Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Hãy làm mình đẹp lên, các mẹ ạ

Mình luôn nhìn nhận phẫu thuật thẩm mỹ hay chuyển giới với quan điểm tích cực và cổ vũ bởi đó là một nhu cầu chính đáng khi nó không chỉ mang lại sự thay đổi trong cuộc sống mà cả niềm hạnh phúc cho người phụ nữ, vốn trời không ban cho hương sắc hoặc giới tính thực của mình.

Sau khi chương trình Change Life phát sóng trên VTV2, Vũ Thanh Quỳnh (SN 1992, Nam Định) có lẽ là cô gái được nhắc đến nhiều nhất bởi cô quá đẹp - nét đẹp không lẫn vào đâu được của nền phẫu thuật thẩm mỹ xứ sở Kim Chi. Từ một cô gái xấu, nàng bỗng thành thiên nga nhờ vào những bàn tay tài ba của các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ. Sự thay đổi về ngoại hình shock đến mức, mẹ cô chỉ nhận ra con qua giọng nói và giờ thì cô thực sự đã có 1 cuộc sống khác, được mời tham gia chương trình “Bữa trưa vui vẻ” cùng Á hậu Huyền My, được nhiều báo đài để ý, quan tâm đến, quen được nhiều bạn bè hơn, cũng có những người sẵn sàng giúp đỡ việc làm… 

Thực tế nó phũ phàng vậy đấy, phụ nữ xấu thì không có quà các mẹ ạ. Trách sao được cái quy luật phát triển sinh tồn của tự nhiên khi con người sống, làm việc, hưởng thụ đều hướng tới cái đẹp. Nhớ Y Ban có 1 truyện viết về nhân vật Nấm, nàng xấu đến nỗi khi một đồng nghiệp say rượu lột truồng ra, nhìn kỹ nàng nó tỉnh mẹ cả rượu, vái ba vái rồi bỏ đi (Tổ sư thằng đồng nghiệp mất dậy, khốn nạn...hé hé...). 

“Cái nết đánh chết cái đẹp” chỉ là lời động viên sáo rỗng và hạnh phúc là manh chiếu hẹp các mẹ ạ. Hãy giật nó về phía mình, bằng mọi giá, trước hết là hãy làm mình đẹp lên về ngoại hình rồi tính tiếp. 

Mới đây thôi, một bạn chú rể bên Trung Quốc nhảy sông tự vẫn quên đời bởi cô dâu do cha mẹ lựa chọn quá xấu. Đấy, xấu không chỉ không có quà mà rất có thể còn là nguyên nhân gây tử vong cho người khác, ít nhất trong trường hợp này. 

Nguồn: Thiện Đinh Đức

VTV CỐ TÌNH PHÁT SÓNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH SAI PHẠM

Bộ TT&TT báo cáo Thủ tướng khi VTV cố tình phát sóng chương trình vi phạm


Bình Minh

Infonet - Bộ TT&TT vừa có công văn số 811 ngày 25/3/2015 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động liên kết sản xuất chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).

Theo đó, Bộ TT&TT lý giải nguyên nhân việc Bộ phải có văn bản số 616/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 10/3/2015 gửi VTV đề nghị VTV chấn chỉnh, tăng cường công tác kiểm soát nội dung các chương trình liên kết.

Cụ thể, từ năm 2013 đến nay, Bộ TT&TT đã cấp 118 Giấy chứng nhận đăng ký chương trình liên kết cho VTV và các đối tác liên kết theo các quy định của Thông tư số 19/2009/TT-BTTTT ngày 28/5/2009 của Bộ TT&TT quy định việc liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình.

Trong đó, năm 2013, Bộ cấp 36 Giấy chứng nhận đăng ký chương trình liên kết (trong đó, có 27 chương trình mới so với năm 2012); năm 2014, Bộ cấp 76 Giấy chứng nhận đăng ký liên kết (trong đó, có 36 chương trình cấp mới so với năm 2013); và từ đầu năm 2015 đến nay, Bộ đã cấp 6 Giấy chứng nhận đăng ký liên kết.

Các chương trình liên kết này được Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng trên 6 kênh chương trình quảng bá, gồm: kênh VTV1 - 14 chương trình; kênh VTV2 - 11 chương trình; kênh VTV4 - 3 chương trình; kênh VTV6 - 12 chương trình; kênh VTV9 - 2 chương trình, và kênh có số lượng chương trình liên kết nhiều nhất là VTV3 với 49 chương trình (chủ yếu là các chương trình truyền hình thực tế, gameshow giải trí).

Tính đến thời điểm này, số lượng đối tác liên kết tham gia phối hợp với Đài để sản xuất các chương trình liên kết là 36 đơn vị. Trong đó, Công ty TNHH Quảng cáo - Tư vấn và Tổ chức biểu diễn Cát Tiên Sa, Công ty TNHH Bình Hạnh Đan (BHD), Công ty Cổ phần Phát triển Truyền thông Việt Ba… là những đối tác có số lượng chương trình đăng ký liên kết nhiều nhất.

Xét về tỷ trọng, theo thống kê sơ bộ, thời lượng các chương trình liên kết phát sóng trên từng kênh chương trình chưa vượt quá 30% tổng số thời lượng phát sóng trong 1 ngày của kênh chương trình đó. Tuy nhiên, việc bố trí khung chương trình phát sóng các chương trình liên kết chủ yếu tập trung vào các khung giờ vàng, đông khán giả xem và đặc biệt là gần như dày đặc vào các ngày cuối tuần Thứ 7, Chủ nhật (nhất là trên kênh VTV3, VTV6) dẫn đến cảm giác sóng truyền hình Việt Nam bị chiếm lĩnh bởi các chương trình liên kết.

