Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

GIẶC Ở SAU LƯNG NHÀ VUA ĐẤY!

Vụ chặt cây ở Hà Nội, tất nhiên, những cơ quan chuyên môn ở Hà Nội đã sai một phần do vội vã, một phần cũng do những tác động khác. Cả có việc để làm, cả nhận tài trợ.


Xét đến tận cùng, nếu đặt chúng ta vào vị trí đó, cũng không thể trách sự nôn nóng của họ.

Truyền thông, vốn ác cảm với chính quyền, dẫn dắt dư luận thành công trong việc ngăn chặn chặt hạ cây xanh. Hà Nội phải dừng công việc lại, kiểm điểm, xây dựng lộ trình hợp lý hơn.

Phương án tốt nhất cho Hà Nội bây giờ, có lẽ sẽ dừng hẳn việc chặt hạ cây xanh. Đợi đến mùa mưa bão, chính quyền và các cơ quan chức năng hãy cho công nhân nghỉ ở nhà, hưởng 70% lương, đồng thời trân trọng mời các bạn báo chí, TÔI YÊU CÂY hay TREE HUGS ra ôm cây. Đặc biệt là những cây xà cừ cổ thụ trên các tuyến phố.

Đảm bảo, vài hôm sau tiếp tục chặt hạ. Không thằng nào dám ý kiến.

Xà cừ, vốn là loài rễ chùm, ăn nông. Do đó, nếu muốn chúng khoẻ mạnh, vững chãi trước mưa bão thì lượng đất đảm bảo cho rễ phát triển phải lớn. Trên thực tế với tốc độ ngầm hoá, bê tông hoá tại Hà Nội khiến cho quỹ đất dành cho rễ cây phát triển ngày càng bị thu hẹp lại. Trong quá trình thi công, không ít cây bị chặt rễ khiến chúng trở thành những cái bẫy chết người khoác áo màu xanh.

Tôi chắc chắn rằng những gia đình đang sống dưới bóng cây xà cừ trên đường phố Hà Nội vẫn đang thấp thỏm không biết ngày nào cây sẽ đổ vào nhà mình. Họ và những người thân của anh tài xế này luôn mong mỏi sẽ có một loại cây khác khoẻ mạnh hơn và an toàn hơn xà cừ. Số này, chắc chắn không phải là ít…

Sẽ có bạn nhà báo cho rằng tôi quá lời đối với báo chí khi in đậm đoạn "vốn ác cảm với chính quyền". Song trên thực tế vụ việc 6700 cây xanh ở Hà Nội đã chứng minh điều ấy.

1. Chặt cây hết 36 triệu đồng???

Các bạn dựa vào Phụ lục số 4 - Quyết định số 510/QĐ-UBND ngày 30/1/2015 của UBND thành phố Hà Nội Phê duyệt đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015

Cụ thể, theo đơn giá này, để chặt hạ một cây xà cừ có đường kính trên 120cm là 21,6 triệu đồng/cây đối với vùng 2 và gần 23,7 triệu đồng/cây đối với vùng 1.

Trong trường hợp chặt không thi công bằng xe nâng là gần 23 triệu đồng/cây cho vùng 2 và lên tới trên 25 triệu đồng/cây trong vùng 1. Các bạn báo chí nhớ nhé, không thi công bằng xe nâng tức là họ phải làm hoàn toàn bằng sức người và chỉ áp dụng ở những địa điểm xe nâng không vào được.

Tại sao các bạn không đưa con số thấp nhất hoặc đưa ra đầy đủ bảng giá mà chỉ xoáy vào con số 36 triệu, để từ đó các bạn và độc giả ám ảnh với số tiền trên.

Các bạn cố tình xỏ mũi dư luận khi lờ đi những quy định rõ ràng (kích thước cây, điều kiện chặt hạ) trong Quyết định 510 mà lập lờ vào con số 35 triệu. Từ đó, trong độc giả suy diễn rằng cây nào cũng 35 triệu và họ sẽ chửi bới chính quyền tham ô, chi vô tội vạ. Và điều này là cái mà các bạn báo chí mong muốn.

Theo lời của ông Đỗ Ngọc Hoàng - Tổng giám đốc Cty Công viên cây xanh thì đường Nguyễn Chí Thanh chỉ có 1 cây xà cừ bị chặt, các loại khác là 98 cây (có keo lá tràm, hoa sữa), cây có đường kính nhỏ không đúng chủng loại 12 cây (dự là dâu da hoặc các cây mới trồng).

