Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

TẢN MẠN VỀ "QUAN TÀI DIỄU PHỐ" Ở MÓNG CÁI

LâmTrực@


Lại một vụ quan tài diễu phố. Lần này là ở Móng Cái.

Không phải bây giờ, mà đã từ lâu, sử dụng "quan tài diễu phố" để gây áp lực tới cơ quan công quyền nhằm đáp ứng các yêu sách của mình đã được người dân sử dụng. Đáng xấu hổ, hiện tượng này đang trở thành một thứ "hội chứng xã hội bệnh hoạn". Thực tế cho thấy ở hầu hết các vụ việc đều bắt nguồn từ việc quá khích, kém hiểu biết của người dân và liên quan đến những bức xúc của họ đối với các cơ quan có liên quan. Cá biệt, có những vụ, nói trắng ra là làm tiền nhưng núp bóng đòi công lý.

Tháng 8/2010 gia đình anh Khương ở Bắc Giang cùng nhiều người đưa quan tài đến UBND tỉnh để đòi giải quyết cái chết oan khuất của anh tại trụ sở CA huyện Tân Yên; Tháng 12/1012 người dân Đông Triều, Quảng Ninh đem theo cả quan tài để chống thu hồi đất; Tháng 1/2013 gia đình anh Ái ở TX Thái Hòa, Nghệ An đem quan tài đến CA thị xã đòi công lí; Ngày 17/3/2013 người dân thành phố Vĩnh Yên lại đem quan tài đến một địa điểm trung tâm TP đòi làm rõ cái chết của anh Tuấn Anh. Chỉ vài ngày sau, người dân xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng lại mang xác anh Nguyễn Văn Quệ đến UBND xã, đòi hỏi phải làm rõ nguyên nhân cái chết của anh sau vụ bị bắt vì đánh bạc. 

Và ngày hôm nay, cho rằng người thân chết bất thường trong phòng giam trụ sở công an, sáng 18/10/2014, người dân lại kéo quan tài mang thi thể ông Nguyễn Văn Sửu đến trụ sở công an TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đòi làm rõ nguyên nhân.

Đúng sai thế nào chưa biết, nhưng làm thế thật không nên. 

Người dân cho dù bình tĩnh đến mấy cũng vẫn đặt câu hỏi, vì sao có câu chuyện quái gở này, và có nên vì những đồng tiền hay vì nhẹ dạ tin theo những lời xúi giục của kẻ xấu mà nhẫn tâm hành hạ cả người đã khuất. Và tại sao cái quan tài/xác chết kia lại có thể trở thành phương tiện giải quyết mâu thuẫn hoặc đòi yêu sách?

Người Việt có câu "Nghĩa tử là nghĩa tận", nhưng có lẽ câu nói này giờ đã khó tìm được chỗ đứng trong lòng xã hội. Người chết cho dù vì bất kì nguyên nhân nào, dù oan ức đến mấy vẫn rất cần được tôn trọng theo truyền thống dân tộc. Anh Tuấn Anh, anh Quệ, anh Sửu và bao người khác nữa đến khi chết vẫn chưa được yên, cái xác vô hồn của các anh vẫn phải tất tả ngược xuôi trong đám đông hỗn loạn làm thêm cái việc đi đòi công lý hoặc tiếp tục "làm kinh tế"!!!!

Thực tế, người dân không phải là không hiểu luật pháp, không biết đến thuần phong mỹ tục và càng không phải họ không tôn trọng người chết. Nhưng vì sao họ chọn con đường tiêu cực? Vì thực tế họ là kẻ yếu, họ nghèo đói, họ bị đối xử bất công và họ khao khát đảo ngược tình thế, hoặc chí ít họ cảm thấy được tôn trọng, vì thế họ chọn con đường nổi loạn. Những vụ việc mang quan tài diễu phố hay ăn vạ tại cửa quan giờ đây không phải là hiếm, nó diễn ra hàng ngày và có nguy cơ tăng cao, thực trạng đó đã tô đậm thêm những bất công trong xã hội. 

Đằng sau những vụ việc này, người dân nhận ra, những đòi hỏi hay yêu sách của họ sẽ được nhanh chóng giải quyết bởi sự sợ hãi hay sốt sắng của chính quyền, và đương nhiên nó dần chở thành một phương pháp đấu tranh đòi công lý hoặc tệ hơn là để làm tiền. Bất kể một chính quyền nào, đều không mấy hào hứng khi phải đối mặt với sự tụ tập của những đám đông quá khích, bởi nó làm xấu đi hình ảnh của chính thể và nguy cơ tạo ra các bất ổn xã hội là cực lớn, và vì thế, phương châm là phải nhanh chóng giải quyết dứt điểm. Đây chính là điểm yếu của mọi chính quyền, đặc biệt là những chính quyền ít phải chứng kiến những cảnh như trên.

Dưới góc nhìn khác, người dân khó có thể nhận ra được chân lý trong trạng thái hưng phấn, cuồng loạn đến tột đỉnh. Và điều này, đáng buồn thay, ngay lập tức được những người vốn không ưa gì chế độ chộp lấy, lợi dụng, và thỏa sức bêu xấu, nhục mạ chính quyền. Vậy là từ những mục đích đơn giản, vụ việc dần mang màu sắc chính trị kiểu hè phố có pha chút côn đồ. Hiển nhiên, không có gì là lạ khi những vụ việc tương tự như vậy nhanh hơn tia chớp được bơm bít, tô trát thành các hiện tượng xã hội nổi bật đầy màu tối, có mặt trên truyền thông và lan đến mọi ngõ ngách của địa cầu. Các bạn có thể thấy, sau mỗi vụ việc "quan tài diễu phố", thì ngay lập tức các trang mạng của những người mang danh zân chủ đã có bài viết phản ánh sự kiện, nhưng lại lồng vào đó những ý kiến bôi nhọ, đổ lỗi cho chính quyền, bất chấp việc họ chưa thể biết đúng sai thuộc về ai.

