Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

MỘT PHIÊN TÒA BẤT CÔNG VÀ VỞ KỊCH HOÀN HẢO?

Loa Phường


Dũng Phi Hổ

Ngày 14/12, tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã đưa Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hổ ra xét xử theo Điều 245 BLHS. Trước, trong và sau xét xử, truyền thông của giới zân chủ, luật sư “nhân quyền” tham gia phiên tòa đã có kịch bản lồ lộ quy kết được rằng, đây là phiên tòa bất công, bản án bỏ túi…bằng màn diễn mà các diễn viên đều thuộc lòng “vai diễn” của mình

Trước và trong phiên tòa, các luật sư, nhà báo zân chủ, đều phát tin lên mạng rằng Dũng là “con ngoan trò giỏi”, bị đuổi học vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc, tòa án gây khó dễ trong tiến hành các thủ tục bào chữa, rằng vụ án này, Dũng Phi hổ chỉ là kẻ tham gia, không “gây rối trật tự công cộng”, rằng chính quyền “sợ” thây ma đã chết Việt Nam cộng hòa nên trả thù Dũng. .. Số luật sư, zân chủ này tất nhiên ai cũng được nói, được làm, được bào chữa…theo đúng trình tự thủ tục, đều tránh né rằng, chúng đang chạy tội cho việc biểu tình trái pháp luật, cổ súy Dũng trưng trổ “thây ma VNCH” là không vi phạm pháp luật của một chính thể hợp pháp, hợp hiến.

Quá trình diễn ra phiên tòa, bị cáo kêu rằng không đủ sức khỏe tham gia phiên tòa và ngồi “thiền” từ đầu chí cuối, bất chấp bác sỹ đã kiểm tra công khai. Luật sư khăng khăng đòi hủy phiên tòa vì bị cáo không đủ lý do như bị cáo không đủ sức khỏe, thiếu nhân chứng, rằng có đơn người tổ chức biểu tình là cô Đoan Trang, Trịnh Anh Tuấn rằng Dũng “biểu tình ôn hòa”…khi không đạt được ý nguyện “phá” phiên tòa và một luật sư bị tống tiễn gần cuối phiên tòa thì các luật sư còn lại “bỏ” phiên tòa vào thời điểm nghị án để biến phiên tòa thành “bất công”. Bên ngoài phòng xử, đám zân chủ chăn dắt zân oan (chỉ có zân oan đi biểu tình mới được nuôi là một tuyên bố công khai trên mạng của zân oan Maria Thúy Nguyễn) kéo nhau hô hào, trưng biển hiệu cho “Nguyễn Viết Dũng vô tội”, khiêu khích lực lượng chức năng để được “đàn áp”…

Tất nhiên sau phiên tòa, truyền thông lề mạng nhộn nhịp với đấu tố “phiên tòa bất công”, “chủ tọa lưu manh” vì vẫn tuyên án khi vắng các luật sư …

Trước đó, luật sư Lê Luân, người bị cho là hùng hổ, không biết phòng xử có chủ tọa hay không kia, là người tuyên bố bỏ bào chữa vụ án sau khi cha đẻ Nguyễn Viết Dũng tố không đủ 50 triệu trả cho hai luật sư như hợp đồng đã ký, mà chỉ được cộng đồng cờ vàng hải ngoại gửi về có 30 triệu. LS Luận tái khẳng định mình “bào chữa miễn phí” và có LS Trần Thu Nam và Võ An Đôn là quá đủ cho phiên tòa hình sự thông thường. Chỉ sau ít ngày, những lời tuyên bố trên mạng, trả lời phỏng vấn BBC…như có cánh mà bay trước hứa hẹn của “cộng đồng cờ vàng” và biến luật sư này thành “chủ công” trong vai diễn “phiên tòa không có luật sư”, “luật sư bị bịt miệng”…

Những gì diễn ra trên mạng kể trên nếu không biết “lọc” thì người xem chỉ thấy rằng các nhà báo, luật sư, nhà hoạt động, nhà bảo vệ nhân quyền… diễn rất đúng, rất chuẩn. Kỳ thực họ đã thuần thục các vai diễn vì được tập dượt qua hàng chục vụ án trước đó, trong bối cảnh và cảnh diễn đều tương tự như nhau: biểu tình, hô hào, phủ nhận Hội đồng xét xử, đòi hoãn/hủy phiên tòa, luật sư bỏ phiên tòa…. Nhưng hiểu sự việc như Dũng bị đuổi học vì nợ môn, lêu lổng chứ không vì biểu tình chống Trung Quốc, đã bị chính cộng đồng yêu “dân chủ kiểu VNCH” cổ súy từ lâu trước khi dấn thân vào con đường “phục quốc”, rằng Dũng đã tái phạm trong việc cổ súy biểu tượng VNCH nơi công cộng, duy nhất trong đám biểu tình trái phép đó đủ căn cứ khởi tố theo tội danh “Gây rối trật tự công cộng” kia (tái phạm với cùng hành vi) thì không phải đơn giản khi một vụ án xâm phạm trật tự công cộng thông thường đang được chúng đồng thanh diễn thành “vụ án trả thù quan điểm chính trị”, rằng đàn áp bất đồng chính kiến, người yêu nước, sợ hãi thây ma VNCH…của chúng

CSGT SAI THÌ DÂN PHẢN ÁNH CHỨ KHÔNG THỂ TẤN CÔNG, CHỬI BỚI...

CSGT sai thì dân phản ánh chứ không thể tấn công, chửi bới...

Dân trí “Hành vi coi thường pháp luật và tấn công CSGT là đáng lên án. Nếu CSGT làm không đúng thì người dân có quyền phản ánh chứ không thể ném gạch, chửi bới lăng mạ, hung hãn tấn công gây thương tích… Chúng ta nên khách quan và bảo vệ cái đúng trước.

Từ vụ việc Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt bị tài xế xe tải kéo lê trên Quốc lộ 5 cho thấy vấn đề chống người thi hành công vụ đang gia tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội - để làm rõ những nguyên nhân và vấn đề đặt ra hiện nay

Phóng viên: Xin Đại tá cho biết tình hình thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông (CSGT) và việc chấp hành các quy định của người tham gia giao thông hiện nay?

Đại tá Đào Vịnh Thắng: CSTGT có nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ. Thành thật mà nói, ai cũng muốn trời nắng cháy được ngồi chỗ mát, trời mưa rét được ở trong nhà, 19h tối được ngồi quây quần bên mâm cơm gia đình… nhưng CSGT thì những lúc như vậy vẫn phải ở ngoài đường giữa các hàng ngàn làn xe chạy và hứng khói bụi, vẫn làm nhiệm vụ phân luồng và hướng dẫn giao thông để người dân được an toàn, đời sống xã hội được bình yên.

Trong khi đó, một bộ phận người tham gia giao thông suy thoái đạo đức, ý thức không thượng tôn pháp luật, bất chấp và coi thường pháp luật nên khi CSGT ra hiệu lệnh để dừng xe xử lý vi phạm thì một số đối tượng trốn tránh kiểm soát, những đối tượng hung hãn thì cố tình đâm xe vào lực lượng thực thi nhiệm vụ, ngoài ra còn có những đối tượng có nhận thức và ứng xử không văn hóa, lăng mạ, chửi bới, chống đối, vu khống CSGT nên dẫn tới thương tích và cả hi sinh.

Hành vi chống người thi hành công vụ ngày càng gia tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng, theo Đại tá nguyên nhân nào dẫn đến tình hình này?

Nguyên nhân là do suy thoái đạo đức của người lái xe về việc thiếu tôn trọng pháp luật. Các quy định của pháp luật về xử lý tội danh của người chống người thi hành công vụ còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm ngày càng có tính chất nguy hiểm đối với xã hội.

Đại tác Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT Hà Nội

Đơn cử như hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ hoặc đe dọa tính mạng nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 20 Nghị định 167 trong lĩnh vực an ninh trật tự xã hội áp dụng phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.

Theo điều 257 Bộ Luật hình sự năm 1999 quy định về xử phạt hành vi chống người thi hành công vụ theo các mức: Phạm tội ít nghiêm trọng phạt cải tạo không giam giữ 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, mức phạt cao nhất cho hành vi chống người thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng là phạt tù 7 năm.

Từ thực tế xử lý vi phạm và sau nhiều vụ CSGT bị tấn công, một số ý kiến cho rằng do CSGT lạm dụng quyền lực và quyền hạn nên đã dẫn tới những bức xúc cho người tham gia giao thông, Đại tá nhìn nhận như thế nào?

Một người lính thì làm gì có quyền lực, làm nhiệm vụ ở ngoài đường và dừng xe xử lý vi phạm chỉ là quyền hạn. Khoác trên người bộ cảnh phục khi ở ngoài đường thì họ là người đại diện cho pháp luật, thực hiện nhiệm vụ theo quy trình quy định. Có những trường hợp CSGT ra hiệu lệnh thì bị người tham gia giao thông chửi bới, ném mắm tôm, ném gạch, tấn công… đó là những chuyện bất khả kháng.

Tôi nhận những thiếu sót, tồn tại của một số anh em chiến sỹ khi có những việc A việc B trong khi thực hiện nhiệm vụ không đúng quy trình quy định, có những thái độ và lời lẽ chưa phù hợp, thiếu sót về điều lệnh tư thế tác phong khi tiếp xúc với nhân dân… Chúng tôi đã chấn chỉnh nhưng một số vẫn chưa thực hiện đúng nên cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc người tham gia giao thông chống người thi hành công vụ.

Tuy nhiên, hành vi coi thường pháp luật và tấn công CSGT là đáng lên án. Nếu CSGT làm không đúng thì người dân có quyền phản ánh chứ không thể hung hãn chống đối… Chúng ta nên khách quan và bảo vệ cái đúng trước, vì tính mạng con người là trên hết.

Rõ ràng ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông không tốt nhưng về phía CSGT liệu có liều lĩnh quá không khi đánh cược tính mạng của mình trước hành động hung hãn của lái xe? CSGT khi nhận ra những nguy cơ có thể ảnh hưởng tới tính mạng thì cần phải có hướng xử lý tỉnh táo và an toàn hơn?

Việc dừng xe, kiểm tra xử lý phải có quy trình chứ không phải là mang tính mạng ra để đánh cược. Khi dừng xe vi phạm CSGT phải ra hiệu lệnh như thế nào, đứng cách mép đường bao nhiêu…, nhưng một đằng là người ra hiệu lệnh và một đằng là phương tiện, người vi phạm chủ động có hành vi chống đối.

Thượng úy Đạt bị xe tải kéo lê trên Quốc lộ 5 ngày 12/12 (ảnh Tiến Nguyên)

Quan điểm của tôi là những trường hợp nào gây ảnh hưởng đến tính mạng của nhân dân, gây ra những thiệt hại thì lực lượng phải làm kiên quyết. Còn lại những trường hợp tài xế lái xe bỏ chạy, manh động thì CSGT thực hiện biện pháp ghi lại biển số xe, màu sơn, loại xe, đặc điểm nhận dạng xe… để truy tìm và xử lý.

Không phải ai cũng tinh nhanh để có thể đưa ra được những hướng xử lý tốt nhất trong tình huống có nguy cơ mất an toàn. CSGT cũng có người nhanh, có người chậm, có người nhút nhát, có người dũng cảm… Thành thật mà nói có những người phản xạ chậm thì có khi tài xế lao tới tận nơi vẫn chưa biết để nhảy ra mà cứ nghĩ là họ đang chấp hành hiệu lệnh của mình. Tuy đã được rèn luyện nhưng không phải ai cũng phát huy được tất cả.

Sau những vụ việc đáng tiếc như vừa xảy ra đối với đồng chí CSGT trên Quốc lộ 5, Đại tá có cho rằng lực lượng CSGT cần phải rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình khi thực thi nhiệm vụ?

Tôi cho rằng lực lượng phải rút kinh nghiệm cho chính mình. Thứ nhất, khi thực hiện nhiệm vụ phải làm đúng quy trình, quy định của Bộ Công an. Thứ hai là rút kinh nghiệm về thái độ khi tiếp xúc với nhân dân, vì có thể là thái độ ban đầu chưa tốt hoặc nói năng chưa phù hợp nên dẫn tới những bức xúc… Lực lượng phải giải thích, phải thuyết phục nhân dân.

Hàng năm chúng tôi vẫn tổ chức tập huấn, kiểm tra nhưng không tránh khỏi việc một số cán bộ trẻ nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm, nên không thể tránh khỏi những sơ xuất xảy ra khi thực thi nhiệm vụ. Đây là sự thật và lực lượng phải rút kinh nghiệm.

Xin cảm ơn Đại tá về cuộc trao đổi này!

Châu Như Quỳnh (thực hiện) 
dantri.com.vn

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Về vụ Dũng Phi Hổ: CẦN CÓ LUẬT TRỪNG TRỊ HÀNH VI TÔN THỜ PHỤC DỰNG CHẾ ĐỘ PHẢN ĐỘNG CŨ

Bất kỳ quốc gia nào, dù giàu nghèo,văn minh hay lạc hậu, dân chủ hay độc tài...đã có tên trên bản đồ thế giới,quốc gia ấy đều có quyền tự quyết về trách nhiệm bảo vệ sự tồn vong sống còn cho dân tộc mình !

Trong xu thế cùng gìn giữ ổn định hòa bình để hợp tác và phát triển KT, sự hỗ trợ từ nước ngoài đều phải tuân thủ theo Luật pháp QT, mọi kích động dân chúng làm loạn nhằm lật đổ một Nhà nước đều phải bị nghiêm trị !

Nước VN dân chủ cộng hòa , sau này là CHXHCNVN đã tồn tại chính danh 40 năm, đồng nghĩa với Quốc gia VN do thực dân Pháp dựng lên, sau là VNCH do Mỹ bảo trợ đã bị xóa sổ hoàn toàn trên toàn lãnh thổ VN, chỉ còn được nhắc đến trong sử sách.

Có thể tồn tại những bất đồng và đảng phái đối lập ..nhưng dứt khoát mọi hành vi hoặc động thái nhân danh dân chủ, nhân quyền để phủ nhận lịch sử dân tộc nhằm phá hoại, lật đổ, phục dựng lại một chế độ đã chết là hoàn toàn vi hiến !

Như vậy, trường hợp Nguyễn Viết Dũng, biệt danh Dũng Phi Hổ ngang nhiên mặc sắc phục VNCH, mang cờ vàng 3 sọc đỏ hô hào tụ tập tuần hành ở VN chính là hành động phá hoại an ninh quốc gia, hoàn toàn ko chỉ là "gây rối".

Việc chính quyền chỉ xử Dũng Phi Hổ tội "gây rối trật tự công cộng khi tuần hành vì cây xanh", hay "xâm hại trật tự xã hội” chỉ làm cho những kẻ cơ hội lưu manh CT như đám dân chủ cuội và một số luật sư biến thái về tư duy có thêm cớ để gào thét, bao biện cho cái gọi là "quyền tự do ngôn luận", khiến những người thiếu hiếu biết vì bất mãn hay bức xúc với chế độ thêm hoang mang, ko phân biệt nổi đúng sai mà lao vào, a dua...

Thay vì tốn thời gian và nhân lực, tốt nhất cần rõ ràng hơn, nghiêm khắc hơn khi ra luật về loại tội phạm này !

ĐỨNG SAU VỤ GIÁO DÂN XỨ ĐÔNG YÊN CHẶN QL1A LÀ LŨ ÁC QUỶ

Khoai@

Qua báo chí được biết, ngày 14/12, Công an TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh, vừa ra quyết định khởi tố vụ án "Gây rối trật tự công cộng", xảy ra tại khu vực Đèo Con trên QL1A đoạn qua xã Kỳ Nam và phường Kỳ Phương, TX Kỳ Anh trong hai ngày 11 và 12/12/2015.

Lãnh đạo Công an TX Kỳ Anh khẳng định đang tập trung điều tra nhóm đối tượng kích động, xúi giục để người già, phụ nữ, trẻ em ra cản trở giao thông với mục đích mặc cả, đòi công an thả hai đối tượng bị bắt theo quy định của pháp luật. 

Dù là giáo dân hay chủ chăn thì trước hết họ cũng là công dân Việt Nam, có bổn phận chấp hành luật pháp.

Cách đây không lâu, hàng trăm giáo dân giáo xứ Xuân Kiều, Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, Nghệ An dưới sự chỉ huy của linh mục Lê Công Lượng và Hội đồng mục vụ giáo xứ đã tổ chức một vụ cướp đất trắng trợn giữa ban ngày khiến dư luận vô cùng bức xúc. 

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/10/ve-vu-cuop-at-giua-ban-ngay-o-nghi-kieu.html

Dư âm về vụ cướp đất vẫn chưa nguôi thì ngày 11/12/2015, hàng trăm giáo dân giáo xứ Đông Yên, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh dưới sự quản lý của linh mục Trần Đình Lai lại ngang nhiên dùng gạch đá và cây cối chặn ngang đường QL1A, đoạn chạy ngang qua giáo xứ. Hàng ngàn phương tiện chuyên chở hàng hóa bị chặn lại, gây tổn thất cực lớn về kinh tế. 

Hành động mù quáng của giáo dân Đông Yên đã thể hiện thái độ vô luân, coi thường pháp luật và phỉ nhổ vào các tín điều Thiên chúa. Oái oăm thay, nó lại được những chủ chăn cực đoan cùng đám bất lương khoác áo dân chủ tung hô cổ súy. 

Được biết, nguồn cơn dẫn đến việc giáo dân vi phạm pháp luật là do bị chính các vị chủ chăn Thiên chúa kích động, mặc dù họ rêu rao rằng nó xuất phát từ việc chính quyền đền bù không thỏa đáng cho 200 hộ dân nơi đây.

Cần nhắc lại, việc nhà nước lấy đất phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước ở Đông Yên đã được chính quyền đền bù thỏa đáng. Tấm hình Giáo xứ Đông Yên, xã Kỳ Lợi đã tổ chức Thánh lễ “Đặt viên đá góc tường” xây dựng Nhà thờ chính tại Khu tái định cư Đông Yên đã nói lên tất cả. Nói cho rõ, dự buổi lễ này, có Ngài Leopoldo Girreli - Đại diện không thường trú Tòa thánh Vatican tại Việt Nam, Giám mục giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lê Thành Long và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn. Tuy nhiên, đền bù xong, chính các linh mục đã trở mặt, xúi dục giáo dân không di dời và úp mở rằng, nhà thờ (cũ) chỉ chuyển đi khi 200 hộ dân đó đã dời đi. Luận điệu này của các linh mục làm những người hiểu biết tin rằng, sẽ không có chuyện 200 hộ dân kia thỏa mãn với những gì chính quyền đền bù và rằng, 200 hộ ấy đã bị mê hoặc bởi thứ thần quyền giáo lý của quỷ dữ.

Chính các giáo dân Đông Yên chưa chịu di dời đã nhiều lần ra Tòa Giám mục Xã Đoài (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) để xi ý kiến và tại đây thay vì đứng ra giải thích cho các giáo dân hiểu và chấp hành thì đại diện Tòa Giám mục đã "ngầm xúi bẩy" người dân chống đối. Các chức sắc phát biểu trước giáo dân rằng, "Việc di dời các hộ dân, Đức Giám Mục một lần nữa tái khẳng định lập trường của lãnh đạo Giáo Phận là chuyện đó hoàn toàn thuộc quyền của các hộ dân, chấp nhận đến nơi tái định cư hay không họ phải tự mình quyết định. Phương án bồi thường, hỗ trợ di dời và tái định cư nằm trong sự thỏa thuận của từng hộ dân với các cấp chính quyền và nhà đầu tư, Tòa Giám Mục không can thiệp". Họ cũng bật đèn xanh cho giáo dân là "Việc có nhà thờ để làm nơi thờ tự và lãnh nhận các bí tích là quyền và lợi ích tối thượng của giáo dân. Chừng nào còn giáo dân Đông Yên chưa di dời thì nhà thờ còn được bảo vệ và bảo quản. Đây cũng là lập trường mà lãnh đạo Giáo Phận đã nhiều lần yêu cầu trước chính quyền địa phương. Đức Cha cho biết sẽ liên hệ gấp với chính quyền Hà Tĩnh để một lần nữa khẳng định lập trường này và yêu cầu các bên liên quan tôn trọng quyền này của giáo dân".

Rõ ràng, chính các chức sắc Tòa Giám mục giáo phận Vinh đã lật lọng, cố tình đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho chính quyền. Chính họ đã đứng ra đại diện cho các giáo dân thỏa thuận việc đền bù, tái định cư với chính quyền và nhận tiền đền bù thay người dân, nhưng khi mọi sự đã hoàn tất, chính quyền đã thực hiện hết trách nhiệm của chính mình thì giáo hội lại tỏ ra vô can khi xảy ra vấn đề.

Vụ chặn QL1A có thể là hành động ngu muội của giáo dân, những những kẻ khoác áo thầy tu đứng sau xúi bẩy mới thực sự là ác quỷ. Chính họ mới là kẻ đưa giáo dân vào vòng tội lỗi.

Quyết định khởi tố vụ án "Gây rối trật tự công cộng", xảy ra tại khu vực Đèo Con trên QL1A là quyết định hợp lòng dân và sẽ là bước thực thi pháp luật đầu tiên nhằm lôi cổ những kẻ xúi bẩy giáo dân phá hoại đất nước ra trước vành móng ngựa.

Nóng: KẺ GIAN NÃ SÚNG VÀO NHÀ RIÊNG TRƯỞNG CÔNG AN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ

Khoai@

Tin cho biết, đã có một kẻ bắn vào nhà Trung tá Lê Đức Tùng – Trưởng Công an TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Đối tượng vẫn chưa rõ là ai.

Sự vụ xảy ra vào tối ngày 14/12, tại nhà riêng của ông Tùng trong lúc cả nhà đang xem tivi. Theo đó, vào thời điểm trên, đối tượng đi qua nhà ông Tùng đã nổ súng qua cửa sổ, khiến các mảnh kính bắn tung tóe, chiếc ti vi bị hư hỏng, và rất may không có người bị thương.

Các đơn vị chức năng của Công an tỉnh Hà Nam đã có mặt tại hiện trường ngay lập tức để khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ việc và đảm bảo an toàn cho gia đình Trung tá Lê Đức Tùng.

Đến sáng nay, ông Tùng và các thành viên trong gia đình vẫn đi làm bình thường.

Được biết, ông Tùng làm Trưởng Công an thành phố Phủ Lý đã nhiều năm và có nhiều thành tích trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy. 

Hiện cơ quan công an đang tiếp tục điều tra, xác minh để làm rõ nguyên nhân và tiến hành truy bắt nghi phạm.

HÃY TRỪNG TRỊ THẲNG TAY

KhanhKim@


Bức xúc trước hành vi giết người của tài xế xe tải, KhanhKim@ đã tỏ thái độ rất rõ ràng: Hãy trừng trị thẳng tay. Xin được đăng nguyên văn.

Hãy trừng trị thẳng tay.

Mấy ngày hôm nay dư luận xôn xao về việc, lái xe Ô tô vi phạm đâm thẳng và cuốn CSGT đang làm nhiệm vụ vào gầm xe, rồi giáo xứ Đông yên ở Hà tĩnh ngang nhiên chặn xe Ô tô ở quốc lộ 1A, để phản đối Công an bắt người vi phạm pháp luật. Ngày 15/12/2015 người dân lại chứng kiến, một số kẻ khoác áo “dân oan” kéo đến định làm loạn tại phiên tòa xét xử tên Nguyễn viết Dũng(Dũng Phi Hổ) tại quận Hoàn kiếm Hà Nội, một kẻ“Vắt mũi chưa sạch” có hành vi ngông cuồng, tôn sùng chế độ phản động cũ, phủ nhận sự hy sinh, xương máu của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dành độc lập dân tộc.

Xem ra pháp luật, kỷ cương phép nước, đang bị một số người dân coi thường.

Ai là người dân Việt cũng hiểu rằng, ngày nay pháp luật từng bước đã đi vào cuộc sống, trở thành một sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng, đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần xây dựng hình ảnh Nhà nước Việt Nam pháp quyền, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, thực thi quyền làm chủ, quyền tự do của người dân, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, là chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển và bảo vệ tổ quốc.

Tuy nhiên Dân chủ phải đi liền với kỷ luật, kỷ cương. Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. Quyền làm chủ, quyền tự do của người dân phải đi đôi với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân, mà trước hết là phải tuân thủ pháp luật.

Thế nhưng hiện nay, có những kẻ đang lợi dụng tự do dân chủ để chống phá chính quyền, xâm phạm đến anh ninh quốc gia, lợi ích sống còn của người dân Việt. Những hành vi coi thường kỷ cương phép nước, ngông cuồng chống người thi hành công vụ, “hội chứng nhờn luật” xuất hiện ngày càng nhiều, trước sự nhượng bộ, của cơ quan công quyền, đã và đang gây bất bình, trong dư luận xã hội, gây bức xúc cho người dân.

Người ta thấy làm đau buồn khi nhìn thấy. Ngày 23/9/2015 tại Trung tâm Thủ đô yêu dấu, trái tim thân yêu của cả nước, bọn bất lương khoác áo dân chủ, đã có hành vi không thể chấp nhận được, chúng đã xúc phạm đến lương tri hàng chục triệu trái tim yêu nước của người dân Việt khi dẫm đạp, dày xéo lên lá Cờ thiêng liêng của tổ quốc mà không bị trừng trị ngay lập tức. Nỗi đau, được nhân lên khi mới đây cũng tại Thủ đô vẫn những kẻ lưu manh, khoác áo dân chủ, chúng đã lộng ngôn, ngang nhiên xúc phạm đến Anh linh của Chủ tịch Hồ chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. (Điều 276. Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, lãnh tụ thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm).

Vậy tại sao những kẻ xúc phạm tới Anh linh Anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quá rõ, dù chúng có là ai, đến giờ này mà chúng vẫn nhởn nhơ, không bị pháp luật trừng trị? Một câu hỏi lớn dành cho những người thực thi pháp luật ?

Nhà nước có kỷ cương, phép nước để trị quốc an dân, mà quốc gia nào cũng có Việt nam không phải là ngoại lệ. Những kẻ coi thường pháp luật qua các hành vi ngông cuồng, thể hiện đây đó vẫn còn những kẻ lợi dụng cái gọi “tự do dân chủ”, chúng khoác áo “dân oan”, mạo danh “dân chủ’, “tôn giáo” để chống phá chính quyền. Người ta thấy làm lạ răm bảy chục người, vẫn mấy gương mặt cũ chúng thường xuyên biểu tình, riễu phố Thủ đô, với những băng rôn, khẩu hiệu phản cảm, chống đối chính quyền, gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông mà không bị xử lý.

Từ những sự việc xảy ra tại Giáo xứ Thái Hà (Hà Nội), Giáo xứ Đông Yên (Hà Tĩnh), rồi Giáo xứ Mỹ Yên (Nghi Lộc, Nghệ An)… tiếp theo, lại là vụ việc tại Giáo họ Yên Lạc thuộc Giáo xứ Xuân Kiều, xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Họ vào nơi Công quyền cứ như vào chốn không người, chửi bới chế độ, xúc phạm lãnh tụ HCM, mạt sát chửi bới người thi hành công vụ, trước sự chứng kiến của người dân và sự “Quá lành hiền” của cơ quan chức năng. Xin được khẳng định. Những kẻ chống đối kia họ đâu có còn là Nhân dân, họ đang là những kẻ vi phạm pháp luật tại sao không xử lý?.

Sự việc mới đây nhất giáo xứ Đông yên tỉnh Hà Tĩnh đã ngang nhiên chặn xe ở quốc lộ 1A. Rồi ngang nhiên, cố tình làm loạn ở chốn công đường là nơi xử án bọn tội phạm. Rõ ràng hành động của họ là manh động nhưng có tổ chức rất nguy hiểm, vi phạm nghiêm trọng pháp luật, xâm hại đến an ninh quốc gia. Thử hỏi việc làm trên của họ là yêu nước, vì công lý, là hòa bình, là tự do dân chủ và sự thật? Liệu hành vi của họ có vi phạm kỷ cương phép nước, thượng tôn pháp luật cần phải trừng trị hay không?

Một hành vi coi thường pháp luật đã quá rõ ràng, thậm chí có những nơi, ẩn chứa những âm mưu nguy hiểm có tổ chức, chống phá để lật đổ chính quyền. Một tiền lệ xấu, đã có những hiệu ứng, tác động tiêu cực không nhỏ vào một bộ phận tư tưởng của người dân. Sẽ là cực kỳ nguy hiểm, nếu để việc làm vô luật pháp kể trên, không được ngăn chặn kịp thời, xử lý không kiên quyết, sẽ như một vết dầu loang, chẳng khác gì một đám cháy nhỏ, không dập tắt ngay lập tức, để đến khi bùng cháy lan rộng sẽ là vô phương cứu chữa?

Tự do, dân chủ là những giá trị tinh hoa của văn minh nhân loại, cần được nhân rộng và tôn trọng. Tuy nhiên, việc tôn trọng tự do dân chủ không có nghĩa là “Tự do quá trớn, dân chủ quá đà” buông lỏng việc chấp pháp, bỏ mặc những hành vi chống phá, âm mưu lật đổ chính quyền, chống người thi hành công vụ, chà đạp lên thuần phong mỹ tục và đạo đức, lối sống, cách ứng xử nhân văn của người dân và dân tộc Việt, mà không bị xử lý, hoặc xử lý không quyết liệt, đó là một sai lầm nghiêm trọng. Một câu hỏi lớn của đại đa số người dân, dành cho các cấp có thẩm quyền?.

Người dân khẩn thiết đề nghị Chính quyền hãy ra tay, kỷ cương phép nước phải được thực hiện. Nhân dân sẽ ủng hộ, trừng trị thẳng tay những kẻ “giả danh dân chủ ”, khoác áo “dân oan”, xâm phạm đến an ninh quốc gia, âm mưu lật đổ chính quyền. Cùng với những kẻ chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng để trả lại sự bình yên, trong sáng vốn có cho đất nước.

Xin được một lần nữa nhắc lại câu nói bất hủ của Chủ Tịch Cu Ba Phiđencátstro, khi ông nói về chuyên chính với kẻ thù đại ý: “Bạn lùi một bước chúng tiến một bước, bạn lùi hai bước chúng tiến ba bước. Khi bạn không còn đường lùi chúng sẽ tiến tới cắt cổ bạn. Thế nên bạn phải cắt cổ chúng, trước khi chúng cắt cổ bạn”.

Chúng ta hãy cùng nhập tâm một câu nói của một đồng chí, một người bạn, một chính khách nổi tiếng về tinh thần cách mạng đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù. Không thừa, rất phù hợp đối với Việt Nam lúc này.

Ngày 14 tháng 12 năm 2015

Ông Lê Văn Cuông: ĐƯỜNG DÂY NÓNG CHỐNG THAM NHŨNG KHÓ KHẢ THI

Hoàng Đan


Theo ông Cuông, hiện nay tham nhũng là hoạt động ngầm, lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân với hối lộ... do đó, việc bảo người dân phát hiện rồi tố giác qua đường dây nóng khó khả thi.

Người dân làm sao biết được hoạt động tham nhũng

Để phản ánh, tố cáo các hành vi tham nhũng, tặng quà Tết trái quy định, Cục Phòng chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) đã tiếp tục mở các đường dây nóng theo các số điện thoại: 080.48228, 0902.386.999 và 0125.698.6688.

Thông qua các đường dây nóng này, người dân có thể phản ánh thông tin liên quan đến các hành vi tham nhũng nói chung, đặc biệt trong dịp cuối năm là những hành vi như tặng quà trái quy định, sử dụng xe công trái quy định, “mãi lộ”…

Để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa.

PV: Cá nhân ông có suy nghĩ như thế nào trước việc Cục Phòng chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) đã tiếp tục lập đường dây nóng trong dịp Tết năm nay?

Ông Lê Văn Cuông: Theo tôi, việc lập đường dây nóng này là chủ trương của Thanh tra Chính phủ và đó là điều tốt với mong muốn tiếp nhận các thông tin của nhân dân phản ánh, rồi có phương pháp giải quyết..

Đây là điểm mới và đáng hoan nghênh nhưng còn hiệu quả như thế nào thì phải chờ, chứ tôi cũng không dám nói trước vấn đề này.

Bởi còn phụ thuộc vào việc thực thi nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ hay nói cách khác là có đường dây nóng rồi thì việc tiếp nhận, xử lý như thế nào còn ở phía trước.

Tôi hy vọng đây không phải hình thức, công bố ra để thể hiện vai trò, trách nhiệm, cầu thị của mình nhưng khi thực thi không đạt được kết quả, "đầu voi đuôi chuột". Vì khi đó nó sẽ trở thành phản cảm.

Tôi mong nói đi đôi với làm và phải chứng minh được chủ trương đó đúng đắn, hợp lòng dân, có hiệu quả thiết thực, gây được lòng tin trong nhân dân.

PV: Lãnh đạo Cục Phòng chống tham nhũng cho biết, đến nay việc mở đường dây nóng như nêu trên thu được nhiều kết quả tốt, riêng trong dịp Tết nguyên đán năm ngoái đã thu được trên 60 nguồn tin và đã phân loại xử lý đúng quy định.

Cá nhân ông có thấy tin tưởng vào việc đường dây nóng này sẽ vạch mặt được tham nhũng?

Ông Lê Văn Cuông: Nói thực, thực trạng tham nhũng như hiện nay là hoạt động ngầm, lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân với hối lộ để trục lợi... mà bảo người dân phát hiện rồi bằng đường dây nóng báo với thanh tra thì tôi cho rằng, nó khó khả thi, không hiệu quả.

Bởi vì, người dân làm sao biết được hoạt động tham nhũng. Ngày trước, người ta khuân gạo, thịt, tặng phẩm, tay xách, nách mang đến còn có thể nhìn thấy để chụp ảnh, quay phim hay chứng kiến.

Bây giờ người ta xách cặp có bao nhiêu tiền, bỏ phong bì vào áo trong, xuống xe, đi người không vào, rồi đến phòng đóng cửa lại thì làm sao người dân phát hiện và báo được.

Nếu có thì cũng rất ít và không đáng kể so với nạn chúc Tết rầm rộ, phổ biến như lâu nay.

Tôi cũng không biết là Tết này Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp nhận được bao nhiêu đối tượng và khối lượng tiếp nhận sẽ như thế nào.

Còn cả nước có biết bao nhiêu quan chức, biết bao nhiêu đối tượng, cơ quan đi chúc Tết rầm rập mà năm ngoái chỉ thu được 60 nguồn tin thì chỉ như muối bỏ biển, đó là, chưa nói bản chất cụ thể của các thông tin này như thế nào.

Hiện giờ, theo tôi thì hãy chờ đến sau Tết xem hiệu quả thực sự của đường dây nóng này đến đâu, giải quyết được vấn đề gì.

PV: Có một câu chuyện được dư luận quan tâm trong những ngày qua, đó là việc cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều cho biết trong quá trình tự kiểm tra đã không phát hiện tham nhũng. Ông có bình luận gì về điều này?

Ông Lê Văn Cuông: Thời gian qua, các quy định của pháp luật, bộ máy phòng chống tham nhũng từ Trung ương đến địa phương đã được thành lập, hoàn thiện, nhưng hai địa phương lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cả năm lại không phát hiện ra vụ tham nhũng nào.

Việc này, tôi nói thẳng là người dân không tin bởi thực trạng tham nhũng diễn ra rất nghiêm trọng ở nhiều cấp, nhiều nơi, nhiều lĩnh vực.

Tại sao hai địa phương lớn như vậy lại không phát hiện ra vụ tham nhũng nào, mặc dù, thanh tra, kiểm tra hàng chục nghìn vụ. Rõ ràng giữa thực tế diễn ra và đánh giá của các cơ quan, địa phương có sự vênh nhau.

Ở đây, cần tìm hiểu bản chất xem tại sao lại có hiện tượng như vậy và báo cáo của cơ quan Nhà nước là đúng hay dư luận đúng.

Từ đó, mới thấy được hiệu quả quản lý của cơ quan phòng chống tham nhũng tại sao có kết quả thấp như thế, để rồi tìm ra nguyên nhân, trách nhiệm và đề ra giải pháp tích cực hơn.

Cần một thiết chế đủ mạnh, độc lập

PV: Thực tế Đảng ta đã xác định "quốc nạn" tham nhũng đã và đang là vấn đề nhức nhối, gây nguy hại đến đất nước, đồng thời thủ đoạn thực hiện hành vi này ngày càng tinh vi hơn. Ông có đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Ông Lê Văn Cuông: Đúng như vậy, vấn đề tham nhũng đã được nói rất nhiều, ở nhiều nơi nhưng công tác đấu tranh, phòng chống vẫn chưa tạo được chuyển biến rõ nét và đang gây bức xúc trong dư luận, mất niềm tin của cử tri.

Các báo cáo của Chính phủ trong kỳ họp Quốc hội vừa qua cũng chỉ rõ tình trạng tham nhũng đang có những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp.

Ngoài hối lộ trực tiếp thì họ còn hối lộ, tham nhũng bằng nhiều cách khác nhau, bằng những hiện vật, đất đai, phương tiện...

Vào dịp Tết này, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đều ra các văn bản yêu cầu không được đi chúc Tết, không được sử dụng ngân sách là quà biếu... Tức là có các văn bản để nhắc nhở, ngăn chặn.

Nhưng thực tế thì người ta có đến 1.001 cách để biến tướng ngân sách Nhà nước thành quà biếu và các cách thức sử dụng quà biếu cũng muôn hình vạn trạng, ngày càng nở rộ, phát triển chứ không giảm được.

Không những thế, văn bản cấp trên ra cấm, nhưng cấp dưới đến biếu quà thì lại vẫn nhận và hoạt động này diễn ra hoàn toàn âm thầm, ngầm. Dù không có chứng cứ cụ thể nhưng ai cũng biết điều này.

Chưa kể hiện nay, ranh giới giữa tình cảm và việc lợi dụng để hối lộ, trả ơn, đổi chác, chạy chọt còn lẫn lộn, không rõ ràng minh bạch. Từ đó, lợi dụng vào dịp Tết này, người ta đến với nhau càng rầm rộ.

Có những trường hợp, hàng đoàn xe, người xếp đuôi nhau để vào phòng lãnh đạo, trao phong bì, chúc tụng, chúc Tết nhanh...

PV: Với thực trạng tham nhũng đang diễn ra như vậy, cá nhân ông, có hiến kế gì để có thể giúp các cơ quan chức năng chống "quốc nạn" này trong dịp Tết?

Ông Lê Văn Cuông: Biện pháp ngăn chặn ở đây thì người ta thường đề cao đến trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực sự gương mẫu, dũng cảm tránh tham ô, tham nhũng, hối lộ.

Nếu người đứng đầu cương quyết, gương mẫu, có biện pháp thì sẽ giúp ngăn chặn được cấp dưới của mình có những hành vi hối lộ, biếu xén thì tôi cho rằng, đây là vấn đề rất quan trọng và cần được tập trung thực hiện.

Còn cá nhân tôi cũng đã từng đề xuất giải pháp là cần có thiết chế theo dõi, giám sát từng hành vi, từng động thái, mối quan hệ của cán bộ lãnh đạo các cấp, nhất là người đứng đầu ở các cơ quan, đơn vị.

Trong đó, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan quản lý chính quyền, cơ quan kinh tế...

Nếu Nhà nước xây dựng được thiết chế này, với lực lượng tinh thông, để đi sâu vào các đối tượng, mang tính độc lập, khách quan thì sẽ phát hiện, xử lý, ngăn chặn dần được vấn nạn tham nhũng này.

VIỆN TRƯỞNG VIỆN NC LẬP PHÁP ĐBQH ĐINH XUÂN THẢO
Số đường dây nóng là số để cho người dân thấy phát hiện những hiện tượng, hành vi tham nhũng có thể gọi trực tiếp đến cung cấp thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng. Đây là điều tốt để thông tin đến được đúng người, đúng chỗ để giải quyết. Ở đây, khi cung cấp thông tin thế này thì người tiếp nhận và người gọi đều phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực, khách quan rõ ràng, để khi có con người cụ thể, rõ ràng sẽ tránh được cái nặc danh, giúp việc thẩm tra, xác minh nhanh chóng có kết quả.