Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

CÙ HUY HÀ VŨ KIỆN THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG VÀ UBND TP.HÀ NỘI

LâmTrực@

Sáng nay Ba Sàm đăng tin: Ông Cù Huy Hà Vũ khởi kiện TT Nguyễn Tấn Dũng và UBND TP Hà Nội. Nội dung là kiện TT Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và UBND TP Hà Nội để đòi sở hữu căn nhà 24 Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, TP Hà Nội.

Vậy Cù Huy Hà Vũ có thể chiến thắng trong vụ kiện này không hay chỉ là chiêu đánh bóng tên tuổi của gã tâm thần hoang tưởng?

Những tư liệu trình bày sau đây sẽ là chứng minh rằng, Cù Huy Hà Vũ không có căn cứ để khởi kiện.

https://doithoaionline.wordpress.com/2015/12/02/ong-cu-huy-ha-vu-khoi-kien-tt-nguyen-tan-dung-va-ubnd-tp-ha-noi/

1. 
Nói đến căn nhà 24 Điện Biên Phủ không thể không nhắc đến Công văn số 327V20.

"Công văn số 327V20" do Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Khánh ký, ngày 27/3/1987 gửi Ủy ban Trung ương Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam. 


Nội dung công văn 327V20 ghi rõ: Xét đề nghị của UB Trung ương Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ Thuật Việt Nam (Công văn số 15 DCT-Ngày 15/12/1986) và căn cứ vào công văn số 13-CV/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định cho lập Phòng Lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu tại ngôi nhà 24 phố Điện Biên Phủ, Hà Nội. Ủy ban Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật bàn với gia đình nhà thơ Xuân Diệu để thực hiện chủ trương này.

Đây là văn bản trả lời đề nghị của Ủy ban Trung ương Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam về việc lập phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu từ năm 1986 khi Cù Huy Hà Vũ mới 30 tuổi, chưa có hoạt động chống phá nhà nước. 

Như vậy, bản thân nó đã chứng tỏ không hề có chuyện chính quyền trả thù Cù Huy Hà Vũ như đám giả danh dân chủ cùng đám BBC, RFA rêu rao.

2. 
Mọi tài liệu hiện có về nguồn gốc, quá trình quản lý sử dụng và việc triển khai thực hiện các quyết định của TT chính phủ về nhà đất tại 24 Điện Biên Phủ cho thấy ngôi nhà này hiện thuộc sở hữu nhà nước, và bản thân Cù Huy Hà Vũ hoàn toàn không phải là chủ sở hữu. 

Nhà 24 ĐBP là biệt thự 2 tầng, có bằng khoán điền thổ số 150 và khuôn viên đất là 468 m2 do nhà nước tiếp quản sau giải phóng Thủ đô 1954. Hòa bình lập lại, ngôi nhà này do Bộ Văn Hóa (nay là Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch) quản lý và bố trí cho 3 hộ gia đình sử dụng, gồm: Ông Cù Huy Cận (mất 2005), ông Vũ Quang Triệu và ông Ngô Xuân Diệu (nhà thơ Xuân Diệu, mất 1985). 

Ngày 27/3/1987, Hội đồng Bộ trưởng có công văn 327V20 gửi UBTU Liên hiệp Văn Học - Nghệ Thuật VN, thông báo cho lập Nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu tại địa chỉ trên.

Ngày 10/6/1996, VP Chính phủ có CV số 2754/KGVX gửi bộ Văn Hóa - Thông tin, thông báo ý kiến của Phó TT Nguyễn Khánh, trong đó có nội dung giao cho Bộ này có trách nhiệm quản lý nhà Lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu và có đoạn: "Bộ có thể ủy nhiệm cho ông Cù Huy Cận trực tiếp trong nom Nhà lưu niệm này, nhưng phải kiểm kê đầy đủ các hiện vật là di sản của nhà thơ Xuân Diệu còn để lại; đồng thời có các quy định cụ thể của Bộ về việc bảo quản các hiện vật sau này".

Nội dung văn bản ghi rõ, Bộ có thể ủy nhiệm cho ông Cù Huy Cận (Bố đẻ Cù Huy Hà Vũ) trực tiếp trông nom Nhà lưu niệm này" mà thôi. Dưới góc độ pháp luật, việc "ủy nhiệm" khác hẳn với việc giao "sở hữu".

Như vậy, ngôi nhà 24 Điện Biên Phủ không phải của ông Cù Huy Cận. Điều này có nghĩa Cù Huy Hà Vũ không phải là người kế thừa hợp pháp.

3.
Trong đơn khởi kiện TT Nguyễn Tấn Dũng và UBND TP Hà Nội, Cù Huy Hà Vũ có đính kèm một số văn bản nhằm chứng minh quyền sở hữu đối với căn nhà trên. Có 2 tài liệu đáng chú ý.


Văn bản thứ nhất có tên: "Giấy chứng nhận về nhà ở của đồng chí Cù Huy Cận, số nhà 24 - Điện Biên Phủ - Hà Nội", ngày 27/7/1992. Đây hoàn toàn không phải là giấy chứng nhận nhà đất hay chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với căn nhà 24 ĐBP. Bởi vì văn bản này được xác nhận bởi cá nhân ông Lê Thành Công (Nguyên Chánh văn phòng - Vụ trưởng Bộ Văn hóa giai đoạn 1958-1965), hoàn toàn không phải là văn bản quy phạm pháp luật, và vì thế nó không có giá trị pháp lý. Đặc biệt, nó không được cơ quan quản lý nhà đất của Hà Nội hoặc cơ quan Bộ đang quản lý căn nhà đó ban hành. 