Đáng xấu hổ, việc làm giảm nhiệt các vụ việc như vậy trên thực tế vẫn còn quá khó khăn. Cái chính là người ta chưa hoặc cố tình chưa nhận thức đúng về việc giải quyết các xung đột xã hội trong mối liên hệ với ổn định xã hội hay phát triển kinh tế. Về cơ bản, những hiện tượng trên có thể chấm dứt nếu như chính quyền nắm được nguyên nhân và xử lí tận gốc. 

Thực tế là người dân tử tế không tự nhiên đi làm cái việc cực chẳng đã đó, họ cũng xót xa với việc mang xác con em mình chạy lông nhông giữa phố, điều đó đồng nghĩa với những nguyên nhân dẫn đến vụ việc trước hết và chủ yếu là xuất phát từ chính quyền và từ người thi hành công vụ. Tất nhiên, không loại trừ những nguyên nhân do bị kích động hoặc do nhận thức sai lệch về bản chất vấn đề.

Để sự việc xảy ra là điều rất đáng trách. Nhìn thẳng vào sự thật, dám nhận khuyết điểm và sửa sai một cách minh bạch có lẽ sẽ là con đường nhanh nhất để chính quyền giải quyết tận gốc vấn nạn quan tài diễu phố. Bên cạnh đó, chính quyền cũng cần kiên quyết hơn với những trường hợp táng tận lương tâm, lợi dụng sự kiện để kích động người dân, tạo nên bất ổn xã hội, và thẳng tay trừng trị những trường hợp lợi dụng để làm tiền.


----------------

Mang quan tài vây trụ sở công an

TTO - Cho rằng người thân chết bất thường trong phòng giam trụ sở công an, sáng 18-10, người nhà ông Nguyễn Văn Sửu kéo quan tài mang thi thể ông Sửu đến trụ sở công an TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. 

Nhiều người hiếu kỳ đi theo xe chở quan tài gây nên cảnh lộn xộn - Ảnh: CTV

Gia đình đòi làm rõ nguyên nhân tử vong.

Vụ việc đã kéo theo hàng trăm người dân hiếu kỳ đi theo tạo nên khung cảnh lộn xộn trên những tuyến phố đi qua.

Đoàn người kéo quan tài kèm di ảnh qua UBND phường Bình Ngọc rồi sau đó là trụ sở Công an TP. Móng Cái, gây ra cảnh ùn tắc và náo loạn, làm một số mái tôn hư hỏng. Lực lượng chức năng đã được huy động để ổn định trật tự, an nình.

Trước đó, ngày 11-10, tại khu vực biển Mũi Ngọc (khu 1, phường Bình Ngọc, Thành phố Móng Cái) giữa ông Sửu và anh Phạm Văn Mạnh (26 tuổi, trú tại khu 7 Phong Cốc, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) có xảy ra xô xát.

Ông Sửu đã dùng súng đạn ghém bắn anh Mạnh khiến nạn nhân bị tổn thương nặng vùng bụng.

Ngày 14-10, ông Sửu bị tạm giữ hình sự tại phòng giam công an thành phố Móng Cái, đến chiều 17-10, ông Sửu được phát hiện đã tắt thở trong tư thế treo cổ.

Cơ quan chức năng cho biết đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và xác định ông Sửu đã dùng mảnh vải xé ở ống quấn nối thành dây vắt qua ô thoáng cửa vào buồng giam để tự tử. 

Thi thể ông Sửu được bàn giao cho gia đình chiều cùng ngày để tổ chức mai tang. Tuy nhiên, gia đình cho rằng có nhiều điểm bất thường trong cái chết của ông Sửu nên đã kéo theo quan tài cùng di ảnh của ông đến trụ sở công an thành phố đòi làm rõ nguyên nhân.

Lãnh đạo công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tuyên truyền, giải thích đối với gia đình ông Sửu, đồng thời nắm diễn biến, thu thập tài liệu để xứ lý các đối tượng có hành động quá khích.

Bên cạnh đó cũng tăng cường lực lượng, chủ động ngăn ngừa diễn biến phức tạp, đảm bảo an ninh trật tự, không để các đối tượng xấu lợi dụng kích động gây mất trật tự công cộng.

Công an thành phố Móng Cái cho biết, đến 17g30 chiều 18/10/2014, người nhà ông Sửu đã đưa quan tài về và không tập trung tại trụ sở công an nữa.

Cơ quan chức năng cũng đã tạm giữ một đối tượng quá khích có hành động ném đá làm vỡ cửa kính nơi làm việc của trụ sở cơ quan công an.

Đức Hiếu-Thân Hoàng

P/s: Có cảm giác, báo chí ta đưa tin về vụ việc một cách hào hứng, và vô hình đã góp phần cổ súy cho hiện tượng này phát triển. Đó là một tội ác!

Video: BỊ VẠCH MẶT, NGUYỄN TƯỜNG THỤY GỌI THANH NIÊN YÊU NƯỚC LÀ CHÓ

LâmTrực@


Không hiểu những người mang danh zân chủ nghĩ gì?

Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tường Thụy, Trương Văn Dũng và Phạm Chí Dũng, và Nguyễn Quang Lập nghĩ gì trước những gì được quay sống như thế này?

Nhóm bầu bí tương thân do ông Trương Văn Dũng và nhà văn Nguyễn Tường Thụy cầm đầu lôi kéo dân oan đến Văn phòng Quốc hội đòi "Bạch hóa" nội dung Hội nghị Thành Đô đã bị sinh viên Hoàng Thị Nhật Lệ và nhóm bạn "Dư luận viên" vạch mặt giữa thanh niên bạch nhật khiến nhà văn Nguyễn Tường Thụy xấu hổ quá phải chỉ tay vào 1 bạn trẻ văng tục "Thằng chó này".

