Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

THẰNG MẶT LỒN

Hôm nay rảnh lại nói chiện cảm xúc bồi hồi xuân. Tự dưng dạo này anh đổ đốn hay thấy như mình mới đôi mươi, cái hồi giắt đèn bin quần ga dép đúc ổi tàu đạp phượng hoàng đi tán gái.

Gái con nhà không lành lắm, nhưng trông em hiền như ma sơ, mắt buồn như đức mẹ, lúc nào trông cũng như vừa khóc xong. Mk, yêu đé.o tả!

Hồi ấy anh nhớ nhân dân đang có mốt nghe bài gì gặp nhau làm ngơ chàng lặng đi theo nàng, thế là anh cũng hì hụi đạp xe theo gái tán tỉnh hát vu vơ mấy câu nhạc vàng. Gái đoan trang còn đi học, anh thì bỏ học mấy năm con buôn cù bơ cù bất. Nghĩ lại thấy mình mất dạy đé.o tả, cứ đi theo lảm nhảm nhăn nhở rất bựa, làm em nó cúi gằm mặt xấu hổ. Càng thế trông em nó lại càng đáng yêu.

Dễ đến gần tháng trời tán tỉnh vẫn không cạy răng gái được nửa lời. Bọn đầu gấu đầu mèo gần nhà gái khích: Tưởng anh Tú thế nào! Mình akay.

Hôm đấy lảm nhảm chán mình tóm tay gái bảo tối nay đi chơi với anh nhé, không ngờ gái vùng vằng hất tay mình ra chửi: Đm thằng mặt lồ.n!

Giờ nhớ lại vẫn thấy cảm xúc dạt dào bến nước Bình Ca.

Từ từ rồi anh kể nốt vụ này.

Sau khi chửi xong câu kinh điển đm thằng mặt lồ.n, gái bỏ đi để lại anh đứng trân trối, mặt nóng bừng, không biết vì con giận, hay vì ngượng. Mặt mình tuy béo, nhưng làm gì đến nỗi thế nhỉ, mới có gần tháng nham nhở chứ mấy. Các thể loại chợ búa gấu mèo không ngán, lại bị một con ranh nó chửi, chuyện này mà lộ ra thì đé.o còn ra thể thống cống rãnh gì nữa.

Hôm sau anh gọi mấy thằng đệ lại rỉ tai, như thế, như thế…

Thằng anh giai của gái ma sơ, khổ thân, tự dưng bị mấy thằng đệ anh tóm lại oánh chả lý do kac gì. Thế rồi thật là tình cờ và bất ngờ, anh xuất hiện giải cứu binh nhì. Thế rồi là một nhận anh Tú béo là đại ca, hai mời anh về nhà em chơi. Tính anh vốn cả nể dễ dãi, về thì về, sao phải nghĩ.

Gái ma sơ đi học về đã thấy thằng mặt lồ.n ngồi chồm hỗm giữa nhà, ông anh thì mặt mũi vẫn còn sưng vều, đang xun xa xun xoe trà thuốc.

Ngày tháng qua đi, mặt mình ngày càng dày hơn, mưa dần thấm lâu, cho đến một ngày kia gái rồi cũng chịu ngồi sau con phượng hoàng của mình. Rồi một đêm nọ có trăng sao hay không trăng không sao…

Rồi sự đời chẳng ai ngờ, anh lang bạt kỳ hồ, gái đi chống lầy.

Hôm nọ nghe đâu bạn bè nói gái sắp cưới vợ cho con giai đầu…

Cảm xúc quá đi!

Nguồn: Anh Tú Béo

NỘI CHIẾN "HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP" - VIỆT TÂN KHÔNG THỂ LÀM GÌ?

Việt tân bó tay với nội chiến trong Hội nhà báo độc lập?

Hình ảnh quá vãng về một Hội Nhà báo độc lập lúc khai trương

Cuộc chiến bề ngoài là giữa Ngô Nhật Đăng (Ủy viên BCH) và Phạm Chí Dũng (Chủ tịch Hội NBĐL), nhưng thực chất là giữa hai phe nhóm lợi ích khác nhau, một bên có vẻ như là một nhóm Diễn đàn XHDS với RFI là Phạm Chí Dũng, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Tường Thụy, JB Nguyễn Hữu Vinh…, với một bên gắn bó với Dòng Chúa cứu thế và RFA, BBC như Ngô Nhật Đăng, LM Lê Ngọc Thanh, Blog Bà Đầm Xòe, Paul Nguyễn Hoàng Đức. .. Việt Tân vốn gắn bó với cả 2 nhóm này và đầu tư khá nhiều vốn liếng cho dự án này, nay đành khóc ròng, đứng bên lề, bó tay không thể cứu nổi dự án ngoài biện hộ, chữa cháy!

