Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

MỘT CÁI MÁNG LỢN MÀ CẢ QUÊ CHOA, DÂN LUẬN VÀ CHÚ TỄU TRANH ĂN

Kính Chiếu Yêu

Hôm qua (24/10), chính quyền Hà Nội đã chính thức thực hiện quyết định thu hồi 97,4 mét vuông đất tại số nhà 24 Điện Biên Phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ có từ năm 1996 (cách đây đã 18 năm) để làm nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu, giao cho Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội quản lý. Sở dĩ có sự chậm trễ đó là do sự chống đối của Cù Huy Hà Vũ, người sống trong khu đất ấy.

Nói luôn để mọi người rõ, ngôi nhà ở 24 Điện Biên Phủ là một biệt thự 2 tầng có từ thời Pháp trên khuôn viên đất 468 mét vuông, hai mặt đường (Điện Biên Phủ và Trần Phú) do Nhà nước tiếp quản sau giải phóng Thủ Đô năm 1954. Lúc đầu nó do Bộ Văn Hóa quản lý, sau đó Bộ Văn Hóa đã bố trí làm chỗ ở cho 3 người gồm ông Cù Huy Cận (bố đẻ Vũ), Ngô Xuân Diệu (nhà thơ Xuân Diệu) và ông Nguyễn Quang Triệu. Chủ sở hửu là Nhà nước, các hộ ở tại ngôi nhà đó chỉ là người thuê mượn. Nó cũng giống như hàng chục biệt thự cũ khác trên đất Hà Nội.

Năm 1985, nhà thơ Xuân Diệu mất, năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã có quyết định cho “lập phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu tại ngôi nhà 24 ĐBP”. 

Năm 1996, Thủ tướng Chính Phủ đã có quyết định chuyển giao quyền quản lý ngôi nhà cho UBND thành phố Hà Nội và yêu cầu làm các thủ tục về quản lý nhà, đất để giao cho các hộ tại 24 ĐBP theo đúng chính sách nhà ở, đất ở. Gia đình ông Cù Huy Cận được quyền sử dụng 188,8 mét vuông nhà ở trên đất và 277 mét vuông đất lưu không. Phần nhà ở và đất lưu không bé nhỏ còn lại được phân cho ông Nguyễn Quang Triệu và nhà lưu niệm ông Xuân Diệu.

Lòng tham vô đáy, sau khi ông Cù Huy Cận mất, Cù Huy Hà Vũ đã chiếm nốt phần đất 97,4 mét vuông nhà lưu niệm ông Xuân Diệu, cùng 148 mét vuông đất lưu không, xây cửa hàng bán điện thoại di động trái phép trên đất quản lý của Nhà Nước. Mở rộng lãnh địa của mình lên 213 mét vuông nhà và 347,7 mét vuông đất.

Do hành vi ngang ngược đó của Vũ nên UBND thành phố Hà Nội chưa có quyết định cấp nhà, đất cho gia đình Vũ mà vẫn chỉ dừng lại ở quyết định cho ở theo chế độ hợp đồng thuê mướn nhà của Nhà nước để tiếp tục giải quyết, khi nào những tranh chấp đó được giải quyết ổn thỏa mới ra quyết định cấp quyền sử dụng nhà, đất theo diện sổ đỏ. Vì vậy, cho đến nay, Nhà nước chưa hóa giá nhà, chưa chuyển quyền sở hữu nhà và giao quyền sử dụng đất cho gia đình ông Cù Huy Cận. Vũ không phải là diện được nhà nước phân nhà, đất ở 24 ĐBP. Và vì vậy, Vũ không có quyền định đoạt gì trên phần đất và nhà ở 24 ĐBP cả.

Tệ hơn, trước khi mất (2005) ông Cù Huy Cận, hai đời vợ, 4 đứa con (2 đứa với vợ trước, trong đó có Vũ; 2 đứa với vợ sau), vào năm 2001 đã cùng vợ của mình làm “Giấy thỏa thuận” (có công chứng) vào ngày 13/4/2001, phân chia quyền sử dụng nhà, đất cho các con. Trong đó, bà Trần Lệ Thu, vợ sau của ông (mẹ kế của Vũ) chỉ nhận một phòng ngủ chung của hai vợ chồng ở tầng 2. Khi ông Cù Huy Cận mất, Vũ chiếm nốt cầu thang làm mất lối đi của bà nhằm o ép bà Thu ra đi, dẫn đến kiện cáo. Đến nay vẫn chưa giải quyết xong.

Tự nhận là con nuôi của nhà thơ Xuân Diệu (vì chẳng có bằng chứng già cả) nhưng Vũ đã xúc xiểm cả linh hồn của “cha nuôi”mình, vứt hết những vật lưu niệm của ông Xuân Diệu, chiếm nốt mấy chục mét vuông hương hỏa của ông làm nhà riêng của mình.

Vũ là vậy đấy, sự thật là vậy đấy. Chính quyền Hà Nội có quyết định thu hồi 94 mét vuông diện tích chiếm dụng trái phép của Vũ để làm nơi thờ tự và trưng bày những lưu niệm của một nhà thơ tài ba mà người Việt ai cũng biết, ai cũng ngưỡng mộ há dễ không đúng, không có quyền?

Trong lúc dư luận rất đồng tình, ủng hộ, kể cả một số nhân vật cực đoan trong giới “nhân quyền, dân chủ” cũng thấy là phải, nên im lặng thì có 3 kẻ Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Xuân Diện và trang Dân luận hóng hớt đưa tin “lời kêu cứu” từ gia đình Cù Huy Hà Vũ. Diện và Dân luận thì không chấp, nhưng nhà văn Nguyễn Quang Lập mà cũng muốn đập bát hương của ông Xuân Diệu thì quả là bỉ ổi.

