Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Chỉ Việt Nam mới có Tiến sĩ rởm?

Khoai@


Đọc báo thấy buồn chuyện phản ánh Tiến sĩ rởm và Tiến sĩ thật ở Việt Nam. Và dựa vào đó, cánh zân chủ lá đa lá mít ra sức đả phá hệ thống giáo dục nước nhà. 

Những người này cho rằng, chỉ có Việt Nam mới sản sinh ra thứ Tiến sĩ rởm ấy.

Công bằng mà nói, ngoài các Tiến sĩ thật thì vẫn còn Tiến sĩ rởm. Đó là một thực tế không thể chối bỏ.

Nhưng thử hỏi, nếu hệ thống giáo dục nước nhà mà sai hoàn toàn thì làm sao Việt Nam mở mặt được như hôm nay? Làm sao lại có thể sản sinh ra những nhà khoa học, nhà báo, nhà văn, doanh nhân nổi tiếng thế giới?

Đã có ý kiến cho rằng, họ nổi tiếng được là nhờ học ở nước ngoài. Điều này chỉ đúng một phần, vì trước khi họ học ở nước ngoài, họ đã học ở Việt Nam. Nếu không được thụ hưởng những sản phẩm giáo dục ấy liệu họ có thể đi học ở nước ngoài?

Một thực tế rõ ràng là, nhiều người học ở nước ngoài, nhưng về Việt Nam họ không làm được việc và cũng có rất nhiều bằng Tiến sĩ rởm. Vì thế, trước khi đi học ở nước ngoài theo các chương trình quảng cáo, người học thường phải nhờ đến tư vấn của những người có kinh nghiệm.

Sau đây là nội dung một entry tư vấn (*) về học Thạc sĩ, Tiến sĩ ở Mỹ, nó cho thấy sản phẩm Tiến sĩ rởm không chỉ có ở Việt Nam như các nhà zân chủ tự phong rêu rao.

Hỏi:
*** Bác ơi ở Việt nam đang quảng cáo lấy bằng thạc sĩ luật tại Mỹ online. Theo bác có tin họ được không ạ?

Beo giả nhời:
Hệ thống văn bằng luật tại Mỹ, lần lượt các cấp như sau. Lưu ý tên văn bằng chính thức dùng tiếng latin, viết đầy đủ trong ngoặc đơn. Beo giải nghĩa bằng tiếng Anh đi kèm.

LL.B (Legum Baccalaureus) Bachelor of Law. Bằng này hiện Mỹ không còn sử dụng (không cấp) nữa.

LL.M (Legum Magister) Master of Law. Dịch là thạc sĩ, nhưng thực chất, đây là dạng bổ túc kiến thức luật cho người đã có 1 bằng đại học. Thời gian học 1 năm. Hầu hết các tiểu bang, nếu chỉ có bằng LL.M này, không được dự kì thi để hành nghề luật sư. (chỉ có 4/51 bang chấp nhận là California, Alabama, New Hampshire và New York).

J.D (Jurist Doctor) Jurist Doctor. Dịch là tiến sĩ, nhưng bằng này ngang Thạc sĩ. Học 4 năm. Bắt buộc phải có 1 bằng đại học trước đó.

J.S.D (Scientiae Juridicae Doctor) Doctor of the Science of Law. Bằng này mới thực sự là tiến sĩ Luật. Tuy nhiên, người có bằng này không hành nghề luật sư, mà chủ yếu làm nghiên cứu.

Luật và Y là hai trường danh giá nhất nước Mỹ. Beo nói danh giá là bởi thi vào rất khó, học rất khó ( 30% sinh viên thi đỗ trường luật chuyển trường ngay sau năm đầu), thời gian học dài và học phí rất cao so với các ngành khác.

Beo chưa tìm được thông tin trường nào dạy luật online.

Với những gì Beo viết ở trên, cháu tự xem xét có nên tin vào quảng cáo hay không nhé.

(*) Entry có sử dụng tư liệu được trích từ "Từ A tới Z -3" trên Blog Beo

CSGT LÀM VIỆC NÀY THÌ CÓ TỰ VẢ VÀO MẶT MÌNH KHÔNG HẢ ÔNG TS NGUYỄN XUÂN DIỆN?

Lâm Trực@



Vụ công an TP HCM phát tờ rơi cảnh báo tội phạm bị báo Giáo Dục Việt Nam (GDVN) và ông TS Nguyễn Xuân Diện xuyên tạc nhằm bôi nhọ hình ảnh các chiến sĩ công an đã bị dư luận phản ứng dữ dôi. Hành vi của phóng viên và Nguyễn Xuân Diện không chỉ cho thấy đạo đức nhà báo, tâm địa đen tối của những kẻ chỉ trực chờ bới lông tìm vết, kiếm cơ xuyên tạc bôi nhọ chính quyền. Xa hơn nữa, nó cũng phản ánh trình độ của phóng viên và trình độ "gà mờ" của TS Nguyễn Xuân Diện.


