Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

BỨC TRANH BIÊN CHẾ HIỆN NAY

(Tổ Quốc) -Sáng nay, 30/10, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14 sẽ dành 1 ngày để thảo luận về thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.

Bộ máy Chính phủ còn 30 cơ quan, giảm số vụ, tăng số Tổng cục, cục

Báo cáo số 392 của Chính phủ cho hay, trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ Chính phủ 2011 - 2016, còn 16 vấn đề chồng chéo, giao thoa, đan xen; 2 vấn đề còn bỏ trống; 4 vấn đề cần tăng cường phối hợp.

Đến nay, qua rà soát, tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương đã xác định 3 vấn đề còn có sự giao thoa và 9 vấn đề cần có sự phân công, phối hợp quản lý giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Các vấn đề giao thoa này sẽ được Chính phủ tập trung chỉ đạo để khắc phục trong quá trình hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ trong nhiệm kỳ 2016-2021.

Bộ máy hành chính trước áp lực phải tinh giản biên chế. Ảnh minh họa: Nam Nguyễn

Về kết quả sắp xếp, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, báo cáo cho biết, Chính phủ nhiệm kỳ 2007-2011 có 30 cơ quan, gồm: 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ; 8 cơ quan thuộc Chính phủ.

Tổ chức bộ máy của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 được giữ ổn định như Chính phủ nhiệm kỳ 2007-2011.

Theo báo cáo, qua sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của Bộ, tổ chức chỉ thực hiện chức năng tham mưu (vụ) có xu hướng giảm, tổ chức quản lý chuyên ngành vừa thực hiện chức năng tham mưu, vừa tổ chức thực thi (tổng cục, cục) theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có xu hướng tăng là cần thiết và hợp lý trước yêu cầu đòi hỏi quản lý chuyên sâu đối với ngành, lĩnh vực; góp phần nâng cao tính ổn định của hệ thống tổ chức hành chính nhà nước; tạo điều kiện để mở rộng hơn quy mô tổ chức các Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; giúp các Bộ, cơ quan ngang Bộ tập trung nhiều hơn vào quản lý vĩ mô, phối hợp giải quyết đồng bộ các vấn đề liên ngành có hiệu quả hơn.

Về số phòng trong vụ thuộc Bộ, báo cáo cho biết, qua 11 Nghị định đã được Chính phủ ban hành trong nhiệm kỳ 2016 - 2021 (tính đến thời điểm 31/5/2017), số lượng phòng trong vụ thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ đã giảm 26 phòng so với nhiệm kỳ Chính phủ 2011 – 2016.

Số lượng tổ chức hành chính cấp tỉnh, huyện tăng

Báo cáo lý giải, số lượng tổ chức hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện tăng trong giai đoạn 2011-2016 chủ yếu do thành lập mới các cơ quan chuyên môn đặc thù trên cơ sở đáp ứng tiêu chí, điều kiện và tăng đơn vị hành chính cấp huyện.

Ngoài các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện nêu trên, ở cấp tỉnh còn có một số tổ chức hành chính khác được thành lập theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gồm: Văn phòng Đoàn Đại biểu quốc hội và HĐND, đến cuối nhiệm kỳ 2011-2016 của Chính phủ, được tách thành 2 Văn phòng: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội (thành lập năm 2015 theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội năm 2014) và Văn phòng HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (thành lập năm 2016 theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015); 64 Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu trực thuộc UBND cấp tỉnh; Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh (nay chuyển về Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương).

Số lượng cấp phó vượt do nguyên nhân khách quan

Về số lượng cấp phó, cơ bản số lượng cấp phó tại các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong một số thời điểm tại một số tổ chức, số lượng cấp phó có vượt so với quy định, nhưng chủ yếu là do nguyên nhân khách quan trong việc sắp xếp tổ chức quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và yêu cầu của công tác cán bộ và được các Bộ, ngành, địa phương xây dựng phương án, lộ trình giảm dần về số lượng theo quy định.

Qua việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh cho thấy, do số lượng đầu mối tổ chức bên trong của các cơ quan này tăng khi biên chế cơ bản giữ ổn định và thực hiện chính sách tinh giản biên chế nên số lượng công chức giữ vị trí lãnh đạo quản lý từ cấp phó phòng trở lên trong các tổ chức hành chính cao, dẫn đến mất cân đối giữa số lượng người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý và số công chức tham mưu.

11 địa phương vượt biên chế

Báo cáo cho biết, tổng số các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập đến nay khoảng 86.000, trong đó có 1.109 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ; 55.105 thuộc địa phương

Tới thời điểm 2016 có 30.219 đơn vị sự nghiệp công lập được giao tự chủ tài chính.

Hiện còn 11 địa phương sử dụng vượt 7.951 biên chế so với số biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao.

Ngoài ra, tính đến 30/11/2016, các Bộ, ngành, địa phương ký lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp là 19.900 người (18 Bộ, ngành 10.218 người; 46 địa phương 9.682 người).