Hàng loạt sai phạm 

Cũng theo báo cáo của Bộ TT&TT, trong những năm qua, VTV có một số chương trình chưa thực hiện đúng quy trình thủ tục đăng ký liên kết (đã phát sóng chương trình liên kết khi hồ sơ đăng ký liên kết đang trong quá trình được cơ quan quản lý nhà nước xử lý).

Những trường hợp sai phạm này, cơ quan chức năng của Bộ TT&TT (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) đã có văn bản nhắc nhở, đề nghị Đài báo cáo, giải trình. Các báo cáo giải trình của Đài đối với những hồ sơ này đều có lý do chủ yếu là sơ suất để quên văn bản; hồ sơ liên kết thông tin chưa đầy đủ, thời gian hoàn thiện hồ sơ bị kéo dài ảnh hưởng đến việc gửi hồ sơ đi, dẫn đến chậm trễ.

Xác định VTV là một Đài Truyền hình Quốc gia, có tầm ảnh hưởng chính trị lớn, nên biện pháp xử lý của cơ quan quản lý nhà nước hiện chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở Đài rút kinh nghiệm, chưa áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính.

Trong công văn 811, Bộ TT&TT cũng đã chỉ rõ những sai phạm trong nội dung thông tin của các chương trình liên kết của VTV.

Một là thông tin sai sự thật; sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phản cảm, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam. Có 7 chương trình mắc lỗi này (trong đó có 2 chương trình sai phạm 2 lần).

Cụ thể, Chương trình “Nhân tố bí ẩn” (phát sóng trên kênh VTV3; đối tác liên kết là Công ty TNHH Quảng cáo, Tư vấn và Tổ chức biểu diễn Cát Tiên Sa) có 2 lần sai phạm. Lần 1 là chương trình lúc 21 giờ ngày 30/3/2014, có nội dung thí sinh của chương trình lừa dối khán giả về thông tin cá nhân của mình (thí sinh Huyền Minh thực chất là ca sỹ Anh Thúy). Lần 2, trong chương trình phát sóng ngày 12/10/2014: phát sóng tiết mục Mashup các ca khúc Tây Nguyên của nhóm F-Band sử dụng chiếc khăn Piêu (biểu tượng văn hóa của đồng bào dân tộc Thái để đội đầu thì chương trình lại dùng làm khố) không đúng và không thích hợp, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Chương trình “Cuộc đua kỳ thú” (phát sóng trên kênh VTV3; đối tác liên kết là Công ty TNHH Bình Hạnh Đan) cũng có 2 lần sai phạm. Lần 1, phát sóng ngày 13/9 và 4/10/2013 có những hình ảnh phản cảm khi đưa ra những thử thách như ăn cá sống, xẻ thịt lợn sống cho các thí sinh tham gia chương trình (ở các tập 8, 11). Lần 2, phát sóng tập 13 có 1 số hình ảnh và lời thoại phản cảm (cãi vã giữa các nhân vật chơi).

Chương trình “Quà tặng cuộc sống” (phát sóng trên kênh VTV3; đối tác liên kết là Công ty CP Truyền thông Sunrise): lúc 22 giờ 20 phút ngày 19/11/2014, phát sóng tập phim hoạt hình “Nhặt xương cho thầy” gây phản cảm, bức xúc cho khán giả, xúc phạm danh dự các thầy cô giáo (phát sóng đúng dịp kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11).

Chương trình “Ai là triệu phú” (phát sóng trên kênh VTV3; đối tác liên kết là Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Mesa): lúc 20 giờ ngày 30/12/2014, chương trình phát sóng có một số nội dung thiếu văn hóa.

Chương trình “Tìm kiếm tài năng Việt Nam” (phát sóng trên kênh VTV3; đối tác liên kết là Công ty TNHH Bình Hạnh Đan): lúc 20 giờ 00 ngày Chủ nhật 11/01/2015, phát sóng chương trình thiếu thận trọng trong kiểm duyệt nội dung thông tin, để xảy ra sự cố thí sinh uống nhầm axit, gây phản ứng trong dư luận xã hội và báo chí.

Chương trình “Chết cười” (phát sóng trên kênh VTV3; đối tác liên kết là Công ty TNHH Bình Hạnh Đan): lúc 20 giờ 30 phút ngày 17/1/2015, phát sóng chương trình với nhiều nội dung, hình ảnh, lời thoại, hành động phản cảm, gây bức xúc trong dư luận và báo chí.

Chương trình “Người giấu mặt” (phát sóng trên kênh VTV6; đối tác liên kết là Công ty TNHH Bình Hạnh Đan): phát sóng lúc 19 giờ 55 phút ngày 18/11/2013, có hình ảnh phản cảm (một thí sinh ôm ấp, thò tay vào ngực áo của 1 thí sinh khác) trong tập 7 của chương trình; Ngày 12/12/2013, tiếp tục phát sóng những hình ảnh phản cảm (các thí sinh trút bỏ trang phục để kiểm tra cân nặng sau khi hoàn thành thử thách của chương trình) trong tập 31 của chương trình.

Bên cạnh sai phạm về nội dung, VTV còn có sai phạm về quảng cáo trong 2 chương trình liên kết, trong đó, có 1 chương trình sai phạm 2 lần.

Cụ thể, Chương trình “Gương mặt thân quen” (phát sóng trên kênh VTV3; đối tác liên kết là Cty TNHH Sản xuất và quảng cáo Sóng vàng): Lúc 21 giờ 49 phút ngày 3/5/2014, phát sóng chuỗi quảng cáo vượt quá 10% màn hình vi phạm các quy định của Luật Quảng cáo; Lúc 21 giờ ngày 14/6/2014, chương trình ngắt 5 lần để phát quảng cáo, vượt quá số lần quảng cáo cho phép theo quy định của Luật Quảng cáo.

Chương trình “Nhân tố bí ẩn” (phát sóng trên kênh VTV3; đối tác liên kết là Công ty TNHH Quảng cáo, Tư vấn và Tổ chức biểu diễn Cát Tiên Sa): Lúc 21 giờ ngày 13/4/2014, ngắt 5 lần để phát quảng cáo, vượt quá số lần cho phép; đồng thời, trong đó, quảng cáo thứ 3 có thời lượng 5 phút 50 giây, vượt quá thời lượng cho phép.

