Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

CHUYỆN BỘ TẾ

Các cô uống thuốc nhiều đã nghe câu "uống thuốc độc giải khát" chưa? Hehe.

Trong cơn xoáy "đập - nâng - nâng - đập" của truyền thông, thượng thư bộ Tế lúng túng hai tay hai súng múa may quay cuồng, nhưng khi chuẩn bị ngắm bắn đối thủ thì lại toàn cướp cò bắn cụ vào chân mình.

Chuyện phối hợp với VOV lắp camera giám sát 12 bệnh viện, chị ví như thượng thư bộ Tế đang cố uống thuốc độc để giải khát hay rút súng tự bắn vào chân mình vậy.

Sẽ không quá khó khăn để nhận thấy sự khó chịu của các bệnh viện khi có một cơ quan truyền thông được phép ngồi chễm chệ trong nhà 24/24h soi mói từ thói ăn đến nết ỉa để báo cáo cho cấp trên. Chuyện tốt là nhẽ đương nhiên, nhưng chuyện xấu chắc chắn là chứng cứ để sắp xếp nhân sự mỗi khi ai đó cần. Hehe. Tất nhiên, chuyện xấu sẽ từ ngang nhiên rút vào bí mật, nơi các camera chẳng thể dõi tìm.

Nhớ năm 1994, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão lần đầu tiên đưa thử nghiệm truyền hình trực tiếp các phiên họp quốc hội. Nhưng không nhiều người biết rằng, trước đó bộ phận thực hiện đã gặp sức ép kinh khủng thế nào của các đại biểu và các thành viên cao cấp Chính phủ. Hàng loạt lí do từ bí mật an ninh quốc gia, uy tín lãnh đạo... được đưa ra để ngăn cản chương trình.

Thậm chí, sự nghiệp chính trị của ekip những người lên í tưởng và thực hiện chương trình có lúc mong manh như chỉ mành treo chuông. Rất may, nhờ khôn khéo và biết tận dụng í kiến của lãnh tụ, chương trình được thực hiện và duy trì đến bây giờ, cần lao được theo dõi và giám sát trực tiếp những vấn đề của đất nước, đồng thời tạo sức ép thực hiện lời hứa của những thành viên chính phủ.

Cho đến hiện nay, trả lời chất vấn đại biểu quốc hội trước truyền hình trực tiếp vẫn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của các thành viên nội các.

Quay trở lại chuyện lắp camera giao thông ở 12 bệnh viện thuộc Bộ. Dù vô tình bắn vào chân, nhưng chuyện này lại mang lại lợi ích lớn cho cần lao. Chắc chắn cảnh ngủ vạ vật ở hành lang, cảnh níu kéo, cò mồi, phang nhau, buôn chuyện của bác sĩ sẽ giảm. Dù sao, có sự giám sát của bên thứ ba là một cơ quan truyền thông cũng khiến y bác sĩ bệnh viện lạnh gáy.

Còn Thượng thư bộ Tế, chắc hẳn bà không lường được những phản ứng ngấm ngầm của nhân viên, nơi vừa là bạn nhưng cũng lại vừa là thù. Trong phản ứng ra, ngoài tấn công vào, việc tái cử nhiệm kì tới cũng hẳn sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Lãnh đạo mang lũ nhân viên mất nết vứt vào miệng lũ hùm beo truyền thông báo chí chắc chắn khó được lòng. Dĩ nhiên. Nhưng quan trọng đéo gì, hàng triệu cần lao bệnh tật sẽ ơn bà. Có lẽ, thế là đủ với một quan phụ mẫu.

Hơn nữa, 32 năm trở lại đây, chẳng phải bộ Tế chả có thượng thư nào ngồi quá hai nhiệm kì hay sao?

Đó gần như là một lời nguyền.

Chị thật.

CHUYỆN ANH HÙNG "RỞM" HỒ XUÂN MÃN BỊ TƯỚC DANH HIỆU

Chuyện anh hùng “rởm” Hồ Xuân Mãn bị “lột” danh hiệu

VOV.VN -Những sơ hở của qui trình xét tặng danh hiệu phải được khắc phục triệt để nhằm đảm bảo không có một anh hùng rởm thứ hai nữa.

Ngày hôm qua (24/10/2014), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Quyết định số 2721/QĐ-CTN về việc hủy bỏ Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đối với ông Hỗ Xuân Mãn, nguyên Ủy viên TW Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế.

Lý do là ông Hồ Xuân Mãn kê khai không đúng thành tích để được phong tặng danh hiệu, nói khác đi là khai man, dối trá với tổ chức và nhân dân.

Quyết định này đã trả lại công bằng cho lịch sử, cho những đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu anh dũng thật, hy sinh thật. Đặc biệt là cho những đồng chí đồng đội từng ở cùng ông Mãn, biết rõ con người thật của ông, sau này, cực chẳng đã, họ lại phải tiến hành một cuộc đấu tranh khác, cũng khó khăn phức tạp không kém thời chiến, để cho xã hội biết được sự thật: ông Hồ Xuân Mãn là một anh hùng rởm. 