Đường NCT được mở từ những năm 1993 – 1994 và đoạn mở đầu tiên của NCT là từ La Thành sang Kim Mã (các anh chị làm lâu năm ở VTV có thể xác nhận điều này). Với 20 năm như vậy thì xà cừ phát triển kịch kim cũng chỉ được khoảng 70 – 80 cm thân. Bên cạnh đó NCT thì xe nâng chạy vào vô tư và đồng nghĩa cây xà cừ trên đường NCT bị chặt hạ đi chăng nữa thì số tiền phải trả chỉ khoảng 6.800.000 đồng (Bằng chữ: Sáu triệu tám trăm ngàn)

Và cho con số những cây linh tinh kia nữa. Tôi có thể đảm bảo với các anh các chị rằng toàn bộ 111 cây ở NCT thì Hà Nội chỉ chi khoảng 100 triệu là hết cỡ. Không tin, vài hôm nữa Cty Cây xanh cung cấp bảng tính chi phí thì các anh chị vỡ mồm.

2. Trồng cây mới giá 35 triệu đồng???

Mất dạy hơn nữa, từ con số 35 triệu này, các anh các chị xuyên tạc thành chi phí trồng mới một cây Vàng tâm trên đường Nguyễn Chí Thanh. Trong khi đó, bảng giá trồng cây chưa được cung cấp? Phải chăng các anh các chị cố nhồi nhét sự thù ghét của người dân vào chính quyền khi đưa ra những thông tin xuyên tạc, bố láo như vậy?

Và chính các anh các chị cũng bị ám ảnh với con số 35 triệu đến mức độ tờ Dân Trí, một lều báo rẻ tiền đăng bài Phiếm đàn với tiêu đề "Chả lẽ đành trả lại bằng tiến sĩ". Trong bài này, tất nhiên các anh lại chửi xéo chính quyền vì tội trồng cây mất tới 35 triệu. Vì vậy, các anh chả ngại ngần gì khi sử dụng một cái đầu "tích phân" để "phân tích" vấn đề.
Cái khốn nạn của các anh Dân trí ở đây là ngửa mặt lên trời phun nước bọt. Ai dè nước bọt lại rơi trở lại mặt mình. Các anh phát hiện ra cái dốt của mình và ngay lập tức xoá bài, nhanh hơn lúc các anh đăng. Rất tiếc, một đám kền kền salon đã đăng tải lại bài viết của các anh và dấu vết tội lỗi vẫn không thoát được.
3. Đánh dấu mỗi cây hết 670 ngàn đồng
Theo Sở Xây dựng, qua khảo sát 45.738 cây trên 470 tuyến phố tại 10 quận, sẽ thay thế 6.708 cây/190 tuyến phố với đơn giá 10 triệu đồng/cây, tổng dự toán hơn 73 tỉ đồng lấy từ ngân sách. Trong đó, chi phí khảo sát hết 1 tỉ đồng, chặt hạ, thay thế cây mới, hoàn trả vỉa hè hết hơn 67 tỉ đồng, đánh mã số cây hết 4,5 tỉ đồng - Nguồn: Google

Con số 4,5 tỉ đồng áp dụng cho việc đánh mã cho 45.738 cây. Công việc ấy là:

Đầu tiên sẽ có người đến điều tra đồng thời cầm theo GPS bấm tọa độ của cây đó kèm các số liệu khác về cây để đánh giá tình hình sinh trưởng: d13, h, dt, dấu hiệu bệnh lí, .v.v.v.

Hiện nay Hà Nội có khoảng 120.000 cây, thực hiện khảo sát tổng cộng 45.738 đồng nghĩa với đoàn điều tra chạy đến 45.738 cây, ghi chép mỗi cây chục số liệu. Nhân lên đủ thấy đoàn điều tra này phải xử lý bao nhiêu số liệu?

Chưa hết, sau khi có số liệu cây xanh, người ta nhập vào phần mềm gọi là GIS (Geographic Information System), biểu diễn 45.738 cây xanh lên 1 tấm bản đồ. Nhập các lệnh lọc, phân tích, kết hợp cùng các chỉ tiêu về thống kê và kinh phí hỗ trợ để đưa ra quyết định sẽ chặt bao nhiêu cây. Đó là những cây nào.

Sau khi quyết định được chặt những cây nào, người ta đưa nó ra tọa độ địa lí, sau đấy mới có người cầm lọ sơn đi quẹt dấu "X" mà báo chí của Đảng và Nhà nước khoe với các cần lao.

Nếu tính giá 4,5 tỉ để xử lý 45.738 cây như vậy thì xấp xỉ ~ 98k, nó chả thấm vào đâu với công sức cầm GPS đi bấm tọa độ 45.738 điểm. 

Nhưng các bạn không tính thế. Các bạn lấy mẹ con số 4,5 tỉ chia cho 6.700 cây (được đánh dấu vôi để cắt). Và tất nhiên, độc giả lại có 1 phen lên đồng với con số các bạn đưa ra.
Đầu óc các bạn thêm một lần "tích phân"!

Trên đây chỉ là vài ví dụ điển hình cho kiểu lợi dụng hoả mù tung lựu đạn của các bạn kền kền. Cá nhân tôi tin rằng sau khi có những kết luận cuối cùng về vụ việc chặt cây tại Hà Nội thì Bộ 4T cũng sẽ bước vào mùa bội thu phạt và chặt lều báo.

