Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

LẠI LÀ CHUYỆN ẢNH BÁC HỒ TÁT NƯỚC

LâmTrực@


Báo Pháp Luật vừa có bài "Hứa hay mà làm dở thì đừng hứa" của tác giả Hồ Viết Thịnh. Một bài báo hay, nhưng rất tiếc, bức ảnh bác Hồ tát nước là không ổn chút nào.

http://phapluattp.vn/thoi-su/chinh-tri/hua-hay-ma-lam-do-thi-dung-hua-554082.html

Bức ảnh mà tác giả chú thích rất dài: "Bác là người hành động, nói ít chủ yếu là làm và cùng hướng mọi người đến hành động. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh tát nước chống hạn với bà con nông dân ở cánh đồng Quai Chảo, xã Đại Thanh, huyện Thường Tín, Hà Đông (12-1-1958). Ảnh: TƯ LIỆU", thực chất là bức ảnh đã bị cắt xén, nhìn cực kì phản cảm. Đây là bức ảnh đó:


Chính bức ảnh này, đã bị kẻ xấu xuyên tạc bằng cách đặt câu hỏi: Bác Hồ đang tát nước vào ai, và Bác Hồ đang múc bùn vào ai.

Còn nhớ, trên blog Quê Choa của Nguyễn Quang Lập đăng bài "Dân bây giờ ghê gớm lắm" của tác giả Kami (một blogger chống phá Việt Nam của RFA) có đoạn viết:
...có một facebooker treo lên một tấm ảnh tư liệu cũ: Chủ tịch Hồ Chí Minh tát nước chống hạn với bà con nông dân ở Thường Tín, Hà Đông ngày 12-1-1958. Tấm hình này thì chắc chắn 100% những người ở độ tuổi U40 trở lên thì ai ai cũng biết (xem hình) và đã từng khâm phục sự gần dân của Bác Hồ. Và chắc chắn ai cũng nghĩ đây là hình ảnh trung thực, không hề có sự bố trí, chuẩn bị hay đóng kịch.
Nếu facebooker nói trên không đặt câu hỏi hóm hỉnh dưới tấm hình rằng: "Bác Hồ đang tát nước vào ai?", thì chẳng ai biết Bác Hồ của chúng ta cũng là một diễn viên bất đắc dĩ hoàn toàn không như NV. Nguyễn Thông khẳng định và như chúng ta nghĩ về Bác. Bạn hãy bình tâm và trả lời câu hỏi "Bác Hồ đang tát nước vào ai?" sau khi xem xét kỹ tấm ảnh ở mọi góc độ, kể cả sereach để tìm hiểu xem tấm hình đã được đăng trên Báo Tuổi trẻ có bị sửa đổi bằng photoshop hay không?
Tôi xem tấm ảnh trên và nhận xét rằng, Bác Hồ của chúng ta đang tát nước bùn đen vào các chiễn sĩ bộ đội tham gia giúp dân tát nước dọc sông Hòa Bình (theo báo Tuổi trẻ). Không nhẽ một vị lãnh tụ của nhân dân lao động lại có việc làm vô cảm như thế: Tát nước vào nhân dân?. Do đó lời giải thích đúng đắn nhất sẽ là: tấm hình ấy cũng chỉ là tư liệu ghi lại thời khắc Bác Hồ diễn kịch, nhưng vớ phải tay đạo diễn tồi. Vì từ xưa đến nay khi xem các hình ảnh của Bác Hồ thì ai ai cũng dành cho Bác sự kính trọng và tin Bác không diễn kịch hay dàn dựng nên không ai để ý sơ xuất này.
Rõ ràng, chính tấm ảnh đó đã bị kẻ xấu lợi dụng để bôi nhọ lãnh tụ dân tộc. Và ở trên, là một lời bình thiếu trong sáng với thâm ý, Bác Hồ làm việc đó chỉ là diễn theo một kịch bản định sẵn và rằng nó chỉ là căn bệnh hình thức như một số người trồng cây nhân dịp tết Nguyên đán.

Thực chất, đây là bức ảnh bác Hồ tham gia tát nước chống hạn với bà con nông dân ở Thường Tín, Hà Đông ngày 12-1-1958. Chắc chắn đây là ảnh trung thực, không hề có sự bố trí, chuẩn bị hay đóng kịch.