Ông Hồ Xuân Mãn. Ảnh: Vietnamnet

Việc ông Hồ Xuân Mãn khai man để được phong anh hùng là một bê bối thi đua khen thưởng. Không cần phân tích nhiều, ai cũng hiểu những tác động rất tiêu cực của vụ bê bối này. Làm sao mà ông Mãn lại có được danh hiệu cao quí đó, và thực ra là còn những danh hiệu khác nữa?

Theo tinh thần thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, những người liên quan trong qui trình xét tặng danh hiệu cho ông Mãn phải chịu trách nhiệm. Quan trọng hơn là sau đây những sơ hở của qui trình này phải được khắc phục triệt để, nhằm đảm bảo không có một anh hùng rởm thứ hai nữa.

Sự trơ tráo của vị cán bộ cao cấp này khiến tôi cứ thắc mắc: Sao người ta lại có thể say danh vọng đến mức ấy? Hình như lâu nay, danh-vọng-có-chứng-nhận được nhiều người dùng như một công cụ để thăng tiến và tư lợi. Có lẽ, nếu đi kèm danh hiệu được tôn vinh, không có các khuyến khích vật chất hay các điều kiện mang lại lợi lộc khác (ví như kéo dài tuổi công tác, thời gian tại vị…) thì chưa chắc người ta đã bất chấp liêm sỉ như vậy?

Cho nên, với những người thuộc diện quan chức có thành tích đáng được tôn vinh, liệu có nên hướng tới một sự “tôn vinh thuần khiết” để tránh tiêu cực hay không?

Điều đáng nói là thời nay, số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý được khen chiếm tỷ lệ cao quá, nhiều nơi là áp đảo. Ít thấy bóng dáng của những người lao động bình thường. Khen thế thực tế có thể cũng không sai, tuy vậy có khi cũng chưa được thuyết phục cho lắm. Nói cách khác là nghe sao sao ấy! 

Có ai đó đã nói nhân dân tinh tường lắm, những người một lòng vì nước vì dân thì dù không có huân chương đỏ ngực nhưng vẫn được dân tin yêu, quí trọng, tôn thờ. Ngược lại, thì chỉ làm bia miệng để người đời khinh bỉ ./.
Phạm Kinh Bắc/VOV.VN

Về Cù Huy Hà Vũ: SỰ THẬT NGÔI NHÀ 24 ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ KẺ BẤT HIẾU, TÂM THẦN HOANG TƯỞNG

Lâm Trực@


Hôm vừa rồi, biết trước đám zận sẽ lu loa, xuyên tạc việc cưỡng chế tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội, Tre Làng có đăng bài "Bố con Cù Huy Hà Vũ lại tái xuất kiểu cù nhầy". Quả nhiên, hôm nay, TS Nguyễn Xuân Diện lại chơi trò "Theo voi hít bã mía", đăng bài "Hôm nay chính quyền HN sẽ cưỡng chế nhà 24 Điện Biên Phủ?", hòng kích động dư luận chống đối, gây bất ổn xã hội.

Để rộng đường dư luận, LâmTrực@ sẽ lần lượt cho đăng những tư liệu chính thống liên quan đến vụ việc này.

Những tư liệu này sẽ lột mặt nạ của Cù Huy Hà Vũ cũng như Nguyễn Xuân Diện cùng đám zân chủ giả hiệu tại Việt Nam.

1.
Trước tiên là "Công văn số 327 V20" gửi Ủy ban Trung ương Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, do Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thu ký Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Khánh Ký, ngày 27/3/1987. Các bạn nên nhớ, văn bản này được ký từ năm 1987, trả lời đề nghị của Ủy ban Trung ương Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam về việc lập phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu từ năm 1986. khi Cù Huy Hà Vũ mới 30 tuổi, chưa có hoạt động chống phá nhà nước. Như vậy, bản thân nó đã chứng tỏ không hề có chuyện chính quyền trả thù Cù Huy Hà Vũ như BBC, RFA và những người tự xưng là các nhà dân chủ ở Việt Nam rêu rao.

2.
Nghiên cứu về nguồn gốc, quá trình quản lý sử dụng và việc triển khai thực hiện các quyết định của thủ tướng chính phủ về nhà đất tại 24 Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, thấy rằng, ngôi nhà này hiện thuộc sở hữu nhà nước, và bản thân Cù Huy Hà Vũ hoàn toàn không phải là chủ sở hữu

Nhà 24 ĐBP là biệt thự 2 tầng, có bằng khoán điền thổ số 150 và khuôn viên đất là 468 m2 do nhà nước tiếp quản sau giải phóng Thủ đô 1954. Sau hòa bình lập lại, ngôi nhà này do Bộ Văn Hóa 9nay là Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch) quản lý và bố trí cho một số hộ gia định sử dụng, gồm: Ông Cù Huy Cận (mất 2005), Ông Vũ Quang Triệu và ông Ngô Xuân Diệu (nhà thơ Xuân Diệu, mất 1985). 