Một chủ trương lớn, có thể thay đổi diện mạo của Hà Nội trong 10 – 20 năm tới. Tất nhiên trong quá trình thực hiện của họ có sai sót, nóng vội nhưng về cơ bản họ thực hiện theo chủ trương đã đưa ra. Dưới ngòi bút của các bạn lều báo họ đã trở thành "tội đồ" với những tội ác không thể dung thứ.

Nguy hiểm hơn nữa, lều báo đã đầu độc người đọc bằng sự hoài nghi vào những chính sách hiện tại và trong tương lai của chính quyền các cấp. Vụ cây xanh sẽ chỉ là tiền đề để người dân chỉ trích vào Đảng, Nhà nước cũng như chính quyền các cấp.

Tôi mong rằng, sau khi làm rõ sự việc, các cơ quan chức năng sẽ mạnh tay hơn với thứ báo chí xuyên tạc như vậy.

"Giặc ở sau lưng nhà vua đấy!", câu nói của thần Kim Quy với vua An Dương Vương càng chính xác trong tình hình báo chí hiện nay.

Nguồn: Củ Hành
http://cuhanhvn.blogspot.com/2015/04/giac-o-sau-lung-nha-vua-ay.html

Học kiểm lâm Hà Nội đi lớ....

Nay ngày Cá tháng 4 thế đek nào ngồi mần máy tính lại thấy tòi ra cái bài này…. Hehe. Tôi đọc ở đek đâu lâu lắm rồi.. chả nhớ nữa, thấy hay thì copy lưu lại. Nay đọc lại vẫn thấy toẹt cmn vời…. hehe. Thôi thì post hầu Chi bộ thẩm và xả choét một cuộc phỏng vấn hết sức nhân văn và thú vị. 

(Note: Bài có nhiều "lớ", cố mà thẩm anh nào kêu dài tự vả vào mồm đéo nói nhiều. hehe)

Hội thoại giữa anh Kiểm Lâm và Già Làng:

Già làng: Bố thấy cái cán bộ Kiểm lâm chúng mày là khoong được đâu lớ..?

Kiểm lâm: Vấn đề gì thế bố..?

Già làng: Vừa rồi bố được nhà nước cho về thủ đô dự hội nghị già làng trưởng bản.. lớ. Được Chủ tịch tiếp, được đi thăm nhiều nơi ở thủ đô lắm..lớ, bố thấy cái cán bộ Kiểm lâm mình là ko được lớ..

Kiểm lâm: Cụ thể sao bố...?

Già làng: Bố thấy cán bộ Kiểm lâm chúng mài tối tối chỉ đi tìm diệu uống mí tìm gái chơi thôi lớ.. nên rừng bị chặt hết rồi lớ... đấy mày thấy giờ rừng có còn cây to nào khoong? con nai, con hoẵng cũng bỏ mà đi lớ... nhiều lúc bố muốn tìm con dũi, con chuột cũng khoong còn lớ...

Kiểm Lâm: Ý bố là sao..?

Già làng: Vừa rồi bố về Thủ đô lớ... bố thấy tối tối gốc cây nào cũng có 2 cán bộ kiểm lâm coi lớ..., không thì ít ra cũng phải cử một cán bộ kiểm lâm coi lớ.. thế thì cây mới to, mới đẹp lớ.... 

Hôm rồi tại hội nghị bố có phát biểu rồi lớ....Bố đề nghị với chủ tịch với nhà nước cho chúng mài về học tập Kiểm lâm Thủ đô rồi lớ... lớ..

Bố cho chúng mài xem ảnh copy trên mạng mà học tập kiểm lâm Hà Nộ lớ...

Đây nhớ, 2 Kiểm Lâm giữ 1 cây lớ...



có khi 1 Kiểm Lâm 1 cây lớ....


BẦN NÔNG KHÔNG CÓ QUÀ, TRỪ...*ỨT.

Cuteo@

Nhân đọc bài: Đừng vì biểu tượng mà xây tháp truyền hình trên báo tuổi trẻ của PV Vũ Viết Tuấn thực hiện bằng cách phỏng vấn ông Trần Đăng Tuấn.

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20150401/dung-vi-bieu-tuong-ma-xay-thap-truyen-hinh/728066.html

Đó là một góc nhìn. Và đây là một góc nhìn khác. 

Một bài được ăn cắp từ nhà con Phẹt Phọt. Những ai dị ứng với lối văng tục tao nhã này, chớ vào đọc:

Đéo mẹ lũ mồm vâu răng vẩu
Há ra thối tợ lồn trâu
Đéo mẹ cái bọn ngu lâu
Dốt dai truyền kiếp...