Nhìn những hình ảnh CSGT lội ngập giúp đỡ người dân như trong clip sau, liệu các ông có cho rằng đó là hình ảnh bôi nhọ dân tộc?

Ông TS Nguyễn Xuân Diện hãy chứng tỏ rằng mình là người biết suy nghĩ đi!


TỜ RƠI CẢNH BÁO TỘI PHẠM - SAO LẠI XUYÊN TẠC?

Khoai@


Chủ đề về "tờ rơi cảnh báo tội phạm" của công an TP HCM được dư luận chú ý. Theo mình, sự việc chả có gì ồn ào. Việc phát tờ rơi cảnh báo tội phạm cho đến nay không chỉ có công an TP HCM tiên hành, mà nó còn được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác triển khai từ lâu.

Việc làm này hoàn toàn không thể hiện sự yếu kém của CATP HCM, hay bôi nhọ đất nước như báo GDVN rêu rao với dụng ý đen tối. Ngược lại nó thể hiện sự quan tâm của đơn vị CATP HCM tới việc đảm bảo an toàn cho du khách trong bối cảnh tội phạm rất phức tạp, và rộng hơn là thể hiện phương châm "phòng hơn chống" của CA TP HCM. Mặt khác, điều này thể hiện tính minh bạch trong việc quản lý nền an ninh trật tự ở cơ sở.

Trao đổi với các PV bên hành lang Quốc hội chiều 27.10, ông Đỗ Văn Đương – Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ĐBQH đoàn TP.HCM cho rằng việc phát tờ rơi cảnh báo tình trạng tội phạm của Công an TP.HCM là điều hết sức bình thường. “Nước nào chẳng có tội phạm, việc tuyên truyền cho người dân nâng cao cảnh giác là đúng. Trước tình trạng tội phạm hoành hành như vậy thì việc đưa ra lời khuyến cáo là tất yếu. Chỉ khi khách du lịch nước ngoài bị mất ví thì người ta mới thấy đó là hình ảnh xấu của TP, chứ còn được khuyến cáo để họ cảnh giác hơn thì họ thấy tốt chứ sao?”.

ĐB Đỗ Văn Đương cũng phân tích thêm: Việc đấu tranh phòng chống tội phạm phải dựa vào dân, mà muốn dựa vào dân thì phải tuyên truyền cho họ biết thủ đoạn để nâng cao cảnh giác. Tư tưởng phòng ngừa là quan trọng nhất.

Tuy nhiên, những kẻ chống phá chế độ lại vin vào đó để xuyên tạc. Ông TS Nguyễn Xuân Diện, giật tít trên trang Tễu của mình: "Công an TP HCM tự vả vào mặt chính mình, ngành mình". Theo tôi, hành vi này chỉ có thể là của kẻ cơ hội chính trị. Tính phản văn hóa và vô giáo dục của cách giật tít cho bài viết, phản ánh tâm địa đen tối và sự xuẩn ngốc của anh ta. (Xem hình trên).

Ông TS Nguyễn Xuan Diện có thể thấy, Cảnh sát ở nhiều nước như Pháp, Na Uy và cả Mỹ thường đưa ra cảnh báo an toàn cho các các du khách, bao gồm cả phát tờ rơi, để họ có thể bảo vệ bản thân mình tốt hơn, bên cạnh nhiều biện pháp khác.

Theo tờ Connexion của Pháp, từ sau khi xuất hiện hàng loạt vụ du khách bị móc túi, cướp tài sản và bị tấn công, lực lượng cảnh sát Pháp đã tăng cường tuần tra tại các điểm du lịch để bảo vệ an toàn cho du khách. Họ cũng phát các tờ rơi cảnh báo người dân và du khách không nên để lộ các tài sản có giá trị, đề phòng trò lừa bịp của kẻ xấu ở nơi công cộng.

Ngoài tiếng Anh, tiếng Pháp, các thông điệp được viết bằng cả tiếng Nhật và tiếng Trung Quốc và được phát liên tục trên các tuyến xe buýt đi từ sân bay Roissy đến trung tâm Paris, các hệ thống tàu điện ngầm. 

Biện pháp phát tờ rơi cũng được lực lượng cảnh sát Oslo, Na Uy áp dụng từ nhiều năm nay để cảnh báo nạn móc túi nhằm vào các du khách.

Tại Mỹ, cảnh sát cũng phát tờ rơi cảnh báo bạo lực. 

Hồi cuối năm 2012, tờ Daily Mail đưa tin, nhiều cảnh sát tại thành phố Detroit bang Michigan đã phát tờ rơi cảnh báo các cổ động viên tới đây xem bóng đá. 

