Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

BÁN ĐƯỜNG CAO TỐC CHO NƯỚC NGOÀI: PHÍ TĂNG, DÂN CÓ CHỊU NỔI?

(VTC News) – Chủ trương ‘bán’ một số tuyến cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài dấy lên lo ngại mức phí sẽ bị đẩy lên, khó kiểm soát khi 'rơi' vào tay tư nhân.

Ngày 26/10, lãnh đạo Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thông tin, từ gợi ý của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng, VEC đang lập tổ rà soát, nghiên cứu về cơ chế chính sách, tìm thị trường để bán quyền thu phí hoặc bán cổ phần các dự án đường cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài.

Cụ thể, trong thời gian tới VEC sẽ cho tiến hành thành lập một số công ty cổ phần nhằm chuyển nhượng toàn bộ 5 tuyến cao tốc gồm: Cầu Giẽ - Ninh Bình; Nội Bài - Lào Cai; TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Bến Lức - Long Thành.

Chiều 28/10, thông tin với báo chí về chủ trương này, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cũng khẳng định thời gian tới Bộ sẽ đẩy mạnh việc này.

“Tôi cho rằng, việc này sẽ được các đại biểu Quốc hội ủng hộ, vì việc bán lại các công trình đường giao thông, ví dụ như cao tốc Nội Bài - Lào Cai sẽ rút được nguồn vốn rất lớn, giảm được nợ công”, ông Thăng nhận định.

Một đoạn đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua Vĩnh Phúc 

Thực tế, khi chủ trương bán một số tuyến đường cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài được Bộ GTVT đưa ra, cũng có hai luồng ý kiến trái chiều. Nhiều người bày tỏ lo ngại khi các tuyến đường này "rơi" vào tay tư nhân, nước ngoài thì có thể mức phí sẽ bị đẩy lên, khó kiểm soát. Hậu quả là người dân sẽ gánh chịu.

Trả lời phỏng vấn VTC News bên hành lang Quốc hội sáng nay (29/10), đại biểu Ngô Văn Minh, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng những lo lắng đó của người dân hoàn toàn có thể được loại bỏ nếu ngay trong khâu ký kết hợp đồng chúng ta tính toán kỹ.

- Ông đánh giá như thế nào về chủ trương bán một số tuyến đường cao tốc quan trọng cho nhà đầu tư nước ngoài của Bộ GTVT?

Tôi chưa tiếp cận cái văn bản này, mới nghe thôi nhưng tôi nghĩ là Chính phủ cũng sẽ cân nhắc yếu tố ấy và nó là chủ trương rất hay. 

ĐBQH Ngô Văn Minh

Hiện nay mình đầu tư đường cao tốc theo dạng chúng ta đang thu phí. Nhà nước cũng sẽ bán cái trạm thu phí đó cho nhà đầu tư và nhượng quyền lại. Nói là nhượng quyền nhưng thực chất là bán luôn, để họ thu phí.

Tất nhiên Chính phủ sẽ phải quy định anh sẽ thu phí như thế nào, bao nhiêu năm, bao nhiêu tiền. Cái này tôi biết là có sự tính toán cụ thể, có bao nhiêu lưu lượng xe đi qua, rồi tính toán mức là bao nhiêu để làm sao không ảnh hưởng đến người dân. 

- Như vậy theo ông, đây là chủ trương đúng và nên đẩy mạnh trong thời gian tới?

Tôi hoàn toàn ủng hộ và tôi hy vọng là bán được. Thực ra, để bán thì với những nhà đầu tư chiến lược, người ta nhiều tiền, người ta mới làm được. Chứ giờ bảo là "mua trâu nguyên con mà bán thịt theo miếng" ấy thì nhiều nhà đầu tư cũng phải tính toán. Thế nên tôi nói thật, bán được thì quá tốt. Hy vọng sẽ bán được để có tiền đầu tư các dự án khác.

- Nhiều người tỏ ra lo lắng cước phí vận tải trên các tuyến đường này sẽ tăng cao nếu bán cho nhà đầu tư nước ngoài, thưa ông?

Đúng là có vấn đề đó đặt ra, tức là có thể nhà đầu tư họ sẽ đặt ra phí cao hơn. Chẳng hạn, thời gian hoàn vốn đặt ra là 20 năm, nhưng họ lại yêu cầu chỉ hoàn vốn trong vòng 15 năm thôi thì họ buộc sẽ phải thu phí tăng lên, có thể tăng từ 100.000 lên 120.000 chẳng hạn, thì cũng có thể xảy ra.

- Vậy theo ông, cần phải có cơ chế kiểm soát được những cái đó để tránh việc này khi mà mình đã bán hẳn cho nhà đầu tư rồi?

Tất nhiên Chính phủ sẽ phải quy định anh sẽ thu phí như thế nào, bao nhiêu năm, bao nhiêu tiền. Cái này tôi biết là có sự tính toán cụ thể, có bao nhiêu lưu lượng xe đi qua, rồi tính toán mức là bao nhiêu để làm sao không ảnh hưởng đến người dân.

Như tôi đã nói, cái này sẽ phải có quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán chứ. Ví dụ khi ký kết hợp đồng thì phải rõ các điều khoản ra, tôi cho anh khai thác trong bao nhiêu năm, tôi bán anh chừng này tiền, thì anh chỉ được thu mức phí tối đa là từng này thôi… 

Tất nhiên nhà đầu tư cũng sẽ phải cân nhắc có lợi họ mới mua. Nhưng nói chung là mình vẫn phải cẩn trọng trong đàm phán, ký kết.

- Đối với các dự án hàng không, chẳng hạn như sân bay Long Thành, mình có nên để nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào dự án ngay từ đầu?

Có chứ, hiện nay sân bay Long thành có nhiều hạng mục đang được đề cập là sẽ đầu tư theo hướng đó. Nhà nước chỉ đầu tư vào các hạng mục như đường lăn, sân đỗ, rồi những nơi làm việc cho cơ quan quản lý nhà nước, đài quan sát… Những nơi không thu hồi được vốn thì buộc nhà nước phải đầu tư. Chứ còn những hạng mục khác thì nên kêu gọi đầu tư nước ngoài ngay từ đầu, giảm nợ công, sẽ hiệu quả hơn nhiều.

- Ông có ý kiến như thế nào về dự án sân bay Long Thành vừa được Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước Quốc hội sáng nay?

Mỗi người dân đều mong ước chúng ta đều mong ước có cảng hàng không Quốc tế hiện đại, bởi theo quan sát của tôi thì khi chúng ta bước xuống một sân bay nào đó, thì thấy nghĩ ngay đến trình độ phát triển của đất nước. Hơn nữa với yêu cầu phát triển của đất nước thì chúng ta cần có cảng hàng không Quốc tế như thế. 

