Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Vì sao quan chức hách dịch dân?

Vì sao quan chức hách dịch dân? 

ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) cho rằng, đạo đức công vụ của nhiều công chức còn hạn chế, nổi bật là không ý thức được mình là công bộc của dân. 

“Vì sao có tình trạng này? Theo tôi nguyên nhân khiến không ít quan chức vô cảm, quan liêu, hách dịch với dân là do họ ít phụ thuộc vào dân. Từ việc tuyển chọn, bổ nhiệm, đề bạt đến nâng lương, đánh giá, khen thưởng, công chức chỉ phụ thuộc vào cấp trên của mình. Công chức chỉ tiếp xúc với dân trong vai người đến xin việc này, việc kia cho nên dễ quên rằng chính những người đang có việc nhờ cậy họ giải quyết mới là những người đóng thuế trả lương cho mình, tức là ông bà chủ thực sự của mình”, bà Nguyễn Thị Kim Thúy phân tích.

Về giải pháp, ĐB Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An) cho rằng cần có chế tài mạnh, xử lý nghiêm khắc, khẩn trương đưa ra bộ quy tắc điều chỉnh hành vi tức là pháp lý hóa đạo đức công vụ, nghề nghiệp. “Các cơ quan Nhà nước cần mạnh tay đưa ra khỏi bộ máy những người mất đạo đức, hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực, làm ảnh hưởng xấu đến cơ quan, tổ chức”, ĐB Nguyễn Hữu Cầu kiến nghị. 

Theo ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy, một hạn chế khác của công chức là không thạo việc, trình độ thực chất không tương xứng với bằng cấp họ có. 

Do công chức không thạo việc nên thường khó giải quyết nhanh chóng việc cho dân, cũng ít khi tham mưu cho cấp trên những chủ trương tốt. 

“Chúng ta đã và đang cải cách hành chính, nhưng nếu người thực hiện cải cách không đủ tâm, đủ tài thì thủ tục đơn giản mấy cũng thành khó khăn, công nghệ hiện đại mấy cũng vô dụng”, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy nhấn mạnh.

VỀ TÂN ĐẠI SỨ MỸ TẠI VIỆT NAM

Trong thông cáo báo chí vào ngày 26 tháng 10 vừa qua, Thượng viện Mỹ đã xác nhận ông Daniel Kritenbrink chính thức được phê chuẩn làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Hoa Kỳ tại Việt Nam thay cho đại sứ Ted Osius.

Trước đó, ngày 27 tháng 7, ông Daniel Kritenbrink, người bang Nebraska đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử vào vị trí này.

Ông Kritenbrink là nhà ngoại giao chuyên nghiệp từng đảm nhiệm chức vụ phó đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh. Ông bắt đầu hoạt động ngoại giao từ năm 1994 và hiện làm cố vấn cao cấp của Bộ Ngoại giao về chính sách đối với Triều Tiên. Ông nói thành thạo tiếng Trung và tiếng Nhật, từng đảm nhiệm chức giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, và là cố vấn cao cấp về chính sách châu Á cho Tổng thống Barack Obama.

Ông Daniel Kritenbrink được đánh giá là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm xử lý các vấn đề liên quan tới châu Á, từng công tác tại phái đoàn ngoại giao Mỹ ở Tokyo (1994-1995), Sapporo (1995-1997), Kuwait (1997-1999), Tokyo (2000-2004) và Bắc Kinh (2005-2009).

Ông còn được biết đến là một người luôn tận tụy vì công việc, nỗ lực để tạo nên giá trị trong suốt cuộc đời mình. Đồng thời, với việc phụ trách một trong những vấn đề hóc búa nhất của đối ngoại Mỹ - chính sách đối với Triều Tiên - khiến Daniel Kritenbrink trở thành nhân vật đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhân sự Nhà Trắng khi ông được làm việc trực tiếp và tham vấn cho cựu Cố vấn An ninh quốc gia Susan Rice và cựu Tổng thống Obama trong các vấn đề liên quan tới châu Á..