Qua số liệu thống kê trên cho thấy các chương trình sai phạm này tập trung vào các chương trình giải trí, trò chơi truyền hình (gameshow) phát sóng trên kênh VTV3; Chủ yếu tập trung vào các chương trình có đối tác để lặp đi lặp lại sai phạm nhiều lần là: Công ty TNHH Bình Hạnh Đan (6 lần); Công ty TNHH Quảng cáo, tư vấn và tổ chức biểu diễn Cát Tiên Sa (3 lần).

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, đối với các sai phạm trong nội dung thông tin của Đài nêu trên, Bộ đều nhắc nhở trực tiếp Đài VTV tại giao ban báo chí hàng tuần và nhắc nhở bằng văn bản (10 trường hợp). Đồng thời, Bộ đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính (4 trường hợp) với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 145 triệu đồng.

Trước những sai phạm nêu trên của VTV, nhằm bảo đảm hoạt động liên kết được thực hiện đúng pháp luật, khắc phục tình trạng để xảy ra sai phạm trong các chương trình liên kết, ngày 10/3/2015, Bộ TT&TT đã có văn bản số 616/BTTTT-PTTH&TTĐT đề nghị VTV chấn chỉnh, tăng cường công tác kiểm soát nội dung các chương trình liên kết.

Đồng thời, tại văn bản này, Bộ đã thông báo: Trước mắt, tạm dừng cấp Giấy chứng nhận đăng ký liên kết cho Đài Truyền hình Việt Nam với đối tác liên kết mà trước đó đã để xảy ra sai phạm nhiều lần, gồm: Công ty TNHH Bình Hạnh Đan (BHD), Công ty TNHH Quảng cáo, Tư vấn và Tổ chức biểu diễn Cát Tiên Sa.

Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận đăng ký các chương trình liên kết dự kiến phát sóng trên kênh VTV3 để Đài Truyền hình Việt Nam tập trung có các biện pháp chấn chỉnh, tăng cường công tác kiểm soát nội dung các chương trình trước khi phát sóng.

Đối với những chương trình mà Giấy chứng nhận đăng ký chương trình liên kết còn hiệu lực, nếu trong thời gian tới để xảy ra các sai phạm, Bộ sẽ thu hồi Giấy chứng nhận và có biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

Ngoài ra, đối với những chương trình có sai phạm về thủ tục đăng ký liên kết (thực hiện phát sóng các chương trình liên kết khi chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy chứng nhận đăng ký liên kết), dù Đài có báo cáo giải trình, Bộ vẫn không cấp Giấy chứng nhận đăng ký liên kết cho các chương trình này; đồng thời xử lý xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Bộ vẫn tiếp tục xem xét, xử lý các hồ sơ đăng ký liên kết mà nội dung đăng ký không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam, không vi phạm văn hóa, thuần phong, mỹ tục Việt Nam; đối tác chưa để xảy ra sai sót trong chương trình liên kết. 

Đây là biện pháp cần thiết và bình thường trong quá trình quản lý, nhất là với các sản phẩm báo chí liên kết với các công ty tư nhân. Việc làm này trước hết nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm Thông tư số 19/2009/TT-BTTT ngày 28/5/2009 hiện vẫn đang còn hiệu lực; tạo điều kiện để VTV làm việc với các đối tác liên kết rà soát, làm rõ trách nhiệm của mỗi bên trong thực hiện liên kết, đồng thời, để lãnh đạo Đài chấn chỉnh lại quy trình, sự phối hợp giữa các đơn vị có trách nhiệm của Đài với đối tác liên kết và giữa các đơn vị trong nội bộ Đài với nhau… nhằm khắc phục, hạn chế tối đa sai sót trên làn sóng, góp phần giữ uy tín cho VTV - Đài Truyền hình Quốc gia, cơ quan thuộc Chính phủ.

Đã có một số cơ quan báo chí in, báo điện tử khi bị phát hiện sai phạm tương tự đã bị đình bản tạm thời để chấn chỉnh tổ chức, bộ máy và quy trình sản xuất tin bài. Sau khi cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản có báo cáo giải trình, nêu rõ các biện pháp chấn chỉnh thì Bộ đã cấp phép hoạt động trở lại bình thường.

Chính vì giữ uy tín cho Đài Quốc gia, cơ quan thuộc Chính phủ nên Bộ TT&TT không muốn áp dụng biện pháp cứng rắn, mà chỉ ra văn bản có tính nhắc nhở, cảnh báo để Đài chấn chỉnh lại hoạt động liên kết và khi Đài có báo cáo nói rõ các biện pháp chấn chỉnh thì Bộ sẽ xem xét, cấp phép lại bình thường.

Tại văn bản số 433/THVN ngày 20/3/2015 của VTV gửi Bộ TT&TT (Bộ nhận được ngày 23/3/2015) đã nói rất rõ: “Tổng giám đốc VTV đã nghiêm khắc rút kinh nghiệm, kịp thời có các biện pháp chấn chỉnh trong nội bộ và các đối tác hợp tác sản xuất với tinh thần cầu thị, nghiêm khắc để tránh những sai sót không đáng có…”. Tuy nhiên, qua kiểm tra, theo dõi, Bộ TT&TT nhận thấy, mặc dù đã được Bộ nhắc nhở, yêu cầu chấn chỉnh hoạt động liên kết (trong Công văn số 616/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 10/3/2015), nhưng VTV vẫn tiếp tục phát sóng các chương trình liên kết mà chưa được Bộ TT&TT cấp chứng nhận.

Như vậy, VTV đã vi phạm các quy định của Thông tư số 19/2009/TT-BTTTT; không thực hiện đúng các nội dung mà Bộ đã thông báo tại văn bản số 616/BTTTT-PTTH&TTĐT.

Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 19/2009/TT-BTTTT quy định rõ: “Đài phát thanh, truyền hình chỉ được thực hiện hoạt động liên kết sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông”.

Thực tế này cho thấy, Đài chấp nhận vi phạm các quy định của pháp luật để đáp ứng thời hạn phát sóng của đối tác liên kết theo hợp đồng đã ký. Đây là biểu hiện khá rõ nét thực trạng: đối tác đang nắm quyền chi phối hoạt động liên kết và vì lợi ích cục bộ của Đài, của đối tác liên kết mà chưa tính đến lợi ích chung của công chúng xem truyền hình và uy tín của Đài Quốc gia - cơ quan thuộc Chính phủ.

Nguồn: Info

VTC14 DỤ DỖ HỌC SINH HÚT SHISHA ĐỂ LÀM PHÓNG SỰ?

Chiềng Chạ

Sau khi xuất hiện Công văn được cho là của Nhà đài VTC14 gửi Sở Giáo dục đào tạo Hà Nội, trường THPT Việt - Đức, THPT Trần Nhân Tông xung quanh phóng sự "Khi áo trắng chìm đắm trong khói thuốc shisha" của kênh truyền hình này. Tuy nhiên, công văn này nhanh chóng nhận được những phản ứng thiếu tích cực từ người trong cuộc. Chủ FBPhạmm Vũ, được cho là người đã cộng tác với VTC14 để thực hiện phóng sự đã lên tiếng vạch trần nội dung được thể hiện trong công văn. Xin được trích dẫn toàn bộ nội dung bài viết: "Hôm nay mình viết stt này để minh oan cho cho các bạn mình về vụ học sinh hút shisha đang gây xôn xao gần đây. 

Vào ngày 25/03/2015 bạn Nguyễn Thu Trang đã được chị Btv tên Mai Anh Thư của đài VTC nhờ quay phóng sự về việc học sinh hút shisha nhằm khuyên các bạn tránh xa thứ này. Như vậy video các bạn được xem là do DÀN DỰNG ĐỂ QUAY PHIM CHỨ KHÔNG PHẢI NHÓM BỌN MÌNH ĐANG HÚT THÌ BỊ PV BẮT GẶP VÀ QUAY LẠI.

Bạn Trang có rủ mình trả lời pv nhưng mình đã từ chối và chỉ đồng ý đi lên địa điểm quay cùng Trang chứ không sử dụng shisha. 

Khi đến đó chị Thư đã có một cuộc nói chuyện với mình cũng như các bạn về quá trình quay và tất cả bọn mình đều đưa ra ý kiến là xoá mác logo trường để không ảnh hưởng đến uy tín của trường. Lúc đó chị Thư cũng đồng ý nên hai bạn mình là Đức Anh và Thu Trang mới đồng ý trả lời phỏng vấn. Sau đó vài ngày mình có xem trên Facebook mới tá hoả khi thấy video phỏng vấn đó quá khác so với sự thật, đoạn pv hai bạn mình đã quay hôm đó đã bị CẮT XÉN QUÁ NHIỀU và chị đã thất hứa về việc xoá mác logo trường.

Khi được hỏi thì các bạn nêu ra cả những tác hại của shisha và đưa ra lời khuyên cho các bạn học sinh nhưng bị cắt hết chỉ để lại những câu nói chơ vơ như thế. Video đó đã biến các bạn mình thành nhứng đứa "trẩu", không ra gì ,đến lúc video bị phát tán rộng rãi bạn mình đã nhận được không ít bình luận ác ý làm ảnh hưởng RẤT NHIỀU đến tâm lý của hai bạn. Đặc biệt là Trang, vì chuyện này Trang khóc suốt và không dám đi học. Đến khi nhà trường phát hiện, trường mình có mời chị BTV đến làm việc và yêu cầu chị gỡ video ấy + gửi một công văn để làm sáng tỏ sự việc. Ngay ngày hôm sau có công văn chuyển đến nhưng nội dung của công văn ấy KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT ( ảnh công văn mình chụp bên dưới). Nội dung công văn đã nói lên rằng bọn mình đang sử dụng shisha thì bị bắt gặp nhưng trên thực tế thì video đó là DÀN DỰNG( như mình đã nói ở trên) chứ không phải như công văn viết ra. 

Công văn ấy đã biến những học sinh vô tội như bọn mình lại trở thành có tội. 

Không những thế nó còn ẢNH HƯỞNG NẶNG NỀ tới TINH THẦN lẫn DANH DỰ của bọn mình cũng như nhà trường !! 

Đến khi nhắc lại chuyện xoá mác logo trường thì chị nói vì quá nhiều việc nên chị quên, mong các em thông cảm ?! 

E xin lỗi chị chứ bây giờ ra ngoài xã hội đi giết người rồi bảo lỡ tay mong mọi người thông cảm thì có lọt lỗ tai không chị ?? 

Việc làm của chị đã đi quá xa và trái với đạo đức nghề rồi chị ạ!! 

Liệu chị có xứng đáng được ở lại trong nghề hay không ?! 
MONG MỌI NGƯỜI ĐỌC VÀ HIỂU CHO BỌN MÌNH!!!! 
MÌNH XIN CẢM ƠN."
.....................................................................
Câu chuyện được dư luận quan tâm hiện nay là liệu có hay không chuyện nhà đài VTC14 "dụ dỗ" các em học sinh "phải hút shisha trong lúc quay phóng sự; hứa hẹn sẽ trả tiền shisha, sẽ làm mờ phù hiệu trường..." nhưng lại thất hứa; thậm chí trong công văn được đề cập ở trên đã lật lọng, phủ nhận sự cộng tác của các em học sinh: "Trong quá trình tác nghiệp Phóng viên VTC 14 đã tuân thủ đầy đủ quy trình, tôn trọng sự thật và đã nhận được sự hợp tác của các học sinh trong phóng sự, nhờ đó đã có những ý kiến, hình ảnh chân thực đạt hiệu quả cảnh báo sâu sắc"? 