Nguồn: Mõ Làng

SAU ĐIẾU CÀY, ĐẾN LƯỢT LÊ QUỐC QUÂN BỘC LỘ MUỐN ĐI MỸ

Dẫn lời từ Lê Quốc Quyết (Em trai của Lê Quốc Quân - người vừa bị kết án 30 tháng tù giam với tội danh "trốn thuế") sau sự kiện Nguyễn Văn Hải (Hải Điếu Cày) được ra tù và sang Mỹ sinh sống BBC cho hay: “Ngày về của anh Quân cũng không còn xa,” ông Lê Quốc Quyết, em ruột ông Quân, nói với BBC Việt ngữ hôm thứ Năm ngày 23/10.

Tuy nhiên, nếu ông Quân được thả trước thời hạn thì ông Quyết nói rằng mong muốn của ông Quân và gia đình là ‘thả vô điều kiện’ và ông Quân ở lại Việt Nam. “Gia đình luôn hy vọng (ông Quân được thả sớm) và anh Quân nhận được sự quan tâm của cộng đồng cũng lớn,” ông Quyết nói. Nếu họ (chính quyền) muốn cải thiện hình ảnh của họ thì họ phải thả anh Quân sớm, thậm chí phải thả trước những người khác nữa", ông nói thêm.

Trên thực tế, tính đến nay, kể cả thời gian Lê Quốc Quân bị giam giữ phục vụ quá trình điều tra thi ông này còn 8 tháng nữa sẽ mãn hạn tù. Điều này cho thấy hoàn cảnh của Quân và Nguyễn Văn Hải hoàn toàn khác nhau (theo bản án được tuyên thì Nguyễn Văn Hải còn 06 năm nữa mới mãn hạn tù. Bỏ qua mặt định lượng về thời gian thi hành án, em trai ông Quân đã bày tỏ yêu cầu sớm trả 'tự do vô điều kiện" và thay vì sang Mỹ như Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải mới đây thì ông Quân sẽ chọn giải pháp ở lại Việt Nam nếu được trả tự do! 

Nói ra điều này thì đủ biết gia đình ông Quân đã có một yêu sách có thể nói là lớn hơn rất nhiều so với bà Nguyễn Thị Dương Hà (Vợ Cù Huy Hà Vũ), Dương Thị Tân, Nguyễn Trí Dũng (Vợ và con của Nguyễn Văn Hải) đưa ra trước khi ông Vũ và ông Hải được ra tù trước thời hạn và sang Mỹ định cư, sinh sống. Điều này có thể xuất phát từ việc gia đình Lê Quốc Quân đã tiếp cận tương đối đầy đủ thông tin về cuộc sống của Trần Khải Thanh Thủy trên đất Mỹ và xem những chuyến đi của Cù Huy Hà Vũ vào tháng 06/2014 và Nguyễn Văn Hải vừa qua là sai lầm và rất có thể Vũ và Hải sẽ nhận phải những bài học đau đớn như Thủy đã từng mắc phải. 

Ấy vậy nhưng, công bằng mà nói thì yêu sách được phát đi từ gia đình Quân sẽ khó lòng có thể thực thi. Nhà nước Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận một điều mà biết trước nó sẽ đi ngược lại quyền và lợi ích của Nhà nước và với cơ chê tự bảo vệ mà Nhà nước nào cũng phải có thì đó là điều hết sức vô lý bởi nó không khác gì 'thả hổ về rừng". Ai sẽ đảm bảo rằng, Lê Quốc Quân nếu được ra tù sẽ hoàn lương, không quay lại con đường cũ với những tội danh tinh vi và xảo quyệt hơn. 

Đương nhiên, với một kẻ luôn tự rêu rao về sức ảnh hưởng của mình đối với giới chính trị trong nước, quốc tế như Quân và cả Lê Quốc Quyết (Em trai Quân) sẽ thừa hiểu yêu sách đó còn lâu mới được Nhà nước chấp nhận. Tuy nhiên, về mặt khách quan mà nói thì đó chưa hẳn là mục đích cuối cùng của gia đình Lê Quốc Quân trong chuyện này. Với một tâm lý thường thấy thì có thể việc Quyết phát đi thông tin ấy nhưng chỉ cần nó được thực thi một nửa. Nghĩa là chỉ cần Nhà nước đồng ý cho Quân ra tù và đi Mỹ thì coi như họ đã hoàn thành ý đồ. Hóa ra đến Mỹ dẫu biết là đầy cạm bẫy và khó khăn nhưng nó cũng đủ sức mê hoặc những nhà dân chủ con lai này!

Phương Nam OP/Loa Phường

CÁN BỘ TỈNH LẺ MÀ CÓ NHÀ Ở TP LỚN, NHẤT ĐỊNH PHẢI KIỂM TRA!

Cuteo@


Nói cho thật, hầu hết quan to (cấp cục, cấp sở trở lên) đều rất giàu. Vì thế, việc kê khai tài sản phải thực hiện nghiêm tục với đối tượng này chứ không phải người dân bao gồm cả cán bộ bình thường. Vì nhóm này không có cơ hội tham nhũng.

Bác Phạm Thường Dân nói: Cán bộ tỉnh lẻ có nhà ở thành phố, nhất định phải kiểm tra là đúng, nhưng chưa đủ. Chả nhẽ cán bộ thành phố lớn có nhà ở tỉnh lẻ thì không "nhất định phải kiểm tra?".

Có cảm giác (chỉ là cảm giác thôi) nói như bác thì cán bộ không được giàu thì phải. Như thế là không công bằng.