Trọng trách quan trọng đặt ra đối với tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam được xác định là đảm bảo các hiệp định thương mại đã ký giữa hai nước được thực hiện, đồng thời hướng dẫn các cuộc đối thoại ngoại giao giữa hai quốc gia. Và ông Kritenbrink được kỳ vọng là sẽ thực hiện tốt những nhiệm vụ này.

Ông Daniel Kritenbrink sẽ thay thế người tiền nhiệm Ted Osius, người cho biết sẽ tiếp tục ở lại Việt Nam làm việc trong lĩnh vực giáo dục sau khi kết thúc nhiệm kỳ đại sứ. Rõ ràng các đại sứ đến rồi đi nhưng mối quan hệ hai nước thì vẫn còn đó và nó luôn cần được đặt vào tay những chuyên gia thượng thặng. Với khả năng, sự am hiểu của mình đại sứ Mỹ tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ Việt – Mỹ một cách toàn diện hơn nữa trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ an ninh, quốc phòng đến kinh tế giữa hai nước.

Liên quan đến việc phê chuẩn vị đại sứ mới này, đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau đánh giá về chính sách, chiến lược ngoại giao mới trong quan hệ Việt – Mỹ. Đa phần cho rằng, việc lựa chọn một nhà ngoại giao có hiểu biết sâu rộng về các vấn đề ở Châu Á làm đại sứ tại Việt Nam được xem như động thái tích cực của chính quyền Mỹ trong giải quyết các vấn đề liên quan đến cán cân quyền lực của Mỹ tại Châu Á. Tuy nhiên, thực hư như thế nào thì chúng ta sẽ còn phải chờ xem trong thời gian tới, vì hiện nay thời điểm tân đại sứ Mỹ chính thức sang nhận công tác tại Việt Nam vẫn chưa được xác định chính xác.

Riêng đối với đám rận chủ, khi nhắc đến Mỹ thì chúng luôn chờ đợi những sự can thiệp từ phía Mỹ đối với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Vị tân đại sứ này cũng không phải là một ngoại lệ, chắc chắn đám rận chủ đang rất nóng lòng nghe ngóng, tìm hiểu xem liệu ông Daniel Kritenbrink sẽ can thiệp thế nào đối với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Vị đại sứ đương nhiệm Ted Osius trong nhiệm kỳ của mình, đã có nhiều hành động can thiệp quá mức, những phát ngôn thể hiện sự thiếu hiểu biết về pháp luật cũng như quy chụp vấn đề nhân quyền của Việt Nam. Đám rận chủ chờ đợi một đại sứ mới ít nhất cũng được như ông Ted Osius, và hơn nữa thì càng tốt.

Nhưng có lẽ ở thời điểm hiện tại, đám rận chủ sẽ lo nhiều hơn là mừng. Bởi vì, ông Daniel Kritenbrink, nhà ngoại giao được chính tổng thống Donald Trump với phương châm “American first” đề cử, chắn hẳn sẽ nằm ngoài kỳ vọng của đám rận chủ. Sẽ khó có chuyện một người như tổng thống Donald Trump hay thuộc cấp của mình dành thời gian để cổ vũ cho đám dân chủ rởm tiến hành những hoạt động mà không đem lại lợi ích lớn cho nước Mỹ. Đám rận chủ giờ đây ngoài việc tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật sẽ lại tiếp tục quay sang bấu víu vào các vị dân biểu “thích thể hiện” để lấy cái danh mà chúng gọi là tiếng nói của cộng đồng quốc tế nhằm mục đích chống phá Việt Nam.

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

CHUYỆN ĐƯA TIN THẰNG NGÁO CHÉM GƯƠNG Ô TÔ Ở SÀI GÒN

Việc truyền tải thông tin của báo mạng về thằng ngáo đá chém gương chiếu hậu ô tô.

