Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Tuấn Công Thư Phòng: THÀNH NHÀ HỒ

Hoàng Tuấn Phổ


Thành Nhà Hồ là một tòa thành đá kỳ vĩ của kinh thành nước Đại Việt cuối Trần sang Hồ. Kiến trúc sư tòa thành đá độc đáo này là Thượng thư bộ Lại Đỗ Tĩnh thiết kế và thi công. Hồ Quý Ly dời kinh đô nhà Trần ở Thăng Long vào kinh đô mới Tây Đô trên đất quê hương Thanh Hóa, đổi gọi Thăng Long là Đông đô. Năm 1428, Lê Lợi quét sạch giặc Minh, lên ngôi ở Đông đô - Thăng Long, gọi Lam Sơn - Thanh Hóa là Tây đô.

Năm 1430, vua đổi Đông đô làm Đông kinh, và tên Tây đô chuyển thành Tây kinh, cũng để chỉ Lam Kinh. Từ đó thành Tây đô của vương triều Trần - Hồ mang nhiều tên: Thành An Tôn, thành Tây Giai, thành Hồ, Hồ Thành, thành Đá, thành Tây đô... và Thành Nhà Hồ như tên gọi chính thức hôm nay.

Phải đến tận nơi, nhìn tận mắt, quan sát thật kỹ, chúng ta mới thấy tầm vóc vĩ đại của tòa thành đá với sức mạnh thần kỳ từ đôi bàn tay xù xì cùng tấm lưng trần gồ ghề mà người nông dân Việt áo nâu và áo lính sở hữu. Lơ Badixie, một học giả người Pháp đứng trước tòa thành kỳ vĩ, vô cùng kinh ngạc thốt lên:“Người An Nam là những người khổng lồ đào đất!” Hoàn toàn đúng ! Nhưng chưa đủ. Dân Việt Nam còn là những người khổng lồ: “quảy núi cày sông”. Ở huyện Nông Cống có Núi Quảy sông Cày là di tích của ông Nưa khổng lồ. Truyền thuyết ông Đồng khổng lồ ở Tĩnh Gia gánh cả mười tám hòn núi ném xuống biển thành quần đảo Biện Sơn, tạo nên đồng ruộng, chỗ cấy lúa nơi trồng màu. Hình tượng ông Vồm khổng lồ Thiệu Hóa hiện còn ghi dấu tích tại núi Vồm... Nếu không có sức vóc khổng lồ, ông cha ta thời Trần không thể xây dựng trong thời gian ba tháng hoàn thành một công trình lớn nhất Việt Nam bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, hiện còn thấy.

Thành Nhà Hồ gồm ba lớp liên kết chặt chẽ: Lớp ngoài bằng những khối đá vuông vức to lớn, nặng hàng chục tấn, lớp giữa bằng đất nện, lớp trong cùng xây gạch vồ, có nhiều bậc thang lên xuống dễ dàng. Trên mặt thành rộng rãi, bằng phẳng, quân lính, ngựa, xe đi lại thuận tiện như đường cái.

Thượng thư Đỗ Tĩnh là kiến trúc sư tài giỏi, lại có con mắt địa lý phong thủy. Bốn trái núi là bốn bức bình phong án ngữ phía trước bốn cửa thành mang hình tượng bốn con vật linh: Ngưu (trâu), Khuyển (chó), Mã (ngựa). Phía xa xa, núi Đốn Sơn làm tiền án mang hình tượng lĩnh thiên thần và dòng sông Mã nối sông Bảo như cánh tay vòng ôm lấy kinh đô để bảo vệ tòa thành. Đó là tình cờ của thiên nhiên hay tạo hóa chủ ý dành cho họ Hồ xây kinh đô mới để dựng nên nghiệp lớn. Khi bàn việc xây thành dời đô, đại thần Nguyễn Nhữ Thuyết can: “An Tôn (nơi xây thành) là đất chật hẹp hẻo lánh, nên với loạn mà không nên với trị, chỉ cậy hiểm được thôi!”. Dĩ nhiên Quý Ly không nghe, vì ông cần sự hiểm yếu để phòng bạo loạn. Mặc dù có tòa thành đá vững hơn bàn thạch, trước họa xâm lăng của giặc phương Bắc, Hồ Quý Ly không thủ thành chiến đấu mà từ vua Hán Thương, tướng quốc Nguyễn Trừng đến các tướng trước ồ ạt như mưa lũ, bão giông của giặc Minh, các mặt trận chống đỡ đều tan vỡ.

Chỉ còn thượng hoàng Hồ Quý Ly ở lại với tòa thành đá trơ vơ, lạnh lẽo. Giặc Minh ngược dòng sông Mã tiến lên đến khúc Vĩnh Ninh. Hồ Quý Ly mang theo vài vệ sĩ đi theo chiếc thuyền chài trên sông Bảo. Đến một đoạn sông khó đi, Quý Ly hỏi: “Đây là nơi nào ?”. Thuyền chài đáp: “Đây là ghềnh Chẩy Chẩy!”, Quý Ly nói với vệ sĩ: “Chẩy chẩy tức chỉ chỉ, chữ “chỉ” là đi đến, là dừng lại, “chỉ chỉ” là đến đây thì hết đường !. Đó là mệnh trời muốn diệt họ Hồ !”. Nói xong Quý Ly quăng gươm xuống sông, bảo vệ sĩ làm theo mình. Quả nhiên giặc Minh đuổi kịp, chỉ có bảy tên, đủ sức trói cổ một ông vua oai trùm thiên hạ! Áp giải về Kim Lăng kinh đô nhà Minh cùng với anh em, con cháu họ Hồ.