Vấn đề ở đây là sự cấp thiết của nó, rồi hồ sơ rồi việc thời điểm trình đã hợp lý chưa?

Tôi thấy, chúng ta phát triển cảng hàng không này nó nằm trong chiến lược phát triển của đất nước nói chung, trong ngành GTVT nói chung và trong ngành hàng không nói riêng. Nhưng rất tiếc là thời điểm trình, theo tôi đáng tiếc là hơi muộn.

Nếu ngay từ năm 2011, vào kỳ họp Quốc hội khóa XII ấy, nếu trình dự án này tho tôi tin là sẽ được. 

Theo tôi để triển khai được dự án này cần phải làm qua 2 kỳ họp Quốc hội. Tôi đồng ý về chủ trương, nhưng tôi cho rằng trước tiên phải cho chủ trương để lập dự án khả thi, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp sau để Quốc hội xem xét, cho làm hay không, rồi mới tính các bước tiếp theo.

Hoàng Lan

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

HÃY TRÁNH XA KẺ LỪA ĐẢO NÀY!

Người đàn bà mất nết lừa đảo 4-5 triệu đồng mỗi ngày - Mọi người thấy bà này thì tránh xa nhé!

Bữa nay Mình tiếp tục gặp NGƯỜI PHỤ NỮ GIÀ chuyên đi lừa gạt lòng thương hại của mọi người để kiếm lợi với số tiền có thể lên tới 4-5 triệu vnd mỗi ngày. 

Đây là thống kê do mình được cung cấp thông tin bởi các bạn đã từng bị bà này lừa thông qua bài viết lần trước mình có đăng trên FB cá Nhân - Cảnh báo lừa đảo Buôn Ma Thuột. Hoàn cảnh hôm nay mình gặp lại Bà già mất nết này là: Vẫn chiêu bài đang đi , ngồi , hoặc đứng , đột ngột ngã quỵ và nói với mọi người mình bị ung thư gan, .. tim .. người phụ nữ này đã lừa trót lọt rất nhiều người. (nhờ thông tin của bạn Kún BLue nói, cụ này đang nằm giả vờ bệnh bên Hoa Viên bên Trần Nhật Duật ( gần Thành Phát Bakery ) 

Kể về tiền án của bà này thì cách đây khoảng 5-10 năm , bà ta chuyên chăn dắt 2 đứa bé đi cùng mình để lừa gạt mọi người, khu vực Phan bội châu - Trần Phú - Quang Trung - NưTrang Guh lợi dụng lòng cảm thương của mọi người khu vực này để xin tiền.

Bất nhân hơn là tiền từ lòng hảo tâm kiếm được bà ta chơi lô đề , đánh bài ở khu đường Quang Trung . 

Nay mong mọi người share bài viết này để cẩn thận với người đàn bà xấu xa này, trong khi biêt bao gia đình , người già còn đang gặp khó khăn , bệnh thật thì mụ này giả vờ bệnh để xin tiền người dân trong khi mình khỏe mạnh bình thường. 




UPDATE TIN TỨC LỪA ĐẢO TỪ BẠN BÈ GẦN XA :
-Bạn Thao Mai Hoang: Cô này xạo lắm, có hôm ôm bịch nước tiểu bên hông, mình nói để dẫn cô sang phường điện thoại cho chú Giáp trưởng công an phường Thắng Lợi giúp đỡ thì cô ba chân 4 cẳng chạy! Buổi tối tới thì tụ tập đánh bài tại đường Quang Trung. Nói chung giờ muốn coi người ta thật hay giả thì cứ giả bộ nói con đưa cô/chú sang phường nhờ mấy chú công an giúp đỡ là lòi mặt ra ngay!!

--An An: Bà này chị gặp ngoài chợ chị thấy tội cũng cho tiền. Sau đó gần 1 năm thấy bà lại ở Phan Bội Châu, mọi người cũng đang xúm lại cho tiền. Quen mặt rồi.

-Tường Vi: Tiểu đường + lôi ra bịch vỏ thuốc+ con vô chùa+ chồng lái xe thồ ... Tưởng đâu khổ thật. Chuyện đâu ai ngờ, e cũng bị zính rồi.

--An Thuy: huhu bữa trước đi học về e cũng gặp một bà mặc áo bệnh nhân của bệnh viên tỉnh đang đi nhặt lon, nhăn nhó giống như bị bệnh tim xong e dừng lại hỏi thì cũng kêu bị tiểu đường mà ko có tiền chích thuốc nên bệnh viện đuổi, e hỏi người thân của bác đâu thì kêu là đi hết rồi, ko có ai ở đây hết,1 ngày nhặt được 30 nghìn, mà phải gom đủ 600 để chích thuốc ko thì đau nhức khắp người. E cũng thấy lạ là sao tiểu đường mà lại đau tim, bà kêu giai đoạn cuối rồi nó lây lên tim, phổi, thận j đó.... ;'( thế rồi lục cặp cho bà đó 50k, huhu, 50k tiền học của e, huhu, bữa h vẫn đinh ninh là mình làm việc tốt, lo lắng cho bã ko biết h này sao mà trời ơi, giờ đọc tin này thấy buồn quá, mình bị lừa ư

Và còn nhiều trường hợp bị lừa khác nữa, dài quá mình không liệt kê lên hết được

Link nếu mọi người muốn đọc thêm post chia sẻ của bạn Hương Sen

Thanh Hóa: MỘT XÃ CÓ TỚI 80 THƯƠNG BINH GIẢ (!)

Xã Quảng Đông, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa: Có hơn 80 thương binh giả, đã làm rõ 40 trường hợp, cuộc chiến còn tiếp tục


Trong đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng, công dân xã Quảng Đông, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ Tổ quốc, xã Quảng Đông chỉ có 31 thương binh. Thế nhưng trong những năm qua, nhiều người cố tình làm sai lệch hồ sơ, dựng người làm chứng, được cán bộ các ban ngành của xã “chứng thực” cho đi “khám thương tật”, bỗng dưng xã có gần 100 người khác trở thành “thương binh” để hưởng chế độ đãi ngộ như thương binh…