Nhìn tấm ảnh này, chúng ta có thể thấy rất rõ ràng, Bác Hồ đang hướng dẫn cho người đối diện và nhiều người khác cách tát nước gầu dai với phần mương khá rộng. Hình ảnh đã cho thấy Bác Hồ đang tát nước chứ không phải múc bùn hoặc chỉ "diễn". Không hiểu do vô tình hay cố ý, người ta đăng ảnh trên các báo lại cắt mất phần mương đầy nước, gây cho người xem có cảm giác Bác đang tát bùn.

Vậy nên, cùng là một tấm ảnh, khi nó bị cắt xén, hoặc do sơ xuất của khâu biên tập, nếu được đăng tải sẽ trở thành vấn đề tranh cãi.

*************


Một số hình ảnh chụp từ bài báo trên trang Pháp Luật:




HÀ NỘI KHÔNG VỘI ĐƯỢC ĐÂU...


Cơ hội khan hiếm, gái đẹp khan hiếm, lòng tốt cũng khan hiếm nên các anh lúc nào cũng như thằng đặt đít trên bếp than. Không nhanh lên thì thằng khác nó vợt mẹ nó mất thì vêu mõm. Nhể.

Đi ngoài đường các anh vượt đèn đỏ thì cũng ra một nhẽ. Đằng này đã đứng chờ tân 58 giây rồi, còn 2 giây nữa là các anh cũng cố vọt đi trước. Thậm chí đứng đằng sau xe người ta đang chờ mà các anh cũng bấm còi rát tai để được vượt đèn đỏ.

Chuyện các anh không tôn trọng luật lệ cứ cho là chuyện cá nhân đi nhưng sao cứ bắt người khác cũng phải trở thành thằng bất lương như vậy?

Chen lấn mọi chỗ từ cây xăng cho tới bệnh viện, công sở, bến xe, rạp chiếu phim mặc cho bao con mắt khó chịu của người đến trước. Thậm chí đến những việc tâm linh như đi lễ thánh thần thì các anh vẫn đến với cái tâm thế như vậy. Cứ như không mau mau lên thì thánh thần phù hộ hết cho nhà thằng khác.

Nhìn cảnh đi xin ấn đền Trần mà tôi phát khiếp.

Thế nhưng cái sự nhanh mấy giây khi giao thông của các anh nhiều khi nó lại làm chậm cả một đời. Chỉ cần bên kia có một anh cố chạy cho kịp đèn vàng là có khả năng xảy ra va chạm tốc độ cao. Cái sự nhanh một chút khi chen ngang khi xếp hàng nó cũng dễ nảy sinh ra va chạm nguồn lực mạnh. Đừng có giỡn mặt với thanh niên dân tộc truyền thống đánh trận cả nghìn năm nay.

Làm ăn cũng vậy. Nhanh nhạy là tốt nhưng sự chuẩn bị chu đáo để triển khai nó sẽ giảm thiểu thời gian cho việc xử lý những phát sinh. Các anh có biết vì sao công nghệ lập trình của Annamit vẫn chỉ lìu tìu không? Vì các anh viết mã nguồn cẩu thả vô đối chả theo chuẩn mực nào, không ghi chú nào. Thằng sau muốn sửa hay phát triển sản phẩm của các anh thì chỉ có nước cắn lưỡi tự tử.

Và trong tình yêu thì càng dục tốc bất đạt. Có giải quyết được cái ế trước mắt thì cũng mang đến hiểm hoạ tan đàn, sẻ nghé sau này.

Có ai biết tác giả câu thơ "Mau với chứ, vội vàng lên với chứ. Em, em ơi ,tình non sắp già rồi” sau này thế nào không?

Ông ta sống cô đơn với mấy quả sấu non trên cành cao chon von trên phố Cột Cờ.

Hà Nội không vội được đâu.

SỰ RA ĐỜI CỦA CÁI GỌI LÀ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT TỰ DO

CÁI GỌI LÀ "LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỰ DO" VÀ TRÒ LỪA ĐẢO XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG - KỲ 4

Ảnh: "Nhà dân chủ" Trần Ngọc Thành

Trong kỳ trước “Chân dung người bảo vệ lao động – Trần Ngọc Thành”, chúng ta đã hiểu phần nào bộ mặt thật của kẻ cơ hội Trần Ngọc Thành dưới cái mác bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài. Tại kỳ này, người viết sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về con người Trần Ngọc Thành dưới cái mác “chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt tự do”.