Ngày 27/3/1987, Hội đồng Bộ trưởng có công văn 327/V20 (hình trên) gửi UBTU Liên hiệp Văn Học - Nghệ Thuật VN, thông báo cho lập Nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu tại địa chỉ trên.


Ngày 10/6/1996, VP Chính phủ có CV số 2754/KGVX gửi bộ Văn Hóa - Thông tin, thông báo ý kiến của Phó TT Nguyễn Khánh, trong đó có nội dung giao cho Bộ này có trách nhiệm quản lý nhà Lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu và có đoạn: "Bộ có thể ủy nhiệm cho ông Cù Huy Cận trực tiếp trong nom Nhà lưu niệm này, nhưng phải kiểm kê đầy đủ các hiện vật là di sản của nhà thơ Xuân Diệu còn để lại; đồng thời có các quy định cụ thể của Bộ về việc bảo quản các hiện vật sau này".


Như vậy, ngôi nhà 24 Điện Biên Phủ không phải của ông Cù Huy Hà Vũ, và càng không phải ông là người kế thừa hợp pháp duy nhất như ông Cù Huy Xuân Đức công bố.


Chính vì thế, Đơn khẩn của Cù Huy Xuân Đức, lại một lần nữa chứng tỏ thói sự tham lam, bất chấp luật pháp, và những quy tắc ứng xử xã hội của gia đình Cù Huy Hà Vũ. Mặt khác, chính lá đơn này, đã tố cáo sự non kém về luật pháp của ông tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, và tố cáo thái độ xuyên tạc, bóp méo sự thật của những kẻ "xuých chó bụi rậm" như Nguyễn Xuân Diện hay RFI.


Do bài viết dài, những tư liệu hình ảnh sẽ được công bố trong entry tiếp theo. 



3.
Để hiểu sâu hơn, mời các bạn đọc bài của tác giả Hoàng Đức Tâm đăng trên Trường Sa- Hoàng Sa Việt Nam với tự đề: "Cù Huy Hà Vũ đứa con bất hiếu, tiến sĩ luật tâm thần, hoang tưởng"

Có một người từng nói rằng, nếu anh ta (Cù Huy Hà Vũ) không phải là con trai của nhà thơ nổi tiếng Huy Cận, không phải là con nuôi của ông thánh thơ tình Xuân Diệu thì có lẽ anh ta cũng chỉ là một tên côn đồ, lưu manh sống vất vưởng, lê la trên vỉa hè Hà Nội. Không thể khác hơn được, vì tính khí ngông cuồng, xấc xược và bất hiếu, côn đồ của anh ta ngay từ bé đã hư hỏng quá quắt, theo đúng lời người xưa nói: “cha làm thầy, con đốt sách”.

Người Hà Nội đúng chất là những người rất biết tôn vinh những giá trị đích thực đã làm nên các giá trị nhân văn cho đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, nhưng sẽ không bao giờ chấp nhận sự bất trung, bất hiếu, không chung thủy của con người mang danh Hà Nội cho dù là người nổi tiếng đến đâu đi nữa. Cù Huy Hà Vũ là một loại người bất hiếu, vô đạo như thế.

Kiện bố ruột, đòi nhà cho vợ bán cà phê

Cách đây mấy năm, người dân Hà Nội từng xôn xao vì cuộc chiến pháp lý tranh chấp quanh ngôi nhà của cố thi sĩ Xuân Diệu. Mà người gây ra cuộc “nồi da xáo thịt này” không ai khác là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cùng vợ là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà kiện bố đẻ là nhà thơ Cù Huy Cận để giành quyền sở hữu căn nhà. Còn nhớ, lúc sinh thời ông vua thơ tình Xuân Diệu từng viết:

“Nhà tôi hăm bốn Cột Cờ
Ai yêu thì đến hững hờ thì qua”

Hai câu thơ ấy Xuân Diệu làm từ những năm 60 của thế kỉ trước để giới thiệu về tư gia. Phố Cột Cờ ngày xưa nay là phố Điện Biên Phủ. Ông vua thơ tình Việt Nam Xuân Diệu cũng đã hóa ra người thiên cổ từ lâu. Cù Huy Hà Vũ là con trai của nhà thơ Huy Cận và bà Ngô Thị Xuân Như (vợ cả). Bà Xuân Như là em gái ruột của cố thi sĩ Xuân Diệu thuộc dòng dõi Ngô Đức Kế nổi tiếng ở làng Trảo Nha cũ, nay là Nam Sơn, Can Lộc, Hà Tĩnh. Vì vậy mà nhà thơ Xuân Diệu còn có bút danh Trảo Nha. Do nhà thơ Xuân Diệu không có con cái, kể từ sau khi ly dị vợ là nữ đạo diễn Bạch Diệp, ông sống độc thân cùng với gia đình người bạn tri kỷ, tri âm Huy Cận từ thuở thiếu thời nên coi Cù Huy Hà Vũ như là con nuôi, vừa là cháu ruột gọi Xuân Diệu bằng cậu (miền Nam) hoặc bác theo người miền Bắc. Nhà thơ Xuân Diệu đột ngột qua đời năm 1985 không để lại di chúc, trăn trối gì.