Riêng với những băn khoăn này tôi hoàn toàn đồng tình với 05 nội dung trong quan điểm của Mao Tôn Cá khi cho rằng: 

"1. Đối với những khách mời của VTC dưới 18 tuổi này, VTC đã xin phép và được sự đồng ý của phụ huynh hay người giám hộ trước khi thực hiện phóng sự chưa?

2. Trong phóng sự này, một khách mời khác, bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, viện phó viện tâm thần sức khỏe quốc gia đã khẳng định tác hại của shisha là "cũng giống như thuốc lá nhưng mà nó còn mạnh hơn rất là nhiều". 

Bên cạnh đó, Điều 9 - Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013 quy định rõ nghiêm cấm hành vi (1) bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi và (2)vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

Tuy Shisha chưa được đưa vào danh mục "thuốc lá" nhưng lại có tác dụng xấu còn mạnh hơn thuốc lá. Vậy hành vi vận động trẻ vị thành niên sử dụng shisha và cung cấp shisha cho các trẻ vị thành niên này của nhóm phóng viên VTC14 có nên được công an, viện kiểm sát, tòa án cân nhắc đến?

3. Thủ đoạn gian trá của nhóm phóng viên VTC14 khi thực hiện phóng sự, dùng thủ pháp nghề nghiệp, vu khống các khách mời thành những thanh thiếu niên nếu không phạm pháp thì cũng "cần phải có sự uốn nắn, giúp đỡ, giáo dục từ phía gia đình, nhà trường" có vi phạm luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam? 

4. Bài phóng sự sau khi được phát và tràn lan trên mạng xã hội đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự cũng như cuộc sống thường ngày của các khách mời vị thành niên. Như vậy phóng viên Anh Thư cùng nhóm phóng viên thực hiện bài phóng sự có nên bị khởi tố trước tòa để chịu trách nhiệm hình sự, bồi thường dân sự cho các nạn nhân cũng như chính thức xin lỗi trên phương tiện đại chúng về hành vi này?

5. Và cuối cùng, cho dù thực trạng thanh thiếu niên sử dụng shisha trong xã hội ta là có thật, thì từ những gian trá, khuất tất của quá trình thực hiện, phóng sự này có được xem là phóng sự và có giá trị thực sự của một phóng sự?

(Còn những điều như phải biết tôn trọng lời đã cam kết, phải biết giữ gìn đạo đức nghề nghiệp thì thôi, bỏ đi, Tám!). 

Đây không phải là lần đầu tiên phương pháp tác nghiệp của báo giới bị đặt những dấu hỏi nhất định. Câu chuyện của Nhà báo Hoàng Khương chắc hẳn còn có quá nhiều tính thời sự và cả những bài học đắt giá cho giới nhà báo đương đại. Chúng ta không thể tôn thờ, bảo vệ mục đích thực hiện một thiên chức của báo giới đó là tính giáo dục, tính cảnh báo và cả tính tranh đấu mà bất chấp tính khách quan của vấn đề. Sự thật luôn cần được tôn trọng, giả tạo sự thật hay có những cách làm thái quá đối với sự thật cũng chính là đang làm biến dạng sự thật. 

Không ai có thể phủ nhận giá trị tuyên truyền của Phóng sự "Khi áo trắng chìm đắm trong khói thuốc shisha" và cũng không cấm việc dàn dựng để có được một chương trình sâu sắc cả về nội dung và hình thức. Tuy nhiên, giá như VTC14 đường hoàng hơn, minh bạch hơn và dám thừa nhận sự thật hơn thì chắc hẳn câu chuyện không có chỗ để bàn như hiện nay! Thiết nghĩ, đó cũng là một bài học không bao giờ là mới.

Nguồn: Mõ Làng
http://molang0205.blogspot.com/2015/04/thuc-hu-chuyen-keu-goi-tay-chay-vtc14.html

Nghe đồn bác sĩ viện C, thấy cô nhà báo liền chê, lắc đầu

Dương Tiêu

Chuyện anh đọc trên báo, đúng sai, anh biết d’ đâu, chờ báo viết bài 2. Dưng mà, anh chỉ băn khoăn tí tị tì ti thôi, là đi chữa bệnh thì “kể” chuyện làm thêm, viết báo làm gì cho khổ dư lày?

Chợt nhớ câu “nghề báo là nghề cao quý trong các nghề cao quý” của một vĩ nhân nói trong cơn say bia ở Tạ Hiện. Anh thật!

Thôi thì lại có vè (kệ u xơ mới lị tử cung. Mà "tử cung" đúng là có nghĩa là "nơi vua ở" thật, hóa ra từ điển Vũ Chất cũng có chỗ đúng đấy các mẹ ạ. TS ông Vũ Chất chứ).

Nghe đồn bác sĩ viện C
Thấy cô “nhà báo” liền chê, lắc đầu
Cô này cũng dạng vừa đâu
Gọi ngay cho báo, kêu cầu tứ phương

Cô rằng: Bác sĩ bất lương
biết cô viết báo, chẳng thương lại còn
đuổi ra, la mắng om xòm
Cô bèn bực bội, dí tay vào C

Chuyển sang viện khác đề huề
Rồi cho lên báo, “ra đê phen này”
Case nè kể rất là hay
Quyền lực thứ bốn, dư lày, vui không?

NHỮNG CON KỀN KỀN

Dương Tiêu

Không biết từ bao giờ kền kền đã trở thành danh từ chỉ những nhà báo xấu xa. Họ không phải đồng nghiệp của tôi. Nói mẹ thế cho nhanh.