Hội Nhà báo độc lập đáng lý là sản phẩm của nhóm nhân sĩ trí thức Diễn đàn xã hội dân sự, nằm trong lộ trình ra đời sau Văn đoàn độc lập. Xong hết ngọn cờ xung kích, nội bộ đùn đẩy nhau mãi, chỉ có Phạm Chí Dũng đứng lên “phất cờ”, mặc dù hầu hết đều mong muốn những “lão thành báo chí” như cụ Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập 3 tờ báo Người Lao động, Lao Động, Lao động đứng lên quy tụ hàng ngũ, lãnh phần trách nhiệm. Rốt cuộc chẳng có ai chịu lãnh “sứ mệnh” đấy nên một mình Phạm Chí Dũng tự biên tự diễn, đi Bắc vào Nam tìm người cộng tác. Rủi thay, Phạm Chí Dũng đã tìm cộng tác với Việt Tân và phe nhóm LM Lê Ngọc Thanh, thúc giục Hội Nhà báo độc lập ra đời tốc hành vào dịp Quốc khánh Hoa Kỳ 4/7/2014 khi mà mọi thứ như nguyên tắc, điều lệ, thống nhất về tổ chức, cách thức vận hành… đều chưa kịp hoàn chỉnh trước so với bản tuyên bố! Chuyến đi dự kiến “triển khai và thống nhất những vấn đề căn bản nhất” như lời Ngô Nhật Đăng với Việt Tân và RFA về “đứa con tinh thần” này, Phạm Chí Dũng không đi được nhưng Nguyễn Tường Thụy, Ngô Nhật Đăng cùng vài blogger “làm hàng” đi trót lọt cho thấy Việt tân đầu tư cho dự án này rất tốn kém.

Tất nhiên, đời đâu như là mơ. Một cây bút “đẳng cấp” như Phạm Chí Dũng với cốt cách làm việc kiểu “tập trung dân chủ” đứng chung sân với hàng bát nháo, hàng chợ Việt tân thì sớm muôn tan trường. Một bên muốn “làm báo tử tế”, bên kia muốn “xây dựng tổ chức”, phát triển “hàng chợ” thì tất đập nhau chan chát. “Cơn mộng mị dân chủ” trở thành cái cớ cho Ngô Nhật Đăng làm tan nát bát cơm “ăn không được thì đạp đổ”. Cuộc đấu khẩu và các chiêu trò núp dưới danh nghĩa “hành xử dân chủ” miên man chưa thấy điểm dừng, mà còn báo hiệu nguy cơ phân hóa ngày càng rõ nét các phe nhóm “lợi ích” trong hàng ngũ tranh đấu. Mọi người càng ngao ngán, khuyên họ chuyển sang diễn đàn nội bộ thì họ càng đòi phải “công khai” cho “dân chủ”. Không dừng lại trong nội bộ phe nhóm lợi ích, họ tìm cách lôi những người “ngoài cuộc” tham chiến cùng. Chán riết, Lê Dũng Vôva khuyên họ chuyển sang màn đấu súng thời trung cổ vừa hạ màn nhanh vừa lưu giữ tinh thần chiến đấu anh hùng muôn thủa 

Kịch tính nhất là khi cây bút của RFI Thụy My (1) tung ra các điều luật xứ Tây về tiết lộ bí mật thư tín, mạ lị công khai, lạm dụng tín nhiệm,quyền sở hữu trí tuệ… để “kết án” phe RFA và Ngô Nhật Đăng. Phe cánh Ngô Nhật Đăng và RFA cũng không vừa khi không ngại ám chỉ Phạm Chí Dũng và phe nhóm là “cộng sản” chìm, an ninh hai mang… chui vào phá hoại một dự án XHDS tốt đẹp của họ (2). Việt Tân mượn hẳn diễn đàn BBC lật ngửa lá bài “Có vẻ như nhà cầm quyền hiện nay ở Việt Nam đang dùng truyền thông báo chí cố vẽ ra bộ mặt xấu xí của các hội đoàn trong xã hội dân sự tự do, nhằm ngăn cản người dân tham gia: Nào là hoạt động vì tiền hải ngoại, nào là hải ngoại giật dây, nào là tranh đua quyền lực, thậm chí ghen ăn tức ở…Ở khía cạnh tinh thần, nếu người ta sớm thỏa mãn với việc ra đời của những hội đoàn dân sự tự do ví dụ như Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam thì quả thật là họ đã tự tin quá mức. Con đường trước mặt của xã hội dân sự Việt Nam sẽ còn nhiều khó khăn vất vả…” (3).

Ngô Nhật Đăng đã tuyên bố “sẽ là người bước chân ra khỏi Hội sau cùng”, chính thức trở thành “người bất đồng chính kiến” đeo bám Hội Nhà báo độc lập của Phạm Chí Dũng, đừng hòng hớt tép mọi công lao, tâm huyết của phe kia. Tuy không biết được điểm dừng của nội chiến này nhưng ai cũng biết trước kết cục, họ sẽ lôi nhau xuống bùn đen không quên đính kèm sự thất bại của chiến lược “phát triển xã hội dân sự Việt Nam” mà thế giới văn minh Mỹ, Tây phương đã làm thành công từ nhiều thập kỷ nay.

Mai Phương Nga/Đồng hành với No-U

NGHỆ AN: KHỞI TỐ KẺ ĐÂM THẤU CỔ ĐỂ CƯỚP XE CỦA ANH RỂ

Dư luận viên Kim Cương
Báo Công Lý

Phần vì nhớ người yêu, phần vì có mâu thuẫn với chồng chị họ từ trước, Hà Thị Thương (19 tuổi) ở xã Nghĩa Long, Nghĩa Đàn đã dùng dao gọt hoa quả đâm hai nhát vào cổ anh rể rồi cướp xe máy Novou, vượt gần 300km từ Nghệ An ra Bắc Ninh để gặp người yêu.

Đầu năm 2014, Thương rời quê lên Bắc Ninh, làm công nhân tại Khu công nghiệp Sam Sung rồi đem lòng yêu một chàng trai bản địa. Cứ ngày đi làm, tối đến Thương lại quấn quýt bên người yêu mặn nồng say đắm.

