Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

TUYỆT KĨ MÚA RỐI ĐƯỜNG PHỐ

Cuteo@


Mời các bạn thưởng thức màn múa rối đường phố đặc sắc.

Mình chỉ biết nói: Quá ảo!


CHỒNG BÒ, VỢ LẾT - KẺ NÀO ĐÃ GÂY RA NỖI ĐAU NÀY?

Khoai@


Hình ảnh "chồng bò, vợ lết mưu sinh" ở Quảng Bình không phải là hiếm. Chỉ cần gõ cụm từ "Nỗi đau da cam" sẽ có hàng triệu kết quả. 

Nhìn những hình ảnh này các bạn nghĩ gì, và các "nhà dân chủ tự xưng" nghĩ gì?

Ai đã gây ra nỗi đau này hẳn các bạn vẫn nhớ!

TT - Cả hai vợ chồng đều bị liệt đôi chân từ khi lọt lòng mẹ, nhưng họ đã đến với nhau, nương tựa nhau và tạo dựng nên một mái ấm, dù cuộc sống của họ quá nhiều khổ cực.

Chồng bò vợ lết kiếm sống qua ngày, nhưng họ luôn hạnh phúc bên nhau - Ảnh: Dương Thương

Đó là câu chuyện của ông Lê Văn Tuất và bà Nguyễn Thị Mụng, cùng 57 tuổi, ở thôn Đoàn Kết, xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.

Ông Tuất nói: “Từ nhỏ đến lớn tui chỉ bò và lết. Mỗi khi thấy các em các bạn chạy nhảy nô đùa là nước mắt trào ra. Đã nhiều lần tui cố đứng lên nhưng lại ngã nhào xuống”.

Sinh ra trong cảnh nghèo, nhà lại đông anh em, hằng ngày cậu bé Tuất phải bò lết theo bố mẹ và các em ra đồng mót khoai mót sắn để kiếm ăn qua ngày. Hết mùa khoai mùa sắn anh lại bò lết khắp nơi nhặt nhạnh những gì có thể ăn được.

Năm 15 tuổi, anh bò khắp từ làng này sang làng khác để kiếm sống, người ta thuê gì làm đó. Anh làm đủ các nghề từ đan lát rổ rá đến đục đẽo cối xay... Nghèo túng và tật nguyền đã tước đi của anh quyền được đến trường, nhưng “có tật có tài”, những thứ đan lát, đục đẽo dưới bàn tay anh rất đẹp và tỉ mỉ, nên trong làng ngoài xóm ai cũng mướn anh về làm.

Năm 25 tuổi, anh được nhà chị Nguyễn Thị Mụng mướn về đẽo cối xay. Chị Mụng cũng mang số phận như anh, sinh ra đã bị liệt đôi chân, cuộc đời chỉ biết lê lết, nhưng công việc trong nhà một mình chị quán xuyến. Hơn một tháng sinh sống và làm việc tại nhà chị Mụng, anh đã thương người con gái trẻ bất hạnh như mình.

Từ nhỏ đến lớn tui rất mặc cảm, nên chỉ thui thủi bò lui lết tới trong nhà. Khi gặp anh Tuất, thấy cảnh ngộ anh cũng như mình nên tui cũng thương, sau đó tụi tui ngỏ lời thương nhau...” - bà Mụng bẽn lẽn chia sẻ.

Họ đến với nhau khi cả hai bên gia đình đều kịch liệt phản đối. Bố mẹ hai bên nói rằng “đứa bò đứa lết thì lấy chi mà sống”. Bất chấp sự phản đối, họ càng thương nhau hơn và quyết gắn bó với nhau, dù chưa biết tương lai sẽ ra sao.

Không đăng ký kết hôn, không một người thân chúc phúc, đám cưới của họ chỉ đơn sơ chai rượu và lời giới thiệu với xóm làng. Người dân trong thôn xóm thương tình mỗi người góp cây tre, bó tranh, kẻ góp sức giúp họ dựng một túp lều tranh che mưa che nắng qua ngày. Sau đó một năm (1984), bà Mụng sinh được một cậu con trai, đặt tên là Lê Văn Tuấn.

Theo lời bà Mụng, trong cái đói, cái rét và giữa lúc chông chênh của cuộc đời, họ đã gắn bó nhau với niềm tin “Cỏ còn mọc ngoài đường thì con người vẫn còn đường sống”. Đó là câu nói đầy quả quyết của ông Tuất, và bà đã tin ông cho đến bây giờ...