Chuyện ở Tây:

Bức ảnh con kền kền chờ bên đứa trẻ đói lả đã mang lại cho nhiếp ảnh gia Kevin Carter giải thưởng Pulitzer 1994 danh giá. Nhưng kèm theo đó là những lời phỉ báng không thương tiếc về đạo đức người làm báo, hay đạo đức con người. 

Kiểu như: Người đàn ông không từ bỏ mục tiêu của mình để giúp đỡ người khác trong lúc hoạn nạn chỉ có thể là một động vật ăn thịt, một con kền kền trên hiện trường... Nhiếp ảnh gia này bị rủa xả khắp nơi vì không cứu giúp cậu bé… 

Từ một người làm truyền thông, Kevin Carter trở thành nạn nhân của chính truyền thông và công chúng. Suy sụp, anh này chết sau đó vài tháng.

Rồi sau của sau đó, Kevin Carter cũng được minh oan. Hóa ra đứa bé trong bức ảnh không chết mà được đưa đến trung tâm chăm sóc… Nhưng chẳng lời minh oan nào giúp nhiếp ảnh gia này sống lại.

Chuyện ở ta:

Trên mạng xã hội đang tràn lan những lời chỉ trích về một phóng sự truyền hình được phát trên VTC14. Có thể tóm tắt như sau: Một chị “nhà báo” sau thời gian bám sát thực tế đã phát hiện nhiều học sinh trung học hút shisha (ấy là chị í nói thế, thực hư biết đâu). 

Bằng một mối quan hệ nào đó, chị này liên hệ được với một số học sinh, thuyết phục họ trở thành “nhân vật” trong một phóng sự điều tra đình đám với những lời dẫn dụ ngọt ngào mà cố tình "quên" cho bọn trẻ biết những hệ luỵ chắc chắn đến với các em sau phóng sự.

Phóng sự phát sóng với tên gọi “khi màu áo học sinh chìm trong làn khói shisha” là một lời cảnh báo về tình trạng hút shisha trong giới trẻ (như nội dung tờ công văn của Ban VTC14 gửi một số nơi). 

Theo cơ quan báo chí này, dù hút shisha không phải việc vi phạm pháp luật song nhà trường, phụ huynh cũng cần abc…

Lúc này sự việc được đẩy lên cao hơn (có lẽ phù hợp với mục đích của những người làm phóng sự). 

Không quá khó để tóm ra những khuôn mặt non choẹt đang phê pha trên sóng truyền hình KTS kia. Và tất nhiên kết quả là những mức án kỷ luật nặng. Báo chí đã “vào cuộc” thì hẳn nhiên những cơ sở giáo dục kia phải biết sợ chứ.

Và Ban VTC14 cũng vội vã làm công văn nói rằng các em còn trẻ, cần sự uốn nắn, abc… và mong “cấp trên” xem xét lại hình thức kỷ luật vừa giúp các em nhận ra sai lầm, vừa đảm bảo tính giáo dục và quan trọng là tạo cơ hội cho các em sửa sai... 

Công văn tưng tửng ra vẻ “cứu giúp” này không hề đả động gì về những hành vi “nhờ vả” của một cô BTV Anh Thư nào đó. Coi như việc kỷ luật là kết quả tất yếu của những hành vi sai phạm của lũ trẻ con kia... 

Sau phóng sự này, nhiều người (trong đó có tôi) đang dị ứng với cách làm báo kiểu cố tình “lừa” mấy đứa học sinh rồi "ngây thơ cụ" theo kiểu em không biết là phải làm mờ mặt các em học sinh....

Thôi thì, thú thực, chuyện ở Tây lông với chuyện ở ta nhẽ chả liên quan gì đến nhau.

Nên nói tóm lại thế này cho nhanh:

Nguyên tắc với báo chí nói riêng và làm Người nói chung: Là đừng “cài bẫy”, khơi gợi lòng tham của người khác như cách THP đã làm hoặc thúc đẩy hành vi vi phạm pháp luật của người khác. Đó không phải là cách sống bình thường đừng nói là cách làm nghề TỬ TẾ nhất là với những đứa trẻ phần lớn là ngờ nghệch, chưa đủ "kháng khuẩn" với xã hội.

GIẶC Ở SAU LƯNG NHÀ VUA ĐẤY!

Vụ chặt cây ở Hà Nội, tất nhiên, những cơ quan chuyên môn ở Hà Nội đã sai một phần do vội vã, một phần cũng do những tác động khác. Cả có việc để làm, cả nhận tài trợ.


Xét đến tận cùng, nếu đặt chúng ta vào vị trí đó, cũng không thể trách sự nôn nóng của họ.

Truyền thông, vốn ác cảm với chính quyền, dẫn dắt dư luận thành công trong việc ngăn chặn chặt hạ cây xanh. Hà Nội phải dừng công việc lại, kiểm điểm, xây dựng lộ trình hợp lý hơn.

Phương án tốt nhất cho Hà Nội bây giờ, có lẽ sẽ dừng hẳn việc chặt hạ cây xanh. Đợi đến mùa mưa bão, chính quyền và các cơ quan chức năng hãy cho công nhân nghỉ ở nhà, hưởng 70% lương, đồng thời trân trọng mời các bạn báo chí, TÔI YÊU CÂY hay TREE HUGS ra ôm cây. Đặc biệt là những cây xà cừ cổ thụ trên các tuyến phố.

Đảm bảo, vài hôm sau tiếp tục chặt hạ. Không thằng nào dám ý kiến.

Xà cừ, vốn là loài rễ chùm, ăn nông. Do đó, nếu muốn chúng khoẻ mạnh, vững chãi trước mưa bão thì lượng đất đảm bảo cho rễ phát triển phải lớn. Trên thực tế với tốc độ ngầm hoá, bê tông hoá tại Hà Nội khiến cho quỹ đất dành cho rễ cây phát triển ngày càng bị thu hẹp lại. Trong quá trình thi công, không ít cây bị chặt rễ khiến chúng trở thành những cái bẫy chết người khoác áo màu xanh.

