Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

ĐIỀU GÌ ĐANG XẢY RA TẠI TRUNG TÂM CAI NGHIỆN HẢI PHÒNG?

LâmTrực@


Đọc bài báo "Những “trò ma” ở TT cai nghiện Hải Phòng hàng trăm HV bỏ trốn" làm cho mình hoang mang quá. Nếu đúng nó như thế thì cần phải lên án.

Có lẽ các cơ quan chức năng cần tập trung làm rõ và trả lời trước công luận.

Đây là bài báo trên Tiền Phong:

Tổ chức cai nghiện trái luật, khai thác đá thổ phỉ, biến trung tâm thành nơi tái chế, xử lý chất thải nguy hại bậc nhất Hải Phòng...

Tổ chức cai nghiện trái luật, tổ chức khai thác đá “thổ phỉ” thu lợi ước tới cả chục tỷ đồng mỗi năm, tổ chức sản xuất gây nguy hại môi trường sống,... vị giám đốc Trung tâm GD & LĐ xã hội Gia Minh (Hải Phòng) chắc hẳn phải được bao che bởi một số người có chức trách?

Biến Trung tâm cai nghiện thành “đại công xưởng” xử lý chất thải nguy hại

Ngày 16/9, trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương, tại Trung tâm GD & LĐ xã hội Gia Minh hiện tồn tại tới 3 dây chuyền đốt cao su phế thải lấy dầu, hai lò đốt chất thải da giầy, nhà máy sản xuất giấy đế; nhà máy sản xuất nhựa với hệ thống lò đốt, phân loại nhựa. Các nhà máy này được trung tâm xây dựng trái phép tại khu vực rộng gần 20ha bên bờ sông Thải, khuất nẻo, được dãy núi Cổ Ngựa ngăn cách hẳn với Khu hành chính, khu nghỉ, khu sản xuất của các học viên cai nghiện.

Trung tâm GD & LĐ xã hội Gia Minh.

Trước hàng loạt chứng cứ về việc vị giám đốc Trung tâm GD & LĐ xã hội Gia Minh đang từng bước biến Trung tâm thành nơi tái chế, xử lý chất thải nguy hại bậc nhất Hải Phòng, một vị lãnh đạo TP Hải Phòng xin đề nghị không nêu tên thừa nhận, vừa mới có cuộc thị sát Trung tâm GD & LĐ xã hội Gia Minh vào ngày 13/9 nhưng không được dẫn ra khu vực này nên ông không phát hiện, hay biết tại Trung tâm đang tồn tại các nhà máy xử lý chất thải nguy hại mà theo quy định hiện hành sẽ không được cấp phép hoạt động trong khuôn viên cơ sở chữa bệnh, đào tạo nghề.

Trái ngược với “nhận thức” của vị lãnh đạo TP Hải Phòng, theo ghi nhận của lãnh đạo xã Gia Minh, từ cuối năm 2013 trở lại đây, người dân thôn 4 xã Gia Minh đã nhiều lần kéo tới Trung tâm GD & LĐ xã hội Gia Minh để đề nghị Trung tâm dừng các hoạt động đốt rác thải công nghiệp, ép dầu lậu tại Trung tâm này. Bất bình việc coi thường pháp luật của Trung tâm, người dân thôn 4 xã Gia Minh đã có lần “tràn” vào Trung tâm để yêu cầu Giám đốc trung tâm này là ông Nguyễn Quang Toàn phải đối thoại, trả lời các chất vấn của người dân về việc cho duy trì, hoạt động các xưởng xử lý chất thải nguy hại, tiềm ẩn gây bệnh ung thư ngay tại khu dân cư nhưng ông Toàn vẫn phớt lờ các kiến nghị của người dân, của chính quyền cơ sở.

Đe dọa chính quyền địa phương

Lãnh đạo UBND xã Gia Minh cho biết, để bắt quả tang Trung tâm GD & LĐ xã hội Gia Minh đang tổ chức đốt chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường, lãnh đạo, dân quân, công an viên xã Gia Minh đã phải thuê thuyền của người dân để tìm cách đột nhập vào Trung tâm này. Khi bị bắt quả tang hành vi đang đốt khoảng 300 m2 chất thải da giầy, hơn 2.000 m3 da giầy đang chờ đốt, lãnh đạo xã Gia Minh đã bị ông Phạm Anh Hải – Phó GĐ Trung tâm lớn tiếng quát hỏi “các ông là ai, sao lại lọt vào trung tâm”.


Các hoạt động đầu độc, gây ô nhiễm môi trường bất chấp pháp luật của Trung tâm diễn ra từ nhiều năm nhưng không được các cơ quan chức năng của Hải Phòng xử lý. 

Vị cán bộ phụ trách lĩnh vực TN - MT xã Gia Minh đưa ra nhận định, Trung tâm không chỉ đảm nhận việc đốt rác da giầy – một loại rác thải nguy hại mà hiện Hải Phòng hiện vẫn chưa có biện pháp xử lý cho toàn bộ các Nhà máy da giầy trên địa bàn Hải Phòng. Trung tâm GD & LĐ xã hội Gia Minh còn “nhận thầu” tiêu hủy rác thải da giầy bất chấp hệ quả gây ra cho xã hội, bất chấp pháp luật cho cả các DN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Vị cán bộ này “bật mí”, “giá việc đốt rác thải da giầy “lậu” là 1,4 triệu đồng/tấn”. Tro, rác thải chưa đốt được vị GĐ Trung tâm GD & LĐ xã hội Gia Minh Nguyễn Quang Toàn cho tổ chức chôn lấp ngay tại khu vực bãi sông gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng nuôi trồng thủy sản các xã Gia Minh, Gia Đức…

Tương tự như hoạt động tái chế, xử lý chất thải nguy hại trái luật bị ông Toàn tìm cách chối bay chối biến. Hoạt động khai thác đá thổ phỉ cũng được ông Toàn cùng vị lãnh đạo Tổng đội thanh niên xung phong Hải Phòng (trực thuộc Thành đoàn Hải Phòng), cơ quan chủ quản của ông Toàn tìm cách “chối tội” khi cho rằng “Trung tâm GD & LĐ xã hội Gia Minh đã dừng hoạt động khai thác đá thổ phỉ từ nhiều năm trước”.

Trái ngược với lời nói của ông Toàn cùng vị Liên đội trưởng Tổng đội thanh niên xung phong Hải Phòng, trưa ngày 19/9, PV cùng đại diện UBND xã Gia Minh và người dân vẫn chứng kiến Trung tâm này cho nổ mìn, khai thác đá thổ phỉ ngay giữa Trung tâm. Khai trường khai thác đá thổ phỉ được Trung tâm đầu tư hệ thống máy nghiền, sáng đá. Trung tâm này còn cho xây dựng hẳn một cầu cảng để rót đá ngay bên sông Thải để tiện cho hành vi khai thác trộm hành vi khai thác tài nguyên. Theo lãnh đạo xã Gia Minh, mỗi năm, Trung tâm này khai thác lậu hàng chục tỷ đồng tiền tài nguyên khoáng sản của Nhà nước.

Lãnh đạo xã Gia Minh than thở, cơ quan chức năng của Hải Phòng chỉ kiểm tra, lập biên bản rồi ra về. Các hoạt động đầu độc, gây ô nhiễm môi trường bất chấp pháp luật của Trung tâm diễn ra từ nhiều năm nhưng không được các cơ quan chức năng của Hải Phòng xử lý.