Ông Nguyễn Văn Dũng, trưởng thôn Đoàn Kết, cho biết: “Vợ chồng anh Tuất người bò người lết nhưng họ luôn sống với nhau đầm ấm hạnh phúc, khiến người dân ai cũng khâm phục và yêu mến. Mỗi khi trong xóm có đôi vợ chồng trẻ nào bất hòa thì họ đều lấy gia đình anh Tuất làm tấm gương”.

Dương Thương/ Tuổi Trẻ

BỐ CON CÙ HUY HÀ VŨ LẠI TÁI XUẤT KIỂU CÙ NHẦY

LâmTrực@


Hôm nay đọc trên Dân Luận và Ba Sàm cùng một số trang khác thấy có bài "Ông Cù Huy Xuân Đức bác bỏ Chủ tịch UBND phường Điện Biên về "công trình tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội". Nội dung cơ bản là UBND phường Điện Biên mời ông Cù Huy Xuân Đức, cùng bà Trần Lệ Thu, ông Cù Thu Anh, và ông Vũ Anh Tuấn nhằm "Tổ chức xác minh hiện trạng công trình tại số nhà 24 Điện Biên Phủ, phường Điện Biên theo nội dung đơn để làm cơ sở xem xét việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng". Giấy mời do ông Lê Tất Thành ký.

Thậm chí, nhân sự kiện này, trên trang Quê Choa của Nguyễn Quang Lập có bài: "Vì đâu khiếu kiện đất đai ngày một nhiều"? Trong đó đăng tấm hình với lời chú thích: "Ảnh bên: Tường rào nhà Luật sư Cù Huy Hà Vũ ở số 24 Điện Biên Phủ Hà Nội bị chính quyền địa phương đập phá hồi năm 2010". Việc chú thích cho bức ảnh với nội dung như thế là một kiểu xuyên tạc sự thật của RFA và Nguyễn Quang Lập là người tiếp tay. Thực tế là chính quyền địa phương không hề đập phá tường rào hợp pháp của ông Cù Huy Hà Vũ. Chỉ có đội Trật tự đô thị tiến hành tháo dỡ tường rào do ông Cù Huy Hà Vũ xây dựng trái phép mà thôi. 

1. Sự thật: Tại số nhà 24 Điện Biên Phủ (Hà Nội), gia đình luật sư Cù Huy Hà Vũ vi phạm trật tự xây dựng.

Theo UBND quận Ba Đình, lợi dụng bức tường rào bị đổ, ông Vũ đã cho xây dựng lại không có giấy phép xây dựng, không đúng nguyên trạng ban đầu gây khiếu kiện. Ngoài ra, ông Cù Huy Hà Vũ còn cho lắp dựng vì kèo thép trong khuôn viên đất lưu không của khu biệt thự với diện tích 23m2 mà không có giấy phép xây dựng (đây là diện tích nằm trong số 97,4m2 đất UBND TP đã có quyết định thu hồi từ năm 2003 để làm phòng lưu niệm của cố nhà thơ Xuân Diệu).

Việc tổ chức xây dựng trái phép nói trên của gia đình ông Cù Huy Hà Vũ vi phạm vào các quy định về quản lý trật tự xây dựng theo Nghị định số 180/2007/NĐ-CP và Nghị định 23/2009/NĐ-CP… Sau khi phát hiện các hành vi vi phạm trên, UBND phường Điện Biên đã lập biên bản và ban hành quyết định đình chỉ thi công. UBND phường cũng đã có thông báo yêu cầu gia đình ông Vũ phải phá dỡ phần vi phạm, khôi phục lại nguyên trạng ban đầu. Tuy nhiên, yêu cầu này không được gia đình ông Vũ chấp hành. Ngày 5-10-2009 và ngày 7-11-2009, UBND phường Điện Biên đã ban hành các quyết định cưỡng chế vi phạm trật tự xây dựng của ông Vũ. Ngày 27-1-2010, UBND phường đã tổ chức thực hiện cưỡng chế các vi phạm và khôi phục lại nguyên trạng ban đầu của bức tường rào. Việc xử lý vi phạm căn cứ Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18-6-2007 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định pháp luật khác. UBND quận cho biết, trong quá trình xử lý vi phạm, gia đình ông Vũ luôn tỏ thái độ bất hợp tác và chống đối, không thực hiện việc tự khắc phục lỗi vi phạm.

Tại địa chỉ 24 đường Điện Biên Phủ hiện đang có tranh chấp về quyền quản lý sử dụng nhà, đất giữa bà Trần Lệ Thu (vợ cố nhà thơ Huy Cận), ông Ngô Xuân Huy (em của nhà thơ Xuân Diệu) với gia đình ông Cù Huy Hà Vũ.