Anh Ương cùng vết đâm

Một thời gian sau đó, do nhớ nhà, Thương bắt xe từ Bắc Ninh về quê. Tối 04/09/2014 Thương tới nhà chị họ chơi, gặp lại người anh rể Hà Văn Ương (chồng chị họ Thương) người cùng xã, nhớ lại những mâu thuẫn trước đây, máu nóng và lòng hận thù trong Thương trỗi dậy cộng thêm việc nhớ người yêu ngây ngất, nên nuôi ý định trả thù và trốn đi. Vào khoảng 23h cùng ngày anh Ương dùng chiếc xe máy mang nhãn hiệu Novou để chở Thương về nhà thì bất ngờ từ phía sau, Thương dùng con dao gọt hoa quả đâm 1 nhát chí mạng vào cổ anh Ương, anh Ương thét lên đâu đớn rồi hổn hển: “Mày đâm trúng cổ anh rồi”. Nghe thấy thế Thương tiếp tục đâm 1 nhát nữa vào cổ, vớ chiếc ghế nhựa gần đó phang vào đầu anh rồi cướp chiếc xe Novou tẩu thoát ra Bắc Ninh gặp người yêu.

Con dao Hà Thị Thương dùng gây án

Lập tức lực lượng cơ quan CSĐT Công an huyện Nghĩa Đàn có mặt tại hiện trường, thu thập chứng cứ, dấu vết, cùng người nhà đưa anh Ương đi cấp cứu trong tình trạng con dao còn găm sâu vào cổ, mất máu nhiều.

Hà Thị Thương cùng tang vật vụ án

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan CSĐT đã xác định: Hà Thị Thương bỏ trốn ra khu vực Ấp Đồn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đang sống cùng gười yêu tại đó. Ngày 17/09/2014 cơ quan CSĐT đã cử mũi trinh sát gồm 5 đồng chí ra khu vực để xác minh và bắt giữ Hà Thị Thương cùng tang vật là chiếc Novou đồng thời di lí đối tượng về Công an Nghĩa Đàn.

Tại cơ quan điều tra, Hà Thị Thương đã cúi đầu nhận tội. Thương bị Cơ quan CSĐT Công an Huyện Nghĩa Đàn khởi tố về hành vi cướp tài sản.

Được biết, đây cũng là vụ án cướp tài sản đầu tiên trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn mà thủ phạm là nữ giới. 

Kim Cương

LẼ CÔNG BẰNG CHÍNH LÀ CĂN CỨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: “để Bộ luật có sức sống dài hơn, cần thiết phải lấy ý kiến rộng rãi bảo đảm đúng tinh thần của Hiến pháp mới vì đã là nền thì phải có tính ổn định khá tốt, nếu không giữ được nền thì các luật khác cũng phải liên tục sửa đổi theo”

(PLO) - Là một trong các văn bản mang tính “rường cột”, chỉ sau Hiến pháp, nên việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự có tính quyết định đến sự ổn định của cả hệ thống pháp luật.

Vì vậy, Dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến sáng qua (22/9) dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp 8 đối với những vấn đề chung có tính chất nguyên tắc làm cơ sở cho việc tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện; sau đó sẽ công bố lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp để chỉnh lý, tiếp tục trình Quốc hội cho ý kiến vào các nội dung cụ thể tại Kỳ họp 9 (5/2015) và thông qua tại Kỳ họp 10 (10/2015) nhằm xây dựng Bộ luật Dân sự thực sự trở thành luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia, góp phần ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau khi Hiến pháp đã được sửa đổi.

Không cần tòa khi dân tự giải quyết được

Giải trình về mục tiêu sửa đổi của Bộ luật Dân sự, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Bộ luật Dân sự phải là bộ luật chung, thể chế hóa các qui định của Hiến pháp về các quyền nhân dân của cá nhân nên cần có tính ổn định cao để không phải sửa đổi thường xuyên. Tán thành với mục tiêu này, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nêu quan điểm, sửa đổi Bộ luật Dân sự phải theo nguyên tắc “Những cái gì dân giải quyết được thì không cần thiết phải đưa ra tòa vì “việc dân sự cốt ở đôi bên”. Những vấn đề Hiến pháp đã quy định thì Dự thảo Luật phải cụ thể hóa cho đầy đủ”. 

Cùng lưu tâm đến “tuổi thọ” của một trong những bộ luật “rường cột”, ông Ksor Phước – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội - cho rằng, Bộ luật Dân sự phải theo tinh thần Hiến pháp, qui định cụ thể hơn để người dân khi tham gia các quan hệ dân sự thì căn cứ vào luật mà hành xử. Đến khi có tranh chấp thì Tòa án cũng căn cứ vào đó mà xử mới bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau khi Hiến pháp đã được sửa đổi. 

Từ quan điểm “cuộc sống bao giờ cũng đi trước, đặt ra nhiều vấn đề phải sửa đổi, bổ sung cho hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng, trong đó có Bộ luật Dân sự”, bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó Chủ tịch Quốc hội - nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi Bộ luật được coi là “nền” của hệ thống pháp luật này, nhưng cũng đặt yêu cầu cao đối với sự ổn định của Bộ luật sau khi được sửa đổi. 

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội: “để Bộ luật có sức sống dài hơn, cần thiết phải lấy ý kiến rộng rãi bảo đảm đúng tinh thần của Hiến pháp mới vì đã là nền thì phải có tính ổn định khá tốt, nếu không giữ được nền thì các luật khác cũng phải liên tục sửa đổi theo”; đồng thời yêu cầu làm rõ những điều luật sửa đổi, bổ sung tại Dự án Bộ luật Dân sự này “sẽ kéo theo bao nhiêu luật phải sửa” để có sự chuẩn bị, đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật khi áp dụng. 