Cù Huy Hà Vũ, sinh ngày 02 tháng 12 năm 1957 tại Hà Nội, nguyên quán xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh tốt nghiệp Tiến sĩ luật nước ngoài và nhiều bằng cấp khác. Năm 2002, Bộ VHTT ra Quyết định số 21/2002-QĐ về việc thu hồi một phần diện tích nhà đất từng là nơi ở của cố nhà thơ Xuân Diệu và cũng là nơi ở của gia đình Cù Huy Hà Vũ hiện sinh sống, tại số 24 phố Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, TP. Hà Nội để làm “Phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu”. Vào tháng 3-2008, UBND Quận Ba Đình, mời Cù Huy Hà Vũ dự họp nghe thông báo về việc “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và UBND TP Hà Hội về việc thu hồi một phần diện tích nhà đất tại số 24 đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình để làm Phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu…”. Tại cuộc họp có lập biên bản khẳng định “Tổ công tác yêu cầu ông Vũ thực hiện quyết định trên, bàn giao xong trước ngày 27/3/2008”. Cù Huy Hà Vũ đã viết nhận quyết định trên do UBND quận Ba Đình trao và viết thêm “đây là lần đầu tiên tôi được trao quyết định này. Đây là một quyết định trái pháp luật”.

Tiếp theo là những đơn khiếu nại kiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hoá & Thông tin là hoàn toàn trái pháp luật, cụ thể là Luật Di sản văn hóa… trái pháp luật về Thừa kế, về Đất đai, Nhà ở…”. Ông Cù Huy Hà Vũ cho rằng “Luật Di sản văn hóa chỉ quy định về thành lập bảo tàng… chứ không quy định về thành lập Phòng lưu niệm”. Bằng nhiều lập luận “giả sử” ông này cho rằng “di sản của nhà thơ không thuộc sở hữu của Nhà nước mà thuộc sở hữu của cá nhân tôi (Cù Huy Hà Vũ) với tư cách người thừa kế duy nhất của nhà thơ” và “chỉ có tôi với tư cách người thừa kế Nhà thơ Xuân Diệu mới có quyền lập hồ sơ đề nghị thành lập bảo tàng Nhà thơ Xuân Diệu (bảo tàng tư nhân) gửi đến người có thẩm quyền”.

Trước đây đã lâu, từng xảy ra tranh chấp ngôi nhà số 24, vào ngày 16-7-1996, Phó Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Quyết định khẳng định: “Ba hộ gia đình hiện đang ở ngôi nhà này (ông Cù Huy Cận, Cố Nhà thơ Xuân Diệu và ông Vũ Quang Triệu) vẫn được ở nguyên trạng nhưng được phân chia ranh giới cho từng hộ gia đình có lối đi riêng…”. Tiếp tục chống lại Nhà nước, ông Cù Huy Hà Vũ quy kết quyết định của “Bộ trưởng Văn hóa Thông tin là hoàn toàn mâu thuẫn với việc… đã chính thức công nhận tôi (Cù Huy Hà Vũ) là người thừa kế nhà thơ Xuân Diệu thông qua việc cấp cho tôi vào ngày 13-2-1995 “Giấy chứng nhận đăng kí bản quyền tác phẩm” trong đó ghi rõ “Chủ sở hữu bản quyền tác giả Xuân Diệu: Cù Huy Hà Vũ (người thừa kế)”. Nhưng các “Giấy chứng nhận Đăng ký bản quyền tác phẩm” đều có chữ ký của ông Thượng Thuận, Giám đốc Cơ quan bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, kèm theo dòng chữ đánh máy “Theo đơn ngày 23/12/1994 của bà Ngô Thị Xuân Như và ông Ngô Xuân Huy là hai em ruột nhà thơ Xuân Diệu… chứng nhận Hà Vũ là con nuôi Xuân Diệu”. Thi sĩ Xuân Diệu mất khá đột ngột ngày 18-12-1985 tại Bệnh viện Hữu Nghị, không vợ và con đẻ, cũng không để lại di chúc thừa kế nên phát sinh vụ kiện tranh chấp pháp lý căn nhà 24 phố Điện Biên Phủ và kéo dài nhiều năm kể cả sau khi những bậc cha chú cậu qua đời. Bố đẻ của Cù Huy Hà Vũ, nhà thơ Huy Cận đi thêm bước nữa với bà Trần Lệ Thu (con gái ông chủ hãng dệt Đại Tân), danh tiếng ở số 124 Bà Triệu, trong tuần lễ vàng năm 1946 đã hiến tặng Chính phủ 400 lượng vàng. Hà Vũ quay sang kiện luôn bố đẻ của mình là nhà thơ Huy Cận để giành toàn quyền sở hữu căn biệt thự số 24, nhưng Hà Vũ không thực hiện làm phòng lưu niệm cho nhà thơ Xuân Diệu.