Trở lại diễn biến vụ việc các học viên của Trung tâm GD & LĐ xã hội Gia Minh tự rời bỏ Trung tâm ngày 14/9, ngoài nguyên nhân được ông Nguyễn Quang Toàn cho rằng có sự mâu thuẫn giữa các học viên tích cực và học viên chưa tích cực tại Trung tâm thì còn có một nguyên nhân khác nữa. Đó là chính các học viên tố cáo họ vào Trung tâm GD & LĐ xã hội Gia Minh để chữa bệnh, học nghề nhưng phải lao động trong môi trường độc hại, nguy cơ gây bệnh hiểm nghèo ngay tại các công xưởng, dây chuyền xử lý chất thải nguy hại, không phép, thiếu phương tiện bảo hộ, không được trả công nhưng được ông Nguyễn Quang Toàn – GĐ Trung tâm lấy lý do nhân đạo, tạo việc làm cho các học viên cần được Hải Phòng cùng các cơ quan chức năng lưu tâm, làm rõ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các học viên tại Trung tâm GD & LĐ xã hội Gia Minh.

Theo Pháp luật xã hội

NGHÌN TỈ LIỆU CÓ MUA ĐƯỢC SỰ TỬ TẾ?

"Nếu ai đó mang 1.000 tỷ đi xây chùa vì sợ sau này chết bị quăng vào vạc dầu trong lúc anh em ruột thịt, hàng xóm láng giềng đang đói khát đau khổ cần sự trợ giúp mà anh ta không trợ giúp thì đấy không phải là sự tử tế"- nhà văn Nguyễn Quang Thiều.


Tuần Việt Nam tiếp tục cuộc bàn tròn về chủ đề “Sống tử tế” với nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Thiều, phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, phó tổng thư ký thứ nhất Hội nhà văn Á-Phi và thạc sỹ Lê Quang Bình, viện trưởng Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường ISEE.

Nhà báo Thu Hà: Tôi có một anh hàng xóm hay thịt lợn, thịt chó. Gần đây không thấy anh ấy làm thế nữa, tôi hỏi tại sao thì anh ấy kể, mới đi xem bói và ông thầy bảo nếu không dừng lại sau này sẽ gặp quả báo. Câu chuyện của anh đó khiến tôi nhớ lại báo chí từng đưa chuyện về các nhà hảo tâm ẩn danh, ẩn tích làm từ thiện như một bổn phận chia với những thân phận thiệt thòi và cũng báo chí cũng không ít lần công khai một số người khác từ thiện vì muốn được nổi tiếng hay vì lý do giống như anh hàng xóm nhà tôi. Theo các vị, có sự khác nhau giữa những hành động đó không?

Ông Nguyễn Quang Thiều: Trong cuộc sống, chỉ có duy nhất một tử tế thôi, không có 2 tử tế, 3 tử tế đâu. Nghĩa là tử tế của một lãnh đạo cũng ngang bằng sự tử tế của một người nông dân. Đây là thực tế chúng ta phải thừa nhận. Có những người bây giờ nghĩ việc mình là bé nhỏ quá, không nên làm….

Nghĩ như thế là không phải. Vì tử tế của một người có thể cứu một dân tộc. Công trạng là việc khác còn sự tử tế nó chỉ có một nghĩa là người ta làm điều tốt cho một người bên cạnh hoặc một cộng đồng rộng lớn của anh ta thì anh ta là tử tế.

Một người nuôi một đứa trẻ mồ côi, cũng tử tế như một người bỏ tiền ra nuôi một vạn đứa trẻ mồ côi.

Tôi quan niệm về sự tử tế chỉ đơn giản thế này: nếu ai đó mang 1.000 tỷ đi xây chùa vì sợ sau này chết bị quăng vào vạc dầu trong lúc anh em ruột thịt, hàng xóm láng giềng đang đói khát đau khổ cần sự trợ giúp mà anh ta không trợ giúp thì đấy không phải là sự tử tế.

Các cụ nói vẫn đề cao việc “tu tại gia”, ý là con người phải biết yêu thương, biết chia sẻ, có lòng nhân ái và bao dung với những người ở ngay cạnh chúng ta chứ không phải anh ta chỉ tìm cách nhân ái với toàn nhân loại.

Sự tử tế ở một góc nhỏ trong một ngôi làng bé ngang bằng với sự tử tế của mẹ Teresa hay của Bill Gates. Đừng tưởng một người chăm chút một cây non trong một góc rừng xa xôi không quan trọng bằng một người làm sạch toàn bộ thành phố.

Ông Lê Quang Bình: Điều chị Hà đề cập chính là động cơ để chúng ta quyết định có thực hiện hành vi tử tế hay không. 

"Việc ai đó bớt nghĩ đến bản thân để nghĩ rộng hơn cho người khác thì đó là sự tử tế" 

Có thể người hàng xóm của chị dừng việc thịt chó, thịt lợn vì anh ấy đã ngộ ra việc lâu nay mình sát sinh sau này có thể bị quả báo. Động cơ của anh ta khi đó mặc dù chỉ vì bản thân anh ta nhưng được chấp nhận, vì hành vi đó không gây hại cho ai.

Tôi quay lại cái gọi là lòng vị tha mà chúng ta bàn trong kỳ 1. Trong mỗi người đều có năng lực để tư duy và hành động theo mong muốn của người khác. Việc ai đó không chỉ nghĩ đến bản thân mà nghĩ rộng hơn cho người khác thì đó là sự tử tế.

Để có được hành vi như vậy, mấu chốt vẫn nằm ở môi trường giáo dục (gia đình – nhà trường – xã hội). Làm sao chúng ta có thể tạo ra một môi trường để từng cá nhân, từng con người học hỏi và rèn luyện nên những giá trị đó, làm sao để trong xã hội ngày càng có nhiều hơn lòng trắc ẩn, có nhiều hơn những người biết bao dung. Khi nhiều người cùng làm được như vậy tự khắc sự tử tế sẽ quay trở lại với xã hội chúng ta.

Ông Nguyễn Quang Thiều: Vừa rồi có một chương trình của Bộ văn hoá thể thao và du lịch tổ chức rất xúc động là “kêu gọi mỗi gia đình hãy tạo dựng một bữa cơm thân mật và yêu thương” tôi cho rằng điều này vô cùng nhỏ nhưng hệ trọng vô cùng.

Một trong những điều kỳ diệu trong các bữa ăn, đặc biệt bữa ăn tối trong mỗi gia đình sẽ tạo ra sự gắn kết các thành viên sống trong gia đình đó. Đó là lúc để mọi người chia sẻ cảm xúc, chia sẻ vui buồn và cùng học hỏi lẫn nhau.

Tại bữa ăn tối, thông qua ẩm thực, ông bà, cha mẹ, anh chị, con cái có thể truyền tải qua đó một sự giáo dục rất tinh tế. Tôi thường kể cho các con tôi nghe và người cùng ăn nghe những câu chuyện về cuộc đời, về cuộc sống.

Trong những bữa ăn đó, không chỉ là ẩm thực, ở đó còn chứa đựng các câu chuyện ký ức, lịch sử và chứa đựng cả hình bóng những người thân yêu đã khuất trong gia đình liên quan đến món ăn. Trong các bữa ăn ở gia đình, tôi vẫn thường kể cho người cùng ăn về món bánh khúc của bà nội tôi, món canh hến của mẹ tôi…

Trong một dịp nói chuyện với sinh viên, họ hỏi tôi rằng hãy nói cho anh ta về một bí mật quan trọng trong cuộc đời có thể đưa anh ấy đến hạnh phúc. Tôi trả lời bạn ấy thế này: Tôi mách các bạn một bí mật mà tôi chưa nói với ai cả. Đó là, “hãy sống với bố mẹ mình càng nhiều thời gian càng tốt”.