Chưa có luật phải xử bằng “lẽ công bằng”

Đó là một trong những quan điểm trong Bộ luật Dân sự để thể chế hóa trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo cơ chế pháp lý đầy đủ để các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện thông qua hoạt động xét xử của Tòa án. 

Chính vì vậy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cho biết, trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Chính phủ đề xuất bổ sung quy định khi người dân có yêu cầu về giải quyết vụ, việc dân sự, TAND không được từ chối vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Trong trường hợp này, TAND áp dụng quy định về áp dụng tập quán, áp dụng tương tự quy định của pháp luật, các nguyên tắc cơ bản được quy định trong Bộ luật Dân sự và lẽ công bằng để xem xét, giải quyết vụ, việc dân sự của người dân.

Xem xét từ chức năng, vị trí, vai trò của Tòa án đã được Hiến pháp xác định, ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - cho rằng, đề xuất trên là phù hợp nhưng vẫn bày tỏ lo ngại về tính khả thi khi áp dụng bởi thời gian qua, việc áp dụng tập quán còn nhiều lúng túng và cũng chưa có quy định thế nào là “lẽ công bằng” để làm căn cứ cho Tòa án giải quyết các yêu cầu của nhân dân khi chưa có điều luật như đề xuất của Chính phủ. Nên giải pháp “an toàn” cho sự tồn tại của đề xuất này là phải quy định rõ các nội dung về áp dụng tập quán, áp dụng quy định tương tự của pháp luật và lẽ công bằng trong Bộ luật Dân sự, làm căn cứ để Tòa án áp dụng giải quyết các vụ, việc dân sự khi pháp luật chưa can thiệp kịp. 

Từng có thâm niên trong ngành Tòa án, ông Nguyễn Văn Hiện - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp - không thấy yên tâm với đề xuất sẽ mở ra không gian tối đa để các vụ, việc dân sự của người dân khi nhờ đến Tòa án đều được giải quyết như vậy bởi: “Khiếu kiện hiện nay rất phức tạp, những gì ta đã quy định rồi còn chưa giải quyết được thì đưa những gì chưa được quy định mà buộc Tòa án phải thụ lý giải quyết là vô lý. Cùng với đó, trình độ thẩm phán cấp huyện còn hạn chế mà quy định chưa có điều luật nhưng Tòa án vẫn buộc phải giải quyết thì không thể khả thi được”.

Đây cũng là băn khoăn của nhiều chuyên gia đối với đề xuất của Chính phủ trong điều kiện kinh tế - xã hội và pháp luật hiện nay, nhất là đòi hỏi thẩm phán phải có điều kiện và năng lực chuyên môn cao về giải thích pháp luật. Bên cạnh đó, dường như đề xuất này chưa đáp ứng đúng tinh thần theo qui định của Hiến pháp về việc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Do đó, “đề nghị Chính phủ và các cơ quan có trách nhiệm xem xét kỹ, dù là quy định mới nhưng không hay, ngược đời thì không thể bổ sung vào luật” - ông Nguyễn Văn Hiện nhắc nhở. 

Huy Anh

TỘI ÁC CỦA ĐÔI "GIAN PHU DÂM PHỤ"

Ảnh minh họa

Những ngày cuối năm 1986, Công an huyện Ninh Sơn nhận được tin báo của Phạm Thị Bình (SN 1955, trú tại xã Tân Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) có chồng là Nguyễn Văn Cừ bị mất tích, gia đình tổ chức tìm kiếm nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Nhận thấy việc mất tích của anh Cừ có nhiều biểu hiện lạ, Công an huyện Ninh Sơn đã báo cáo với lãnh đạo Công an tỉnh, phối hợp với Phòng Cảnh sát Hình sự (nay là Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội) vào cuộc điều tra truy tìm.

Trong lúc các điều tra viên đang nỗ lực tìm kiếm tung tích nạn nhân được cho là mất tích thì Công an huyện Ninh Sơn nhận được tin báo có 1 xác chết đã thối rửa tại khu vực rừng Suối Dầu (xã Tân Sơn, huyện Ninh Sơn).

Cơ quan Công an nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân là nam giới, chết vì vết đạn bắn ở cự ly gần, thời điểm nạn nhân tử nạn cách đó khoảng 15 ngày. Gần nơi nạn nhân nằm, lực lượng Công an đã thu được 3 vỏ đạn AR15, 1 bình ắc quy, 1 súng AR15 và 151 viên đạn.

Phải chăng nạn nhân xấu số là anh Nguyễn Văn Cừ- người có đơn báo đang bị mất tích? Để nhận diện tử thi, Phạm Thị Bình đã được cơ quan Công an mời đến hiện trường. Dù xác chết đã nhiều ngày trôi qua, tử thi bị biến dạng, thế nhưng vừa giở tấm chăn đắp trên người của nạn nhân xấu số, Phạm Thị Bình khuỵu xuống, gào khóc thảm thiết…vì nhận ra bộ quần áo, cùng những vật dụng của chồng mang theo trước khi được cho là mất tích.

Sau những thủ tục pháp lý bắt buộc, nạn nhân được giao cho gia đình tổ chức mai táng. Trong đám tang vội vã của anh Nguyễn Văn Cừ, các trinh sát lòng quặn thắt khi thấy 3 đứa con thơ dại của anh Cừ gào khóc trước di quan của bố và nói rằng “Mẹ bảo bố đi tìm trầm cùng đồng bào dân tộc thiểu số sao lại chết thảm trong rừng”. Tại sao chi tiết này Thị Bình không báo với cơ quan Công an mà chỉ nói chồng bị mất tích, không rõ lý do đi đâu? Làm gì? Tất cả những vấn đề này đã không thể qua mắt cơ quan Công an. Chưa kể trong đám tang của chồng Thị Bình tỏ ra đớn đau, vật vã nhưng có điều gì đó rất khác lạ, khiến các trinh sát chột dạ…và linh cảm rằng Thị Bình có liên quan đến cái chết của chồng. Do đó sau khi lo tang lễ cho chồng, Thị Bình đã được cơ quan Công an triệu tập.