Trong khi luôn miệng xưng danh “con nuôi” nhà thơ Xuân Diệu, nhưng không hề có bất cứ một loại giấy tờ gì để chứng minh Xuân Diệu nhận con nuôi điều này đã được Bộ Tư pháp xác nhận. Vậy mà, nghi ngờ bố ruột giành lấy phần nhà cũ Xuân Diệu cho vợ hai, Cù Huy Hà Vũ lập tức viết đơn kiện bố ruột ra tòa. Cuộc thưa kiện đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ đối với Cù Huy Hà Vũ về việc làm bất hiếu, đáng nguyền rủa này. Nhà thơ Huy Cận ôm nỗi đau theo xuống mồ vì đứa con mất dạy Cù Huy Hà Vũ. Cậu ruột Ngô Xuân Huy, mẹ đẻ Ngô Thị Xuân Như năm xưa từng háo hức làm chứng cho việc Vũ là con nuôi nhà thơ Xuân Diệu để mong có người sau này chăm nom hương khói cũng thất vọng, buồn đau ôm mối hận đứa con cháu “trời đánh” về cõi vĩnh hằng.

Cù Huy Hà Vũ trở thành một Chí Phèo, hắn có thể kiện bất kỳ ai nếu hắn thấy không ưa. Dùng thân phận của vợ là luật sư có văn phòng luật sư, một tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã thật nghiêng mình theo phường lưu manh, phản động kêu gào đòi dân chủ, nhân quyền và sẵn sàng vu cáo, bịa đặt với nhiều thủ đoạn tinh vi để chống phá lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Những vụ kiện không chủ thể, những trâng tráo bị phơi trần, vạch mặt, những thói kiêu căng, tự phụ bị sập đỗ tan tành theo ảo vọng, Cù Huy Hà Vũ đã không còn là một trí thức, con nhà nòi yêu nước, tài hoa nữa, mà y khoác lên mình thứ áo da cừu, da cáo hồ ly suốt ngày cứ rêu rao, huênh hoang về những điều không tưởng. Nếu gọi anh ta là một trí thức mắc bệnh thần kinh thể hoang tưởng thì e rằng quá nhẹ lời, lại không đúng với bản chất côn đồ, lưu manh hóa của Cù Huy Hà Vũ.

BẮT MỘT TRUNG ÚY CSGT NHẬN HỐI LỘ

Bắt một trung úy CSGT nhận hối lộ


(PL)- Theo một nguồn tin, Công an tỉnh Bến Tre vừa khởi tố, bắt tạm giam bốn tháng đối với Nguyễn Quốc Lâm - Trung úy Phòng CSGT Công an tỉnh Bến Tre để điều tra về tội nhận hối lộ.

Trước đó, công an cũng đã khởi tố, bắt giam Bùi Văn Thạch, Nguyễn Hoàng Khanh, Nguyễn Thị Giàu về tội làm giả giấy tờ và đưa hối lộ.

Theo thông tin ban đầu, Thạch, Khanh, Giàu tổ chức thu gom các loại xe tải nhẹ, xe tay ga đời mới từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chưa có giấy tờ chủ quyền. Tiếp đó, nhóm này móc nối với Lâm để lập hồ sơ hợp thức hóa xe và đem bán cho người dân. Sự việc bị phát hiện khi một người dân mua một trong những xe trên gây ra tai nạn ở huyện Bình Đại.

Công an cũng đã tịch thu các loại xe trên và mở rộng điều tra những người có liên quan trong đường dây nhận hối lộ và làm giả giấy tờ này.

Nguồn: HM/Pháp Luật

PHẢI LÒNG MỘT BUỔI SỚM HÀ NỘI

Phải lòng một buổi sớm Hà Nội


Lữ khách phương xa đến thăm Hà Nội, chỉ lưu lại đây ít ngày, thường buông lời phàn nàn về những điều chỉ vô tình bắt gặp: hàng quán kia bán giá cắt cổ, người chủ nọ càu nhàu khó tính, những dòng xe chen chúc nối đuôi vào giờ cao điểm, hay những tài xế taxi cố tình chạy lòng vòng giở chiêu trò với khách. Người ta bận rộn chú tâm và truyền tai nhau những thứ làm họ không vui, ngay cả khi thậm chí chưa từng trải qua, thế mà lại tiếc một chút lắng lòng cảm nhận những điều mà Hà Nội khiến người ta yêu nhất.