Văn bản thứ hai là "Giấy chứng nhận" (Viết tay) của nhà báo Xích Điểu, tức ông Trần Minh Tước, nguyên Giám đốc Sở Báo chí Trung ương, chứng nhận rằng, căn nhà 24 Điện Biên Phủ đã được Phủ Thủ tướng giao lại cho ông Cù Huy Cận và ông Xuân Diệu ở và quản lý. Đây cũng là văn bản không có giá trị pháp lý, mà nó chỉ có tính chất tham khảo bởi đây là các cá nhân xác nhận với nhau. Mặt khác, việc Phủ Thủ tướng giao cho 2 ông ở và quản lý không đồng nghĩa với căn nhà đó thuộc sở hữu của 2 ông.

Ngoài 2 văn bản trên, còn 1 văn bản khác đính kèm là sơ đồ các hộ dân sinh sống tại 24 Điện Biên Phủ, nhưng do các hộ này tự vẽ và chứng nhận với nhau mà không có dấu của sở nhà đất. Vậy giá trị pháp lý ở chỗ nào hỡi ông Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ?

4.
Theo suy đoán cá nhân, Cù Huy Hà Vũ biết rõ việc khởi kiện là không thể thắng, nhưng anh ta vẫn kiện với mục đích hâm nóng lại sự quan tâm của dư luận vào cái tên tuổi đã nguội lạnh của anh ta kể từ khi sang Mỹ.

Chuyện kiện cáo của Cù Huy Hà Vũ cho dù là kiện Thủ tướng và kiện UBND TP Hà Nội cũng sẽ không phải chuyện lạ. 

Cách đây hơn chục năm, người dân Hà Nội từng xôn xao vì cuộc chiến pháp lý tranh chấp quanh ngôi nhà của cố thi sĩ Xuân Diệu. Người gây ra cuộc “nồi da xáo thịt này” không ai khác là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cùng vợ là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà. Đối tượng bị kiện, thật bất ngờ lại là bố đẻ của Cù Huy Hà Vũ, tức nhà thơ Cù Huy Cận, với mục đích giành quyền sở hữu căn nhà 24 Điện Biên Phủ. 

Đến bố đẻ của mình mà Cù Huy Hà Vũ còn kiện, vậy nên việc anh ta kiện Thủ tướng và UBND TP Hà Nội cũng là chuyện bình thường.

KHI GIÁO DÂN BỪNG TỈNH

Khoai@

Mọi chuyện giờ đã khác.

Trước đây, trong quan hệ giữa chủ chăn Thiên chúa với giáo dân là quan hệ trên dưới và phục tùng. Các giáo dân gần như không hề biết phản ứng trước lời cha ý chúa ngoài việc tuân theo mù quáng như nghĩa vụ và bổn phận.

Thế nhưng tình hình có vẻ đã khác. Giờ đây, dù bị cương tỏa trong thần quyền, giáo lý, nhưng giáo dân đã ý thức được quyền lợi của mình và trên hết họ ý thức được rằng, trước khi là một con chiên họ đã là công dân Việt Nam. Những phản ứng đầu tiên là ở mức độ nhẹ, giáo dân vẫn làm theo sự chỉ đạo của các vị chủ chăn, nhưng tâm khảm không vui. Ở mức độ cao hơn, họ không làm, và mức độ cao hơn nữa, họ chống lại cái gọi là "quyền năng" của các chủ chăn, thậm chí còn phản ứng mạnh mẽ bằng cách bao vây phản đối, tụ tập, tuyệt thực để phản đối hoặc đòi thực hiện những quyền lợi thiết thân của mình.

Chuyện xảy ra ở Giáo phận Vinh đang là minh chứng cho nhận định trên.

Hẳn các bạn còn nhớ, cách đây không lâu, giáo dân xứ Đông Yên (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) kéo ra gây sức ép yêu cầu Toà Giám mục để linh mục Đậu Thanh Minh ở lại mục vụ thay vì thuyên chuyển theo yêu cầu của bề trên là Giám mục Nguyễn Thái Hợp. 

Lý do được Giám mục Nguyễn Thái Hợp đưa ra là Linh mục Đậu Thanh Minh bỏ bê việc lễ và có quan hệ trai gái không lành mạnh. Tuy nhiên, các giáo dân đã phủ nhận điều này, ngược lại họ nghi ngờ động cơ thật dẫn đến việc thuyên chuyển Linh mục Đậu Thanh Minh. Vì vậy rất đông giáo dân đã có mặt tại khu vực khuôn viên Toà Giám mục Giáo phận Vinh, bao vậy Giám mục, đòi phải được minh bạch thông tin về vụ việc. Thậm chí, có người còn xô đẩy, túm áo của Nguyễn Thái Hợp, gọi ông là "thằng Hợp" và lên tiếng dạy ông về luật lệ của Giáo hội trong viện thuyên chuyển người.

Bỏ qua tất cả luật lệ tôn giáo, những giáo dân xứ Đông Yên đã bao vây, chất vấn Đức Cha thiêng liêng của họ (Nguồn: Internet). 

Động thái trên cho thấy, lời nói của Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã mất thiêng. Giáo dân không tin ông và cũng không tin hàng ngũ chức sắc dưới quyền ông. 

Một giáo dân (đề nghị giữ kín danh tính) đã phải thốt lên rằng, chưa bao giờ Giáo phận Vinh lại chia rẽ, nhốn nháo như bây giờ, kể từ ngày Giám mục Hợp về đây.