Việc “chạy thương binh” tại xã Quảng Đông khởi xướng từ đầu năm 2000, diễn ra trong anh em họ hàng và bạn bè thân thiết với một số cán bộ xã, sau đó như vết dầu loang lan nhanh toàn xã. Nhiều người từ bé sống ở nhà cũng như đi bộ đội cùng nhiều người trong xã không bị thương mà lợi dụng “vết tật”, khai thành “vết thương”, dựng người làm chứng, được các ban, ngành của xã cho đi “giám định thương tật”. Ông Nguyễn Duy Hùng có “vết tật” cụt đốt 1 ngón 4 tay trái là do bị dây cu-roa máy xay đá ở Vức nghiến, giống với “Giấy chứng thương” mang tên Nguyễn Đức Hùng, cho nên Nguyễn Duy Hùng mua và mang luôn tên Nguyễn Đức Hùng với thương tật 36%. Còn “Bản khai cá nhân” Nguyễn Duy Hùng đành để lại. Bản khai này không ghi ngày tháng và người khai không kí tên, thế nhưng Chủ tịch UBND xã Hà Ngọc Hoà cũng “quên luôn” việc ghi ngày tháng, mà vẫn kí và đóng dấu. Nhiều gia đình có 2 “thương binh” trở lên, như gia đình ông Hà Ngọc Hòa, Bí thư Đảng ủy xã; gia đình ông Nguyễn Văn Nha 2 vợ chồng; gia đình ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Bí thư Đảng uỷ xã 2 anh em; gia đình ông Lê Văn Đảm, cán bộ xã 3 anh em là “thương binh”… Có người tỉ lệ thương tật rất cao như ông Lê Quang Thời 51%, ông Nguyễn Trọng Lới 46%…

Có nhiều người sinh ra ở xã Quảng Đông, đã chuyển hộ khẩu đi nơi khác cũng về xã Quảng Đông “chạy thương binh” (hiện vẫn lĩnh trợ cấp thương tật hằng tháng ở xã), như ông Chu Văn Lai ở Nghệ An 36%, ông Chu Đình Hợi ở Sông Bé 38%, ông Nguyễn Đình Mạnh ở Đà Nẵng 30%. Riêng bà Nguyễn Thị Lồng ở Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, là bạn học cũ của ông Hà Ngọc Hòa, năm 2002 ông Hoà gọi về làm được “thương binh” thương tật 37%. Rõ ràng, nếu không có “đường dây” thì làm sao gần 100 người ở xã Quảng Đông trở thành “thương binh” và có tỉ lệ thương tật cao dễ dàng như vậy? Câu trả lời còn đang bỏ ngỏ chờ các cơ quan chức năng?

Tại tiết c, điểm 2, Mục II Phần B Thông tư Liên tịch số 16/1998/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA đã quy định: “Trường hợp không có giấy chứng nhận bị thương mà còn giữ được một trong các chứng từ có ghi bị thương: … lí lịch cũ… kết hợp với các vết thương thực thể để thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận bị thương”. Thế nhưng, Hồ sơ của các ông Nguyễn Văn Thuấn, Nguyễn Văn Thục và các bà Nguyễn Thị Quyền, Lê Thị Lăng tại Công văn số 532/UBND-TD (số 532) ngày 2/2/2010 đều không có “Lí lịch cũ” mà chỉ có “Lí lịch tự thuật” mới lập năm 2002. Như vậy, các hồ sơ này sai với quy định, thế mà UBND tỉnh Thanh Hóa nói là “đủ điều kiện để hưởng chính sách như thương binh”?.

Danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi hằng tháng xã Quảng Đông, huyện Quảng Xương, tháng 12/2007 cho 124 thương binh, trong đó hơn 80 thương binh giả.

Sở bảo không, xã bảo có

Ngày 1/12/2008, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hoá có Kết luận thanh tra số 2720/SLĐTBXH-KLTTr (số 2720) xác định: “Hồ sơ và danh sách chi trả trợ cấp của xã Quảng Đông không có tên ông Lê Công Hoan và bà Lê Thị Thuận (như tố cáo của công dân – NV). Bà Tạ Thị Xuân có hồ sơ người hưởng chính sách như thương binh. Kết luận thanh tra xác định bà Xuân “không có thời gian đi Thanh niên xung phong (TNXP)… Bà Tạ Thị Xuân được hưởng chính sách như thương binh là không đúng quy định của Nhà nước… truy thu số tiền mà bà Tạ Thị Xuân đã hưởng hằng tháng”. Thế mà chỉ hơn một tháng sau, ngày 8/1/2009 Ban Chính sách xã Quảng Đông “xác nhận bà Lê Thị Thuận và ông Lê Công Hoan là thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng tại xã Quảng Đông”?

Ngày 8/5/2009, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hoá ban hành Kết luận thanh tra số 762/KL-TTr (số 762) “giải quyết đơn tố cáo của công dân xã Quảng Đông” kết luận là: Hồ sơ thương tật quản lí tại Sở LĐ-TB&XH có bà Lê Thị Thuận và ông Lê Công Hoan? Trường hợp bà Lê Thị Thuận thì hai người làm chứng “không công nhận việc làm chứng, không công nhận họ là đồng đội của bà Lê Thị Thuận. Hồ sơ hai người làm chứng là giả mạo”. Ông Lê Công Hoan “thừa nhận mình vi phạm trong việc khai báo thiết lập hồ sơ TNXP để hưởng chính sách như thương binh”. Hai người làm chứng cho ông Lê Công Hoan “không phải là đồng đội nhưng vẫn làm chứng xác nhận ông Lê Công Hoan bị thương năm 1967 là sai”. Khẳng định “nội dung đơn tố cáo là đúng”, từ đó kiến nghị thu hồi giấy chứng nhận hưởng chế độ thương binh và truy thu số tiền đã hưởng sai của ông Lê Công Hoan và bà Lê Thị Thuận.

Thương binh giả tố cáo người đứng đơn tố cáo

Khoảng cuối tháng 7/2008 những thương binh giả xã Quảng Đông làm “Đơn tố cáo một số người địa phương dựng chuyện để vu khống nói xấu đường lối của ban lãnh đạo xã Quảng Đông”. Gần 100 thương binh giả này cho rằng: “Ban lãnh đạo xã Quảng Đông chỉ lo cho dân. Các ông ấy còn tư vấn cho mọi công dân ở địa phương khai báo đầy đủ chính xác”. “Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị xã Quảng Đông, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá” (11 cơ quan) cùng kí và đóng 11 con dấu vào Công văn gửi cho các cơ quan Đảng và Nhà nước từ trung ương đến địa phương nhằm bảo vệ cho số thương binh giả này. Công văn khẳng định rằng “không có người không đi bộ đội, không đi TNXP” và kiến nghị “Phải làm rõ đúng sai… Đồng thời có cơ sở xử lí những người làm trái pháp luật, tố cáo không đúng”. Mười một vị này suy nghĩ gì khi nhận được Kết luận số 2720 và số 762 của Sở LĐ-TB&XH và Công văn số 532 của UBND tỉnh Thanh Hoá thông báo đã cắt chế độ thương tật của 5 người không đi TNXP, không bị thương? Ngày 28/9/2010 vừa qua UBND xã Quảng Đông đã ra các Quyết định số 31/QĐ-UBND đến số 37/QĐ-UBND kỉ luật các cá nhân và tập thể Hội đồng chính sách xã Quảng Đông “đã vi phạm trong việc xác nhận xét duyệt sai hồ sơ làm chế độ thương binh là đối tượng TNXP”. Thế còn những thương binh giả là quân nhân thì sao?