Những năm 2003 và 2004, các nước Đông Âu thắt chặt luật nhập cư làm cho việc đưa người bất hợp pháp từ Việt Nam và Ba Lan sang Nam Tư (cũ) gặp nhiều khó khăn, vì vậy Thành nhanh nhảu đẻ ra cái gọi là “Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam” (Committee to Protect Vietnamese Workers - UBBV). Với chiêu bài bảo vệ quyền lợi người lao động người Việt Nam làm việc ở nước ngoài nhưng thực chất tổ chức này chỉ lừa đảo và lôi kéo, dụ dỗ họ tham gia các hoạt động phạm pháp, vi phạm luật pháp Việt Nam và nước sở tại. Bề ngoài lên tiếng bảo vệ người lao động đấu tranh vì quyền lợi của họ nhưng thực chất UBBV là công cụ phục vụ cho tham vọng làm ăn kinh tế và có âm mưu chống lại Nhà nước Việt Nam của Trần Ngọc Thành. 

Tuy nhiên, dù che đậy tinh vi đến đâu, bản chất thực của tổ chức mạo danh này cũng bị lột trần. UBBV bị các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tẩy chay, cộng đồng người Việt ở nước ngoài xa lánh, chính quyền các nước đưa vào diện cần chú ý theo dõi, cùng với những bất đồng nội bộ do “chia chác” không đều, UBBV ngày càng trồi sụt và chìm vào lãng quên trước sự bất lực của Trần Ngọc Thành.

Lúc này, nhận thấy các hoạt động núp dưới bóng UBBV không còn hiệu quả, Thành cùng đồng bọn âm mưu kết hợp với các tổ chức phản động khác để dựng lên cái gọi là “Liên đoàn lao động Việt tự do” nhằm “thay tên, đổi họ” tiếp tục lừa gạt người lao động và đặt ra tham vọng đưa Liên đoàn Lao động Việt gia nhập tổ chức Liên đoàn Lao động Quốc tế (ITUC). 

Cần biết rằng, thực chất Liên đoàn lao động Việt tự do là sự kết nối lỏng lẻo, ô hợp của các tổ chức “Phong trào lao động Việt”, “Hiệp hội đoàn kết Công – Nông”, “Công đoàn độc lập Việt Nam” và UBBV. Trong 04 cái tên kể trên, thì có tới 03 là những tổ chức phản động thành lập trong nước đã bị cơ quan an ninh Việt Nam xử lý theo pháp luật với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”. UBBV chỉ mượn danh của các tổ chức này để khuếch trương thanh thế, có thêm “đoàn viên” hòng thuyết phục ITUC và các tổ chức công đoàn thành viên của ITUC công nhận.

“Trời không dung kẻ ác”, không sớm thì muộn, những mưu đồ hèn hạ của Trần Ngọc Thành kiếm những đồng đô-la trên mồ hôi, nước mắt của những người lao động khổ cực chắc chắn sẽ bị phơi bày. Âm mưu của y hòng đưa “Liên đoàn Lao động Việt tự do” gia nhập ITUC sẽ không bao giờ thực hiện được bởi đó không phải là nơi dung thân cho các cá nhân, tổ chức đội lốt bảo vệ lao động để trục lợi cá nhân.

BẠN DIỆN LẠI NHỔ RA RỒI LIẾM

Copy từ FB Bau X Trinh


Tên bài do Tre Làng đặt bằng cách lấy một câu trong bài của tác giả.

1. Thấy dư luận đang ồn ào quanh câu nói của GS Nguyễn Văn Phước rằng: "Dư luận là ai? Toàn mấy kẻ phá hoại thôi”. Xét một cách toàn diện, ông Phước nói như thế là không nên, nhưng sâu xa thì không phải là không có lý.

Nói thêm tý về vụ sông Đồng Nai. Tôi định có một bài phát biểu trong tọa đàm do TS Vũ Ngọc Long tổ chức về nội dung báo cáo ĐTM. Nhưng sau đó ông Long hoãn và kết hợp với Viện gì đó của VP Quốc hội tổ chức ngoài HN nên tôi không tham gia được. Ông Long có đề nghị tôi viết một số ý nhận xét về báo cáo ĐTM, tôi đã nhận lời nhưng sau đó tôi đã không gửi, bởi có lý do của nó.

