Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

HỎI CHO SƯỚNG MIỆNG THÌ KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC GÌ



LâmTrực@

Đây là những lời tâm huyết của đại biểu Quốc hội. 

Đại biểu Nguyễn Văn Hiến:
- “Nhân dân hỏi chúng ta có cần cầu không? Chúng ta rất cần cầu. Nhưng bây giờ chúng ta có cần cầu dây văng lung linh như thế không? Chúng ta có cần sân bay không? Cần, nhưng chúng ta xây sân bay vào lúc nào? Quy mô của nó bao nhiêu? Chúng ta có cần những công trình văn hóa 3.200 tỷ mà bây giờ để cho thuê đám cưới không? Chúng ta có cần những Làng văn hóa 3.200 tỷ, nhưng bây giờ lại biến thành phim trường không? Nhân dân không chấp nhận được chuyện đó!”.

- “Tại sao có những con đường đắt nhất thế giới? Tại sao Bộ trưởng vừa mới về cắt tỉa một ít đã tiết kiệm được hơn 3500 tỷ?”.

- “Đất nước ta không thiếu người tâm huyết tài năng, nhưng họ không có điều kiện may mắn và không có vị trí xứng đáng để có thể giúp dân, giúp nước, nên phải bằng cơ chế tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, luân chuyển bổ nhiệm công khai, minh bạch thì họ mới có cơ hội giúp dân giúp nước được”.

Những câu hỏi trên cũng là những day dứt của người dân. 

Tuy nhiên, với tư cách đại biểu Quốc hội, tôi nghĩ, ông không chỉ hỏi mà còn phải cho ý kiến thiết thực để giải quyết các câu hỏi đó.

Hỏi cho sướng miệng, hỏi để lấy lòng người dân thì không giải quyết vấn đề gì.

VÌ SAO CHIÊN LƯỢC CHỐNG XÂM NHẬP CỦA VIỆT NAM CHƯA HIỆU QUẢ?

Theo tiến sĩ Ngô Thường Thư (trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam -RSIS), những trang bị mới của Việt Nam cũng không thể hoàn thiện được chiến lược A2/AD bởi sự chênh lệch lớn về số lượng vũ khí.

Ảnh minh họa.

Việt Nam là nước có lợi thế về địa chính trị hết sức quan trọng đối với sự ổn định và thịnh vượng của Đông Á nói riêng và thế giới nói chung, bởi Trung Quốc ngày càng phô diễn cho thế giới thấy những hành động ngang ngược vô đạo, bẻ cong lịch sử, bất chấp luật pháp quốc tế và xâm chiếm lãnh thổ chủ quyền của láng giềng. 

Do đó tiềm lực và khả năng quốc phòng của Việt Nam luôn được các chuyên gia quân sự và chính trị theo dõi sát sao.

Tờ Diễn đàn Đông Á (East Asia Forum) mới đây có đăng tải bài viết của Tiến sĩ Ngô Thường Thư là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng của trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) thuộc trường đại học công nghệ Nam Dương (Nanyang Technological University - NTU) – Singapore.

Bài viết đặt câu hỏi: Mặc dù Việt Nam gần đây đã có những khoản đầu tư quan trọng cho quốc phòng nhằm đối phó với việc môi trường chiến lược của khu vực đang thay đổi, nhưng những động thái quốc phòng trên của Việt Nam có tạo ra sự khác biệt nào trong việc cân đối lại sức mạnh quân với Trung Quốc trên Biển Đông?

Theo tiến sỹ Ngô, trong mười năm qua, Việt Nam đã đặc biệt chú trọng đầu tư về khả năng phòng thủ trên không và hải quân. Việt Nam đã và đang mua sắm và trang bị các máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 từ Nga, cùng với tàu ngầm Kilo Đề án 636, cũng như một số loại tàu chiến mặt nước và các hệ loại hệ thống tên lửa.

Những đơn hàng vũ khí trong thời gian gần đây đã tiết lộ nên một khuynh hướng quốc phòng mà Việt Nam muốn hướng tới đó là nâng cao khả năng chiến lược “Chống tiếp cận/ Chống xâm nhập khu vực” (A2/AD), nhằm ngăn chặn khả năng xâm nhập của đối phương đối với vùng lãnh hải của Việt Nam.

Tiến sĩ Ngô trong bài viết của mình đã đưa ra một số lý do và cho rằng, khi đối mặt với sức mạnh quân sự vượt trội của Bắc Kinh, thì những trang bị mới của Việt Nam cũng không thể hoàn thiện được chiến lược A2/AD đang theo đuổi và có thể không đạt được mục tiêu như đã dự định. 