Từ năm 2014 đến nay, biên chế tại các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước ở Trung ương được giữ ổn định là: 686 biên chế.

Hơn 1,2 triệu cán bộ xã, thôn, tổ dân phố

Tính đến tháng 12/2016, số cán bộ, công chức cấp xã và số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố hưởng lương từ ngân sách nhà nước là 1.272.807 người.

Trong đó, cán bộ, công chức cấp xã 234.227 người; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã 200.923 người; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố 837.657 người.

Về quỹ lương và phụ cấp, tổng quỹ lương của cán bộ, công chức cấp xã và thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (đã bao gồm BHXH và tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng) là 32.404,788 tỷ đồng/năm.

Hơn 2 triệu người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập

Về số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, báo cáo cho biết, tổng số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ, ngành, địa phương được giao năm 2016 là 2.093.313 người (tăng so với năm 2011 là 121.736 người).

Trong đó, ở Trung ương là 201.901 người; địa phương là 1.891.412 người.

Số viên chức có mặt tại thời điểm 31/12/2016 là 2.102.477 người. Trong đó ở Trung ương là 226.344 người; địa phương là 1.876.133 người.

Hiện nay, các Bộ, ngành, địa phương còn tự hợp đồng làm chuyên môn nghiệp vụ, cụ thể tính đến 30/11/2016 tổng hợp từ 64 bộ, ngành, địa phương có 144.914 người (18 Bộ, ngành: 21.436 người; 46 địa phương: 123.478 người).

Báo Điện tử Tổ Quốc sẽ gửi tới bạn đọc thông tin sớm nhất về các phiên thảo luận của Quốc hội về chủ đề đang được quan tâm này ngày hôm nay./.

Thái Linh

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

LM NGUYỄN NGỌC NAM PHONG QUẬT MỒ NGƯỜI CHẾT Ở THÁI LAN ĐỂ LỪA DỐI DƯ LUẬN

KhanhKim@

Mấy hôm nay, trên facebook cá nhân linh mục Dòng chúa cứu thế Thái Hà Nguyễn Ngọc Nam Phong đăng hình ảnh người chết được cho là do mưa lũ lịch sử 10/2017 vừa qua, rồi giật tít "Ai là người phải chịu trách nhiệm cho những cái chết đau thương này"? Gã linh mục lòng lang dạ sói còn viết "Năm nào cũng mưa lụt, người chết chứng tỏ Đảng và Nhà nước không lo được cho dân, chính quyền yếu kém". 

Đọc được những dòng Stt với những cứ liệu xuyên tạc để bôi nhọ chế độ, người ta nhận rõ sự đê tiện, độc ác tới mất nhân tính của gã linh mục giẻ rách này.

Hóa ra cái ác vẫn tồn tại ngay trong não trạng của những kẻ được giáo dân gọi là linh mục, là cha bề trên.

Ai đó đã đúng khi nói "chiếc áo không làm nên thầy tu". Chiếc áo choàng chủ chăn mà Nguyễn Ngọc Nam Phong khoác lên mình, dù cố gắng nhưng cũng không đủ để che đậy dã tâm độc địa, vốn dĩ đã tồn tại tận trong nhân tế bào của gã.

Người chết trong một trận lũ lụt tận Thái Lan vào năm 2015 vẫn được Nguyễn Ngọc Nam Phong quật mồ dựng dậy, gán cho cái hộ khẩu Việt Nam, và được kết luận do "đảng và nhà nước" không lo được chọ họ. 

Nick FB Ngô Thanh Tú đã comment với giọng điệu đầy mỉa mai: "Cha ơi! Hình này ở Thái Lan hồi năm ngoái, ko phải ở VN đâu ạ". 

Liệu linh cẩu Nguyễn Ngọc Nam Phong có còn biết ngượng khi đọc được dòng comment trên?

Thực tế, không phải gã không biết, nhưng có lẽ trong cơn khốn cùng, muốn tìm mọi cách để nói xấu chính quyền, nên y đã buộc phải dùng tấm ảnh đó với hi vọng lừa dối được dư luận. Nhưng gã đã lầm, người dân không ngu như đám con chiên bị gã dắt mũi, vì thế bộ mặt tởm lợm, lừa dân dối chúa đã bị phơi bày.

Thật không thể ngờ được rằng, một kẻ khoác áo chủ chăn, hàng ngày rao giảng đạo đức lại có thể táng tận lương tâm đến mức lôi cả xác chết của những nạn nhân thiên tai để phục cho mưu đồ chính trị bẩn tưởi như vậy.

Nhân nào quả nấy, "gieo gió ắt gặt bão", sẽ đến lúc Nguyễn Ngọc Nam Phong bị chính loài kền kền rỉa xác.

BỘ MÁY CỒNG KỀNH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CHÍNH PHỦ

Bộ máy cồng kềnh dưới góc nhìn của Chính phủ

Chính phủ xác nhận trong một số thời điểm tại một số tổ chức, số lượng cấp phó có vượt so với quy định...