Lẽ ra, một TS Luật thì cần phải gương mẫu chấp hành luật pháp chứ không thể hành xử kiểu côn đồ chợ búa như thế được. 

Về ông Lập, lẽ ra với tư cách là một nhà văn, ông không nên và không được phép có hành động tiếp tay cho RFA để xuyên tạc sự thật như vậy.


2. Về Đơn khẩn báo của Cù Huy Xuân Đức

Thực chất, cái gọi là "Đơn khẩn báo" là của Cù Huy Hà Vũ, nhưng đứng tên con trai là Cù Huy Xuân Đức. Điều này hoàn toàn bình thường, không có gì đáng nói. Bỏ qua việc ông Vũ suy luận hồ đồ khi viết: "Do đó Giấy mời này là bước chuẩn bị cho việc đập nhà trái pháp luật nhà của gia đình tôi trong vài ngày tới", thì ở đây có 2 điều đáng quan tâm:

Thứ nhất, ông Đức nói nhà ông "không có bất cứ công trình nào, vì thế không có vi phạm nào về trật tự xây dựng" là sai. Bố con ông Đức định dùng con "chữ" để đánh lận đỏ đen.

Theo Wikipedia: "Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.[1]..."

Cũng theo Wikipedia: "Công trình dân dụng gồm: "Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ;[2]Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa; công trình giáo dục; công trình y tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách; nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh, phát sóng truyền hình; nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại".[2]

Thông tư số 10/2014/TT-BXD "Quy định một số nội dung về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ". Tại Điều 3, mục giải thích từ ngữ có viết chính xác và rõ ràng:
  • 1. Nhà ở riêng lẻ (dưới đây viết tắt là nhà ở) là công trình được xây dựng trên diện tích khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật kể cả trường hợp xây dựng trên lô đất của dự án nhà ở.
  • 2. Công trình liền kề là công trình nằm sát nhà ở được xây dựng, có chung hoặc không có chung bộ phận kết cấu (móng, cột, tường, sàn, mái...) với nhà ở được xây dựng.
  • 3. Công trình lân cận là các công trình ở gần vị trí xây dựng nhà ở có thể bị ảnh hưởng lún, biến dạng hoặc bị các hư hại khác do việc xây dựng nhà ở gây nên.

Ông Vũ là tiến sĩ Luật, và con ông lại không hiểu "công trình" là gì ư? Vậy các ông đang sống ở đâu? 

Thứ hai, ông Đức viết: "chủ nhà là bố tôi, ông Cù Huy Hà Vũ, nên mọi việc liên quan đến nhà 24 Điện Biên Phủ chính quyền phải làm việc với ông Cù Huy Hà Vũ. Khi nào UBND phường Điện Biên gửi Giấy mời ông Cù Huy Hà Vũ làm việc với UBND phường và khi nào ông Cù Huy Hà Vũ có văn bản ủy quyền tôi tham dự họp với UBND phường thì tôi mới có thẩm quyền làm việc với UBND phường".

Vâng, có thể ông Đức nói đúng. Nói "Có thể" là vì tôi không được biết căn nhà 24 Điện Biên Phủ hiện ai là người đứng tên chủ sở hữu. Nhưng có một điều chắc chắn là hiện đang có tranh chấp về quyền quản lý sử dụng nhà, đất giữa bà Trần Lệ Thu (vợ cố nhà thơ Huy Cận), ông Ngô Xuân Huy (em của nhà thơ Xuân Diệu) với gia đình ông Cù Huy Hà Vũ.

Ông nói ông không có thẩm quyền làm việc với UBND phường cũng chứng tỏ ông (cả bố ông) không hiểu luật pháp, và cũng có thể hiểu mà làm ngơ để tạo cớ gây sự với chính quyền.

Ý của ông là nhà số 24 hiện vắng chủ và ông muốn có ủy quyền của bố ông. Nếu đúng vậy thì nhà ông hiện vắng chủ.

Về việc này, không phải bây giờ mà từ lâu, nhà nước đã có văn bản quy định về nhà vắng chủ. Đó là Thông tư số 02/1999/TT- BXD về "Hướng dẫn quản lý nhà vắng chủ giữa cá nhân với cá nhân quy định tại Nghị quyết về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội". Căn cứ vào Thông tư này, ông thuộc dạng được ủy quyền không hợp pháp. Tại mục II Quản lý nhà ở vắng chủ quy định: "Uỷ quyền quản lý không hợp pháp là việc chủ sở hữu có ủy quyền cho người khác quản lý nhà ở của mình nhưng không đúng với quy định của pháp luật về ủy quyền quản lý nhà ở đã nêu trên tại thời điểm ủy quyền. Trước khi đi vắng chủ sở hữu không có ủy quyền hoặc có ủy quyền nhưng không hợp pháp đều được coi là không có ủy quyền quản lý hợp pháp.". 