Thế hệ trẻ ngày nay muốn sống độc lập. Tính độc lập và sự gắn kết với cha mẹ ông bà là việc khác hoàn toàn. Độc lập không có nghĩa phải rời cha mẹ, rời ông bà. Tôi đã sống trong nhiều gia đình phương tây, tôi đã quan sát họ, hỏi họ và nhận ra bí mật của họ cũng là “hãy sống với ông bà, cha mẹ càng nhiều thời gian càng tốt”. Điều trước nhất của mỗi con người là hãy tạo ra một gia đình tử tế, rồi cùng nhau tạo ra một xã hội tử tế.

Nhà báo Thu Hà: Tôi không nhớ ai đó bảo rằng, “chỉ có súc vật thì mới quay lưng lại với cái nỗi đau khổ của con người để chăm lo cho bộ lông, bộ da của mình”. Vậy làm sao cho số người sẵn sàng làm các điều xấu ngày càng bớt dần đi trong môi trường xã hội đầy thực dụng ngày nay?

Ông Lê Quang Bình: Cá nhân tôi cho rằng con người sinh ra có cả hai đặc tính. Tuy nhiên, trong mỗi con người đều có mong muốn hướng thiện, mà ta gọi là thiện ý. Điều quan trọng làm sao khơi mở và phát huy được nó ra, làm nền tảng mỗi khi quyết định hành động.

Nhà báo Thu Hà: Làm sao để có thể vượt qua tính vị kỷ cá nhân?

Ông Lê Quang Bình: Để cho cái tôi hướng thiện trở thành sự thật và không chỉ dừng lại ở tiềm năng phụ thuộc và từng cá nhân và cá nhân đó lại phụ thuộc vào môi trường sống mà chúng ta đang có.

Nhân đây tôi rất muốn nhấn mạnh lại môi trường giáo dục. Làm sao phải xây dựng được môi trường để có thể tạo ra những con người biết tự chịu trách nhiệm, biết tự định hướng và làm chủ hành vi của mình.

Có như vậy họ mới tự ý thức nên hướng thiện như thế nào, theo cách nào. Bên cạnh đó, việc tạo ra môi trường để mọi người có thể dũng cảm lên tiếng phản đối lại những hành vi không tử tế. Ví dụ, chúng ta không nên thoả hiệp với các hành vi như là vượt đèn đỏ hoặc là vứt rác ra đường, hoặc lớn hơn là sự chèn ép, dẫm đạp lên đồng nghiệp trong cơ quan hoặc là sự bất minh trong pháp luật.

Tôi luôn luôn tin rằng khi mà nhiều người cùng làm việc tốt, cùng nói về cái tốt nhiều hơn thì cái tốt, cái đẹp theo đó sẽ trở thành phổ biến. Ngược lại, khi chúng ta tập trung nói về cái ác nhiều quá, truyền thông nhiều quá và thành ra chúng ta nghĩ rằng cả xã hội là xấu hết và vô hình chung chúng ta tạo ra hình ảnh sai lệch trong xã hội.

Chính vì vậy tôi nghĩ rằng những người tốt cần lên tiếng nhiều hơn và truyền thông cũng cần dành nhiều thời gian hơn để nói về sự tử tế. Hãy cùng nhau chứng minh rằng sự tử tế vẫn thắng thế sự xấu xa. Bắt đầu từ từng con người, từng chúng ta thực hành hành vi tử tế, cùng nhau truyền cảm hứng cho người khác.

Nhà báo Thu Hà: Thưa anh Quang Thiều, liệu anh có lạc quan không trong cái bối cảnh xô bồ hiện nay. Điều gì khiến anh tin rằng chúng ta có thể đẩy cho ranh giới của khu phố tốt đẹp lấn sâu hơn vào khu phố của sự xấu xa? 

Ông Nguyễn Quang Thiều: Nếu không lạc quan thì tôi không đến đây để nói điều này. 

"Khi có một ai đó họ phàn nàn, lên án một điều xấu xa tức là họ đang bắt đầu hành động cho một sự tử tế". 

Tôi chắc chắn đâu đó đang có người về sự tử tế. Khi có một ai đó họ phàn nàn, lên án một điều xấu xa tức là họ đang bắt đầu hành động cho một sự tử tế.

Không phải chỉ có chúng ta nói về sự tử tế, mà ngay lúc này có một người bán hàng ở chợ Hôm, một vị lãnh đạo trên chính phủ, hay quốc hội cũng đang nói về sự tử tế. Tuy nhiên nó sẽ hiệu quả hơn, nó sẽ mạnh mẽ hơn, nó sẽ đúng hơn và nó sẽ nhanh hơn khi lời nó buông ra thì hành động tức khắc.

Và trong khi chúng ta trăn trở vì cái xấu bao trùm thì đâu đó ngoài kia, trong một quán cà phê, tại một công sở, trong một hội trường, trên một chuyến xe…. đang có người hành động tử tế. Chúng ta phải có những chính sách cụ thể, những đường lối cụ thể, những luật pháp cụ thể và mạnh mẽ để ủng hộ cho sự tử tế.

Lúc 10h đêm tại một đường phổ nhỏ ở Singapore có một người trẻ nhai kẹo cao su khoác balo, tai nghe nhạc dừng lại đợi chờ đèn xanh rồi mới vượt qua mặc dù 4 phía không có phương tiện giao thông nào cả. Anh ta biết, có thể chậm một phút nhưng anh ta sẽ đến tương lai nhanh hơn, còn chúng ta vì mải chen chúc, dẫm đạp lên nhau nên cứ chậm mãi.

Trước đây tôi có bài viết bài phê bình nhân dân vượt đèn xanh đèn đỏ, nhân dân không thích công an. Nhưng thử nghĩ, nếu một ngã tư không có cảnh sát giao thông nhân dẫn sẽ chen chúc nhau như thế nào, chà đạp nhau như thế nào, chửi bới nhau nhau như thế nào và tắc nghẽn sẽ xảy ra hàng loạt.

Trong khi đó, lúc 10h đêm tại một đường phổ nhỏ ở Singapore có một người trẻ nhai kẹo cao su khoác balo, tai nghe nhạc dừng lại đợi chờ đèn xanh rồi mới vượt qua mặc dù 4 phía không có phương tiện giao thông nào cả. Anh ta biết, có thể chậm một phút nhưng anh ta sẽ đến tương lai nhanh hơn, còn chúng ta vì mải chen chúc, dẫm đạp lên nhau nên cứ chậm mãi.

Về cái sự tử tế buộc mỗi người dù trước đó lầm lạc, có những hành động không tử tế hãy tự giác tìm cách làm điều gì đó tốt hơn, ít nhất là một nụ cười thân thiện với những người anh ta từng không thân thiện và anh ta hướng theo đó từng bước. Xin nhắc lại rằng, để ai đó có thể cúi lưng xuống để nhặt cái rác người khác vứt ra đường có thể mất 100 năm giáo dục, khai sáng. Còn việc ném một cái rác xuống đường chỉ cần một phần tư giây.