Trong lúc cần lao rảnh háng An Nam đang hóng hớt dõi theo sự vụ anh Khải Tơ bị bóc phốt nhập lụa Trung Hoa về Việt Nam làm lại giấy khai sinh bán với giá cắt cổ cho đồng bào thì tại đất Phương Nam xuất hiện clip một đại hiệp mặt lìn tuổi thìn, tên là Long, với bộ quần áo đen như bị nhúng vào thùng phân. Anh hiên ngang cưỡi chiếc xe tay ga đời cũ với tốc độ xé gió 100km/tuần, dép LV Chợ Lớn 15k/2 đôi, tay cầm bảo đao rỉ sét lạnh lùng chém bất cứ thứ gì lòi ra từ ô tô người khác. Xem clip của anh triển võ giữa Sài Gòn đô hội mà như chốn không người làm Anh Ba bàng hoàng rất.

Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về hoạt động tội phạm và đấu tranh chống tội phạm, khi xem clip thấy địa bàn tung hoành của kẻ thủ ác là Phường 27, quận Bình Thạnh Anh Ba đã phán ngay thằng ngáo đá này sẽ bị thó cổ trong vòng 3 nốt nhạc. Sự tinh nhuệ của lực lượng trinh sát hình sự Bình Thạnh nói chung và sự năng nổ của ban chỉ huy công an Phường 27 nói riêng bao nhiêu năm qua Anh Ba không lạ gì, hội này toàn bạn nhậu của Anh Ba. Mấy vụ ầm ĩ này trừ khi thằng thủ phạm là người hành tinh khác, gây án xong chui vào bồn cầu giật nước trôi cmn mất thì mới thoát khỏi ngày đền tội chứ có mà chạy đằng giời hả con. Mày ăn gì ngu thế hả thằng mất dạy. Gây án ở đâu không gây, lại gây ở Bình Thạnh của Anh Ba

Đúng như phán đoán của Thầy Ba Sài Gòn, hơn 6 giờ chiều cùng ngày (28/10), Nguyễn Đình Long đã bị thó cổ, tra tay vào còng và được các trinh sát dắt về bốt phục vụ điều tra. Rồng nay sẽ lộn trong tù vài năm, chuỗi ngày đếm kiến và ngừng quang hợp trong tương lai hứa hẹn sẽ giúp anh luyện thêm vài chiêu tuyệt kĩ nữa.

Hết chuyện Long mặt lìn.

Giờ đến đám lều báo mất nết ngồi máy lạnh đưa tin.

Như Anh Ba đã nói ở trên, tất cả sự việc diễn tiến trong ngày 28/10 là rất nhanh. Việc triển khai các lực lượng phương tiện của công an phường và công an quận khá nhịp nhàng và kịp thời bắt nhanh, bắt gọn đối tượng “Hắc bào nhất kiếm” không để nhân dân hoang mang khi lái ô tô ra đường. Tất nhiên, bọn mồm dọc khí hư trên Internet vẫn ra rả bài ca cũ rích “Công an ăn thuế của dân thì phải làm, ơ kìa”, “Công an thì phải bắt tội phạm chứ kêu gì”. Với loại này, Anh Ba cho chúng mày bảo toàn quyền ngu. Không đủ sức thông não cho chúng nó nữa. Nay Anh Ba bàn về đám lều báo

Để có được chiến công chớp nhoáng đó là sự cố gắng và trách nhiệm cao của lực lượng tham gia vây bắt vậy mà trên một số tờ báo mạng không hiểu lấy thông tin ở đâu mà dám nói rằng: Công an quận Bình Thạnh xác nhận “Nghi can này đã ra TRÌNH DIỆN tại công an phường 27”.