Tờ rơi có tiêu đề: “Vào Detroit, bạn sẽ gặp nguy hiểm”. Tờ rơi cảnh báo rằng Detroit là thành phố bạo lực nhất của nước Mỹ, với tỉ lệ giết người cao nhất, trong khi đó, số lượng cảnh sát thì quá ít ỏi.

Chủ tịch công đoàn cảnh sát thành phố, ông Joe Duncan nói: “Chúng tôi không ngăn cản mọi người tới đây. Tôi yêu thành phố này. Tôi chỉ muốn họ nhận ra rằng chúng tôi không có đủ người tuần tra”.

Tại Thái Lan, Cảnh sát phát tờ rơi cảnh báo nạn lái xe bất cẩn: Ông Thaweesak Taekratok thuộc Dự án Điều tra Hiện trường Tai nạn tại Đại học Naresuan nói: "Họ nên biết giao thông tại Thái Lan không giống với quốc gia khác. Chúng ta phải cảnh báo với du khách về những hành vi điều khiển phương tiện giao thông sai hoặc nguy hiểm của các tài xế người Thái”.

Ông cho rằng, làm như vậy không thể bị coi là phá hủy hình ảnh đất nước. Ông nói: “Bạn phải so sánh ảnh hưởng của việc cảnh báo du khách trước khi tai nạn xảy ra với việc các vấn đề giao thông Thái Lan bị đưa lên mặt báo sau khi tai nạn xảy ra. Cái nào sẽ gây ra ảnh hưởng tồi tệ hơn?"

Thậm chí, ông Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã ngầm khuyên du khách không nên ăn mặc mát mẻ để tránh bị kẻ xấu tấn công. Ông nói: "Các du khách nghĩ đất nước chúng ta an toàn và xinh đẹp nên họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, họ mặc bikini và đi khắp nơi. Nhưng liệu họ có an toàn khi mặc bikini?”.

Về câu chuyện này, Tre Làng thấy trên trang "Dọc bằng đòn gánh có bài rất hay, rất xác đáng. Do đó, bê về đây cho anh em đọc.




Ngày 27/10/2014, trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam (GDVN) có đăng 1 bài viết của tác giả Xuân Dương với nhan đề ""Tờ rơi" - Vũ khí bôi nhọ đất nước của công an Thành phố Hồ Chí Minh". Sau đó, tiêu đề này được sửa lại thành : ""Tờ rơi" – Vũ khí mới chống tội phạm của công an thành phố Hồ Chí Minh".

Nội dung bài báo đề cập đến việc công an phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát tờ rơi (bằng tiếng Anh) với mục đích cảnh báo khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài tự bảo vệ tài sản cá nhân nhằm chống lại các tệ nạn xã hội nơi công cộng.

Bài báo chú trọng khá kỹ về nội dung tờ rơi. Đặc biệt, phần cuối, tác giả bài báo còn thể hiện sự so sánh đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Công an Tp HCM với cách phân cấp trong Quân độinhằm chứng tỏ một đội ngũ cán bộ lãnh đạo cao cấp (?) Tiếp tác giả đánh giá sự bất lực, yếu kém của đội ngũ CA Tp HCM khi cho rằng với đội ngũ đông đảo như vậy nhưng tình hình tội phạm vẫn diễn biến tồi tệ. Nội dung bài viết như sau:

"So sánh quân hàm và chức vụ công an với bên quân đội, bốn đại tá tương đương bốn sư đoàn trưởng, bốn thiếu tướng tương đương bốn tư lệnh/chính ủy quân đoàn hoặc tư lệnh/chính ủy binh chủng. Giả thiết một quân đoàn gồm 3 sư đoàn thì cấp bậc của lãnh đạo Công an TP.HCM tương đương với cấp chỉ huy 16 sư đoàn chính quy!

Với đội ngũ lãnh đạo cao cấp như thế, bên dưới là một lực lượng hùng hậu gồm công an phường, quận, thành phố, cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông, các đội săn bắt cướp và còn một trung đoàn cơ động (khoảng 600 chiến sĩ) từ Bộ Công an chi viện, vậy tại sao tình hình vẫn tồi tệ, không được cải thiện?"

Thứ nhất, tác giả bài báo không hiểu những khái niệm cơ bản về phân cấp trong LLVT, vì thế, sự so sánh như vậy là ấu trĩ và hoàn toàn khập khiễng. Một cách hiểu đơn giản nhất, đối với những thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì cán bộ lãnh đạo trong LLVT luôn có số lượng đông hơn và cấp hàm cao hơn những tỉnh, thành khác.