Hiện có 11 địa phương sử dụng vượt 7.951 biên chế so với số biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao


Tổ chức bộ máy vẫn còn cồng kềnh, tổ chức bộ máy của Chính phủ tuy giữ ổn định nhưng tăng về đầu mối tổ chức bên trong của bộ, cơ quan ngang bộ, nhiều tầng nấc trung gian...

Đây là nhận định của Chính phủ tại báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016, phục vụ cho phiên giám sát tối cao của Quốc hội về nội dung này, trong cả ngày 30/10.

Áp lực tăng biên chế

Nhận xét chung từ Chính phủ là chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trên một số lĩnh vực tuy đã giảm chồng chéo nhưng vẫn còn giao thoa. Việc chuyển giao một số nhiệm vụ từ cơ quan hành chính nhà nước cho các tổ chức xã hội còn hạn chế. Thực tế cho thấy trong quá trình hoàn thiện các văn bản pháp luật chuyên ngành, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước thời gian qua không giảm, gây áp lực cho việc tăng tổ chức, biên chế.

Chính phủ cũng đánh giá, thẩm quyền, trách nhiệm của cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu chưa rõ; phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương trên một số ngành, lĩnh vực chưa phù hợp (biên chế, đầu tư, đất đai...).

Giữa Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện việc đẩy mạnh phân cấp nhưng thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực này.

Cụ thể, theo báo cáo, đầu nhiệm kỳ 2011-2016, Chính phủ rà soát chức năng, nhiệm vụ các cơ quan, bộ ngành có 22 vấn đề tồn tại, trong đó 16 vấn đề là chồng chéo, giao thoa, đan xen, 2 vấn đề còn bỏ trống, 4 vấn đề cần tăng cường phối hợp.

Đến nay đã khắc phục nhiều điểm nhưng vẫn còn 3 vấn đề có sự giao thoa, 9 vấn đề cần có sự phân công, phối hợp quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổ chức bộ máy của Chính phủ hiện tại được giữ ổn định như 2 nhiệm kỳ qua, gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ.

Ngoài ra, hiện có một số tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, gồm: Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, Hội đồng cạnh tranh quốc gia, Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương (đã đưa về Ban Nội chính Trung ương), các Ban Chỉ đạo hoạt động theo hình thức tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó thủ tướng Chính phủ đứng đầu, trong đó quy định về Văn phòng giúp việc Ban Chỉ đạo có biên chế công chức chuyên trách.

Chính phủ nhận định, qua sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của bộ, tổ chức chỉ thực hiện chức năng tham mưu (vụ) có xu hướng giảm, tổ chức quản lý chuyên ngành vừa thực hiện chức năng tham mưu, vừa tổ chức thực thi (tổng cục, cục) theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có xu hướng tăng.

Việc này được Chính phủ đánh giá là cần thiết và hợp lý trước yêu cầu đòi hỏi quản lý chuyên sâu đối với ngành, lĩnh vực góp phần nâng cao tính ổn định của hệ thống tổ chức hành chính nhà nước. Cũng tạo điều kiện để mở rộng hơn quy mô tổ chức các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; giúp các bộ, cơ quan ngang bộ tập trung nhiều hơn vào quản lý vĩ mô, phối hợp giải quyết đồng bộ các vấn đề liên ngành có hiệu quả hơn.

Vẫn "lạm phát" cấp phó 

Về số lượng cấp phó, khái quát chung là các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, theo thống kê, số lượng thứ trưởng tính đến hết năm 2016 dù có giảm nhưng cũng vẫn vượt hạn định 1 bộ có không quá 4 thứ trưởng (mức trung bình vẫn là 4,82 thứ trưởng/bộ). Số lượng phó tổng cục trưởng, phó giám đốc sở cũng tương tự…

Báo cáo của Chính phủ cũng xác nhận việc trong một số thời điểm tại một số tổ chức, số lượng cấp phó có vượt so với quy định, chủ yếu là do nguyên nhân khách quan trong việc sắp xếp tổ chức quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và yêu cầu của công tác cán bộ. Các bộ, ngành, địa phương cũng đã xây dựng phương án, lộ trình giảm dần về số lượng theo quy định.

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân - người ký báo cáo gửi Quốc hội - giải thích do số lượng đầu mối tổ chức bên trong của các cơ quan tăng khi biên chế cơ bản giữ ổn định và thực hiện chính sách tinh giản biên chế nên số lượng công chức giữ vị trí lãnh đạo quản lý từ cấp phó phòng trở lên trong các tổ chức hành chính cao, dẫn đến mất cân đối giữa số lượng người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý và số công chức tham mưu.