Xét một cách toàn diện thì báo cáo ĐTM viết kém, không thể hiện được nội dung trọng tâm cần đánh giá tác động. Nếu tôi ở trong Hội đồng thẩm định dự án này thì sẽ không đồng ý thông qua, tôi cũng có nói với ông Long như thế.

Tôi cũng đọc nhận xét của TS Tô Văn Trường về báo cáo ĐTM này. Cá nhân tôi đồng ý với nhận xét về chế độ thủy lực của dòng chảy, cách mô phỏng mô hình và số liệu sử dụng trong báo cáo của ông Trường, còn một số vấn đề thì có vẻ nâng hơi cao tầm quan trọng.

Lướt báo, thấy nhiều bạn nhà báo/phóng viên biên bài nhưng "rất thiếu hiểu biết" về chuyên môn, chỉ bi-bô chém gió với quy chụp nguy hiểm là giỏi. Có lẽ vì thế mà ông Phước nổi khùng trong trả lời(?!).

Đến tầm mấy ông xưng là chuyên gia này nọ, đọc có mỗi cái báo cáo hơn trăm trang còn hiểu chả hết, cãi nhau như mổ bò, thế mà đám viết lách này chém như thật, kinh!!!

Thế mới thấy, ông Phước nói câu ở trên không phải không có lý là thế.

2. Vẫn dư luận ồn ào quanh câu nói của GS Nguyễn Quang Ngọc liên quan đến Tàu-khựa, Hoàng Sa và Trường Sa. Dư luận sỉ vả ông Ngọc bằng những ngôn từ "xấu, bẩn, bậy" nhất. Nguồn gốc của vụ việc là từ một bài tường thuật của cậu luật sư lìu tìu tên Sơn gì đó trên trang bauxite, sau đó được bạn Diện-hán-nôm giật tít trên trang nhà bạn í, và "dư luận" dẫn nguồn từ trang này.

Tuy nhiên, không thấy "dư luận" đưa ra được bằng chứng về câu nói của ông Ngọc. Sau đó có một đoạn clip trong buổi hội thảo đã cho thấy ông Ngọc không nói điều đó. Có nghĩa những gì mấy đối tượng trên viết ra và dẫn link là "bịa" ra lời ông Ngọc.

Sau khi nhiều chứng cớ được đưa ra, bạn Diện cải chính trên trang bạn í là ông Ngọc không nói như thế. Hóa ra bạn này nhổ nước bọt ra và liếm. Nói thế bởi lẽ bạn này cũng là TS, nên khi đưa một vấn đề cần phải cân nhắc về nguồn gốc, nếu không rõ ràng thì không đưa, vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đối tượng được "dư luận" quan tâm. Dĩ nhiên là tôi nói thế, chứ thấy bạn í có gì không dám biên trên cái trang thổ tả đó đâu. Khốn nạn và bỉ ổi nhất của những thằng mang danh khoa học đi chém zó ở xứ An-nam có lẽ là bạn này.

Lại nhớ, có đợt ngồi với một đám thợ chữ ngoài Nụi, tôi có nói Diện chỉ là dạng lìu tìu hớt váng, nhiều thợ chữ đã nổi khùng vì "bênh anh Diện".

3. Tuyền sư với sĩ như này, xứ An-nam không mạt và hèn, xếp dưới cả Ai-lao lẫn Căm-bốt cũng chả có gì là lạ.

Cơ khổ!!!

LIKE PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ ĐỨC ĐAM!

(Cám ơn Thuận Thắng đã cho tôi niềm cảm hứng từ một bức ảnh)


Từ lâu, tôi đã rất thắc mắc, nên có lần hồi còn ở Hà Nội, đi theo dõi ĐH Đảng (lần đó bác Mạnh trúng Tổng bí thư), đánh bạo hỏi một vị lãnh đạo cấp cực cao, rằng VN mình có quy định nào về cách ăn mặc của lãnh đạo không, rồi phân bua, tôi hỏi thế là vì tôi thấy các đồng chí đi thị sát vùng thảm họa thiên tai hay nhân tai đều mặc áo sơ mi trắng hoặc áo đại cán, có chăng là đội thêm cái mũ cối của bộ đội. Đồng chí ấy cười rồi lờ đi, không nói.
*
Nhiều lần ngồi “mơ nước Nga”, tôi tưởng tượng mình làm nhớn, lúc đó tôi phóng mô tô đi làm; thị sát vùng nào, ví dụ đi kiểm tra thi công QL như anh Thăng, tôi mặc áo pull quần jean, đội mũ quay ngược lưỡi trai…

Lúc đó lại nghĩ, hình ảnh anh Thịnh lúc lên báo có gây ra đàm tiếu gì không ta? Haha.