Thứ nhất, là khả năng giám sát, khả năng giám sát là chiếc chìa khóa cho chiến lược A2/AD, nhưng nền tảng hiện nay cho khả năng giám sát hàng hải của Việt Nam lại khá là mong manh. Hiện tại Việt Nam đã giới thiệu ba loại máy bay giám sát hàng hải như, DHC-6-400, M-28P và C-212, những máy bay này được trang bị cho lực lượng không quân và lực lượng bảo vệ bờ biển. Tuy nhiên, các loại máy bay cánh quạt này lại có tốc độ chậm, rất dễ để trở thành con mồi cho các máy bay chiến đấu của đối phương, hay các loại tên lửa ngoài tầm nhìn hoặc các loại tên lửa phòng không trên tàu chiến.

Mặc dù hiện nay Việt Nam đã đưa vào trạng bị và khai thác một vệ tinh viễn thám sử dụng công nghệ của Pháp, nhưng chức năng của nó cho các nhiệm vụ của chiến lược A2/AD có thể lại bị hạn chế.

Vệ tinh viễn thám có chức năng là để quan sát các thông tin về địa lý và địa chất chứ không thể cung cấp hình ảnh sống thời gian thực và thông tin tình báo của các tàu chiến nước ngoài. Ngoài ra việc vệ tinh này được Pháp quản lý cũng có thể họ sẽ không hợp tác với các yêu cầu về quân sự từ Việt Nam do áp lực từ phía Trung Quốc.

Nếu lực lượng giám sát trên không không thể tìm thấy mục tiêu hàng hải cho cuộc chiến thì hầu như các đơn vị chiến đấu sẽ khó có thể chiến đấu một cách hiệu quả và khó có thể tối ưu hóa được hỏa lực.

Tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ tại quân cảng Cam Ranh. (Ảnh minh họa)

Thứ hai, Việt Nam có một số lượng nhỏ của các hệ thống trang thiết bị vũ khí hiện đại, nhưng ít hơn nhiều so với một trong những bên có tranh chấp với họ. Ví dụ, với số lượng các máy bay chiến đấu, cùng với các loại tàu chiến mặt nước và tàu ngầm, thì số lượng này của Việt Nam vẫn ít hơn một nửa so với số trạng bị của Quân khu Quảng Châu của Trung Quốc.

Với lực lượng nhỏ, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong một cuộc chiến tiêu hao, lực lượng tàu ngầm của Việt Nam có thể giúp khắc phục một số nhược điểm không đối xứng trong ngắn hạn, tuy nhiên cuộc chiến có thể sẽ kéo dài. Quân đội Trung Quốc cũng có thể triển khai lực lượng tàu ngầm bên ngoài căn cứ quân sự lớn Cam Ranh của Việt Nam để giám sát các hoạt động của hải quân Việt Nam. 

Thứ ba, cả Hà Nội và Bắc Kinh đều mua một số hệ thống trang thiết bị vũ khí của Nga, như máy bay chiến đấu Su-30MK2, tàu ngầm Kilo 636 và tên lửa phòng không S-300 PMU-1. Trung Quốc là quốc gia đã sử dụng thành thạo và nắm bắt được tất cả các kỹ năng chiến thuật chiến đấu của các loại trang bị vũ khí này, tuy nhiên Việt Nam có thể chưa. Do đó quân đội Việt Nam có thể sẽ bị mất đi chiến thuật bất ngờ, vốn là yếu tố bù đắp cho những điểm yếu của họ. 

Thứ tư, đó là những hạn chế về ngân sách quốc phòng cũng là yếu tố ngăn cản việc Việt Nam đặt hàng vũ khí với số lượng lớn. Do đó khó có khả năng quân đội Việt Nam sẽ có một khả năng đáng kể trong tương lai gần.

Với những lý do trên Tiến sĩ Ngô đã kết luận rằng, việc hiện đại hóa quân sự của Việt Nam có thể không thành công cho mục tiêu A2/AD. 

Tuy nhiên trong bài viết này Tiến sĩ Ngô cũng lưu ý rằng, những nỗ lực hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam không phải là vô hiệu trước sức mạnh khổng lồ của Trung Quốc với hai lý do.

Tiêm kích đa năng Su-30 MK2

Thứ nhất, Việt Nam có thể để ngăn chặn Trung Quốc tốt hơn nhiều so với trước đó. So với cuối của thế kỷ trước, hiện nay tiềm lực quốc phòng của Việt Nam đủ sức răn đe để Trung Quốc phải suy tính kỹ hơn so với trước đó nhiều lần.