Cựu Bí thư, Chủ tịch xã cũng là thương binh giả

Ngày 2/2/2010, UBND tỉnh Thanh Hoá có Công văn số 532 thông báo kết luận của Thanh tra tỉnh. Qua xác minh thực tế bà Trần Thị Trường (người đứng tên trong giấy xác nhận ông Tỉnh bị thương) cho biết: Bà ở C9, Công trường 101, Sao Vàng, không cùng đơn vị với ông Lê Xuân Tỉnh (C754, N75 – NV). Bà không làm hồ sơ xác nhận trường hợp bị thương cho ông Tỉnh. Như vậy, ông Lê Xuân Tỉnh là thương binh giả. Xác minh bà Nguyễn Thị Điểm và ông Nguyễn Văn Khứ, bà Điểm ở C9, Công trường 101, Sao Vàng, không cùng đơn vị với ông Nguyễn Ngọc Dư (C10, N25, Ban Xây dựng 67), ông Khứ ở với ông Dư từ năm 1965 đến ngày 28/8/1968, ông Dư đi học y tá và chuyển sang quân đội, cả bà Điểm và ông Dư đều không biết, không viết, không kí xác nhận bị thương cho ông Dư. Vậy, ai viết và kí xác nhận bị thương cho ông Dư? Chỉ có ông Dư mới có câu trả lời chính xác. Ông Dư khai đã bị thương ngày 18/2/1971, nhưng thời gian này theo lí lịch đảng viên ông Dư là Thượng sĩ, Quân y sĩ Binh trạm 15, Đoàn 559, không phải là TNXP. Thế mà ngày 31/12/2002, Bộ Giao thông Vận tải vẫn cấp giấy chứng nhận bị thương cho ông Dư là TNXP? Như vậy, ông Nguyễn Ngọc Dư cũng là thương binh giả. Được biết, ông Nguyễn Ngọc Dư đã từng giữ chức Bí thư rồi Chủ tịch và Trưởng trạm Y tế xã Quảng Đông nhiều năm. (Còn nữa)

Hữu Hà

Khám và phá Sơn Đoòng

Khoai@: Tên bài do Tre Làng tự đặt.


Đêm tân hôn, chú rể lần đầu làm cái việc "nhỏ mà không học lớn mò cũng ra" với cô dâu, nhưng chưa có kinh nghiệm nên đành gọi thằng phù rể đứng cầm đèn pin để soi. Loay hoay một lúc vẫn không nhét được “thằng nhỏ” vào hang của cô dâu, chú rể bắt đầu bực, bèn quát thằng phù rể:

- Rọi đèn ra đằng trước đi mày!

Loay hoay thêm lúc nữa vẫn không vào được. Chú rể lại quát thằng phù:

- Rọi đèn bên phải đi mày.

Loay hoay thêm chốc nữa, lại quát

- Rọi đèn bên trái đi mày.

Chẳng kết quả gì, bực quá, chú rể bảo:

- Thôi đưa đèn đây tao soi cho, mày làm thử tao xem.

Phù rể vào ...làm đánh sụt một cái, chú rể đắc thắng mắng:

- Thấy chưa cái đồ kém cỏi, có soi mỗi cái đèn mà cũng không xong.

Cũng y như vậy, khi có điều kiện khám phá một “tòa thiên nhiên”…ví dụ như hang Sơn Đoòng, bạn muốn tự mình khám phá hay muốn "Một thằng phù rể" với mớ cáp treo khám phá hộ bạn. Bạn chỉ mỗi việc cầm đèn pin săm soi, trầm trồ và vỗ tay, để dành cái cảm giác “cực khoái” cho thằng khác hưởng?

Hay nói một cách khác. Khi bạn yêu một cô gái, bạn sẵn lòng tặng cho cô gái đó cả cuộc đời bạn, sẵn sàng vất vả tìm lá diêu bông tặng nàng…kèm theo một chiếc nhẫn đính hôn gắn kim cương. Để đến ngày run rẩy, hồi hộp khám phá từng nhịp thở nóng hổi từ đôi gò bồng đảo căng tròn, vén khóm cỏ mật thơm ngát giữa cặp đùi mát rượi để nhấm nháp từng giọt yêu đương từ khe suối bồng lai…CHỈ CỦA RIÊNG MÌNH BẠN.

Đó là những thứ không gì đánh đổi được mà cả đời bạn sẽ mãi khắc ghi.

Đương nhiên, không bao giờ có thể so sánh với cảm giác bạn bỏ 500 nghìn đồng để gọi một em cave "giải quyết nhu cầu". Cho dù "em nó" có điệu nghệ thổi khúc dân ca réo rắt bằng "cây sáo" của bạn, "bắt giun kim" cho bạn bằng cơ thể điện nước đầy đủ, full service. Bạn cũng sẽ quên luôn em ấy sau khi lột bao cao su, nhổ bãi nước bọt (vừa ngậm cặp vú hoặc hôn đôi môi mà cả nghìn thằng khác cùng ngậm) trả tiền và kéo quần lên y như hàng nghìn khách hàng khác của em cave ấy.

500 nghìn đồng - Đó cũng là số tiền xé vé đồng hạng để bạn cùng hàng nghìn khách hàng khác kê mông lên những tuyến cáp treo Bà Nà, Hạ Long hay sắp tới có thể là cả…Sơn Đoòng.

Tất nhiên, mình không so sánh tập đoàn SUN GROUP như một Má Mì chăn cave, khi cố vơ vét những tòa thiên nhiên như núi Bà Nà, vịnh Hạ Long, hang Sơn Đoòng về để tổ chức xé vé đồng hạng cho khách chơi ai cũng được vần vò. Biến hương sắc vô giá mà tạo hóa ban tặng cho thiên nhiên, đất nước, con người thành một thứ:

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng; 
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng 
Len dưới nách những mô gò thấp kém; 
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm, 
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu 
Của chốn ngàn năm cao cả âm u.

Nhưng dù sao, dày vò và hạ thấp giá trị của những “tòa thiên nhiên” theo cái cách mà SUN GROUP đang làm, có lẽ cũng không khác gì cách một số ông bầu showbiz biến hoa hậu, người mẫu trở thành cave… điện nước đầy đủ, full service, lại có cái cho bạn khoe: TAO VỪA MỚI NGỦ VỚI EM NÓ.