Tốc độ của tội ác trong xã hội chúng ta tăng lên một cách chóng mặt, tăng lên ngoài trí tưởng tượng của anh Bình, của chị Hà, và của tôi cách đây 10 năm; ngoài trí tưởng tượng của chúng ta cách đây 20 năm; gây ra kinh hoàng cho những người sống cách đây 30 năm, họ không bao giờ tưởng tượng một ngày trên cái mảnh đất này, trong ngôi nhà này con có thể giết cha, vợ có thể giết chồng. Trước kia chỉ những kẻ mắc bệnh tâm thần, thì mới làm chuyện đó.

Chúng ta đã nghe những chuyện về nhà chùa, chúng ta đã nghe những chuyện về nhà trường và chúng ta đã nghe những chuyện trong gia đình nữa. Ba ngôi nhà này như cái kiềng 3 chân. Nếu một trong 3 ngôi nhà này bị phá vỡ thì hệ thống xã hội sẽ có nguy cơ phá vỡ dù đó là xã hội phương tây hay phương đông; xã hội phong kiến hay văn minh; xã hội làng xã hay đô thị.

Nhà báo Thu Hà: Thưa quý vị độc giả, thưa hai vị khách mời, thời gian của cuộc tọa đàm hôm nay đã hết. Đồng cảm với những chia sẻ của hai vị khách mời hôm nay, chúng ta hãy bắt đầu làm người tử tế bằng việc nói nhiều hơn những lời cám ơn - xin lỗi; hãy bắt đầu nhiều hơn những lời khen tặng thay vì nhăm nhăm chỉ trích, bới móc lẫn nhau. Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị trong các cuộc bàn tròn tiếp theo của Tuần Việt Nam. 

Ảnh: Lê Anh Dũng
(Tuần Việt Nam)
http://m.tuanvietnam.net/2014/09/nghin-ty-lieu-co-mua-duoc-su-tu-te/

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Cu Nỡm: BÌNH LUẬN NGẮN VỀ 2 BÀI VIẾT CỦA ĐOAN TRANG

Bình luận ngắn về hai bài viết của Đoan Trang


Đầu tiên là bài "Lại chuyện chụp ảnh công an":

1. Chị này khoe chụp ảnh với một anh cảnh sát cao to đẹp trai, rất thân thiện đứng ở tượng Con Trâu gần phố Wall. Có lẽ chị nhà báo này không biết rằng cơ quan cảnh sát Hoa Kỳ có cục Quan Hệ Công Chúng chuyên nghiệp chứ không phải là Ban Báo Chí như ở Bộ Công An ở Việt Nam. Anh cảnh sát cao to đẹp trai đầy thân thiện đứng ở cái góc phố đông khách du lịch qua lại ấy chính là một phần trong chiến dịch quan hệ công chúng của cảnh sát Hoa Kỳ, công việc của anh ta là đứng đó, chỉ đường và cười tươi khi chụp ảnh chung với du khách. Mỗi ngày sẽ có hàng trăm người đứng đó, hỏi đường chụp ảnh và phát tán các bức ảnh về sự thân thiện của cảnh sát Hoa Kỳ. Đấy PR chuyên nghiệp nó là như vậy.

2. Anh cảnh sát Việt Nam từ chối chụp ảnh với người lạ là hợp lý thôi. Thứ nhất là anh cảnh sát Việt Nam đang đứng chốt làm nhiệm vụ, không phải làm PR như anh cảnh sát Mỹ, chụp ảnh với khách du lịch không phải là công việc của anh ta, làm việc riêng trong khi thành nhiệm vụ có thể bị kỷ luật. Thứ hai nữa là tình trạng phóng viên báo chí hay dân thường gài bẫy chụp ảnh công an hiện giờ khá phổ biến. Nói dại, anh công an chụp ảnh với nữ Việt Kiều xong hôm sau trên facebook lại có tin công an dê gái giữa phố Hà Nội thì anh công an kia chắc chắn là viết giải trình mệt nghỉ.

3. Thế nên việc so sánh giữa Mỹ và Việt Nam nhất là so sánh giữa một cảnh sát đang làm PR với một cảnh sát làm nhiệm vụ thông thường thì quả thật khập khiễng. 

4. Chị này viết: tất cả các vụ cảnh sát lạm quyền ở Mỹ đều được điều tra độc lập và bị đưa ra xét xử, trừng phạt thích đáng bởi tòa án (đương nhiên là độc lập). Cảnh sát Mỹ mà vớ vẩn, dân kiện cho thì vỡ mặt. Và trên thực tế là trong các vụ dân kiện cảnh sát từ trước tới nay, cảnh sát Mỹ thua rất nhiều, te tua vì thua kiện, đã thế còn bị báo chí-truyền thông cho lên thớt mà “băm” tơi tả. Thực ra chị tô vẽ công lý ở Hoa Kỳ hơi quá đáng, người Mỹ mà đọc được có khi người ta cũng ngượng. Cảnh sát Mỹ đối xử bạo lực với thường dân thậm chí lạm sát là chuyện xảy ra như cơm bữa và họ cũng không mấy khi bị trừng phạt thích đáng như chị nói đâu, có thể tham khảo ởđây và ở đây. Cảnh sát Hoa Kỳ cũng ghét nhất là việc bị quay phim hay chụp ảnh khi đang thi hành công vụ, họ sẵn sàng vô hiệu hóa người nào làm việc đó ngay lập tức. Hiện giờ Mỹ vẫn chưa có luật về vấn đề này. Khuyên chị là chụp ảnh với anh cảnh sát đứng góc phố ở New York thì được nhưng nếu thấy cảnh sát đang tóm cổ một ai đó thì chị chớ có dại vác máy ảnh ra mà làm nhà báo độc lập, ăn đòn mềm xương ngay đấy mà cũng không có tòa án nào bảo vệ chị được đâu.


1. Đầu bài sử dụng thuật ngữ kiểu quân sự nhằm ám chỉ sự liên hệ nào đó với chính quyền hay quân đội, một tiểu xảo của giới báo chí nhằm tác động tới tâm lý người đọc, nhất là khi không có bằng chứng cụ thể.

2. Thật ngạc nhiên khi một người yêu nước chống Tàu cuồng nhiệt như chị Đoan Trang lại không nhận thấy rằng trang Tin Khmer Krom chuyên đưa các tin tức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan và đòi Việt Nam phải trả lại miền Nam Việt Nam cho Campuchia. Trung Quốc đưa dàn khoan vào vùng biển Việt Nam thì các chị nhảy tưng tưng, còn đám dân tộc cực đoan Campuchia đòi lấy một nửa lãnh thổ Việt Nam thì các chị im lặng. Yêu nước kiểu gì mà lạ vậy? 

3. Việc dùng nút "báo cáo lạm dụng" của facebook để triệt hạ đối thủ vốn ban đầu là mánh của các chiến sĩ dân chủ cùng phe với chị Đoan Trang chuyên dùng để chặn họng những người bất đồng ý kiến. Ban đầu có nhiều người yếu thế, họ đành chịu, nhưng sau đó họ tập hợp nhau lại và phản công khiến các nhà dân chủ lãnh hậu quả ê chề. Trong khi không có bằng chứng nào chứng minh chính quyền đứng sau việc phong tỏa các tài khoản facebook của nhà dân chủ thì bằng chứng của việc các nhà dân chủ hè nhau báo cáo lạm dụng để triệt hạ những người nói trái ý họ lại rất rõ ràng.