Để đảm bảo một kết quả thắng lợi, quân đội Trung Quốc sẽ phải triển khai nhiều hơn nữa các đơn vị chiến đấu để đối phó với Việt Nam. Tuy nhiên, việc triển khai nhiều đơn vị sẽ làm giảm yếu tố bất ngờ chiến lược và để lại một không tích cực về Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế. 

Việc Philippines khi đối mặt với áp lực chiến lược từ Trung Quốc, họ đã tăng cường khả năng quốc phòng của mình bằng cách ký Hiệp định hợp tác quốc phòng (EDCA) với Hoa Kỳ, từ đó những khoản đầu tư đáng kể của Việt Nam cũng có thể gây nên những khó khăn nhất định đối với ý định mở rộng lãnh thổ hay sự quyết đoán của Trung Quốc. 

Thứ hai, việc Việt Nam hiện đại hóa quốc phòng cũng có thể là một “lá bài mặc cả” trên bàn đàm phán với các cường quốc khác. Những khoản đầu tư của Việt Nam cho quốc phòng nhằm làm giảm đi sự can thiệp của cường quốc khác và đảm bảo và bảo vệ các cam kết và lợi ích của mình chứ không phụ thuộc vào quốc gia nào. 

Điều này sẽ làm gia tăng đáng kể khả năng răn đe mở rộng hoặc sự can thiệp từ bên ngoài từ một bên thứ ba, từ đó sẽ giúp cải thiện đáng kể cán cân quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng khả năng kinh tế và quân sự, thì bên thứ ba muốn can thiệp để hỗ trợ Việt Nam cũng có thể sẽ ngần ngại vì sẽ có những hao tổn lớn.

Hồ Trung Nghĩa

Người ta làm gì trước và sau khi sex?

Nhân ngày Halloween, vì mọi người đều đeo thêm một cái mặt nạ, không sợ bị lộ danh tính, nên Công đoàn các công sở toàn quốc (không biết nước nào) tổ chức một cuộc điều tra về hành vi tình dục của cả hai giới nam, nữ công sở. 

Một trong những câu hỏi với nữ công sở là "Trước khi có sex, phụ nữ công sở làm gì?" Kết quả điều tra cho thấy, trước khi có sex: 

- 5% trang điểm, mặc một đồ lót thật khêu gợi để "khiêu khích" chồng. 

- 20% tụt quần, nằm ườn và ra điều kiện với chồng: "Nhanh lên không con nó dậy!". 

- 75% trong trang phục công sở xộc xệch nhắn tin cho chồng: “Anh đi công tác mạnh khoẻ, ở nhà mọi thứ đều ổn, nhớ anh nhiều!” 

Một trong những câu hỏi với nam công sở là "Sau khi có sex, đàn ông công sở làm gì?". Kết quả điều tra cho thấy, sau khi có sex: 

- 5% đàn ông hút thuốc. 

- 20% lăn ra ngủ. 

- 75% mặc quần áo và đi về nhà. 

P/S: Ảnh 2 nhân vật trong khách sạn chỉ mang tính minh họa... 

Nguồn: Nguyen Minh

TẠM BIỆT ANH ĐOÀN


Yêu quý và cảm phục anh. 

Nào có phải quan lớn, quan bé, nhà nọ lều kia. Anh là một con người bình dị, đẹp đẽ và dấn thân.

Không biết nói gì nữa. Chúc anh cùng gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc!

Người dân luôn nhớ về anh!

Bài trên báo InfoNet: Thượng tá CSGT bật khóc, lưu luyến chia tay người dân Hà Nội

Trong buổi chiều tối 31/10, nhiều tài xế sau khi đọc tin tức trên báo, đi qua chốt giao thông cầu Chương Dương đã cố gắng đi chậm lại để được bắt tay người CSGT già trong ca làm việc cuối cùng. 

Người CSGT bật khóc trong thời khắc làm việc cuối cùng

Chiều 31/10, cũng giống như mọi ngày, thượng tá Lê Đức Đoàn (sinh năm 1959, là chiến sĩ Đội CSGT số 1, Công an TP Hà Nội) lại chỉnh tề chuẩn bị cảnh phục để đứng chốt phân luồng giao thông ở phía đầu cầu Chương Dương. Tuy nhiên, hôm nay là ca trực cuối của ông khiến nhiều đồng nghiệp, người dân không khỏi lưu luyến, tiếc nuối người CSGT hiền hậu, thân thương. Với thượng tá Đoàn, gần 40 năm gắn bó trong ngành công an đã có bao kỷ niệm, và ông thực sự tiếc nuối khi phải chia tay mọi người trong nước mắt. 


Nhiều đồng nghiệp vui vẻ chào tạm biệt.