Các anh kền kền thân mến, một câu viết láo của các anh đã xoá hết bao công lao, bao cố gắng của lực lượng công an – tất nhiên khi triển khai thực hiện nhiệm vụ của mình, các anh em công an bạn tôi cũng chả cần các anh phải ca tụng nhưng viết cái gì thì phải viết cho đúng. Việc phơi mặt cả ngày ngoài đường truy bắt tội phạm nó khác với việc ngồi ở đồn tự nhiên thằng Long mặt lìn kia nó đến trình diện, điều này đến trẻ con cũng hình dung được – sao nỡ lòng nào các anh phủ sạch công lao của anh em công an? Các anh có thù với sự thật à? Miệng đời sao quá điêu ngoa?
Ngồi phòng lạnh xào tin mất dạy Anh Ba vả chết cụ chúng mày bây giờ.

Đến thời điểm này, vụ việc được công an quận Bình Thạnh thông tin DUY NHẤT cho báo Tuổi trẻ và đến giờ báo Tuổi trẻ là đơn vị đăng tin chính xác nhất, cụ thể nhất về việc bắt giữ đối tượng trên. Các anh chị tìm hiểu về vụ việc này thì nên đọc trên báo Tuổi trẻ.

Khi đưa tin về tiêu cực trong lực lượng Công an thì các anh hả hê miêu tả không sót một dấu chấm, dấu phẩy nhưng khi họ có chiến công thì các anh bẻ bút theo hướng tội phạm nó tự mò đến nộp mạng chứ công an có làm gì đâu? Các anh làm cho nhân dân ác cảm với lực lượng bảo vệ pháp luật, làm cho nhân dân hoang mang với tình hình an ninh, trật tự thì động cơ cào phím của các anh là gì? Trong sáng hay không? Hỏi là đã trả lời.

Thi khối C tổng 3 môn 9 điểm nếu có dốt cũng chỉ dốt môn toán thôi chứ ai đời lại dốt cả môn đạo đức thế kia?

Ảnh minh hoạ: Long mặt lìn và một trong số các bài báo sai sự thật.

https://www.facebook.com/mrquockhanh7979/posts/902015283292780

BÁO CHÍ TIẾP TAY CHO PHẢN ĐỘNG

Báo kiểu gì mà chép lại nguyên văn bài viết xuyên tạc, bịa đặt, cực kỳ phản động của trang mạng "Đại Kỷ Nguyên" về tình hình Triều Tiên như đúng rồi.

Ban Biên Tập, Ban Thư ký Tòa soạn, và ngay cả Phóng viên cũng không hiểu, hay không biết, trang Đại Kỷ Nguyên là trang của tổ chức phản động Pháp Luân Công ?

Liệu quý báo có biết rằng, đăng bài viết trên là tiếp tay cho Pháp Luân Công?

Một bài báo xuyên tạc như vậy đưa lên trang báo được cấp phép sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ ngoại giao giữa 2 nước, đặc biệt là trong thời kỳ nhạy cảm này. Điều đó cũng làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Tôi không hiểu trình độ biên tập của báo này như thế nào nữa.

Mời xem hình ảnh chụp từ màn hình:

Đề nghị anh Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ 4T có ý kiến.

BỨC TRANH BIÊN CHẾ HIỆN NAY

(Tổ Quốc) -Sáng nay, 30/10, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14 sẽ dành 1 ngày để thảo luận về thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.

Bộ máy Chính phủ còn 30 cơ quan, giảm số vụ, tăng số Tổng cục, cục

Báo cáo số 392 của Chính phủ cho hay, trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ Chính phủ 2011 - 2016, còn 16 vấn đề chồng chéo, giao thoa, đan xen; 2 vấn đề còn bỏ trống; 4 vấn đề cần tăng cường phối hợp.

Đến nay, qua rà soát, tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương đã xác định 3 vấn đề còn có sự giao thoa và 9 vấn đề cần có sự phân công, phối hợp quản lý giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Các vấn đề giao thoa này sẽ được Chính phủ tập trung chỉ đạo để khắc phục trong quá trình hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ trong nhiệm kỳ 2016-2021.