Cụ thể, tính đến thời điểm 31/12/2016, còn một số tổ chức có số lượng cấp phó vượt so với quy định, như: Bộ Giao thông Vận tải có Cục Quản lý xây dựng đường bộ (4 phó), Cục Quản lý đường bộ cao tốc (4 phó); Bộ Công Thương có Cục Công nghiệp địa phương, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Quản lý thị trường (4 phó); Bộ Tài chính có một số vụ, đơn vị thuộc Bộ có số lượng Phó vụ trưởng vượt quá quy định (Vụ Pháp chế: 5, một số vụ, đơn vị khác: 4).

Số lượng phó giám đốc sở hoặc tương đương, phó phòng cấp huyện ở một số địa phương vượt quá quy định của Chính phủ, như: Hải Dương, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Thừa Thiên Huế, Bạc Liêu...

Liên quan đến biên chế, vấn đề được nêu nhiều lần tại nghị trường, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thông tin, hiện có 11 địa phương sử dụng vượt 7.951 biên chế so với số biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao (như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Quảng Ninh…). Ngoài ra, còn 19.900 người là lao động hợp đồng cho 18 bộ ngành, 46 địa phương sử dụng.

Đáng chú ý, báo cáo cho biết có gần 1,3 triệu cán bộ, công chức cấp xã và số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Theo đó, riêng quỹ lương và phụ cấp dành để chi cho nhóm đối tượng này là 32.000 tỷ đồng/năm.

Số tiền lương để chi trả cho gần 270.000 biên chế công chức thuộc khối Chính phủ quản lý không thể hiện trong báo cáo. Chính phủ chỉ nêu, giai đoạn 2007-2017, nhà nước đã 7 lần điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở) từ 450.000 đồng lên 1.210.000 đồng/tháng, tăng thêm 268,9%, cao hơn chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố. Hiện, lương cơ sở áp dụng từ 1/7/2017 là 1.300.000 đồng/tháng.

Số lượng biên chế công chức được khẳng định là giảm 3.000 người trong giai đoạn từ 2011 đến hết 2016 nhưng biên chế viên chức tại các đơn vị sự nghiệp lại tăng thêm gần 123.000 người.

THỰC HƯ CHUYỆN CON PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ CÓ GẦN 1000 HECTA ĐẤT Ở LONG THÀNH?


Tác giả: Nam Nguyễn

Khởi đầu của thông tin giật gân này là từ trang Báo Luật Pháp Số của Hội đồng Luật gia TP.HCM. Đường link và bài còn đây: http://luatphapso.com/con-trai-9x-cua-can-bo-cap-cao-tp-hcm-huu-gan-1-000-hecta-dat-long-thanh.html

Bài báo xuất hiện hôm qua (27/10), ngay lập tức một số trang mạng hải ngoại và mạng xã hội tải về, chia sẻ kèm theo là những bình luận tiêu cực làm nóng dư luận.

© Báo Luật Pháp Số. Cơ quan chủ quản: Hội đồng Luật gia TP.HCM 
Số giấy phép: 258/GP-BTTTT Cấp ngày 25-04-2014 
Tổng Biên Tập: Luật sư Nguyễn Thanh Hoa. Tòa soạn: 05 Trần Việt, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM 
Tổng đài: (028)3995 0100 - 3995 5201; Phát hành: (028) 3855 2421; Tiếp bạn đọc: (028) 3995 1214. Fax: (028) 3995 1212; Email: baoluatphapso@luatphapso.com 

Hôm nay (28/10), Trưởng Phòng tài nguyên - môi trường huyện Long Thành (Đồng Nai) cho biết dữ liệu quản lý đất đai không phát hiện có trường hợp nào một người quản lý vài trăm ha đất chứ đừng nói đến cả ngàn ha. Và ông bác bỏ thông tin nói trên.

Bản đồ khu vực sân bay Long Thành

Thông tin sở hữu ngàn héc ta đất Long Thành trên báo Pháp Luật Số nêu đích danh ông Phạm Bá Tùng (sinh năm 1990), con trai ông Phạm Ngọc Thanh - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - sở hữu hơn 950ha đất tại khu vực sân bay Long Thành, Đồng Nai.

Đặc biệt tại xã Suối Trâu, ông Tùng sở hữu lô đất lên tới hơn 500ha. Toàn bộ diện tích đất này được ông Tùng thu mua từ năm 2016.

Trước thông tin này, ông Phạm Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đã lên tiếng phủ nhận. Trao đổi với báo chí, ông khẳng định gia đình ông không sở hữu bất kỳ mảnh đất nào tại Long Thành.

Theo ông Thanh, con trai ông đi học tiến sĩ tại Pháp (học bổng 911 của chính phủ) từ tháng 1-2016 và không liên quan gì đến thông tin mà trang tin này nêu. Ngay sau khi xuất hiện thông tin trên trang tin này, ông Thanh đã báo cáo Thành ủy, Ban tuyên giáo Thành ủy, UBND TP.HCM.

Trong sáng 28-10, ông Trương Minh Phương, trưởng Phòng tài nguyên - môi trường huyện Long Thành, đã có buổi trao đổi với báo chí về các thông tin liên quan vụ việc. 