Xin giới thiệu bài viết sau, đăng trên InfoNet.

Cán bộ tỉnh lẻ có nhà ở thành phố lớn, nhất định phải kiểm tra!

"Thực tế trước mắt, anh có vài ba căn nhà, nhưng nếu thông tin anh làm ở tỉnh lẻ lại có nhà ở thành phố lớn thì nhất định phải kiểm tra"- ĐBQH Phạm Trường Dân (Quảng Nam) nói bên lề kỳ họp Quốc hội.

ĐBQH Phạm Trường Dân (Ảnh: ND)

Đến nay vụ việc liên quan đến tài sản "khủng" của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền vẫn chưa có kết quả cụ thể. Phải chăng vấn đề tài sản của những cán bộ do Trung ương quản lý bị né tranh?

ĐBQH Phạm Trường Dân: Theo tôi việc kê khai tài sản phải thực hiện khi cán bộ đang đương chức. Sau khi về hưu vẫn phải tiếp tục theo dõi. Anh về hưu nhưng phải có trách nhiệm kê khai tài sản với cơ sở Đảng ở địa phương nơi anh sinh hoạt.

Khi thấy có dư luận không tốt về khối tài sản của cán bộ quá lớn, cấp trên có quyền kiểm tra. Bản thân cán bộ đó phải có trách nhiệm giải trình với tư cách một Đảng viên, bởi nguồn tài sản này bắt nguồn từ khi anh còn đương chức. Nên đã là Đảng viên thì phải kê khai tài sản, dù anh có “hư hay không hư”.

Khối tài sản của cán bộ quá lớn, nhưng khi đương chức việc kê khai tại sao không phát hiện ra? Làm thế nào để xác minh nguồn tài sản đó?

ĐBQH Phạm Trường Dân: Việc xác định nguồn tài sản mà người ta có là việc rất khó. Do đó Đảng viên phải trung thực, nhưng cũng phải kiểm tra cụ thể một số trường hợp có khối tài sản quá nhiều.

Thực tế trước mắt, anh có vài ba căn nhà, nhưng nếu thông tin anh làm ở tỉnh lẻ, lại có nhà ở thành phố lớn thì nhất định phải kiểm tra.

Vụ việc của ông Truyền đã khá lâu mà vẫn chưa rõ, vậy phải chăng vì là cán bộ do Trung ương quản lý nên không ai dám đụng vào?

ĐBQH Phạm Trường Dân: Khi anh Truyền còn đương chức, anh ấy mới thuộc diện cán bộ do Trung ương quản lý, là Thanh tra Chính phủ. Thanh tra chính phủ phải có trách nhiệm báo cáo Trung ương.

Khi anh ấy đã về địa phương, Thanh tra Chính phủ không còn quản lý nữa, mà chỉ làm theo chỉ đạo của Trung ương. Tức là yêu cầu kiểm tra với tư cách một cơ quan thanh tra của Nhà nước.

Khi cơ quan thanh tra đi thanh tra các vụ việc, đặc biệt là tham nhũng, nhưng tại sao khối tài sản của ông Truyền lớn như vậy lại không phát hiện được?

ĐBQH Phạm Trường Dân: Anh truyền trước đây ở Thanh tra chính phủ. Giờ giao cho Thanh tra chính phủ đi kiểm tra là không nên. Việc này có thể giao cho Ủy ban kiểm tra Trung ương sẽ khách quan hơn.

Vấn đề ở đây là làm sao để kê khai tài sản phải chuẩn, đúng chứ không theo kiểu hô hào khẩu hiệu, mà trông chờ vào sự trung thực thì khó. Phải dựa vào các biện pháp để xử lý. Thứ nhất, anh sẽ phải giải trình, nguồn tài sản xuất phát từ đâu? có người được bạn bè cho, tặng, hay do gia đình làm ăn kinh tế…

Ngoài vụ việc của ông Truyền, vừa qua cũng xuất hiện trường hợp khác là Chủ tịch Bình Dương, hay con trai Bí thư tỉnh Hải Dương đều có tài sản khủng. Theo ông việc kê khai tài sản của quan chức hiện nay đã chuẩn chưa?

ĐBQH Phạm Trường Dân: Qua số liệu của thanh tra tôi thấy rằng việc kê khai tài sản cơ bản là chuẩn, nhưng không thể hoàn hảo. Cũng có người giấu, còn lại cơ bản kê khai đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương.

Vậy khi phát hiện tài sản lớn của quan chức như vậy, theo ông thì Trung ương có nên thu hồi số tài sản này không?

ĐBQH Phạm Trường Dân: Thu hồi hay không thì phải tính toán, và phải có chỉ đạo từ Trung ương, chỉ đạo của Đảng, nếu không rất dễ đụng chạm. Liên quan đến tài sản của con người, quyền con người của họ theo tôi phải bàn bạc để có sự thống nhất.

Xin cảm ơn ông!

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương:

Không vụ lợi chắc chẳng ai bổ nhiệm ồ ạt!

Vừa rồi Thanh tra Chính phủ cũng đã xác nhận nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền trước khi nghỉ hưu có ký quyết định bổ nhiệm cán bộ chưa đủ năng lực. Vấn đề này không phải bây giờ mới có, mà trước đây cũng đã có những xì xào, bàn tán ở bộ này, ngành kia.

Nói trách nhiệm thì có trách nhiệm của Bộ Nội vụ, nhưng Bộ này cũng không kiểm soát hết được do thẩm quyền bổ nhiệm là của thủ trưởng cơ quan đó. Trong khi đó lãnh đạo nhiều đơn vị không gương mẫu thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quy trình bổ nhiệm cán bộ để có căn cứ theo nhu cầu thực tiễn, mà cứ bổ nhiệm sai, bổ nhiệm ồ ạt. Mà đa số bổ nhiệm vì vụ lợi là chính, nếu không vì vụ lợi, chắc chẳng bổ nhiệm cán bộ ồ ạt làm gì.