Hay tin thượng tá Đoàn nghỉ hưu rất nhiều người dân, bạn bè gọi điện hỏi thăm.

Ngồi trò chuyện với chúng tôi ở cửa trực ban để chuẩn bị cho ca trực cuối cùng trong sự nghiệp công an, thượng tá Đoàn kể về những tháng ngày điều tiết, phân luồng giao thông của mình. Vốn quê gốc ở huyện Ý Yên, Nam Định, lớn lên thượng tá Đoàn theo học tại Liên Xô cũ (Nga) rồi sau đó về nước vào ngành công an của TP Hà Nội từ năm 1977.

Nhiều tin nhắn xúc động của người dân và đồng nghiệp gửi cho thượng tá Đoàn. 


Suốt gần 40 năm với nghề, thượng tá Đoàn cũng gắn bó với cầu Chương Dương gần 20 năm cùng bao kỷ niệm đáng nhớ. Với người dân Thủ đô, người tham gia giao thông qua cầu Chương Dương mỗi ngày, có lẽ không ai còn xa lạ với hình ảnh người CSGT thân thiện này. 

Đôi mắt hiền từ, cử chỉ ân cần và luôn vẫy tay chào khiến nhiều người đi đường bớt mệt mỏi và cảm nhận được đức tính gần gũi của ông. Ngày làm việc cuối cùng, trong lòng thượng tá Đoàn có nhiều cảm xúc khó tả và đan xen bao nỗi niềm khi sắp phải chia tay đồng nghiệp, người tham gia giao thông.

Suốt gần 20 năm qua, thượng tá Đoàn luôn gắn bó với cầu Chương Dương thực hiện nhiệm vụ phân làn, điều tiết giao thông.


“Với tôi, cầu Chương Dương gắn với bao nhiêu kỷ niệm, là nơi gần 20 năm qua ngày nào tôi cũng đứng chốt phân làn để người dân có thể đi lại bình thường”, thượng tá Đoàn xúc động kể lại. 

Thượng tá Đoàn cho hay: “Trong suốt nhiều năm gắn bó, tôi đã từng cứu sống trên dưới 40 trường hợp có ý định tự tử. Đến giờ phút này, những hình ảnh , khuôn mặt của họ vẫn hằn sâu trong trái tim tôi.

Thượng tá Đoàn thân thiện chào người đi đường.

Tôi nhớ nhất là kỷ niệm cứu sống một cô gái (quê Nam Định) có ý định tự tử trên cầu Chương Dương cách đây 3 năm. Hôm đó, vào buổi chiều, tôi đang trực trên cầu thì nghe tiếng người đi đường kêu thất thanh có người muốn tự tử và đã trèo qua lan can cầu. Nghe đến đây, sợ cô gái phát hiện ra tôi là công an sẽ hoảng loạn nên tôi vội vẫy một chiếc xe buýt rồi bảo họ chạy theo phần làn đường cho xe máy. Khi cách cô gái đứng tầm gần 5 mét tôi liền lao xuống túm vào tay cô gái, ghì chặt rồi kéo vội vào trong. Sau một hồi thuyết phục, cô gái mới cho biết, do chán nản cuộc sống vợ chồng nên mới định tự tử. Bây giờ vợ chồng cô ấy đã có 2 con lớn, mỗi lần đi qua là lại vẫy tay chào tôi, có lần về quê đi qua đây còn cho tôi vài củ khoai mang từ quê lên khiến tôi vô cùng cảm động”. 

Thượng tá Lê Đức Đoàn chào tạm biệt, bịn rịn chia tay người đi đường.


Hình ảnh người CSGT già bao năm qua luôn được nhiều người dân Thủ đô yêu mến.

Đúng 18h, khi trời bắt đầu tối, đèn đường đã sáng lên cũng là lúc thượng tá Lê Đức Đoàn phải chào tạm biệt, chia tay người đi đường. Không ít tài xế taxi, xe buýt, ô tô biết được hôm nay là ngày cuối cùng ông làm nhiệm vụ nên vẫy tay chào rất bịn rịn. Nhiều người lưu luyến, xúc động vì sắp tới không còn được thấy hình ảnh vị CSGT già dầm mưa dãi nắng phân làn nhưng vẫn luôn niềm nở ấy nữa. Nhiều người dân, bạn bè hay tin liên tục gọi điện hỏi thăm và nhắn tin cho ông. 

“Chào em, chào em nhé! Ngày mai anh không còn đứng làm nhiệm vụ ở đây nữa. Anh chúc các em đi đường bình an, hạnh phúc…”, thượng tá Đoàn xúc động bắt tay, ôm chặt người đi đường.