Ở mục III, về người quản lý sử dụng nhà ở vắng chủ cũng quy định: "Người sử dụng nhà ở vắng chủ: Người đang ở tại nhà ở vắng chủ là người sử dụng nhà ở đó. Người sử dụng nhà ở vắng chủ có thể đồng thời là người quản lý (có tên trong giấy ủy quyền) hoặc là thân nhân của người quản lý nhà (bố, mẹ, vợ, chồng, con, cháu,...) hoặc cũng có thể là người không hề có quan hệ nhân thân gì với chủ sở hữu nhà ở hoặc với người quản lý nhà ở vắng chủ (người ở thuê, ở nhờ, người vào ở nhà vắng chủ do chủ đi vắng không ủy quyền cho ai quản lý v.v...).". 

Như vậy, ông Đức là người quản lý, sử dụng theo dạng ủy quyền không hợp pháp căn nhà 24 Điện Biên Phủ. Và ngôi nhà đó thuộc diện "Nhà ở vắng chủ do tư nhân quản lý".

Với loại "Nhà ở vắng chủ do tư nhân quản lý", theo Thông tư 02, "Khi chưa xác lập xong quyền sở hữu đối với nhà ở vắng chủ (thể hiện bằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở) thì phải giữ nguyên hiện trạng nhà ở đó. Mọi việc mua bán, chuyển nhượng, cải tạo, xây dựng lại nhà ở vắng chủ đều coi là bất hợp pháp và Uỷ ban nhân dân các cấp không thụ lý hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở".

Được biết, căn nhà 24 Điện Biên Phủ do ông Đức quản lý hiện đang có tranh chấp về quyền quản lý sử dụng nhà, đất giữa bà Trần Lệ Thu (vợ cố nhà thơ Huy Cận), ông Ngô Xuân Huy (em của nhà thơ Xuân Diệu) với gia đình ông Cù Huy Hà Vũ. Với tư cách là thân nhân của ông Cù Huy Hà Vũ, ông Đức có trách nhiệm tham gia với tư cách người quản lý sư dụng không hợp pháp. Vì thế, việc UBND phường Điện Biên mời ông để chứng kiến việc "UBND phường Điện Biên tổ chức buổi kiểm tra xác minh hiện trạng công trình tại số nhà 24 Điện Biên Phủ, phường Điện Biên theo nội dung đơn để làm cơ sở xem xét việc xử lý vi phạm về trật tự xây dựng" là hoàn toàn đúng đắn.

Tương tự như vậy, việc ông có "Đơn khẩn báo" gửi công an phường Điện Biên, thì việc công an phường đó mời ông đến làm việc cũng là đúng đắn và đáng hoan nghênh.

Sự việc chỉ đơn giản có thế, vậy tại sao bố con ông Cù Huy Hà Vũ lại phải gửi bài cho Dân Luận để làm rùm beng sự việc?

Câu trả lời không khó, khi Cù Huy Hà Vũ "được chính quyền cho đi Mỹ"đang "lịm dần", và giá trị sử dụng tại nước Mỹ không còn thì việc nhân sự kiện này "hâm nóng" lại tên tuổi là điều dễ hiểu.

Tái xuất kiểu cù nhầy như thế này liệu có nên với một "nhà zân chủ"?

Đây là Giấy mời của công an và UBND phường Điện Biên:



KHÔNG LÀM PHỨC TẠP THÊM TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG

Không làm phức tạp thêm tranh chấp ở biển Đông

(PL)- Ngày 20-10, trả lời báo chí bên lề hành lang Quốc hội về chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh (ảnh) cho biết dù không “hứa” nhưng cả hai bên đều thống nhất không mở rộng, làm phức tạp thêm tranh chấp.

Theo ông Thanh, hai bên thống nhất ký một bản ghi nhớ về kỹ thuật để thiết lập đường dây liên lạc thường xuyên trực tiếp giữa hai bộ trưởng Quốc phòng để khi có va chạm xảy ra trên biển thì có thể trao đổi, kiểm soát được những diễn biến trên biển, tránh xung đột.

. Trong chuyến thăm và làm việc lần này, hai bên có bàn việc phía Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cũng như chuyện hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981?

+ Chúng tôi có trao đổi là phải giữ nguyên hiện trạng, phải thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Quan điểm chung là không mở rộng tranh chấp.

. Phía Trung Quốc có đưa ra cam kết, lời hứa nào về việc giữ nguyên hiện trạng?