Nhà Minh lấy đất đai Đại Việt nhập vào lãnh thổ Trung Quốc, cũng chia quận, huyện, đặt quan lại như Trung Quốc, chỉ khác là chế độ cai trị vô cùng tàn khốc. Chủ trương của quân xâm lược là phải diệt nền văn hóa Việt tận gốc, riêng tòa thành đá vẫn giữ lại để bảo vệ quan lại, quân lính của chúng đóng trên đất Thanh. Hàng ngày giặc chia nhau đi càn quét cướp bóc, đêm đêm chui vào thành đá như cáo, chuột về hang. Trong khởi nghĩa Lam Sơn, Bình Định Vương Lê Lợi sai quân đánh thành Tây Đô để trừ mối họa cho dân Thanh, nhưng không kết quả, vì tòa thành đá quá kiên cố.

Năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Đông đô, thành Tây Đô giặc Minh tự trói tay xin hàng. Hầu hết các công trình kiến trúc trong thành: Cung điện, lầu ta... đều bị chúng tàn phá trước khi cuốn gói về nước.

Một trong những vinh dự nhất cho kinh thành Nhà Hồ thủ đô nước Đại Việt là nơi sĩ tử cả nước tập trung về dự khoa thi Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400 và khoa thi này đã tuyển chọn được 20 tiến sĩ, với những danh sĩ Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên ...

Cuộc kháng chiến họ Hồ thất bại, đất nước, kinh thành bị quân Minh giày xéo, Tây đô trở thành đề tài bình luận của nhiều người. Có lẽ sớm nhất là bài thơ “Đề thành Tây Đô” của Nguyễn Mộng Trang, người huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Nguyên tác chữ Hán, dịch thơ:

Vút ngựa qua thăm mấy lớp thành,
Phất phơ liễu rũ bóng hồ xanh
Mất, còn khó tính mưu trừ bạo
Thắng, bại khôn toan chức trị bình
Chỉ bởi họ Hồ quên đức chính
Đừng rằng Nam Việt thiếu anh linh
Ước gì mượn hạc lên tiên giới
Sáu cõi kêu vang chuyện bại thành.
(Hoàng Tuấn Phổ dịch)

Nói chung các danh sĩ xưa đến viếng thăm Tây đô Thành Nhà Hồ, bên cạnh quan điểm phong kiến phê phán sai lầm, trách nhiệm của Hồ Quý Ly là niềm cảm khái, u hoài về chốn kinh thành, một thời vàng son, đô hội:

Đỗ Xuân Cát:

“An Tôn thành hoài cổ”
Thanh sơn cựu sấu tồn di thiết
Hoàng đạo tâm, hi thất cố cung...
(Tích cũ thành hoang in núi biếc,
Điện xưa lúa tốt lấp đồng sâu)

Hoàng Tuấn Phổ dịch

Nhữ Trì Mai (Nguyên tác chữ Hán, Hoàng Tuấn Phổ dịch thơ)

“Vịnh thành Tây Nhai”
Điện ngọc xưa ngất trời
Nay còn gạch nát thôi
Chim luồn bụi tre rậm,
Rêu phủ hòn đá côi
Nhạn đến lòng kêu thảm
Xuân sang miệng nở cười
Mưu đồ tan bọt nước
Nghĩ chuyện sầu man mác !

Hơn 600 năm trôi qua, ngày nay chúng ta đến Tây đô thành Nhà Hồ với cái nhìn, cách nghĩ mới của thời đại mới. Đó là niềm tự hào về tổ tiên mình đã vác núi xây nên tòa thành đá kỳ vĩ, độc đáo. Nó không có vữa hồ làm mạch, mà gắn kết những khối đá phiến khổng lồ bằng mồ hôi trộn nước mắt và máu của muôn dân. Sự hy sinh của đôi vợ chồng Trần Cống Sinh - Khương Thị là biểu tượng công lao xương máu của nhân dân, đền Đông môn thờ Nàng Khương cũng là một loại tượng đài tâm linh tôn vinh nhân dân:

Nhất phiến kiên trinh năng động thạch,
Thiên thu tằng lũy đáo như kim.