Phút giao ca trực khiến thượng tá Đoàn rưng rưng...



... và ông bật khóc.


Ông chia sẻ: "Suốt bao năm mưa nắng ngoài đường điều tiết giao thông khiến tôi cảm thấy tự hào".Sau khi bàn giao ca làm việc cuối cùng của mình, đứng bịn rịn một hồi lâu, ông dặn dò các chiến sĩ trẻ rồi vội lau vội những giọt nước mắt tiếc nuối khi phải chia tay các chiến sĩ, người dân. 

Thượng tá Đoàn tâm sự: “Suốt bao năm mưa nắng ngoài đường điều tiết giao thông khiến tôi cảm thấy tự hào. Mỗi ngày hướng dẫn cho người đi đường với tôi là niềm vui, niềm hạnh phúc. Mai kia nghỉ hưu rồi tôi sẽ rất nhớ nghề”.

Hơn 18h, ông bàn giao ca trực rồi dặn dò đồng nghiệp trẻ.

Về dự định sau này, thượng tá Đoàn chia sẻ: “Tôi thực sự may mắn khi vợ con luôn ủng hộ công việc mình làm. Mai nghỉ hưu rồi chưa biết sẽ thế nào nhưng tôi sẽ cố gắng sống tốt và dành thời gian chăm sóc gia đình, con cháu,”. Thượng tá Đoàn cũng cho biết thêm, vợ ông cũng sắp nghỉ hưu. Sắp tới, ông bà sẽ dành nhiều thời gian bên các con, nhất là đứa cháu nội mới 2 tuổi. Vợ chồng Thượng tá có 2 người con, con trai cũng làm trong ngành công an, còn cô con gái đang học năm thứ 4 ĐH Ngoại thương Hà Nội. 


Thượng tá Đoàn ôm chia tay đồng nghiệp.Luôn gọi Thượng tá Đoàn với cách gọi thân mật là “thầy”, thiếu úy Phạm Gia Hợp xúc động cho biết: “Tôi về đây công tác rồi làm cùng thầy được gần nửa năm. Với tôi, thầy luôn là người cha, người chú tâm huyết với nghề. Là người luôn sẵn sàng xung phong trong những nhiệm vụ khó khăn. Giờ thầy nghỉ hưu rồi, tôi cảm thấy có chút hụt hẫng và có cái gì đó thiêng liêng khó nói nên lời”. 

Thượng tá Lê Đức Đoàn là công dân ưu tú của Thủ đô năm 2012, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen năm 2013, được Chủ Tịch nước tặng huy chương chiến công năm 2014. Ông được người dân Thủ đô biết đến bởi nhiều hành động cứu giúp mọi người và nhiều hành động đẹp, thân thiện.

Theo Định Nguyễn / MASK Online

ANH ĐƯƠNG

Ong Bắp Cày


Kỳ họp Quốc hội lần này, có anh Đương nổi lên như một hiện tượng vì thẳng thắn và trách nhiệm. Mỗi lời anh chém đều làm cho báo giới phát cuồng!

Nhìn tổng quan, thấy anh Đương phát biểu thẳng tưng. Rất đáng yêu.

Nói về giới Luật sư, anh nói: "luật sư ở VN chỉ bào chữa cho người có tiền". 

Anh nói thế là đúng mẹ rồi, nếu không thì lấy gì mà vả vào mồm? Ấy thế mà giới luật sư giãy nảy lên như đỉa phải vôi. Cái chính là họ luôn nghĩ mình giống như cánh nhà báo, có thượng phương bảo kiếm nên không quen bị ai đó chọc kim vào đít. Các bạn nghĩ đi, người nghèo lấy đe** ra xiền mà thuê với mướn luật sư? Liệu các anh Luật sư có đi cãi chày cãi cối cho dân mà không cầm tiền mãi không? 

Anh Đương nắm luật còn chắc hơn cả Liên đoàn Luật sư. Khi Liên đoàn LS gửi văn bản tới chủ tịch Quốc hội, đề nghi xử lý trách nhiệm của anh. Ngay và luôn, anh phản pháo: "Tôi đọc hết rồi, chuyện quá bình thường! Đó là chuyện của người ta. Không có chuyện phải giải trình gì cả. Chúng ta nên nhớ Hiến pháp đã quy định đại biểu phát ngôn được quyền miễn trừ trách nhiệm". Và "Rõ ràng còn gì nữa. Điều tôi nói ở đây là tiếng nói cử tri và xuất phát từ thực tế. Tôi chưa nói chuyện đúng sai, nhưng đây là dân biểu nói tiếng nói của dân và không phải truy cứu trách nhiệm gì cả.".