Thôi, tôi chửi đề - mô thí dụ thế thôi. Còn để vỗ mặt dành cho con Bín bần nông múa mép. Tôi chỉ nhắn gởi đến giới công - thương, các nhà tài chủ và phú gia địch quốc hãy cứ làm những gì như dự định, trước là vinh thân phì gia và sau là nước nhà theo đó mà cường thịnh. Còn bọn bần nông, chúng không bao giờ có quà, trừ cứt.

Nếu có mất mát gì đó khi khởi dựng công nghiệp thì tôi tin là chỉ mất đi sự đói nghèo mãn tính mà thôi. Hỡi ôi...

Xin trân trọng giới thiệu bài chửi của lãnh tụ Bín bần nông, gáo xư lừng danh Óc - Phọt xứ mù sương. Như thường lệ, tít tôi lại rút trong quần ra, khà khà...

***

Bàn về tháp truyền hình cao đéo-chịu-được dự định xây ở Hanoi.

Tất nhiên là phản đối, tôi lạ đéo gì các bạn, cái đéo gì các bạn cũng phản đối, lí do là hehe trường học bệnh viện còn thiếu, gớm chết chết xây gì mà hoang thế...

Ngược lịch sử, chúng ta đã có 1 lũ mồm lồn như vậy khi người Pháp xây cầu Paul Doumer tức Long biên.

Chúng, lũ mồm lồn khố dây nón mê váy đụp ném xuống sông Hồng 3 ngày không chìm, đã rặn đc 1 bài vè (đến giờ tôi vẫn đéo hiểu lũ khốn cùng đó sao lại biết về lục-bát) :

Lập mưu xây được cây cầu
Chế ra cái chụp để mà bơm lên
Bơm hết nước đến bùn đen
Người chết như rạ, phải len mình vào
Vỡ bơm nước lại chảy vào
Chết thì mặc chết, ai nào biết không.

Cơ mà khi cầu xây xong, cho tới tận BÂY GIỜ, cây cầu mĩ miều đó đã chứng minh nó là biểu tượng của Hanoicho, những thàng những con trong suốt 100 năm qua thi nhau chụp ảnh và chém gió về cây cầu đó.

Hanoi có cây cầu đó, vì người Pháp đã mặc mẹ lũ mồm lồn tiểu nhân gian vặt.

Trở về cái Tháp truyền hình sẽ xây, nghe đồn cao nhất thế giới hehe thánh thặc.

Lũ mồm lồn, với truyền thống muôn đời nhược-tiểu, tất nhiên bebebe phản đối.

Chúng lo tốn tiền, giời ạ !!!

Cơ mà đéo phải tiền ngân -sách, tức đéo phải tiền thuế của dân đen, đéo phải tiền của chúng.

Đó là tiền của bọn triền hình, và bọn chúng đầu tư để kiếm lời, thế là những câu kiểu "sao ko xây viện hay trường ??" bị chặt đúng iết hầu,..

Bọn triền thông nó xây viện hay trường để ăn lồn hả?? nó đầu tư vào lĩnh vực nó hiểu thôi chứ?? và thậm chí, tháp đó đéo có cái ăn ten chảo nào? thì đã sao??

Khi 1 cái tháp cao nhất mẹ thế giới đc xây xong, li cà fe ở đó thay vì 20k, vút phát lên 50k thậm chí 200 k nếu trên đỉnh tháp.

Sẽ có thêm 1 vạn công ăn việc làm ăn theo từ khi xây đến khi kết thúc. Hãy nhớ công ăn việc làm là thứ người nghèo cần để thoát nghèo bền vững chứ không phải cơm 2k - 5k từ thiện.

Sẽ nâng giá đất cả 1 vùng, sẽ thu hút đầu tư, tăng khách du lịch,..

Gì chứ anh chị ở Nông cống Tĩnh gia Cà mau Mù căng chải, kiểu gì chả về thủ đô ngắm tháp cao nhất 1 lần, những đồng tiền mua diệu cần thắng cố bàu đá bú xem chừng sẽ bớt chút để về thủ đô thăm thêm cái xứng đáng hơn ngoài chỗ chúng hay thăm...(Đã sửa)

Lỗ hay lãi, thằng đầu tư phải chịu, đừng dạy thàng có tiền làm gì hay ko làm gì, đó đéo phải việc của lũ mồm lồn.

Nhưng nói gì thì nói, khi tháp xây xong, sẽ là 1 thứ mà cả nước phải trầm trồ...

Và lũ mồm lồn suốt ngày đéo biết cái gì ngoài chửi sẽ là lũ đầu tiên hả hê đứng hiên ngang nhe bộ răng vàng vẩu chụp ảnh ở chân cái tháp.

***

Quất nốt bài của con Phú Phú mặt chuột chù vào đây cho đồng vọng hehe.

Chị Phương Nguyễn phát biểu buồn cười quá, tháp VTV là do các nhà đầu tư góp tiền lại xây rồi kiếm lời bằng cách khai thác, bán cổ phần, chứ chính phủ có bỏ tiền ra xây đâu mà lo vay mượn? Họ có gần tỉ đô ném vào dự án mà chị còn đòi dạy họ cách làm nhà đầu tư thông-thái chăng?