Một tấm kiên trinh lay lũy đá
Ngàn thu hương khói tỏa trời mây...
(Nguyên tác Lê Thực Đình, dịch thơ: 
Hoàng Tuấn Phổ)

Thời gian có thể phủi bụi mờ hoặc xóa đi mọi thứ, chữ “Tây đô” một thời là kinh đô nước Đại Việt, vẫn còn tươi nét son trong sử sách. Và “Thành Nhà Hồ” hôm nay sáng rực ánh vinh quang “Di sản Văn hóa Thế giới” đi vào lòng nhân loại. Từ đây, anh em, bè bạn, du khách bốn phương có thêm điểm đến hấp dẫn để thưởng thức, khám phá kho báu, bức tranh thiên nhiên và văn hóa của một nền văn minh lâu đời. Thành Nhà Hồ sẽ đưa mọi người ngược dòng thời gian 30 vạn năm trước của lịch sử đất xứ Thanh di chỉ khảo cổ Đa Bút, một cái nôi của loài người nguyên thủy, đu đưa dưới bóng núi Mông Cù, trong tiếng ru ngọt ngào của gió lá, tiếng khe suối thì thầm, tiếng chim chóc ríu ran... Quây quần chung quanh cái nôi nguyên thủy Đa Bút là Báo Đồng, quê hương Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, những vị chúa lừng danh, là núi Hùng Lĩnh với cuộc khởi nghĩa Tống Duy Tân nổi tiếng, là động tiên Kim Sơn 29 ngọn cao thấp trùng điệp như voi, ngựa, tàn, kiệu nhấp nhô, là động Eo Lê đêm ngày mở rộng cửa Bồng Lai ngắm cảnh Thành Nhà Hồ...

Sự kỳ diệu của Thành Nhà Hồ đặt giữa một không gian văn hóa rộng lớn bao la sông núi, bát ngát đồng lúa vườn cây, vây quanh xóm làng xanh tươi, trù mật và chỗ gần nơi xa, khắp nơi thấp thoáng danh lam, ẩn hiện cổ tích. Những Đốn Sơn, chùa Du Anh, núi Tiến Sĩ, động Hồ Công... đều đắm trong không khí tâm linh, sắc màu huyền thoại.

Vinh quang Thành Nhà Hồ dù ghi danh nhà Hồ cũng không thuộc nhà Hồ. Trong thời gian bị vua nhà Minh giam lỏng ở Trung Quốc, Hồ Quý Ly ngẫm nghĩ nhiều về những năm tháng oanh liệt, quyền nghiêng thiên hạ của đời mình, làm bài thơ “Cảm hoài” nhận ra việc lớn “xây thành rời đô”, là sai lầm không thể sửa, phải ôm hận khóc vì thua, kém xa việc vua Bàn Canh (nhà Thương Trung Quốc) dời đô, kém tể tướng Lý Bật (nhà Đường Trung Quốc) tài trị nước an dân:

Nam quan thiều đệ ưng đầu bạch,
Bắc quán Yêm lưu giác mộng kinh
Tướng quốc tài nan tàm Lý Bật
Thiên đô kê chuyết khốc Bàn Canh...

Hồ Quý Ly tự dịch Nôm:

Quê người dễ thấy đầu dần bạc,
Quán khách khôn cầm tóc trắng xanh
Tướng quốc ắt chăng tài Lý Bật
Thiên đô còn phải hận Bàn Canh...

Thành Nhà Hồ do công sức của nhân dân, vinh quang cũng thuộc về nhân dân. Nếu tôi có tiền và được chính quyền cho phép, tôi sẽ dựng lên trước cửa Nam thành một pho tượng người khổng lồ xứ Thanh, người khổng lồ Việt Nam đang vác trên vai trần cả trái núi đá để xây nên một công trình tuyệt mĩ, một “Di sản văn hóa thế giới” được bốn phương ngưỡng mộ. Thành Nhà Hồ được tôn vinh, nếu chúng ta quy công cho Hồ Quý Ly để làm lễ kỷ niệm lớn, cúng tế linh đình là hoàn toàn không đúng.

KIẾN THỨC CĂN BẢN VỀ HIỆP ĐỊNH TPP

10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP



Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam và 9 quốc gia khác đang hy vọng sẽ hoàn thành ký kết TPP trong năm 2015. Theo Ezlaw, TPP sẽ là một sự kiện lớn nhất xảy ra với Việt Nam trong 20 năm nay (kể từ thời điểm Việt Nam và Mỹ bình thường quan hệ hóa vào năm 1995). Bạn có biết TPP là gì ? TPP là một hiệp định mang tính bước ngoặt, sẽ làm thay đổi cuộc chơi trong nền thương mại Việt Nam và Quốc tế. Bạn vẫn muốn biết rõ hơn về TPP ? Sau đây là những điều căn bản nhất mà bạn cần biết về hiệp định này


TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản

*Hàn Quốc, Colombia, Costa Rica, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan, và nhiều nước khác đang có ý định tham gia vào TPP
*TPP bắt đầu từ một thỏa thuận giữa Singapore, Chile, New Zealand và Brunei vào năm 2009, trước khi Hòa Kỳ quyết định tham gia và dẫn đầu


Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên


Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…


Các quốc gia thành viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu.


Mỹ muốn TPP sẽ là điểm chốt mới của họ tại Châu Á sau nhiều năm Mỹ đã lún quá sâu vào khu vực Trung Đông. Ngoài ra, nhiều học giả còn cho rằng Mỹ muốn sử dụng TPP để tạo ra một nền kinh tế hợp nhất trong khu vực có thể đối trọng lại với sự phát triển quá nhanh của Trung Quốc. Trung Quốc đã có lúc thể hiện ý định muốn tham gia TPP, nhưng nhiều điều khoản hiện tại của TPP dường như được thiết kế để cố tình không cho Trung Quốc có cơ hội tham gia vào thỏa thuận này.