Thứ hai, việc phát tờ rơi là công an phường Phạm Ngũ Lão triển khai. Đặc điểm của phường Phạm Ngũ Lão là địa bàn có nhiều khách du lịch người nước ngoài tạm trú. Do đó, hoạt động của tội phạm khu vực này có nhiều diễn biến phức tạp hơn các khu vực khác. Việc phát tờ rơi của một phường (có thể) là triển khai thử nghiệm, chưa phải là chủ trương chung của công an thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tác giả cố tình không nhắc đến bản chất của vấn đề mà cố tình xuyên tạc cho rằng đó là sự yếu kém chung của công an thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, ở đây có thể quy tác giả bài viết về hành vi vi phạm theo điều 258 của Bộ luật hình sự
Một minh chứng cho vấn đề "triển khai thử nghiệm" có thể thấy qua trường hợp Công an thành phố Thanh Hoá thử nghiệm quăng lưới chặn bắt người vi phạm giao thông, chống đua xe là thử nghiệm của một đơn vị cấp huyện, chưa phải là chủ trương chung của cơ quan công an cấp tỉnh. Do đó, không thể nói đây là phương pháp mà công an tỉnh Thanh Hoá đưa ra.

Thứ ba, như nhiều báo chí khác đã đưa tin, vấn đề phát tờ rơi, hoặc cảnh báo cho người dân, khách du lịch đã được nhiều quốc gia triển khai. Ngay tại Việt Nam, cơ quan công an cấp phường xã cũng thường xuyên thông báo cho người dân về các thủ đoạn tội phạm, in ấn các biển cảnh báo tại các tụ điểm đông người, công cộng hoặc tại các cơ sở kinh doanh để người dân có thể chủ động phòng tránh, đối phó với các loại tội phạm. Như vậy, việc phát tờ rơi nhằm cảnh báo đối với khách du lịch là việc hoàn toàn nên làm. Qua đó, giúp nâng cao nhận thức trong khách du lịch về những hình thức tội phạm mà họ dễ gặp phải để chủ động xử lý khi có tình huống xảy ra.

Vì vậy, việc làm của Công an phường Phạm Ngũ Lão là việc làm đáng hoan nghênh, chứ không phải là đáng lo ngại hay bôi xấu thực trạng xã hội mà nhà báo cố tình xuyên tạc. Có chăng, vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong "tờ rơi" có thể chưa chuẩn theo văn phạm và cần phải điều chỉnh cho phù hợp hơn.

Vai trò của nhà báo khi lên tiếng cần phải công tâm, giữ được sự ngay thẳng trong bài viết của mình. Đáng tiếc rằng tác giả Xuân Dương và ban biên tập GDVN không tôn trọng những nguyên tắc cơ bản nhất trong đạo đức của người làm báo. Trong bài viết của mình, với thái độ hằn học, tác giả đã cố tình lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận để suy diễn, xuyên tạc, bôi đen hình ảnh của lực lượng CAND thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hành vi cần lên án và có biện pháp xử lý thích đáng làm gương cho những trường hợp khác.

Để có được sự tôn trọng của độc giả, ngoài sự khách quan, trung thực trong phản ánh sự việc, người cầm bút cần phải có những phông nền kiến thức nhất định về vấn đề mà mình viết. Khi viết về vấn đề cụ thể, ngoài tổng hợp, phân tích những kiến thức xung quanh vụ việc... 

Hơn ai hết, bản thân mỗi nhà báo cần phải xác định trách nhiệm định hướng dư luận xã hội của chính mình, cũng như cơ quan báo chí nơi nhà báo đang công tác. Do vậy rất cần có sự thận trọng trong việc đánh giá những tác động của bài báo đối với dư luận xã hội; tuyệt đối tránh những cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng tới định hướng của bài báo, dễ dẫn đến những sai lầm đáng tiếc trong vụ việc nêu trên.

NGHE DU KHÁCH MỸ NÓI THẬT VỀ VIỆT NAM 10 NĂM TRƯỚC

Nghe du khách Mỹ nói thật về VN 10 năm trước


Khi sang đến Hà Nội, tôi lại gặp vẻ mặt lạnh lùng. Trước hết, lối vào nhà hành chính của sân bay đóng chặt, khiến chúng tôi phải đứng đợi ngoài mưa một lát.

Lời người dịch: Năm 2006, Terry Borton, TS giáo dục học (Đại học Harvard), nguyên Tổng biên tập Tạp chí The weekly Reader, lần đầu tiên tới Việt Nam và đã ghi lại những ấn tượng mới mẻ này*. Người dịch được em gái ông, nhà văn Lady Borton chuyển cho bài viết này.

Sau gần 10 năm, hẳn rằng có những thực tế được đề cập trong bài viết ít nhiều không còn cập nhật. Song về tổng thể, đến nay, cái nhìn khách quan của một du khách phương xa thiết nghĩ vẫn sẽ hữu ích, đáng suy ngẫm với chúng ta. Từ lý do đó, người dịch lựa chọn chuyển ngữ bài viết, để chuyển đến độc giả VN như một góc nhìn tham chiếu.