Truyền hình analog sẽ bị khai tử, rõ ràng rồi, tức là sẽ không nước nào (trừ Việt Nam) còn tiếp tục xây tháp truyền hình chọc trời, đúng không? Tức là nếu xây, nó sẽ vĩnh viễn là toà tháp truyền hình cao nhất thế giới, có phải không? Doanh thu từ dịch vụ du lịch, giải trí của toà tháp truyền hình vĩnh-viễn-cao-nhất-thế-gian, nếu có thể sinh lời lớn, thì liệu công dụng truyền hình có còn thực sự quan trọng?

Người Ý có còn gõ chuông trên tháp Pisa không? Tại sao họ không đập quách nó đi?

Cả gia tộc Sa Hoàng đã bị xoá sổ, vậy người Nga cố giữ Cung Điện Mùa Đông để làm gì?

Trồng lúa không nhất thiết phải lấy lúa đó ăn, nếu đem lúa đó nuôi gà mà lãi hơn, thì hãy nuôi gà rồi lấy tiền mua gạo ngon nhất mà ăn.

Đất nước cần thêm những công trình thế kỷ, nếu không xây bây giờ, thì khi nào xây? Khi cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện, dân cư đã đông đúc thì đập bỏ, giải toả để xây chăng?

Cần một cục nam châm để thu hút những dịch vụ hiện đại thậm chí là xa xỉ vốn rất cần thiết cho một đô thị văn minh, tạo nhiều công ăn việc làm, một công trình chọc trời chính là trung tâm, trái tim của một thành phố lớn, luôn luôn là thế. Hãy đánh dấu toà tháp này trên bản đồ, lấy nó làm tâm rồi dùng com-pa xoay một vòng tròn, và bạn sẽ hình dung ra tương lai phát triển của Hà Nội. Tin tôi đi.

Kỳ quan hoàn toàn có thể do con người tạo ra, một đất nước tự hào đánh thắng 2 Đế Quốc hàng đầu thế giới, mà không dám xây một toà tháp cao nhất thế gian hay sao?

Nguồn: Phẹt mặt lìn tru Hoa Thanh Quế
P/s: Bài có sửa 3 từ so với bản gộc.

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

LON VA RUOI

Ong Bắp Cày

Dạo này đói quá, chị bê bài của Nguyen Minh (bạn thân chị) về đây cho anh em đọc và bình.

Chúc cuối tuần zui zẻ!

LỢN VÀ RUỒI
 
Hòa nhịp cùng mùa lễ hội đầu năm, toàn thể loài Lợn và những đại diện tiêu biểu xuất sắc của loài lợn đã thắp hương lập lời thề long trọng:

Thà ngủ với lợn nái giữa đường
Còn hơn lên giường cùng Trang Hạ

Với tuyên bố tìm được một xác ruồi trong chai nước ngọt của Tân Hiệp Phát được thưởng 500 triệu đồng, loài ruồi cũng không kém cạnh với tuyên bố đầy cao ngạo:

Sống để vẫy vùng giữa hố phân
Chết làm “thành phần” Tân Hiệp Phát

Chỉ tiếc rằng, sự “thành danh” của loài lợn và loài ruồi, lại xuất phát từ sự trơ tráo của một số kẻ … nhìn mãi cũng thấy hao hao giống người.

Xưa nay, người ta hay vẫn nói, loại người không biết tự xấu hổ, chỉ là hạng “Vô sỉ”

Đơn giản như một cô gái, nếu không biết xấu hổ vì "dung nhan" của mình, thì mong gì biết làm đẹp? Nếu không biết mình nhem nhuốc trong tâm hồn, thì mong gì biết gột rửa? Để hi vọng có được đàn ông yêu thương.

Một người không biết xấu hổ về sự dốt nát của mình, chẳng muốn cố gắng học hỏi, chỉ đổ tại hoàn cảnh, đổ tại ... "truyền thông", sao có được ngày trở thành … Dr.Thanh đúng nghĩa?

Từ thời cổ đại Hy Lạp trong đền thờ thần Mặt trời tại thành Delphes đã ghi câu phương ngôn “Hãy tự hiểu mình” (connais toi - toi même) để dạy người ta hãy nhìn lại chính mình, thấy cái sai mà sửa.

Đức Phật Thích Ca cũng đã từng nói “Hãy tự giác ngộ mình” rồi sau đó mới có thể giác ngộ người khác.

Người Việt chúng ta vẫn nói một câu cửa miệng: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.

Mắng chửi hay khuyên bảo ai, bất cứ việc gì, trước hết hãy tự xem lại mình - xem có đáng trách không, sau đó hãy “soi” người khác.