Ngày 27/5/2010, phát biểu trong ngày về với Giáo phận Vinh ông Nguyễn Thái Hợp đã vuốt ve giao dân rằng: "theo yêu cầu của Tòa Thánh, tôi về đây như một nguời con của quê hương trở về nơi cội nguồn của mình, như máu chảy về tim” và tha thiết kêu gọi “quý Cha, quý thầy, quý tu sĩ nam nữ và tất cả anh chị em cộng tác với tôi để chúng ta có khả năng phục vụ Giáo phận cũng như quê hương đất nước nhiều hơn nữa'. Chính quyền và giáo dân nơi đây cũng hy vọng Giám mục Nguyễn Thái Hợp sẽ có những đóng góp, xây dựng Giáo phận Vinh thành hình mẫu của một giáo hội công giáo “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”.

Nhưng, sau hơn 5 năm kể từ ngày về với Giáo phận Vinh, Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã "có công" biến Giáo phận Vinh từ một giáo phận vốn yên bình trở thành một giáo phận “nóng”, phức tạp với nhiều vụ việc vi phạm pháp luật; biến những giáo dân vốn hiền lành, chân quê thành những kẻ chỉ biết nổi loạn, gây rối, chống đối chính quyền.

“Thành tích” mà Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã làm được cho Giáo phận Vinh trong hơn 5 năm qua là gì? 

Đó là những vụ lấn chiếm đất đai, xây dựng công trình trái pháp luật ở Giáo xứ Ngọc Long, xã Công Thành - huyện Yên Thành; Giáo xứ Làng Rào, xã Nghi Hương - huyện Tân Kỳ; Giáo xứ Lập Thạch, xã Nghi Thạch - huyện Nghi Lộc, giáo họ Yên Trạch, phường Thu Thủy, thị xã Cửa Lò. 

Đó là tổ chức hành lễ ngoài cơ sở thờ tự vi phạm Pháp lệnh Tôn giáo ở xã Yên Khê - huyện Con Cuông; xã Nghĩa Xuân - huyện Quỳ Hợp; xã Châu Bình - huyện Quỳ Châu. 

Đó là gây rối trật tự công cộng, đánh đập, bắt giữ người trái pháp luật ở xã Yên Khê - huyện Con Cuông; giáo xứ Mỹ Yên xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc.

Đó là, kích động hàng trăm giáo dân ở giáo xứ Đông Yên (Hà Tĩnh) gây rối, không chịu di rời trả lại mặt bằng cho tỉnh Hà Tĩnh thi công cảng Vũng Áng mặc dù đã nhận tiền đền bù.

Đó là, ngầm ủng hộ để linh mục Lê Công Lượng - quản xứ Giáo họ Yên Lạc thuộc Giáo xứ Xuân Kiều kích động hơn 500 giáo dân mang theo cuốc, xẻng, búa đến đập phá tường rào và cướp đất của Trường mầm non Nghi Kiều. 

Đó là, sinh ra một lứa linh mục mới thiếu trình độ, thiếu đức tin, hoạt động không đúng với vai trò và bổn phận của một giáo sỹ Công giáo, mang màu sắc chính trị tiêu cực, điên cuồng phục tùng Giám mục Hợp mà không biết đúng sai nhằm vụ lợi cá nhân hoặc phục vụ tiến thân. Thậm chí, có linh mục còn có quan hệ bất chính với phụ nữ, như chính ông Hợp giải thích cho giáo dân Đông Yên.

Và cuối cùng, đó là, sự lục đục, mất đoàn kết trong nội bộ hàng giáo sỹ (với khoảng 250 linh mục), cấp dưới không tôn trọng bề trên; là cách dùng người độc đoán, bè phái, làm suy yếu hoạt động điều hành giáo phận…

Với "bề dày thành tích" 5 năm của Giám mục Nguyễn Thái Hợp như vậy, thì hành vi của giáo dân đối với ông cũng không có gì là lạ. 

Giuse Trần Đình Quý, một giáo dân Đông Yên đã viết một lá thư gửi ông Nguyễn Thái hợp, trong đó giải thích vì sao giáo dân cư xử "vô lễ" với giám mục: "Họ là chiên mà dám bao vây, giật áo Đức Cha, gọi Đức Cha là thằng, lớn tiếng dạy bảo Ngài về luật của Giáo Hội"

Có lẽ, một Giám mục chỉ quen với những hành vi chia rẽ tôn giáo, chống phá chính quyền, coi thường giáo dân như vậy là nguồn cơn phản kháng của những giáo dân lương thiện.

Hình ảnh ghi lại cảnh giáo dân xứ Đông Yên nằm vật vạ tại khuôn viên Tòa Giám mục, hay xông lên tận phòng tiếp khách vốn chỉ dành cho Giám mục và những vị khách quan trọng dù chưa được sự đồng ý của Giám mục và sự cản trở của những người bảo vệ đã nói lên nhiều điều. 

Một khi chính các chủ chăn chà đạp lên luật pháp và đức tin, coi thường giáo lý giáo luật cũng nhaư bất chấp đạo lý để làm điều mờ ám thì cũng là lúc các giáo dân bừng tỉnh và sự phản kháng là tất yếu.

Ít nhất, giáo dân cũng đã biết mình không phải là những kẻ chỉ biết cúi đầu cho những chủ chăn bất lương kia lợi dụng.

Đã đến lúc các chủ chăn cần phải tôn trọng giáo dân, và chấm dứt lợi dụng giáo dân. Đã đến lúc, người dân bị áp bức bởi thần quyền và giáo lý cất lên tiếng nói của chính mình.