Ông Trương Minh Phương cho biết: Dữ liệu quản lý đất đai của chúng tôi không phát hiện có trường hợp nào một người quản lý vài chục ha chứ đừng nói đến cả ngàn ha đất. Vì vậy chuyện con cái lãnh đạo sở hữu gần 1.000ha đất là không chính xác.

Ông Phương nói rõ thêm, khu vực dự án làm sân bay hơn 5.000ha trên địa bàn 6 xã cả tỉnh Đồng Nai và huyện Long Thành có quy chế chặt chẽ về quản lý đầu tư, xây dựng, không cho chuyển dịch mua bán, chuyển nhượng. 

Vậy là đã khá rõ, nhưng sao phóng viên Pháp Luật Số nói như đinh đóng cột thế này: "Ghi nhận tại Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Long Thành tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, Khu Phước Hải, Thị trấn Long Thành, Tỉnh Đồng Nai. Chúng tôi nhận thấy một số lô đất rất lớn, có lô tổng diện tích hơn cả 100ha được đứng tên sở hữu của ông Phạm Bá Tùng, sinh ngày 26/11/1990, hộ khẩu tại 226/28 Lê Trọng Tấn, Quận Tân Phú, TPHCM.

Trong đó, ông Tùng trực tiếp đứng tên sở hữu nhiều lô đất có diện tích rất lớn tại cả 6 xã Long An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Suối Trầu, Bàu Cạn, Long Phước, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Đây là 6 xã nằm hoàn toàn trong diện tích quy hoạch để xây dựng sân bay Long Thành. Tổng diện tích đất đứng tên ông Tùng tại 6 xã này là hơn 950 hécta. Đặc biệt tại xã Suối Trâu, ông Tùng sở hữu lô đất lên tới hơn 500 hécta".

Hai phóng viên viết bài này cua Pháp Luật Số là Trần Hùng và Phan Lê. Đề nghị Bộ TTTT làm rõ chuyện này và có biện pháp thích hợp.

LM NGUYỄN ĐÌNH THỤC CÓ BIẾT ĐIỀU HƠN ?

Linh mục Nguyễn Đình Thục, Chánh xứ Song Ngọc (GP Vinh) mới đây đã có văn bản gửi tới 03 cấp UBND (xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu và tỉnh Nghệ An) để nói ra những nghi hoặc xung quanh cuộc tụ tập giữa lương dân xã Sơn Hải (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) với lương dân xã Diễn Mỹ (huyện Diễn Châu, Nghệ An) và dự kiến sẽ có khoảng 30 người khách mời đến từ Hà Nội do ông Quang Lùn (Trần Nhật Quang, trưởng nhóm Việt visition) cầm đầu: "Chúng tôi tự hỏi rằng, tại sao hội cờ đỏ lại tụ tập hội họp ngay sát cạnh giáo họ Văn Thai, gần kề nhà thờ Văn Thai mà không tổ chức nơi trụ sở UBND hay sân thể thao? Tại sao không tổ chức họp ban ngày mà lại là vào thời điểm cuối chiều và kết thúc vào lúc chập tối?".


Đồng thời không quên đề nghị và cho biết: "Chúng tôi đề nghị chính quyền xem xét sự việc và trả lời chính thức cho chúng tôi. Nếu sự việc vẫn diễn ra theo đúng thông báo của xã Sơn Hải, chúng tôi khẳng định đây là một mưu đồ tiến hành khiêu khích bạo lực để đàn áp giáo dân tại giáo họ Văn Thai, giáo xứ Song Ngọc. Do đó, chúng tôi tuyên bố phản đối mọi kế hoạch nguy hiểm gây chia rẽ đồng bào lương giáo tại địa phương.

Chúng tôi yêu cầu chính quyền tuân thủ luật pháp và bảo vệ sự an toàn tính mạng và tài sản của công dân. Mọi hành động phản kháng của giáo dân trước bất kỳ khiêu khích nào, nếu có, chỉ nhằm để tự vệ, và chính quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại và tình trạng vô trật tự tại địa phương.

Chúng tôi cũng sẽ tố cáo trước công luận mọi mưu đồ khiêu khích và tiến hành đàn áp giáo dân thông qua việc tổ chức tụ họp hội cờ đỏ tại giáo họ và giáo xứ của chúng tôi". 

Kể ra thì đó là những yêu cầu hợp lý, đúng lẽ. Lời lẽ trong văn bản cũng tương đối nhẹ nhàng, không quá đao to búa lớn hay có một sự hằn học có tính thái quá nào! Đây cũng là một căn cứ dù chưa chính thức nhưng có dấu hiệu cho thấy vị Linh mục chống đối có tiếng tại Giáo phận Vinh này (cùng với Linh mục Đặng Hữu Nam, Chánh xứ Phú Yên) đang trở nên biết điều hơn. Và cách ứng xử như thế này rất cần thiết để đảm bảo rằng những cuộc ẩu đả giữa lương dân và giáo dân tại đây xảy ra trong nhiều tháng qua có được lối thoát thực sự! 