Tại sao một người "đấu tranh cho zân chủ" như ông Thụy lại có thể thốt ra những ngôn từ chợ búa lưu manh đến thế. Sao ông lại mất dạy đến thế? Sao ông gọi những thanh niên yêu nước chân chính là chó?

Video quay tại thực địa cho thấy những "dân oan" kia không hề biết, và không hề muốn biết về cái gọi là "Hội nghị Thành Đô" cả. Rõ ràng, họ đã bị lừa phỉnh.

Nhục nhã cho một nhà văn!

Sau đây chỉ là một phần sự thật. Nó sẽ dần được minh bạch hóa nếu các bạn muốn biết.

Mời xem Video:



P/s: Bài viết sử dụng video của nhóm bạn Nhật Lệ

BÁO VIETNAMNET LẠI SAI MẤT RỒI!

LâmTrực@


Bó tay với ông phóng tinh viên Trần Thủy khi đọc bài "Ngoài ốc vít, Việt Nam 'bó tay" với sơn ô tô".

Nhưng trách ông Trần Thủy một thì trách báo VietNamNet mười. 

Tưởng chừng những luận điệu này chỉ có ở đám "cờ ba que"(ngẹo vàng chống cộng cực đoan - CCCĐ) hoặc ở đám lưu manh chính trị khoác áo "dân chủ", hay "yêu nước" ở Việt Nam. Ai ngờ nó lại hiển hiện trên trang VietNamNet.

Phóng viên viết về mảng nào, ngoài kỹ năng làm báo, còn cần đến sự hiểu biết thấu đáo. Quan trọng là trước khi đăng, cần phải kiểm duyệt, đối chiếu với những thông tin khác. 

Bài viết trên thể hiện sự yếu kém của phóng viên và của Ban biên tập, nhưng cũng đồng thời là hành vi gậy hại cho đất nước, đi ngược lại những tiêu chí của báo đặt ra.

Xin lỗi cả Ban biên tập và anh phóng viên Trần Thủy, đến ô tô, máy bay (có người lái và không người lái), tàu chiến, tên lửa, súng đạn ta còn sản xuất được, huống chi vài cái ốc vít hay dăm ba hộp sơn?

Xin vui lòng bấm vào các link sau và đọc bài để thấy phóng viên nói đúng hay sai:


Còn vô cùng nhiều sản phẩm kỹ thuật cao khác mà Việt Nam đã sản xuất từ lâu thưa ông phóng viên và báo VietNamNet! 

Cảm phiền các vị vào google và tra cứu đê không làm người dân mất lòng tin, không tạo cớ cho đám chống phá nhà nước có cớ sủa bậy.

Đây là bài của Trần Thủy trên VietNamNet: 


Nhu cầu về sơn dùng trong ngành công nghiệp ô tô, xe máy tại Việt Nam ngày càng tăng mạnh. Tuy nhiên, chỉ các DN nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, còn DN Việt Nam vẫn đứng ngoài cuộc.

Việt Nam đứng ngoài cuộc

Mới đây, Công ty Sơn Nippon (Nhật Bản) đã khai trương nhà máy sản xuất sơn thứ 3 tại tỉnh Vĩnh Phúc, với vốn đầu tư 14 triệu USD, cho sản lượng 15.000 tấn sơn/năm. Nhà máy này sẽ tập trung sản xuất các loại sơn công nghiệp cho ô tô, xe máy, sơn phủ tầu biển, nhựa... để đáp ứng thị trường Việt Nam.

Trước đó, nhà máy thứ hai đã được công ty này xây dựng năm 2005, cũng tại Vĩnh Phúc, để cung cấp sơn cho ngành công nghiệp ô tô, xe máy, với sản lượng 5.000 tấn/năm. 

Ông Kondo Masao, Tổng giám đốc Công ty Sơn Nippon Vĩnh Phúc, cho biết, kinh tế phát triển, tiêu thụ ô tô, xe máy tại Việt Nam tăng mạnh khiến nhu cầu sơn tăng, đó là lý do mà Nippon tiếp tục đầu tư nhà máy thứ 3, tăng gấp 3 lần công suất.

Nhu cầu ngành sơn tăng mạnh

Không chỉ Nippon, hàng loạt nhà sản xuất sơn phục vụ công nghiệp ô tô, xe máy cũng đã có mặt và đầu tư vào thị trường Việt Nam thời gian qua, như Kansai Paint, BBG (Nhật Bản)... Theo Nippon, thì hầu hết các DN sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam như Honda, Yamaha, Toyota, Trường Hải, Xuân Kiên... đều đang sử dụng sơn của họ để sơn các sản phẩm ô tô, xe máy. 


Ông Phạm Văn Tài, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Ô tô Trường Hải, cho hay, với sản lượng lên tới 40.000 xe/năm, nhu cầu về các loại sơn để sơn linh kiện, khung gầm, thân vỏ xe... của công ty này rất lớn. Tuy nhiên, từ khi đi vào sản xuất đến nay, hơn chục năm qua, chỉ có các nhà cung cấp sơn nước ngoài hoặc DN FDI đến chào mời sử dụng sản phẩm của họ, còn ông không hề thấy bóng dáng các DN Việt Nam.

“Chúng tôi sẵn sàng gặp gỡ các DN sơn Việt Nam, xem sản phẩm của họ và đặt hàng nếu có chất lượng tốt, giá hợp lý. Thực tình, Trường Hải rất muốn sử dụng sơn trong nước cho một số sản phẩm xe tải, xe khách sản xuất để giảm chi phí, nhưng không có DN sơn nào của Việt Nam có thể cung cấp”, ông Tài nói.

Ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Ô tô Xuân Kiên, cũng than thở: “Năm 2004 khi đầu tư dây chuyền sơn điện ly để sơn ô tô tải, tôi cũng đã tìm kiếm các nhà cung cấp sơn của Việt Nam nhưng không DN nào sản xuất. Đây là sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao, sơn sấy ở nhiệt độ 170 độ C, nên phía Việt Nam chưa đáp ứng được”.