Nguồn: Nguyen Minh

ẤN ĐỘ CHÍNH THỨC CÔNG KHAI VIỆC BÁN TÊN LỬA BRAMOS CHO VIỆT NAM

Ấn Độ chính thức công khai việc bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam


Sau nhiều đồn đoán, lần đầu tiên Ấn Độ gửi tín hiệu rõ ràng rằng họ đã sẵn sàng để bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam.

Tờ báo lớn nhất Ấn Độ - The Times of India hôm nay đưa tin:Ấn Độ hôm thứ Ba (28/10) đã cam kết giúp Việt Nam hiện đại hóa quốc phòng. Sau cuộc gặp của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Narendra Modi cho biết: “Hợp tác quốc phòng với Việt Nam là một trong những vấn đề quan trọng nhất của chúng tôi. Ấn Độ vẫn cam kết giúp hiện đại hóa các lực lượng quốc phòng và an ninh của Việt Nam. Điều này sẽ bao gồm việc mở rộng các chương trình đào tạo của chúng tôi, một chương trình đã rất đáng kể cùng với các bài tập chung và hợp tác trong các thiết bị quốc phòng. Chúng tôi sẽ nhanh chóng thực hiện khoản tín dụng 100 triệu USD để cho phép Việt Nam mua các tàu hải quân mới từ Ấn Độ”.

Bên cạnh đó, lần đầu tiên, Ấn Độ gửi tín hiệu rõ ràng rằng chúng ta đã sẵn sàng bán tên lửa hành trình tầm ngắn BrahMos cho Việt Nam, một nhu cầu lâu dài của Việt Nam. Chính phủ Ấn Độ trước đó cũng còn một chút do dự trong vấn đề này vì e ngại Nga (một nước đối tác đồng phát triển BrahMos) nhưng hiện tại Nga cũng đã sẵn sàng.

Ấn Độ sẽ chờ để được MTCR thông qua trước khi bán (MTCR là viết tắt của cụm từ Missile Technology Control Regime. Đây là một tổ chức được lập bởi 34 quốc gia để kiểm soát việc phổ biến các công nghệ tên lửa có tầm bắn trên 300km và đầu đạn nặng trên 500 kg).

Nhưng cả Ấn Độ và Việt Nam đã quyết vượt qua trở ngại này.

Tầm quan trọng trong chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam đến Ấn Độ là hiển nhiên khi Tổng thống Pranab Mukherjee đã có chuyến thăm nhà nước tới Việt Nam gần như trùng với thời điểm Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đến New Delhi.

Việt Nam là trung tâm trong chính sách châu Á-Thái Bình Dương của Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đã gửi một tín hiệu rõ ràng cho Trung Quốc rằng họ sẽ tích cực theo đuổi lợi ích của mình trong khu vực. Thủ tướng Modi đã viết: ‘Chính phủ của tôi đã kịp thời tăng cường sự tham gia của chúng tôi trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, điều đó là quan trọng đối với tương lai Ấn Độ”.

Trần Vũ (Theo Times of India)

Mời TS Nguyễn Xuân Diện và PV Xuân Dương tranh biện: KHÔNG LẼ CỨ GIẤU CÁI XẤU TRONG CẶP?. .

Khoai@


Ngày 27/10/2014, trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam (GDVN) có đăng 1 bài viết của tác giả Xuân Dương với nhan đề "Tờ rơi" - Vũ khí bôi nhọ đất nước của công an Thành phố Hồ Chí Minh". Sau đó, tiêu đề này được sửa lại thành: "Tờ rơi" – Vũ khí mới chống tội phạm của công an thành phố Hồ Chí Minh".

Nội dung bài báo đề cập đến việc công an phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát tờ rơi (bằng tiếng Anh) với mục đích cảnh báo khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài tự bảo vệ tài sản cá nhân nhằm chống lại các tệ nạn xã hội nơi công cộng.

Ngay sau khi đăng, ông TS Nguyễn Xuân Diện lập tức có mặt và bê bài này về trang Tễu, đồng thời giật thêm một tít báo cực kỳ phản cảm: "Công an TP HCM tự vả vào chính mình, ngành mình".

Người tử tế, được giáo dục đàng hoàng thì không ai làm thế!

Không ai lạ gì ông TS Nguyễn Xuân Diện. Với học hàm Tiến sĩ Ca trù, nhưng ông không tập trung vào chuyên môn của mình để cống hiến cho ca trù. Trái lại, ông thường xuyên viết bài và tiếp tay cho phần tử xấu bằng cách đăng các bài có xu hướng chống nhà nước.

Ngay sau khi đăng bài này, dư luận đã phản đối mạnh mẽ. Tre làng đã sao chép lại hầu hết tất cả các bài viết và dự định tranh biện với PV Xuân Dương và TS Nguyễn Xuân Diện trên tinh thần dân chủ. Không hiểu TS Diện có sãn lòng hay không?

Và đây là bài đăng trên báo Tiền Phong của tác giả Đình Nguyên: 

Không lẽ cứ giấu cái xấu trong cặp?

TNO - Tôi nghĩ thật là buồn cười khi có một luồng ý kiến quy chụp việc Công an phường Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM phát tờ rơi để du khách nâng cao tinh thần cảnh giác trước nạn cướp giật, trước thực trạng số ít lái xe taxi không trung thực khi tính cước…, là hành động “sỉ nhục”, “bôi xấu” đất nước.

Trước hết, hãy nhìn vào nội dung tờ rơi:

“Violent crime is very often in Ho Chi Minh City. Keep your bags close to your body, avoid wearing precious jewelry and try not to be too flashy with your camera and phone” (Tội phạm bạo lực rất hay xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hãy giữ túi xách của bạn luôn bên người, không đeo các đồ trang sức quý và cố gắng không để lộ máy ảnh và điện thoại di động).

Và “Do not trust the taxi meter (đừng tin vào đồng hồ trên xe taxi). Ripping off unsuspecting passengers is an art form for dishonest driver. Stisk to reliable companies such as Vinasun taxi and Mailinh taxi. (Đây là hành động móc túi hành khách của lái xe không trung thực. Hãy lựa chọn các hãng taxi đáng tin cậy như Vinasun và Mai Linh).

Là một người dân thành phố, tôi nghĩ lời cảnh báo trên không có gì là quá. Điều đó hoàn toàn càng không có gì là “bôi đen” cả. Thực tế thì tình trạng tội phạm bạo lực, cướp giật trên đường phố, lái xe taxi không trung thực khiến du khách bị “móc túi” dường như đã trở thành “chuyện thường ngày”. Người dân đã phải tự mình tập dần thói quen “sống chung” với nó rồi mà.