Bộ máy hành chính trước áp lực phải tinh giản biên chế. Ảnh minh họa: Nam Nguyễn

Về kết quả sắp xếp, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, báo cáo cho biết, Chính phủ nhiệm kỳ 2007-2011 có 30 cơ quan, gồm: 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ; 8 cơ quan thuộc Chính phủ.

Tổ chức bộ máy của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 được giữ ổn định như Chính phủ nhiệm kỳ 2007-2011.

Theo báo cáo, qua sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của Bộ, tổ chức chỉ thực hiện chức năng tham mưu (vụ) có xu hướng giảm, tổ chức quản lý chuyên ngành vừa thực hiện chức năng tham mưu, vừa tổ chức thực thi (tổng cục, cục) theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có xu hướng tăng là cần thiết và hợp lý trước yêu cầu đòi hỏi quản lý chuyên sâu đối với ngành, lĩnh vực; góp phần nâng cao tính ổn định của hệ thống tổ chức hành chính nhà nước; tạo điều kiện để mở rộng hơn quy mô tổ chức các Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; giúp các Bộ, cơ quan ngang Bộ tập trung nhiều hơn vào quản lý vĩ mô, phối hợp giải quyết đồng bộ các vấn đề liên ngành có hiệu quả hơn.

Về số phòng trong vụ thuộc Bộ, báo cáo cho biết, qua 11 Nghị định đã được Chính phủ ban hành trong nhiệm kỳ 2016 - 2021 (tính đến thời điểm 31/5/2017), số lượng phòng trong vụ thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ đã giảm 26 phòng so với nhiệm kỳ Chính phủ 2011 – 2016.

Số lượng tổ chức hành chính cấp tỉnh, huyện tăng

Báo cáo lý giải, số lượng tổ chức hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện tăng trong giai đoạn 2011-2016 chủ yếu do thành lập mới các cơ quan chuyên môn đặc thù trên cơ sở đáp ứng tiêu chí, điều kiện và tăng đơn vị hành chính cấp huyện.

Ngoài các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện nêu trên, ở cấp tỉnh còn có một số tổ chức hành chính khác được thành lập theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gồm: Văn phòng Đoàn Đại biểu quốc hội và HĐND, đến cuối nhiệm kỳ 2011-2016 của Chính phủ, được tách thành 2 Văn phòng: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội (thành lập năm 2015 theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội năm 2014) và Văn phòng HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (thành lập năm 2016 theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015); 64 Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu trực thuộc UBND cấp tỉnh; Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh (nay chuyển về Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương).

Số lượng cấp phó vượt do nguyên nhân khách quan

Về số lượng cấp phó, cơ bản số lượng cấp phó tại các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong một số thời điểm tại một số tổ chức, số lượng cấp phó có vượt so với quy định, nhưng chủ yếu là do nguyên nhân khách quan trong việc sắp xếp tổ chức quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và yêu cầu của công tác cán bộ và được các Bộ, ngành, địa phương xây dựng phương án, lộ trình giảm dần về số lượng theo quy định.

Qua việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh cho thấy, do số lượng đầu mối tổ chức bên trong của các cơ quan này tăng khi biên chế cơ bản giữ ổn định và thực hiện chính sách tinh giản biên chế nên số lượng công chức giữ vị trí lãnh đạo quản lý từ cấp phó phòng trở lên trong các tổ chức hành chính cao, dẫn đến mất cân đối giữa số lượng người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý và số công chức tham mưu.

11 địa phương vượt biên chế

Báo cáo cho biết, tổng số các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập đến nay khoảng 86.000, trong đó có 1.109 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ; 55.105 thuộc địa phương

Tới thời điểm 2016 có 30.219 đơn vị sự nghiệp công lập được giao tự chủ tài chính.

Hiện còn 11 địa phương sử dụng vượt 7.951 biên chế so với số biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao.

Ngoài ra, tính đến 30/11/2016, các Bộ, ngành, địa phương ký lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp là 19.900 người (18 Bộ, ngành 10.218 người; 46 địa phương 9.682 người).