Là một công dân Mỹ tới Việt Nam lần đầu, tôi đã từ Hà Nội đi thăm ngay các vùng quê miền Bắc. Đến đâu cũng vậy, cả thành thị lẫn nông thôn, tôi đều được đón tiếp nồng nhiệt. Tôi bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp miền quê, bởi người dân lao động cần cù, bởi tốc độ tăng trưởng chóng mặt của đất nước này. Đâu đâu tôi cũng gặp những nụ cười nồng hậu, những tấm lòng rộng mở.

Nhưng tôi xin được mạn phép bày tỏ với những người bạn mới ở Việt Nam của tôi, và với quý bạn đọc rằng, đối với các du khách, bộ mặt đang hướng ngoại Việt Nam lại khác xa với những gì mà người dân trong nước bày tỏ.

Vì vậy xin được mạo muội giải thích và đề xuất một số biện pháp làm cho những ấn tượng đầu tiên về Việt Nam tương thích với những gì tôi nghĩ thực sự là cốt cách của đất nước này. (Và, bởi vì chưa từng nhìn đất nước mình theo góc nhìn của một du khách lần đầu tới Hoa Kỳ, tôi nghĩ rằng những gì mình định góp ý với Việt Nam ở đây cũng có ích cho chính nước Mỹ).

***

Tiếp xúc đầu tiên của tôi với giới chức Việt Nam là tại một sứ quán, nơi tôi đến làm thị thực nhập cảnh. Phòng chờ hoàn toàn trống không, ngoại trừ một tấm bản đồ Việt Nam dùng để trang hoàng. Không có bất kỳ tranh ảnh, sách báo nào được trưng bày. Lặng ngắt, không nhạc điệu, bài ca.

Làm sao đây để sứ quán Việt Nam lôi cuốn được mối quan tâm của du khách về đất nước, con người, về nền văn hoá Việt, mà không gây tốn kém? Nên chăng, treo lên tường những tấm ảnh đẹp của những phóng viên ảnh rực rỡ tài năng của Việt Nam? Bày lên bàn những tập sách mỏng quảng bá về du lịch? Làm đầy thinh không bằng tiếng đàn bầu réo rắt phát đi từ máy ghi âm? Tóm lại, phòng đợi ở sứ quán cần trở thành một "cổng chào" thực thụ của Việt Nam.

(Còn nếu "xông xênh" hơn về kinh phí, có lẽ nên kiến tạo một phòng trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hoặc một góc bày đồ cổ như bảo tàng qui mô nhỏ. Thậm chí, có thể thuê hẳn một chuyên gia Việt Nam về kiến trúc nội thất, để làm cho mọi thứ thực sự "bắt mắt").

***
Sân bay Nội Bài, nơi đón tiếp rất nhiều du khách quốc tế. Ảnh: Ngọc Hà

Các nhân viên phòng lãnh sự hẳn là rất thạo việc, vì họ hoàn thành thủ tục cấp thị thực chỉ mất có một ngày. Nhưng rõ ràng đã không có ai nhắc nhở rằng, còn một phần chức trách nữa của họ, đó chính là làm sứ giả chào đón du khách của Việt Nam. Trông có vẻ ảm đạm và chán chường, các cán bộ sứ quán đã chưa bày tỏ được nụ cười rực sáng và tiếng chào vồn vã đậm chất Việt Nam.

Ở bên Mỹ, thành phố nào cũng có một siêu thị gọi là Wal-Mart. Công ty khổng lồ này còn nhiều điều để phê phán, chê bai. Tuy nhiên, hễ ai sang Hoa Kỳ và bước chân vào một siêu thị Wal-Mart, sẽ gặp ngay một nhân viên "tiếp tân" tới chào mừng. Trên lưng áo đồng phục màu xanh của người tiếp tân Wal-Mart có dòng chữ lớn: "Tôi có thể giúp ích gì cho bạn?" (How May I Help You?). Nếu bạn cần đến họ, họ sẽ chỉ dẫn ngay, vô cùng ân cần. Các nhân viên này không nhất thiết đã là người thân thiện, bản tính ưa giúp đỡ, chẳng qua họ được huấn luyện kỹ càng để bày tỏ vẻ mặt hiếu khách, nồng nhiệt cho Wal-Mart.

***
Khi sang đến Hà Nội, tôi lại gặp vẻ mặt lạnh lùng. Trước hết, lối vào nhà hành chính của sân bay đóng chặt, khiến chúng tôi phải đứng đợi ngoài mưa một lát. Rồi một công an cửa khẩu mở cửa, nhưng dĩ nhiên, không với vẻ mặt của một "tiếp tân". Phòng làm thủ tục nhập cảnh cũng khá là khô khan và trơ trụi, với một số công an cửa khẩu đứng ở các góc. Những cảnh tượng thế này diễn ra ở khá nhiều nơi trên thế giới. Có thể đây là liệu pháp tâm lý làm cho những kẻ "không được hoan nghênh" phải tự bộc lộ mình. Nhưng nó cũng khiến mọi người phải cảm thấy ớn lạnh.