Khi thấy đơn tố cáo hoặc tố giác việc đó, có thể chưa có cơ sở nhưng các cơ quan có trách nhiệm, cơ quan thanh tra, kiểm tra của ngành, của Bộ Nội vụ phải vào cuộc ngay để xác minh xem, căn cứ vào quy định của pháp luật để xác định là có sai phạm trong việc bổ nhiệm cán bộ không.

Cán bộ được bổ nhiệm phải trên cơ sở quy hoạch và trên cơ sở nhu cầu số lượng, trình độ. Những cái đó đều có quy trình, quy định nhưng có điều, họ làm đúng hay không. Qua kiểm tra nếu phát hiện làm không đúng thì phải xử lý ngay. Lâu nay chưa có ai bị xử lý về việc đó cả, điều đó rất là đáng tiếc. Ít nhất anh cũng phải xác định vài vụ để xử lý thật nghiêm khắc, nó sẽ có tính răn đe tốt hơn.

Việc thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng của mình nó vẫn còn rất hình thức. Như kê khai tài sản, anh phải chốt được cái kê khai lần đầu và anh phải theo dõi quá trình tăng lên, giảm đi của khối tài sản người ta có. Thế nhưng từ trước đến nay, ai kê khai gì cứ kê khai mà không có sự xác minh. Việc quản lý tài sản, thu nhập cán bộ, công chức đương nhiệm là đã có nhưng rõ ràng, việc kiểm soát cán bộ sau khi nghỉ hưu bị bỏ trống.

Thành Nam/Nguyễn Dũng (ghi)

TẢN MẠN VỀ VIỆC ĐIẾU CÀY CUỐN XÉO

Khoai@


Nghe tin Hải Điếu Cày đi Mẽo, dư luận đã có nhiều phản ứng. Như thường thấy, các lều zân chủ lại được dịp toang toác, khoác lác, kể công và tự sướng với nhau.

Riêng anh, việc Điếu Cày cuốn gói đi Mẽo là một tin vui. Nói theo cách của các bạn trẻ là "lượn đi cho nước nó trong". Loại như Điếu Cày hoặc đám đại loại thế nên biến khỏi đất nước này, bởi sự tồn tại của chúng làm ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh của loài người. 

Theo anh, Điếu Cày sang Mẽo, nhập vào làng chống cộng ba que với thể loại tâm thần phân liệt như Bùi Kim Thành, Trần Khải Thanh Thủy, hay Cù Huy Hà Vũ là hợp lắm. Hắn lượn đi Mẽo, dân ta sướng, quan chức Mẽo cũng được tiếng là nhân đạo, nhưng người dân Mĩ mới là những người chịu thiệt, bởi tự dưng họ lại phải sống với đám du côn thảo khấu chính trị...

Sau khi Điếu Cày lên tàu bay, siêu nổ Nguyễn Lân Thắng tuyên bố trên FB rằng: "đó là dấu hiệu cho thấy sự tan rã của ĐCS Việt Nam". He he, ngồi đấy mà mơ đi cưng! Cưng có biết câu chuyện này, ai là người đi xin không và ai là người đồng ý thả không?

Phạm Chí Dũng tỉnh hơn và cho rằng việc này có lợi cho Nhà nước, nhưng lại nói rằng, sự kiện này là kết quả việc đánh đổi tù nhân lấy lệnh nới lỏng cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam của Mĩ. Vâng, đó là Dũng nghĩ thế! Còn anh thì cho rằng, tống khứ được hắn là một thắng lợi. Để lâu trong tù, thỉnh thoảng lại "dỗi cơm" với "mất chân mất tay" thì không hay chút nào.

Dương Thị Tân, một kẻ bị Điều Cày đá đít sau một thời làm vợ của anh ta thì phát biểu và được các nhà zân chủ vỗ tay đôm đốp rằng, chẳng có ở đâu trên thế giới chuyện đánh đổi tù nhân như Việt Nam cả. Ngay và luôn, Thị Tân có thể vào google và gõ cụm từ "trao đổi tù nhân" sẽ có hàng triệu kết quả. Nhưng kỳ lạ thay, quốc gia có bề dày lịch sử trao đổi tù nhân lấy tù nhân hoặc lấy thứ gì đó có lợi cho họ lại là Mĩ. Hóa ra, không phải từ bây giờ, Mĩ đã coi tù nhân như hàng hóa thời ăn lông ở lỗ rồi. 

Cũng câu chuyện trao đổi tù nhân nếu có, Dũng đừng buồn khi Việt Nam trao đổi với Mĩ cũng giống như Mĩ trao đổi tù nhân với Taliban. Ngạc nhiên nữa là, không chỉ có Mĩ mới làm thế. Ta đã thấy Israel trao đổi tù nhân với Hamas; Nga trao đổi tù nhân với Ukreine.v.v..Nói gì thì nói, lợi ích dân tộc quốc gia là tối thượng nên việc trao đổi là hoàn toàn bình thường.