ƯỚT HỆT CẠ QUÂN

Đọc báo, lại nhớ chiện ngày xưa

He he,

Bữa nay, đọc báo, thấy báo thông báo, rằng Mẽo đã hết mẹ nó bom, anh Cẩm lại nhớ đến chiện ngày xưa, chết hết cả cười!...

Ngày ngảy, Mẽo cũng mang bom ném ra miền Bắc mình nhiều lắm, suốt ngày ùng oàng, kinh hãi lắm!...

Dưng mờ ngày ngảy, thì Mẽo chưa hết bom, mà là sắp hết mẹ nó máy bay để ném bom (thấy báo mình bảo thế he he!)...

Là vì ở miền Bắc, khắp nơi, chỗ nào quân ta cũng giăng đầy các trận địa tên lửa - tầu bay Mẽo mờ bay đến, là ta he he... phụt liền - Mẽo cũng kinh hãi lắm...

Bữa nọ, có cô gái nọ, chả may đi ngang qua trận địa tên lửa của ta, thì vừa lúc máy bay Mẽo mò tới...

Mẽo ném bom ùng ùng oàng oàng, còn ta thì phụt phụt phụt liên tiếp, kinh lắm, cô nào đi qua cũng phải thấy... kinh!
...

Đến lúc "mặt trận bình yên", cô gái í đến chỗ bộ đội chơi, dồi bàng hoàng kể lại, giọng đầy hờn dỗi:

- Em vừa trông thậy, thi cạc anh đạ ngọng lên, mờ em chưa kịp năm xuộng, thi cạc anh đạ phụt, mần em ượt hệt cạ quân!...

Bộ đội ta, bữa đó, được trận cười sướng âm hết cả ỉ!

Chiến tranh, có những lúc vui kinh hoàng!

Há há há!

---

Ps: "Em vừa trông thấy (tên lửa), thì các anh đã ngỏng lên, mờ em chưa kịp nằm xuống, thì các anh đã phụt, mần em ướt hết cả quần!" - ấy là vì khi máy bay Mẽo đến ném bom, bộ đội ta liền phụt tên lửa, mần cho cô í phải vội vàng nằm... đại vào một vũng nước - ướt hết cả quần!

Sau đó, bộ đội có mang cho cô í cái quần nào khác, mấy cái, to hay nhỏ..., để thay hông, thay ở đâu? Mới cả sau vụ đó, về nhà, thì cô í có hết... kinh hông?... - cái nầy thì anh Cẩm hoàn toàn hông biết, cũng hông thấy báo nào thông báo!

Nguồn: Tuấn Như To

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

TRƯƠNG DUY NHẤT, ĐỖ HÙNG VÀ SỰ THẬT VỀ TẤM BIA KHÁNH KHÊ

LâmTrực@

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/09/truong-duy-nhat-o-hung-va-su-that-ve.html

Sau sự kiện bị thu hồi thẻ nhà báo và cách chức Phó Tổng thư ký báo Điện tử Thanh Niên, người ta thấy Đỗ Hùng chọn cách im lặng. Không ai biết Đỗ Hùng nghĩ gì, nhưng hi vọng anh sẽ nghiêm túc xem lại mình và để "nói lời cảm ơn thay vì biện hộ".

Theo dự đoán, bất kể một nhà báo nào bị kỷ luật, thì chắc chắn người đó sẽ là mục tiêu nhắm tới của lũ lưu manh chính trị ở Việt Nam và Đỗ Hùng không phải là ngoại lệ. 

Đã có nhiều kẻ hàm hồ bênh vực cho Đỗ Hùng, và Trương Duy Nhất là một trong số đó.

Để cải thiện tình trạng lạc lõng cô độc của mình khi bị xã hội ghẻ lạnh, Trương Duy Nhất lại tiếp tục lôi kéo Đỗ Hùng bằng việc "ngợi ca" tài năng của anh ta và qua đó rủa xả chính quyền cùng lãnh đạo đất nước với những lời lẽ hằn học, sặc mùi thù hận. Bài viết của Trương Duy Nhất có tựa: "Đỗ Hùng: sắc ngã và tấm bia khiếp nhược" đã được những trang mạng chống Việt Nam đăng tải tiếp sức.

Sau khi mượn chuyện Đỗ Hùng để chê bai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trương Duy Nhất tiếp tục tấn công chính quyền. 

Khi nói về "tài năng" của Đỗ Hùng trong việc phát hiện những điều "mới mẻ" mà cụ thể là về tấm bia Khánh Khê, anh ta viết: "Cũng Đỗ Hùng phát hiện tấm bia kỷ niệm chiến thắng trên cầu Khánh Khê (Lạng Sơn) bị đục bỏ mất mấy chữ “quân Trung Quốc xâm lược” và anh gọi đó là chứng tích của sự khiếp nhược!".

Đây là hình tấm bia Khánh Khê cũ được Đỗ Hùng và Trương Duy Nhất, Nguyễn Quang Lập sử dụng để xuyên tạc. 

Trong bài "Khiếp Nhược" của mình, Trương Duy Nhất viết: "Một bức ảnh ấn tượng trên báo Thanh Niên . Blog Mr.Do chạy cái tít vỏn vẹn 2 chữ bình cho bức ảnh này cũng rất ấn tượng: Khiếp nhược! Nguyễn Quang Lập blog thì mỉa mai “Ai đục bỏ lòng yêu nước?". Nhất viết tiếp: "Từ "quân Trung Quốc" đã bị xóa gần như hoàn toàn, từ "xâm lược" cũng thế. Tấm bia ghi chiến tích đánh Trung Quốc của quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã bị đục nát như là bằng chứng cho sự khiếp nhược đã tới mức không thể diễn tả bằng lời". 