Có thể nói Q.1 là nơi kinh tế sầm uất nhất thành phố. TP.HCM lại đứng đầu cả nước về việc làm ra nhiều tiền bằng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Lẽ thường giàu thì phải sang. Sự “sang” đó thể hiện không nhỏ thông qua đời sống người dân, thông qua việc ăn, việc mặc mỗi ngày; và việc trang sức mỗi khi ra đường. Ví như du khách đến Sài Gòn tham quan trong một vài lần, cảm nhận về độ sang, độ giàu có của Sài Gòn, thì ngoài việc nhìn vào nhà cửa, cơ sở hạ tầng…, có lẽ một phần không nhỏ là họ nhìn vào hình ảnh người dân, đặc biệt là những chị em phụ nữ luôn thoải mái trên đường với nhiều đồ trang sức làm đẹp cho mình.

Nhưng thực tế thì chuyện chị em làm đẹp ở “nơi giàu nhất nước” như là một điều rất… xa xỉ. Ở đây nói xa xỉ là vì rất nhiều người chẳng bao giờ nghĩ đến, hoặc dẫu có nghĩ đến rồi nhưng lại không dám làm đẹp mỗi khi ra đường. Lý do đưa ra cũng vì… sợ cướp giật. Ai đó trong lúc này hoặc lúc nọ có mang đồng hồ, dây chuyền, túi xách hàng hiệu nhưng khi đi trên đường thì cũng luôn che bịt kín mít từ cổ đến chân, và khi đến “điểm hẹn” an toàn rồi thì mới được làm đẹp. Như vậy cũng tội cho chị em lắm chứ!

Về nguyên tắc, công an là lực lượng tiên phong có nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội cho người dân và du khách. Một khi sự đảm bảo an toàn trên thực tế chưa được như mong muốn, thì việc đưa ra lời cảnh báo, nhắc nhở cho du khách cẩn thận là hoàn toàn cần thiết. Tờ rơi cũng hướng dẫn khách nước ngoài một số điểm đáng lưu ý khi sử dụng dịch vụ xích lô, xe ôm… Có thể nói, đây là một hành động có trách nhiệm, thân thiện, tích cực ở chỗ chủ động không muốn để cho du khách “sống chết mặc kệ”.

Thực tế thời gian qua, người dân thành phố cũng hay được khuyến cáo: đừng có khơi khơi mang tài sản có giá trị mỗi khi đi trên đường đó sao, vì “lỡ” mấy tên cướp giật ngó thấy được rồi ra tay, thì công an dẫu có tuần tra, mật phục thường xuyên cũng chưa chắc kịp trở tay để bảo vệ được cho người dân.

Không thể quy chụp cho việc cảnh báo, nhắc nhở ấy là “sỉ nhục”, là “bôi xấu”, không thể nói đó là việc làm phản cảm, hay tạo tâm lý lo sợ, bất an cho du khách.

Hai tình huống đặt ra:

1. Công an cảnh báo, nhắc nhở để du khách biết có nguy cơ và bảo vệ được tài sản của mình để chuyến tham quan của họ có được những trải nghiệm trọn vẹn, cảm nhận được sự quan tâm của chính quyền sở tại để sau đó có dịp sẽ quay trở lại “làm giàu cho du lịch Việt Nam”.

2. Công an, dù đã biết có nguy cơ, nhưng lại che giấu đi để rồi du khách bị “sa bẫy cướp giật”, không thu hồi lại được tài sản bị cướp giật cho du khách, sau chuyến tham quan họ luôn bị ám ảnh về một nơi không an toàn rồi chẳng bao giờ trở lại, rồi họ còn kể lại cho bạn bè, đưa thông tin lên mạng xã hội.

Trong lúc vấn đề an ninh, trật tự ở thành phố “chưa được đẹp như viên pha lê”, thì tình huống nào sẽ mang lại ý nghĩa, kết quả tốt hơn, hẳn là chuyện không khó để nhận ra khi xét vấn đề trên nhiều góc độ một cách hợp lý.

Sẽ là việc rất đáng trách, rất đáng lên án khi anh vì thành tích, vì danh hiệu, vì sợ trách nhiệm… mà anh “giấu trong cặp” chuyện tội phạm để rồi tội phạm càng “có đất để sống”!

Nói lên sự thật (đặc biệt là cơ quan công quyền) về bất cập, tồn tại để cùng nhau xử lý sẽ luôn tốt hơn là “giấu hết mọi chuyện trong cặp” rồi tất cả không biết đâu mà lần.

Hẳn mọi người cũng hay nghĩ và luôn mong muốn là thực tế trong cuộc sống bây giờ sẽ được như thế đó sao(?!).

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

CÙ HUY HÀ VŨ: NGƯỜI TRONG NHÀ NÓI GÌ?

Cù Huy Hà Vũ: Người trong nhà nói gì?


Dân Luận: Mấy ngày trước chúng tôi đã đăng bài về việc chính quyền thực hiện cưỡng chế và xây tường ngăn trong khu vực nhà số 24 Điện Biên Phủ, liên quan đến luật sư Cù Huy Hà Vũ. Gần đây chúng tôi đã nhận được thông tin trái chiều dưới đây, và để đảm bảo tính đa chiều của Dân Luận, chúng tôi xin đăng tải để độc giả tham khảo.

Ngôi nhà "tranh chấp" 24 Điện Biên Phủ

"Tôi cũng tin rằng chân dung Cù Huy Hà Vũ trong mắt bà Trần Lệ Thu (vợ kế ông Cù Huy Cận) là chân thực". VM

Chủ nhật hôm ấy (28/03/2010) sau khi đã hẹn trước qua điện thoại chúng tôi, cán bộ hưu trí cũng là đồng nghiệp, đến thăm bà Trần Lệ Thu (vợ cố nhà thơ Cù Huy Cận) ở 24 Điện Biên phủ, Hà Nội. Đúng hẹn, chúng tôi đến cổng nhà bà. Cổng khóa, gọi điện thì bà bảo cổng ấy bị khóa rồi, nhà mình phải đi phía phố Trần Phú kia. Vòng sang phố Trần Phú cũng thấy để biển hiệu: “VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CÙ HUY HÀ VŨ”.

Chờ ít phút thì tấm cửa cuốn nặng nề cũng được kéo lên. Khi nó cách mặt đất chừng một mét, chúng tôi thấy bà Lệ Thu từ từ chui ra. Bà tỏ ra áy náy khi cho chúng tôi biết, bà không thể tiếp chúng tôi tại nhà mình, nơi bà cùng chồng và các con sống đã hơn 40 năm. Bà mời chúng tôi cùng vào quán Café gần ngay đó để nói chuyện, hỏi thăm nhau…

Khuôn mặt bà Lệ Thu không khác mấy so với thời còn làm việc ở Khoa Lưu học sinh tiếng Nga, thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ (Thanh Xuân) Hà Nội. Duy mái tóc bà giờ đã bạc trắng, còn lưng đã còng rạp xuống, đi lại chậm chạp, khó khăn.