4. Nhưng sự việc không chỉ dừng ở chỗ các nhà dân chủ đàn áp những người trái ý, bị phản công và kêu là ầm ĩ. Sự việc đã được đẩy lên cao trào khi chính các nhà dân chủ lợi dụng việc đó để khóa mõm các nhóm dân chủ mà họ không ưa, tức là họ tấn công triệt hạ lẫn nhau. Mặt khác một số các nhà dân chủ do đã viết quá nhiều thứ bậy bạ lên facebook nên cũng nhân dịp này xóa luôn tài khoản facebook đi và hô hoán lên là bị report, thật là một công đôi việc, vừa thủ tiêu được bằng chứng về sự ngu xuẩn của bản thân vừa bảo toàn được tiếng với giới dân chủ. Các nhà dân chủ tuyên bố thắng lợi giòn giã, làm thất bại các âm mưu phong tỏa tài khoản facebook, thật nực cười là chính việc bị/được phong tỏa cũng là thắng lợi của nhiều người trong số họ.

5. Các nhà dân chủ hoàn toàn không chứng minh được với Facebook là chiến dịch báo cáo lạm dụng do chính quyền Việt Nam tổ chức nhưng Facebook thì biết rất rõ rằng họ thường xuyên bị cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đột nhập. Người sáng lập Facebook đã phải kêu lên rằng công việc của các kỹ sư thông tin ở Facebook là đối đầu với những tên tội phạm công nghệ thông tin chứ không phải suốt ngày tìm cách chống lại các vụ đột nhập của NSA. Thế nên trước khi lo lắng đến việc các nhà dân chủ bị đàn áp trên facebook thì hãy nhớ rằng bất cứ khi nào thông tin cá nhân của họ cũng có thể nằm trên bàn của NSA và được dùng để chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Kết luận: Thế là chấm hết cho một cây viết đã từng khá nổi tiếng ở Việt Nam.

Copy từ Trelangblogspotcom

ĐẤU TỐ THỜI @

Copy từ Lốc Liếc

Đấu tố thời @

Dẫn: Nhân chuyện triển lãm CCRĐ vừa mở cửa vài ngày đã đóng, nhớ đến vụ đấu tố quái lạ xảy ra vào tháng 11 năm ngoái ở xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội. 

Sai lầm của đấu tố xưa, là đã giao cho các ông bà bần cố nông thiếu học giữ cả vai công tố lẫn quan tòa, cho nên mục đích thì đúng đắn nhưng hậu quả thì lắm oan sai. Riêng trong vụ đấu tố Chàng Sơn ngày nay thì lực lượng công tố, quan tòa còn có thêm cả bọn lắm chữ, là đám Lá ngón tham gia.
---------
1. Tham gia tố tụng:
Nguyên đơn: Chi Hội phụ nữ sồn sồn và các mầm non 7 thôn thuộc xã Chàng Sơn
Nhân chứng: Như trên
Cơ quan điều tra: Vẫn như trên
Cơ quan đại diện quyền công tố: Vẫn vậy
Hội thẩm nhân dân: Cũng vẫn thế
Tòa án: Tái bản, có bổ sung tập đoàn Lá ngón Annam
Bị đơn: Không hộ khẩu, không CMND, chưa xác minh được nhân thân, tạm gọi là Ngài
Bào chữa cho bên bị: (Luật) Sư Thích Minh Phượng, thế danh Nguyễn Xuân Long
2. Diễn biến trước phiên tòa:

Đầu tiên, “cơ quan điều tra” trang điểm cho “đối tượng” bằng lọ ghẹ và chụp cho Ngài một cái mũ cối. Nhưng hình như cái mũ cối không đạt hiệu quả gây "căm thù" đối với “hội thẩm nhân dân”, thậm chí còn có vẻ phản tác dụng.

Do vậy, sau khi nhận được chỉ đạo "không chụp mũ", “điều tra viên” đổi phương án thành "chụp nón" (lá), nhưng vẫn phản tác dụng, vì dường như nét mặt “bị đơn” lại tươi hơn. Không ổn.

Có đề xuất mới là cho Ngài đeo kính mát, nhưng vẫn không thể tác động đến tinh thần của “bị đơn”. Đeo kính mát vào, trông vẻ mặt Ngài lại thêm cương nghị.
Đã đến giờ dẫn giải “bị cáo” ra tòa. Thôi, dẹp không cần "trang điểm" gì thêm nữa! 


Đấy thấy chưa, không “bôi gio trát trấu” thì mới thấy Ngài buồn, thậm chí, hình như Ngài đang khóc.
3. Diễn biến tại phiên tòa:
Bước 1: Đấu tố sơ bộ:
Bước 2: Đấu tố cao trào:
4. Tòa tuyên án: 
Mỗi câu: "A la xô"! (phiên âm tiếng Pháp, nghĩa đen là "Xông lên")
Xử ngay, lần 1: Sơ thẩm

Ảnh lấy từ trang của Xuân nhọ mõm, thành viên Lá ngón

Bản án với hình phạt này được cho là quá nhẹ, “bên giữ quyền công tố” đề nghị làm rõ, tòa trả hồ sơ để "điều tra bổ sung". 
Ảnh lấy từ trang của Xuân nhọ mõm
Ừ, bổ thỉ bổ, "điều tra viên" tức thì điều tra bổ sung.
Xử lần 2: Phúc thẩm
Ảnh vẫn lấy từ trang Xuân nhọ mõm (*)
Sau khi “cơ quan điều tra” bổ sung các “hồ sơ chứng cứ”, đã đủ cơ sở để kết luận với các “tình tiết tăng nặng hình phạt”, bản án có hiệu lực lập tức, thi hành án tại tòa.

Tất tần tật, tòa án, nguyên đơn, nhân chứng, cơ quan điều tra, kiểm sát viên, hội thẩm và "nhân dân" 7 thôn Chàng Sơn vui mừng phấn khởi. Đông đảo quần chúng nô nức biểu thị sự đồng tình với hình phạt nghiêm minh mà Tòa đã áp dụng với các bị cáo.
Sau đó, Hội phụ nữ sồn sồn và các mầm non kết hợp chặt chẽ với tập đoàn Lá Ngón Annam lại tiếp tục hăng say lao động, phấn đấu và cống hiến.

5. Ấy, mải tường thuật, quên tiệt là cần phải trình bày “bị cáo” phạm tội gì.
Tội gì, tội gì?
Thì tội to, to lắm, nghiêm trọng lắm! 
Đó là tội “GIỐNG HỆT (LUẬT) SƯ”:

Bị cáo và (luật) sư 

Tại phiên tòa, (luật) sư Thích Minh Phượng lắp bắp bào chữa: “Bức tượng này không phải là tôi đặt đúc, mà do một Phật tử trong làng tên Chu Thị Nụ cúng dường, theo mẫu tượng đức Điều Ngự...”. Ngay lúc đó, hệ thống âm thanh bị sự cố kỹ thuật. Toàn thể "phiên tòa", trên dưới một lòng, hô vang, "đả đảo (luật) sư"!
(Luật) sư tháo chạy, để lại hiện trường một chiếc xe Kia Morning màu trắng mang biển số XYZ và hình như cả một chiếc dép tổ ong đứt quai (theo truyền thống từ thời Đạt ma sư tổ).
"Tòa" tuyên tịch thu và sung tất vào "công quỹ".
6. Diễn biến ngoài phiên tòa
Trong khi theo dõi chặt chẽ diễn biến phiên tòa từ xa, Nghệ sỹ Công Lý hốt hoảng tuyên bố, "từ bé tôi đã đã kiên định ý chí chiến đấu, dứt khoát không đi tu, bằng chứng là hiện nay tôi đang chuẩn bị lấy vợ lần thứ ba".
Sau đó, anh hứa sẽ luôn chăm ngoan diễn hài và cam đoan không bao giờ tự đúc tượng cũng như nhận tượng do người khác cung tiến. Rồi, anh bỗng nức nở, thề trọn đời "đéo dại" bén mảng đến làng Chàng Sơn vàkhông bao giờ dám dây với, xin phép chép nguyên văn, là, "địt mẹ bọn Lá ngón Annam".
***
Trong khi đó, tại non thiêng Yên Tử, nơi ngàn năm mây trắng đi về, đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông hoàn toàn không bình luận gì về vụ án. Ngài vẫn an nhiên tự tại, thậm chí còn cười mỉm, như trong bức tranh này:

Rồi Ngài lại nhập định để trầm ngâm suy nghĩ về cuộc đời, vốn dằng dặc những oan khiên đấu tố:
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, tư thế ngồi thiền mở mắt, mặc áo hở vai, đặt tại tháp tổ Huệ quang, Yên Tử.
"Phải trái rụng theo hoa buổi sớmLợi danh lạnh với trận mưa đêm
Hoa tàn, mưa tạnh, non im ắng
Xuân cỗi còn dư một tiếng chim."
(Mạn hứng ở sơn phòng - Thơ Trần Nhân Tông, Đỗ Văn Hỷ dịch)
-----------------
Ghi chú:
(*) Kèm theo mớ lá ngón của Xuân Nhọ mõm: "Nếu đây là bức tượng mà ông sư này tự tạc mình thì ông ta đã tự coi mình là Thích Ca Mầu Ni. Một sự nhạo báng vô cùng hỗn xược! Vì vậy cần ngay lập tức đuổi ông này khỏi chùa, và không cho phép trú ngụ ở bất cứ cơ sở thờ tự nào. Giáo hội Phật giáo VN cũng nên tạo điều kiện để sư này hoàn tục".

Được đăng bởi Thiên lý vào lúc 10:10

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

BUÔNG TAY ĐỂ RỜI XA HAY LÀ ĐỂ CẦN NHAU HƠN?

Buông tay để rời xa hay là để cần nhau hơn?

Người ta bảo, trong tình yêu, chỉ cần một cái buông tay thôi cũng có thể để người kia rời xa mình mãi mãi… 

Tôi đọc câu chuyện về cái buông tay ấy trong một tối thứ sáu u ám, nhìn ra ngoài cửa sổ ánh đèn đường vàng vọt đến tội nghiệp trong màn sương, nhòa nhạt. 

Câu chuyện đơn giản như thể người ta nghe một tiếng thở dài, vừa quen thuộc lại vừa lạ lẫm. Cũng hun hút và xa ngái như tiếng thở dài của mình. Mà lại khác, vì tiếng thở dài đó dường như có đáy, còn của mình thì vô cùng trong một nỗi u uẩn không thôi.

Ừ thì một người đàn ông và một người đàn bà chia tay nhau, câu chuyện tình yêu nào chẳng vậy. Đời thực, người ta vẫn chia tay nhau đầy ra đấy thôi. Nhiều khi chẳng phải vì người ta không còn yêu nhau nữa. Cũng chẳng phải vì cuộc tình ấy ngắn ngủi, sớm lụi tàn. Nhiều khi, “cuộc tình dài rộng quá lắm khi cũng buồn”. Nhiều khi, tình yêu quá lớn cũng khiến sóng vỡ tan, và người ta đánh mất nhau. Tình yêu mà… Người ta rời nhau có khi chỉ vì một lần lỗi hẹn, một cái nắm tay không chặt hay một nỗi vô tâm khiến người kia hụt hẫng. Yêu nhau là trời biển, nhưng một cái buông tay cũng có thể mãi mãi rời xa.

Tôi hay nhìn những cặp tình nhân đi qua mình. Nhìn cách họ nói cười, âu yếm hay nhìn vào mẳt nhau. Nhìn cách những người đàn ông vòng tay ôm lấy vai người phụ nữ của họ như thể điều đó sẽ đủ để chở che và giữ họ suốt đời. Thế gian có bao cặp tình nhân, có bao nhiêu những câu chuyện tình, nhưng cách người đàn ông và người đàn bà của nhau nhìn vào mắt nhau, nắm lấy tay nhau hay nép vào nhau có lẽ chỉ có một. Và cách người ta rời vòng tay ấm áp của nhau mà đi cũng chỉ có một mà thôi. Đó là khi, một hoặc cả hai người yêu nhau cảm thấy không còn có thể nghĩ và sống bằng trái tim của người còn lại nữa rồi. Dù còn yêu hay không, họ đã không còn là của nhau… 

Tình yêu vốn dĩ là một khái niệm bất định với con người. Bạn sẽ chẳng bao giờ có thể hiểu nổi vì sao có thể “sẵn sàng dành cả cuộc đời mình cho một người, dẫu chẳng thể nào hiểu được, tại sao mình lại yêu người đó đến thế”. Và bạn cũng chẳng bao giờ có thể hiểu vì sao “chỉ cần một cái buông tay thôi cũng có thể để người kia rời xa mình mãi mãi”… 

Yêu nhau là trời biển…… nhưng một cái buông tay cũng có thể mãi mãi rời xa...

Nguồn: FlyingDace

THA THỨ CHO MÙA THU BÉ DẠI

Tha thứ cho mùa thu bé dại

Luôn có những điều be bé và giản dị lắng lại trong mỗi con người, nó ở đâu đó gần gụi và nuôi dưỡng sự vị tha.

Như cô bạn tôi thương những ngọn đèn đường, cô có những nụ hồng khô, cô cho tôi một nụ và cười “cho ‘you’ một ngọn đèn tắt”. Tôi luôn nghĩ về cô ấy như một phiến lá, ngay từ lần đầu gặp. Nhưng cô lại có giọng hát từa tựa mây trời, bởi nó cao và đầy nỗi buồn. Ở đâu đó trong cô, ngay cả khi cô quên đi, tôi nghĩ, vẫn còn một ngọn đèn, hay những ngọn đèn, bên cạnh những ngọn đồi, những cây cam và bông hoa... của riêng cô ấy. Ngọn đèn hay là lòng trắc ẩn của cô, nho nhỏ thôi nhưng nó quẩn quanh ở đấy. Đủ để nhu mì và tha thứ, để buồn và vui những khi trời trong xanh hay đầy mây xám..

Như anh, anh hoài xót xa một câu hát “tha thứ cho mùa thu bé dại”. Tôi lại nghĩ về anh như về một cái cửa sổ gỗ cũ. Nó luôn hé chờ mùa thu, dù mùa thu có ở đâu, vẫn luôn đón chờ bằng tha thứ. Mùa thu hay là con người, đôi khi cũng vậy thôi. Anh hay kể những câu chuyện nho nhỏ, đầu cuối đều để mở, mỗi người có thể hiểu theo mỗi cách khác nhau, và có khi anh ấy lại nghĩ theo một cách khác nữa cũng nên... :) Anh bảo, bất kể là lúc nào anh cũng đều có thể nghe bài hát ấy. Tôi biết, anh nói rất thật, cái cửa sổ be bé ấy luôn hé mở và bao dung, đủ để anh có thể kể những câu chuyện của mình, trong lúc chờ năm tháng. Hai mươi lăm có lẻ, có những điều đã hao vơi, có lẽ...