Trước đó, sau việc bức xúc trước những sai phạm cũng như lời lẽ rao giảng mang màu sắc chống đối của linh mục Thục. Rất đông lương dân tại đây đã có các hành vi tự phát như xông vào nhà giáo dân đập phá; tuyên bố sẽ xử lý Linh mục Thục nếu có các hoạt động tương tự... Dù Công an, chính quyền đã túc trực, ngăn cản không để xảy ra nhưng chính sự thiếu hợp tác từ Linh mục, bà con giáo dân nên những cố gắng đó vẫn không thể vãn hồi nổi tình hình an ninh, trật tự tại đây. 

Thậm chí một số động thái có tính gây hấn của Linh mục, giáo dân; việc Linh mục đoàn Giáo hạt Thuận Nghĩa liên tục có các công văn phản đối, quy kết Chính quyền, Công an đứng đằng sau bảo kê cho bạo lực càng làm cho tình hình trở nên xấu hơn! Trong bối cảnh đó, việc Linh mục Thục tiếp tục chỉ đạo giáo dân, huy động phương tiện tự ý ngăn dòng chảy tại khu vực sông Thái bất chấp sự phản đối của chính quyền, nhân dân trên địa bàn không khác gì "đổ thêm dầu vào lửa". Và từ dạo ấy, bạo lực dù đã được kiểm soát, hạn chế hơn những vẫn xảy ra! 

Và hi vọng rằng, sau những động thái có vẻ êm dịu hơn, biết điều hơn của Linh mục Thục trong văn thư nói trên. Tình hình mâu thuẫn lương - giáo tại đây sẽ có cơ lối thoát mới, bền vững và lâu dài hơn!

LUẬT SƯ HÀ HUY SƠN THỪA NHẬN BẤT LỰC VÌ CÁC NHÀ DÂN CHỦ QUÁ NGU VÀ NGẠO MẠN

Luật sư Hà Huy Sơn thừa nhận bất lực trong việc chạy tội cho các nhà zân chủ


Trong bài viết mới đây giải thích hiện tượng các nhà zân chủ lũ lượt kéo nhau nhập kho, trong đó có hiện tượng “bắt trùm”, luật sư Hà Huy Sơn xác lập một số nguyên nhân sau:

1- Các bạn dựng lên tổ chức, đặt ra tôn chỉ quá hoành tráng nhưng thực tế chỉ là hình thức. Khi bị bắt các bạn phải chịu trách nhiệm chung. Những tôn chỉ đó thành “gậy ông đập lưng ông”.

2- Một số coi Internet và máy tính như trợ lý của mình nhưng khi bị bắt chính người trợ lý này thành kẻ phản bội lại bạn.

3- Một số khác dựa vào Internet để hoạt động bí mật nên chủ quan. Nhưng khi bị phát hiện thì không thể đỡ được.

4- Không tìm hiểu pháp luật hiện hành ở mức cần thiết.

5- Thực hiện minh bạch ở môi trường ko minh bạch. Tự rắc lông ngỗng ...

Xem link

Trước hết, đối tượng được mô tả trên đây khả năng ông luật sư này nhắm đến vụ án Nguyễn Văn Đài và đồng bọn hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân, cho đến nay, ngoài Nguyễn Văn Đài và trợ lý Lê Thu Hà bị bắt đầu tiên, đã có thêm 7 anh chị trong nhóm này nối gót theo Đài, toàn trụ cột các vùng miền của tổ chức như Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức (30/7/2017), Nguyễn Trung Trực (4/8/2017), Nguyễn Văn Túc (1/9/2017) và mới đây nhất là Trần Thị Xuân. Dự rằng, con số vẫn chưa dừng lại khi một loạt các anh chị zân chủ tham gia nhóm này đang bị triệu tập như Nguyễn Vũ Bình chẳng hạn. Khi tuyên bố thành lập nhóm này ngày 23/4/2013, Nguyễn Văn Đài rất dõng dạc đưa ra mục tiêu “vận động xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ, công bằng và văn minh tại Việt Nam” (thực chất là vận động lật đổ chế độ hiện nay) và tuyên bố đứng ngoài vòng pháp luật Việt Nam, rằng đây là “một tổ chức được thành lập trên không gian mạng quốc tế, không có trụ sở tại Việt Nam. Do vậy BFD không chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, không cần đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam”.

Đúng như vậy, nó đã bất chấp công an, dư luận cảnh báo về việc tổ chức này do Hà Đông Xuyến, Ủy viên Trung ương Việt tân trực tiếp điều hành, Nguyễn Văn Đài và đám cầm đầu trong nước là “tay chân của Việt Tân”. Sau hơn 3 năm hoạt động, công an đã tích trữ “dồi dào chứng cứ” để “phá án” rồi.