WTO hiện có tới 161 thành viên, vì vậy một trong những nhược điểm của mô hình này là sự khó khăn và dài lâu để tiến đến một thỏa thuận chung liên quan đến bất kỳ vấn đề gì.

Hơn thế nữa, TPP sẽ đặt ra được các luật lệ quốc tế mà vượt qua phạm vi WTO như: chính sách đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát các công ty nhà nước, chất lượng sản phẩm và lao động….


Hầu hết các thỏa thuận quốc tế là về xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, ví dụ như: Ta có thể nhập khẩu số lượng X hàng hóa với giá Y khi các mặt hàng này đã đủ tiêu chuẩn về chất lượng hoặc lao động. TPP khác vậy. Chính bản thân TPP sẽ tạo ra các điều luật quốc tế có khả năng điểu chỉnh chính sách và hướng đi của luật pháp trong từng quốc gia thành viên. Nói một cách khác, các điều luật của các quốc gia thành viên sẽ phải tuân theo định hướng của TPP.

Nhiều điều luật trong TPP còn có ảnh hưởng thay đổi chế độ pháp lý của các quốc gia. Ví dụ như điều luật khuyến khích các thành viên của TPP mở một cơ quan chính phủ, có cơ chế và cách thức hoạt động giống tại Mỹ, thực hiện phân tích ưu-nhược điểm trước khi ban hành các điều luật mới trong nước.


Thỏa thuận TPP bao gồm 29 chương, trong đó chỉ có 5 chương là trực tiếp liên quan đến vấn đề trao đổi hàng hóa, dịch vụ, các chương còn lại đề cập nhiều vấn đề liên quan đến các chuẩn mực, tiêu chuẩn khác nhau về môi trường, chất lượng lao động, luật lệ tài chính, thực phẩm và thuốc men… 

*Chú ý rằng TPP sẽ bắt loại bỏ nhiều lợi ích của các công ty nhà nước (là một phần lớn của nền kinh tế Việt Nam), để tạo cơ hội cạnh tranh cho các công ty tư nhân. 


Với hiệp định TPP, các công ty, tập đoàn nước ngoài và quốc tế sẽ có khả năng mang chính phủ của các quốc gia thành viên ra tòa án đặc biệt của TPP khi các quốc gia này đặt ra các luật lệ, chính sách đi ngược lại với chỉ tiêu của TPP. Tòa án đặc biệt này có toàn quyền bắt chính phủ đền bù không những cho các thiệt hại đã xảy ra, mà còn những mất mát về cơ hội trong tương lai của các tập đoàn, công ty quốc tế. 


Các thành viên tham gia TPP đều đã phải ký một thỏa thuận giữ bí mật về tiến trình thương lượng chi tiết các điều luật của TPP. Các nước này chỉ được tiết lộ những thông tin trên đến các cơ quan chính phủ, tổ chức, và cá nhân có liên quan trực tiếp đến tư vấn chính sách giao dịch. 

*Hiện tại, một số chương của TPP có thể tìm thấy tại wikileaks - kênh chuyên đăng các thông tin tuyệt mật. 

Theo Ezlaw, mọi người dân Việt Nam, đặc biệt nhất là các nhà trí thức, luật sư, doanh nghiệp, khởi nghiệp... cần phải biết rõ và nhiều hơn về TPP - sự kiện lớn sắp xảy ra với Việt Nam và thế giới. Hãy đón xem các bài phân tích sâu hơn về TPP tại Ezlaw Blog.

CẦN GIÁM ĐỊNH NGAY CLIP "MÁY XÚC CHÈN QUA NGƯỜI" Ở HẢI DƯƠNG.

Cuteo@


Như đã đưa tin, hôm qua, ngày 10/7/15 trên mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một người dân bị chiếc máy xúc chèn qua người. Vụ việc xảy ra khi nhà thầu thi công KCN Lương Điền – Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương (dự án do Vship Hải Dương làm chủ đầu tư) đưa máy xúc vào KCN. Bị người dân ngăn cản, người lái máy xúc đã nhấn ga chèn vào người một phụ nữ, khiến người này bị cuốn nửa thân trên vào bánh xích.

Xem clip, người dân không thể không phẫn nộ với hành động vô nhân tính của người lái máy xúc, làm tổ hại tới tính mạng của người dân, và đi ngược lại với chủ trương của đảng và nhà nước trong việc triển khai các dự án kinh tế xã hội trên địa bàn. Vì vậy, người dân yêu cầu UBND tỉnh Hải Dương phải có trả lời chính thức.

Nạn nhân bị máy xúc chèn qua người (?)

Hôm nay, 11/7/15 UBND tỉnh Hải Dương tổ chức họp gấp, và vẫn phủ nhận việc người dân bị máy xúc chèn. Ông Chủ tịch huyện Cẩm Giàng cho rằng, clip trên bị cắt ghép để phục vụ cho việc tung tin xấu.