Sơn của Việt Nam chỉ sơn hàng rào

Về vấn đề này, một DN sản xuất sơn của Việt Nam lý giải, sơn dùng trong ngành công nghiệp ô tô, xe máy là sơn công nghệ cao, đòi hỏi đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Chẳng hạn, màng sơn thân vỏ ô tô vừa đóng vai trò làm đẹp, vừa bảo vệ bề mặt thân xe suốt thời gian sử dụng, chống xước cho xe, chịu được mưa axit, tránh được sự xuống cấp do tia tử ngoại... Lớp màng này rất mỏng, chỉ khoảng 0,1mm nhưng trong đó bao gồm rất nhiều lớp hóa chất, phải có công nghệ cao mới sản xuất được.

DN trong nước yếu thế mảng công nghiệp hỗ trợ

Các DN Việt Nam muốn làm được cần có 2 điều kiện quan trọng, đó là vốn đầu tư lớn và làm chủ công nghệ; tức là, phải có dây chuyền sản xuất hiện đại và phải bỏ chi phí lớn cho nghiên cứu phát triển, hoặc mua công nghệ mới có được. Tuy nhiên, DN Việt Nam vốn ít, công nghệ không có thì... bó tay.

“Chúng tôi cũng biết các nhà sản xuất ô tô trên thế giới, khi chuyển giao cho đối tác hoặc đầu tư vào nước nào đó thường chỉ định sơn của các nhà cung cấp truyền thống. Bởi, các sản phẩm sơn này đã được họ đã thử nghiệm nhiều lần và sử dụng cho sản phẩm ô tô xe máy ổn định. Nếu DN Việt Nam có sản phẩm tốt, được phía nước ngoài sử dụng và chỉ định dùng trên toàn cầu thì còn gì bằng. Như vậy tức là đã tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu”, vị giám đốc trên bày tỏ. 

Nhưng, do thương hiệu yếu, thiếu vốn, thiếu công nghệ, lại không có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Nhà nước, DN Việt Nam không thể sản xuất và cạnh tranh được. 

Giám đốc một DN ô tô tại Hà Nội tiết lộ có sử dụng sơn của DN Việt Nam nhưng chỉ để sơn hàng rào nhà máy, còn sơn nhà xưởng cũng không dùng được, vẫn phải mua sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan.

Ngay cả khi đã đầu tư sản xuất sơn tại Việt Nam, các DN FDI cho biết toàn bộ nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu, chẳng hạn nguyên liệu dùng cho sơn ô tô nhập từ Nhật Bản, cho xe máy nhập từ Nhật Bản, Thái Lan, Singapore và châu Âu. Máy móc thiết bị cũng vậy. Việt Nam không cung cấp gì ngoài nhân công giá rẻ. 

Rõ ràng, với tình trạng này, con đường để tiến tới một nền công nghiệp hỗ trợ phát triển của Việt Nam còn quá gập ghềnh, chông gai.

Trần Thủy

BIỂU TÌNH Ở HONG KONG SẼ BỊ GIẢI TÁN

Khoai@


Biểu tình Hong Kong sẽ bị giải tán là một kết cục được báo trước. 

Mục đích của nó, dù chúng ta có cho là "cao đẹp" đi chăng nữa, thì nó sẽ bị dập tắt bởi nhà cầm quyền Bắc Kinh. Đơn giản vì nó đã và đang đe dọa đến "lợi ích" của Bắc Kinh. Khi lợi ích của nhà cầm quyền và của người dân bị đe dọa, tất yếu dẫn đến hành động.

Ông Ấn Hồng Tiêu, Giáo sư Đại học Bắc Kinh, cho rằng việc phong trào “Chiếm Trung tâm” khiến người dân Hong Kong ngày càng bất mãn cho thấy phương thức hoạt động phi pháp "công dân kháng lệnh" đã gây thiệt hại cho giới doanh nghiệp, nền kinh tế, dân sinh của Hong Kong, đồng thời ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của người dân. Ông nói thêm rằng phong trào chính trị nên lấy việc không gây hại đến đời sống xã hội làm giới hạn, nếu không sẽ tạo ra sự phản kháng từ phía người dân.

Thực tế là cuộc biểu tình này, lợi ích chưa thấy đâu, nhưng hậu quả là nhãn tiền. Các hoạt động giao thông trật tự cho đến sản xuất bị đình trệ, kinh tế suy giảm và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân. Những người không có cùng chính kiến với các nhà biểu tình bị xâm hại lợi ích và con số này ngày càng đông lên. Thực tế ấy dẫn đến hệ quả là chính những người chống biểu tình lần lượt đứng về phe chính quyền. Khi tương quan lực lượng thay đổi và quan trọng là được nhiều người ủng hộ, chính quyền sẽ ra tay.

Lý do khác, để cuộc biểu tình kéo dài thì hệ lụy của nó không còn là vấn đề trật tự xã hội mà là sự tồn vong của chế độ, tức an ninh quốc gia. Thực tế đã có những cáo buộc cho rằng Mỹ và phương Tây đứng đằng sau những cuộc biểu tình này (?). Lý do này thôi thúc Bắc Kinh phải tìm cách ngăn chặn.

Muốn biết cuộc biểu tình ảnh hưởng như thế nào xin mời đọc tại đây:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/repercussions-of-hk-protests-vh-10092014121631.html

Cuối cùng lý do dẫn tới cuộc biểu tình sẽ bị trấn áp bằng vũ lực hoặc sức mạnh mềm nào đó xuất phát từ chính những nhà lãnh đạo và người tham gia biểu tình. Hoàng Chí Phong dù có tài ba đến mấy nhưng do giới hạn về tuổi tác vẫn có những hạn chế nhất định. Đó là sự nôn nóng, đó là sự cứng rắn thái quá, và đó là sự thiếu khôn ngoan trong hành xử với chính quyền. Sự cuồng nhiệt/hung hăng của tuổi trẻ và khao khát không giới hạn (vô giới hạn) của họ có lẽ sẽ là mũi dao bị bẻ ngược. Từ một cuộc biểu tình được cho là "lịch sự nhất hành tinh", nó dần bị tha hóa thành một cuộc biểu tình tầm thường. Đã có những hành động đập phá, quá khích tạo lý do cho những vụ bắt bớ, làm xấu đi hình ảnh Hong Kong và cùng lúc làm mất đi thiện cảm của những người trung lập. Trong khi đó, sự cổ súy vô tội vạ của những người ủng hộ từ trong và ngoài Hong Kong đã làm cho họ không biết mình là ai và đang ở đâu. Vì điều này, họ dần mất kiểm soát hành vi của chính mình, vì thế sai lầm hoặc mắc mưu đối thủ là điều không tránh khỏi.