Những tờ khai nhập cảnh không được phát khi chúng tôi còn ở trên máy bay, và không có ai tại cửa khẩu làm chức trách chỉ dẫn. Hành khách tự tìm đến các bàn bày đầy những tờ khai. Nhưng chúng đều được ghi bằng tiếng Việt, thứ tiếng tôi không biết đọc. Tôi lọ mọ từ bàn nọ sang bàn kia, lần mò đống tờ khai, nhưng than ôi, tất cả chúng đều được viết bằng tiếng Việt.

Thật may, khi còn ở trên máy bay tôi gặp một thiếu phụ Việt Nam tuyệt vời. Chị lại gần xem tôi làm ăn thế nào, và bắt đầu dịch cho tôi. Rồi chị dịch cho tất cả các hành khách nước ngoài. Nhờ có chị chúng tôi được vào Việt Nam một cách an toàn. Nhưng chúng tôi không mấy phấn khởi về khâu làm thủ tục nhập cảnh.

Giải quyết vấn đề này thì ai cũng biết là vừa dễ, vừa rẻ. In các tờ khai bằng vài thứ tiếng, như các nước khác vẫn làm. Ở đầu trang in thêm "Kính chào quý khách, Welcome, Bienvenue". Và luôn kiểm tra để các tờ khai tiếng Anh luôn có trên các bàn tại nơi làm thủ tục.

Trộm nghĩ, sao không thể có một bóng áo dài tha thướt làm tiếp tân tại phòng đợi nhỉ, với nụ cười Việt say đắm lòng người? Nếu khâu răn đe cần phải có tại cửa khẩu để phát giác các vị khách bất hảo, nên chăng, lồng các khuôn mặt "tiếp tân" vào đây?

***
Đường vào Hà Nội dấy lên trong lòng tôi một nỗi băn khoăn mới. Vì cố ngắm những cánh đồng lúa xanh rì, đan xen những ngôi nhà ba tầng mới xây cất đẹp đẽ, mà không được. Choán lấy tầm mắt tôi là những bảng biển quảng cáo đồ sộ, nghễu ngện đứng sóng đôi cạnh nhau, làm tôi chẳng thể thưởng ngoạn cảnh đồng quê của xứ sở được tới thăm.

Đập vào mắt là vô số sản phẩm ngoài nước được long trọng quảng cáo ở Việt Nam để làm căng hầu bao các công ty quốc tế. Tôi không chống lại đầu tư nước ngoài, vì nó giúp Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn so với việc chỉ xoay xở bằng nội lực. Nhưng Việt Nam rất giàu về vốn văn hoá dân tộc và di sản thiên nhiên, và đang phải quyết liệt tranh đấu để bảo vệ các giá trị này. Việc lối vào Hà Nội được che chắn bởi bức trường thành những tấm biển quảng cáo làm tôi tự vấn: liệu Việt Nam có cưng chiều các công ty nước ngoài hơn những đứa con mình? Phần quốc nội của nền kinh tế thể hiện ở đâu?

Rõ ràng không thể cấm đoán, hay tháo dỡ những bảng quảng cáo, bởi chưng ở bên Mỹ chúng cũng đứng đầy hai bên đường cao tốc. Nhưng nên chăng, cân nhắc kỹ về địa điểm và tương quan, sao cho việc quảng cáo phản ảnh được vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam.

Phải chăng nhà nước nên hỗ trợ mạnh hơn việc DN Việt Nam quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Và có thể dùng ngay các bức ảnh sẵn có của Việt Nam Thông tấn xã hay Báo Ảnh Việt Nam để tạo dựng cho người nước ngoài hình ảnh đẹp về đất nước, con người, về tiềm năng nền kinh tế Việt Nam.

Thậm chí Việt Nam có thể dấn những bước đi mạnh dạn hơn. Khi Singapore giành được độc lập, quốc gia này còn nghèo hơn Việt Nam bây giờ. Nhưng quyết định ban đầu của nhà nước này là xây dựng một đại lộ có cảnh quan đẹp chạy từ sân bay về trung tâm đô thị này. Chính phủ Singapore muốn dùng con đường đặc biệt này làm cho mỗi du khách phải choáng ngợp bởi viễn cảnh mà quốc đảo này sẽ đạt tới.

Và quả thực như vậy, khi đến Singapore, điều đầu tiên tôi cảm nhận được chính là cái đại lộ diễm lệ này. Phải chăng Việt Nam cũng nên nghĩ tới một tiếp cận như vậy cho lối vào Thủ đô. Còn về lâu về dài, dự án này cần nhân rộng ra. Vì mỗi lần sang Singapore, tôi lại thấy dải xanh của thành phố được lan toả thêm. Nay quốc đảo này đã trở nên một công viên lớn, đầy bóng mát, với môi trường sinh thái được cải thiện.