Khác hẳn với những thông tin trên mạng, đại diện chính quyền địa phương từ UBND xã Cẩm Điền, UBND huyện Cẩm Giàng, Công an huyện Cẩm Giàng đều khẳng định không có chuyện người dân bị xe máy xúc chèn qua người.

Trung tá Nguyễn Trọng Hiển, Phó trưởng Công an huyện Cẩm Giàng khẳng định: Không có chuyện người dân bị xe xích chèn qua. Không có chuyện máy xúc chèn qua người dân.

Ông Hiển cũng cho biết: "Để thẩm định tính xác thực của clip trên phải có cơ quan chuyên môn. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện đã có mặt tiến hành khám nghiệm hiện trường. Chúng tôi khẳng định không có việc xe máy xúc đè qua người dân. Xe máy xúc với trọng lượng 17 – 18 tấn chèn qua người thì không ai có thể sống sót được".

Bà Trâm (hoặc Châm), nạn nhân trong vụ việc trên, bị gãy xương khuỷu tay và gãy xương quai hàm, sức khỏe không còn bị nguy hiểm và vẫn đang nằm điều trị cấp cứu.

Thiết nghĩ, các cơ quan chuyên môn cần làm ngay việc giám định clip phản ánh vụ việc để trả lời rõ cho người dân biết bản chất của vấn đề.

******

Bổ sung phần stt rất hay và có lý của FB Hùng Ngô Mạnh:

Hãy cùng xem và phân tích các bức ảnh về vụ "cho máy xúc chèn lên đầu dân oan": 

Ảnh 1: cả 2 chân đang ở ngoài bánh xích, xung quanh không có cờ.

Ảnh 2, 3: bánh xích của xe vẫn thẳng ở vị trí cũ, nhưng thêm một chân "bị chèn" và xuất hiện những lá cờ!




Siêu nhân, phụ nữ đột biến gien khiến xe mấy chục tấn chèn qua cũng phải chào thua!

Siêu dân oan, khi gần chục năm không chịu nhận đền bù, đòi giá 250 triệu/sào đất nông nghiệp, gấp đôi giá quy định của Nhà nước và bằng cả ô đất thổ cư ở TP quê tôi. Dự án tồn đọng không triển khai được, lãng phí tiền Nhà nước, đẩu doanh nghiệp vào chỗ chết, thiệt hại cả nghìn tỷ để các vị "phản biện" bảo vệ mấy đồng lẻ để ăn chơi của các Chí phèo hiện đại.

PHẠM CHÍ DŨNG LẠI VU OAN, GIÁ HỌA CHO BÁO VNEXPRESS

Cuteo@


Suy cho cùng, TS Phạm Chí Dũng cũng không khác gì TS Nguyễn Xuân Diện.

Cả 2 cùng xào xáo thông tin, thậm chí bê nguyên bài của báo chính thống về và giật lại tiêu đề để đánh lừa người đọc.

Đây là một ví dụ.

Bài "Tượng Phật cao nhất miền Bắc bị sập" của VnExpress đăng ngày 7/7/2015 lúc 23 giờ 33 của tác giả Phong Vân đã bị Phạm Chí Dũng chôm về (không dẫn link) đăng trên trang Việt Nam Thời Báo. 

Lạ lùng, luôn vỗ ngực ta là nhà báo, song chính Phạm Chí Dũng lại đi theo con đường của Nguyễn Xuân Diện để đổi tên bài báo, đánh lừa bạn đọc, làm dư luận hiểu sai hoàn toàn bản chất của sự việc.

Bài báo này được đặt tên lại là: "Tượng Phật "Trăm tỉ ngân sách" và "Cao nhất miền Bắc" sụp tan tành: Điềm báo nào?".


Rõ ràng, 2 tiêu đề bài viết có ý nghĩa khác nhau. 

Cách đặt tiêu đề của Phạm Chí Dũng đã xuyên tạc hẳn nội dung, khác hẳn với tiêu đề của VnExpress. Thực tế, tiền xây dựng chùa này là do người dân tự đóng góp chứ không phải tiền ngân sách nhà nước (Xem thêm ở đâyđể biết chi tiết nguồn vốn xây chùa này).

Chuyện chùa có cao nhất miền Bắc hay không còn chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên, với lối giật tít câu viu này nói lên nhân cách nhà báo của TS Phạm Chí Dũng, nó cũng tố cáo âm mưu và ý đồ của ông ta đối với bạn đọc. Mặt khác, nhiều người đọc tin tưởng vào Phạm Chí Dũng sẽ dẫn đến ngộ độc thông tin, tưởng rằng chùa này được xây dựng từ vốn ngân sách, dẫn tới mất lòng tin vào chính quyền, và điều đó là nguy hiểm nhất.

Trường hợp này, Phạm Chí Dũng đã xuyên tạc bài viết và vu oan, giá họa cho VnExpress.

Thiết nghĩ, các cơ quan quản lý cần phải lên tiếng, lột mặt nạ của TS Phạm Chí Dũng. 