Từ năm 2014 đến nay, biên chế tại các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước ở Trung ương được giữ ổn định là: 686 biên chế.

Hơn 1,2 triệu cán bộ xã, thôn, tổ dân phố

Tính đến tháng 12/2016, số cán bộ, công chức cấp xã và số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố hưởng lương từ ngân sách nhà nước là 1.272.807 người.

Trong đó, cán bộ, công chức cấp xã 234.227 người; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã 200.923 người; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố 837.657 người.

Về quỹ lương và phụ cấp, tổng quỹ lương của cán bộ, công chức cấp xã và thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (đã bao gồm BHXH và tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng) là 32.404,788 tỷ đồng/năm.

Hơn 2 triệu người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập

Về số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, báo cáo cho biết, tổng số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ, ngành, địa phương được giao năm 2016 là 2.093.313 người (tăng so với năm 2011 là 121.736 người).

Trong đó, ở Trung ương là 201.901 người; địa phương là 1.891.412 người.

Số viên chức có mặt tại thời điểm 31/12/2016 là 2.102.477 người. Trong đó ở Trung ương là 226.344 người; địa phương là 1.876.133 người.

Hiện nay, các Bộ, ngành, địa phương còn tự hợp đồng làm chuyên môn nghiệp vụ, cụ thể tính đến 30/11/2016 tổng hợp từ 64 bộ, ngành, địa phương có 144.914 người (18 Bộ, ngành: 21.436 người; 46 địa phương: 123.478 người).

Báo Điện tử Tổ Quốc sẽ gửi tới bạn đọc thông tin sớm nhất về các phiên thảo luận của Quốc hội về chủ đề đang được quan tâm này ngày hôm nay./.

Thái Linh

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

LM NGUYỄN NGỌC NAM PHONG QUẬT MỒ NGƯỜI CHẾT Ở THÁI LAN ĐỂ LỪA DỐI DƯ LUẬN

KhanhKim@

Mấy hôm nay, trên facebook cá nhân linh mục Dòng chúa cứu thế Thái Hà Nguyễn Ngọc Nam Phong đăng hình ảnh người chết được cho là do mưa lũ lịch sử 10/2017 vừa qua, rồi giật tít "Ai là người phải chịu trách nhiệm cho những cái chết đau thương này"? Gã linh mục lòng lang dạ sói còn viết "Năm nào cũng mưa lụt, người chết chứng tỏ Đảng và Nhà nước không lo được cho dân, chính quyền yếu kém". 

Đọc được những dòng Stt với những cứ liệu xuyên tạc để bôi nhọ chế độ, người ta nhận rõ sự đê tiện, độc ác tới mất nhân tính của gã linh mục giẻ rách này.

Hóa ra cái ác vẫn tồn tại ngay trong não trạng của những kẻ được giáo dân gọi là linh mục, là cha bề trên.

Ai đó đã đúng khi nói "chiếc áo không làm nên thầy tu". Chiếc áo choàng chủ chăn mà Nguyễn Ngọc Nam Phong khoác lên mình, dù cố gắng nhưng cũng không đủ để che đậy dã tâm độc địa, vốn dĩ đã tồn tại tận trong nhân tế bào của gã.

Người chết trong một trận lũ lụt tận Thái Lan vào năm 2015 vẫn được Nguyễn Ngọc Nam Phong quật mồ dựng dậy, gán cho cái hộ khẩu Việt Nam, và được kết luận do "đảng và nhà nước" không lo được chọ họ. 

Nick FB Ngô Thanh Tú đã comment với giọng điệu đầy mỉa mai: "Cha ơi! Hình này ở Thái Lan hồi năm ngoái, ko phải ở VN đâu ạ". 

Liệu linh cẩu Nguyễn Ngọc Nam Phong có còn biết ngượng khi đọc được dòng comment trên?