+ Hứa thì không hứa nhưng hai bên đều thống nhất phải thực hiện DOC - nghĩa là không mở rộng, làm phức tạp thêm tranh chấp. Còn hiện nay trên biển Đông, nói thật là các bên đều có xây dựng. Đài Loan cũng xây dựng, Philippines cũng tiến hành xây dựng đường băng, Malaysia có xây dựng và Việt Nam cũng có xây dựng. Các hoạt động xây dựng này đều là tôn tạo, nâng cấp, mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, cho các lực lượng đóng quân để bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão, bảo đảm điều kiện sinh hoạt trên đảo. Tuy nhiên, nguồn lực của ta còn có hạn nên việc xây dựng quy mô chưa lớn như Trung Quốc.

. Nhiều chuyên gia lo ngại hướng xây dựng của Trung Quốc có thể hình thành một căn cứ quân sự tấn công, đe dọa hòa bình trong khu vực. Quan điểm của ông về vấn đề này?

+ Các nhà nghiên cứu dự báo thôi, còn đương nhiên bên nào tiến hành xây dựng thì đó cũng là một căn cứ quân sự. Quan trọng là phải thống nhất với nhau giữ cho được môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, tránh dùng vũ lực.

THÀNH VĂN ghi

NGOẠI GIAO CON ĐƯỜNG TƠ LỤA VÀ SỰ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ

Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử


Tác giả: Tansen Sen | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Gần đây, các báo đài bắt đầu đưa tin về khái niệm đầy lãng mạn “Con đường Tơ lụa” lịch sử mà các đoàn lữ hành trên lưng lạc đà đã đi qua giữa những ngọn núi và sa mạc Trung Á, cũng như tọa đàm về việc tái lập các mạng lưới hàng hải trên Ấn Độ Dương mà Đô đốc hải quân Trung Quốc Trịnh Hòa đã bảy lần dẫn hạm đội của mình băng qua. Nhằm nhấn mạnh vai trò lịch sử của Trung Quốc như là biểu tượng của hòa bình và thịnh vượng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ra sức thúc đẩy các tuyến đường thương mại cổ xưa, gần đây nhất là trong các chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới các nước Trung và Nam Á.

Tuy nhiên, có một vấn đề nhỏ trong chiến dịch dựa trên lịch sử này của Trung Quốc: lịch sử đang bị bóp méo.

Tháng Chín năm 2013, chưa đầy một năm sau khi đảm nhận vị trí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến chính sách đối ngoại mới được gọi là “Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa.” Trong một bài diễn văn tại Đại học Nazarbayev ở Kazakhstan, nhằm kêu gọi hợp tác và phát triển khu vực Á-Âu thông qua sáng kiến Con đường Tơ lụa mới này, Tập Cận Bình đã nêu ra năm mục tiêu cụ thể: tăng cường hợp tác kinh tế, cải thiện kết nối đường bộ, xúc tiến thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi cho chuyển đổi tiền tệ, và thúc đẩy sự giao lưu giữa người dân với nhau.

Một tháng sau, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 16 được tổ chức ở Brunei, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đề xuất việc xây dựng một “Con đường Tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 để cùng nhau thúc đẩy hợp tác hàng hải, kết nối, nghiên cứu khoa học và môi trường, và các hoạt động khai thác hải sản. Vài ngày sau đó, trong bài phát biểu trước Quốc hội Indonesia, Tập Cận Bình đã lên tiếng ủng hộ ý tưởng này và tuyên bố Trung Quốc sẽ đóng góp kinh phí để “phát triển mạnh mẽ quan hệ đối tác hàng hải trong một nỗ lực chung nhằm xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển của thế kỷ 21,” kéo dài từ bờ biển Trung Quốc đến Địa Trung Hải.

Trong cả hai bài phát biểu trên, Tập Cận Bình đều nhấn mạnh mối liên kết hữu nghị trong lịch sử giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực và ám chỉ rằng những đề xuất của ông đều hướng đến việc thiết lập lại các mối quan hệ hữu nghị cổ xưa trong một thế giới toàn cầu hóa và hiện đại. Tại Kazakhstan, ông cho rằng sứ thần Tây Hán Trương Khiên đã “gánh vác sứ mệnh hòa bình và hữu nghị,” đồng thời mở ra cánh cửa liên lạc Đông-Tây và thiết lập nên “Con đường Tơ lụa.” Tại Indonesia, ông đã tán dương Đô đốc Trịnh Hòa nhà Minh vì đã để lại “những câu chuyện đẹp về mối giao lưu hữu nghị giữa dân tộc Trung Quốc và Indonesia.”