Kinh Thánh có câu: “Kẻ nào nâng lên sẽ bị hạ xuống, kẻ nào hạ xuống sẽ được nâng lên”, đó là ý nghĩa của việc Tự hạ - Tự soi xét mình lại được nâng lên; trái lại muốn Tự tôn mà lờ đi việc soi xét bản thân, thường lại bị hạ xuống.

Nhân chuyện tư cách Lợn và tư duy Ruồi với tính tự tôn của những kẻ “Vô sỉ” khi bị hạ nhục, mình thoáng liên tưởng đến cách Đảng Cộng Sản Trung Quốc mị dân khi tranh cướp Hoàng Sa và Trường Sa, làm một số nhà hàng tại Trung Quốc treo biển: “cấm người Nhật Bản, Việt Nam, Philipin và chó” .

Có một du khách sau khi đọc tấm biển đó, lấy làm thắc mắc: Ai cũng biết Trung Quốc tranh cướp đảo với Nhật, Philipines và Việt Nam. Vì thế Trung Quốc ghét họ, nhưng tôi không hiểu được tại sao lại có tranh chấp giữa chó với Trung Quốc?

Tôi biết là chó thường ăn cứt, hay là chó tranh giành ăn cứt với Trung Quốc, có phải đó là lý do không?

Vậy phải hiểu sao đây, chẳng nhẽ Trang Hạ ghét lợn vì tranh giành "vét máng" với lợn, cũng như Dr.Thanh ghét ruồi vì tranh giành chỗ đứng giữa... hố phân???

https://www.facebook.com/ngoxua?fref=ts#

SAO CÁC CHỊ CAY NGHIỆT VỚI CON DÂU THẾ HẢ?

Cuteo@

Cuối tuần, ta chuyển chủ đề cho nó mượt mà thanh thao tí nhể. Hôm nay chúng ta sẽ nói về mẹ chồng và con dâu.

Điều gì làm cho các chị vốn khốn nạn phận làm dâu mà cứ cay nghiệt với con dâu thế?

Khi các chị mới về nhà chồng, các chị cũng vã mồ hôi cục ra quần với bao nhiêu lề thói ăn ở tích tụ cả tám đời nhà chúng nó lại bắt các chị học ngay và luôn. Trí tuệ phi phàm như anh Trâu Bắp người giời cũng chả làm nổi huống hồ người trần mắt thịt. Ấy vậy mà các chị cũng ép lại y chang cho con dâu.

Ăn các chị xét nét. Uống các chị xét nét. Nó đi hơi lê cái dép thôi các chị cũng xét nét. May mà toilet giờ khép kín, có cửa nẻo hẳn hoi chứ không cái tư thế nó vén quần đứng đái ở nồi hông sau chái bếp cũng bị các chị chê chưa có phần quý phái.

Nó ho cũng không được ho to làm cả nhà kinh động. Nó thở cũng phải thở khẽ để các chị còn lắng nghe. May mà Hà Nội nó chỉ có mỗi cái phố cổ bé bằng lòng bàn tay chứ không thì toàn bộ các cổ cả đời không dám ú ớ giữa đêm khuya. Đến lúc các chị quy tiên thì nàng nhẽ mãn kinh từ chục niên về trước.

Các chị nay thả rông vòng một, mai váy ngủ mỏng tang khoe xi lip ren màu hồng có thêu đôi bướm vàng nhưng con dâu mà mặc đồ ở nhà hơi ôm một tí, hơi thoáng một tí là lại rít lên vì sợ tình hình Cuba căng thẳng.

Các chị quanh năm chém to, kho mặn có làm được cái món nào mà chồng con không nhăn nhó. Ấy nhưng mà sẵn sàng mát mẻ con dâu không biết nấu mâm cỗ cúng ông bà, tổ tiên.

Con trai các chị vốn lười quá cả lợn (@Trang Hạ) nhưng con dâu mà mở mồm ra nhờ lấy cho cốc nước thì kiểu gì cũng ăn cái nguýt dài hơn đòn gánh. Tiên sư, các chị lại chả sai chồng lấy nước ngâm chân rồi bóp bóp đùi cho mỗi tối thì ai lườm.

Nói chung quy lại, chỉ có đàn bà là làm khổ đàn bà nhiều nhất chứ đàn ông đa phần lại rất trân trọng chị em, nhân ái, bao dung, vị tha, xốc vác. Phải chăng bản tính trả thù đời trong các chị nó cao quá cả cái lòng từ tâm của một bà mẹ?