Ảnh: Chôm bài không dẫn link nguồn:

CÂY THÁNH GIÁ BÚA LIỀM VÀ ĐỨC GIÁO HOÀNG FRANCIS

Khoai@


Chiều thứ tư 8 tháng 7, khi đến La Paz, Bôlivia, Đức Phancis nhận một món quà cực lạ của Tổng thống Bolivia, Evo Morales: Cây thánh giá búa liềm.

Ðó là một cây thánh giá, có Chúa Giêsu bị đóng đinh trên một cây búa có chiếc liềm nằm ngang.

Búa liềm vốn chỉ được biết đến như biểu tượng của lý tưởng cộng sản, nhưng cho đến hôm nay, nó lại mang cả ý nghĩa Công giáo.

Tổng Thống Evo Morales tặng Ðức Giáo Hoàng Francis cây thánh giá hình búa liềm. (Hình: L'Osservatore Romano/Pool Photo via AP)

Tất nhiên, cả Bolivia và Vatican đều cho biết, nghĩa cử này không có ý làm mất mặt Ðức Giáo Hoàng.

Về nguồn gốc, cây thánh giá búa liềm này do một vị linh mục Dòng Tên, Luis Espinal (1932-1980) đấu tranh cho bình đẳng xã hội  làm. Vị linh mục này, bị các lực lượng tình nghi có quan hệ với quân đội ám sát chết trước một cuộc đảo chính vào năm 1980.

Ðức Giáo Hoàng Francis, từng là tu sĩ Dòng Tên, và trong chuyến thăm Bolivia lần này cũng đến cầu nguyện tại nơi xác của Linh Mục Luis Espinal bị chôn vùi.

Ông cũng từng làm Báo chí ầm ĩ về câu tuyên bố của mình. Nguyên văn được đăng trên RFI, dẫn lại tin của báo Ý Massaggero như sau: 
Các Mác (Karl Marx) không sáng tạo gì cả. Cộng sản họ đánh cắp ngọn cờ của chúng ta, ngọn cờ của người nghèo là ngọn cờ của người theo đạo thiên chúa". Trên đây là tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Phan xi cô kèm theo nụ cười tế nhị trong bài phỏng vấn trong đó lãnh đạo Giáo hội Hoàn Vũ nói đến thái độ « trung lập » trong Cúp bóng đá thế giới.
Báo Ý Massaggero đặt câu hỏi : Đức Giáo Hoàng nghĩ gì về người cộng sản, người bênh vực dân nghèo và người mị dân ? Đức Giáo Hoàng trả lời : sự nghèo khổ là mối quan tâm chính của Kinh thánh. Lãnh đạo Giáo Hội La Mã nhắc lời thánh Matthieu và nói rằng bổn phận của tín đồ Thiên chúa giáo là cứu giúp những người bị đói, khát, bị giam cầm, bệnh tật, không quần áo che thân.
Đức Giáo Hoàng cũng cho rằng chủ nghĩa Cộng sản và đạo Thiên Chúa có cùng một điểm chung. Nhưng mọi người phải biết rằng bậc chân phúc là người luôn luôn chịu khó ủy lạo, nâng đỡ những kẻ khốn cùng , bị đói, lạnh, những nạn nhân của bất công .
Một cách dí dõm nhưng nhiều ý nghĩa, Đức Thánh Cha lý giải như sau: người cộng sản họ nói tất cả những hành động (cao đẹp) đó là cộng sản. Nếu vậy thì chúng ta hãy nhìn kỹ lại ! Hai mươi thế kỷ sau (Thiên Chúa giáng sinh) chúng ta có thể nói rằng cộng sản là tín đồ Thiên chúa giáo. Và ông kết luận bằng tiếng cười thích thú.....
Linh Mục Federico Lombardi, người phát ngôn của Vatican, nói hôm Thứ Năm rằng Ðức Giáo Hoàng không hề biết chuyện Linh Mục Espinal phác họa cây thánh giá này, và rất ngạc nhiên khi được Tổng Thống Morales tặng. Ông cũng nói: "Cá nhân tôi không cảm thấy khó chịu khi nhận món quà như vậy".

Tuy nhiên, việc trao tặng Đức Giáo hoàng một cây thánh giá với biểu tượng búa liềm như vậy đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới tu hành.

Một nguồn tin khác cũng cho hay, Tổng thống Evo Morales cũng đã tặng, và trực tiếp đeo vào cổ cho Đức Giáo hoàng một huy chương có biểu tượng (búa liềm) như vậy. Điều này là không bình thường bởi, về nguyên tắc, Giáo hoàng không bao giờ nhận một huy chương nào".

Hãy chờ những phản ứng của dư luận!

****************
Tài liệu tham khảo:

Chuyến đi Mỹ của cụ Tổng: OBAMA ĐÃ HẠ NHỤC LŨ RẬN

Chả có gì là lạ khi lũ rận không khoái chuyện TT Obama mời TBT Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ. Đã thế cụ Tổng lại còn được tiếp đón với nghi lễ cấp cao mới hận.