Ông Hoàng Chí Đức và một số ông gạo cội bí cháo chộp ngay lấy hình ảnh Điếu Cày đi dép tổ ong để liên hệ với quốc thể. Về điều này, chị Beo nói cực chuẩn: "Beo không muốn viết về những tiểu tiết vớ vẩn Điếu cày vận quần đùi xì líp ra sao, nhưng rồi Beo phát hiện, ngoài quần đùi xì líp thêm dép tổ ong ra, rân trủ ta đếk có thông tin lẫn đêk còn lý tưởng gì để bàn luận. Cạn kiệt và thê thảm hại, chấm hết.". Và: "Ngọai trừ Bùi Kim Thành hiện là ác mộng của tất cả các lọai cờ, kể cả cờ Mỹ, thì tất cả các rân trủ top 2 đã xuất cảnh sang Mỹ đều theo duy nhất một quy trình chưa ai lạc : Ồn ào dăm bữa nửa tháng, như một lon Bò húc tiếp sức cho cảnh chống cộng sức già tàn lực chi kiệt. Tần xuất thưa dần rồi tắt, cả tiếng lẫn hình".

Anh nghĩ Nguyễn Văn Hải Điếu Cày không phải là ngoại lệ. Điếu Cày xa Tiên Lãng thì có thổi phù phù cả ngày cũng không ra hơi. Tương lai không xa, hắn sẽ buộc phải nhận xuất thực phẩm bố thí cho những kẻ vô gia cư nhưng láo lâu ngu bền.

Trái với sự nóng bỏng trên facebook của các anh chị dân chủ trong ngoài nước, phía cộng động chống rận có vẻ thờ ơ, chỉ có một vài bài viết thể hiện sự hoan hỉ, ủng hộ chính quyền "xuất khẩu" hết đám zân chủ này.

Có ý kiến cho là Điếu Cày đi Mẽo "chỉ có giá như như một liều doping cho các chính khách hai phía xoa dịu dư luận, thuận buồm cho các mặc cả về kinh tế, chính trị, như một thứ “bôi trơn” chính sách đối phó với "cuốc hội" của Chính phủ Mỹ"; nêu ra vấn nạn khi quan chức Việt luôn sẵn sàng "xuất khẩu" đám dân chủ đi Mỹ và quan chức Mỹ thì luôn phải cân nhắc, lựa chọn khi bắt buộc phải chiều lòng “cuốc hội” tiếp nhận thêm công dân về nước mình!

Điếu Cày chấp nhận viết đơn xin đi Mĩ, dù với lý do nào đi chăng nữa thì nó cũng chỉ chứng tỏ một điều y là một kẻ cơ hội vào tráo trở. 

Khi tới sân bay Los Angeles, y ráo hoảnh: "Quyết định đi Mĩ không phải là do tôi, mà là quyết định của chính phủ Hoa kì". Trong khi đó Bộ Ngoại giao Hoa Kì nhấn mạnh: "Chính ông Điếu Cày muốn đi Mĩ". Đó là câu trả lời cực ngu trước truyền thông!


Và câu trả lời của Hải Điếu Cày làm người Mĩ ngạc nhiên về thái độ lật lọng đến không ngờ của y.

Bản chất của Điếu Cày là thế: Tráo trở và lật lọng!

Đến đây, xin mượn nhời bác Biên Cương để nói về chuyện xuất khẩu Điếu Cày: "Quan hệ Mỹ Việt không ảm đạm như các anh chị zân chủ tưởng tượng, những gì trong lộ trình vẫn cứ tiến, các anh chị zân chủ được xem như "món hàng", "đồ chơi" cho các chính khách hai bên không bị thất nghiệp. Mỹ vẫn tiếp tục trò chơi dân chủ, Việt vẫn tiếp tục giữ vững chính thể và chờ đợi các cuộc mặc cả mới…


Nói Mỹ muốn bảo kê cho các nhà zân chủ, Việt muốn xuất khẩu các nhà zân chủ đều không đúng. Đó chỉ là thứ hệ quả của trò chơi dân chủ chẳng ai muốn, là tình huống dở khóc dở cười đối với kẻ bày ra trò chơi và người bị buộc kéo vào trò chơi này mà thôi. Chỉ thương những con rối, không biết mình biết người, rốt cuộc trở thành kẻ lạc loài, lạc lõng, người bình thường thì gọi họ là những "con bệnh hoang tưởng" !!!


Lời khuyên cho Hải, chẳng hi vọng được gì ở Việt Tân hay đám cờ vàng ba sọc cực đoan đâu. Hãy trở về mặt đất mà cày mà cuốc, may ra có cái bỏ vào miệng. Thiên đường zân chủ là như thế đấy!

BI HÀI THIẾU NỮ BỊ XỬ TỘI HIẾP DÂM

Bi hài vụ thiếu nữ bị xử tội hiếp dâm

Nhận thức kém, thiếu hiểu biết khiến thiếu nữ gốc miền Tây vướng vòng lao lý bởi một tội danh vốn “lạ lẫm” với phái nữ: hiếp dâm trẻ em. Phía sau vụ án là một câu chuyện bi hài, chua xót do sự thiếu quan tâm, giáo dục con cái của các bậc phụ huynh.

Xúi trẻ làm bậy

Theo nội dung vụ án, Nguyễn Minh Tâm (SN 1997) và em L.T.T.M. (SN 2000, đang là học sinh tiểu học) quen biết rồi yêu nhau vào năm 2011. Lúc đó, dù Tâm mới 17 tuổi còn M. ở độ tuổi 11 nhưng cả hai vẫn thường xuyên hẹn hò đến nhà của Trương Thị Mỹ Châu (SN 1991) tại xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp chơi.

Trưa 29/4/2013, Tâm nhận được tin nhắn của M. rủ đến nhà Châu chơi như bao lần khác. Khoảng 13h, Tâm đến nơi, lúc này chỉ có Châu ở nhà. Tâm ngỏ lời xin Châu một viên thuốc ngừa thai cho “người tình nhí” và bảo Châu hãy đưa trực tiếp cho cô bé vì là phụ nữ họ sẽ dễ nói chuyện với nhau.