Cũng có thể hàng loạt vụ án khác như vụ án Trần Anh Kim, Nguyễn Thanh Tùng hoạt động nhằm lật đổ chế độ, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga hay mới đây nhất là Phan Kim Khánh tuyên truyền chống Nhà nước…Mọi chứng cứ đều nằm sẵn trên mạng Internet và tài khoản facebook mà họ đang quản lý. Hà Huy Sơn chỉ còn biết tặc lưỡi rằng, họ coi thường pháp luật, không chịu đọc/hiểu quy định pháp luật hiện nay, lệ thuộc vào mạng Internet quá nhiều và chém gió quá to!

Chia sẻ với bình luận này của ông luật sư, một số zân chủ còn đang bình an cho rằng, có thể một số muốn bắt “vì có lợi cho phong trào” lập tức bị phản đối vì chẳng ai muốn đi “chăn kiến” trừ kẻ tâm thần. Số khác cho các zân chủ gia “ngây thơ”, “lãng mạn” xong lý do xác đáng nhất có lẽ thuộc về zân chủ Nam Nguyen “Chưa làm gì đã khoe mẽ to như con voi như mời ông đến bắt. Không khoe không ai biết, không ai cấp tiền, lấy chi nhậu, café đú đởn. Muôn kiếp thua cộng sản vì không biết cách làm chính trị”

Đa phần các zân chủ gia Việt là thành phần bất mãn, ô hợp, thấy đây là một nghề béo bở, chính quyền lâu nay buông lỏng xử lý kẻ phạm tội trên mạng Internet nên đua nhau “nở như sung rụng”. Không ngờ công an Việt Nam cứ lặng lẽ tích trữ “chứng cứ”, đến thời điểm chín muồi dẫn dắt họ kép đàn kéo lũ nhập kho.

Xong có vẻ như phê phán đám zân chủ ngu luật, thích nổ, nhưng chính ông luật sư nhân quyền này nổ chẳng kém cạnh gì. Một loạt stt trước đó, Hà Huy Sơn công khai kích động lật đổ chính thể khi gán ghép cho đây là chế độ “độc tài toàn trị” và “là nguồn gốc của mọi tội ác”, cho bất kỳ ai tiếp tay hay ủng hộ chế độ dù vô ý hay cố ý đều là “tội phạm”. Rõ ràng, là kẻ hiểu luật, nắm luật, và đang hành nghề luật sư nhưng Hà Huy Sơn xuyên tạc, vu cáo và kích động chống chế độ chính trị hiện hành.

Xem link

Với câu cú kiểu này, Hà Huy Sơn xứng đáng bị tước thẻ hành nghề theo Võ An Đôn và đáng được công an cho vào tầm ngắm điều tra, tích lũy chứng cứ. Phải chăng, đăng bài chửi đồng bọn, kể cả những kẻ đã “nhập kho” là “mốt” hiện nay của kẻ còn đang tại ngoại? Có lẽ lý do thực sự đằng sau việc “nói thật” của luật sư nhân quyền chuyên gia bào chữa cho các khách hàng zân chủ nhập kho rất nhộn nhịp thời gian vừa qua là để bao biện cho việc bị đám zân chủ nhao nhao chửi bới “làng luật sư toàn thua”, càng bào chữa thì án càng kịch khung, lỗi không phải tại “năng lực” của luật sư zân chủ mà tại chính đám zân chủ ngông cuồng, vô pháp, vô thiên lại quen đưa nhiều yêu sách nhưng lại thiển cận về chính trị, pháp luật.

Đã đến lúc đám zân chủ “vạch áo cho người xem lưng”. Từ từ rồi làng zân chủ và nhóm luật sư toàn thua sẽ có nhiều chuyện hay

Chuyện Báo chí: LẬP VĂN PHÒNG TRÁI PHÉP, GỬI THƯ NGỎ XIN TIỀN

Lập văn phòng trái phép, gửi thư ngỏ xin tiền

27/10/2017 20:42 GMT+7

TTO - Văn phòng đại diện chưa được thành lập thì một số cộng tác viên đã lập công ty, và dùng danh nghĩa văn phòng để kêu gọi đóng góp kinh phí hỗ trợ sinh viên nghèo, đóng tiền tại... công ty.

Văn phòng đại diện báo Pháp Luật Việt Nam tại Bình Thuận

Tối 27-10, ông Vũ Văn Tuấn, giám đốc Sở Thông tin - truyền thông Bình Thuận, cho biết đã gửi văn bản đến UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị xử lý theo thẩm quyền đối với Văn phòng đại diện báo Pháp Luật Việt Nam tại tỉnh này do chưa đủ thủ tục thành lập văn phòng theo quy định.

Trước đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo sở này làm rõ thư ngỏ "Chung tay hỗ trợ sinh viên nghèo đến trường" từ Công ty cổ phần truyền hình Pháp luật có địa chỉ trùng với nơi đặt văn phòng đại diện trên tại lầu 5 tòa nhà Viettel (đại lộ Hùng Vương, TP Phan Thiết).