Ai cũng biết, kẻ đưa ra lời bình mất dạy vào tấm hình trên không phải là ai khác, mà chính là Đỗ Hùng, nguyên Phó tổng thư ký báo Thanh Niên. Và nó lại được Trương Duy Nhất, Nguyễn Quang Lập tiếp sức hòng reo rắc vào đầu những người thiếu thông tin rằng, chính quyền vì sợ hãi Trung Quốc mà đục bỏ  dòng chữ "quân trung quốc xâm lược".

Vậy sự thật có đúng như vậy không?

Trước hết phải khẳng định, đây là bức ảnh chân thật, không hề được photoshop hay chỉnh sửa gì. Bức ảnh được chụp vào năm 2011, trước 1 năm khi nhà nước khánh thành nhà bia Khánh Khê vào đúng ngày tri ân các liệt sĩ - Ngày 17/7/2012. (Xem bài bia Khánh Khê trên báo Thanh Niên ở đây).

Thực tế, tấm bia cũ được dựng trong hoàn cảnh rất khó khăn tại Khánh Khê bằng gạch và vữa ba ta (Theo Đại tá Nguyễn Chấn, thì bia còn được xây bằng cả xi măng, nhưng theo những người dân thì bia được xây bằng vôi cát vì thời đó xi măng là cực hiếm), ở vị trí thấp. Các dòng chữ được đắp nổi bởi loại vữa đó, vì thế thời gian, mưa gió lũ lụt đã làm chúng rụng rơi mà không hề có ai vô lương tâm tới mức đục bỏ bất kể thứ gì trên đó.

Xem lại các bài viết của Đỗ Hùng, Nguyễn Quang Lập và cả Trương Duy Nhất, người viết không hề tìm thấy họ đưa ra được một bằng chứng nào cho thấy có người đã phá hoại, đục bỏ những dòng chữ trên tấm bia này, mặc dù họ có chú thích là "Khiếp nhược", hoặc "Ai đục bỏ lòng yêu nước".

Theo đại tá Nguyễn Chấn, cuối năm 1979, đầu năm 1980, ngay tại vị trí đầu cầu Khánh Khê, sư đoàn 337 cùng quân, dân huyện Văn Quan đã xây dựng bia này để tưởng niệm những người đã hi sinh. Ông nói: "Lúc đó tình hình vẫn còn rất căng thẳng, đất nước thì vô cùng khó khăn. Để kiếm được nguyên vật liệu xây dựng được cột bia cũng phải vận động chỗ này một chút, xin chỗ kia một chút, không hề dễ dàng gì. Ở bên kia biên giới quân xâm lược vẫn lăm le gây chiến và tiếp tục nhiều hành động phá hoại. Nhưng sư đoàn vẫn quyết làm bằng được vì đó thực sự là một công trình mang nhiều ý nghĩa". Theo đại tá Nguyễn Chấn, cột bia Khánh Khê không chỉ là một cột bia kỷ niệm chiến thắng mà còn là tấm bia để thờ và nhớ ơn các liệt sĩ đã ngã xuống. Cột bia ấy còn là cột mốc mang ý nghĩa chốt chặn, là cột mốc cảnh giác trước quân thù và là biểu tượng mang tính răn đe với những kẻ vẫn còn mang dã tâm xâm lược, lấn chiếm đất đai của Việt Nam.

Vào tháng 2/2011, bia Khánh Khê nằm trong vùng quy hoạch xây dựng công trình thủy điện với nguy cơ chìm dưới nước, và theo thời gian, bia đã bị hư hại, nhiều dòng chữ đã bị phai mờ do bị bong lở. Vì thế, được sự ủng hộ của chính quyền tỉnh Lạng Sơn, chỉ sau hơn 1 năm nhà bia Khánh Khê đã hoàn tất. 

Dưới đây là hình nhà bia Khánh Khê mới:








Một chi tiết cần được nhắc lại để Trương Duy Nhất thấy được dã tâm của Đỗ Hùng, khi đó còn là Phó Tổng Thư ký báo Thanh Niên là bức ảnh tấm bia Khánh Khê (cũ) đó xuất hiện lần đầu tiên trên chính báo Thanh Niên, và được Đỗ Hùng, Mai Thanh Hải gào khóc "đục bỏ", và tiếp đến là đám Phạm Viết Đào, Xuân Diện rên rỉ "ô nhục". Có điều, không phải là ngẫu nhiên, khi chúng cố tình đăng tấm hình này trong một quãng thời gian khá dài và giấu biệt việc nhà bia đang xây dựng, còn tấm bia sẽ chìm dưới nước để cho đám "dân chủ giả cầy" chửi rủa gào rống. Và rất lâu sau đó, chúng mới đưa tin về nhà bia Khánh Khê mới:


Rõ ràng, một người bình thường cũng có thể nhận ra rằng, đó là một âm mưu lợi dụng báo chí để xuyên tạc bản chất vụ việc nhằm làm phai nhạt lòng tin của người dân đối với chế độ.

Sự thật đã rõ và hẳn các bạn cũng đã nhận ra tâm địa của những kẻ như Trương Duy Nhất và Đỗ Hùng.

Trở lại bài viết của Trương Duy Nhất, cay cú vì không được người dân cũng như báo chí ủng hộ, Trương Duy Nhất điên tiết và hằn học chửi tất cả những phóng viên làng báo: "Câu chuyện Đỗ Hùng thêm một lần nữa phô bày sự hèn mạt của báo chí. Có lẽ từ đây, các toà báo và cả các nhà báo đang chơi blog và facebook cá nhân sẽ bước vào giai kỳ rụt cổ co mình kín hơn trong tấm chăn… hợp tác tư tưởng! Sau 40 năm hợp tác tư tưởng, báo chí Việt cứ ngày một hèn mạt và… trơ lỳ như tấm bia khiếp nhược kia".

Những tuyên bố của Nhất mặc nhiên đặt anh ta vào thế đối địch với cả một đội ngũ phóng viên chân chính của làng báo Việt Nam.

Khi một sự thật bị xuyên tạc bởi một phóng viên, thì cái tên của anh ta sẽ mãi mãi là tấm bia miệng của sự trơ tráo và khốn nạn.

Ngàn năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ

Có lẽ, sự thật về tấm bia Khánh Khê sẽ là nỗi khiếp đảm của những kẻ cơ hội chính trị như Trương Duy Nhất. 

P/s: Xin cảm ơn anh Khù Văn Khoằm đã có những chỉ dẫn vô cùng hữu ích, góp phần tìm ra sự thật.

TRƯƠNG DUY NHẤT ĐÃ TRỞ LẠI VÀ NGUY HIỂM HƠN XƯA?

Cuteo@


Hôm qua, Trương Duy Nhất đã tuyên bố trở lại.

Trên FB của Nhất với một slogan "Có loại tù làm người ta nhục nhã, nhưng có loại tù chỉ khiến họ vinh quang" đăng một STT: "Chỉ có thể cưỡng bức được hành vi chứ không cưỡng bức nổi tư tưởng".Hôm nay 24/8/2015, Một Góc Nhìn Khác trở lại với bạn đọc sau 820 ngày, kể từ biến cố 26/5/2013.".

Một khởi đầu mới sau 820 ngày được phong thánh, bóc lịch và cạo tường, Nhất vẫn hùng hồn tinh tướng như ngày nào, từ quả PR  "bỏ báo viết lóc" hay "Một góc nhìn khác" cho đến "Có loại tù làm người ta nhục nhã, nhưng có loại tù chỉ khiến họ vinh quang" và "Chỉ có thể cưỡng bức được hành vi chứ không cưỡng bức nổi tư tưởng". Nhất vẫn hãnh tiến, kiêu căng tự phụ như bố đời. Chỉ vài câu rắm rít nhảm nhí như vậy mà cả làng rân chủ cuội nhao nhao đầy kích động, hè nhau ủng hộ cho idol mắt lác khác người.

820 ngày không dài nhưng có lẽ đủ cho một người bình thường nhận ra những lồi lõm trong tư duy của mình, nhưng với Nhất, dường như thời gian ấy là để chai lì, lọc lõi và hun đúc thù hận. Có lẽ, Nhất không nói chơi, sự trở lại lần này có lẽ là để chơi tới bến với những gì mà Nhất căm ghét với một thái độ kiêu căng, cố chấp, đầy thách thức.


Nhất tuyên bố, hơn 1000 bài viết còn nguyên cả còm sẽ tiếp tục được đăng tải bởi nó được chính bản án… bảo chứng!  Ngoài ra, gần 200 bài chọn lọc từ các trang viết về vụ án Trương Duy Nhất cũng được đăng lại thành một chuyên mục riêng có tên "vụ án Trương Duy Nhất" nằm trong chuyên mục "chính trị - xã hội" trên blog mới. Tuyên bố này của nhất thể hiện sự hiếu chiến và nó cũng giống như lời thách thức với cối xay gió.


Chưa vào đọc, mới chỉ liếc qua giao diện trang web của Nhất, mình đã chứng kiến Nhất bắt đầu nổ, lần này có vẻ ác liệt, bạo tay. Khác với thời trước, Nhất không chỉ "chém" mấy chuyện lặt vặt dưa cà mắm muối kiểu như như ông A đến dự khai giảng trường này, có các cháu học sinh vác cờ vỗ tay, ấy là phản cảm; hoặc tỉ như ông kia bắt tay tướng Trung Quốc sao cúi thấp thế, như thế là nhục kèm theo vài câu miệt thị xúc phạm người ta... đại để vậy. Lần này, Nhất ra đòn trực diện nhằm vào hàng lãnh tụ với lẽ lời thậm sỉ, a dua cùng lũ khốn cùng rân chủ cuội. Có vẻ như, Nhất cay cú thế thời, lại được lũ chống nhà nước hò reo cổ vũ và kích động nên chém thẳng tay bằng mọi giá mà bất chấp liêm sỉ, đúng sai.


Có phải vì đang cơn cay cú, cái đầu đang bốc hỏa, Nhất đã thiếu kiềm chế hay đó chính là bản chất của Nhất?



Phải nói thật là mình không muốn nghĩ Nhất giống như đám mất dạy kiểu Diện Dũng Chênh Chi Cống tẹo nào. Nhưng những gì Nhất đã và đang làm, đang nổ làm mình thất vọng. Slogan mà Nhất treo rất đẹp, nhưng phong cách bố đời hòa trộn cùng giọng điệu rân chủ giả cầy bưng bô lũ vong nô và nâng bị bợ đỡ loại vắt mũi chưa sạch như bé Uyên hay lưu manh hàng phò như Trần Thị Nga thì cực nhảm.

Trên Facebook cũng như Blog mới có tên "Một góc nhìn khác" mình đọc thấy ở đó sự cay cú, hậm hực đến độ bệnh hoạn nên gọi là "Một Góc Nhìn Lác" cũng chả oan tẹo nào.

Vừa "trở lại" Nhất đã vội nã pháo vào ông Luận với bài "Luận về ông Luận"; bỉ bôi và kích động vùng miền với bài "Nhà xí đẹp long lanh và câu chuyện đái ỉa" và rồi "Ngày giỗ ba nói về tù-nhục-vinh, ông Hồ và máu bên này bên kia".v.v...Toàn bài viết giọng điệu khắm khú nơi bẹn phò đít bớp. Sự hằn học vô đối của Nhất thể hiện cực rõ trong các so sánh giữa một bên là lãnh tụ và một bên là chuyện "đái ỉa" của xã hội, điều này đã chứng tỏ Nhất đang ở giai đoạn cuối của căn bệnh vĩ cuồng mất dạy. 


Những bài viết kiểu như vậy chắc chắn sẽ thu hút được rất nhiều... ruồi nhặng rân chủ và sẽ đừng cơ mơ người dân nơi Nhất sống ủng hộ.

Chả biết sự trở lại của Nhất sẽ ra sao và dẫn Nhất tới bến bờ nào, nhưng có vẻ như Nhất cũng không khác gì đám hủi nô vọng ngoại cầu vinh là mấy. 

Thật tiếc cho một đời làm thợ chữ.

KHI NÀO MỚI NGẨNG MẶT LÊN ĐƯỢC, NGƯỜI ƠI?

Cô bạn tôi bên Nhật hôm rồi muốn mang về Việt Nam một bộ 5 thanh kiếm Nhật (katana) với giá khoảng 20 nghìn đô la tức bằng giá một chiếc Camry xuất xưởng. Năm thanh sắt chỉ hơn 10kg có giá tương đương với chiếc xe hơi nặng hơn một tấn với đầy đủ tiện nghi, điều này đủ nói lên độ tinh xảo của các mặt hàng thủ công mĩ nghệ Nhật. Giá trị nghệ thuật khác với giá thành trong công nghiệp ở chỗ không thể đong đếm cụ thể, nó vô giá.

Tôi từng xem một phóng sự trên Channel Newsasia về một công ty Nhật mở cơ sở rèn katana bên Campuchia. Dù người Việt Nam luôn tự nhận mình là khéo tay, người Nhật vẫn không bao giờ đặt gia công hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam với lý do công nhân làm cực ẩu, ăn cắp công đoạn, chưa tinh thì đã xảo.

Người Việt Nam, rất tiếc, chỉ tỉ mỉ trong một việc duy nhất đó là viết sớ. Bạn nào từng được đi dự các khoá lễ lạt sẽ thấy, thầy cúng viết về những con nhang dâng sớ rất cặn kẽ thậm chí thêm vào vô vàn chi tiết mới lạ. Nhiều cụ sinh thời một chữ cắn đôi không biết, đéo nói điêu, nhưng qua mồm thầy cúng thì học vấn sánh với Trương Hán Siêu.

Những nghệ sĩ đẳng cấp thế giới, những doanh nhân tài sản tỉ đô hay những chính khách của các liệt cường, luôn có những yêu cầu khắt khe mỗi khi công tác nước ngoài. Nếu cảm thấy không lo được, đừng mời họ sang.

Việc Kenny G nhận lời mời của VP bank biểu diễn ở Việt Nam đã làm thoả lòng hàng nghìn người hâm mộ, đương nhiên, những người đủ đẳng cấp nghe ông biểu diễn không nhiều.

Chuyện ăn ở đảm bảo tiêu chuẩn cho Kenny G mà bần nông đang kêu ca là tốn kém, cầu kỳ, thậm chí nhiều vàng vẩu đi xa hơn coi ông là không thân thiện, với con mắt của người hiểu biết, là hoàn toàn hợp lý và xứng đáng.

Bần nông muốn Kenny G phải quần xắn móng lợn, chân đi tổ ong, vai đeo ống điếu, ngồi sau wave tàu ra vỉa hè uống nước nhân trần cho hoà hợp với quần chúng cần lao chăng? Đương nhiên, những người thắc mắc về tiêu chuẩn ăn ở của Kenny G đều là những người chưa từng nghe nhạc của ông, thậm chí đéo biết ông là thằng bỏ mẹ nào.

Chúng nghĩ nghệ sĩ tức là phải biết ngồi sân đình chiêu ngụm chè bồm à í a theo nhịp năm ba, thật đáng yêu.

Đất nước chỉ thăng hoa khi người ta hướng tới cái cao quý tinh hoa nhân loại, bám vào liên minh bần nông với văn hoá phi vật thể khố dây che zái đi đái cóng sành, thì khi nào mới ngẩng mặt lên được người ơi?

Đời các bạn mãi mãi chỉ xứng đáng thưởng thức Kenny San-G với Chang Hạ nếu còn giữ nếp tư duy trì trệ này.

Tôi thật.

Nguồn: Ở đây

LÊ THĂNG LONG “NGHI NGỜ” JB NGUYỄN HỮU VINH VÀ NGUYỄN TƯỜNG THỤY LÀ “DÂN CHỦ DỎM”

Mẹ Đốp

Sau bài viết của Nguyễn Tường Thụy đăng lên với nội dung: “Lê Thăng Long và Võ Phù Đổng nói nghi ngờ JB Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Tường Thụy là dân chủ dỏm. Điều này cần Lê Thăng Long và Võ Phù Đông vào giải thích vì nó ảnh hưởng tới uy tín và danh dự của tôi".

Võ Phù Đổng tức là Vũ Quang Thuận. Ngay dưới bài viết, vợ của Nguyễn Tường Thụy (nick fb là Lân Tường Thụy) giãi bày về “bạn ông xã mình” có tên Võ Phủ Đổng. Theo bà vợ này kể thì hồi tháng 4/2015, Vũ Quang Thuận đến nhà Nguyễn Tường Thụy chơi và có “tâm sự là bị tạm giam 3 năm mà không thành án” và ra vể tiếc nuối vì trước đây Thuận từng là “doanh nhân thành đạt” . Chắc nghe đến đoạn “doanh nhân thành đạt” này nên vợ chồng Nguyễn Tường Thụy mắt đã sáng lên và tin tưởng ngay con người Vũ Quang Thuận khi giao Nguyễn Tường Lân – con trai cưng đi theo “chú Thuận mà học hỏi”. (Xem thêm: Vũ Quang Thuận là ai?)

Nguyễn Tường Thụy nổi tiếng trong giới với việc "chăn gái" trẻ bằng việc nhận "con nuôi" (Nguồn: Internet)

Đôi vợ chồng “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” Nguyễn Tường Thụy này cứ ngỡ đã được gặp một “doanh nhân thành đạt” và gửi con trai mình đi theo sẽ được “lợi nhuận” cao. Nhưng không ngờ, mưu toan của đôi vợ chồng lắm mưu nhiều kế này đã thất bại hoàn toàn khi con trai chỉ đi được “mấy ngày” rồi bỏ của chạy lấy người, về kể “con rất mệt mỏi vì phải nghe chú thuyết giảng và còn bảo tao nghi ngờ mày là an ninh”.

Nay, Vũ Quang Thuận và Lê Thăng Long còn "nghi ngờ" Nguyễn Tường Thụy và JB Nguyễn Hữu Vinh là "dân chủ dỏm". Lê Thăng Long còn dẫn lại lời của Phạm Thành (chủ trang phản động Bà Đầm Xòe) khi nhắc đến người cha đẻ của Vũ Quang Thuận là Vũ Quang Đổng từng "khuyên" Thuận rằng: “Đấu tranh thì tránh đâu. Đấu tranh thì ăn cứt con ạ!”.

Đáp lại lời của Lê Thăng Long, Nguyễn Tường Thụy cho biết rằng "mình có bao giờ xưng là nhà văn, nhà thơ hay nhà dân chủ đâu nhỉ". Ngay lập tức, cặp đôi Lê Thăng Long và Vũ Quang Thuận "nhắn lại":
"Vậy chính thức hôm nay bác Nguyễn Tường Thụy xác nhận bác không phải là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động dân chủ nhé. Vậy thì tại sao bác lại có tên trong "hội nhà báo độc lập". Vậy phải chăng hội nhà báo độc lập là tập hợp của lũ nhà văn, nhà báo, dân chủ dỏm. Bác lấy tư cách gì để mà phán xét và giao lưu với nhà văn, nhà báo, nhà dân chủ thật?!"
Trước sự đáp trả của cặp đôi Long - Thuận khi bóc mẽ Nguyễn Tường Thụy rằng "phải chăng hội nhà báo độc lập là tập hợp của lũ nhà văn, nhà báo, dân chủ dỏm"? Và cặp đôi này còn mỉa mai Nguyễn Tường Thụy "lấy tư cách gì" để mà "phán xét và giao lưu" với các nhà văn, nhà báo thật sự? Cách trả lời nhanh và có cơ sở của Lê Thăng Long và Vũ Quang Thuận đã đẩy Nguyễn Tường Thụy vào thế bị vì trót lỡ mồm, dại miệng. 

Đàn anh Phạm Thành thấy thế nhảy vào cứu nguy cho Nguyễn Tường Thụy "Khi người đấu tranh cho dân chủ còn quá ít, nói càn như vậy rất có hại cho phong trào".

Khác với cách "so tài tranh cãi" một chọi một của Nguyễn Tường Thụy, JB Nguyễn Hữu Vinh tỏ ra cao tay hơn. Quả không hổ danh là đàn anh với nhiều kinh nghiệm, trải qua nhiều sự việc với nhiều chiêu trò khác nhau, JB Nguyễn Hữu Vinh tỏ ra "gừng càng già càng cay" khi gằn giọng với Lê Thăng Long và Vũ Quang Thuận:
"Thế là mình kệ cha thiên hạ. Thằng nào cuồng thích làm tổng thống, thủ tướng hay làm thằng tâm thần thì cứ làm Chấp gì mấy thằng điên, rỗi hơi này".
Đối với Nguyễn Tường Thụy, Vũ Quang Thuận từng là "doanh nhân thành đạt" và đã gửi gắm con trai của mình đi theo để "học hỏi" nhằm mưu toan cho con mình kiếm chác lợi ích từ vị "doanh nhân" họ Vũ trên tuy nhiên sau đó mộng không thành vì họ Vũ chỉ "thuyết giảng". Còn đối với JB Nguyễn Hữu Vinh, kẻ suốt ngày "cuồng thích làm tổng thống, thủ tướng" như Lê Thăng Long hay Vũ Quang Thuận chỉ là mấy kẻ "tâm thần", "mấy thằng điên", "rỗi hơi" mà thôi. (Xem thêm: Lê Thăng Long mang chứng bệnh tâm thần phân liệt)

Thế mới biết, nội bộ các nhà đấu tranh "rân chủ" cũng phân hóa mạnh. Mỗi người một ý kiến, một nhận thức khác nhau, khó mà hòa thành một và chảy cùng một dòng được. Âu cũng vì lợi ích khác nhau nên mỗi người một ngả, cũng là điều dễ hiểu.