Thế nhưng, Tập Cận Bình đã không hề đề cập đến những bi kịch xung đột và nỗ lực nhằm truyền bá một trật tự thế giới dĩ Hoa vi trung (lấy Trung Quốc làm trung tâm – NBT). Đồng thời, nhằm khắc họa quá khứ như là một giai đoạn lịch sử không tưởng, mục đích chuyến đi của sứ thần Trương Khiên tới các nước được gọi là Tây Vực cũng bị bóp méo.

Nhà Hán đã phái Trương Khiên đi tìm đồng minh nhằm chống lại Liên minh Hung Nô hùng mạnh, địch thủ hàng đầu của Đế chế Tây Hán. Với các chính sách bành trướng, nhà Hán đã góp phần biến những người Hung Nô du mục thành một thực thể bán nhà nước[1] vốn đã luôn đối đầu với các lực lượng người Hán. Năm 138 TCN, nhà Hán phái Trương Khiên tới Trung Á để tìm người Nguyệt Chi[2] theo hành trình của người Hung Nô trước đó. Tuy nhiên, sứ mệnh của ông đã thất bại, ông bị người Hung Nô cầm tù và bị ép hôn với một nữ nhân trong tộc. Trốn thoát sau 10 năm bị giam cầm, ông nhận ra rằng người Nguyệt Chi không hề quan tâm đến việc thành lập liên minh quân sự (với nhà Hán để chống người Hung Nô). Đóng góp duy nhất của Trương Khiên cho triều đình nhà Hán là biểu tấu về các thể chế và tộc người trong khu vực Trung Á.

Tương tự, hình ảnh của Đô đốc Trịnh Hòa như là một sứ thần của hòa bình và hữu nghị cũng có vấn đề. Trên thực tế, Đô đốc Trịnh Hòa đã sử dụng vũ lực trong bảy chuyến thám hiểm từ năm 1405 đến năm 1433 tại các vùng lãnh thổ mà nay là Indonesia, Malaysia, Sri Lanka, và Ấn Độ, nhằm phong chư hầu và kiểm soát hành lang chiến lược trên Ấn Độ Dương. Trịnh Hòa đã can thiệp vào việc triều chính của Sri Lanka và Indonesia, sau đó đưa tù nhân về Nam Kinh, kinh đô nhà Minh. Thực tế ban đầu Hoàng đế Vĩnh Lạc phái Trịnh Hòa ra biển Tây là để nhằm truy lùng đứa cháu trai đã bị chính Vĩnh Lạc soán ngôi, đồng thời truyền bá nền văn minh Trung Hoa. Trong quá trình thám hiểm, Trịnh Hòa đã thu phục rất nhiều vị vua chúa về làm chư hầu dưới trướng của Vĩnh Lạc cùng với các vật phẩm triều cống. Các chuyến đi này sau đó đã bị dừng lại bởi chúng hóa ra là quá tốn kém và, dưới góc nhìn của các triều thần, đã trao quyền quá mức cho một hoạn quan như Trịnh Hòa.

Đế chế Hán đã sử dụng chiến thuật tương tự tại Trung Á, đặc biệt là tại các vị trí chiến lược trên những tuyến đường thương mại. Do đó, chẳng có tuyến đường bộ hay hàng hải nào, gọi chung là Tuyến đường Tơ lụa, cho thấy sự giao lưu hòa bình hoặc thúc đẩy tình hữu nghị thông qua sự hiện diện của Trung Quốc như các bài phát biểu đã nêu.


Cũng có một vấn đề với thuật ngữ “Con đường Tơ lụa” hay “Tuyến đường Tơ lụa.” Nhà địa lý người Đức Ferdinand von Richthofen đặt ra thuật ngữ này vào năm 1877 để chỉ các tuyến đường bộ thương mại cổ xưa xuyên qua Trung Á. Kể từ đó, nhiều tuyến đường kết nối Trung Quốc với thế giới bên ngoài đều được gọi là “Con đường Tơ lụa” hay “Tuyến đường Tơ lụa,” cho dù tơ lụa không phải là sản phẩm đầu tiên, cũng không phải là sản phẩm được giao dịch nhiều nhất trên bất kỳ tuyến đường nào. Ngoài ra, được các học giả Trung Quốc ra sức sử dụng, thuật ngữ này đã đề cao vai trò của Trung Quốc trong các tương tác liên khu vực cận đại một cách vô căn cứ. Điều này là kết quả của việc phớt lờ các ảnh hưởng ngoại lai tới xã hội và kinh tế Trung Quốc trong suốt 2000 năm qua.