Thật buồn là Liên đoàn Luật sư mà lại không nắm được Hiến Pháp, chỉ nỏ mồm là giỏi.

Nói về nghiên cứu trong nông nghiệp, anh cho rằng cần quái gì phải nghiên cứu, tốn cơm áo gạo tiền của dân. Anh chém: "ở Nhật Bản có một tỉnh thuần nông nghiệp, năng suất nông nghiệp cao gấp 150 lần năng suất của ta. Do vậy, tổng thu của địa phương này một năm bằng tổng thu địa phương của cả Việt Nam cộng lại. Sao không sang đấy mà học, có công nghệ gì tốt thì mua về mà áp dụng, nếu cần thì mời họ vào mà hợp tác, đừng có nghiên cứu gì cả mất thời gian. Từ đó phải thay đổi nhận thức hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa trong nông nghiệp, giống như khoán 10 trước đây, tức là phải có đột phá trong nông nghiệp". Thế là anh lại đúng rồi.

Về chống thất thu thuế, tớ đồng tình với anh: Thứ nhất, Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương làm quyết liệt chống thất thu thuế, gian lận thuế, trốn thuế. Nếu làm tốt chỗ này sẽ thu được vài chục nghìn tỷ. Thứ hai, đề nghị Thủ tướng ra chỉ thị năm 2015 giảm 5-10% chi hội thảo, hội nghị, đi công tác nước ngoài… dẫn tới tiết nghiệm được vài chục nghìn tỷ. Thứ ba, giảm bớt bộ máy hành chính và cả các tổ chức đoàn thể.

Riêng khoản thuế khóa này, nếu đại biểu nào thực sự muốn học hỏi, tớ đây sẽ chiều. Làm theo cách của tớ, nước ta sẽ không nghèo. Chỉ có điều, những tay bị thu thuế sẽ kêu lên oai oái và cánh báo chí sẽ lại gào lên nhân danh lòng nhân ái mà bất chấp luật pháp quy định thế nào.

Về giảm biên chế, anh Đương nói: "Tới đây thông qua Luật tổ chức Chính phủ thì tôi đề nghị thu gọn bộ máy hoạt động thì mới tinh giản biên chế được. Tới năm 2020 mới giảm được 100 nghìn thì không thấm tháp gì so với 2,8 triệu công chức, mà nhiều người nói rằng khoảng 1/3 vô dụng, sáng cắp ô đi tối cắp ô về. Đây là công chức ma, ăn lương không làm việc rồi bóc lột dân. Dân không chịu đâu". Điều này anh lại đúng! Nhưng anh chưa dám nói hoặc không dám nói phải giảm biên chế ở chính cái siêu nhà nước kia. Làm được như thế, chắc chắn biên chế sẽ giảm 1/3 và chi ngân sách sẽ giảm được 1/2 so với hiện nay.

Một thảm trạng khác mà chỉ anh Đương mới dám nói: "Hiện nay nhiều người đi học nghề lãnh đạo quá. Mà nếu như nhiều lãnh đạo thế thì chỉ tay năm ngón, thậm chí còn chỉ Đông, Tây, Nam, Bắc. Phấn đấu thành người công chức tận tụy thì ít, nhưng mà ngước lên phấn đấu làm lãnh đạo thì nhiều quá. Dân người ta kêu lắm. Đề nghị Quốc hội xem lại chỗ này, vừa là để chống lãng phí, và cũng là để tìm ra được chung (sai chính tả?) thần tận tụy với sự phát triển của đất nước". 

Liên quan đến chống chống tham nhũng, anh Đương cũng mạnh dạn đề nghị: "Chính phủ phải công khai danh tính dự án nào, công trình nào lãng phí, dở dang để quy trách nhiệm xử lý, chứ cứ để thế này nói gì thì nói thì chỉ là sự rung động trong không khí. Nếu làm tốt chỗ này là hàng nghìn héc-ta, rồi hàng nghìn tỷ. Cộng tất cả các món tôi tham gia thế này thì có hàng trăm nghìn tỷ, quá đủ để tăng lương".


Chuẩn, không có gì để nói.


Anh Đương muôn năm.

TÂM SỰ NGƯỜI TRỘM CHÓ

Tâm sự người trộm chó


Tôi chết rồi, hỡi ôi... 

Cả làng anh chị chặn tôi, đánh tôi chết, thôi thì tôi đi cho hả lòng hả dạ anh chị.

Hỡi ôi..