Tôi hỏi một câu thôi. Các chị hành nó thì nó sẽ ăn vạ ai nếu không phải là thằng con trai các chị sẽ khổn khổ, khốn nạn vì trên đe dưới búa?

https://www.facebook.com/buichonloc#

HÀNH ĐỘNG NHỎ, Ý NGHĨA LỚN

Nguyen Thi Thao


Việt Nam là đất nước có nhiều nghịch lí, nhiều đến mức những điều nghịch lí trở thành hợp lí và đồng thời những điều hợp lí bỗng trở thành vô lí. Đối với công tác nhân sự, chả phải ví von con ông này bà kia, chỉ cần nhìn chị Mượt đã thấy một ví dụ điển hình, tài giỏi thượng liu yêu kiều nhưng chả được làm đéo gì, sáng đến cơ quan uống chè bồm bật máy tính chém gió trên FB, chiều cắp đít về ăn cơm nhà trở thành một điều hoàn toàn bình thường giản dị. Hehe.

Mấy ngày qua, thông tin liên quan đến đảo Gạc Ma khá nóng trên các diễn đàn, khắp nơi là những công to việc lớn liên quan đến sự kiện đau thương lịch sử này. Lẫn trong những sự kiện to tát ấy, một thân phận bé bỏng tuyệt vọng gạt nỗi tự ti bấm nút send gửi đến trang FB cá nhân một Bộ trưởng lời cầu xin giúp đỡ. Em cần có một công việc để có thể chăm sóc người anh tật nguyền và người mẹ già khốn khổ. Em là con một liệt sỹ đã hi sinh ngoài đảo Gạc Ma năm xưa ấy.

Qua mạng xã hội, vị Bộ trưởng ngay lập tức phản hồi và có công văn yêu cầu địa phương tạo điều kiện sắp xếp. Phản ứng khá nhanh của bà khiến nhiều người bất ngờ xen lẫn nhiều cảm xúc. Người thì cảm động, người thì chê bai, người thì nghi ngờ ... riêng chị Mượt lại lo lắng.

Đã nhiều năm làm việc trong bộ máy, chị hiểu công tác nhân sự là một quy trình phức tạp, cứng nhắc và đầy rủi ro. Việc yêu cầu một cơ quan địa phương sắp xếp nhân sự bất thường một cách công khai của vị Bộ trưởng, mặc dù hợp lẽ nhân sinh nhưng rất dễ làm trò cười cho những kẻ ghen ghét. Trên bảo dưới không nghe là chuyện quá bình thường của hệ thống.

Trên một số tờ báo, phát ngôn của một vị quan chức ngành Y địa phương về quy trình và chỉ tiêu, kèm theo dẫn giải nghị định nọ kia của Thủ tướng khiến nỗi lo lắng của chị càng tăng thêm bội phần. Một hành động đẹp, ý nghĩa với vong linh những liệt sĩ bỏ thân mình vì đất nước có nguy cơ trở thành một yêu cầu lố bịch.

Rất may, cách đây mấy tiếng, người đứng đầu địa phương đã quyết định đặc cách đồng í tiếp nhận cô bé con liệt sĩ vào làm việc ở một bệnh viện huyện. Ước mơ của em đã thành hiện thực đúng vào ngày giỗ của bố em.

Cái kết hợp lí của những tấm lòng đã phần nào lấy lại niềm tin vốn còn quá ít ỏi trong dân chúng. Giờ đây, họ có quyền hi vọng tiếng nói của mình được lắng nghe và thấu hiểu. Còn chị Mượt, mặc dù trút khỏi nỗi lo lắng và thâm tâm vẫn không hẳn đồng í với cảnh quan chức cấp cao phải tận tay đi lo những sự vụ, bởi có hàng triệu thân phận như vậy ở đất nước này, nhưng xét cho cùng, ngọn núi cao há chẳng phải được hình thành từ những viên đá nhỏ hay sao.

Đọc đến đây mời các quý cô dừng lại, lấy điện thoại soạn tin nhắn GM gửi 1407, các quý cô đã góp một viên đá trị giá 14.000 đồng vào quỹ Tấm Lòng vàng của Báo Lao động để xây dựng khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, một việc í nghĩa cho tương lai.

Hành động nhỏ trong những ngày kỉ niệm lịch sử đau thương lớn hơn nhiều những sự kiện hào nhoáng kim tiền, tiền hô hậu ủng, biểu ngữ băng rôn. Phỏng các quý cô?

TRUYỀN THÔNG BẤT LƯƠNG VÀ TRUYỀN THÔNG GIẢI CỨU

Bài chỉ để giải trí, nhưng không cấm mọi người suy ngẫm.


*****************

Cách đây chưa lâu, chị Mượt có viết một bài về truyền thông bất lương, nó có thể coi là một dạng khủng bố bởi ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với xã hội và cộng đồng. Nhưng vừa rồi, qua vụ con ruồi của Tân Hiệp Phát, chị phát hiện ra có một dạng còn kinh khủng hơn truyền thông bất lương. Đó là truyền thông giải cứu.

Để các quý cô tiện theo dõi, chị nhắc lại một chút về truyền thông bất lương.

Như thế nào là truyền thông bất lương? Trước khi nói về điều thú vị và cay đắng này, chị định nghĩa lại một vấn đề.