Có lẽ, như nhiều người Trung Quốc khác, quan điểm của Tập Cận Bình về Con đường Tơ lụa được định hình bởi hệ thống giáo dục của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không chấp nhận việc phân tích phê phán và diễn giải xác đáng các nguồn sử liệu. Có thể Tập Cận Bình chịu ảnh hưởng bởi nguồn gốc gia đình xuất thân gần kinh đô Tây An của Trung Quốc cổ đại, hay còn được biết đến trong lịch sử là Trường An, địa danh được sử sách công nhận là điểm khởi đầu của con đường tơ lụa trên bộ. Hoặc Tập Cận Bình không nhận thức được những phản ứng tiêu cực mà việc sử dụng chủ nghĩa tượng trưng văn hóa Trung Quốc trong lĩnh vực chính sách đối ngoại đã gây ra ở ngoại quốc. Hoặc cũng có thể ông kiên quyết tiến hành sáng kiến này đến cùng, với sức mạnh kinh tế Trung Quốc đã đạt được trong nhiều thập kỷ qua.

Thế nhưng, một số quốc gia vẫn sẵn sàng chấp nhận những câu chuyện lịch sử bị bóp méo vì những lý do kinh tế.

Ví dụ, năm ngoái Chính phủ Sri Lanka đã tiếp nhận một bức tượng Trịnh Hòa mạ vàng như một món quà từ Hiệp hội Quản lý Du lịch Quốc tế của Trung Quốc. Hai bên tuyên bố rằng Trịnh Hòa và các cuộc thám hiểm của ông đại diện cho những mối quan hệ thương mại và hòa bình cổ xưa giữa Trung Quốc và Sri Lanka. Các chi tiết lịch sử quan trọng đã bị bỏ qua như việc Trịnh Hòa đã thay đổi chế độ vốn có trong khu vực; bắt cóc quốc vương Alaskawera; áp giải ông này về Nam Kinh như một tù nhân. Trịnh Hòa cũng chiếm đoạt Xá lợi răng Phật nổi tiếng tại Kandy, một biểu tượng xa xưa về chủ quyền của Sri Lanka.

Xung đột quân sự cũng đã xảy ra ở Indonesia, nhưng một số tờ báo của quốc gia này lại hoan nghênh đề xuất của Tập Cận Bình và ghi nhận rằng các đề xuất này có thể mang lại “những cơ hội to lớn cho sự phát triển của khu vực.” Một thực tế đã không được nhắc tới là vào năm 1407, Trịnh Hòa đã thay đổi chế độ trên đảo Sumatra bằng cách bắt cóc Trần Tổ Nghĩa, thủ lĩnh địa phương người Trung Quốc bị triều đình nhà Minh coi là cướp biển. Sau khi bị hành hình công khai ở Nam Kinh, Trần Tổ Nghĩa bị thay thế bởi một người đại diện cho lợi ích của triều đình nhà Minh trong khu vực. Cũng năm đó, Trịnh Hòa còn can thiệp vào công việc nội bộ của Vương quốc Majapahit trên đảo Java, dường như để làm suy yếu cường quốc khu vực này của Đông Nam Á.

Cũng giống như những xung đột diễn ra trong các khu vực khác với cùng một mục đích là mở ra một trật tự thế giới hài hòa dưới trướng Trung Hoa Thiên tử, những can thiệp quân sự này mới là mục tiêu của các cuộc thám hiểm do Trịnh Hòa dẫn đầu.

Với dòng tiền và đầu tư dồi dào, sáng kiến Con đường Tơ lụa của chính phủ Trung Quốc có thể thúc đẩy nền kinh tế của nhiều quốc gia châu Á và châu Âu, miễn là các nước này tự nguyện tuyên bố có mối liên kết với đế chế Trung Quốc cổ đại. Còn đối với Trung Quốc, sự thành công của sáng kiến này sẽ mở ra con đường mới cho việc đầu tư nguồn dự trữ tiền tệ khổng lồ của mình, đánh dấu một bước tiến lớn trong công cuộc tái lập trật tự thế giới Trung Quốc cổ đại được biết đến dưới tên gọi thiên hạ, đó là, mọi nơi được biết đến trên thế giới này đều thuộc về một thiên mệnh hoàng đế của Trung Hoa. Trật tự thế giới mới này sẽ không chỉ đơn giản là luận điệu suông, mà còn mang những ý nghĩa quan trọng về địa chính trị.

Tansen Sen (Thẩm Đan Sâm) là phó giáo sư tại trường Đại học Baruch, Đại học Tổng hợp Thành phố New York. Chuyên ngành của ông là lịch sử và các tôn giáo châu Á, ông đặc biệt quan tâm về lĩnh vực quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc, thương mại Ấn Độ Dương, Phật giáo, và khảo cổ học về Con đường Tơ lụa. Ông là tác giả cuốn “Buddhism, Diplomacy, and Trade: The Realignment of Sino-Indian Relations, 600-1400” (University of Hawai’i Press, 2003) và đồng tác giả (với Victor H. Mair) của cuốn “Traditional China in Asian and World History” (Association for Asian Studies, 2012).