Thật sự thì Hà Nội là cả một hộp chocolate ngọt ngào mà mỗi viên lại là một sự bất ngờ, một niềm đáng yêu mà ta chẳng thể ngừng nhấm nháp. Hà Nội mùa thu, Hà Nội của những cơn mưa, Hà Nội của những ngày đông u ám hay Hà Nội của những con phố cổ thơm hăng hăng mùi gạch cũ vào những buổi trưa hè nắng gắt. Nhưng tôi thì, tôi lại yêu hơn cả một Hà Nội của những buổi sáng sớm, một Hà Nội vẫn còn ngái ngủ, êm đẹp, ngọt ngào và thanh tao, đủ để khiến ta trải qua một lần sẽ yêu hơn và yêu mãi.

Đã từ lâu, tôi chẳng thể lên giường ngủ sớm. Một lần cách đây rất lâu, tôi bước chân ra khỏi nhà vào lúc 5 giờ sáng và kể từ đó đến tận bây giờ, tôi ôm trong lòng tình yêu đắm đuối với những buổi sớm của Hà Nội. Những buổi trời còn nhập nhoạng màu ghi, những buổi mà phố không bóng người qua lại, những buổi trời tang tảng sáng gió mùa thu thổi mơn man trên những chiếc lá khô.

Nhiều người yêu Hà Nội khi về đêm, lúc thành phố đang đắm chìm trong giấc ngủ say nồng, lúc những con phố vắng tanh, im lìm chìm trong một nỗi suy tư, đến cả cơn gió cũng chất chứa một nỗi buồn lẻ loi khó hiểu. Nhưng tôi yêu hơn Hà Nội lúc tảng sáng, một Hà Nội chưa tỉnh giấc, một Hà Nội không có nỗi cô quạnh của đêm mà đang hé mở dần những âm thanh của một ngày mưu sinh mới. Nói thế nào nhỉ, tôi yêu những buổi sớm vì những kỷ niệm chất chứa trong tim, nhưng yêu hơn là vì những mùi hương, cảnh vật và âm thanh luôn khiến trái tim tôi rung động mỗi khi được nếm trải.

Tôi yêu những mùi hương buổi sớm. Đó là một thứ mùi không khí, mùi sương trong vắt, thanh khiết đến độ có thể chất đầy chúng vào lồng ngực một cách sảng khoái. Nào đâu chỉ có thế, cái mùi sáng sớm của Hà Nội rất kỳ diệu. Nó trộn lẫn giữa mùi nhựa non hăng hăng từ chồi lá, mùi thơm nồng của vỏ cây đã có tuổi, mùi gạch vữa, xi-măng từ những ngôi nhà Pháp cổ trăm năm. Kỳ diệu nữa, hình như phảng phất trong đó có mùi ấm áp từ nắng sớm mùa hè, và hẳn những đám mây bạc mới ló trên bầu trời xám cũng đã thả vào không khí cái mùi hơi nước man mát của mình.

Tôi thích nhất lúc cùng bạn bè đi quanh hồ Tây vào sáng sớm, thưởng thức trọn vẹn tổng thể cái mùi hương kiều diễm ấy một cách tham lam. Nói ra thì hơi phồn thực, nhưng tôi còn yêu nữa mùi của những hàng đồ ăn sáng. Nó xúi giục ta chỉ muốn sà vào bất cứ một hàng quán ven đường nào và quên hết mọi kế hoạch giảm cân, để ních cho đầy cái bụng. Mùi nồi nước xương mới đun thơm nồng, béo ngậy, thịt gà luộc mới bắc ra béo ngậy mùi da, mùi thịt trắng, thịt bò tái thơm lừng quyện với hành hoa, và trời ơi, mùi thơm ngọt của những viên mọc hay đơn giản chỉ là mùi quả trứng tráng cũng đủ làm vị giác ta ứa nước rồi.

Tôi cũng yêu những âm thanh của buổi sáng sớm. Khi nắng bắt đầu lên, con gà nào đó từ nhà hàng xóm cất những tiếng kêu lục bục khó hiểu, đúng chất “gà thành phố”. Thích nhất là đoạn khoảng 5 giờ sáng, khi trời đã bắt đầu tảng tảng, tiếng một hai con chim nào đó kêu vi vút như một món quà trang nhã cho bất cứ ai đang tận hưởng những khoảnh khắc này. Và rồi, một buổi sáng hiếm hoi nào đó trong mùa hè nhiệt đới, bạn nhắm mắt lại và nghe được tiếng mưa hè lộp bộp. Những âm thanh bình yên, êm ái như một điệu nhạc của Chopin, khác hẳn với sự tĩnh lặng buồn hiu hắt của Hà Nội đêm.

Những ánh nắng sớm đầu tiên của buổi ban ngày bao giờ cũng là những ánh nắng trong nhất, thơ nhất và mộng mơ nhất. Tôi luôn tìm thấy niềm hạnh phúc đặc biệt mỗi khi nhìn ngắm những tia nắng đầu tiên ấy thả mình xuống từng khe cửa sổ. Những tia sáng màu vàng tinh tươm, còn thơm mùi nắng mới lọt vào những khe, những kẽ, những ô cửa sổ, tràn xuống róc rách như một làn suối mát lành, khiến người ta cứ muốn ngắm mãi, muốn đưa tay ra, đắm mình trong thứ ánh sáng thần kỳ đấy và tưởng rằng mình là kẻ may mắn nhất thế gian. Những tia nắng trong lành và xinh đẹp đến mức, nó khiến ta ngây thơ trót đặt tình yêu vào cái thứ gọi là nắng hè, để rồi sau đó chẳng bao lâu, ta chỉ muốn chạy trốn chúng khi phải phơi mình dưới cái nắng ban trưa.