Với lũ rận, dù công khai chống cộng, hay núp dưới danh nghĩa"nhà hoạt động dân chủ", hoặc "nhà phản biện chính trị xã hội", tất thảy, chúng đều không thể kiềm chế nổi bản thân. Vậy nên, rất dễ hiểu khi chúng soi mói từng chi tiết của cụ Tổng từ khi xuống sân bay tới các hoạt động của cụ tại Mỹ.

Chuyện cụ xuống sân bay, chúng soi cái thảm, và thật thảm thương cho lũ não giòi. Chính cái "nhanh nhảu đoảng" đã phản lại chúng khi cả lũ cả lĩ rống lên như bò đái nồi đình, rằng không có thảm đỏ lót chân cụ Tổng.

Chúng trích dẫn báo Việt dùng tiêu đề "Mỹ trải thảm đỏ đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng" để nhạo báng truyền thông nước nhà, nhưng không biết rằng những báo Việt này cũng chỉ dịch lại tựa của bài báo của hãng thông tấn Mỹ AP đăng ngày 5/7/15, trước khi cụ Tổng đặt chân xuống sân bay Andrew.

Thực tế là nước Mỹ cũng đã trải thảm đỏ để đón cụ Tổng. Video dưới đây là của những người Việt tại Mỹ ghi lại, nó cho thấy sự thật lũ rận chỉ là đám thối mồm không hơn, và chính cái thảm màu đỏ kia đã làm chúng nhục mặt.



Chiếc thảm đỏ, dù dài hay ngắn cũng chỉ chứng tỏ sự tôn trọng của nước chủ nhà đối với thượng khách, đồng thời thể hiện sự tinh tế của Mỹ khi xử lý tình huống không hề có trong quy định Lễ nghi nhà nước. Nói cho đúng, chuyện TT Obama đón tiếp riêng cụ Tổng, một người không nắm một chức vụ nhà nước trong Phòng Bầu dục cũng là một chuyện hiếm xảy ra đối với Mỹ.

Nói nghi thức đón cụ Tổng, hầu hết đám rận đã không đủ hàm lượng chất xám chứa trong cái đầu lâu của mình để quan sát được cái gì lớn hơn ngoài cái thảm người ta đạp dưới chân rồi sủa đổng.

Thật ra, lũ rận chỉ mong sao cho Việt Nam không có được mối quan hệ tốt với Mỹ, không vào được TPP, và chính thể bị sụp đổ mà thôi. Vì thế, chúng muốn thấy cụ Tổng Trọng đến Mỹ mà không được tiếp đón trọng thị, muốn thấy cụ thất bại trong giao tiếp ngoại giao, và mong muốn phía Mỹ gây khó dễ cho cụ trong đàm phán, thảo luận các vấn đề quan trọng của đất nước.  


Nhưng, những gì chúng mong muốn đã không được đáp ứng. Nhìn phong thái đường hoàng đĩnh đạc, tự tin, nói năng lưu loát không thừa một câu, một chữ; những ứng xử linh hoạt trong xử lý tình huống ngoại giao; và quan trọng hơn sau mỗi buổi làm việc, nhiều văn bản quan trọng cùng nhiều thỏa thuận đã được kí kết (xem ở đây). Kết quả ấy chính là cái tát chí mạng vào mặt lũ rận với những đòi hỏi bệnh hoạn và hoang tưởng. 


Người ta không thể nói gì khác ngoài từ: Nhục!


Ngay ông Nguyễn Quang A, trong bài trả lời phỏng vấn của Trà Mi VOA, đã phải thú nhận thế này: "Tôi không hy vọng quá nhiều vào chuyến đi này, nhưng dẫu sao chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng cũng làm cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiến lên một bước mới. Thời gian gần đây, quan hệ Việt-Mỹ đã trở nên nồng ấm một cách rất đặc biệt. Tôi nghĩ ở đây không phải là sự ve vãn mà là lợi ích của hai nước gặp nhau nên mối quan hệ này nồng ấm lên. Mối quan hệ đối tác toàn diện theo cách gọi bây giờ, nếu dấn lên một bước nữa về an ninh và quân sự thì có thể nói sẽ có mối quan hệ ‘chiến lược’ tuy người ta không dùng từ đó. Và như thế khá là thắm thiết, không còn ở mức thăm dò. Việt Nam sẽ không ngã theo một bên nào cả mà sẽ phải tự lực của mình là chính, tìm các lợi ích tương đồng với các bên. Việt Nam vẫn phải có một mối quan hệ tốt với Trung Quốc, khó có thể khác được".


Đến ngay cả ông Nguyễn Quang A, một nhân vật thường xuyên có những hoạt động đả phá chính quyền cũng còn phải nói như vậy, thì thử hỏi, lũ rận mong chờ được gì?

Luật sư Vũ Đức Khanh đến từ Canada thì: "Tôi tin chắc ông Trọng sẽ mang về Hà Nội một thông điệp rất vui về TPP vì nếu Mỹ không muốn Việt Nam có mặt trong TPP thì ngay từ đầu đã không mời". Ông Khanh cũng nói: "Một vấn đề quan trọng nữa mà tôi nghĩ ông Trọng sẽ đạt được là hợp tác quốc phòng giữa Việt-Mỹ. Hoa Kỳ sẽ nới lỏng hơn nữa cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam và có những hợp tác lớn với Việt Nam trong tương lai, đặc biệt là sự tiếp cận của hải quân Mỹ ở Vịnh Cam Ranh".