Chắc các quý cô đái ra quần khi nghe đến những cái tên như Binladen, Taliban, hồi giáo cực đoan IS... Chúng được thế giới đặt cho cái tên "Phần tử khủng bố".

Tuy nhiên, khủng bố không chỉ đơn thuần trong việc đánh bom, giết người như bọn Taliaban, IS..., đó là khủng bố chính trị và tôn giáo. Thực tế khủng bố còn bao hàm những hoạt động khác, cho các mục đích khác.

Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng khủng bố được tạm định nghĩa "là hoạt động phá hoại, đe dọa bằng lời nói, truyền đi các hình ảnh hoặc video giết người do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, gây hoang mang khiếp sợ hoặc tổn thất cho xã hội và cộng đồng."

Hay nói gọn lại đó là những hành động đẩy cộng đồng rơi vào nỗi sợ hãi. Càng sợ hãi càng tốt. Đặc biệt là những hành động hướng tới những mục tiêu không có khả năng tự vệ.

Hàng trăm lời đồn không kiểm chứng được các cơ quan truyền thông vô trách nhiệm đều đặn tung lên hàng ngày khiến xã hội sống trong cảm giác bất an, lo sợ. Ăn đéo dám ăn, mặc đéo dám mặc. Từ mục tiêu tốt đẹp ban đầu là cảnh báo, các cơ quan truyền thông chuyển mục tiêu thành tung tin giật gân, câu khách, bất chấp hậu quả mà xã hội phải gánh chịu.

Quay lại chuyện ngôn ngữ. Danh từ khủng bố "terrorism"trong tiếng Anh và "terreur" tiếng Pháp hoá ra được bắt nguồn từ "terreō" là một động từ trong tiếng Latin, có nghĩa là "sợ hãi". Đẩy nỗi sợ hãi lên cao, đó là một hành động khủng bố.

Đã đến lúc phải coi những thông tin không kiểm chứng gây bất an lo sợ cho xã hội là một dạng khủng bố thông tin. Càng đẩy nỗi sợ hãi cho cộng đồng lên cao, càng phải coi đó là một kẻ khủng bố nguy hiểm.

Tân Hiệp Phát bị truyền thông có lương và bất lương tẩn cho lên bờ xuống ruộng, trả giá bằng hàng trăm tỉ doanh số so với cùng kì, tuy nhiên, trong lúc nước sôi lửa bỏng, hàng chục nhà nghĩa hiệp nhảy vào giải cứu với những bản kế hoạch kinh hồn. "Truyền thông giải cứu" có lẽ cần phải được định nghĩa lại và Việt hoá để dễ hiểu hơn là dùng cái tên cũ "Xử lí khủng hoảng".

Trong số các đơn vị Truyền thông giải cứu, người đứng ngoài không khó nhận ra đâu là dân chuyên và đâu là kẻ cơ hội. Bằng những giải pháp chắp vá, khá nhiều đơn vị truyền thông giải cứu giống kẻ "gặp cháy nhà vác xô không có nước vào hôi của".

Không thể hiểu nổi, khi cơn thịnh nộ của xã hội đối với Tân Hiệp Phát đã qua đi, vậy mà, thỉnh thoảng lại thấy xuất hiện một phương pháp giải cứu ngớ ngẩn khiến sự việc lại tiềm ẩn bùng nổ trở lại. Một số bài ca ngợi thô thiển hay trang suthattanhiepphat là một dạng như vậy.

Kẻ dựng lên trang suthattanhiepphat với mục đích giải cứu THP phải nói là một kẻ hoang tưởng điên rồ khi gắn sự việc thuần tuý thương mại với một hành động chính trị. Đặc biệt là thời điểm khi khủng hoảng đã dần đi vào quên lãng. Hành vi này không khác đổ dầu vào đốm lửa sắp tắt khiến những hành động giải cứu khác trở thành vô nghĩa.

Có bệnh thì vái tứ phương, nhưng rõ ràng Đông, Tây y không thể kết hợp với cúng. Tiền mất tật vẫn mang. Đó cũng là điều đau xót cho một doanh nghiệp.

Còn nếu trang bỏ mẹ kia được dựng lên với mục đích khen cho mày chết thì đối thủ của THP quả là cao tay, chứng tỏ truyền thông bất lương nguy hiểm gấp cả triệu con ruồi.

Xuất phát từ mối quan hệ tốt đẹp xa xưa, lời khuyên chân tình nhất của chị Mượt đến với những người của THP là hãy quên cmn xử lí bằng truyền thông đi. Giờ tập trung sốc lại những đại lí đã mất trong khủng hoảng vừa qua mới là điều quan trọng nhất. Bán hàng được hay không đôi khi không phải do khách hàng mà là lời tư vấn trực tiếp của đại lí. Phỏng ạ.

Bài này là một dạng mẫu của truyền thông giải cứu, anh của truyền thông bất lương, tin thì tin đéo tin thì thôi. Hehe.

Nguồn: Chị Mượt