Viết đến đây rồi, tôi có cảm giác hơi “lừa đảo” một chút khi thú nhận với các bạn rằng, buổi tờ mờ sáng cũng là giờ ngủ của tôi. Tôi chỉ xin biện bạch rằng mình đã trót yêu thích nó quá, trót say mê những mùi hương, những âm thanh đó quá, thế nên khi được nhắm mắt đằm mình trong đó, tôi mới thấy giấc ngủ được trọn vẹn. Vẫn còn cái man mát của buổi đêm, vẫn còn tiếng chim hót văng vẳng, mùi hương thanh sạch ngai ngái của buổi sớm phảng phất trong không khí và phía trên đầu là những tia sáng vàng đang chảy xuống chầm chậm, khi đó, tất cả tạo thành một cảm giác thần kỳ và thiêng liêng đến tột độ. Để rồi, khi ta chìm vào giấc ngủ ngay sau đó, ta có cảm giác như tâm hồn mình đã được gột rửa đi phần nào những bụi bẩn của ngày hôm qua, thấy lòng mình nhẹ bẫng như vừa được ban một đặc ân cao quý nhất.

Diệp Nguyễn (thatmah.com)

Bộ trưởng Công an: QUYẾT XỬ LÝ NGHIÊM HÀNH VI BỨC CUNG, NHỤC HÌNH

Bộ trưởng Công an: Quyết xử lý nghiêm minh hành vi bức cung nhục hình


Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang khi báo cáo Quốc hội về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm vào sáng 25/10.

Bộ trưởng Trần Đại Quang báo cáo Quốc hội về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật sáng 25/10 (Ảnh: ND)

Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết, trong thời gian qua, về công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa thành mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ. 

Năm 2014 có nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự. Trước tình hình đó, lực lượng công an đã triển khai nhiều biện pháp, xử lý những phức tạp về an ninh trật tự, phá hoại, kích động, gây rối của các thế lực thù địch… Nhiều loại hình tội phạm giảm nhưng tội phạm trật tự xã hội giảm 1,59%, tội phạm giết người, chống người thi hành công vụ cũng giảm theo.

Tuy nhiên việc kiến nghị khởi tố tăng 7,67% so với 2013. Tội phạm mua bán người, đánh bạc cũng tăng. Khoảng 4.904 băng nhóm đã phát hiện dưới dạng đánh bạc, bảo kê, cá độ bóng đá. Trong năm có khoảng 10 nghìn đối tượng đầu thú và hiện còn 14 nghìn đối tượng bị truy nã.

Cũng trong năm qua, lực lượng công an đã khám phá nhiều vụ án lớn, như đường dây buôn lậu xăng dầu quy mô lớn ở Công ty Hoàng Liên Sơn, vụ buôn lậu 100 nghìn tấn than tại Quảng Ninh sang Trung Quốc. Trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán cũng khởi tố 303 vụ, trong đó có một số vụ án nghiêm trọng xảy ra ở ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng phát triển Việt Nam, hay ở Tập đoàn Thiên Thanh gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Hay gần đây là vụ việc xảy ra ở BQL dự án đường sắt, thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam…

Theo nhận định của Bộ trưởng Quang, tình hình tội phạm đang trở nên phức tạp, nguyên nhân do quản lý nhà nước còn sơ hở về tài chính, đất đai, tài nguyên môi trường. Bên cạnh đó tình hình kinh tế còn khó khăn, thất nghiệp nhiều, các ấn phẩm đồi trụy tràn lan, tình trạng xuống cấp đạo đức trong xã hội cũng đáng báo động. Việc xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu có lúc còn chưa nghiêm.

Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh, sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp, để đảm bảo an ninh trật tự, nâng cao hiệu lực, hiệu quả về KT-XH, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo đảm an toàn các sự kiện chính trị lớn diễn ra.

Ngoài ra, thời gian tới Bộ Công an sẽ tiếp tục chỉ đạo mở các đợt cao điểm tấn công trấn át tội phạm; tăng cường đấu tranh vi phạm tham nhũng, tội phạm kinh tế, gian lận thương mại. Bộ trưởng cũng khẳng định, sẽ quyết xử lý nghiêm minh các hành vi bức cung nhục hình.

Nguồn: Nguyễn Dũng/InfoNet

Về việc xây miếu thờ trong khu kinh tế Vũng Áng

Cuteo@


Việc một doanh nghiệp nước ngoài tự ý xây dựng miếu thờ trong khu kinh tế nằm trên lãnh thổ nước ta được du luận chú ý.  Cá nhân Cuteo@ coi đó là hành vi không chấp nhận được. 