Thực tế, không phải gã không biết, nhưng có lẽ trong cơn khốn cùng, muốn tìm mọi cách để nói xấu chính quyền, nên y đã buộc phải dùng tấm ảnh đó với hi vọng lừa dối được dư luận. Nhưng gã đã lầm, người dân không ngu như đám con chiên bị gã dắt mũi, vì thế bộ mặt tởm lợm, lừa dân dối chúa đã bị phơi bày.

Thật không thể ngờ được rằng, một kẻ khoác áo chủ chăn, hàng ngày rao giảng đạo đức lại có thể táng tận lương tâm đến mức lôi cả xác chết của những nạn nhân thiên tai để phục cho mưu đồ chính trị bẩn tưởi như vậy.

Nhân nào quả nấy, "gieo gió ắt gặt bão", sẽ đến lúc Nguyễn Ngọc Nam Phong bị chính loài kền kền rỉa xác.

BỘ MÁY CỒNG KỀNH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CHÍNH PHỦ

Bộ máy cồng kềnh dưới góc nhìn của Chính phủ

Chính phủ xác nhận trong một số thời điểm tại một số tổ chức, số lượng cấp phó có vượt so với quy định...

Hiện có 11 địa phương sử dụng vượt 7.951 biên chế so với số biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao


Tổ chức bộ máy vẫn còn cồng kềnh, tổ chức bộ máy của Chính phủ tuy giữ ổn định nhưng tăng về đầu mối tổ chức bên trong của bộ, cơ quan ngang bộ, nhiều tầng nấc trung gian...

Đây là nhận định của Chính phủ tại báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016, phục vụ cho phiên giám sát tối cao của Quốc hội về nội dung này, trong cả ngày 30/10.

Áp lực tăng biên chế

Nhận xét chung từ Chính phủ là chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trên một số lĩnh vực tuy đã giảm chồng chéo nhưng vẫn còn giao thoa. Việc chuyển giao một số nhiệm vụ từ cơ quan hành chính nhà nước cho các tổ chức xã hội còn hạn chế. Thực tế cho thấy trong quá trình hoàn thiện các văn bản pháp luật chuyên ngành, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước thời gian qua không giảm, gây áp lực cho việc tăng tổ chức, biên chế.

Chính phủ cũng đánh giá, thẩm quyền, trách nhiệm của cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu chưa rõ; phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương trên một số ngành, lĩnh vực chưa phù hợp (biên chế, đầu tư, đất đai...).

Giữa Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện việc đẩy mạnh phân cấp nhưng thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực này.

Cụ thể, theo báo cáo, đầu nhiệm kỳ 2011-2016, Chính phủ rà soát chức năng, nhiệm vụ các cơ quan, bộ ngành có 22 vấn đề tồn tại, trong đó 16 vấn đề là chồng chéo, giao thoa, đan xen, 2 vấn đề còn bỏ trống, 4 vấn đề cần tăng cường phối hợp.

Đến nay đã khắc phục nhiều điểm nhưng vẫn còn 3 vấn đề có sự giao thoa, 9 vấn đề cần có sự phân công, phối hợp quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổ chức bộ máy của Chính phủ hiện tại được giữ ổn định như 2 nhiệm kỳ qua, gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ.

Ngoài ra, hiện có một số tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, gồm: Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, Hội đồng cạnh tranh quốc gia, Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương (đã đưa về Ban Nội chính Trung ương), các Ban Chỉ đạo hoạt động theo hình thức tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó thủ tướng Chính phủ đứng đầu, trong đó quy định về Văn phòng giúp việc Ban Chỉ đạo có biên chế công chức chuyên trách.

Chính phủ nhận định, qua sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của bộ, tổ chức chỉ thực hiện chức năng tham mưu (vụ) có xu hướng giảm, tổ chức quản lý chuyên ngành vừa thực hiện chức năng tham mưu, vừa tổ chức thực thi (tổng cục, cục) theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có xu hướng tăng.