Báo “Văn Hối” (Hong Kong) số ra ngày 14/10, hoạt động chiếm giữ phi pháp các tuyến đường chính diễn ra trong suốt hơn hai tuần qua đang gây ra hỗn loạn và thiệt hại vô cùng lớn, khiến người dân thành phố phản ứng kịch liệt. Theo kết quả cuộc điều tra mới nhất, mức độ ủng hộ của người dân đối với các nhóm dân chủ đang sụt giảm mạnh. Người dân nơi đây bắt đầu cảm thấy không hài lòng với phong trào này, họ lo ngại các hoạt động biểu tình sẽ đánh sập kinh tế Hong Kong. Một tuần trước, số lượng người tham gia biểu tình đã giảm đi rõ rệt. “Ván bài” giữa học sinh và chính quyền sắp đi đến hồi kết. Học sinh, sinh viên không đạt được bất kỳ mục đích nào, ngược lại họ đã gây ra thiệt hại hàng tỷ đô la Hong Kong cho ngành bán lẻ và du lịch của thành phố. 

Ông Bobby Yim, giám đốc bảo hiểm đã nghỉ hưu, phân trần: “Những đứa trẻ chiếm giữ đường phố đang hủy hoại toàn xã hội. Tôi cho rằng kinh tế và đời sống của người dân còn quan trọng hơn những yêu cầu của chúng”. Tuy nhiên, Liên đoàn Sinh viên lại muốn đấu tranh đường phố, không ngừng kêu gọi những người ủng hộ bám trụ các tuyến đường. Rốt cuộc là các nguyên lão ủng hộ dân chủ bắt đầu công kích, thậm chí xuất hiện hiện tượng một số nguyên lão kêu gọi giải tán biểu tình, phản đối Liên đoàn Sinh viên.

Những phân tích trên mạng đều cho rằng số phận thất bại của phong trào "Chiếm Trung tâm" đã sớm được xác định. Bản chất là phong trào "Chiếm Trung tâm" sẽ tự đánh bại mình. Bởi vì, một khi kinh tế Hong Kong bị ảnh hưởng, thì tội đồ chính là các sinh viên biểu tình. 

Từ những lý do nêu trên, cuộc biểu tình (phong trào chiếm trung tâm) ở Hong Kong sẽ thất bại.

Và đây là bước đi được coi là bước thứ hai của chính quyền, nhằm giải tán cuộc biểu tình:

Ngày 18/10: Cảnh sát Hồng Kông đụng độ dữ dội với người biểu tình

Xô xát dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát Hồng Kông đã xảy ra, khiến it nhất 240 người bị thương và nhiều người biểu tình bị bắt.

Trong thông báo công bố vào rạng sáng 18.10 (giờ địa phương), cảnh sát Hồng Kông cho biết đã bắt giữ 26 người trong các cuộc đụng độ với đám đông biểu tình lên đến khoảng 9.000 người vào khoảng 3 giờ sáng và đã có 15 cảnh sát bị thương.

Cảnh sát đã dùng hơi cay và dùi cui để tấn công người biểu tình tại một con đường lớn ở quận Mong Kok, nhưng buộc phải rút lui một phần khi trời sáng, theo AFP ngày 18.10.


Cảnh sát dùng bình xịt hơi cay để trấn áp người biểu tình tại khu mua sắm Mongkok ở Hồng Kông vào ngày 18.10. Trong số những người bị xịt hơi cay có cả phụ nữ.

Một cảnh sát chống bạo động Hồng Kông quát tháo người biểu tình khi bạo động bùng phát giữa 2 bên
Một người biểu tình thách thức lực lượng cảnh sát tại Mong Kok

Đây là tối thứ 3 liên tiếp xảy ra bạo động tại Hồng Kông sau 2 tuần khá yên ả và diễn biến mới này có nguy cơ nhấn chìm kế hoạch tổ chức đàm phán mới đây giữa các thủ lĩnh sinh viên biểu tình và chính quyền đặc khu, theo AFP.

Vào sáng 18.10, cảnh sát Hồng Kông đã giải tán được phần lớn khu vực cắm trại của người biểu tình ở Mong Kok, nơi được cho là có quy mô lớn thứ 2 sau khu vực biểu tình chính đối diện trụ sở nhà cầm quyền Hồng Kông ở trung tâm đặc khu này.

Một viên cảnh sát chống bạo động Hồng Kông quát tháo người biểu tình khi đang tìm cách dỡ bỏ các rào chắn của người biểu tình tại quận Mong Kok vào ngày 18.10
Cảnh sát lập hàng rào sau khi đã xảy ra xô xát giữa cảnh sát và người biểu tình ở Mong Kok

Tại Mong Kok, đã từng xảy ra ẩu đả giữa người biểu tình và những người phản đối biểu tình bịt mặt hồi đầu tháng 10, theo AFP.

Trong ngày 17.10, người biểu tình đã xoay xở để trụ lại tại một phía của một con đường nhiều làn xe ở khu Mongkok.

Cảnh sát sau đó đã chật vật để duy trì trật tự vì số lượng người biểu tình bắt đầu tăng mạnh vào buổi tối và bạo lực đã bùng phát khi một vài người biểu tình tìm cách chen qua hàng rào cảnh sát, phóng viên AFP có mặt tại hiện trường tường thuật lại.