Tại đây Thị Bình luôn tỏ thái độ đau thương trước cái chết của chồng, hòng che giấu hành vi phạm tội của mình nhưng trước những tài liệu, chứng cứ thu thập được và tang vật vụ án, biết không thể che giấu tội lỗi thị đã khai nhận:

Dù đã có chồng và 3 con nhỏ, nhưng cách đây hơn 1 năm (năm 1985) thị đã nẩy sinh tình cảm với một người đàn ông khác, đó là Nguyễn Bốn (SN 1950, trú tại xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn). Nguyên do là trước đó Nguyễn Bốn đã bán cho vợ chồng Thị Bình 1 chiếc xe máy hiệu SUZUKI. Nhờ vào việc mua, bán này mà Bốn đã trở thành thân quen với gia đình của thị. Sau đó không hiểu ma đưa lối, quỷ đưa đường hay vì thói trăng hoa của Bốn mà chỉ vài lần ỡm ờ đưa đẩy, Bốn và Thị Bình đã say nhau như điếu đổ, cho dù Bốn cũng đã có vợ, nheo nhóc 7 đứa con thơ.

Cuộc tình vụng trộm kéo dài hơn 1 năm nhưng không bị mọi người phát hiện, kể cả anh Cừ là chồng của Thị Bình và vợ của Bốn. Tuy nhiên do quan hệ bất chính nên cả 2 luôn sống trong tâm trạng sợ hãi, lo lắng, nếu chuyện đổ bể thì người đời cười chê, hạnh phúc gia đình tan vỡ. Nhưng không vì thế mà dừng lại, đôi tình nhân vẫn bất chấp luân thường đạo lý, tiếp tục quấn quýt, ngày một mặn nồng hơn.

Để tránh sự phát hiện của mọi người, được tự do đi lại cùng nhau, Nguyễn Bốn đã bàn với Thị Bình tìm cách giết chết chồng- anh Nguyễn Văn Cừ. Trong men say của cuộc tình tội lỗi, Phạm Thị Bình không đủ tỉnh táo để nhận rõ trong- đục, đúng-sai, thị bằng lòng ngay và một kế hoạch được cả 2 bàn bạc, thống nhất…

Theo đó, vào ngày 21-11-1986, Nguyễn Bốn tới nhà Phạm Thị Bình để cùng đi săn với chồng của người tình. Nằm trong tính toán của đôi "gian phu dâm phụ", tạo chứng cứ ngoại phạm nếu bị cơ quan Công an phát hiện nên trước khi đi với anh Cừ, Bốn đã chở 3 đứa con của Bình ra sân vận động xem đá bóng rồi mới trở về. Sau đó cả 2 lên đường và dự tính sẽ vào đến địa điểm săn lúc trời đã tối. Thị Bình đi theo một quãng đường ngắn, ả không quên dặn dò chồng cẩn thận, bảo trọng bản thân và về sớm với các con. Anh Cừ không một chút bận tâm, mảy may nghi ngờ về lòng dạ của người đàn bà đã bao nhiêu năm làm vợ, để rồi số phận nghiệt ngã của anh sớm bị định đoạt bởi mưu sâu kế hiểm, sự độc ác của vợ cùng gã nhân tình mất hết nhân tính.

Sau hơn 1 tiếng đồng hồ đi bộ, xế chiều cả 2 vào đến rừng. Đến khu vực Suối Dầu, do có chủ định trước nên Bốn đã để anh Cừ mang bình ắc quy đi trước, còn Bốn mang theo khẩu súng AR15 theo sau. Càng vào sâu, con đường rừng càng trở nên hoang vắng và màn đêm buông xuống một cách nhanh chóng. Cả 2 thôi không còn nói chuyện rôm rả như lúc trước, mà chỉ còn tiếng bước chân nặng nề và hơi thở gấp gáp vì phải vượt một đoạn đường dốc khá cao. Lúc này Bốn bước chậm lại và dưới ánh đèn pin tiểu (loại đèn dành cho người đi săn thường mang ở đầu) vẫn soi rõ bóng dáng Cừ phía trước. Cho rằng cơ hội đã đến Nguyễn Bốn ra tay hành động, y chĩa nòng súng vào anh Cừ và bóp cò. Bị trúng đạn anh Cừ ngã xuống, còn giãy giụa, Bốn giương súng bắn liên tiếp 2 phát cho chết hẳn, rồi thu gom đồ đạc chạy về nhà Thị Bình. Lúc này Thị Bình chưa ngủ, đang thao thức trông ngóng người tình trở về. Sau khi được Bốn thông báo đã giết chết anh Cừ một cách gọn ghẽ, cả 2 hí hửng tin rằng việc làm tội lỗi của chúng sẽ không bị phát hiện. Kể từ đó tên Bốn lấy cớ giúp Bình đi tìm chồng bị mất tích, nên đã ở lại nhà của Thị Bình cho đến ngày bị cơ quan Công an bắt giữ.

Tại cơ quan Công an, cả Bình và Bốn đều quanh co, đổ lỗi cho nhau, hòng chối tội. Tuy vậy trước đầy đủ chứng cứ, tang vật không thể chối cãi chúng phải thành khẩn khai báo.