Bà Lệ Thu kể, hàng ngày vẫn phải uống thuốc và tập thể dục bằng cách đi bộ. Bà giải thích lí do vì sao không thể tiếp chúng tôi trong nhà mình.

Bà Trần Lệ Thu đang phải gồng mình đẩy tấm cửa cuốn này để đi "nhờ" ra khỏi nhà mình.

Bà Trần Lệ Thu chào khách sau khi phải gồng mình đẩy tấm cửa cuốn lên. Vì lòng tự trọng, không muốn phiền luỵ tới gia đình con riêng của nhà thơ Huy Cận đang sống cùng trong khu biệt thự, bà vẫn hẹn tiếp khách ở quán nước đầu phố.(10/03/2012)

Hàng ngày bà Trần Lệ Thu phải đi chợ và thể dục chống loãng xương như thế này. (10/03/2012)

Chính quyền cưỡng chế phá tường rào nhà 24 Điện Biên Phủ xây không đúng quy cách, thực hiện vào sáng thứ Tư 27/01/2010.

Bên trong nhà bà Lệ Thu (Tầng 2) 24 Điện Biên Phủ. HN.(10/2009)

Vài năm trước khi chồng bà mất, người con trai riêng của ông là Cù Huy Hà Vũ đã đưa đơn kiện, đòi chia đôi chủ quyền căn nhà ông bà cùng các con đang ở. Người con riêng này đã cùng vợ bịt lối đi vào nhà từ phía 24 Điện Biên Phủ, thuộc quyền sử dụng hợp pháp của 2 vợ chồng bà và gia đình. Căn nhà sinh thời, nhà nước cấp cho 2 ông Xuân Diệu và Huy Cận...

Bà nói, căn biệt thự 24 Điện Biên Phủ giờ đã bước sang tuổi 100, mọi thứ ở đây đã cũ nát, xuống cấp trầm trọng. Sở dĩ ngôi nhà hầu như vẫn nguyên trạng về hình dáng, kết cấu vì nó vẫn đang thuộc nhà nước quản lý. Nó vẫn chưa được cấp sổ đỏ cho gia đình theo Nghị định 61/ CP. Hiện tại bà và những người đang sống ở đây vẫn không phải trả tiền nhà…

Kể tới đây, bà Lệ Thu chợt như xa xăm… Nhìn bà, thấy rõ dáng hình còm cõi, gương mặt, đôi mắt phảng phất nỗi buồn của bao nỗi phiền toái, đắng cay trong nỗi đau của nhân tình, thế thái xung quanh chuyện nhà cửa, không có lối đi.

Không phải bà Lệ Thu không nhiệt tình với khách, chỉ vì bà đã không còn lối đi đã hơn chục năm nay, nhà cửa thì cũ nát, chật chội. Sân, vườn nhà bà giáp cả hai phía phố rộng rãi, mà bà không còn chỗ để đi lại, thư giản; xe máy nhà bà vẫn phải gửi nhà khác. Muốn ra ngoài phải “đi nhờ” qua Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ, vốn là diện tích chung đã bị “người nhà” chiếm dụng cho riêng mình. Không những thế, mỗi khi phải ra vào nhà bà phải oằn người đẩy tấm cửa cuốn lên để chui ra và kéo xuống để đóng lại. Công việc này còn khó đối với đàn ông khỏe mạnh, nói chi tới người già cả như bà.

Gần cuối buổi thăm hỏi, tôi có xen vào chuyện mới đây về ông Cù Huy Hà Vũ. Rằng đọc trên mạng thấy ông Vũ này nổi lắm, như một người dám tranh đấu cho dân chủ, ông ta còn đâm đơn kiện cả Thủ tướng nữa đấy…

Bà Lệ Thu khẻ cười… Một lúc sau bà nói: “Anh Vũ này, từ nhỏ đã là một người hoang tưởng. Anh ấy luôn coi mình là người giỏi nhất. Xứng đáng làm thủ tướng. Lòng tham thì…”.

Tôi có ý hỏi bà Lệ Thu về ông Cù Huy Hà Vũ, nhưng thấy bà cũng không muốn nói nhiều về chuyện này. Bà chỉ nói thêm, rằng bà về nhà này làm vợ ông Huy Cận khi cậu Vũ mới 7 tuổi, ăn ngủ sinh hoạt cùng trong ngôi nhà này, cộng thời gian cũng đã hơn 40 năm. Kể cả sau này cậu Vũ lấy vợ, có con, đi làm…cũng ở đây, làm sao bà không biết cậu Vũ là người như thế nào?

Khi được hỏi về việc cưỡng chế phá tường rào nhà 24 Điện Biên Phủ mới đây, bà cho biết: “Bức tường hiện nay là do Chính quyền phường Điện Biên mới xây lại theo đúng nguyên bản cũ trước đây đã bị cây ngã đổ vì mưa bão phá sập. Ông Cù Huy Hà Vũ xây lại tường rào bị đổ nhưng vì lại xây bịt kín bằng gạch, không có chấn song sắt, phá vỡ cảnh quan… nên chính quyền mới cưỡng chế, việc này đã được thông báo trước”.

Chia tay bà Lệ Thu, chúng tôi không khỏi áy náy, lo lắng cho sức khỏe và cuộc sống tù túng hiện nay của bà. Nhưng chúng tôi biết làm gì hơn, ngoài sự cảm thông và lời chúc bà được sống vui, sống khỏe trong những năm còn lại của cuộc đời.

Vài lời nói thêm:

Sau lần ấy tôi còn vài lần đến thăm bà Lệ Thu hay trao đổi qua điện thoại. Cuộc sống của bà vẫn căng thẳng, không gian sống vẫn bị chiếm dụng, tù túng, tranh chấp. Thời gian qua tôi cũng để ý tìm đọc một số bài của Cù Huy Hà Vũ và nhiều bài viết về ông. Tôi cũng được bà Lệ Thu cung cấp một số tờ photo (Bà Lệ Thu không sử dụng internet) mấy bài báo viết về ông Cù Huy Cận, về mối tình đầy sôi nổi, thơ mộng nhưng không khỏi truân chuyên của hai ông bà.

Hỏi thăm về con cái, bà nói còn một người con trai đang ở với bà, hiện làm ở Bộ Tư pháp, đã ngoài 40, vẫn chưa lấy vợ. Thấy tôi tỏ ra chia sẻ về sự muộn màng này, bà Lệ Thu thở dài: “ Anh bảo, nhà cửa như thế thì biết làm thế nào được, nó đi suốt ấy mà...”

Tôi đã chứng kiến sự thương mến xen lẫn ái ngại dành cho bà Lệ Thu của những bà tiểu thương ở chợ cóc nơi bà hay đến, những bà hàng nước giải khát nơi bà tiếp khách và của những người hàng phố nơi bà thường đi qua mỗi ngày. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ bà khi cần thiết.