Tôi đang nói về bạn, về anh chứ kỳ thực đang muốn nói về mình lắm. Trong một lần của ngày xưa, tôi nghe “khi bên nhau sợ câu giã từ, sợ một ngày ta sẽ mất nhau” mà lòng chao đảo. Lòng tôi đã nghiêng đi lúc ấy, vừa bên ngoài chiều, đang mưa. Đó mãi là câu hát khiến tôi thương mến và yếu lòng nhất, từ lúc nghe được cho tới tận bây giờ. Câu hát đi ngang tôi, kéo theo cả một trời mây trắng phía sau lưng, tôi làm sao đủ sức để mà không tha thiết? Câu hát, vẫn còn đó, như ngày xưa, như ngày mưa ban chiều đã cũ, nằm yên trong tôi dịu dàng và thăm thẳm. Nó giản dị quá, và cả thật thà nữa. Đủ để khiến tôi giữ lòng yên ả trong những buổi không gian nhuộm gió.

Thật lòng chỉ muốn hát cho nhau nghe... Bởi ngoài kia cuộc sống đã không còn chút thật thà...

Nguồn: Flyingdace

600 NGƯỜI HCO 13 KM ĐƯỜNG SẮT: KHÔNG BIẾT THÌ DỰA CỘT MÀ NGHE!


Trước thông tin về dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) tuyến Cát Linh-Hà Đông cho biết sẽ cần 600 nhân lực khi đưa vào vận hành tuyến đường 13km vào năm 2015, không ít người thắc mắc tại sao lại cần nhiều nhân lực như thế. Và trong khi chưa được trang bị một tí kiến thức nào về đường sắt cũng như chưa tìm hiểu kỹ càng đầu đuôi thì nhiều “nhà báo” và bạn đọc đã vội vàng suy diễn tiêu cực và hồ đồ về dự án này.


Trả lời báo Đời sống & Pháp luật, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, con số chính xác là 681 người và không phải là chuyện đùa, bởi đây là con số đã được tính toán rất kỹ trên toàn bộ quy trình vận hành, bên cạnh đó, nó còn được áp dụng theo công nghệ tiên tiến nhất mà JICA (Nhật Bản) đã tư vấn.

"Theo Tiêu chuẩn về Quy phạm thiết kế Metro của Trung Quốc, thì hệ thống quản lý vận doanh của tuyến thứ nhất bình quân số lượng nhân viên quản lý là khoảng 100 người/km, còn theo tiêu chuẩn mà tổ chức JICA (Nhật Bản) – là đơn vị tư vấn cho Hà Nội về các dự án đường sắt đô thị đưa ra là 50-55 người/km. Nhưng ở đây, đối với tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, chúng ta đang sử dụng khoảng 52 người/km, thậm chí còn ít hơn gần gấp đôi Trung Quốc thì tại sao lại gọi là tốn kém được."Ngày 13/9/2014, báo Đất Việt đã đăng bài “600 người cho 13km đường sắt, chuyện đùa đấy ạ?” của tác giả Mi An với nhiều nhận định rất “trời ơi đất hỡi” mang tính võ đoán và châm chích rất ác ý. “Nhà báo” Mi An viết: “Tôi đọc bản tin mà ngỡ như đang đọc một câu chuyện đùa. 600 người cho một tuyến đường dài hơn 10 cây số, vị chi là khoảng gần 60 người cho 1km đường sắt tuyến Cát Linh-Hà Đông. Họ sẽ làm gì ở đó nhỉ?”. Ờ nhỉ? Nhiều thật đấy! Không lẽ nhà nước hào phóng đến mức đầu tư cho một lô một lốc người ngồi chơi xơi nước hưởng lương? Nếu như thật sự “nhà báo” không biết thì chúng tôi xin cung cấp một số thông tin để nhà báo rõ.

Trước tiên, cần biết rõ một số thông số cơ bản của tuyến ĐSĐT này:

- Chiều dài tuyến: 13,05 km; đường đôi, khổ 1435mm;

- Số nhà ga: 12 (ga trên cao, cự ly bình quân giữa các ga là 1km);

- Số đoàn tàu: 13 (ban đầu là 4 toa xe, sau nâng cấp lên 6 toa xe);

- Thời gian khai thác: 18 giờ/ngày (từ 5h đến 23h);

- Tần suất chạy tàu: tối đa 2 phút/chuyến;

- Tốc độ tối đa: 80 km/h, tốc độ lữ hành 35km/h.

- Năng lực vận chuyển tối đa: 28.000 hành khách/giờ/hướng.

Với kiến thức hạn hẹp và góc nhìn phiến diện, tiêu cực, “nhà báo” này tiếp tục xỏ xiên: “Vậy vấn đề là tại sao chúng ta đi sau các nước khác lâu như thế mà lại chọn một công nghệ tiêu tốn nhiều nhân lực đến như vậy? Tại sao chỉ để vận hành 13km đường sắt mà cần tới 600 người? Họ sẽ làm gì? Bán vé? Soát vé bằng tay? Điều khiển bảng tín hiệu bằng tay? Thổi còi toe toe đuổi bắt hàng rong ở sân ga? Hay là nói cho vui, cứ 3 công nhân thì phụ trách một cái bơm, hàng ngày vác bơm ra bơm bánh tàu?”. Xin thưa với “nhà báo” rằng hiện đại đến như Úc, Trung Quốc, Đài Loan… mà nó còn phải có nhân viên phất cờ và ra hiệu lệnh an toàn cho tàu, ở Anh nó vẫn có trạm bán vé thủ công nhé. Ấy là chưa kể đội ngũ tuần tra, kiểm soát việc đi chui, vé trái tuyến… Thậm chí những ga trung chuyển ở Úc số nhân viên còn lên tới 60 đến 80 người.

Tại một ga tàu điện ở Sydney


- Vận chuyển 1 triệu hành khách mỗi ngày (281 triệu / năm)

- 176 ga

- 2181 toa xe

- 2885 lượt vận chuyển mỗi ngày

- 937km đường ray điện

- 10.450 lao động

- Tuyến đường sắt đầu tiên từ năm 1885.