Hành vi phạm tội của Nguyễn Bốn và Phạm Thị Bình là hết sức nghiêm trọng, vi phạm luân thường đạo lý, cố ý giết người một cách dã man, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Cơ quan Công an đã hoàn thành thủ tục hồ sơ, đề nghị truy tố trước pháp luật. Ngày 21-12-1987, Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã mở phiên tòa xét xử Nguyễn Bốn với mức án tử hình và 18 năm tù giam dành cho Phạm Thị Bình. Bản án nghiêm minh của pháp luật đã được quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên bản án lương tâm sẽ phán xét Thị Bình trong suốt quãng đời còn lại.

Theo Nguyên Thảo/ Ninh Thuận online

Rất hay: NGƯỜI DÂN THẮNG KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH CỦA UBND TỈNH


Lâu nay, việc người dân kiện một cơ quan "to" cỡ UBND Tỉnh thường được ví von như "con kiến kiện củ khoai" bởi nó sẽ chả đi đến đâu. Rất hiếm khi người dân được thắng kiện, cho dù lẽ phải thuộc về họ.

Nhưng hôm nay, một bản tin làm cho chúng ta vui và có quyền tin tưởng vào công lý. Đã có một người dân ở Hà Tĩnh thắng kiện Quyết định hành chính của UBND tỉnh.

Hi vọng, những vụ như thế này không còn là chuyện lạ, mà nó sẽ trở nên phổ biến.

Người dân thắng kiện Quyết định hành chính của UBND tỉnh

TAND tỉnh Hà Tĩnh vừa mở phiên tòRa xét xử sơ thẩm công khai vụ án Hành chính về việc “Kiện Quyết định hành chính số 1893/QĐ-UBND ngày 14/6/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh”. Người khởi kiện là ông Nguyễn Viết Hùng (trú tại khối 8, thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), người bị kiện là UBND tỉnh Hà Tĩnh (đại diện theo ủy quyền là GĐ Sở Tài Nguyên-Môi trường).

Ảnh minh họa - Một vụ án được TAND tỉnh Hà Tĩnh xét xử

Được biết, năm 1998, do làm ăn thua lỗ nên ông Nguyễn Viết Hùng (vợ là Lê Thị Thanh Nga) đã vay tiền của vợ chồng ông Nguyễn Kim Trâm và Phan Thị Hoa (trú tại xã Phú Phong, huyện Hương Khê). Ngày 2/6/1998 vợ chồng ông Hùng, bà Nga làm giấy cam kết vay khoản tiền 47.800.000 đồng của ông Trâm, bà Hoa và hẹn sau 20 ngày sẽ trả, nếu không trả thì mảnh đất 120m2 của vợ chồng Hùng, bà Nga sẽ thuộc quyền sở hữu của vợ chồng ông Trâm, bà Hoa.

Đầu năm 2001, do ông Hùng, bà Nga không có tiền trả nên ông Trâm bà Hoa đã đi làm thủ tục chuyển nhượng QSD mảnh đất đó. Ngày 19/4/2001, sau khi nhận được hồ sơ từ Sở Tài nguyên-Môi trường gửi đến, thì UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra QĐ 1531/QĐ/UB-NL2 cho phép chuyển nhượng QSD đất cho ông Trâm và cấp sổ đỏ số 00144/QSDĐ (Giấy chứng nhận QSD đất) cho ông Trâm.

Năm 2002, sau khi biết lô đất đã được cấp sổ đỏ, ông Hùng đã làm đơn khiếu nại và kéo dài nhiều năm. Ngày 14/6/2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành QĐ giải quyết khiếu nại số 1893/QĐ-UBND với nội dung: Chấp nhận việc chuyển nhượng QSD đất là đúng theo quy định của Luật đất đai và không chấp nhận nội dung khiếu nại của ông Nguyễn Viết Hùng.

Vì vậy, ngày 25/8/2011, ông Hùng đã khởi kiện ra TAND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu bãi bỏ Quyết định số 1893/QĐ-UBND ngày 14/6/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh; bãi bỏ Giấy chứng nhận QSDĐ số 00144/QSDĐ; bãi bỏ Quyết định số 1531/QĐ/UB-NL2 ngày 23/7/2001.

TAND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, hồ sơ thủ tục chuyển nhượng QSD đất cho ông Nguyễn Kim Trâm có sai sót như: Hồ sơ chuyển nhượng QSD đất được lập từ năm 1998 nhưng đến năm 2001 ông Nguyễn Kim Trâm mới đi làm thủ tục chuyển nhượng, do vậy trình tự thủ tục chuyển QSD đất sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật thời điểm 2001 là thực hiện theo Nghị định 17/1999/ NĐ-CP của Chính phủ, nhưng hồ sơ chuyển nhượng không tuân thủ theo biểu mẫu của Nghị định này mà vẫn chấp nhận bản thỏa thuận.

Ngoài ra, trong bản thỏa thuận giữa các bên có ghi tên bà Nga (vợ ông Hùng) và bà Hoa (vợ ông Trâm) nhưng lại không ký tên vào bản thỏa thuận. Biên bản chuyển nhượng của các bên lại không được chứng thực hay công chứng theo quy định của pháp luật… nên việc cấp sổ đỏ cho ông Trâm là không đúng trình tự thủ tục theo luật định.