Đời trộm chó sá gì gian khó
Thà hi sinh phục vụ thú mộc-tồn

(Ảnh ăn cắp như trộm chó ) 

Cơ mà tôi uất, tôi hiện hồn lại chửi các anh chị. địt mẹ các anh chị đánh tôi, tôi nằm im như ông chó tôi bắt rồi, mà anh chị vẫn đấm, đá, đạp và gạch, sợ tôi chưa chết, anh chị thui tôi cháy đùng đùng, tôi chết đéo phục.

Tôi hành nghề trộm chó, quả có vậy, nhưng tôi làm hại ai đâu?? tôi hại ông chó, nhưng chúng ta đều ăn thịt chó, xoắn đéo gì đâu??? 

Anh chị đánh tôi chết, vì tôi bắt chó của nhà anh chị... cơ mà chưa chắc... thậm chí kẻ đánh tôi chết chưa từng nuôi chó..

Nhưng chó nhà anh chị thả rông ra đường, ai cũng có quyền bắt.

Khi chó nhà anh chị thả rông và cắn ai đó, anh chị bảo tôi biết đéo đâu đấy, đéo phải chó nhà tôi.. răng nài mà là răng chó hả hả .??? 

Khi nó ỉa vào cổng nhà người khác và họ phàn nàn, anh chị cũng nói, tôi biết đéo đâu đấy, chó nhà tôi đéo đâu, cứt này mà là cứt chó hả hả ???

Và khi chó chạy qua đường, rất nhiều người tránh chó mà ngã chết, bản thân tôi ngã 1 lần, đéo chết hỡi ôi oan nghiệt, giờ chết rồi, tôi mới thấy giá tôi chết từ hồi đó thì đc nhiều nước-mắt hơn.

À mà tôi cần đéo gì nước-mắt....

Nhưng khi chó nhà anh chị bị bắt, anh chị nhảy cẫng lên kể lể về lòng nhân của con chó, how khôn nó đã, how trung thành nó đã,,, nếu anh chị quý nó như vậy, sao để nó bơ-vơ ngoài đường?? lí đéo đâu lạ thế??

Tôi, hồi là 1 thàng bé, theo các anh chị đi đập chó, đó là đợt chó dại đầy dường, làng nhà tôi có không dưới chục anh chết về bệnh dại. 

Tôi theo các anh đi xem đập chó, cứ chó là đập chết đéo nói nhiều, vào tận nhà đập chết.

(Ảnh ăn cắp như trộm chó)

Hồi đó bé tôi ko dám đi xem người lên cơn dại, khi bị dại, người lên cơn cắn mọi thứ họ vớ đc, người nhà ném cây chuối vào cho họ cắn, ấy là tôi nghe kể thế, đéo chắc lắm, người dại cắn nát cây chuối ra, bị lên cơn dại chết là 100%.
Bản thân tôi cũng đi tiêm chó dại vài lần.

Nói ai cũng có quyền bắt chó là hơi quá, nhưng ko sai đâu, chính quyền sẽ bắt, và nhốt, và thàng chủ chó đến mà nộp phạt, nếu đéo đến??? 

Quá tốt, sau 72h , đéo đến sẽ tiêu hủy. Tiêu hủy thế nào đéo biết ? Hỏa táng, thủy táng hay nhân táng?? 

(Ảnh ăn cắp)

Tôi đoán cái cuối cùng, đéo ai phí phạm mà vứt chó xuống hố?? vì bản thân tôi, trước khi làm nghề trộm chó, tôi đã vớt chó chết ở sông thối hay bãi rác, chỉ phải vứt bộ lòng đi (bộ lòng thì cực thối đéo thể phục hồi), và bán lại cho quán thịt chó, họ tẩm ướp, trộn nháo nhào với giềng mẻ mắm. Thế đéo nào mà thành ra ngon.

Bản thân mắm và mẻ là thứ tạo ra từ cá thối và cơm thiu, thì thịt thối hòa vào ai biết nhẻ anh chị??

Nồi diệu mận thịt nhừ nát bét
Đun thật lâu thiu thối hóa thơm lừng. 

Chính quyền của dân sẽ bắt chó thế này này: 

(Ảnh ăn cắp)

Tôi trích luật phát ko có anh chị bảo tôi nói phét: 

Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 2891 về kế hoạch khống chế và loại trừ bệnh dại.

"Theo quyết định trên, UBND cấp xã phải lập sổ theo dõi số lượng chó mèo nuôi, số hộ nuôi chó mèo trên địa bàn. Chủ vật nuôi phải thực hiện đăng ký chó với UBND xã và được cấp số. UBND các cấp chỉ đạo thành lập đội chuyên trách bắt giữ chó mèo thả rông ở các khu đô thị, nơi đông dân cư hoặc chó mèo nghi bị mắc bệnh dại. Trạm Thú y nuôi nhốt chó, mèo bị bắt, theo dõi sức khỏe và chờ chủ nhân đến nhận. Việc tiêu hủy chó chỉ thực hiện trong trường hợp không có người đến nhận sau 72 giờ...