Theo đó, thư ngỏ kêu gọi các lãnh đạo ở tỉnh, huyện tại Bình Thuận đóng góp kinh phí để hỗ trợ sinh viên nghèo. Khi có kinh phí hỗ trợ, truyền hình Pháp luật Việt Nam (trực thuộc báo Pháp Luật Việt Nam) sẽ triển khai thực hiện kể từ tháng 1-2018. Chương trình sẽ hỗ trợ từ 15 đến 20 triệu đồng/năm/sinh viên.

Đáng lưu ý, tên cơ quan ban hành thư ngỏ trên là Văn phòng đại diện báo Pháp Luật Việt Nam tại Bình Thuận nhưng nơi tiếp nhận số tiền hỗ trợ lại là Công ty cổ phần truyền hình Pháp luật cùng với số tài khoản ghi trong thư ngỏ.

Cuối thư ngỏ không ghi ngày tháng nhưng được đóng dấu pháp nhân từ Công ty cổ phần truyền hình Pháp luật cùng với chữ ký của phó giám đốc công ty tên Nguyễn Tất Minh.

Thư ngỏ "Chung tay hỗ trợ sinh viên nghèo đến trường"

Theo báo cáo từ Sở Thông tin - truyền thông Bình Thuận, vào ngày 21-7 báo Pháp Luật Việt Nam (trực thuộc Bộ Tư pháp) gửi văn bản đến Tỉnh ủy, UBND, Sở Thông tin - truyền thông, Sở Tư pháp, Tòa án nhân dân, Cục Thi hành án dân sự Bình Thuận để giới thiệu nhà báo Đỗ Quang Trưởng đến thường trú tại địa phương này kể từ tháng 8-2017. 

Do hồ sơ không đúng quy định nên ngày 2-8, tỉnh này đã gửi công văn phúc đáp, hướng dẫn báo bổ sung thêm các thủ tục cử phóng viên thường trú theo đúng quy định của Luật báo chí năm 2016. 

Trong khi tỉnh chưa nhận được phản hồi thì các cá nhân ở báo này đã tự ý mở văn phòng đại diện đặt tại tầng 5 tòa nhà Viettel (đại lộ Hùng Vương, TP Phan Thiết). Trong đó, phó phụ trách văn phòng là ông Nguyễn Tất Minh. 

Từ khi văn phòng đại diện này được thành lập, do nhận được nhiều phản hồi, thắc mắc của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành nên tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu ông Đỗ Quang Trưởng, trưởng đại diện của báo Pháp Luật Việt Nam tại Bình Thuận, thực hiện hoàn chỉnh thủ tục mở văn phòng đại diện.

Sau khi nhận thiếu sót chưa thực hiện đầy đủ hồ sơ mở văn phòng đại diện theo đúng yêu cầu vì tổng biên tập đi công tác nước ngoài, tại buổi làm việc chiều 18-10, ông Trưởng đã ký vào biên bản làm việc, đồng thời cam kết sẽ thực hiện các thủ tục để hoàn chỉnh hồ sơ chậm nhất là ngày 23-10. Sau thời hạn trên, nếu vẫn chưa có hồ sơ, ông Trưởng phải gỡ bảng và ngừng hoạt động văn phòng đại diện cho đến khi hồ sơ được chấp thuận. 

Thế nhưng, đến quá thời hạn trên, ông Trưởng không bổ sung hồ sơ cũng không gỡ biển hiệu, ngừng hoạt động văn phòng.

Về nội dung Công ty cổ phần truyền hình Pháp luật có quan hệ như thế nào với văn phòng đại diện báo Pháp Luật Việt Nam, ông Đỗ Quang Trưởng khẳng định với sở này rằng việc thành lập công ty là tự chủ trương của các cá nhân đang là cộng tác viên của văn phòng đại diện báo Pháp Luật Việt Nam tại Bình Thuận.

Ngoài ra, ông Trưởng cũng khẳng định việc gửi thư ngỏ và sử dụng danh nghĩa của văn phòng đại diện tại Bình Thuận là sai. Vì vậy, ông sẽ yêu cầu công ty này thu hồi các thư ngỏ đã phát hành và trả lại số tiền đã vận động (nếu có).

Về nội dung thư ngỏ, ông Tuấn cho biết đang chờ báo cáo từ đại diện của văn phòng trên và sẽ tham mưu UBND Bình Thuận cùng các sở khác để xử lý theo quy định.

* Trước đó, tại cuộc họp giao ban báo chí xuất bản tỉnh Đồng Nai vào ngày 5-10, lãnh đạo Sở Thông tin - truyền thông tỉnh này cũng cho biết đang làm rõ việc trên địa bàn tỉnh xuất hiện văn phòng đại diện báo Pháp Luật Việt Nam khi chưa được cấp phép.

Theo sở này, thực tế họ chỉ nhận được văn bản của báo Pháp Luật Việt Nam cử một phóng viên làm thường trú ở tỉnh này từ tháng 6-2017.

P.V