Ngày 22/8/2014, TAND tỉnh Hà Tĩnh đã ra Bản án số 01/2014/HC-ST tuyên hủy Quyết định số 1531/QĐ/UB-NL2 ngày 23/7/2001 của UBND tỉnh Hà Tĩnh do ông Lê Văn Chất, Phó Chủ tịch UBND ký về việc cho phép nhận QSD đất và cấp Giấy chứng nhận QSDĐ (sổ đỏ) cho ông Nguyễn Kim Trâm; tuyên hủy Quyết định 1893/QĐ-UBND ngày 14/6/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh do ông Trần Minh Kỳ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký về việc giải quyết khiếu nại đối với ông Nguyễn Viết Hùng.

Trần Lộc

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

CHUYỆN NGƯỜI VIỆT NAM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TÀU NGẦM CHO LIBYA


(PetroTimes) - Ông Phan Bội Trân - người vừa hoàn thành hợp đồng đóng 5 tàu lặn cho Malaysia tiết lộ bí mật gây sốc: “Tôi chính là người đã chuyển giao các công nghệ đóng tàu ngầm cho Libya để nước này có thể chống lại phương Tây trong suốt thời gian dài”. 

Tuổi thơ gắn với một chữ “i”

Thuở sinh thời, ông Phan Bội Trân còn nhớ cái tên của mình luôn gây ra nhiều phiền toái. Cha mẹ đặt tên cho ông với họ lót “Bội” như gửi gắm sự xuyên suốt của một dòng họ. Những năm thập niên 50, cha ông tham gia phong trào đánh Pháp nên cái tên của ông cũng gặp nhiều trở ngại.

Cảnh sát chế độ cũ nắm lý lịch thân sinh ông Trân khá rõ. Khi đi khai sinh, cha ông Trân khai tên cho con thì bị bắt lần thứ 2. Chính quyền thời bấy giờ phát hiện ông nội là Phan Bội Châu nên nghi ngờ cha ông Trân hoạt động chống Pháp.

Ông Phan Bội Trân.

Cha bị bắt, mẹ ông Trân lại đi khai sinh tên cho con. Rút kinh nghiệm, cụ bà khai đổi tên lại thành Phan Bộ Trân, tức bỏ bớt 1 chữ “i” phía sau họ lót. Trong suốt 12 năm học, thầy giáo cũng đều tự thêm một chữ “i” như gắn với số mệnh. Cứ dịp đầu năm học, mẹ ông Trân lại phải lên trường xin điều chỉnh lại tên con trong học bạ.

Sinh ra trong gia đình bậc trung, ngôi trường ông Trân học từ thời thơ ấu cho đến bậc trung học đều là trường dành cho con cán bộ cao cấp của chế độ cũ. Đến bây giờ, ông Trân vẫn còn nhớ cái tên ngôi trường gắn bó với ông suốt từ thời ấu thơ đến trưởng thành.

Ngôi trường tên LaSanTaBerd - nay là trường Trần Đại Nghĩa. Những đứa trẻ Tây cũng chung lớp, chung một mái trường với ông. Cụ bà rất ngại chuyện này. Mẹ ông ngại con không cùng “hệ” sẽ dễ bị ăn hiếp. Ông ý thức được gia đình thân với cách mạng nên chỉ biết chăm chỉ học và đạt khá giỏi suốt 12 năm. Đến thời đại học, ông Trân đến Lãnh sự quán Pháp để xin cấp hộ chiếu du học.

Lần này, ông mang sẵn 1 bộ hồ sơ đề phòng việc khai lại tên. Sự chuẩn bị trước không thừa, cán bộ lãnh sự quán lại tự thêm một chữ “i” vào sau họ lót trong hộ chiếu. Ông Trân phải lấy bộ hồ sơ mang theo để xin điều chỉnh tên.

Ông Trân sinh ra tại quận Bình Thạnh. Ông sống từ nhỏ đến lớn trong căn nhà trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, sát cầu Thị Nghè. Tuổi thơ của ông Trân gắn bó với dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trong xanh. Cha mẹ ông có cuộc sống không êm đềm.

Ông Trân kể về người mẹ với niềm tự hào vô bờ bến. Quãng thời gian cha ông bị bắt, mẹ ông phải thay cha tảo tần sớm hôm chăm sóc các người con. Đến khi cha được thả ra, cụ ông bị tra tấn và tàn phế dưới đòn roi của chế độ thực dân phong kiến.

Gia đình ông Trân có 5 anh em. Ý thức được hoàn cảnh đất nước thời chiến, cả 5 anh em đều yêu thương, bao bọc và cùng nhau học hành. Các anh em lần lượt ra nước ngoài học trong niềm vui sướng của ông bà cụ. Nhà có 5 người con thì 2 người đã sống ở Pháp, 2 người sống ở Mỹ và chỉ một người sống ở Việt Nam.

Ông Trân kể, hồi học xong đại học ở Pháp, ông quyết định chọn mảnh đất này làm nơi lập nghiệp. Năm đó, ông vừa tròn 24 tuổi. Tốt nghiệp đại học thuộc lại ưu, ông được nhận vào làm tại công ty Comes, chuyên đóng tàu ngầm, phi cơ, máy bay…

Thời trai trẻ, ông Trân vốn dĩ đẹp trai và mang dáng vẻ hào hoa nên được nhiều cô gái yêu thầm, nhớ trộm. Ông bộc bạch rất thật: “Hồi còn trẻ, tôi cũng từng có những mối tình với 4 cô bạn người nước ngoài, 2 cô người Hà Lan và 2 cô người Pháp”.

Ông nói ra không phải để khoe mà để minh chứng, con gái ngoại quốc vẫn thích những người đàn ông “có tài” và không hề bị phân biệt sắc tộc hay màu da. Ông đã cho ra nhiều sản phẩm và được cấp bằng sáng chế xe đạp ba bánh của Cục sở hữu trí tuệ Pháp.