ĐÂY LÀ NHÂN QUYỀN MỸ - TỰ DO VÔ GIA CƯ

Khoai@

Một quốc gia dù được ngợi ca đến mấy vẫn luôn chứa trong nó những nỗi đau của nhân loại. Không thể và chưa thể có được một quốc gia hoàn hảo là một thực tế. 


Khác với những gì đám rận zân chủ ngợi ca, bộ mặt thật của nước Mỹ, mặc dù là miền đất hứa của nhiều người vẫn lộ rõ những yếu điểm chết người. 


Dưới đây là những sự thật về nhân quyền tại Hoa Kỳ.


Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "10 Facts About Being Homeless in the USA" của tác giả Bill Quigley, một giảng viên luật học, trình bày những thống kê căn bản về người vô gia cư ở Hoa Kỳ.

10 Sự Thật Về Người Vô Gia Cư ở Hoa Kỳ

Ba câu chuyện có thật

Renee Delisle là một trong số 3.500 người vô gia cư ở Santa Cruz khi cô ấy biết mình mang bầu. 

Tờ The Santa Cruz Sentinel đưa tin cô bị đuổi khỏi nhà tạm cư vì họ không có chỗ cho cô. Trong khi những người vô gia cư khác ngủ trong xe hơi hoặc dưới cống ngầm thì Rene sống trong một hầm thang máy bỏ hoang cho tới khi cô vỡ ối. 

Jerome Murdough, 56 tuổi, một cựu lính thủy vô gia cư, bị bắt vì tội xâm nhập ở New York do người ta tìm thấy ông ta ngủ ở chân cầu thang nhà công cộng vào một đêm lạnh giá. Tờ The New York Times đưa tin một tuần sau, Jerom chết bởi suy giảm thân nhiệt trong một phòng giam được sưởi ấm tới hơn 100 độ. 

Paula Corb và hai con gái mất nhà và phải sống trong một chiếc xe tải mini suốt bốn năm. Họ phơi đồ trong chái nhà thờ, sử dụng nhà tắm ở trạm xăng, và học dưới đèn đường, theo tờ America Tonight.

Sự thật thứ nhất. Hơn nửa triệu người vô gia cư

Bất cứ đêm nào, có hơn 600.000 người vô gia cư ở Hoa Kỳ theo Bộ Nhà Ở và Phát Triển Đô Thị (HUD). Hầu hết mọi người qua đêm tại các nhà tạm cho người vô gia cư hoặc ở một số dạng nơi trú ngụ chuyển tiếp ngắn hạn. Khoảng hơn một phần ba sống trong xe hơi, dưới gầm cầu hay theo cách không nhà khác. 

Sự thật thứ hai. Một phần tư số người vô gia cư là trẻ em 

Các báo cáo của HUD vào một đêm bất kỳ có hơn 138,000 người vô gia cư ở Hoa Kỳ là trẻ em dưới 18 tuổi. Hàng ngàn trong số đó không có người bảo trợ theo thống kê của HUD. Một chương trình liên bang khác, Không Trẻ Em Bị Bỏ Rơi, định nghĩa trẻ em vô gia cư rộng hơn và bao gồm không chỉ những trẻ em sống trong nhà tạm hay nhà chuyển tiếp mà cả những trẻ em phải chia sẻ nơi trú ngụ với các cá nhân khác do kinh tế khó khắn, sống trong xe hơi, công viên, trạm xe bus hay tàu điện, hay chờ nơi nhận chăm sóc. Theo định nghĩa này, Trung Tâm Quốc Gia về Giáo Dục Vô Gia Cư báo cáo vào tháng 9 năm 2014 rằng các trường địa phương ở quận cho biết có hơn một triệu trẻ em vô gia cư trong các trường công.

Sự thật thứ ba. Hàng chục ngàn cựu chiến binh vô gia cư 

Hơn 57,000 cựu chiến binh vô gia cư hàng đêm. Sáu mươi phần trăm số họ ở trong nhà tạm, phần còn lại không nhà. Gần 5000 trong số đó là nữ. 

Sự thật thứ tư. Bạo lực gia đình là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng vô gia cư ở nữ giới

Hơn 90% phụ nữ vô gia cư là nạn nhân của nhiều dạng lạm dụng thân thể hoặc lạm dụng tình dục và thoát khỏi sự lạm dụng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng vô gia cư của họ.

Sự thật thứ năm. Nhiều người vô gia cư vì họ không thể trả tiền thuê nhà 

Thiếu khả năng đáp ứng nhà ở giá phải chăng là nguyên nhân căn bản của tình trạng vô gia cư theo Trung Tâm Luật Quốc Gia về Vô Gia Cư và Nghèo Khổ. HUD cho thấy ngân sách bị cắt giảm hơn 50% trong thập kỷ qua đã gây tổn thất 10,000 đơn vị thu nhập thấp được trợ cấp chỗ ở mỗi và hàng năm. 

Sự thật thứ sáu. Có ít nơi cho người nghèo thuê hơn trước đây 

Một phần tám nguồn cung quốc gia cho chỗ ở thu nhập thấp đã biến mất vĩnh viễn kể từ năm 2001. Hoa Kỳ cần ít nhất thêm 7 triệu căn hộ nữa cho các hộ gia đình thu nhập thập và kết quả là hàng triệu gia đình chi hơn nửa thu nhập hàng tháng của họ cho tiền thuê nhà. 

Sự thật thứ bẩy. Trong vài năm qua hàng triệu người đã mất nhà 

Hơn năm triệu căn nhà đã bị tịch biên kể từ năm 2008, một trong mười căn nhà là vật cầm cố. Điều này là nguyên nhân khiến càng nhiều người hơn tìm kiếm căn hộ cho thuê có giá vừa phải. 

Sự thật thứ tám. Chính quyền không giúp được nhiều như bạn nghĩ 


Sự thật thứ chín. Một phần năm người vô gia cư phải chịu đựng các tổn thương tinh thần mà không được chăm sóc

Trong khi có khoảng 6% dân số phải chịu đựng các tổn thương tinh thần, có từ 20 đến 25% người vô gia cư phải chịu đựng các tổn thương tinh thầntheo các nghiên cứu của chính phủ. Một nửa số đó tự chăm sóc và dẫn đến rủi ro nghiện thuốc và thiếu sức khỏe. Một nghiên cứu của đại học Pennsylvania theo dõi gần 5000 người vô gia cư trong hai năm đã phát hiện ra rằng đầu tư cho hỗ trợ sức khỏe toàn diện và chăm sóc tổn thương cơ thể cũng như tinh thần tốn kém ít hơn tống giam, cung cấp nơi ở tạm, và dịch vụ y tế cho những người vô gia cư không được chăm sóc. 

Sự thật thứ mười. Các thành phố đang ngày càng coi vô gia cư là tội phạm 

Một khảo sát năm 2014 tại 187 thành phố do Trung Tâm Luật Quốc Gia Về Vô Gia Cư Và Nghèo Khổ đã cho thấy: 24% số thành phố coi ăn xin ở nơi công cộng là tội phạm; 33% coi đứng quanh hay lảng vảng tại bất cứ đâu trong thành phố là bất hợp pháp; 18% coi việc ngủ ở bất cứ nơi công cộng nào cũng là tội phạm; 43% coi việc ngủ trong xe hơi là bất hợp pháp; và 53% coi việc ngồi hay nằm tại một nơi công cộng cụ thể là bất hợp pháp. Số lượng thành phố coi vô gia cư là tội phạm đang tăng dần lên. 


CHIẾC GIÀY PHẢI BÊN TRONG CÁNH CỬA

Một câu chuyện từ diễn biến sự việc tới cách xử lý như trong câu chuyện cổ tích. Không biết, khi rơi vào hoàn cảnh thực tế, có ai đủ mềm dẻo để giải quyết nếu tình cảm bị chà đạp? Liệu cái ôm có phải là sự thứ tha quá dễ để rồi mọi thứ lại có thể lặp lại?

Chiếc giày phải bên trong cánh cửa 

18 giờ. Chị gọi điện thoại đến Công ty của chồng, chú bảo vệ nói rằng: "Sếp vừa đi ăn tối ở nhà hàng". Linh tính cho chị biết đó là... nhà nàng chứ không phải nhà hàng.

20 giờ. Sau khi cho các con ăn xong, chị phi xe máy đến nhà nàng. Ô tô của sếp đang đỗ ở trong sân. Linh tính đã không đánh lừa chị. Có cái gì đó rất nóng, trào lên nơi cuống họng nhưng chị đã kịp nuốt khan nó vào.

Không ấn chuông, không đập cửa, cũng không gào thét, chị cởi chiếc giày bên chân phải của mình, treo vào phía trong cánh cửa sắt rồi phóng xe về nhà, giúp các con ôn bài.

Gần 23 giờ đêm, sếp mới chỉnh trang lại y phục, chải lại mái tóc bị vò rối bù và ra về. Nàng ra mở cửa cho sếp trong bộ váy áo ngủ mỏng tang đầy quyến rũ, và giật mình khi nhìn thấy một chiếc giày treo trong khung cửa sắt. “Sao lại có một chiếc giày ở đây? Một chiếc giày chân phải rất đẹp”. “Thôi, em vào ngủ đi. Cho dù đẹp nhưng một chiếc giày thì cũng chẳng làm được việc gì”.

Trên đường về nhà, sếp cứ nghĩ vẩn vơ về chiếc giày đó, nó là của ai? Và vì sao nó được treo ở đó?

Sếp đánh ô tô vào gara, mở cổng rất khẽ. Có một chiếc giày chân trái của phụ nữ đặt ngay ngắn trên bậc cửa. Sếp đứng như trời trồng trước chiếc giày đó chừng 2 phút. Sau đó sếp vào phòng ngủ riêng, vì sếp không muốn nghe vợ cằn nhằn, khóc lóc.

Nhưng sếp trằn trọc mãi không sao ngủ được. Sẽ có giông bão trong căn nhà này. Sẽ là nước mắt, tiếng la hét và một lá đơn ly hôn. Rồi hai đứa nhỏ sẽ chán đời, đi bụi và hư hỏng... Đó là tấn bi kịch đáng sợ nhất.

Nhưng sáng hôm sau, mọi việc vẫn diễn ra bình thường. Bát phở gầu bò thơm ngào ngạt vẫn được để ngay ngắn trên bàn cùng với mấy dòng chữ của vợ: “Em đưa các con đến trường. Anh ăn sáng rồi đi làm. Hôm nay trời u ám nên anh phải mặc bộ vét màu sáng, thắt cà vạt màu sáng. Em đã là kỹ, treo trong tủ”.

Sếp gọi điện thoại cho nàng: “Chiếc giày chân phải kia là của vợ anh. Đừng vứt đi nhé”. Giọng nàng đầu dây bên kia nghe hơi hoảng hốt: “Trời ạ! Anh muốn làm sao thì làm chứ nếu chị ấy đến nhà em làm ầm lên thì em không sống nổi đâu. Chiều anh tạt qua lấy chiếc giày về”.

Nhiều ngày trôi qua mà giông bão không nổi lên, thái độ của vợ sếp vẫn bình thản, song một chiếc giày trên bậc cửa cứ nhắc sếp về sự lẻ loi và tội lỗi của một người. Rồi một buổi chiều, sếp lấy hết can đảm, lôi chiếc giày bên phải trong cốp xe ra, đặt ngay ngắn bên chiếc giày chân trái của vợ.