Bà Lệ Thu nói, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo UBND TP Hà Nội có biện pháp cụ thể, tích cực tổ chức thực hiện nghiêm các quyết định của Thủ tướng, cắm mốc giới nhà, đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà cho gia đình bà; chỉ đạo UBND quận Ba Đình xử lý kịp thời, kiên quyết việc lấn chiếm đất công, xây nhà và các công trình trái phép của của ông Cù Huy Hà Vũ. Song, đến nay tất cả vẫn nằm trên giấy. Trong khi đó, gia đình ông Cù Huy Hà Vũ vẫn lấn chiếm toàn bộ đất và diện tích sử dụng chung, bịt lối đi trái phép, gây khó khăn trở ngại trong sinh hoạt cho gia đình bà vì nhà không có lối đi vào.

Nguyện vọng của bà hiện nay là Chính quyền phải nhanh chóng thực hiện chỉ đạo của Thủ Tướng đã nêu trên, hoặc cấp cho cho gia đình bà một nơi ở mới, trả lại ngôi nhà này để làm nhà lưu niệm hai nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận, như đúng nó phải thế.

Tôi cũng đã được một số bạn bè, đồng nghiệp của bà Lệ Thu kể thêm về cuộc sống riêng tư của bà…về gia đình Cù Huy Hà Vũ. Tôi nói “riêng tư” vì có những tâm sự thầm kín bà Lệ Thu chỉ có thể chia sẻ cho một hai người bạn “ruột” của mình. Trong đó có người từng là “phù dâu” cho bà Lệ Thu, đến chơi nhà bà nhiều lần suốt mấy chục năm qua, từng được chứng kiến những bữa cơm gia đình nhà bà Lệ Thu có cả Xuân Diệu. Có người từng được biết cả những chuyện thuộc loại "Thâm cung" không thể kể ra ở đây về những người đã và đang sống tại ngôi nhà này.

Bà Lệ Thu là người quá hiền lành. Tôi nhớ thời còn cùng Khoa LHS, bà Lệ Thu không mấy khi phát biểu trong các cuộc họp, không mất lòng ai. Dù rất giỏi Nga ngữ và Pháp ngữ, vững chuyên môn lại có “thế” nhưng bà Lệ Thu có vẻ không muốn “phấn đấu” theo con đường sự nghiệp. Cứ dạy học xong là bà vội vã ra về. Một bà bạn rất thân của bà Lệ Thu mới đây còn nhận xét, “chị Lệ Thu hiền quá, hiền đến nỗi nhu nhược”.

Qua tìm hiểu, tôi thấy cậu Hà Vũ lớn lên trong một đại gia đình có mối quan hệ khá phức tạp, cậu có nhiều người ruột thịt nhưng tình cảm yêu thương, sự quan tâm dạy dỗ dành cho cậu không phải là đủ đầy...Trong mắt vợ chồng bà Nguyễn Thị Dương Hà và ông Cù Huy Hà Vũ, bà Lệ Thu chỉ là “mẹ ghẻ” và là “người tranh chấp quyền lợi” của họ mà thôi.

Ông Cù Huy Hà Vũ từng thổ lộ: “Tôi biết, cái chất quyết liệt, ‘bùng bùng” ấy tôi thừa hưởng từ “gien” của đằng ngoại, mà gần nhất là của bác tôi, nhà thơ Xuân Diệu chứ không phải từ cụ Cận”. Đúng vậy! Bà Lệ Thu cũng từng nói: “ Ông Huy Cận hiền lành lắm”. Chính vì những kiện cáo, những hành động phi đạo lý của con trai cả gây ra cho ông những bất tiện, không lối thoát trong cuộc sống mà vài năm trước khi mất, ông Huy Cận đã phải đến tá túc “bất đắc dĩ” nhà con gái.

Nhiều người chắc đã đọc "Mẹo Cứt gà" của Cu Vinh. Cù Huy Hà Vũ cũng hay sử dụng mẹo này. Nếu ai đã từng đến Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ, hay ghé thăm hôm nay sẽ thấy "Mẹo Cứt gà" vẫn đang hiện hữu nơi đây.

Đã có nhiều nhận xét, đánh giá về ông Cù Huy Hà Vũ, bạn đọc có thể tìm đọc trên mạng. Tôi, người viết bài này đã từng ủng hộ Cù Huy Hà Vũ trong vụ Đồi Vọng Cảnh (ông kiện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) và trong vụ Bauxite ở Tây nguyên.

Xét từ góc độ lợi ích của chính quyền, vụ bắt Cù Huy Hà Vũ mất nhiều hơn được. Qua vụ án và phiên tòa, Chính quyền vô tình đã nâng Cù Huy Hà Vũ lên thành “anh hùng” trong mắt nhiều người. Bloger Huy Đức đã bình về ông CHHV:

“Nếu cứ để ông Cù Huy Hà Vũ nghênh ngang bên ngoài, có lẽ ông khó lòng tập hợp được sự quan tâm của quần chúng tới mức dấy lên sự sợ hãi cho chính quyền. Nếu để ông Cù Huy Hà Vũ tự do ngôn luận, có lẽ ông khó lòng thu hút được sự chú ý của giới bloggers, báo chí và khó lòng trở thành một nhân vật được đề cập trong một bài feature của tờ New York Times. Nếu để ông Cù Huy Hà Vũ tự do kiện tụng có lẽ người dân sẽ thấy Chính quyền tự tin và mạnh mẽ. Và có lẽ, nếu thả ngay ông Cù Huy Hà Vũ sau cái hôm ở khách sạn, hình ảnh một người đàn ông 50s bụng phệ sẽ được nhớ lâu hơn, và khó có thể bị thay thế bởi hình ảnh một tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, comple, cavat, trán rộng, đầu ngửng cao, ngạo nghễ đi giữa hai hàng cảnh sát”.

Muốn làm cách mạng vì dân vì nước, nhất là muốn làm lãnh đạo, phải là người có tài, có trí nhưng trước hết phải là người có tâm và đức. Qua những gì được biết, tôi thấy ông Cù Huy Hà Vũ không phải là người con hiếu thảo, người anh biết nhịn nhường…trong gia đình; không là người có thể noi theo ở ngoài đời.

Tôi từng ghi vào sổ tay câu nói của ông Lê Kiên Thành (con trai cố Tổng bí thư Lê Duẩn): “Một người đàn ông có thể diễn kịch với cuộc đời nhưng chân dung họ hiện lên trong mắt con cái là chân thực nhất”.

Mượn ý của câu nói trên, tôi cũng tin rằng chân dung Cù Huy Hà Vũ trong mắt bà Trần Lệ Thu (vợ kế ông Cù Huy Cận) là chân thực.