Nghĩ xong thì thấy ghen tị với cha Putin.

Mơ.

*

Một lần, tôi lướt mạng, gặp hình ảnh Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đá bóng. Kéo lên kéo xuống xem hoài rồi thốt lên: chính là đây!


Sáng qua đọc Tuổi Trẻ, gặp hình ảnh Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đeo ba lô lội suối, sãi chân dài, thanh thoát như một con báo; mạnh mẽ hơn tất thảy những người cùng đi; hình ảnh chưa từng gặp ở chính khách nào (trừ Bác Hồ hồi ở chiến khu Biệt Bắc). Hình ảnh đó thực sự đã chạm đến trái tim, lòng rưng rưng cảm xúc.

Cho đến lúc này, xem lại bức ảnh, sự rưng rưng ấy vẫn trào lên.

*

Phó thủ tướng trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh (cái này người ta cũng hay ngụy biện là về ngoại giao, chính khách phải nói tiếng mẹ đẻ), cách tư duy trong câu trả lời của ông rất…Mỹ!

Tất nhiên là có chuẩn bị, nhưng chuẩn bị được cũng thật đáng nể phục.

*

Thực sự tôi cũng thán phục đồng nghiệp Thuận Thắng của Tuổi Trẻ, anh đã chộp được khoảnh khắc để có lẽ, không chỉ mang lại cho riêng tôi mà rất nhiều người niềm cảm hứng tươi tắn, thanh thoát, cho tôi gặp lại những gì tưởng đã mất đi vĩnh viễn…

Like Phó thủ tướng Vũ Đức Đam!

Like công dân Việt Nam Vũ Đức Đam!

Nguồn: Thinh babel

Trung quốc nôn nóng kiểm soát biển Đông

Trung Quốc nôn nóng kiểm soát Biển Đông


Trung Quốc đẩy mạnh việc xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa không chỉ để thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), mà nhằm sớm kiểm soát toàn diện, trên thực tế toàn bộ Biển Đông. 

Tăng tối đa tốc độ và quy mô bồi đắpHình ảnh vệ tinh cuối tháng 4 cho thấy, trên bãi đá Subi đã xuất hiện một bãi bồi đắp dài 3.300m, diện tích khoảng 2,27 km2, tương tự bãi bồi đắp đang được Trung Quốc xây dựng đường băng trên đảo Chữ Thập (2,65km2). Hơn mười tuần trước, ảnh vệ tinh cho thấy trên đá Subi chỉ có hai điểm bồi đắp. Hiện nay, ở đá Subi chưa hình thành một âu tàu lớn và một đường băng như ở đá Chữ Thập, nhưng một luồng vào lòng hồ Subi từ phía Nam đang được khơi rộng. Bãi mới được bồi đắp ở cạnh luồng này dường như sẽ là nơi xây dựng bến cảng.

Hàng chục tàu Trung Quốc đang bồi đắp đảo nhân tạo và khơi luồng vào lòng hồ ở đá Subi

Đá Vành Khăn cũng đang bị Trung Quốc bồi đắp rất nhanh. Theo hình ảnh vệ tinh ngày 13/4/2015, bãi bồi đắp trên đá Vành Khăn có diện tích khoảng 2,42 km2, trong khi vài tháng trước hầu như không thấy phần nổi nào tại đây. Phần đông bắc của đá Vành Khăn, nơi có vành san hô tương đối thẳng, phù hợp một đường băng dài hơn 3.000 mét đang bị Trung Quốc bồi đắp. Ở phần tây nam của đá Vành Khăn cũng xuất hiện một bãi bồi đắp mới. Chữ Thập, Subi và Vành Khăn là 3 trong số 7 bãi đá san hô ở quần đảo Trường Sa đang bị Trung Quốc biến thành đảo nhân tạo. 