Ngay chính những luật sư sống tại nước ngoài, không mấy thiện cảm với chính thể Việt Nam hiện nay cũng đã phải thừa nhận những cuộc gặp lịch sử giữa TT Obama và cụ Tổng là quan trọng, mở ra những lợi thế lớn cho Việt Nam, thì lũ rận cũng chả có cái vẹo gì để mà sủa. Lại một lần nữa, nhục mặt cho đám vong nô!


Thực tâm mà nói, lũ rận không có lực và tất thảy đều dựa hơi Mỹ, kể cả lũ chống cộng cực đoan. Hiển nhiên, dù mơ hồ thì điều đó cũng cho thấy vị thế của chúng đối với ông chủ Mỹ chưa là cái đinh gỉ gì. Một khi ông chủ Mỹ của chúng chấp nhận và đón rước cộng sản, chúng cũng không thể làm gì được ngoài việc sủa dăm bảy câu và hờn dỗi kiểu "kỳ tới tôi không bỏ phiếu cho ông nữa". Ngoài ra, chấm hết.


Rõ ràng và minh bạch, những chi tiết trong việc TT Obama đón tiếp cụ Tổng Trọng, và những gì đã được Mỹ và Việt Nam thỏa thuận, kí kết là sự hạ nhục lớn nhất đối với lũ rận.

ÁC THÚ NGUYỄN HẢI DƯƠNG VÀ ĐÒN THÙ TÀN ĐỘC

Khoai@


Như tin đã đưa từ hôm qua, liên quan đến vụ thảm sát 6 người trong cùng một gia đình, xảy ra tại Bình Phước, gây chấn động dư luận, cơ quan công an đã bắt được 2 đối tượng, gồm Nguyễn Hải Dương là kẻ chủ mưu và Vũ Văn Tiến là kẻ giúp sức.

Điều đáng nói, Nguyễn Hải Dương từng là người yêu của cô con gái ông Mỹ, song vì bị gia đình cấm cản và nghe tin cô này có người yêu mới nên nảy sinh thù hận và quyết định tàn sát cả gia đình để trả thù (Hình bên: Nguyễn Hải Dương cùng nạn nhân cuối cùng Lê Thị Ánh Linh)

Mức độ tàn độc của kẻ thủ ác khó có thể mô tả cho hết. Người ta chỉ có thể nói, đó là dã thú dạng người.

Những lời khai ban đầu của hung thủ Nguyễn Hải Dương cho thấy, kẻ máu lạnh sẵn sàng làm mọi điều, dù là tàn bạo nhất. Chính y đã khai, sau khi giết 5 người trong nhà ông Lê Văn Mỹ, y còn ngồi tâm sự với người yêu cũ Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi, con gái ông Mỹ) trước khi ra tay cắt cổ nạn nhân thứ 6 trong vụ thảm sát gây chấn động dư luận. Đặc biệt, sau khi gây án, Dương không những không bỏ trốn mà vẫn đến hiện trường với gương mặt đau khổ. Thậm chí, trong những ngày qua, Dương vẫn lui tới và ngủ lại ở đám tang, mặt rầu rỉ bên quan tài của các nạn nhân.

Về trình tự, y khai, ngay sau khi đột nhập vào biệt thự của ông Lê Văn Mỹ, Dương và Tiến bắt gặp Dư Minh Vỹ (14 tuổi) đang đứng ở sân, Dương đã bịt miệng khống chế không cho nạn nhân kêu la và ngay lập tức cắt cổ em này.

Ngay sau đó, Tiến và Dương bước vào bên trong, khống chế và sát hại vợ chồng ông Mỹ cùng con trai Lê Quốc Anh (15 tuổi) ở tầng trệt, y cùng Vũ Văn Tiến lên tầng trên sát hại Dư Ngọc Tố Như (18 tuổi) và người yêu cũ Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi).

Điều đáng nói, trước khi ra tay với người yêu cũ, Dương bắt Linh ngồi trước mặt, bên cạnh là thi thể của Tố Như, và tâm sự nỗi lòng của một gã thất tình bệnh hoạn rồi ra tay sát hại, bất chấp lời van xin của nạn nhân.

Sau khi sát hại 6 mạng người trong nhà ông Mỹ, cả 2 tên lục soát lấy một số tài sản. Khi chuẩn bị tẩu thoát, chúng nghe thấy tiếng khóc của bé gái 18 tháng tuổi. Nguyễn Hải Dương tiến lại và bế bé Na lên dỗ dành. Khi bé gái nín khóc và ngủ thiếp đi, Dương đặt bé xuống và thoát khỏi hiện trường cùng Vũ Văn Tiến. Có lẽ đây là tình tiết cuối cùng còn sót lại chứng tỏ Nguyễn Hải Dương vẫn ít nhiều là con người.

Với tội ác đã gây ra cho gia đình ông Mỹ, rồi đây kẻ thủ ác sẽ phải trả giá trước pháp luật.