Tôi chắc chắn rằng những gia đình đang sống dưới bóng cây xà cừ trên đường phố Hà Nội vẫn đang thấp thỏm không biết ngày nào cây sẽ đổ vào nhà mình. Họ và những người thân của anh tài xế này luôn mong mỏi sẽ có một loại cây khác khoẻ mạnh hơn và an toàn hơn xà cừ. Số này, chắc chắn không phải là ít…

Sẽ có bạn nhà báo cho rằng tôi quá lời đối với báo chí khi in đậm đoạn "vốn ác cảm với chính quyền". Song trên thực tế vụ việc 6700 cây xanh ở Hà Nội đã chứng minh điều ấy.

1. Chặt cây hết 36 triệu đồng???

Các bạn dựa vào Phụ lục số 4 - Quyết định số 510/QĐ-UBND ngày 30/1/2015 của UBND thành phố Hà Nội Phê duyệt đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015

Cụ thể, theo đơn giá này, để chặt hạ một cây xà cừ có đường kính trên 120cm là 21,6 triệu đồng/cây đối với vùng 2 và gần 23,7 triệu đồng/cây đối với vùng 1.

Trong trường hợp chặt không thi công bằng xe nâng là gần 23 triệu đồng/cây cho vùng 2 và lên tới trên 25 triệu đồng/cây trong vùng 1. Các bạn báo chí nhớ nhé, không thi công bằng xe nâng tức là họ phải làm hoàn toàn bằng sức người và chỉ áp dụng ở những địa điểm xe nâng không vào được.

Tại sao các bạn không đưa con số thấp nhất hoặc đưa ra đầy đủ bảng giá mà chỉ xoáy vào con số 36 triệu, để từ đó các bạn và độc giả ám ảnh với số tiền trên.

Các bạn cố tình xỏ mũi dư luận khi lờ đi những quy định rõ ràng (kích thước cây, điều kiện chặt hạ) trong Quyết định 510 mà lập lờ vào con số 35 triệu. Từ đó, trong độc giả suy diễn rằng cây nào cũng 35 triệu và họ sẽ chửi bới chính quyền tham ô, chi vô tội vạ. Và điều này là cái mà các bạn báo chí mong muốn.

Theo lời của ông Đỗ Ngọc Hoàng - Tổng giám đốc Cty Công viên cây xanh thì đường Nguyễn Chí Thanh chỉ có 1 cây xà cừ bị chặt, các loại khác là 98 cây (có keo lá tràm, hoa sữa), cây có đường kính nhỏ không đúng chủng loại 12 cây (dự là dâu da hoặc các cây mới trồng).

Đường NCT được mở từ những năm 1993 – 1994 và đoạn mở đầu tiên của NCT là từ La Thành sang Kim Mã (các anh chị làm lâu năm ở VTV có thể xác nhận điều này). Với 20 năm như vậy thì xà cừ phát triển kịch kim cũng chỉ được khoảng 70 – 80 cm thân. Bên cạnh đó NCT thì xe nâng chạy vào vô tư và đồng nghĩa cây xà cừ trên đường NCT bị chặt hạ đi chăng nữa thì số tiền phải trả chỉ khoảng 6.800.000 đồng (Bằng chữ: Sáu triệu tám trăm ngàn)

Và cho con số những cây linh tinh kia nữa. Tôi có thể đảm bảo với các anh các chị rằng toàn bộ 111 cây ở NCT thì Hà Nội chỉ chi khoảng 100 triệu là hết cỡ. Không tin, vài hôm nữa Cty Cây xanh cung cấp bảng tính chi phí thì các anh chị vỡ mồm.

2. Trồng cây mới giá 35 triệu đồng???

Mất dạy hơn nữa, từ con số 35 triệu này, các anh các chị xuyên tạc thành chi phí trồng mới một cây Vàng tâm trên đường Nguyễn Chí Thanh. Trong khi đó, bảng giá trồng cây chưa được cung cấp? Phải chăng các anh các chị cố nhồi nhét sự thù ghét của người dân vào chính quyền khi đưa ra những thông tin xuyên tạc, bố láo như vậy?

Và chính các anh các chị cũng bị ám ảnh với con số 35 triệu đến mức độ tờ Dân Trí, một lều báo rẻ tiền đăng bài Phiếm đàn với tiêu đề "Chả lẽ đành trả lại bằng tiến sĩ". Trong bài này, tất nhiên các anh lại chửi xéo chính quyền vì tội trồng cây mất tới 35 triệu. Vì vậy, các anh chả ngại ngần gì khi sử dụng một cái đầu "tích phân" để "phân tích" vấn đề.
Cái khốn nạn của các anh Dân trí ở đây là ngửa mặt lên trời phun nước bọt. Ai dè nước bọt lại rơi trở lại mặt mình. Các anh phát hiện ra cái dốt của mình và ngay lập tức xoá bài, nhanh hơn lúc các anh đăng. Rất tiếc, một đám kền kền salon đã đăng tải lại bài viết của các anh và dấu vết tội lỗi vẫn không thoát được.
3. Đánh dấu mỗi cây hết 670 ngàn đồng
Theo Sở Xây dựng, qua khảo sát 45.738 cây trên 470 tuyến phố tại 10 quận, sẽ thay thế 6.708 cây/190 tuyến phố với đơn giá 10 triệu đồng/cây, tổng dự toán hơn 73 tỉ đồng lấy từ ngân sách. Trong đó, chi phí khảo sát hết 1 tỉ đồng, chặt hạ, thay thế cây mới, hoàn trả vỉa hè hết hơn 67 tỉ đồng, đánh mã số cây hết 4,5 tỉ đồng - Nguồn: Google

Con số 4,5 tỉ đồng áp dụng cho việc đánh mã cho 45.738 cây. Công việc ấy là:

Đầu tiên sẽ có người đến điều tra đồng thời cầm theo GPS bấm tọa độ của cây đó kèm các số liệu khác về cây để đánh giá tình hình sinh trưởng: d13, h, dt, dấu hiệu bệnh lí, .v.v.v.