***
Tôi nhận thấy khi đã ở Việt Nam, tôi được mời uống trà ở mọi nơi tôi tới, từ mái nhà tranh tới những gian đại hội sang trọng. Đây không giống như "nghi lễ thưởng trà" như ở Mỹ, trái lại, nó rất thân mật. Bạn được đón tiếp vồn vã, và còn được mời uống thêm café hay nước giải khát. Dân tộc nào cũng có thuần phong mỹ tục, nhưng tập quán tiếp khách này của người Việt vẫn thật là độc đáo.

Chẳng phải bởi con người bất cứ đâu cũng thấy rằng "tạo ấn tượng ban đầu" luôn rất quan trọng. Và nếu điều đó quan trọng với mỗi cá nhân, thì hẳn nhiên nó càng quan trọng đối với các quốc gia - đại diện cho hàng triệu cá nhân đó.

Vậy phải chăng đã đến lúc Việt Nam "pha trà đãi khách" ngay từ nơi quan khẩu?

Và phải chăng đã đến lúc thể diện của Việt Nam tại các sứ quán và sân bay lấy lại vẻ tươi tắn cởi mở, để đường đến Hà Nội lại đẹp như ngày nào.

Tác giả:Terry Borton - Người dịch: Lê Đỗ Huy
Trang: Tuần VietNamNet

* Tên gốc bài viết của Terry Borton là "Vietnam: Warm Heart, Cold Official Face? - A Visitor's First Impressions".

ĐÃ BẮT ĐƯỢC NGHI CAN GÀI MÌN VÀO QUÀ, GÂY NỔ TRÊN XE KHÁCH

LâmTrực@


Ngày 26/10/14, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đã phối hợp cùng Công an huyện Nghi Lộc (Nghệ An) bắt khẩn cấp Lê Đức Đệ, 27 tuổi, trú thị xã Hoàng Mai, Nghệ An để điều tra về hành vi giết người.

Bước đầu Đệ khai, trong quá trình làm nghề ốp thạch cao có cạnh tranh và mâu thuẫn với một người đàn ông tên Tùng (ở phường Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai) cũng làm nghề ốp thạch cao nên đã chế mìn bỏ vào loa gửi đi để trả thù.


Như báo chí đã đưa, khoảng 11 giờ trưa 30-9, khi xe giường nằm H-N mang BKS 29B-056.71 của Công ty CP vận tải Thanh Xuân chạy tuyến TP Vinh-Hà Nội, chở hơn 10 hành khách chạy trên quốc lộ 1A (qua xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) thì anh Thái Viết Hảo (35 tuổi, trú xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc) lấy hộp quà của khách gửi, nhưng không có người nhận, bóc ra xem. Khi anh Hảo đang xem và thử chiếc loa thì chiếc loa phát nổ khiến anh Hảo bị thương nặng. Vụ nổ cũng làm hai lái chính và lái phụ xe khách là anh Phan Đình Ninh (39 tuổi, trú xã Nghi Vạn) và anh Trần Văn Tám (34 tuổi, ở xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, Nghệ An) bị thương nặng.

Anh Tám và anh Ninh cho biết: ngày 27/914 có một người ở Nghệ An gửi hộp quà và bảo khi xe ra đến cây xăng ở huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) sẽ có người nhận quà. Cước phí vận chuyển là 50 ngàn đồng. Quá trình xe di chuyển, anh Hảo và nhà xe gọi vào số điện thoại ghi trên hộp quà gửi nhưng người ta bảo không phải hàng của mình nên không tra lấy.

Trưa 30/9/14, anh Hảo tò mò mở hộp quà ra thấy chiếc loa to hơn viên gạch có tai nghe, có cổng bỏ thẻ nhớ. Anh Hảo đang thử xem loa có hát được hay không thì phát nổ. 

Anh Hảo đã phải phẫu thuật cắt cụt bàn tay, mặt biến dạng. Anh Tám đã được phẫu thuật lấy kính găm vào lưng và chữa vết rách trên người. Anh Ninh cũng đã được mổ lấy một số mảnh kim loại và giấy găm vào vết thương ở vai….

Công an Nghệ an đã tiến hành điều tra, và đến 26/10/14 hung thủ đã bị bắt, chờ ngày đền tội.

TÔI ĐÃ KHÓC VÌ MÓN QUÀ BẤT NGỜ GỬI TẶNG BỆNH NHÂN UNG THƯ MÁU

LâmTrực@


Võ Thị Ngọc Nữ - Đóa hoa khao khát được sống.

Một chương trình xúc động và nhân văn: món quà bất ngờ gửi tặng bệnh nhân ung thư máu.