Bị cáo Châu tại phiên tòa

Lát sau, M. có mặt. Theo lời Tâm, Châu bảo M. uống một viên thuốc tránh thai do mình chuẩn bị sẵn. Uống thuốc xong, cả 3 lên giường nằm nói chuyện. Do chiếc mền quá nhỏ không đủ che cho cặp đôi trẻ tuổi nên Tâm nhờ Châu ra ngoài lấy thêm một chiếc nữa. Không hiểu sao Châu lại xúi Tâm giao cấu với M. còn mình thì quay mặt vào tường chơi game trên điện thoại.

Gần một tuần trôi qua, cô bé M. tiếp tục theo Tâm xuống nhà bà ngoại Tâm ở An Giang chơi và qua đêm tại đó. Con gái bỗng dưng “biến mất”, cha mẹ M. tá hỏa đi tìm, gạn hỏi mới tỏ tường sự việc. Họ làm đơn tố cáo gã choai đã dụ dỗ con mình. Vào thời điểm trở thành “đàn bà”, bị hại M. mới 12 tuổi 6 tháng.

Ngày 15/10/2013, Tâm bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi phạm tội. Từ lời khai của Tâm và bị hại M., ba tháng sau Châu cũng bị bắt tạm giam vì liên quan trong vụ án.

Tháng 6/2014, Tâm và Châu bị đưa ra xét xử về tội “hiếp dâm trẻ em”. Dù Tâm là kẻ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội nhưng khi vụ án xảy ra Tâm chưa đủ 16 tuổi nên bị cáo chỉ bị tòa tuyên phạt mức án 8 năm tù. Đối với Châu, bị cáo chỉ thừa nhận có đưa thuốc tránh thai cho M. nhưng dù vậy hành vi đó vẫn là đồng phạm trong vụ án. Lúc phạm tội, Châu đã thành niên nên bị cáo phải lãnh án 9 năm tù.

Bi hài phía sau vụ án

Đứng trước vành móng ngựa tại phiên tòa phúc thẩm hôm ấy, Châu ngơ ngác khi được tòa gọi lên thẩm vấn. Nhìn gương mặt non nớt, cặp mắt buồn rười rượi và mái tóc cột cao không ai nghĩ cô gái ấy đã có chồng từ nhiều năm trước.

Trình bày lý do kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, Châu luống cuống trình bày: “Bị cáo xin tòa xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Bị cáo không biết việc đưa thuốc tránh thai cho M. là vi phạm pháp luật. Bị cáo sinh năm 1995 chứ không phải năm 1991 như trong giấy khai sinh của bị cáo. Khi phạm tội bị cáo cũng chưa đủ tuổi thành niên”.

Lời khai trên của Châu khiến phiên tòa bỗng rẽ sang một hướng khác. Bởi lẽ, theo quy định của luật, độ tuổi của bị cáo là cơ sở rất quan trọng để xem xét, quyết định mức hình phạt.

“Vậy gia đình bị cáo có mấy anh em?” – “Dạ, hai anh em ạ”. “Anh bị cáo sinh năm nào?” – “Anh bị cáo sinh năm 1992”. “Anh bị cáo sinh năm 1992, tại sao bị cáo lại sinh năm 1991?” – “Dạ, bị cáo sinh năm 1995 nhưng khi bố mẹ lên xã làm giấy khai sinh họ ghi lộn”. “Vậy bị cáo được mẹ sinh ở nhà hay ở bệnh viện?” – “Bị cáo không biết”.

“Vậy bị cáo tuổi con gì?” – “Bị cáo không nhớ”. “Bị cáo lấy chồng năm bao nhiêu tuổi?” – “Dạ, khi 17 tuổi”. “Bị cáo lấy chồng được mấy năm rồi?” – “Bị cáo không nhớ”. “Hôm nay gia đình bị cáo có ai có mặt tại tòa không?” – “Dạ không, nhà không có tiền để mua vé xe lên ạ”…

Quá sợ bản án 9 năm tù, Châu luôn khẳng định mình sinh vào năm 1995 chứ không phải năm 1991 như trên giấy tờ pháp lý. Cặp mắt rơm rớm nước, Châu run run khi trả lời thẩm vấn. Hỏi về chính mình và gia đình mình nhưng điệp khúc “không nhớ, không biết” được cô gái lặp lại nhiều lần, có những câu trả lời ngô nghê của bị cáo khiến người dự khán phải bật cười.

Nếu những gì Châu nói là sự thật thì chồng của Châu có nguy cơ đối diện với tội “giao cấu với trẻ em”. Đó cũng là điều mà một cô gái thiếu hiểu biết như Châu không hề nghĩ tới. Từ lời khai của Châu, sau khi hội ý, HĐXX tuyên hoãn phiên tòa để xem xét về tình tiết mới.

Nhìn các bị cáo lủi thủi lên xe về trại, người dự khán chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Không biết khi xúi Tâm “làm bậy”, cô gái nghĩ gì và có nghĩ đến giây phút này không?

M.Phượng

BỎ CẤM VẬN VŨ KHÍ CỦA MỸ TRONG GÓC NHÌN CỦA LÍNH

Bỏ cấm vận vũ khí của Mỹ trong góc nhìn của lính.

Bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam là hành động mang tính quân sự của Mỹ, nhưng ý nghĩa quân sự lại nhỏ hơn rất nhiều so với ý nghĩa chính trị.