Cống hiến công nghệ đóng tàu ngầm quân sự cho tổ quốc

Sáu năm quần quật với công việc, đến năm 30 tuổi, ông Trân lập gia đình với một cô gái người Việt và có được 1 cháu trai kháu khỉnh. Sống tại Pháp với công việc ổn định và là niềm say mê nhưng ông vẫn nung nấu ý định quay về để phục vụ cho đất nước. Ông Trân thích sống tại Pháp nhưng lúc tuổi xế chiều về Việt Nam ông vẫn cảm thấy thoải mái hơn.

Quãng thời gian sang Pháp học tập và làm việc, ông Trân đã bắt đầu nghiên cứu rất nhiều trong ngành kỹ thuật Composite. Hơn 27 năm về trước, ông âm thầm nghiên cứu tàu ngầm và ấp ủ ước mơ có khả năng cống hiến cho tổ quốc, cho đất nước xây dựng một lực lượng tàu quân sự đủ mạnh. Năm 1988, ông Trân từng chuyển giao công nghệ và bản vẽ tàu ngầm cho Libya để họ có thể tự sản xuất.

Ông Phan Bội Trân bên tàu ngầm Yết Kiêu 1.

Thời điểm này, Libya bị “chèn ép” bởi các thế lực phương Tây nên ông đã dang tay giúp đỡ không vụ lợi. Đặt câu hỏi thắc mắc về việc “tiết lộ” bí mật vũ khí cho quốc gia khác khi đang làm việc trên đất Pháp, ông Trân nói ngay: “Bản vẽ tàu ngầm của tôi được dựa trên những thiết kế đã được Pháp công bố rộng rãi trước đó. Bằng khả năng hiểu biết và tự nghiên cứu của bản thân, tôi cải tiến thành sản phẩm công nghệ riêng của mình và trao cho chính quyền Libya”.

Ông Trân tình nguyên giúp họ thiết kế những mẫu tàu ngầm để có thể phục vụ cho việc bảo vệ đất nước. Không lâu sau đó, quân đội Libya đã sản xuất được hàng loạt các tàu ngầm phục vụ cho công cuộc bảo vệ và tái thiết đất nước.

Năm 2006, cơ duyên trở lại Việt Nam đã đến với ông. Một công ty tại Pháp đặt hàng làm tóc giả cho ma-nơ-canh nên ông Trân quyết tâm về quê hương để tổ chức sản xuất và xuất hàng sang Pháp. Thời điểm này, ông đã ngoài 52 tuổi. Bỏ hẳn mọi danh lợi đang được thụ hưởng tại Pháp, ông Trân về Việt Nam lập gia đình và có được 2 cháu trai, cháu lớn 7 tuổi, cháu nhỏ 3 tuổi.

Người vợ của ông ở nhà chăm bẫm 2 đứa trẻ kháu khỉnh. Ông nhẩm tính mình mới chỉ sống ở Việt Nam có 20 năm. Suốt quãng thời gian đầu định cư tại quê nhà, công việc làm tóc giả thuận lợi chỉ được vài năm đầu. Đến năm 2009, nền kinh tế thế giới bị rơi vào suy thoái, lượng tóc giả xuất ra nước ngoài ít hẳn so với trước. Đến bây giờ, ông Trân chỉ sản xuất để cầm chừng.

Hằng ngày, ông vẫn cắp cặp đi dạy tại một công ty Việt Nam (có trụ sở tại khu Cát Lái, quận 2) chuyên sản xuất về du thuyền làm bằng vật liệu composite. Ông Trân muốn truyền đạt lại tất cả những hiểu biết về loại vật liệu này cho các thế hệ sau này.

Trong suốt quãng thời gian còn học tập và làm việc tại Pháp, ông bỏ công nghiên cứu rất nhiều trong ngành kỹ thuật Composite và sáng chế rất nhiều sản phẩm liên quan. Về Việt Nam, ông Trân chế tạo thành công xe đạp điện 2 bánh bằng vật liệu nhựa composite và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng chứng nhận vào năm 2013.

Khi từ Pháp về Việt Nam, ông Trân muốn chuyển giao tất cả các công nghệ chế tạo tàu ngầm cho Bộ quốc phòng và được đón nhận nồng nhiệt. Vấn đề thủ tục chuyển giao còn gặp nhiều khó khăn nhưng ông vẫn nhận được sự động viên khích lệ. Ông chỉ muốn cống hiến những kiến thức, những kinh nghiệm về đóng tàu ngầm ở nước ngoài đã từng học được.

Dòng máu Lạc Hồng trong con người Việt như thôi thúc ông càng tâm huyết hơn việc nghiên cứu những thiết bị quân sự, nhất là tàu ngầm để tự vệ với những thế lực bên ngoài uy hiếp, xâm phạm vùng biển Việt Nam. Ông tự tin khả năng của mình có thể xây dựng một lực lượng đủ mạnh để đáp trả những vũ khí tiên tiến hiện nay.

Ông Trân tự nghiên cứu và sản xuất tàu chỉ nhằm mục đích “đơn giản hóa các thủ tục”. Về nguyên tắc để đề tài được nhà nước duyệt kinh phí, cá nhân người trình đề tài hoàn thành và nghiệm thu đề tài. Trải qua quá nhiều khâu, ông bỏ tiền túi ra làm tất cả. Khi tàu ngầm hoàn thành, ông Trân nói: “Nhất định tôi sẽ tặng và không lấy tiền của cơ quan nhà nước”...

(Còn tiếp)

Hưng Long