Hơn 40 tàu Trung Quốc tham gia bồi đắp đảo nhân tạo ở đá Vành Khăn

Theo báo cáo thường niên do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố ngày 8/5/2015, hoạt động bồi đắp các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa đang gia tăng với tốc độ và quy mô chưa từng có. Hoạt động bồi đắp được Trung Quốc tiến hành từ tháng 1/2014, đến cuối năm 2014 diện tích các bãi bồi đắp là khoảng 200ha. Nhưng chỉ trong 4 tháng đầu năm 2015, diện tích này đã tăng thêm 610ha, lên đến 810ha, gấp 400 lần tổng diện tích các căn cứ của Trung Quốc ở Trường Sa trước năm 2014. Tại 4 bãi đá là Gạc Ma, Châu Viên, Huy Ghơ, Gaven, Trung Quốc đã chuyển qua giai đoạn xây dựng hạ tầng cơ sở, bao gồm cầu cảng, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giám sát…
 
Đảo nhân tạo ở phía Nam đá Chữ Thập, ảnh vệ tinh ngày 17/4/2015

Trung Quốc đang xây dựng đảo nhân tạo ở 7 bãi đá mà họ chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, là Chữ Thập (Fiery Cross), Châu Viên (Cuarteron), Gạc Ma (Johnson South), Gaven, Subi, Hughes, Vành Khăn 

Tiến tới kiểm soát toàn diện 

Hầu hết các nhà quan sát trên thế giới quan tâm nhiều nhất đến ý nghĩa quân sự trong hoạt động bồi lấp đảo của Trung Quốc. Họ cho rằng, các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở Trường Sa sẽ trở thành các căn cứ quân sự, với các trạm giám sát hàng hải, trinh sát điện tử, theo dõi tàu ngầm của các nước khác. Đảo Chữ Thập sẽ trở thành một căn cứ hải quân/không quân lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, với một cảng có thể tiếp nhận những tàu lớn nhất của hải quân Trung Quốc, một đường băng có thể đón hầu hết các loại máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Những đảo này là tiền đề để Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Tuy nhiên, việc thiết lập ADIZ không thể mang lại sự kiểm soát toàn diện vùng biển. Do vậy, Trung Quốc gia tăng hoạt động xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa không chỉ nhằm thiết lập ADIZ. 

Đảo nhân tạo ở đá Gạc Ma
Đảo nhân tạo ở đá Gaven

Đảo nhân tạo ở đá Hughes

Kết cấu chính ở đá Gaven, đá Hughes, đá Gạc Ma tương tự nhau
Đảo nhân tạo ở đá Châu Viên

Hình ảnh vệ tinh cho thấy, một âu tàu lớn đang được xây dựng ở đảo Chữ Thập, diện tích khoảng 50ha. Với việc nạo vét cát san hô để bồi đắp đảo nhân tạo, lòng hồ phía trong đá Subi và đá Vành Khăn sẽ được làm sâu, trở thành những âu tàu tự nhiên cực lớn (đá Subi có diện tích khoảng 15km2, đá Vành Khăn có diện tích khoảng 46km2). Mỗi âu tàu này có thể chứa hàng nghìn tàu các loại, từ tàu chiến tới tàu cá. Cũng nên nhắc lại, hàng năm báo chí hay nói đến việc “Trung Quốc cho hàng chục nghìn tàu cá xuống Biển Đông”, nhưng thực ra chỉ một phần trong đội tàu này xuống đến ngư trường Trường Sa, phần lớn ở ngư trường các tỉnh Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến của Trung Quốc, cũng thuộc Biển Đông. Khi có những bến cảng, những âu tàu lớn, là những căn cứ hậu cần và tránh trú bão ở Trường Sa, Trung Quốc sẽ có điều kiện thực sự đưa hàng nghìn tàu cá đến ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam và ngư dân một số nước Đông Nam Á. Đi kèm những tàu cá này sẽ là các tàu ngư chính, hải giám của Trung Quốc. Sự hiện diện đông đảo, thường xuyên, liên tục của những loại tàu này và cả tàu chiến sẽ giúp Trung Quốc thực hiện ý đồ kiểm soát trên thực tế, tiến tới xác lập chủ quyền tại vùng biển Trường Sa và các vùng khác ở Biển Đông trong “đường lưỡi bò”. Việc hạ đặt những giàn khoan lớn như giàn khoan Hải Dương 981 tại Trường Sa và vùng phía Nam Biển Đông sẽ trở nên dễ dàng hơn, đối với Trung Quốc. 