Bản gốc tiếng Anh: YaleGlobal

- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2014/10/20/ngoai-giao-con-duong-to-lua-xuyen-tac-lich-su/#sthash.Imv1WxNs.dpuf

Nguồn: Nghiên cứu Quốc tế

TÀU SÂN BAY LIÊU NINH GẶP SỰ CỐ, THỦY THỦ CHẠY THỤC MẠNG

Tàu sân bay Liêu Ninh gặp sự cố làm thủy thủ chạy tán loạn


Tàu sân bay Liêu Ninh

Trong một cuộc thử nghiệm gần đây trên biển tàu sân bay Liêu Ninh nổ lò hơi gây nguy hiểm cho thủy thủ đoàn và phải dừng hoạt động của con tàu. Sự việc trên làm dấy lên lo ngại trong vấn đề hiện đại hóa hải quân Trung Quốc.

Tàu sân bay Liêu Ninh vốn là một biểu tượng cho sức mạnh của hải quân Trung Quốc nhưng nó lại luôn hoạt động không được ưng ý. Điều này dấy lên một mối lo ngại về sức mạnh thật sự của hải quân Trung Quốc.

Trang "War is boring" dẫn nguồn Sina cho biết trong một cuộc tập luyện gần đây, tàu Liêu Ninh đã xảy ra một sự cố nghiêm trọng. "Các đường ống trong lò hơi bị rò rỉ" làm giảm áp buồng đốt dẫn tới con tàu "tắt điện" hoàn toàn. Nước nóng và hơi nước bắt đầu phun ra từ hầm động cơ khiến thủy thủ đoàn phải lập tức di tản khỏi khu vực. May mắn là không có ai bị thương và sau đó thủy thủ đoàn đã cố gắng khắc phục được sự cố.

Tàu Liêu Ninh vốn được hải quân Trung Quốc phục hồi lại từ tàu Varyag vào năm 2005 mà Trung Quốc mua của Ukraine sau khi Liên Xô sụp đổ. Về cơ bản con tàu được đóng lại hoàn toàn (do khi Liên Xô sụp đổ, con tàu chỉ mới hoàn thành phần vỏ) bao gồm các hệ thống điện tử mới, súng phòng không, rada và cả động cơ.

Hải quân Trung Quốc sẽ không " bỏ rơi" Liêu Ninh bất chấp con tàu thường xuyên bị trục trặc kĩ thuật. Liêu Ninh được xem như là một liều thuốc tinh thần cho Trung Quốc nhiều hơn là vũ khí chiến lược. Có thể Liêu Ninh sẽ không bao giờ được sử dụng trong thực chiến nhưng nó là bước đệm tốt cho Trung Quốc học tập kĩ thuật chế tạo và sử dụng tàu sân bay.

Tuy nhiên thất bại trong sự cố động cơ sẽ khiến Liêu Ninh kết thúc sớm sứ mệnh của mình. Điều đó càng làm cho Trung Quốc có thêm động lực thúc đẩy nghiên cứu chế tạo ra tàu sân bay mới thay thế Liêu Ninh. 

Trong thời gian chưa có tàu sân bay xịn, Trung Quốc đang rắp tâm xây phi pháp sân bay đầu tiên của họ tại Trường Sa. Cho đến giờ, Trung Quốc mới có sân bay phi pháp trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Chắc bà không phê?

Khoai@


Tình cờ đọc được bài "Vợ đòi chồng bồi thường tiền "Hao mòn thân thể" trên trang Alobacsi, anh nhớ đến câu chuyện vui:

Hai vợ chồng già tranh luận về chuyện ai sướng nhiều hơn trong hôn nhân. Khi sắp đuối lý, ông chồng lật lại tình thế bằng câu hỏi:

- Bà đã bao giờ bị ngứa cái lỗ tai chưa?

- Thỉnh thoảng, nhưng điều đó liên quan gì tới câu chuyện?

- Thế bà làm thế nào cho khỏi ngứa?

- Tôi ngoáy tai bằng tăm bông.

- Thế cái tăm bông nó sướng hay lỗ tai bà sướng?

Anh cứ nghĩ cấu chuyện trên chỉ là vui vẻ, nào ngờ nó là thực tế. 11 năm phục vụ tình dục cho chồng, chắc bà vợ kia không phê bao giờ?