Việc này được Chính phủ đánh giá là cần thiết và hợp lý trước yêu cầu đòi hỏi quản lý chuyên sâu đối với ngành, lĩnh vực góp phần nâng cao tính ổn định của hệ thống tổ chức hành chính nhà nước. Cũng tạo điều kiện để mở rộng hơn quy mô tổ chức các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; giúp các bộ, cơ quan ngang bộ tập trung nhiều hơn vào quản lý vĩ mô, phối hợp giải quyết đồng bộ các vấn đề liên ngành có hiệu quả hơn.

Vẫn "lạm phát" cấp phó 

Về số lượng cấp phó, khái quát chung là các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, theo thống kê, số lượng thứ trưởng tính đến hết năm 2016 dù có giảm nhưng cũng vẫn vượt hạn định 1 bộ có không quá 4 thứ trưởng (mức trung bình vẫn là 4,82 thứ trưởng/bộ). Số lượng phó tổng cục trưởng, phó giám đốc sở cũng tương tự…

Báo cáo của Chính phủ cũng xác nhận việc trong một số thời điểm tại một số tổ chức, số lượng cấp phó có vượt so với quy định, chủ yếu là do nguyên nhân khách quan trong việc sắp xếp tổ chức quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và yêu cầu của công tác cán bộ. Các bộ, ngành, địa phương cũng đã xây dựng phương án, lộ trình giảm dần về số lượng theo quy định.

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân - người ký báo cáo gửi Quốc hội - giải thích do số lượng đầu mối tổ chức bên trong của các cơ quan tăng khi biên chế cơ bản giữ ổn định và thực hiện chính sách tinh giản biên chế nên số lượng công chức giữ vị trí lãnh đạo quản lý từ cấp phó phòng trở lên trong các tổ chức hành chính cao, dẫn đến mất cân đối giữa số lượng người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý và số công chức tham mưu.

Cụ thể, tính đến thời điểm 31/12/2016, còn một số tổ chức có số lượng cấp phó vượt so với quy định, như: Bộ Giao thông Vận tải có Cục Quản lý xây dựng đường bộ (4 phó), Cục Quản lý đường bộ cao tốc (4 phó); Bộ Công Thương có Cục Công nghiệp địa phương, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Quản lý thị trường (4 phó); Bộ Tài chính có một số vụ, đơn vị thuộc Bộ có số lượng Phó vụ trưởng vượt quá quy định (Vụ Pháp chế: 5, một số vụ, đơn vị khác: 4).

Số lượng phó giám đốc sở hoặc tương đương, phó phòng cấp huyện ở một số địa phương vượt quá quy định của Chính phủ, như: Hải Dương, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Thừa Thiên Huế, Bạc Liêu...

Liên quan đến biên chế, vấn đề được nêu nhiều lần tại nghị trường, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thông tin, hiện có 11 địa phương sử dụng vượt 7.951 biên chế so với số biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao (như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Quảng Ninh…). Ngoài ra, còn 19.900 người là lao động hợp đồng cho 18 bộ ngành, 46 địa phương sử dụng.

Đáng chú ý, báo cáo cho biết có gần 1,3 triệu cán bộ, công chức cấp xã và số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Theo đó, riêng quỹ lương và phụ cấp dành để chi cho nhóm đối tượng này là 32.000 tỷ đồng/năm.

Số tiền lương để chi trả cho gần 270.000 biên chế công chức thuộc khối Chính phủ quản lý không thể hiện trong báo cáo. Chính phủ chỉ nêu, giai đoạn 2007-2017, nhà nước đã 7 lần điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở) từ 450.000 đồng lên 1.210.000 đồng/tháng, tăng thêm 268,9%, cao hơn chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố. Hiện, lương cơ sở áp dụng từ 1/7/2017 là 1.300.000 đồng/tháng.

Số lượng biên chế công chức được khẳng định là giảm 3.000 người trong giai đoạn từ 2011 đến hết 2016 nhưng biên chế viên chức tại các đơn vị sự nghiệp lại tăng thêm gần 123.000 người.