao nhiêu sợi tóc thì cái … tà roằn… tà roằn… có bấy nhiêu cái lông”, và nghe vang đâu đó tiếng quát the thé :

(hình cópbi trên anh-tẹc-nét,chỉ có tính minh họa, không nhất thiết khác nhân vật thật)

“Già đầu rồi còn ngu”.

Thanh Hóa: ĐÌNH CHỈ MỘT LOẠT CÁN BỘ TÒA ÁN VÌ NGHI CHẠY ÁN

Chánh án TAND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định đình chỉ công tác 3 cán bộ của Tòa án huyện Triệu Sơn để xem xét, kỷ luật sai phạm.

Ông Nguyễn Thành Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ra các quyết định đình chỉ công tác từ ngày 17/9 đối với ông: Lê Ngọc Hiệp - Thẩm phán trung cấp, Chánh án Tòa án nhân dân huyện Triệu Sơn; ông Lê Sỹ Thuần - Thư ký Tòa án nhân dân huyện Triệu Sơn và bà Lê Thị Thu - Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Triệu Sơn để xem xét hình thức kỷ luật.

Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Nguyên nhân do các cán bộ này có liên quan đến đơn tố cáo của ông Lê Bá Quý - nguyên Chủ tịch UBND xã Tiến Nông (Triệu Sơn) về việc “làm tiền” của các cán bộ tòa án nhân dân huyện Triệu Sơn trong việc chạy án.

Theo đơn thư tố cáo: Tháng 7/2014, Cơ quan CSĐT Công an huyện Triệu Sơn có kết luận điều tra ông Nguyễn Bá Quý phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Ông Quý cho rằng ông bị kết tội oan, vì các đối tượng đã bày mưu đưa ông vào bẫy.

Theo kế hoạch, đầu tháng 9/2014, vụ án sẽ được đưa ra xét xử. Trước khi xét xử, ông Quý nhờ bà Nguyễn Thị Niên - Kiểm sát viên Viện KSND huyện Triệu Sơn - là người họ hàng giúp đỡ để “chạy án”. Chánh án Lê Ngọc Hiệp đặt vấn đề phải đưa tiền mới giúp, sau đó việc đưa và nhận tiền đã xảy ra tại trụ sở TAND huyện Triệu Sơn. Vụ việc đã bị ông Nguyễn Bá Quý làm đơn tố cáo. 

Để làm rõ hơn, TAND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định đình chỉ công tác trong thời gian 3 tháng đối với những cán bộ nêu trên.

Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

CTV Nguyễn Hải/VOV.VN