Hiện nay Hà Nội có khoảng 120.000 cây, thực hiện khảo sát tổng cộng 45.738 đồng nghĩa với đoàn điều tra chạy đến 45.738 cây, ghi chép mỗi cây chục số liệu. Nhân lên đủ thấy đoàn điều tra này phải xử lý bao nhiêu số liệu?

Chưa hết, sau khi có số liệu cây xanh, người ta nhập vào phần mềm gọi là GIS (Geographic Information System), biểu diễn 45.738 cây xanh lên 1 tấm bản đồ. Nhập các lệnh lọc, phân tích, kết hợp cùng các chỉ tiêu về thống kê và kinh phí hỗ trợ để đưa ra quyết định sẽ chặt bao nhiêu cây. Đó là những cây nào.

Sau khi quyết định được chặt những cây nào, người ta đưa nó ra tọa độ địa lí, sau đấy mới có người cầm lọ sơn đi quẹt dấu "X" mà báo chí của Đảng và Nhà nước khoe với các cần lao.

Nếu tính giá 4,5 tỉ để xử lý 45.738 cây như vậy thì xấp xỉ ~ 98k, nó chả thấm vào đâu với công sức cầm GPS đi bấm tọa độ 45.738 điểm. 

Nhưng các bạn không tính thế. Các bạn lấy mẹ con số 4,5 tỉ chia cho 6.700 cây (được đánh dấu vôi để cắt). Và tất nhiên, độc giả lại có 1 phen lên đồng với con số các bạn đưa ra.
Đầu óc các bạn thêm một lần "tích phân"!

Trên đây chỉ là vài ví dụ điển hình cho kiểu lợi dụng hoả mù tung lựu đạn của các bạn kền kền. Cá nhân tôi tin rằng sau khi có những kết luận cuối cùng về vụ việc chặt cây tại Hà Nội thì Bộ 4T cũng sẽ bước vào mùa bội thu phạt và chặt lều báo.

Một chủ trương lớn, có thể thay đổi diện mạo của Hà Nội trong 10 – 20 năm tới. Tất nhiên trong quá trình thực hiện của họ có sai sót, nóng vội nhưng về cơ bản họ thực hiện theo chủ trương đã đưa ra. Dưới ngòi bút của các bạn lều báo họ đã trở thành "tội đồ" với những tội ác không thể dung thứ.

Nguy hiểm hơn nữa, lều báo đã đầu độc người đọc bằng sự hoài nghi vào những chính sách hiện tại và trong tương lai của chính quyền các cấp. Vụ cây xanh sẽ chỉ là tiền đề để người dân chỉ trích vào Đảng, Nhà nước cũng như chính quyền các cấp.

Tôi mong rằng, sau khi làm rõ sự việc, các cơ quan chức năng sẽ mạnh tay hơn với thứ báo chí xuyên tạc như vậy.

"Giặc ở sau lưng nhà vua đấy!", câu nói của thần Kim Quy với vua An Dương Vương càng chính xác trong tình hình báo chí hiện nay.

Nguồn: Củ Hành
http://cuhanhvn.blogspot.com/2015/04/giac-o-sau-lung-nha-vua-ay.html

Học kiểm lâm Hà Nội đi lớ....

Nay ngày Cá tháng 4 thế đek nào ngồi mần máy tính lại thấy tòi ra cái bài này…. Hehe. Tôi đọc ở đek đâu lâu lắm rồi.. chả nhớ nữa, thấy hay thì copy lưu lại. Nay đọc lại vẫn thấy toẹt cmn vời…. hehe. Thôi thì post hầu Chi bộ thẩm và xả choét một cuộc phỏng vấn hết sức nhân văn và thú vị. 

(Note: Bài có nhiều "lớ", cố mà thẩm anh nào kêu dài tự vả vào mồm đéo nói nhiều. hehe)

Hội thoại giữa anh Kiểm Lâm và Già Làng:

Già làng: Bố thấy cái cán bộ Kiểm lâm chúng mày là khoong được đâu lớ..?

Kiểm lâm: Vấn đề gì thế bố..?

Già làng: Vừa rồi bố được nhà nước cho về thủ đô dự hội nghị già làng trưởng bản.. lớ. Được Chủ tịch tiếp, được đi thăm nhiều nơi ở thủ đô lắm..lớ, bố thấy cái cán bộ Kiểm lâm mình là ko được lớ..

Kiểm lâm: Cụ thể sao bố...?

Già làng: Bố thấy cán bộ Kiểm lâm chúng mài tối tối chỉ đi tìm diệu uống mí tìm gái chơi thôi lớ.. nên rừng bị chặt hết rồi lớ... đấy mày thấy giờ rừng có còn cây to nào khoong? con nai, con hoẵng cũng bỏ mà đi lớ... nhiều lúc bố muốn tìm con dũi, con chuột cũng khoong còn lớ...

Kiểm Lâm: Ý bố là sao..?

Già làng: Vừa rồi bố về Thủ đô lớ... bố thấy tối tối gốc cây nào cũng có 2 cán bộ kiểm lâm coi lớ..., không thì ít ra cũng phải cử một cán bộ kiểm lâm coi lớ.. thế thì cây mới to, mới đẹp lớ.... 

Hôm rồi tại hội nghị bố có phát biểu rồi lớ....Bố đề nghị với chủ tịch với nhà nước cho chúng mài về học tập Kiểm lâm Thủ đô rồi lớ... lớ..

Bố cho chúng mài xem ảnh copy trên mạng mà học tập kiểm lâm Hà Nộ lớ...

Đây nhớ, 2 Kiểm Lâm giữ 1 cây lớ...



có khi 1 Kiểm Lâm 1 cây lớ....