Mấy ngày qua, việc Mỹ chính thức tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam đã khiến dư luận trong và ngoài nước rất quan tâm. Có thể nói, cách đây 20 năm, Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận (trừ vũ khí sát thương), bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ chưa khiến dư luận quan tâm đến thế, bởi lẽ, trong tình thế hiện nay thì việc bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam của Mỹ nó có ý nghĩa đặc biệt.

Khẳng định vị thế Việt Nam.

Việt Nam hoan nghênh quyết định của chính phủ Mỹ, “dư luận khu vực vui mừng, trừ Trung Quốc” như giáo sư Carl Thayer bình luận. Tuy nhiên, có 3 điều mà chúng ta cần lưu ý.

Điều thứ nhất, đừng cho rằng: Khi Mỹ bỏ cấm vận vũ khí thì Việt Nam sẽ “khuân” hết các loại vũ khí hiện đại của nước Mỹ về nhà để bảo vệ Tổ quốc. Bởi vì, một là Mỹ không bao giờ cho không; hai là, ngay như Nga là đối tác truyền thống, tin cậy, nhưng không phải muốn mua cái gì là Nga bán cho cái đó, thì với Mỹ…đừng có mơ xa; ba là, vũ khí trang bị cho quân đội Việt Nam còn phụ thuộc vào tư tưởng quân sự và nghệ thuật quân sự của Việt Nam, cho nên, tốt với Mỹ, nhưng với Việt Nam thì không.

Điều thứ hai, đừng cho rằng khi có vũ khí hiện đại của Mỹ là Tổ quốc vững như bàn thạch, không ai dám động đến. Hãy xem Iraq hiện nay đấy, họ có vũ khí Mỹ hiện đại trang bị đến tận răng, quân số đông gấp 10 lần, thế nhưng IS vẫn chiến thắng; hoặc như Afganistan, không những vũ khí Mỹ mà còn có Mỹ-NATO trực tiếp chiến đấu nhưng có thắng nổi Taliban đâu…Rồi ngay như miền Nam Việt Nam trước năm 1975, Vũ khí của Mỹ trang bị cho chế độ Sài Gòn, hiện đại, hùng hậu hơn nhiều lần bộ đội ta nhưng vẫn thất bại. Tất cả điều đó chứng tỏ vũ khí là quan trọng, nhưng con người mới quyết định thành bại của cuộc chiến.

Điều thứ ba là, Việt Nam đã từng đối đầu với vũ khí Mỹ trên chiến trường, Việt Nam đã tồn tại trong các cuộc chiến tranh khốc liệt và có được như ngày nay mà chưa từng sử dụng vũ khí của Mỹ. Điều đó có nghĩa là Việt Nam mới được biết đến vũ khí của Nga, Trung Quốc và các nước bạn bè khác chứ chưa được sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, có được vũ khí của Mỹ, một cường quốc quân sự số1 thế giới là điều tốt, nhưng không có vũ khí Mỹ thì Việt Nam vẫn đã, đang và sẽ đưa thẳng không quân, Hải quân…lên hiện đại, hiện đại hơn, đến nay, Việt Nam đã có một khung lực lượng tác chiến tầm xa đảm bảo đủ sức đương đầu với kẻ thù tiềm tàng trong tình hình mới mà đâu phải ngồi chờ Mỹ bỏ cấm vận vũ khí.

Cách đây hơn 1 năm báo Đất Việt đã đăng bài “Những rung chấn quanh việc Việt Nam với P-3C ORION của Mỹ” và cách đây hơn 2 tháng báo Đất Việt cũng có bài: “Việt Nam sẽ mua gì đầu tiên khi Mỹ bỏ cấm vận vũ khí”, ở đó, bằng giác quan của người lính, tôi đã phân tích sự lợi hại của máy bay P-3C của Mỹ trên lính vực chống ngầm của Việt Nam. Nhưng, đương nhiên, thực tế là “sân chơi” này của Việt Nam luôn “mở cửa” chứ không đóng cửa, ngồi nhìn, trông chờ vào vũ khí P-3C của Mỹ đâu nhé.

Như vậy, từ 3 điều thực tế trên đã không cho phép và các nhà quân sự Việt Nam vốn không bao giờ thần thánh hóa vũ khí nói chung và vũ khí của Mỹ nói riêng. Do đó, về quân sự, việc bỏ cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ với Việt Nam, ý nghĩa không lớn, nhưng, ý nghĩa về chính trị lại rất lớn mà chúng ta nhận thấy sau đây.

Đã 20 năm nay quan hệ Việt-Mỹ có điều bất bình thường, là sự cấm vận vũ khí của Mỹ với ViệtNam. Đây, thực chất là sự thù địch giữa 2 nước chưa được gỡ bỏ, giống như một một dãy đá ngầm nguy hiểm, cản trở dòng chảy quan hệ Việt-Mỹ.
Ở khu vực châu Á-TBD và ven Biển Đông, mọi quốc gia có tiền đều có thể mua vũ khí Mỹ, trừ Việt Nam và Trung Quốc bị Mỹ cấm vận vũ khí.

Nếu Mỹ sẵn sàng bán vũ khí cho Việt Nam thì có nghĩa Việt Nam được Mỹ coi như không làm hại đến lợi ích an ninh Mỹ. Và do vậy, ở một góc độ nào đó, những ai được Mỹ bán vũ khí thì là có cùng mục đích an ninh chung, có sự tin cậy lẫn nhau. Vì thế, dễ hiểu tại sao Trung Quốc không bán vũ khí cho Việt Nam, Philipines, Nhật Bản…hay nói chung là các nước có tranh chấp với Trung Quốc trên biển và quả thật những quốc gia đó, Trung Quốc có cho không, họ cũng không lấy.

ĐIẾU CÀY TUNG HÔ CỜ BA QUE - CHIẾC LÁ ĐA RƠI XUỐNG!