Để rộng đường dư luận, xin giới thiệu 2 bài viết sau từ Báo Công an TP HCM và Báo Tiền Phong.

Công an TP HCM: Lên tiếng về việc xây miếu thờ trái phép ở khu kinh tế Vũng Áng 

(CATP) Liên quan đến việc Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (100% vốn Đài Loan) xây miếu thờ trong Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh), nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng phản đối. Trong đó, nhà sử học Dương Trung Quốc thẳng thắn phát biểu dù đời sống tâm linh cần tôn trọng nhưng phải tuân thủ quy định riêng của mỗi quốc gia... Ông cũng nhấn mạnh chính quyền Hà Tĩnh cần lấy ý kiến các ngành chức năng về vấn đề này.

Ngôi miếu (trong vòng tròn) đã xong phần thô

Cùng quan điểm trên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến cho rằng chính quyền và ngành văn hóa phải vào cuộc làm rõ vấn đề trên vì để một nhà đầu tư nước ngoài xây miếu thờ trên đất Việt Nam là việc phải xem xét một cách thận trọng và nhà đầu tư nước nào cũng phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, đặc biệt là về quản lý văn hóa. 

Được biết từ khi chính thức xây dựng nhà máy thép ở Việt Nam năm 2012, phía Formosa từng xin nhiều cơ chế ưu đãi chưa từng có tiền lệ và tháng 6 vừa qua, công ty này lại đề xuất xây miếu thờ nằm phía trước bên phải tòa nhà hành chính, dài 5,1m, rộng 3,6m, cao 4,5m. Điều đáng nói là mặc dù ngày 11-7 Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ra thông báo không đồng ý nhưng phía Formosa vẫn tiếp tục và đã hoàn tất phần thô.
 
P.V
-------------

Tiền Phong: Formosa coi thường chỉ đạo của Tỉnh ủy Hà Tĩnh

TP - Sau khi Cty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Cty FHS) đề xuất xây dựng miếu thờ tại Khu kinh tế Vũng Áng, Tỉnh ủy Hà Tĩnh thông báo về việc chỉ đạo dừng xây dựng miếu thờ. Tuy nhiên, phía Formosa vẫn cho xây dựng miếu thờ.

Cty FHS xây dựng miếu thờ tại Khu kinh tế Vũng Áng

Ngày 4/6, Cty FHS có văn bản số 1406004/CV-FHS gửi Ban quản lý Khu kinh tế (BQL KKT) Vũng Áng (nay là BQL KKT tỉnh Hà Tĩnh) về việc xin phép xây dựng miếu thờ trong Khu kinh tế Vũng Áng với nội dung “Để an ủi phần nào tâm linh của người dân quanh vùng và nhân viên trong khu vực nhà máy, Cty FHS quy hoạch xây dựng miếu thờ ở phía trước bên phải tòa nhà hành chính của khu sinh hoạt”.

Theo đó, FHS đề xuất xây dựng miếu thờ với diện tích 18m2, rộng 3,6 m, dài 5,1 m, cao 4,5 m.

Sau khi nghiên cứu đề xuất của Cty FHS, và nhận thấy dư luận không đồng tình với đề xuất trên, ngày 7/7, tại cuộc họp giao ban tuần, Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh thống nhất không đồng ý đề xuất xây miếu thờ trong dự án của Cty FHS.

Thông báo số 510-TB/TU (ngày 11/7) của Tỉnh ủy Hà Tĩnh nêu: “Sau khi nghe báo cáo và các thông tin về việc phản ánh của dư luận là không đồng tình với việc Cty FHS đề xuất xây dựng miếu thờ trong dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, nay Thường trực Tỉnh ủy giao Ban Cán sự Đảng ủy nhân dân tỉnh chỉ đạo Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, các sở ban ngành cấp tỉnh có liên quan và huyện Kỳ Anh làm việc để dừng triển khai theo đề xuất xây dựng miếu thờ của Cty FHS; đồng thời kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nội dung trên và báo cáo Thường trực Tỉnh ủy”.

Một lãnh đạo của BQL KKT tỉnh Hà Tĩnh nói rằng, cách đây bốn ngày, BQL KKT tỉnh ký văn bản đình chỉ việc xây dựng miếu thờ của Cty FHS. “Họ tự ý xây thì mình phải đình chỉ”, vị này nói.

Trao đổi với PV Tiền Phong, Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, ông Bùi Đức Hạnh nói: “Xây miếu thờ là việc làm ở trong hàng rào Khu kinh tế, chúng tôi chưa vào đó. Ở trong đó là việc của BQL KKT tỉnh”.

Theo ông Hạnh, trước đó, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh đã nhận được thông báo của Tỉnh ủy Hà Tĩnh về việc không cho xây dựng miếu thờ ở trong Khu kinh tế Vũng Áng.