Tôi là người cứng rắn và trưa hôm qua, khi xem chương trình"Điều ước thứ 7" trên VTV3, nước mắt đã phải rơi vì chứng kiến khát khao được sống, khát khao được báo hiếu của cô gái mắc căn bệnh quái ác này, và trên hết là chúng ta được thấy tình mẫu tử lung linh như huyền thoại giữa đời thường.

Thật xúc động! Một chương trình tuyệt vời.

Hãy cùng nhau giúp bạn Võ Thị Ngọc Nữ, để nụ cười sáng mãi trên môi.

Hãy xem và cảm nhận:

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

RAO GIẢNG ĐẠO ĐỨC

Rao giảng đạo đức


An-nam - xứ man di nhưng lại thích giáo điều. Bởi lẽ, các tủ lạnh rất ưa áp đặt tư tưởng của bạn Khổng Khâu để cai trị cần lao thối tai khai bẹn.

Hình bên: Linh Mục Nguyễn Văn Khải đang rao giảng đạo đức, nhưng chính ông ta lại là kẻ vô đạo đức đến kinh tởm.

Chính vậy, cái từ "quan phụ mẫu" nó hằn sâu trong tâm thức An-na-mít, đến mức trong tử vi, cung quan lộc luôn được quan tâm đặc biệt.

Đã là "cha mẹ" cần-lao, thì lại luôn thích rao giảng, dạy dỗ cho cần lao. Thế nên xứ An-nam mọi rợ này luôn có trò "phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo", từ loại "lãnh đạo" lìu tìu rẻ rách như "trưởng phòng bảo vệ" ở cơ quan công quyền và bán công quyền đến các tủ lạnh ở thượng tầng. Lớn nhỏ đều thế cả.

Đặc biệt, cái đám "bề trên" này rất thích rao giảng đạo đức. Mặc dù phần lớn các bạn í đều là loại thiếu đạo đức nhất. Bởi lẽ vấn đề đạo đức các bạn í rao giảng hay xoay quanh vấn đề lối sống, hay huỵch toẹt ra là ăn cắp, tham nhũng, chạy chức chạy quyền, bằng giả bằng dởm, kèn cựa, ném đá dấu tay, đâm bị thóc chọc bị gạo và gái gú. Dĩ nhiên, những món này lại chỉ có ở các cơ quan công quyền và bán công quyền, và các bạn í luôn là một nghệ sĩ, tỷ dụ món bàn tay vàng trong quán karaoke ôm chẳng hạn.

Đơn giản đến mức, ngày khai giảng ở trường mầm non, một bạn đại diện cho chính quyền phường/xã cũng cầm tờ giấy nhàu nhĩ lên bục tập đánh vần mấy câu rao giảng đạo đức cho các cháu mini-nhi đồng đang tập nói và thường xuyên ị đùn ra quần vì mải chơi. Và càng ở mức lớn hơn, các bạn cầm tờ giấy lên bục đánh vần cũng to hơn, oai hơn, quyền lực hơn. Thế mới thấy, cái xứ mọi rợ này hình thức, giáo điều, dốt nát và bần tiện như thế nào.

Sự kiện me-sừ Mãn - cựu trung ương ủy viên, cựu bí thư tỉnh ủy TT - Huế bị tước danh hiệu anh hùng do khai man được báo chí lẫn zang-hồ mạng ồn ào mấy ngày qua, xét cho cùng chỉ là do me-sừ này "quá nhọ" mà thôi. Chứ nói trắng ra, bạn nào mà chả như thế. Phần thưởng, danh hiệu bao giờ chả thuộc về lãnh đạo, còn đám dân đen cứ ngóng cổ mà trông nhé. Bần tiện đến mức như me-sừ Người Tốt cố kiếm cái danh hiệu "nhà giáo ưu tú" là cùng chứ gì.

Điều đáng băn khoăn là vì các bạn ấy hay giảng đạo đức quá, nên khi bị lộ là loại đạo đức giả thì mới chết đám cần-lao thối tai khai bẹn. Bởi lẽ những gì các bạn í phun từ mồm ra lâu nay tuyền là nhời hay, ý đẹp. Là hiện thân của tấm gương về đạo đức mà cần lao "kính cẩn" học hỏi.

Tầm bí thư tỉnh ủy như me-sừ Mãn thì chắn chắn bất cứ cuộc thăm viếng, hội họp nào cũng rao giảng, dạy dỗ và hô hào cần-lao trong tỉnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hay nói cụ tỷ hơn là me-sừ này dạy đạo đức cho cả tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nếu mà cần-lao cả tỉnh học tập theo đạo đức của me-sừ này thì quả là bi kịch.

Và chắc chắn, trường hợp me-sừ Mãn không còn là "con sâu làm rầu nồi canh" nữa.

© 2014 Baron Trịnh