Rõ ràng chưa, khi anh chị để chó thả rông, ko đăng kí gi sổ theo dõi, anh chị đã phạm luật, và chính quyền sẽ bắt chó của anh chị, hệt như cách như tôi bắt.

Cơ mà Tôi thì khác 1 chút, nếu chính quyền cho anh chị chuộc lại, và (suy đoán thôi nhé ) vẫn tiếp tục thả rông, thì tôi ko cho anh chị quyền đó, tôi sẽ bán luôn và con chó của anh chị sẽ bị nhân-táng, hãy trách anh chị trước khi trách tôi, tôi chưa bao giờ xông vào nhà anh chị cướp chó, tôi chỉ bắt chúng ở đường cái-quan (public land).

Nếu tôi đã có bản lĩnh vào tận trong nhà anh chị cướp chó và sẽ bị truy tố vì tội cướp tại-gia cùng hung khí với 20 năm tù đối mặt, tôi tội đéo gì cướp con chó, phỏng các anh chị,??

Anh chị đánh chết tôi cũng chả sao, thân tôi chết, nhưng đéo ân hận, vì đã chung sức với chính phủ tiêu diệt nạn chó cắn càn, chó sủa ma, chó dại. chứ mấy anh trong đội bắt chó chỉ dám loanh quanh mấy phố quen...

Vào làng lạ thì phơi thây như tôi thôi.

(Ảnh ăn cắp) 

Đời người, ai cũng 1 lần chết, nhưng tôi chết ko ân hận, vừa giúp nhà nước bớt đc người chết do nạn chó dại đớp, giúp nhân dân ko hiền lành đi dạo ko bị chó thả rông dọa, giúp bà con ý thức đc con chó cần đc quan tâm và ko thả rông, giúp giới thích ăn thịt chó thỏa nỗi lòng mong nhớ.... 

Tôi đáng được dựng tượng, ít nhất trên xứ các bạn, xin đừng chửi tôi, quá tủi cho vong linh người trộm-chó.

Nguồn: Pín Tần

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

SON ĐOONG - WORLD' S LARGEST CAVE

Khoai@


Những bức ảnh đầu tiên về nơi mà Thế giới biết rõ hơn cả người Việt nam. Trước khi được đi thăm quan bằng cáp treo, hãy xem trước những bức hình đẹp như trong phim ‪#‎Avatar‬ ở link bên dưới nè 


World's Largest Cave, Son Doong, Hosts First Public Tours (And The Photos Are Unreal)

The Son Doong Cave in Vietnam is the biggest cave in the world. It's over 5.5 miles long, has a jungle and river, and could fit a 40-story skyscraper within its walls.

But nobody knew any of that until five years ago.

The newly discovered cave has been touted as the largest in the world, although other caves vie for the title of longest (Mammoth Cave in Brownsville, Kentucky nabs that title with about 400 miles of passageways) and deepest (Krubera Cave in the nation of Georgia).

A local man discovered the cave entrance in 1991, but British cavers were the first to explore it in 2009. Tour company Oxalis has been running trial tours of the cave since last summer. According to their website, there is currently "no availability" left for 2014 tours, but the schedule for 2015 will be posted "later this year."

The lucky few who have entered Son Doong so far, like photographer John Spies, have emerged with some amazing photos.

The man who discovered Son Doong didn't go in because the entrance he found had too steep a drop. On tours, visitors rappel 80 meters to enter Son Doong.




On their first night inside the cave, visitors camp near Hand of Dog, a humongous stalagmite that looks like a dog's paw.


The roof of the cave collapsed centuries ago, allowing a lush jungle to take root. Monkeys and flying foxes live in what explorers named the Garden of Edam.



Fields of algae from ancient pools blanket parts of the cave's interior.


Son Doong is a jackpot of rare cave pearls. The pearls form over hundreds of years as water drips down, dries up and leaves layers of calcite crystals on grains of sand. 


Scientists have discovered never-before-seen plant species around Son Doong's waterfalls. Oh, and there's a whole river in there, too.




Can't shell out $3,000 for a tour? Take this virtual journey into Son Doong's forests!

This post has been updated with additional context on other superlative cave systems.

Photos by John Spies and Carsten Peters/Getty Images.

SonDoongCave.org - Amazing forest inside Son Doong Cave - BBC How To Grow A Planet: