Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

XÉT XỬ VỤ THẢM SÁT BÌNH PHƯỚC

Sáng nay 17/12/15 Tòa lưu động sẽ xét xử vụ thảm sát Bình Phước.

Dự kiến 7g sáng phiên tòa mới bắt đầu, nhưng từ 6g sáng hàng trăm người dân đã tới khu vực xử án để tham dự. 

Từ 6g, hàng trăm cảnh sát cơ động đã có mặt để bảo vệ trật tự khu vực xử án. An ninh được thắt chặt ngay từ vòng ngoài. Nhiều người dân cũng đã có mặt để giữ “vị trí đẹp”. Nhiều hàng quán bán nước lưu động cũng được người dân dựng lên để phục vụ cho người dân tham dự. 

Địa điểm diễn ra phiên tòa nằm trong khu trung tâm hành chính huyện Chơn Thành, cạnh trường THPT Chơn Thành. 

Dự kiến sẽ có khoảng 4.000 người tham dự. 

Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã tăng cường thêm lực lượng bảo vệ lên tới 400 người (tăng thêm so với dự kiến). Có hơn 100 phóng viên các báo đã đăng ký tham dự đưa tin phiên tòa, trong đó nhiều báo cử tới 3-5 phóng viên tham dự.

Hội đồng xét xử do ông Nguyễn Hữu Trí, Chánh án TAND tỉnh Bình Phước làm chủ tọa phiên tòa. Hai kiểm sát viên của Viện KSND tỉnh Bình Phước giữ quyền công tố tại tòa là ông Lê Đức Xuân - Viện trưởng và ông Nguyễn Quốc Hân - trưởng phòng 1.

Ba bị cáo gồm:

1.Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê An Giang, tạm trú tại huyện Hóc Môn, TP.HCM)

2.Vũ Văn Tiến (tên gọi khác là Bé, 24 tuổi, nguyên quán Bình Phước, tạm trú tại huyện Hóc Môn, TP.HCM)

3.Trần Đình Thoại (27 tuổi, quê Vĩnh Long, tạm trú tại Q.Gò Vấp, TP.HCM).
Cả ba bị cáo đều bị truy tố hai tội “giết người” và “cướp tài sản” theo khoản 1, điều 93 và điều 133 Bộ Luật hình sự. Theo nội dung của khoản 1, Điều 93 quy định về tội “giết người" thì cả ba bị can sẽ đối mặt với khung hình phạt cao nhất là tử hình.
Bị cáo Nguyễn Hải Dương được chỉ định luật sư Hoàng Kim Vinh, còn bị cáo Vũ Văn Tiến cũng được chỉ định một luật sư khác thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước để bào chữa. Riêng bị cáo Trần Đình Thoại được gia đình thuê luật sư Phạm Quốc Hưng bào chữa. 
Về phía các bị hại cũng đồng ý để luật sư Đào Xuân Thành bảo vệ quyền lợi miễn phí. 



Hiện tại khu vực sát phiên toà đã chật kín người


Số lượng người dân đổ về chứng kiến phiên xét xử tăng lên vùn vụt, ước tính có tới hàng ngàn người .

Cập nhật:

08:54

Quá trình kiểm sát viên Nguyễn Quốc Hân công bố cáo trạng khá dài thì đôi khi bị ngắt quãng, bởi bên dưới náo động. Nguyên nhân là do trường hợp Lê Vĩnh Hưng (em ruột ông Mỹ) ngồi ở khu vực đại diện cho gia đình các nạn nhân, đã bị kích động khi nghe cáo trạng diễn tả lại chi tiết vụ án. Cảnh sát hỗ trợ tư pháp ngồi cạnh can thiệp, ổn định tinh thần ông Hưng và những người thân khác thì công tố viên mới tiếp tục có thể công bố bản nội dung cáo trạng.
Những người nhà của 6 nạn nhân đã khóc liên tục khi nghe bản cáo trạng.

08:33
Ông Nguyễn Quốc Hân đại diện Viện KSND Bình Phước giữ quyền công tố tại tòa, đang công bố cáo trạng truy tố 3 bị cáo: Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến và Trần Đình Thoại can tội "Giết người" và "Cướp tài sản".

08:28
Người dự khán phiên tòa lên đến hàng ngàn người. Lúc này 1 số người dân đã bắt giữ 3 người gồm 1 nam, 2 nữ có dấu hiệu lợi dụng chen lấn để móc túi, trộm cắp tài sản. Ngay lập tức, 3 người này bị lực lượng Công an tham dự bảo vệ hiện trường áp giải đi nơi khác làm việc. 
Trước đó thư ký phiên tòa đã thông báo người dân dự khán phiên tòa tăng cường cảnh giác với những người có ý định xấu khi đến tham dự phiên tòa.
Chủ tọa phiên tòa, ông Nguyễn Hữu Trí thông báo về các quyền của 3 bị cáo, của đại diện hợp pháp cho các bị hại, của các nhân chứng.
Ông Trí giới thiệu về thành phần HĐXX gồm 5 người, Viện công tố gồm 2 người...

08:09
HĐXX hỏi về nhân thân của 3 bị cáo: Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến và Trần Đình Thoại. Các bị cáo đều trả lời rành mạch và chính xác từng câu hỏi của HĐXX.
Ông Lê Thanh Đớt (65 tuổi, trú tại Bình Dương, cha ruột của nạn nhân Lê Văn Mỹ) và ông Nguyễn Vinh (71 tuổi, trú tại Bình Phước, cha ruột nạn nhân Nguyễn Lê Thị Ánh Nga) đang trả lời câu hỏi của HĐXX. 

08:05
Phiên tòa chính thức bắt đầu. Lực lượng hỗ trợ tư pháp được đề nghị tháo còng cho các bị cáo.
Đại diện Viện KSND và HĐXX được mời vào vị trí làm việc, các bị cáo được dẫn giải lên vành móng ngựa.

08:02

7h40: 3 bị cáo lần lượt được áp giải trên 2 xe đặc chủng đến tòa. Bị cáo Nguyễn Hải Dương bị khoảng gần 10 Cảnh sát áp giải trên 1 xe riêng xuống. Bị cáo Vũ VĂn Tiến và Trần Đình Thoại bị áp giải trên 1 xe khác.
Khi thấy bị cáo Dương vừa xuất hiện tại tòa, ngay lập tức ông Lê Quốc Hưng (em ruột nạn nhân Nguyễn Lê Thị Ánh Nga) và nhiều người thân của 6 nạn nhân khi thấy 3 bị cáo xông đến phản ứng, nhưng lực lượng Cảnh sát tại hiện trường ngay lập tức can thiệp, đưa các bị cáo vào phía trong.
Ông Nguyễn Hữu Trí - Chánh án TAND tỉnh Bình Phước, chủ tọa phiên tòa vừa đọc quyết định đưa vụ án giết người, cướp tài sản ra xét xử.

07:37
7h20: Các bị cáo Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến và Trần Đình Thoại đã được áp giải đến tòa bằng xe đặc chủng nhưng các bị cáo vẫn chưa được ra khỏi xe.

07:25
7h15: Gia đình mang theo di ảnh 6 nạn nhân đến tham dự phiên toà. Nhiều nhân chứng và những người có liên quan cũng lần lượt đến tham dự phiên tòa. Sau đó thư ký tòa công bố nội quy phiên xét xử.



07:24
7 giờ 00: Thư ký tòa thông báo những người có giấy triệu tập đến phiên tòa bắt đầu xuất trình giấy tờ cho hội đồng xét xử. Các bị can vẫn chưa được đưa đến phiên tòa. Theo thông báo của tòa án, lúc 7giờ 30 phiên tòa mới bắt đầu.

Nóng: Nguyễn Văn Đài đã bị bắt

Khoai@

Cuối cùng, điều gì đến đã đến, Nguyễn Văn Đài đã bị bắt về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước

Hôm nay 16/12, Bộ Công an cho biết, CQ An ninh điều tra đã khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Đài (SN 1969, tại Hưng Yên), hiện trú tại phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội về hành vi "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", theo Điều 88 - Bộ luật hình sự. Các quyết định tố tụng của CQĐT đã được Viện KSND Tối cao phê chuẩn.

Sau khi tốt nghiệp đại học Luật năm 1995, Nguyễn Văn Đài có thời gian làm việc cho một số văn phòng luật sư trước khi thành lập Cty TNHH Dịch thuật và Tư vấn Việt Luật và Văn phòng Luật sư Thiên Ân vào năm 2003. Đến năm 2007, ông Đài và cộng sự là Lê Thị Công Nhân bị bắt, đưa ra xét xử về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.

Vụ này Nguyễn Văn Đài bị tuyên phạt 5 năm tù giam, Lê Thị Công Nhân 4 năm tù giam. Tòa phúc thẩm TAND tối cao sau đó tuyên mức án 4 năm tù giam đối với ông Đài và Lê Thị Công Nhân 3 năm tù giam về tội danh trên. Sau khi ra tù, Nguyễn Văn Đài vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động có tính chất chống phá nhà nước...

Sáng nay, Tre Làng đẵ đặt vấn đề: Nhiều người thắc mắc, vì sao Nguyễn Văn Đài vẫn chưa bị bắt?

Người dùng mạng không khỏi bức xúc khi Nguyễn Văn Đài sử dụng mạng Facebook của để chửi bới chế độ, thóa mạ lãnh đạo đảng và nhà nước.

Mới nhất, sáng nay trên facebook của anh ta đã đăng rất nhiều stt có nội dung vu cáo, xuyên tạc chống phá nhà nước và thóa mạ các lãnh đạo đảng và nhà nước, từ Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, cho tới Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chỉ với những hành vi trên, ý đã xứng đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luật:


Ngày 14/12, tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đưa Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hổ ra xét xử theo Điều 245 BLHS. Nguyễn Văn Đài đã xúi bẩy và câu kết với đám luật sư "dân chủ" ra sức phá hoại phiên tòa. Một mặt y vận động lôi kéo những người đang "khoác áo dân oan" đang có mặt tại Hà Nội kéo đến gây áp lực và gây rối trật tự công cộng, mặt khác y liên tục đăng bài xuyên tạc bản chất phiên tòa với những quy kết vô căn cứ.

Trong một stt, ý viết "Phiên tòa bất công được điều khiển bởi những kẻ lưu manh" (xem hình dưới được chụp từ màn hình). Với xuyên tạc này, ý có thể bị bắt và xử lý hình sự.


Thật táng tận lương tâm, trong vụ CSGT bị tên lái xe tải cố tình giết, Nguyễn Văn Đài tửng tưng viết "Gieo gió, ắt gặt bão". Xem hình dưới để thấy tính người trong Nguyễn Văn Đài là điều vô cùng xa xỉ.


Được biết, Nguyễn Văn Đài cũng là tay chân đắc lực của Việt Tân, một tổ chức bị nhà nước Việt Nam và Hoa Kỳ liệt vào danh sách tổ chức khủng bố.

Cách đây không lâu, Nguyễn Văn Đài tham gia làm chương trình Lương tâm TV - một "kênh truyền hình" chuyên vu khống, bôi nhọ hình ảnh đất nước và lực lượng công an. Hành vi này đã bị phía công an xử lý. 

Nguyễn Văn Đài từng là luật sư, và có gánh thêm vai "nhà dân chủ" với nhiều chiêu trò phá rối trật tự công cộng, cùng với nhiều bài viết nhằm đòi lật đổ chế độ. 

Dư luận đang nóng lòng chờ đợi sự phán xét của pháp luật đối với những hành vi chống phá đất nước của Nguyễn Văn Đài.

Bất ngờ với tổ hợp "săn tàng hình" do Việt Nam chế tạo

Bất ngờ với khí tài "săn tàng hình" hiện đại do Việt Nam chế tạo


Tại Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X (2015-2020), BQP giới thiệu các vũ khí do Việt Nam chế tạo, trong đó có radar thu động chuyên săn máy bay tàng hình RTh chế tạo trong nước.

Radar trinh sát thụ động RTh (hình trụ màu xanh) do Việt Nam tự nghiên cứu, chế tạo. Ảnh: QĐND.

Đây là sản phẩm thuộc Dự án "Nghiên cứu thiết kế, chế thử mẫu trạm radar thụ động định vị mục tiêu theo phương pháp TDOA" của Viện Radar (Viện KH&CN Quân sự - Bộ Quốc phòng) do TS. Trần Văn Hùng làm chủ nhiệm.

Được biết, Dự án này còn có sự tham gia tích cực của một số đơn vị thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ và đã được nghiệm thu từ trung tuần tháng 11/2014, sau gần 4 năm triển khai.

Tại Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X (2015-2020) tháng 9 vừa qua, Bộ Quốc phòng đã chính thức giới thiệu hệ thống radar thu động chuyên săn máy bay tàng hình này.

Việc nghiên cứu chế tạo radar RTh đã góp phần quan trọng trong việc phát hiện sớm, cảnh báo và cung cấp chính xác tọa độ mục tiêu cho các đơn vị hỏa lực phòng tránh, đánh trả có hiệu quả những cuộc tiến công của kẻ địch, đặc biệt là các loại phương tiện bay tàng hình.

"Nội thất" có thiết kế rất hiện đại, bố trí khoa học không kém các tổ hợp radar trinh sát thụ động hàng đầu thế giới. Ảnh: Truyền hình QPVN.

Khắc tinh của máy bay tàng hình

Radar RTh định vị mục tiêu theo phương pháp TDOA - nguyên lý phát hiện mục tiêu tiên tiến nhất thế giới hiện nay, đã được áp dụng trong việc nghiên cứu, chế tạo những tổ hợp khí tài trinh sát thụ động hàng đầu thế giới như Kolchuga-M (Ukraine), Vera-NG (CH Séc).

Đây là phương pháp đo đạc chênh lệch thời gian, phát hiện và bám sát nguồn bức xạ vô tuyến dựa trên vi sai thời gian lan truyền của sóng điện từ từ nguồn bức xạ đến các đài thu.

Mỗi tổ hợp radar RTh gồm 4 khí tài thành phần, trong đó có 3 đài thu kế bên, bố trí sao cho tạo thành một tam giác cân và 1 trạm trung tâm nằm ở chính giữa, có nhiệm vụ tổng hợp giao hội, đồng bộ mọi tín hiệu thu về.

Tổ hợp này sẽ âm thầm lặng lẽ thu tín hiệu vô tuyến phát ra từ mục tiêu, qua đó tính toán, xác định và cung cấp tham số về cả khoảng cách, góc phương vị, độ cao cho các đơn vị hỏa lực tiêu diệt các mục tiêu, kể cả những loại máy bay tàng hình hiện đại nhất.

Radar thụ động RTh do Viện Radar nghiên cứu chế tạo thành công. Ảnh: QĐND.

Những ưu điểm vượt trội của RTh

Khác với radar chủ động phải phát sóng để sục sạo tìm mục tiêu, RTh là radar thụ động, nó không hề phát sóng, mà chỉ thu tín hiệu vô tuyến phát ra từ mục tiêu, do vậy xác suất bị đối phương dùng vũ khí diệt radar chế áp là rất thấp.

Nhờ đó, tăng đáng kể khả năng sống sót và đặc biệt hơn là nó hầu như thoát khỏi sự đeo bám, gây nhiễu quyết liệt bởi các khí tài gây nhiễu của đối phương bởi chính đối phương cũng khó biết được mình đang bị theo dõi để làm khó cho RTh trong quá trình hoạt động.

Radar thụ động RTh có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm, tạo thành "lưới trời" cực kỳ tinh nhuệ, khắc tinh đối với mọi loại phương tiện bay tàng hình, kể cả những máy bay thế hệ mới như J-21, J-31, F-22, F-35 hay B-2.

Khi tích hợp, đồng bộ tình báo bay với các loại radar chủ động và thụ động khác có trong mạng cảnh giới đường không, RTh góp thêm một phần quan trọng vào việc phát hiện và cung cấp cảnh báo sớm từ xa đối với các mục tiêu có bức xạ vô tuyến điện từ.

Nhìn vào "nội thất" của RTh được Truyền hình Quốc phòng Việt Nam giới thiệu trong phóng sự "Khai thác làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại" có thể thấy thiết kế, trang bị không hề thua kém so với bất kỳ loại radar thụ động hiện đại nhất trên thế giới nào.

Phát hiện sớm, chính xác kiểu loại mục tiêu bay, dự kiến trước được đường bay, thủ đoạn tác chiến và âm mưu của đối phương sẽ giúp các đơn vị hỏa lực có thời gian chuyển cấp sớm, đánh nhanh, rút nhanh, tạo bất ngờ, diệt địch hiệu quả mà vẫn bảo toàn lực lượng.

Đó chính là một trong những yêu cầu cao nhất của thế trận tác chiến phòng không, nhất là trong điều kiện chiến tranh phi đối xứng, khi đối phương mạnh hơn ta nhiều, chỉ có phòng tránh, đánh trả hiệu quả mới khiến đối phương phải chùn bước.

Tại sao RTh chưa cơ động?

Không giống như 2 loại khí tài (radar) trinh sát thụ động Kolchuga-M và Vera-NG rất hiện đại mà Việt Nam nhập khẩu từ Ukraine và CH Séc là phiên bản đặt trên khung gầm xe tải việt dã 6x6 có khả năng cơ động cao, dường như RTh chưa có khả năng này.

Nguyên nhân có thể là do đã có 2 loại khí tài cơ động nên RTh không nhất thiết phải là loại cơ động mà là bản cố định.

Thứ nhất, bản thân radar thụ động khó bị đối phương phát hiện để chế áp bằng nhiễu hoặc tiến công trực tiếp nên có cơ động hay không cũng chẳng ảnh hưởng nhiều lắm tới khả năng bảo toàn lực lượng và thế trận "lưới trời" đã giăng sẵn.

Thứ hai, do được chế tạo trong nước nên chủ động về công nghệ là ưu thế lớn và có thể sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, giá thành chấp nhận được, đủ để trang bị rộng khắp tạo thành lưới thiên la địa võng, các trạm, đài bổ trợ hoặc tích hợp liên hoàn với nhau.

Nói thế không có nghĩa RTh không cơ động được, mà đúng ra là chưa, khả năng triển khai, thu hồi nhanh của nó sẽ được hoàn thiện và việc đặt lên khung gầm xe vận tải việt dã bất kỳ không phải quá khó, trong tầm tay của những nhà khoa học Việt Nam.

Hy vọng, trong tương lai gần, RTh và các thế hệ kế tiếp hiện đại hơn sẽ được trang bị số lượng lớn, xứng đáng với vai trò quan trọng vào thế trận phòng không quốc gia, kiên quyết Không để Tổ quốc bất ngờ vì những tình huống trên không.

TTT

NGỌC QUYÊN BÁN QUẦN ÁO, HUY MC BÁN XÔI TRÊN ĐẤT MỸ

Từ bỏ ánh hào quang lộng lẫy của sân khấu, bước sang xứ người với những bộn bề lo toan, ca sĩ Huy MC, người mẫu Ngọc Quyên... đều rất cơ cực để ổn định cuộc sống.


Ngọc Quyên bán quần áo sale

Người mẫu Ngọc Quyên lúc còn ở Việt Nam làm người mẫu.

Người mẫu Ngọc Quyên được đánh giá cao trong làng mẫu Việt Nam. Tuy nhiên, khi đang ở đỉnh cao nghề nghiệp thì Ngọc Quyên quyết định lấy chồng và sang Mỹ sinh sống, từ bỏ sàn diễn. Dù đang mang bầu đứa con đầu lòng và có chồng làm bác sĩ thu nhập ổn định nhưng Ngọc Quyên vẫn đi bán hàng quần áo sale ở Mỹ cho một bà chủ người gốc Hoa.

Chia sẻ về điều này Ngọc Quyên cho biết, bất cứ nghệ sĩ nào sang đây ban đầu cũng gặp khó khăn. Cô không khó khăn tới độ phải kiếm tiền bằng được nhưng cô ngại ở nhà nhiều, sẽ trì trệ. Ngọc Quyên thích chọn cuộc sống bình dị, có nhà có xe rồi thì hàng ngày cứ làm vừa đủ để vợ chồng có thời gian hàn huyên. Cô không muốn chồng oằn mình ra làm việc để cô có nhiều tiền sắm hàng hiệu, đi chơi.

Huy MC bán xôi

Gia đình mới của Huy MC bên Mỹ. Huy MC giờ thành ông chủ tiệm xôi

Khi đang là cặp đôi sáng giá của làng giải trí Việt thì vợ chồng Huy MC - Thu Phương quyết định sang Mỹ. Sang Mỹ một thời gian thì cặp đôi này chia tay. Tuy nhiên, trong khi Thu Phương vẫn chọn gắn bó trong lĩnh vực âm nhạc trên xứ sở cờ hoa thì Huy MC lại chọn cho mình một con đường khác. Anh phải làm khá nhiều nghề để kiếm sống. Con đường từ chàng công tử chính hiệu đất Hà thành trở thành người đàn ông của công việc chân tay có lẽ chẳng hề dễ dàng và nhanh chóng. Huy MC giờ đã tự mở quán xôi. Anh còn tự mình đứng bếp, bán hàng, thu ngân, tính toán sổ sách hệt như một bà nội trợ đảm đang.

Ca sĩ Thu Phương bị đồng nghiệp tẩy chay

Ca sĩ Thu Phương từng bị đồng nghiệp ở hải ngoại tẩy chay

Khó khăn lớn nhất của ca sĩ Thu Phương khi sang đất Mỹ không hẳn về kinh tế mà lại chính là nghề của cô. Ở Việt Nam Thu Phương được bạn bè yêu mến thì sang Mỹ, Thu Phương bị đồng nghiệp tẩy chay. Năm 2006, tâm sự trong bài phỏng vấn với một đài phát thanh ở Mỹ, Thu Phương cho biết về tình đồng nghiệp không được tốt đẹp giữa các ca sĩ hải ngoại với ca sĩ từ trong nước qua như cô. Trong một bài phỏng vấn vào năm 2011, Thu Phương cũng nhắc lại việc này: “Tôi vẫn hát một mình ở hải ngoại, không một nữ ca sĩ nào muốn hát cùng tôi. Nếu có Phương thì sẽ không có họ”.

Tiếp đến năm 2007, Thu Phương bị tố tham gia đóng phim “đen” Nhật Bản. Sự việc này một lần nữa khiến Thu Phương lao đao và danh dự của cô bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên đến năm 2009, trang web đó bị đóng cửa và scandal về clip nóng của Thu Phương cũng được minh oan là một sản phẩm của sự dàn dựng và vu khống thô thiển.

Sau bao sóng gió, 12 năm xa quê hương, Thu Phương dần khẳng định được mình và cô đã được quay về nước tham gia các chương trình nghệ thuật. Gần đây nhất Thu Phương làm HLV trong chương trình Giọng hát Việt 2015.

Ca sĩ Phi Nhung dọn khách sạn, làm bồi bàn

Ca sĩ Phi Nhung đã phải làm rất nhiều nghề để có thể trụ lại Mỹ.

Năm 1989 ca sĩ Phi Nhung mới tròn 17 tuổi nhưng tuổi thơ cơ cực đã khiến Phi Nhung sang Mỹ để tìm cách kiếm tiền nuôi các em. Những ngày đầu ở Mỹ là chuỗi ngày khó khăn đến cùng cực mà Phi Nhung phải trải qua để có được thành công như ngày hôm nay. “Một mình nơi xứ người, tôi cảm thấy rất đơn độc, không biết phải bắt đầu từ đâu. Đêm đến, tôi không ngủ được vì lo lắng về tương lai, nghĩ đến năm đứa em nhỏ. May mắn, tôi được một tổ chức từ thiện hỗ trợ việc học tiếng Anh trong 6 tháng và học khóa về dọn vệ sinh để được cấp chứng chỉ, có thể đi làm ở khách sạn. Thời gian còn lại, tôi làm bồi bàn cho một nhà hàng Việt Nam”, Phi Nhung từng chia sẻ.

Không những thế, Phi Nhung còn phải làm thêm nhiều công việc như may vá quần áo, công nhân sản xuất đèn cầy rồi đóng hộp thực phẩm… nên mỗi ngày Phi Nhung chỉ ngủ khoảng 3 tiếng.Từ năm 2005, Phi Nhung trở về Việt Nam tham gia ca hát và phát hành các sản phẩm trong nước. Cô được yêu quý nhờ cách sống giản dị, chăm chỉ và dành nhiều tình thương cho những cảnh đời khó khăn.

Anh Thư/VietNamNet

NGUYỄN VĂN ĐÀI XỨNG ĐÁNG BỊ BẮT

Khoai@

Nhiều người thắc mắc, vì sao Nguyễn Văn Đài vẫn chưa bị bắt?

Người dùng mạng không khỏi bức xúc khi Nguyễn Văn Đài sử dụng mạng Facebook của để chửi bới chế độ, thóa mạ lãnh đạo đảng và nhà nước.

Mới nhất, sáng nay trên facebook của anh ta đã đăng rất nhiều stt có nội dung vu cáo, xuyên tạc chống phá nhà nước và thóa mạ các lãnh đạo đảng và nhà nước, từ Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, cho tới Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chỉ với những hành vi trên, ý đã xứng đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luật:


Ngày 14/12, tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đưa Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hổ ra xét xử theo Điều 245 BLHS. Nguyễn Văn Đài đã xúi bẩy và câu kết với đám luật sư "dân chủ" ra sức phá hoại phiên tòa. Một mặt y vận động lôi kéo những người đang "khoác áo dân oan" đang có mặt tại Hà Nội kéo đến gây áp lực và gây rối trật tự công cộng, mặt khác y liên tục đăng bài xuyên tạc bản chất phiên tòa với những quy kết vô căn cứ.

Trong một stt, ý viết "Phiên tòa bất công được điều khiển bởi những kẻ lưu manh" (xem hình dưới được chụp từ màn hình). Với xuyên tạc này, ý có thể bị bắt và xử lý hình sự.


Thật táng tận lương tâm, trong vụ CSGT bị tên lái xe tải cố tình giết, Nguyễn Văn Đài tửng tưng viết "Gieo gió, ắt gặt bão". Xem hình dưới để thấy tính người trong Nguyễn Văn Đài là điều vô cùng xa xỉ.


Được biết, Nguyễn Văn Đài cũng là tay chân đắc lực của Việt Tân, một tổ chức bị nhà nước Việt Nam và Hoa Kỳ liệt vào danh sách tổ chức khủng bố.

Cách đây không lâu, Nguyễn Văn Đài tham gia làm chương trình Lương tâm TV - một "kênh truyền hình" chuyên vu khống, bôi nhọ hình ảnh đất nước và lực lượng công an. Hành vi này đã bị phía công an xử lý. 

Nguyễn Văn Đài từng là luật sư, và có gánh thêm vai "nhà dân chủ" với nhiều chiêu trò phá rối trật tự công cộng, cùng với nhiều bài viết nhằm đòi lật đổ chế độ. 

Dư luận đang nóng lòng chờ đợi sự phán xét của pháp luật đối với những hành vi chống phá đất nước của Nguyễn Văn Đài.

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

TS Doãn Minh Đăng cũng chẳng tốt đẹp gì

Tin mới vụ kỷ luật tiến sỹ “bôi nhọ” trường trên Facebook

TP - Tiến sỹ Doãn Minh Đăng, nguyên Phó Trưởng khoa Điện-Điện tử-Viễn thông của Trường ĐH Kỹ thuật-Công nghệ Cần Thơ, có nguy cơ bị buộc thôi việc sau khi “bôi nhọ” trường trên Facebook.

Tiến sỹ Doãn Minh Đăng

Mấy ngày cuối tháng 11, diễn ra các cuộc họp ở Trường ĐH Kỹ thuật-Công nghệ Cần Thơ để buộc thôi việc Tiến sỹ Đăng, tuy nhiên chưa có kết quả cuối cùng. Tiến sỹ Đăng du học Hà Lan về nước cuối năm 2012 và đầu năm 2013, làm Phó Trưởng khoa Điện-Điện tử-Viễn thông của Trường ĐH Kỹ thuật-Công nghệ Cần Thơ khi trường này được thành lập từ Trung tâm ĐH Tại chức. Tuy nhiên, ông phải điều hành công việc hàng ngày, vì Trưởng khoa Trần Hoàng Lĩnh đang ở Trường ĐH Bách khoa TPHCM.

Giữa tháng 3/2015, ông bỏ tiền túi đi dự một cuộc hội thảo khoa học ở Hà Nội, chỉ báo cáo với trưởng khoa. Đầu tháng 4, ông bị tạm ngừng chức Phó trưởng khoa, ngày 18/8 được phục hồi chức vụ nhưng ngày 12/10, lại bị cách chức và ngày 4/11, bị chuyển sang phòng đào tạo. Ngày 19/11, ông đưa sự việc lên mạng, và Hiệu trưởng Dương Thái Công đánh giá là “bôi nhọ nhà trường”.

Thật đáng tiếc!

Để khách quan, PV Tiền Phong liên hệ một số nhà khoa học có biết Tiến sỹ Đăng và quan tâm sự việc. Bà Trần Thị Ngọc Lan, Tiến sỹ Hóa học, giảng viên chính của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) từ năm 1979 đến nay (từ 2010 là giảng viên hợp đồng). Bà mở doanh nghiệp khoa học công nghệ (Cty TNHH Sinh Hóa Môi trường Bình Lan- ENBC Binh Lan) chuyên nghiên cứu, cung cấp các giải pháp sinh hóa trong nhiều lĩnh vực và có sử dụng sản phẩm của Tiến sỹ Đăng.

Tiến sỹ Lan cẩn thận viết ý kiến, nguyên văn: “Tôi quen Đăng thật tình cờ, trong một triển lãm khoa học công nghệ do Sở KH&CN Cần Thơ tổ chức. Thật lòng mà nói, ai đến thăm hội chợ này đã là người rất quan tâm đến khoa học công nghệ rồi. Đến giờ tôi vẫn thầm cảm ơn cái ngày tôi gặp Đăng, vì tôi nhìn thấy ở em một người có tâm huyết khoa học, luôn nghĩ đến làm gì đó giúp cho nhà nông một nắng hai sương ở miền Tây quê hương Đăng. Đăng muốn đưa ra sản phẩm công nghệ giúp người nuôi tôm quản lý chất lượng nước và có thể tự mình làm nhật ký nuôi tôm online, chứng thực quá trình nuôi tôm sạch để có thể xuất khẩu tôm giá cao.

Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Lan

Với sự hướng dẫn của tôi, Đăng đã làm ra hai máy đo quang để đo amôniac và nitrit, các khí độc rất hại cho tôm. Tất cả chi phí đều do Đăng bỏ ra. Hai máy quang đó thành công ngoài sức tưởng tượng. Chúng tôi đã triển lãm sản phẩm này ở Hội chợ Quốc tế Analytica Vietnam và mong rằng một ngày nào đó sẽ bán được sản phẩm trí tuệ của mình cho ai muốn đầu tư sản xuất máy đó.

Hiện Đăng cũng đang nghiên cứu ra loại máy đo độ muối và TDS dựa trên công nghệ rất hiện đại. Nhiều lần tôi gợi ý Đăng lên TPHCM làm việc. Rất nhiều trường muốn nhận một người tài và tâm huyết như vậy. Nhưng Đăng bảo em phải trả nợ quê hương trước đã. Tôi rất tiếc là Đăng đã không có cơ hội để phát huy tài năng và tâm huyết của mình ngay trên quê hương em.

Cần phải làm rõ là Đăng đi học thạc sĩ bằng tiền ngân sách, nhưng học tiến sĩ bằng học bổng tự xin của nước ngoài. Thật đáng tiếc. Ngân sách cũng như người nước ngoài chẳng bao giờ bỏ tiền để đào tạo nhân viên văn phòng của phòng đào tạo đâu”.

“Đúng quy trình”

Hiệu trưởng Dương Thái Công khẳng định, quá trình xử lý Tiến sỹ Đăng “đúng quy trình”. Ông nói: “Tôi và ban giám hiệu thống nhất sẽ có một cuộc họp báo để làm rõ vấn đề sau khi xin phép UBND thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở TT&TT. Không phải mâu thuẫn gì mà là các vấn đề của anh Đăng trong công tác quản lý cán bộ”.

Mấy năm Tiến sỹ Đăng công tác ở trường, Hiệu trưởng Công đánh giá “anh ấy là một cán bộ nhiệt tình, có năng lực khi cùng xây dựng khoa, trường luôn đảm bảo kế hoạch”. Tiến sỹ Đăng được bổ nhiệm làm Phó trưởng khoa Điện- Điện tử- Viễn thông kiêm trưởng bộ môn tự Động hóa, vì còn trẻ và thiếu kinh nghiệm “nên chúng tôi nhờ Trường ĐH Bách khoa TPHCM chi viện Trưởng khoa Trần Hoàng Lĩnh”.

Mẹ của Tiến sỹ Đăng nguyên là Phó Giám đốc Trung tâm ĐH Tại chức, tiền thân Trường ĐH Kỹ thuật- Công nghệ Cần Thơ, nên “quan tâm bồi dưỡng” quy hoạch Tiến sỹ Đăng làm phó hiệu trưởng... Nhưng cuối năm 2014, Tiến sỹ Đăng làm đơn ra khỏi quy hoạch và đầu năm 2015, ra khỏi Đảng (kết nạp lúc du học Hà Lan).

Theo ông Công, vụ việc căng thẳng từ tháng 3/2015, Tiến sỹ Đăng đi dự hội nghị nhiều ngày ở Hà Nội nhưng không báo cáo trường. Trở về, trường yêu cầu báo cáo sự vắng mặt, Tiến sỹ Đăng đã gửi biên bản cuộc họp nhà trường có yêu cầu ấy cho nơi tổ chức hội thảo ngoài Hà Nội. Ông Công đánh giá: “Chúng tôi thấy đây là vấn đề nghiêm trọng nên ngưng chức phó khoa, đề phòng anh Đăng có hành vi gây tổn hại uy tín nhà trường. Ban giám hiệu thống nhất vì nội dung họp nội bộ trường không phải là thứ tùy tiện phổ biến”.

Hiệu trưởng Dương Thái Công

Sau đó, Tiến sỹ Đăng còn có đơn tố cáo Hiệu trưởng Công về vấn đề tài chính và công tác quản lý, gửi UBND thành phố Cần Thơ. Hiệu trưởng Công nói: “Anh Đăng bóp méo sự thật vì đoàn thanh tra đến xác minh và anh Đăng đã rút đơn tố cáo. Các vấn đề về thu chi tài chính, các quyết định về nhân sự và khen thưởng được niêm yết công khai”. Việc đưa toàn bộ thông tin sự việc của Tiến sỹ Đăng lên mạng ngày 19/11, Hiệu trưởng Công cho rằng “bôi nhọ nhà trường, không thể chấp nhận”.

Hiệu trưởng Công nhấn mạnh: “Lãnh đạo trường và cá nhân tôi không mâu thuẫn gì với anh Đăng và mong muốn sử dụng anh Đăng. Tôi lấy làm tiếc khi anh Đăng rời bỏ những cơ hội lớn của mình. Nhưng tôi nghĩ dù ai có tài đến đâu cũng nên khiêm tốn thay vì thể hiện cái tôi quá lớn. Anh ấy có vấn đề về tâm lý. Chúng tôi đã thảo luận, Phòng Tài chính hỗ trợ anh Đăng có thể đi khám sức khỏe và chữa trị nếu 
có bệnh”.

“Đập tư duy trì trệ”?

Liên lạc với PV Tiền Phong, Tiến sỹ Đăng đề nghị: không tô hồng cá nhân ông mà hướng vào việc phân tích môi trường làm khoa học trong nước có những cơ hội và thách thức ra sao. Ông nhấn mạnh: “Viết về thách thức và cơ hội của việc làm khoa học ở Việt Nam thì sẽ có tác dụng mở mang thêm cho người đọc”.

Tiến sỹ Đăng giải thích lý do đưa sự việc lên mạng: “Để làm rõ việc một nhà khoa học bị chèn ép gây khó khăn trong hoạt động khoa học như thế nào. Chuyện cá nhân nhưng mục tiêu của tôi lớn hơn: cần đập tư duy trì trệ cũ kỹ, để đỡ khó khăn hơn cho lớp trẻ đi sau. Tôi cũng không phải là người đi đầu, tinh thần đó tôi được nhận từ những vị giáo sư có tâm với đất nước và với giới trẻ”.

TS Đăng hy vọng sau nỗ lực của ông, các cán bộ khoa học khác trong trường sẽ được đối xử công bằng hơn. 

Năm 2006, ông Doãn Minh Đăng là một trong số cán bộ đầu tiên được thành phố Cần Thơ đưa du học đào tạo thạc sỹ theo chương trình Mekong 1000, bằng ngân sách nhà nước. Sau đó, ông kiếm được học bổng làm tiến sĩ.

* Tiến sỹ Trần Đình Quốc làm nghiên cứu khoa học cùng lĩnh vực và quen biết Tiến sỹ Đăng ở Hà Lan, nay là Giáo sư Trường ĐH North Carolina (Mỹ), cho biết: Đăng là người trực tính, cực kỳ tốt bụng, hào phóng và rất ham học hỏi.

ĐỪNG DỒN NHAU TỚI BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG

Đừng dồn nhau tới bước đường cùng

Thanh Niên Online

Dư luận phẫn nộ vụ con dâu kiện bố mẹ chồng và hai ông bà cụ phải rời toà trên xe cứu thương. Tại sao những người thân cứ phải giải quyết chuyện nhà ở toà án? Tại sao chúng ta cứ muốn dồn nhau tới đường cùng?

Đọc loạt bài báo về vụ việc con dâu kiện mẹ chồng ở Hà Tĩnh và người mẹ tội nghiệp phải rời phiên toà trên xe cấp cứu mà đau lòng quá. Chẳng ai muốn thấy cảnh mẹ con, anh chị, bà con thân thiết láng giềng lại đứng ra tố nhau trước toà cả. Ấy vậy mà những cảnh tượng đó vẫn diễn ra, chỉ vì xâu xé nhau một chút quyền lợi vật chất.

Tôi không khỏi xót thương tình cảnh hai cụ già gần đất xa trời lại phải bị bế ra hầu toà trong tình trạng sức khoẻ yếu và rời toà trên xe cứu thương. Ai kiện họ? Chính là người con dâu của họ. Kiện vì điều gì? Cô con dâu muốn bán căn nhà mà hai vợ chồng cô đã mua trước đó, nhưng nay anh chồng vắn số mất đi. Hai cụ già bố mẹ anh chồng không cho. Thế là cô đâm đơn kiện.

Theo Điều 675 và Điều 676 Luật Dân sự thì phần tài sản chung của cả hai vợ chồng trong quá trình hôn nhân mà có, khi một trong hai người mất đi, cụ thể trong trường hợp này là anh chồng mất đi, thì được chia đều cho những người được thừa kế ở hàng thứ nhất là bố mẹ ruột, vợ và con. Như vậy, bố mẹ anh này được hưởng một nửa số tài sản thuộc về anh, tức một phần tư giá trị căn nhà. Dựa trên điều đó, họ không cho chị này bán đi và muốn dùng ngôi nhà làm nơi thờ tự cho con trai đã mất của mình.

Tuy nhiên, thông qua sự chia sẻ của người vợ trên mạng xã hội thì anh con trai của hai cụ mất đi trong sự khó nghèo, túng thiếu vì bệnh tật và thói cờ bạc của anh. Được biết, anh là một người mắc bệnh trước khi cưới vợ. Sau khi cưới vợ, anh sa đà vào cờ bạc, rượu chè, nhiều lần bị công ty khiển trách, chuyển công việc, thu nhập rất thấp và mượn nợ khắp nơi. Chị còn cho biết, sau khi mất đi, anh để lại số nợ ngân hàng lên tới 800 triệu đồng. Bản thân chị phải sống đời goá bụa suốt 5 năm trời để nuôi con, trả số nợ cho chồng và giờ chị muốn bán căn nhà để cùng con mình thoát khỏi cảnh nợ nần khi mà chị chỉ mới 29 tuổi đời.

Đừng vội trách cô con dâu bạc tình kiện bố mẹ chồng ra toà mà hãy thử hỏi bố mẹ chồng đã làm gì để đến nỗi cô con dâu phải kiện ra toà dù đã ngót nghét 80 tuổi rồi? “Già néo đứt dây, chó cùng dứt dậu”. Chẳng ai muốn phải đâm đơn kiện cáo ở toà, nên xin hãy mở lòng ra, đừng dồn nhau tới bước đường cùng.

Cuộc đời, ai cũng có cho mình một hoàn cảnh để biện minh. Nhưng xót xa cho tấm thân già giữa chốn công đường một thì lại xót xa cho cảnh mẹ goá con côi gấp mười lần. Gì thì gì, anh đã là người khuất núi, thờ tự, tưởng nhớ hay không là ở tấm lòng. Còn vợ anh, con anh, là những mảnh đời đang oằn mình để trả những món nợ của anh nhưng sao không ai đoái hoài tới?

Tôi cam đoan rằng, nỗi đau hay sự thiếu thốn tình cảm của một người mẹ mất đi đứa con không thể nào to lớn bằng hai nỗi đau mất chồng – mất cha mà một goá phụ và một đứa trẻ phải gánh suốt quãng đời quá dài còn lại. Báo chí chỉ khai thác góc cạnh hút khách của nó là sự vô tâm, bất hiếu của cô con dâu để câu kéo độc giả nhưng được mấy ai đứng ở góc nhìn của người phụ nữ goá bụa dưới một số nợ oằn vai không?

Cả xã hội ta luôn đặt người phụ nữ cùng những giá trị giáo điều với lễ giáo gia phong, tam tòng tứ đức mà quên mất rằng họ cũng là những con người, họ cũng có cuộc sống riêng của chính họ. Người chồng đã vì bệnh tật mà qua đời, họ thành vợ goá, trẻ nhỏ thành con côi. Với số nợ oằn lưng phải gánh từ người chồng quá cố, tại sao gia đình chồng không mở lòng mình ra để chị có thể bán căn nhà đó đi mà trả nợ, cho đứa trẻ lớn lên được tươm tất đàng hoàng chứ không phải trong tâm thế là kẻ đối đầu với số nợ mà bố nó đã gây ra?

Một gian nhà không thể chứa hết tình yêu của những thành viên gia đình, một phần thừa kế nhỏ không thể dựng xây nên hình ảnh đẹp đẽ trong lòng con trẻ. Xin hãy đừng vì một chút vật chất nhỏ nhoi mà chĩa những mũi dùi cay nghiệt về một goá phụ đã thờ chồng nuôi con suốt 5 năm trời giữa tuổi xuân phơi phới. Đừng vì một phần thừa kế nhỏ mà đưa hai cụ già đến bên bờ vực của sự sống còn, đừng vì một chút lợi ích nhỏ nhoi mà làm méo mó góc nhìn và lòng thương yêu của trẻ nhỏ đối với gia đình.

Chắc chắn rằng trong chúng ta không ai vui vẻ gì khi phải lớn lên giữ sự thiếu thốn tình thương của cha hoặc mẹ, cũng chẳng mấy ai vui vẻ gì khi giữa dòng tộc họ hàng lại có những sự khinh ghét chỉ vì một chút lợi ích vật chất nhỏ nhoi. Và cả xã hội sẽ càng không thể tiến lên nếu hết lần này đến lần khác dư luận luôn chỉ nghe ngóng và dậy sóng bằng một lỗ tai.

Hãy cởi mở, hãy lắng nghe và chia sẻ. Ai cũng có những hoàn cảnh, ai cũng có những số phận của riêng mình. Đừng vội trách cô con dâu bạc tình kiện bố mẹ chồng ra toà mà hãy thử hỏi bố mẹ chồng đã làm gì để đến nỗi cô con dâu phải kiện ra toà dù đã ngót nghét 80 tuổi rồi? “Già néo đứt dây, chó cùng dứt dậu”. Chẳng ai muốn phải đâm đơn kiện cáo ở toà, nên xin hãy mở lòng ra, đừng dồn nhau tới bước đường cùng.

Hà Đạt

Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một công nhân đang lao động tại TP.HCM.