Ngoài việc bán vé tự động thì còn bán vé online nhưng họ vẫn duy trì đội ngũ bán vé thủ công. Khi tàu ra vào ga thì luôn có nhân viên thổi còi và phất cờ trắng xanh để bảo đảm an toàn, trung bình ga lẻ họ bố trí 2 nhân viên/platform (2 platforms – thềm ga ) và 1 bảo vệ. Còn ga trung chuyển thì tối thiểu có 30-40 người. Vé tự động hay thủ công là phụ thuộc vào ý thức người đi tàu hết, mặc dù được đầu tư hiện đại nhưng vẫn xảy ra tình trạng trốn vé và lực lượng thanh tra rất đông để thu phạt. Mức phạt: Trốn vé xe bus là 100$/lần còn tàu thì 200$/lần.Theo một chuyên gia trong ngành GTVT thì với điều kiện hạ tầng và trình độ dân trí hiện tại, chắc chắn trong giai đoạn đầu các nhà ga phải vận hành theo phương thức bán tự động, có nghĩa là các công đoạn bán vé, soát vé, điều tiết hành trình... sẽ thực hiện thủ công. Tính toán sơ bộ số lao động làm việc thường xuyên trên tuyến ĐSĐT này như sau:

- Số lái tàu: 13 (tàu) x 3 (ca) x 2 (người/ca/tàu) = 78 người;

- Nhân viên bán vé: 12 (ga) x 3 (ca) x 2 (người/ca/ga) = 72 người;

- Nhân viên soát vé: 12 (ga) x 3 (ca) x 3 (người/ca/ga) = 108 người;

- Nhân viên giám sát, điều tiết hành trình: 12 (ga) x 3 (ca) x 1 (người/ga/ca) = 36 người;

- Nhân viên bảo trì, kỹ thuật, cơ điện thường trực: 12 (ga) x 3 (ca) x 2 (người/ca/ga) = 72 người;

- Nhân viên bảo vệ: 12 (ga) x 3 (ca) x 2 (người/ca/ga) = 72 người;

- Nhân viên vệ sinh: 12 (ga) x 2 (ca) x 2 (người/ca/ga) = 48 người (chỉ tính làm việc 2 ca);

Tổng số lao động thường trực trên tuyến và các ga là: 486 người. Ngoài ra còn một xưởng bảo dưỡng, sửa chữa đầu máy toa xe dự tính khoảng 30 người; hhối văn phòng (quản lý, kế toán, nhân sự, hành chính,…): 50 người. Tổng số lao động sử dụng: 566 người (tròm trèm 600 người). Nếu tuyến đi vào vận hành đầy đủ thì số lượng nhân lực sẽ như vậy hoặc có thể tăng lên chứ không ít hơn!

Vậy là đã rõ là làm sao phải cần tới 600 người cho 13km đường sắt. Giải đáp thắc mắc của báo chí, quyền Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt Nguyễn Mạnh Hùng lý giải: “Số nhân lực trên được tính toán chi tiết theo định mức chuẩn của đường sắt đô thị. Nếu Hà Nội mở thêm những tuyến khác, số nhân lực này cũng có thể đáp ứng. Ví như một hội đồng thi, dù 30 thí sinh hay 1 thí sinh tham dự nhưng cũng phải cần tới 4 cán bộ phục vụ công tác coi thi”. Ông Hùng nói có lý. Chỉ tiếc là các “nhà báo” của chúng ta không chịu tìm hiểu thực chất của vấn đề nó như thế nào. Mới hay ông bà ta nói chẳng sai “biết thì thưa thốt…”.

Đấy là nói về nhân lực. Còn về số tiền đội lên của dự án, nhà báo này trách móc: “Mong chờ biết bao nhiêu ngày tháng để có một tuyến đường sắt hiện đại trên không nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân trên tuyến Cát Linh-Hà Đông, đầu tư mất bao nhiêu tiền của, cái tuyến đường sắt chỉ “điều chỉnh một tý” đã mất hơn 300 triệu đô, tức là tương đương hơn 7.000 tỷ đồng ấy, chưa thấy hiện đại đâu mà nghe chừng té ra là hại điện bà con ạ”. Vậy thì nhà nước đầu tư làm gì cho mệt, cho tốn tiền của, cứ để tắc nghẽn giao thông chơi, xây đường sắt trên cao chi cho nó “ăn”.

Chưa hết: “Có câu “đắt xắt ra miếng”. Cái dự án này chắc là cũng xắt ra được vô vàn “miếng” rồi đó chứ chẳng chơi. Miếng ngon miếng ngọt thì chẳng biết về đâu nhưng cái miếng đắng cay khổ sở vất vả chịu tắc đường trong suốt mấy năm nay và sẽ còn tiếp tục chịu đựng trong vài năm tới thì chắc chắn là dân đã được hưởng no cả bụng”. Nói kiểu này chẳng khác gì chửi nhà nước là xây dựng đường sắt để hành dân. Đúng là vạ vào thân cho nhà nước thật!

Thực sự là ai cũng cảm thấy bị sốc khi nghe con số “đội lên” 300 triệu USD của dự án. Dĩ nhiên không thể nói là không có vấn đề. Bộ trưởng Đinh La Thăng, trong buổi làm việc ngày 12/9, với Hà Nội, TP HCM cùng "mổ xẻ" các nguyên nhân chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư của các dự án đường sắt đô thị đã nhận định:“Đường sắt đội vốn do lỗi chủ quan". Một lý do hết sức quan trọng phải nói đến rằng đây là dự án mới, hiện đại, phức tạp lần đầu tiên chúng ta thực hiện, không có kinh nghiệm, và như Bộ trưởng nói thì "Vì thiếu người có kiến thức để nghiên cứu thấu đáo nên công tác chuẩn bị đầu tư sơ sài, đưa ra tổng mức ban đầu rất thấp".

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, đại diện chủ đầu tư cho biết tổng mức đầu tư ban đầu là 552 triệu USD tương đương 8.769 tỷ đồng theo tỷ giá USD/VND lúc đó. Riêng Hợp đồng EPC trị giá 435 triệu USD là vay đối ứng. Vốn đối ứng để trả tiền VAT của Việt Nam. Theo nguyên tắc vốn ODA không cho vay tiền thuế VAT và các khoản thuế khác. Do vậy vốn đối ứng để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng và trả các phí thuế. Riêng khoản giải phóng mặt bằng là rất nặng, dự án đã phải chi thêm 400 tỉ. Bên cạnh đó dự án phải bổ sung rất nhiều hạng mục như: xử lý đường dẫn depot 13,5 triệu USD; đường tránh QL 6 nhà ga Yên Nghĩa (Hà Đông) trước kia dự định làm nhà tạm nay mở rộng theo quy hoạch 1,94 triệu USD; thay đổi vỏ tàu sang vỏ Inox 3,19 triệu USD và bổ sung đào tạo chuyển giao công nghệ 2,9 triệu USD; thay đổi phương án lắp lao dầm khiến chi phí tăng lên; chi phí GPMB tăng; xử lý nền đất yếu thiết kế chưa tính hết; trượt giá giữa đồng Nhân dân tệ (CNY) và USD tại thời điểm ký hợp đồng so với thời điểm này mức trượt giá khoảng 16%, cộng với mức độ trượt giá do thiểu phát ở Trung Quốc 5 năm qua cũng vào khoảng 16% khiến mức trượt giá của dự án vào khoảng 30%.

Như vậy việc tăng là có lý do của nó chứ không phải muốn tăng là tăng để “xắt ra được vô vàn miếng” mà xơi như nhà báo này nói. Đây là số tiền chúng ta phải vay từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc, tín dụng ưu đãi hỗ trợ bên mua của Eximbank Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam chứ không phải tiền trên trời rớt xuống, không phải “ăn” được bao nhiêu là “ăn”.

Dĩ nhiên việc để cho dự án đội giá là một điều đáng tiếc và như bộ trưởng Thăng nói là “phải làm rõ trách nhiệm của Bộ ngành và các địa phương, không né tránh trách nhiệm, không đùn đẩy cho ai, không đổ lỗi cho khách quan". Vấn đề đáng quan ngại ở đây là một số “nhà báo” với cái tâm không sáng luôn cố “định hướng” cho dư luận một cách nhìn tiêu cực và xám xịt về bức tranh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Cứ như kiểu này thì không cần phải xây dựng đường sá, cầu cống gì cả cho khỏi có tiêu cực, tham nhũng!

ĐĐK - Thái Phạm