Chị đi làm về, đứng sững trước bậc cửa mấy giây rồi chạy vào, ôm ghì lấy chồng mà thì thầm: “Ôi! Chiếc giày chân phải của em!” Sếp cũng thì thầm bên tai vợ: “Anh xin lỗi em - nghìn lần xin lỗi!”.

Nguồn ở đây

CHÍNH PHỦ MỸ KHÔNG CẦN CHÚNG MÀY PHẢI DẠY KHÔN!

Mẹ Đốp


"Hoa Kỳ đã mắc sai lầm khi nới lỏng lệnh cấm vận buôn bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam", Nguyễn Quang Lập đã dẫn những dòng viết vô lý ấy được cho là John Sifton /HRW (Giám đốc Vận động Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền). Sở dĩ tôi cho đó là vô lý là bởi xưa nay chỉ nghe đến các sai lầm của nước Mỹ xung quanh cuộc chiến tại Đông Dương trong đó có Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975; là chuyện họ bị sa lầy cay đắng và đang lãnh nhận hậu quả từ sự lớn mạnh của những đứa con cưng của họ như An qaeda, IS.... Vả lại, người Mỹ lâu nay vốn có tiếng là khôn ngoan trong lĩnh vực đối ngoại với những nhà ngoại giao trứ danh như Condoleezza "Condi" Rice,Hillary Rodham Clinton, John Kerry... 

Lí do để John Sifton /HRW kêu gọi một chiến dịch "Sửa chữa sai lầm của Hoa Kỳ về nhân quyền với Việt Nam" được nói rõ như sau: "Tháng này chính quyền Hoa Kỳ đã mắc sai lầm khi nới lỏng lệnh cấm vận buôn bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam – một quốc gia phi dân chủ, độc đảng với bảng thành tích nhân quyền tệ hại. Bước đi này của Hoa Kỳ, được công bố vào ngày mồng 2 tháng Mười trong chuyến thăm Washington của Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh, đã gây tổn hại cho các nhà hoạt động can đảm ở Việt Nam và phí phạm một đòn bẩy quan trọng đáng lẽ có thể sử dụng để thúc đẩy thêm nhiều cải cách hơn nữa". 

Để minh chứng cho việc Chính phủ Mỹ đã sai lầm khi nới lỏng lệnh cấm vận buôn bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam, tác giả này đã cho rằng những tiến bộ về mặt dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam thời gian qua - được xem là lí do thúc đẩy Chính phủ Mỹ đưa ra quyết định nói trên rất nhỏ lẻ và có phần mang tính hình thức. Bằng chứng được đưa ra là "con số các tù nhân chính trị bị giam giữ đã gia tăng trong những năm gần đây" và cũng chỉ có một vài tù nhân được phóng thích (tiêu biểu trường hợp của Cù Huy Hà Vũ); thậm chí vị Giám đốc Vận động Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền còn "liều lĩnh" cho rằng tại Việt Nam có một xu hướng đang gia tăng đáng báo động là "việc sử dụng côn đồ để tấn công và đe dọa những người phê phán chính quyền"; "Với những vụ phóng thích mới đây nhất, người ta chỉ có thể nói một cách tích cực nhất là chính phủ Việt Nam đang vận hành một cánh cửa quay, những tù nhân cũ đi ra bên này thì những tù nhân mới lại vào bên kia". 

Tuy nhiên, thực sự đang có một sự mâu thuẫn trong chính cách nói của John Sifton. Nếu như phần trên của bài viết, John Sifton mạnh dạn đưa ra những cái lí do mà chúng ta vẫn quen gọi là "chắc như đinh đóng cột" thì ở đoạn sau đó tác giả này tiếp tục đưa ra hoài nghi khó hiểu. Theo đó, ông này không thể hiểu nổi lí do tại sao mà trong bối cảnh diễn ra các hoạt động đàm phán giữa 02 Chính phủ liên quan đến việc nới lỏng lệnh cấm vận buôn bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam của Hoa Kỳ mà Chính phủ Việt Nam lại liên tiếp đưa ra xét xử "ba nhà hoạt động (Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh) tội cản trở giao thông trong một lần biểu tình và kết án họ tới ba năm tù giam?"; "Vì sao chính quyền Việt Nam lại bắt giữ blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) vào tháng Năm? Vì sao Việt Nam xử blogger Phạm Viết Đào trong tháng Ba? Và vì sao chính quyền đã kết án gần mười người Thượng vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm nay với tội danh bị cho là chống nhà nước?". 

Phải chăng Chính phủ Việt Nam không hướng đến những điều mà đã cố làm trong những lần gặp gỡ giữa hai bên khi liên tiếp có những động thái mang tính thách thức đó? Hay đã đến lúc thực lực và tầm ảnh hưởng của nước Mỹ không còn đáng "kiêng nể" như trước? Tuy nhiên, có một thực tế đã được công nhận là Chính phủ Mỹ đã thông qua nới lỏng lệnh cấm vận buôn bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam và điều đó cho thấy nước Mỹ không nhìn nhận động thái đó của Việt Nam là "thái độ thách thức" mà không chừng còn xem đó là một thiện chí. Cho nên, thay vì cho rằng nước Mỹ, Nhà nước Mỹ quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam thì nên tìm kiếm một lí do khác cho có vẻ thuyết phục hơn bởi nếu đã có một sự quan tâm "đặc biệt" thì với bản tính "trả đũa" quen thuộc nước Mỹ sẽ không ngần ngại từ chối lời đề nghị đến từ Việt Nam. Và như thế, rõ ràng nước Mỹ và Việt Nam đang có một điểm chung mà giới "rận chủ" trong nước không thể nào biết được.

Chính phủ không quan tâm nhiều đến nhân quyền, đó là một sự thật và mong rằng giới "dân chủ" sẽ không quá ngộ nhận về những thứ mà suy cho cùng nó cũng chỉ là chiêu bài giả hiệu; việc nước Mỹ đến với Việt Nam nên chăng được xem xét ở một khía cạnh thuần túy hơn./.

Nguồn: Mõ Làng