Một âu tàu lớn đang được xây dựng ở đảo Chữ Thập, diện tích khoảng 50ha

Việc Trung Quốc tăng tốc xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa cũng cần được xem xét trong bối cảnh, Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) có thể đưa ra phán quyết đối với vụ kiện Trung Quốc của Philippines vào đầu năm 2016, đồng thời ASEAN đang thúc giục Trung Quốc sớm cùng ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc đẩy nhanh việc các xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa để điều đó thành “chuyện đã rồi” trước khi PCA ra phán quyết. Cho dù phán quyết của PCA có bất lợi cho Trung Quốc, cũng khó thay đổi được hiện trạng mà Trung Quốc đã tạo nên. Và, sẽ chẳng phải là điều quá ngạc nhiên, nếu sau khi hoàn tất việc xây dựng căn cứ ở các đảo nhân tạo nói trên, Trung Quốc sẽ tỏ ra sốt sắng với việc ký kết COC. Khi có những căn cứ lớn ở Trường Sa, Trung Quốc sẽ cho rằng có thể ở “cửa trên” trong thương lượng COC, buộc các nước khác theo luật chơi mà họ đưa ra. Họ có thể sẵn sàng chấp nhận, thậm chí chủ động đưa vào COC những điều khoản có tính ràng buộc cao, để hạn chế hành động của các nước khác có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa.

Đảo Gạc Ma, ảnh Văn Kỳ chụp ngày 28/4

Tất nhiên, không phải Trung Quốc muốn là được.

Được đăng bởi thiemthu 

MỸ SẼ TIẾP TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG VỚI NGHI THỨC CẤP CAO NHẤT

LâmTrực@


Nước Mỹ sẽ tiếp đón TBT Nguyễn Phú Trọng với nghi thức cấp cao nhất - Đó là lời khẳng định của Đại sứ Mỹ Ted Osius trong khi trả lời phỏng vấn báo chí tại Hà Nội ngày hôm qua.

Khi được hỏi, trong dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, dự kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến thăm chính thức Mỹ trong những ngày tới, chuyến thăm này có ý nghĩa như thế nào đối với quan hệ song phương Việt - Mỹ, Đại sứ Ted Ossius đã nói:
Tôi nghĩ rằng đây là một chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây sẽ là một chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử to lớn khi lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ. Đây là cơ hội để chúng ta nêu bật lên tầm quan trọng và những tiến bộ hai nươc đạt được trong thời gian qua. Chúng tôi sẽ đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cấp cao nhất. Chuyến thăm sẽ là cơ hội đế chúng ta nhấn mạnh đến những cơ hội mới trong tương lai làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước.
Với câu trả lời này, có lẽ không ai nghi ngờ gì về sự phát triển nhanh chóng của quan hệ Việt - Mỹ trong thời gian qua. Nó cũng khẳng định vị trí và vai trò của Việt Nam trên chính trường quốc tế.

Đại sứ Ted Ossius cũng nhấn mạnh:
Việt Nam có một vai trò và vị trí đặc biệt. Chúng ta đều biết Hoa Kỳ đang tiến hành chính sách tái cân bằng, xoay trục sang châu Á. Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược, dân số trẻ và có nền kinh tế phát triển năng động. Cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ đều rất ủng hộ cho việc thúc đẩy mối quan hệ vững mạnh với Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh rằng chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cơ hội để thúc đẩy quan hệ hai nước.
Đã có những đồn đoán không hay và những câu hỏi được đặt ra nhằm hạ thấp uy tín của TBT Nguyễn Phú Trọng trên trang mạng "Việt Nam Thời Báo" của Phạm Chí Dũng, FB cá nhân của Huy Đức, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Xuân Diện và blog cá nhân của Châu Xuân Nguyễn khi nghe tin ông chuẩn bị có chuyến thăm nước Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay, câu trả lời của Đại sứ Mỹ Ted Osius đã xóa tan mọi đồn đoán trước đó.