Ngày 21/10/2014 Nguyễn Văn Hải, biệt danh là Blogger Điếu Cày được Chính phủ Việt Nam cho phép sang định cư ở Hoa Kỳ theo nguyện vọng của ông ta.

Ban đầu có dư luận là Việt Nam trục xuất Nguyễn Văn Hải sang Mỹ, nhưng không phải vậy, theo các hãng tin đáng tin cậy như BBC, VOA ,Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bà Marie Harf và Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội…thì Nguyễn Văn Hải đã làm đơn đề nghị chính phủ Việt Nam cho định cư ở Mỹ sau khi chấp hành án phạt tù được 2 năm (thời hạn án tù 12 năm) trong vụ án : “Tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Trong cáo trạng của Tòa án tp. Hồ Chí Minh còn làm rõ Nguyễn Văn Hải và một số thành viên của đảng Việt Tân khác từ 2006-2008 nhiều lần sang Phuket (Thái Lan) tham dự các khóa huấn luyện về “Phương thức đấu tranh dân chủ bất bạo động." nhưng thực chất là lớp đào tạo cách tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo làm mất uy tín của chính phủ, âm mưu lật đổ Chính quyền Việt Nam do đảng khủng bố Việt Tân xúi giục .

Nhóm "thanh niên Cờ Vàng" thực chất là bọn Tàn quân Sài Gòn đang sống vất vưỡn ở Hoa Kỳ ra đón Đảng viên Việt Tân Nguyễn Văn Hải "Điếu Cày" vừa từ Việt Nam tới.

Việt Tân chính là tên viết tắt của Việt Nam Canh Tân Cách mạng Đảng do đảng trưởng Hoàng Cơ Minh, một thiếu tướng của tàn quân Việt Nam Cộng Hòa trốn chạy sang Mỹ được các giới quân phiệt Mỹ và nhóm người xấu trong quân đội Thái Lan hỗ trợ cho mượn các vùng đất ở các tỉnh Đông Bắc Thái Lan: Buntharik, Ubon Ratchathari, vùng thung lũng Sirindhorn để làm hang ổ, rồi làm cái gọi là "thành lập Đảng" (9/1982) giúp xây dựng chiêu mộ bọn tàn quân Sài Gòn lang thang đói ốm trên khắp thế giới về đây để thành lập đội quân “Đông Tiến”.

Với phương thức hoạt động là khủng bố kết hợp bạo lực vũ trang, Việt Tân thực hiện âm mưu móc nối với Khơ-me đỏ của Polpot, với tàn quân FULRO của Ksor Kok đang hoạt động vùng Tây Nguyên Việt Nam và liên hệ với tàn quân phỉ Vàng Pao ở Lào thành lập liên minh Đông Tiến thực hiện các hành vi khủng bố và tiến đến đánh chiếm Tây Nguyên, kêu gọi tàn quân Sài Gòn đang dấu mặt ở miền Nam Việt Nam ngóc đầu dậy tham gia “kháng chiến”, thành lập chính phủ, kêu gọi lực lượng Hoa Kỳ và nước ngoài can thiệp bằng quân sự tiến lên đánh sập chính quyền Việt Nam, phục hồi Ngụy quân Sài Gòn và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa !.. Nhưng khi Hoàng Cơ Minh và đồng bọn vừa vượt qua sông Mê-Kông mới đặt chân lên đất Lào đã bị các lực lượng quân sự đia phương của Lào chặn đánh, chia cắt tiêu diệt hàng trăm tên, bắt sống hàng chục tên khác. Vì bản chất hèn nhát của tên tàn quân Ngụy nên Đảng trưởng Hoàng Cơ Minh đầu hàng ngay khi dân quân Lào mới nổ loạt đạn đầu, nhưng sau đó lợi dụng sơ hở của đối phương, y tìm cách trốn chạy đã bị lạc trong rừng Lào và đã bị thú dữ ăn thịt sau đó !

Âm mưu dùng thủ đoạn quân sự gây tội ác khủng bố bị thất bại, Việt Tân chuyển sang chiêu bài “đấu tranh bất bạo động”, chúng tìm cách vận động những người trong chế độ Sài Gòn lưu vong ở Hoa Kỳ, Úc, Pháp hỗ trợ tài chính nhằm tung tiền mua chuộc những phần tử xấu, kẻ lười lao động, bọn bất mãn ở Việt Nam tham gia vào những hoạt động phá hoại của chúng, trong đó có những tên như Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Cù Huy Hà Vũ, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều tên chưa lộ mặt khác…Nhiều tên là đảng viên Việt Tân nhưng lại đội lốt “dân oan” như Trần Khải Thanh Thủy và Ni cô Thích Đàm Thoa (Yên Dũng, Bắc Giang), hai người này được Việt Tân giao làm “đại diên cho dân oan” nhưng thực chất là dùng tiền của Việt Tân mua chuộc một số người xấu để họ tụ tập tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng (Hà Nội) để lua loa, ăn vạ đòi đất, đòi đền bù, doạn tuyệt thực, dọa tự thiêu v.v…rồi quay phim, chụp ảnh gửi về Mỹ để làm chứng từ thanh toán với Việt Tân. Mọi người còn nhớ những năm 2004-2008 vì tranh ăn, Ni cô “dân oan” Thích Đàm Thoa đi truy tìm TKTT để: “Tao lột truồng con lưu manh đó ra vì tội ăn chặn tiền của Việt Tân cho dân oan biểu tình ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng”, còn TKTT thì dọa lại “Có ngày tao sẽ tạt axit vào mặt con đĩ trọc đầu đó !”…